You are on page 1of 59

CHƯƠNG III

GIA CÔNG KIM LOẠI BẰNG ÁP LỰC


NỘI DUNG CHÍNH

3.1 : KHÁI NIỆM CHUNG

3.2 : SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI

3.3 : GIA CÔNG CÁN

3.4 : GIA CÔNG KÉO

3.5 : GIA CÔNG ÉP

3.6 : MỘT SỐ DẠNG GIA CÔNG ÁP LỰC KHÁC


3.1 KHÁI NIỆM CHUNG

3.1.1 Khái niệm

Gia công kim loại bằng áp lực là dựa vào tính


dẻo của kim loại, dùng ngoại lực của thiết bị làm
cho kim loại biến dạng theo hình dạng yêu cầu.
Kim loại vẫn giữ được tính nguyên vẹn, không bị
phá hủy.
3.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Đặc điểm:
- Là phương pháp gia công không phoi, ít hao tổn kim loại, có
năng suất cao.
- Làm biến dạng kim loại ở thể rắn  độ mịn chặt của kim
loại tăng, cơ tính tăng.
- Độ chính xác cao hơn đúc: Một số sản phẩm không cần qua
gia công cơ khí (VD: Dập bình xăng xe máy  đưa vào sử
dụng ngay).
- Dễ cơ khí hóa và tự động hóa.
3.1.2 Những dạng cơ bản của gia công áp lực
a. Các quá trình biến dạng khối

Được đặc trưng bởi những biến dạng đáng kể hình dáng thể tích, và
tỷ số diện tích bề mặt/thể tích của chi tiết là tương đối nhỏ. Các quá
trình biến dạng khối cơ bản bao gồm: Cán, rèn, ép, kéo.

+ Cán (rolling): hai trục cán hình trụ


quay ngược chiều nhau gây ra biến
dạng, độ dày của phôi bị giảm xuống
bởi lực ép của hai trục cán.
+ Rèn (Forging):
- Rèn tự do: Là phương pháp biến dạng kim
loại dưới tác dụng lực dập của búa hoặc lực
ép của máy, quá trình biến dạng tự do của
kim loại không bị hạn chế trong khuôn khổ
nhất định
- Rèn khuôn: Chi tiết gia công được nén biến
dạng trong lòng khuôn giữa 2 phần đối diện
nhau sao cho các hình dáng khuôn được in
trên chi tiết gia công.
+ Ép (extrusion): Là một quá trình
gia công nén mà trong đó kim loại
gia công bị buộc phải biến dạng
qua một lỗ khuôn, nhờ đó sản
phẩm có được hình dáng và kích
thước của lỗ khuôn.
+ Kéo (drawing): Trong quá
trình gia công áp lực này,
đường kính của sản phẩm
(dây hình tròn hoặc thanh
dẹt) được tạo ra khi kim loại
bị kéo qua một lỗ hở của
khuôn.
b. Gia công biến dạng tấm

Là các quá trình gia công áp lực kim loại dạng tấm mỏng, dải kim
loại và cuộn kim loại. Đặc trưng cơ bản là tỷ số diện tích bề
mặt/thể tích của nguyên liệu lớn.

+ Gia công dập (pressworking): là thuật ngữ thường được áp


dụng cho các quá trình gia công kim loại tấm vì các máy được
sử dụng để thực hiện các quá trình là những máy ép. Một chi tiết
được sản xuất trong quá trình gia công kim loại tấm được gọi là
một tấm dập.
+ Uốn (bending): Uốn liên quan đến
biến dạng của một tấm hoặc một
phiến kim loại tạo ra một góc dọc
theo một trục thẳng.

