You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN

BÀI TẬP NHÓM


Môn: Quản lý học

Lớp học phần: Quản lý học 1_(220)_18


GVHD: Dương Thùy Linh
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Thành viên nhóm:
Nguyễn Bảo Khánh Vũ Đại Dương
Cáp Hà Sang Phạm Văn Thịnh
Nguyễn Thị Hằng Nguyễn Hữu Huy Hùng
Phạm Hải Yến

HÀ NỘI: 6 – 2021
Lớp học phần: Quản lý học 1_(220)_18
GVHD: Dương Thùy Linh
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Thành viên nhóm:

Tên thành viên Nhiệm vụ


Nguyễn Bảo Khánh-11201939 Thuyết trình, làm word
Cáp Hà Sang-11206772 Thuyết trình, tìm thông tin
Nguyễn Thị Hằng-11201318 Tìm thông tin
Phạm Hải Yến-11208566 Tìm thông tin
Vũ Đại Dương-11201005 Làm powerpoint, tìm thông tin
Phạm Văn Thịnh-11203776 Tìm thông tin
Nguyễn Hữu Huy Hùng-11201667 Tìm thông tin

Mục lục:
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty lữ hành Saigontourist chi nhánh
Hà Nội
II.Sơ đồ cơ cấu tổ chức
III.Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức
1.Chuyên môn hóa – tổng hợp hóa
2. Sự hình thành bộ phận
3.Cấp quản lý và tầm quản lý
4.Quyền hạn và trách nhiệm
5. Tập trung và phi tập trung
6. Phối hợp các hoạt động
IV. Đề xuất sáng kiến để hoàn thiện cơ cấu tổ chức
I. Giới thiệu tổng quan về Công ty lữ hành Saigontourist chi nhánh Hà Nội

Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội được thành lập vào tháng 1 năm 2003
bởi UBND thành phố Hồ Chí Minh, sau khi là chi nhánh của tổng công ty du lịch
Sài Gòn tại Hà Nội.

Sau khi chính thức là một công ty thành viên thì cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ của công ty đã thay đổi. Về cơ cấu tổ chức, trước kia khi là chi nhánh
thì cơ cấu tổ chức của công ty phụ thuộc theo cả chiều ngang và dọc vào tổng
công ty Sài Gòn, nhưng giờ thì chỉ phụ thuộc theo chiều dọc ngoài ra các bộ phận
trong công ty đều độc lập tài chính của công ty đều được quyết toán riêng không
liên quan đến tài chính trong tổng công ty. Công ty có mã số thuế và tài khoản
riêng.

Công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội là một trong những thành viên quan
trọng nhất trong tập đoàn du lịch hàng đầu Việt Nam - tổng công ty Saigontourist
(Saigontourist Holding Co).Trong những năm qua công ty lữ hành Saigontourist
Hà Nội đã không ngừng phát triển và lớn mạnh khẳng định vị thế quan trọng và
vững chắc của mình trong ngành Du lịch Việt Nam.

Ngày nay với một lực vốn có của mình cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình năng
động và chuyên nghiệp ,công ty nữa hành Saigontourist Hà Nội vẫn không ngừng
lớn mạnh và hoàn thiện mình để đứng vững trong đội ngũ những hàng du lịch uy
tín và đáng tin cậy nhất tại Việt Nam.

Phương châm hoạt động của công ty là “Cùng bạn trên mọi nẻo đường” khẳng
định sự có mặt của Saigontourist Hà Nội trên mọi miền đất nước và thế giới.

II.Sơ đồ cơ cấu tổ chức


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG NHÂN PHÒNG ĐIỀU PHÒNG KINH PHÒNG KẾ


SỰ - HÀNH HÀNH DOANH TOÁN
CHÍNH

1. Bộ phận 1. Điều hành 1. Bộ phận 1. Kế toán


nhân sự nội bộ kinh doanh trưởng
2. Bộ phận 2. Điều hành khách đoàn 2. Kế toán viên
hành chính outbound, visa 2. Bộ phận 3. Thủ quỹ
3. Bộ phận hộ chiếu kinh doanh
bảo vệ 3. Vé máy bay, khách lẻ
vé tàu 3. Bộ phận
marketing

(Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính thức của công ty)

Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty bao gồm hai phòng:
phòng điều hành và phòng kinh doanh. Các phòng này đảm nhận phần lớn các
khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là hai bộ phận có mối
quan hệ khăng khít, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, cơ chế hoạt động rõ
ràng, hợp lý. Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất
hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, dù ở quy mô nào thì nội dung và tính chất của công việc của các
phòng ban về cơ bản vẫn như trên đây. Điểm khác biệt chủ yếu là phạm vi, quy
mô và hình thức tổ chức của các bộ phận này. Vì vậy, khi nói đến công ty lữ hành
là nói đến Marketing, điều hành và hướng dẫn. Khối các bộ phận tổng hợp thực
hiện các chức năng như đúng với tên gọi của chúng bao gồm: phòng kế toán,
phòng hành chính, nhân sự. Ngoài ra còn có các bộ phận đơn vị nhỏ hơn của từng
phòng ban.

- Cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội bao gồm: Giám đốc, Phó
giám đốc và các phòng ban.

- Các bộ phận này vừa thoả mãn nhu cầu của công ty (về tour, khách sạn, vận
chuyển), vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh.

- Các phòng ban: Thực hiện các chức năng đúng như tên gọi và đảm bảo cho
việc hoạt động kinh doanh của công ty.

III.Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức

1. Chuyên môn hóa – tổng hợp hóa


Sự thực hiện:
 Chuyên môn hóa: Có 4 phòng ban, các phòng ban và bộ phận của phòng ban có
chức năng nhiệm vụ riêng. Thể hiện mức độ phân chia nhiệm vụ thành các công
việc mang tính độc lập tương đối để trao cho các cá nhân, bộ phận của công ty:

VD: Đối với các phòng ban:

- Phòng nhân sự hành chính: thực hiện những công việc quản trị văn phòng
của công ty; chịu trách nhiệm về vấn đề tuyển dụng, tham mưu cho giám đốc về
việc gia hạn, bổ sung nhân sự; đề xuất khen thưởng, kỷ luật; …

- Phòng kinh doanh: được chia làm 3 bộ phận bao gồm: Bộ phận kinh doanh
khách đoàn; Bộ phận kinh doanh lẻ và Bộ phận Marketing. Mỗi bộ phận đều có
công việc riêng nhưng nhìn chung phòng kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành
kế hoạch kinh doanh, cố vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về việc mở rộng thị
trường và xây dựng giải pháp, hướng kinh doanh chiến lược. Ngoài ra còn trực
tiếp thực hiện việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu Công ty một cách
hiệu quả.

- Phòng điều hành: điều hành các công việc nội bộ; phụ trách về visa, hộ
chiếu, vé máy bay khi có nhu cầu của phòng kinh doanh; bố trí HDV theo đặc
điểm của từng đoàn khách; lên kế hoạch đào tạo HDV và xây dựng các form sự
kiện,…

- Phòng kế toán: bao gồm kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện toàn bộ các công việc tài chính kế toán của công ty. Chịu
trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ tài chính
kế toán của công ty.
VD: Đối với các bộ phận:
Phòng kinh doanh được chia làm 3 bộ phận bao gồm bộ phận kinh doanh khách
đoàn, bộ phận kinh doanh khách lẻ và bộ phận marketing. Mỗi bộ phận đều có
công việc riêng:

*/ Bộ phận kinh doanh khách Đoàn


- Nghiên cứu tiếp thị và khai thác thị trường.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh khách đoàn
trước ban giám đốc, cố vấn cho ban giám đốc về việc chọn khách hàng, thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
- Theo dõi kế hoạch của công ty kịp thời cho các tour, xử lý các thông tin liên quan
đến tour tuyến.
- Tham mưu đề xuất hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty

*/ Bộ phận kinh doanh khách lẻ


- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh khách lẻ, cố vấn tham mưu
cho ban giám đốc về việc mở rộng thị trường khách hàng, thị trường mục tiêu và
xây dựng các giải pháp, hướng kinh doanh chiến lược để hoàn thành KHKD.
- Xây dựng sản phẩm tour và sản phẩm trọng điểm của chi nhánh Hà Nội và xây
dựng nội dung, thiết kế các sản phẩm mùa vụ cho sales tiến hành gửi khách hàng
để tiếp thị quảng bá.
- Lên kế hoạch tiếp thị, truyền thông và quảng cáo.

