You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA NGỮ VĂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày 02 tháng 8 năm 2021

QUI ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI TẬP LỚN
 
I.        Quy định về nội dung
1. Mở đầu: Làm rõ ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ của chủ đề.
2. Giải quyết vấn đề: Giải quyết các nhiệm vụ của chủ đề (có thể chia thành
các chương hoặc các mục lớn; mỗi chương hoặc mục lớn giải quyết một nhiệm
vụ cụ thể).
3. Kết luận: Chốt lại được các nội dung đã giải quyết, đồng thời có thể gợi ra
các hướng mở, các liên hệ cho các nghiên cứu khác.
4. Tài liệu tham khảo đảm bảo phù hợp vấn đề, đủ bao quát và xử lí vấn đề.
II.  Quy định về hình thức trình bày
1. Tiểu luận phải được đánh máy, font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14,
dãn dòng 1.3; lề trái 2,5cm; lề trên 2,5cm; lề dưới 2,5cm và lề phải: 2cm; đánh
số thứ tự trang ở chính giữa, cuối mỗi trang; có tổng độ dài 10 - 20 trang (tùy
thầy cô quy định).
2. Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng thống nhất theo
ma trận: 1.; 1.1.; 1.1.1.; …
3. Chú thích ngay dưới mỗi trang, sử dụng footnote, không làm thủ công.
4. Thư mục tài liệu tham khảo: 
- Tài liệu tham khảo xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga,
Trung, …).
- Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo tên tác giả (tác giả là người nước
ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ; tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC
theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam,
không đảo tên lên trước họ; tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC
mẫu tự đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Viện Thông
tin Khoa học xã hội xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B …).
- Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành, năm xuất bản, tên sách, luận án hoặc báo
1
cáo (in nghiêng, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi xuất bản. Ví dụ: Nguyễn Văn
Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
- Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… ghi đầy
đủ các thông tin sau: tên các tác giả, năm công bố (đặt trong ngoặc đơn), tên bài
báo (đặt trong ngoặc kép), tên tạp chí (in nghiêng), số, trang. Ví dụ: Nguyễn
Cảnh Huệ (2004), “Vài nét về quan hệ Việt Nam – Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử, số 3, tr. 35-42.
- Tài liệu tham khảo trên internet: phải ghi đầy đủ các thông tin: tác giả, năm
công bố, tên bài viết, địa chỉ trang web, ngày truy cập. Ví dụ: Bùi Thanh Tuấn
(2021), ASEAN với khủng hoảng chính trị tại Mianma, trên trang
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/3603-asean-voi-khung-
hoang-chinh-tri-tai-mianma.html (truy cập ngày 28/7/2021).
5. Khi nộp bài phải đính kèm minh chứng đã quét Turnitin.
6. Bài được trình bày theo thứ tự sau: trang bìa, trang xác nhận turnitin, mục
lục (không đánh số trang), chính văn (mở đầu, giải quyết vấn đề, kết luận), tài
liệu tham khảo.
7. Quy định trình bày cho trang bìa.
 Mẫu trang bìa:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
 

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: ………
    

 TÊN CHỦ ĐỀ

Sinh viên thực hiện:


Lớp:

Hà Nội, tháng … năm …

You might also like