+ Dập giãn (drawing): Là quá


trình tác dụng lực lên một tấm kim
loại phẳng trong một khuôn làm
biến dạng (giãn) kim loại. Dụng cụ
kẹp (blankholder) được sử dụng để
ấn giữ tấm kim loại trong khi chày
dập đẩy kim loại tấm vào khuôn.
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI

3.2.1 Khái niệm

Dưới tác dụng của ngoại lực, kim loại


sẽ bị biến dạng, sự biến dạng của kim
loại phụ thuộc vào ngoại lực được cho
dưới biểu đồ hình dưới, trong gia công
áp lực vùng biến dạng dẻo là mối quan
tâm cơ bản.

Biến dạng đàn hồi: Là biến dạng được hình thành khi có lực tác
dụng, nếu thôi tác dụng thì biến dạng sẽ mất đi và kim loại trở về
trạng thái ban đầu (OA).
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI

Biến dạng dẻo: Là biến dạng hình thành


khi có ngoại lực tác dụng nhưng bd vẫn
tồn tại khi thôi tác dụng hay còn gọi là
biến dạng vĩnh cửu (Ac).

Biến dạng phá hủy: Nếu ngoại lực tác


dụng vượt quá giới hạn bền của vật liệu
thì đến lúc đó lực tác dụng không cần
tăng nữa, biến dạng vẫn tiếp diễn và dẫn
đến phá hủy kim loại (cd).
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
Để có biến dạng dẻo thì ứng suất do ngoại lực tác dụng phải lớn hơn giới hạn chảy của kim
loại. Thực chất của biến dạng dẻo trong đơn tinh thể được thực hiện bằng sự trượt và song
tinh.
- Sự trượt là sự dịch chuyển song song tương đồi của một bộ phận mạng tinh thể này so
với một bộ phận mạng tinh thể còn lại trên một mặt kết tinh nhất định (gọi là mặt trượt)
theo một hướng nhất định. Sau khi trượt làm cho khoảng cách giữa các nguyên tử một
mặt đối với mặt khác là một bội số nguyên của thông số mạng.
- Song tinh là sự dịch chuyển tương đối của hàng loạt các mặt nguyên tử này so với các
mặt khác. Kết quả của sự dịch chuyển là sự đối xứng giữa hai phần qua một mặt nguyên
tử (gọi là mặt song tinh), nhưng các nguyên tử dịch đi một đoạn không bằng một bội số
nguyên của thông số mạng.
Biến dạng dẻo trong đa tinh thể bao gồm:
- Sự biến dạng nội bộ từng đơn tinh thể (Trượt và
song tinh).
- Sự biến dạng giữa các đơn tinh thể, làm cho tính
giới hạn của các hạt tinh thể bị biến dạng và dễ bị
phá hủy vỡ vụn.
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
3.2.2 Một số định luật cơ bản trong biến dạng dẻo
a. Định luật biến dạng đàn hồi tồn tại khi biến dạng dẻo
Khi biến dạng dẻo kim loại, xảy ra đông thời cả biến dạng đàn hồi và lực tác dụng biểu thị
bằng định luật Húc. Khi thôi lực tác dụng, kim loại còn biến dạng dẻo làm cho kích thước
bị khác đi.
b. Định luật thể tích không đổi
Thể tích của vật thể trước khi biến dạng và sau khi biến dạng bằng nhau, định luật này rất
quan trọng khi tính toán kích thước phôi cho các bước gia công áp lực.
c. Định luật về ứng suất dư
Bên trong bất cứ kim loại biến dạng dẻo nào cũng đều sinh ra ứng suất dư cân bằng với
nhau. Sau khi thôi lực tác dụng, ứng suất dư vẫn tồn tại.
d. Định luật trở lực bé nhất
Trong quá trình biến dạng, các chất điểm của vật thể sẽ di chuyển theo hướng nào có trở
lực bé nhất
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tính dẻo và trở lực biến dạng của vật liệu
Tính dẻo thể hiện khả năng biến dạng dẻo của kim loại mà không bị phá hủy. Trở lực biến
dạng là đại lượng áp lực riêng gây nên biến dạng dẻo trong điều kiện biến dạng nhất định.
a. Ảnh hưởng của nhiệt độ biến dạng
 Nhiệt độ ảnh hưởng rất rõ rệt tới cơ tính của kim loại. Kim loại ở nhiệt độ càng cao, tính
dẻo của nó càng lớn, có khả năng cho một biến dạng lớn.
Nhìn chung đối với các kim loại và hợp kim, tính dẻo đạt được tốt ở trên nhiệt độ kết tinh
lại , nhiệt độ này có thể xác định tương đối so với nhiệt độ nóng chảy của kim loại:
Tktl  (0, 4  0, 6)Tnc
Quá trình kết tinh lại diễn ra ở trạng thái rắn khi nung nóng kim loại. Quá trình kết tinh lại
cũng gần như quá trình kết tinh từ thể lỏng, sự khác nhau của hai quá trình là ở:
- Quá trình kết tinh lại là sự tạo trở lại mạng tinh thể ban đầu trước biến dạng của kim loại
đã qua biến dạng dẻo (cùng kiểu mạng, ít khuyết tật mạng, hình dạng đều đặn hơn).
Trong khi đó kết tinh từ thể lỏng là sự tạo thành mạng tinh thể mới, khác hẳn với cấu
trúc của kim loại lỏng.
- Mầm trong kết tinh lại chủ yếu được hình thành ở biên giới hạt, trên các đường trượt,
lớp bề mặt. Trong khi đó, sự tạo thành mầm từ thể lỏng có thể xảy ra một cách ngẫu
nhiên ở mọi vị trí trong pha lỏng.
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
 - Gia công nguội: gia công ở nhiệt độ < . Sau khi gia công nguội, kim loại bị biến cứng,
độ cứng và độ bền tăng, độ dẻo giảm, muốn tiếp tục gia công phải đem ủ để khử biến
cứng.
- Gia công nóng: gia công ở nhiệt độ . Trong quá trình gia công, hiện tượng biến cứng bị
khử ngay, độ dẻo vẫn giữ được, cho phép gia công với lượng biến dạng lớn.
b. Ảnh hưởng của thành phần hóa học của kim loại
Nói chung, khi hàm lượng Cacbon tăng, độ dẻo giảm. Khi hàm lượng các nguyên tố hợp
kim tăng, độ dẻo giảm.
c. Ảnh hưởng của tốc độ biến dạng
 Trong gia công áp lực cần phân biệt hai loại tốc độ:
- Tốc độ gia công: Tốc độ dịch chuyển của đầu trượt thiết bị (m/s)
- Tốc độ biến dạng: Sự thay đổi mức độ biến dạng trong một đơn vị thời gian ()
Nói chung khi tăng tốc độ biến dạng thì tính dẻo của kim loại giảm. Tốc độ biến dạng khi
gia công áp lực ở trạng thái nóng có ảnh hưởng tới tính dẻo của kim loại nhiều hơn so với
gia công ở trạng thái nguội.
Mỗi một kim loại có một khoảng nhiệt độ xác định, đảm bảo cho gia công trong nhiệt độ
đó thì kim loại có độ dẻo tốt nhất nên điều kiện nhiệt độ - tốc độ biến dạng là rất quan
trọng.
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
d. Ảnh hưởng của cấu tạo và tổ chức kim loại
Độ hạt của kim loại không đều thì độ dẻo kém, chẳng hạn thép cán hoặc thép rèn có độ dẻo
thấp hơn thép đúc. Tổ chức ít pha dẻo hơn tổ chức nhiều pha.
Kim loại có tổ chức gồm các hạt tròn đều và nhỏ sẽ có tính dẻo tốt hơn. Dùng nguyên công
ủ để tạo tổ chức hạt thuận lợi cho biến dạng dẻo.
e. Ảnh hưởng của trạng thái ứng suất và ứng suất dư trong kim loại
Khi tác động của ứng suất kéo càng nhỏ và ứng suất nén càng lớn thì tính dẻo của kim loại
càng cao. Trạng thái ứng suất kéo khối làm cho kim loại có tính dẻo kém hơn cả, trong khi
trạng thái ứng suất nén khối làm cho kim loại có tính dẻo hơn cả so với các trạng thái ứng
suất khác.
Sự tồn tại ứng suất dư trong kim loại làm tăng trở lực biến dạng, do đó làm giảm tính dẻo
của kim loại. Vì vậy kim loại sau khi ủ thì ứng suất dư được giảm nhiều cũng góp phần làm
tăng tính dẻo cho kim loại.
3.2 SỰ BIẾN DẠNG CỦA KIM LOẠI
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới tính dẻo và trở lực biến dạng của vật liệu
- Sau khi biến dạng nóng, nhiệt độ ngừng biến dạng càng cao thì hạt càng lớn
- Hình dạng và kích thước các hạt sau khi biến dạng cũng thay đổi, chúng tạo thành thớ,
tổ chức thớ thẳng góc với lực tác dụng
- Biến dạng dẻo làm tăng sai lệch mạng và lệch mạng phân bố thành búi, làm nhỏ hạt và
gia tăng các siêu hạt.
- Ứng suất dư tế vi: Tồn tại ở trong kim loại trong phạm vi từng phần nhỏ của hạt hay
trong từng hạt.
- Ứng suất dư thô đại: Tồn tại ở trong cả thể tích kim loại hay ở giữa các phần, sinh ra do
biến dạng không đồng đều trên toàn bộ thể tích kim loại.
- Biến dạng dẻo gây nên hiện tượng biến cứng, làm cho độ cứng, độ bền tăng, độ dẻo và
độ dai va chạm giảm.
- Biến dạng dẻo làm tăng sai lệch mạng, làm nhỏ hạt ... Các yếu tố này làm giảm tính dẫn
điện, tính dẫn nhiệt bị giảm đi đôi chút. Theo mức độ tăng của độ biến dạng, lực kháng
từ tăng lên, độ thẩm từ, cảm ứng từ dư giảm đi.
- Các lý tính như nhiệt dung, hệ số giản nở nhiệt hầu như không thay đổi sau biến dạng.
- Kim loại đã qua biến dạng dẻo có hoạt tính hóa học cao hơn trong các phản ứng hóa
học, nó dễ bị ăn mòn và có khuynh hướng nứt ăn mòn.
3.3 GIA CÔNG CÁN
3.3 GIA CÔNG CÁN

3.3.1 Khái niệm


Cán là phương pháp gia công áp lực,
làm biến dạng kim loại trong khe hở
(hoặc trong các lỗ định hình) giữa các
trục cán quay ngược chiều nhau. Kim
loại được biến dạng dần và tạo thành
sản phẩm có thiết diện giống khe hở Phôi chuyển động được qua khe
hoặc giống lỗ định hình giữa các trục hở là nhờ ma sát giữa trục cán
cán. và phôi.
Các hình dạng
của sản phẩm gia
công cán
3.3 GIA CÔNG CÁN

tan   f h0
Điều kiện cán: Hệ số biến dạng: W
h
h0  h
Trong đó: cos   1  Thông thường W = 1,1 – 1,3
2R
f : là hệ số ma sát giữa trục cán và phôi
Lượng biến dạng tối đa: hmax  f R
2
Cán nóng f = 0,03 – 0,18
Cán nguội f = 0,27 – 0,36
3.3 GIA CÔNG CÁN
Cán nóng:
Tiến hành ở nhiệt độ gia công
nóng.
Do nhiệt độ cao, kim loại có độ
dẻo cao nên lượng ép có thể lớn,
năng suất cán tăng nhưng kim
loại có sự co giãn và Oxy hóa
nên độ chính xác kích thước và
độ bóng bề mặt kém.
Cán nóng dùng khi gia công thô,
cán tấm dày, cán thép hợp kim.
3.3 GIA CÔNG CÁN

Cán nguội: Cán ở nhiệt độ


gia công nguội, kim loại cán
kém dẻo nên năng suất thấp
nhưng khắc phục được
nhược điểm của cán nóng: bề
mặt nhẵn, chính xác, chất
lượng sản phẩm tốt. Thường
dùng trong cán tấm mỏng và
cán tinh.
3.3.2 Sản phẩm và công nghệ cán

a. Thép tấm

Cán tấm dày: Phôi cán có


chiều dày từ 4  60mm hoặc
lớn hơn, vì vậy cần phải cán
qua nhiều trục cán có khe hở
nhỏ dần để làm cho tấm mỏng
dần theo yêu cầu. Thường
dùng cán nóng để cán tấm
dày.
3.3 GIA CÔNG CÁN

a. Thép tấm

Cán tấm mỏng: Phôi


cán có chiều dày từ 0,2
 3,75mm có thể cán
nóng hoặc cán nguội.
b. Cán thép hình
Khi cán hình, kim loại biến
dạng trong các lỗ hình tạo
thành giữa các trục cán quay
ngược chiều nhau.

Cán hình đơn giản: Có thiết


diện vuông, tròn, chữ nhật,
tam giác, bán nguyệt, sáu
cạnh ... Loại này được dùng
nhiều trong chế tạo máy, xây
dựng.
b. Cán thép hình

Cán hình phức tạp: Cán các


thép thanh có thiết diện chữ
T, L, U, I, Z, thép đường ray.
Loại này được dùng nhiều
trong ngành cầu đường, xây
dựng ...
Các giai
đoạn
cán thép
chữ I
c. Cán ống

Ống có mối hàn: Là


loại ống chế tạo theo
phương pháp cuốn
tấm thành ống sau đó
cán ghép miệng rồi
hàn điện tiếp xúc
đường với nhau. Ống
chế tạo theo phương
pháp này có năng suất
cao nhưng chất lượng
không cao.
c. Cán ống

Ống không có mối hàn:


Loại ống này được cán
trên máy cán có dạng trục
cán đặc biệt để chế tạo
nên lỗ rỗng trong phôi
đặc. Cán ống không mối
hàn khá phức tạp, năng
suất thấp nhưng ống rất
bền dùng làm chi tiết máy
rỗng quan trọng, ống chịu
áp suất cao ...
d. Các sản phẩm cán khác

Phương pháp cán còn


có thể gia công rất
nhiều dạng chi tiết
khác như vành, cán
ren, cán bánh răng,
cán bi ...
3.3 GIA CÔNG CÁN

d. Các sản phẩm cán khác


3.4 GIA CÔNG KÉO

4.4.1 Khái niệm

Kéo là quá trình công


nghệ kéo phôi kim loại qua
lỗ khuôn kéo làm cho tiết
diện ngang của phôi giảm
và chiều dài tăng lên. Hình
dạng tiết diện ngang của
sản phẩm giống hình dạng
lỗ khuôn kéo.
3.4 GIA CÔNG KÉO

Ưu điểm:
- Có thể chế tạo được sợi kim loại có thiết diện nhỏ mà cán không
thực hiện được (vài chục µm).
- Đạt được độ chính xác cao, độ nhẵn bề mặt tốt và nâng cao được độ
bền của vật liệu.
- Có thể kéo được các sợi có tiết diện và hình dạng phức tạp.
- Kéo được nhiều loại vật liệu: Thép Cacbon, thép hợp kim, các loại
kim loại màu, hợp kim màu.
3.4 GIA CÔNG KÉO

Nhược điểm:
- Chỉ kéo được những sản phẩm có thiết diện không đổi trên
suất chiều dài.
- Chỉ phù hợp khi chế tạo các sản phẩm dạng sợi, thanh.
- Ma sát trong vùng làm việc của khuôn lớn, dẫn đến mài mòn
khuôn rất nhanh nếu không dùng chất bôi trơn phù hợp.
3.4 GIA CÔNG KÉO
3.4.2 Các thông số kéo
a. Hệ số kéo dài
Tỷ số giữa đường kích trước và sau khi kéo gọi là hệ số kéo dài K.
Hệ số kéo dài cho phép được tính theo CT:
d0 
K  1
df P  1  f cot  
α – Góc nghiêng của lỗ khuôn, f – hệ số ma sát, P – áp lực của khuôn ép lên kim loại
Khi tỷ số giữa đường kính phôi và đường kính sản phẩm vượt quá hệ số kéo cho phép ta
phỉa tiến hành kéo qua một số khuôn kéo. Thông thường K = 1,1  1,3.
Khi kéo nguội, hiện tượng biến cứng làm giảm độ dẻo của kim loại, do vậy muốn kéo tiếp
ta phải ủ kim loại để khôi phục độ dẻo.
b. Lực kéo
Khi kéo lực kéo phải đảm bảo:
- Đủ lớn để kim loại biến dạng và thắng lực ma sát giữa kim loại và thành khuôn
- Ứng suất tại thiết diện đã ra khỏi khuôn phải nhỏ hơn giới hạn bền cho phép của vật liệu
để không làm đứt phôi kim loại khi ra khỏi khuôn kéo
3.4 GIA CÔNG KÉO
Công thức xác định lực kéo:
F0
P  b F1  1  f cot   ln
F1
 Trong đó:
- Giới hạn bền của kim loại (Lấy trung bình trước và sau khi kéo)
, - Thiết diện trước và sau khi kéo
f – Hệ số ma sát giữa vật liệu và khuôn kéo
3.4.3 Khuôn kéo và các thiết bị kéo
a. Khuôn kéo
Khuôn kéo có thể kết cấu đơn hoặc kép
3.4 GIA CÔNG KÉO
b. Thiết bị kéo
Căn cứ vào phương pháp kéo ta có thể chia làm hai loại máy: Máy kéo thẳng và máy kéo
có tang cuộn.
c. Phương pháp kéo ống
Kéo được sử dụng để làm giảm đường kính hoặc độ dày của
các ống sau khi đã được sản xuất ra bởi một số quá trình khác như
cán, ép. Kéo ống có thể sử dụng hoặc không sử dụng lõi.
3.5 GIA CÔNG ÉP

3.5.1 Khái niệm

Ép kim loại là quá


trình dùng chày ép đẩy
kim loại chứa trong
buồng kín để kim loại
biến dạng qua lỗ của
khuôn ép có thiết diện
giống tiết diện ngang
của sản phẩm.
3.5 GIA CÔNG ÉP

Ưu điểm của phương pháp ép:

- Ép được những sản phẩm với profin


khác nhau, đặc biệt với ép nóng, tuy
nhiên hạn chế cho hình dáng hình học
là tiết diện ngang của chi tiết phải đồng
đều qua toàn bộ chiều dài ép.
- Cấu trúc hạt và các tính chất bền được nâng cao trong ép nguội và ép tấm.
- Có thể có các dung sai khá nhỏ, đặc biệt trong ép nguội.
- Ít lãng phí vật liệu, độ chính xác và năng suất cao.
3.5 GIA CÔNG ÉP

3.5.2 Các phương pháp ép

Phương pháp đùn ép được


thực hiện theo nhiều cách khác
nhau. Theo cấu hình vật lý có
đùn ép thuận và đùn ép
nghịch. Phân loại theo nhiệt
độ gia công có đùn ép nguội,
đùn ép ấm và nóng, hoặc theo
quá trình ta có quá trình liên
tục hoặc quá trình gián đoạn.
3.5 GIA CÔNG ÉP

Ép nóng: Phôi được nung nóng


trước đến nhiệt độ trên nhiệt độ
kết tinh lại giúp làm giảm độ
bền và tăng tính dẻo của kim
loại, cho phép mức độ biến dạng
nhiều hơn và đạt được các hình
dáng phức tạp hơn trong quá
trình.
3.5 GIA CÔNG ÉP

Ép nguội: Ép nguội và ấm nói


chung được sử dụng để sản xuất
những chi tiết rời rạc ở dạng hoàn
thiện hoặc gần như hoàn thiện.
Một số ưu điểm của đùn ép nguội
bao gồm độ bền được tăng lên do
tăng bền cơ học, dung sai nhỏ, độ
bóng bề mặt được cải thiện,
không có các lớp Oxy hóa, tốc độ
sản xuất cao.
3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Rèn dập
Rèn dập là một quá trình biến dạng sử
dụng áp lực va đập hoặc lực ép để gia
công chi tiết.

Rèn dập là một phương pháp gia công


quan trọng được sử dụng để tạo ra các
phụ tùng, cấu kiện có độ bền cao trong
công nghiệp ô tô, hàng không vũ trụ
và những ứng dụng khác.
3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Phân loại:
- Theo nhiệt độ gia công ta có rèn dập nóng và
rèn dập nguội.
- Theo thiết bị rèn, tùy theo tải trọng ta có Rèn
búa, áp dụng loại tải va đập, còn loại thiết bị
khác áp dụng lực nén từ từ được gọi là máy rèn
ép.
- Một cách phân loại khác trong số các quá trình
rèn là mức độ của dòng kim loại biến dạng dẻo
chuyển động trong các loại khuôn. Bằng cách
phân loại này có ba quá trình rèn: Rèn khuôn
hở, rèn khuôn ép, rèn không bavia.
3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Rèn tự do

Rèn tự do là phương
pháp gia công sử dụng
lực đập hoặc lực ép,
thông qua dụng cụ làm
cho kim loại biến dạng
dẻo tự do theo các
hướng khác nhau.
Rèn tự do

Ưu điểm: Nhược điểm:


- Biến dạng kim loại ở thể rắn, độ - Độ chính xác, độ nhẵn
mịn chặt tăng, cơ tính tăng. thấp. Chất lượng sản
- Dể khắc phục các khuyết tật của phẩm phụ thuộc vào tay
đúc như rỗ khí, rỗ co, tăng cơ tính nghề công nhân.
của sản phẩm. - Gia công được những chi
- Dễ biến đổi tổ chức thớ, tăng cơ tiết đơn giản.
tính. - Năng suất thấp, điều kiện
- Quy mô sản xuất thay đổi linh hoạt. làm việc nặng nhọc.
- Có thể rèn được vật nhỏ từ vài gam
đến hàng trăm tấn.
Thiết bị và dụng cụ rèn tự do

Thiết bị và dụng cụ rèn tự do được chia làm


3 nhóm:
- Thiết bị tạo lực: Búa, đe, ... Là vật liệu có
độ bền, độ cứng cao, chịu va đập tốt. Máy
búa hơi nước, búa lò xo, búa thủy lực ...
(thiết bị tác dụng lực).
- Thiết bị giữ, kẹp: Ê tô, kìm ..., thiết bị vận
chuyển (cầu trục, xe cầu trục), thiết bị uốn,
nắn ...
- Dụng cụ đo: Eeke, thước cặp, compa,
dưỡng đo ...
3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Thiết bị và dụng cụ rèn tự do


Một số nguyên công rèn tự do
Công nghệ rèn tự do gồm nhiều nguyên công khác nhau như: Chồn, vuốt, xấn,
đột lỗ, đập dẹt, chặt, uốn, doãng rộng, hàn rèn...
Chồn: Là nguyên
công làm giảm chiều
cao của phôi đồng
thời thời tăng diện
tích tiết diện ngang.

Vuốt: Là nguyên
công làm tăng chiều
dài và giảm thiết
diện ngang của phôi.
Uốn: Là nguyên công nhằm tạo ra hình dạng mong
muốn. Khi uốn mặt ngoài kim loại dễ bị nứt do các
phần tử bị kéo, mặt trong dễ xuất hiện các nếp nhăn do
các phần tử chịu nén.

Chặt: Để chia phôi ra từng phần hoặc lấy đi một phần


kim loại dư thừa ra khỏi phôi.

Đột: Là một nguyên công rèn làm cho phôi có lỗ hoặc


có chỗ lõm sâu xuống

Hàn rèn: Để ghép nối hai chi


tiết lại với nhau khi yêu cầu
về độ bền mối nối không cao
3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Dập thể tích: Thực chất là quá trình


làm biến dạng vật liệu trong lòng
khuôn bằng cách dập
- Sản phẩm: Chủ yếu là các chi tiết
chịu áp lực cao.
- Vật liệu: Chủ yếu là thép, có thể gia
công nóng hoặc nguội.
Đặc điểm:
- Tính dẻo kim loại cao, biến dạng triệt để và chất lượng cao.
- Độ chinh xác cao, độ bóng bề mặt cao.
- Có khả năng chế tạo được các chi tiết có khối lượng trung bình
- Năng suất cao, dễ cơ khí hóa và tự động hóa.
- Do biến dạng trong lòng khuôn nên đòi hỏi lực lớn, công suất thiết bị
lớn, máy có độ cứng vững cao, chuyển động êm và chính xác.
- Thuận tiện cho gia công các chi tiết nhỏ và trung bình, khó gia công
các chi tiết lớn, công kềnh.
Phân loại dập thể tích

Dập thể tích trong khuôn lòng Dập thể tích trong khuôn lòng kín
hở - Đó là quá trình dập mà lực tác dụng
- Đó là quá trình dập mà hai vuông góc với mặt phân khuôn. Hai nửa
nửa khuôn hở nhau, chỉ khép khuôn khép kín nhau.
kín khi quá trình dập kết thúc.

Khuôn lòng hở Khuôn lòng kín


3.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC
KHÁC

Dập thể tích trong khuôn lòng hở Dập thể tích trong khuôn
- Có rãnh bavia để chứa kim loại thừa. Sau khi gia lòng kín
công phải có nguyên công cắt bavia nên kim loại - Trạng thái ứng suất là nén
bị cắt đứt thớ, chất lượng không được tốt. khối, tính dẻo cao, biến
- Có một phần kim loại biến dạng tự do ra rãnh dạng triệt để, chất lượng
bavia, ứng suất biến dạng không hoàn toàn nén sản phẩm cao.
khối, tính dẻo không cao, biến dạng không triệt - Không có bavia
để, chất lượng không cao. - Đỡ tốn lực và công so với
- Rất tốn lực và công biến dạng. khuôn lòng hở.
- Chế tạo khuôn đơn giản, độ chính xác theo chiều - Cho độ chính xác, độ
cao vật dập tốt hơn theo chiều ngang. bóng theo chiều ngang vật
- Thích hợp gia công các vật nhỏ, trung bình, kết dập tốt hơn theo chiều
cấu đơn giản. cao.
Dập tấm:
- Là công nghệ tạo ra các sản phẩm từ phôi
vật liệu ở dạng tấm.

Đặc điểm:
- Khi chiều dày nhỏ (S < 10mm), dập nguội
- Khi chiều dày lớn (S > 10mm), dập nóng
- Thiết bị đơn giản, cho phép gia công các sản
phẩm có độ chính xác cao và phức tạp.
- Sản phẩm có khả năng thay thế và lắp lẫn cao.
- Dập tấm được ứng dụng rộng rãi để chế tạo
đồ điện, điện tử, dụng cụ đo, đồ dân dụng
(nồi, lon bia …), vỏ đạn.

You might also like