*/ Bộ phận marketing
- Trực tiếp thực hiện việc: xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu công ty một
cách hiệu quả, ngăn ngừa, xử lý xâm phạm thương hiệu; nghiên cứu thị trường.
- Triển khai chương trình tiếp thị, xúc tiến, khuyến mại có tính đột phá, kích thích
thị trường; đề xuất tài trợ các chương trình sự kiện lớn để quảng bá hình ảnh của
công ty.
- Phối hợp với khối kinh doanh, phòng ban liên quan và các chi nhánh thuộc khu
vực phía Bắc để triển khai các nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với bộ phận sản phẩm để xây dựng bộ sản phẩm sản phẩm nền cho toàn
hệ thống và các sản phẩm đặc trưng theo vùng miền, quốc gia và theo mùa

 Tổng hợp hóa: Mặc dù có tính chất chuyên môn hóa trong cơ cấu, nhưng cơ cấu
tổ chức của công ty không quá cứng nhắc vẫn có mức độ tổng hợp hóa công việc

VD: Mỗi phó giám đốc quản lý các phòng ban thuộc các lĩnh vực khác nhau
- Có sự mở rộng phạm vi công việc, phối hợp nhiều giữa các phòng ban như: sự
phối hợp của bộ phận kinh doanh khách đoàn, khách lẻ trong chiến lược nghiên
cứu tiếp thị, truyền thông, quảng cáo với bộ phận marketing. Hay sự phối hợp của
bộ phận marketing với bộ phận sản phẩm để xây dựng sản phẩm nền cho toàn hệ
thống cũng như sản phẩm đặc trưng theo vùng miền.

Ưu điểm Nhược điểm


Chuyên môn hóa -Giúp cho công việc trở nên - Nếu như các nhiệm vụ bị chia
đơn giản, giúp tăng năng suất cắt thành những khâu nhỏ, tách
lao động. rời nhau và mỗi người chỉ chịu
trách nhiệm về một khâu, khả
-Thúc đẩy chuyên môn hóa lực
năng sáng tạo của nhân viên sẽ
lượng lao động; đơn giản hóa
giảm sút và họ nhanh chóng
đào tạo, đào tạo được những
cảm thấy công việc của mình là
nhân viên có trình độ chuyên
nhàm chán.
môn cao; biến mỗi người thành
chuyên gia trong một số công - Có thể xuất hiện tình trạng xa
việc nhất định của họ. lạ, đối địch giữa những người
làm việc cùng vị trí công việc
-Chuyên môn hoá tạo ra rất
nhiêu công việc ở các phòng
ban khác nhau do đó, khi tham
gia vào bộ máy tổ chức của
công ty mỗi người có thể lựa
chọn cho mình những công việc
và vị trí phù hợp với năng lực
thế mạnh của bản thân, từ đó
mang lại hiệu quả công việc cao
hơn.

Tổng hợp hóa -Tăng khả năng phối hợp sáng - Gây khó khăn cho đào tạo
tạo - Khó có được chuyên gia giỏi
-Tạo tâm lý tốt cho người lao
động
-Tạo điều kiện phát triển các nhà
quản lý tổng hợp

1. Sự hình thành bộ phận


Sự thực hiện:
 Sơ đồ tổ chức của công ty Saigontourist chi nhánh Hà Nội là mô hình theo chức
năng. Các bộ phận của công ty được tổ chức theo chức năng kinh doanh, điều
hành, nhân sự hành chính và tài chính kế toán.

VD:

*/ Phòng nhân sự hành chính có chức năng:

- Phụ trách công tác bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế cho toàn thể cán bộ, công nhân
viên chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm vấn đề tuyển dụng, tham mưu cho giám đốc về việc gia hạn,
bổ sung nhân sự.
- Theo dõi thời gian làm việc của tất cả cán bộ công nhân viên chấm công.
- Liên hệ hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty.
- Trực tổng đài, tiếp nhận và gửi các công văn, giấy tờ, lưu văn bản hồ sơ theo
quy định của công ty
*/ Phòng điều hành có chức năng:

- Phụ trách về Visa, hộ chiếu, vé máy bay khi có nhu cầu của phòng kinh doanh
- Bố trí hướng dẫn viên theo tính chất của từng đoàn khách, làm bản đề xuất gửi
giám đốc duyệt và chuyển bộ phận hành chính nhân sự làm cơ sở bàn giao trang
thiết bị đi tour cho hướng dẫn viên
- Thông tin cho sales kế hoạch hướng dẫn viên để liên hệ trong quá trình phục vụ
- Lập sổ theo dõi tour, kiểm tra và tập hợp toàn bộ hóa đơn, chứng từ. Lưu hồ sơ
đoàn khách và đối chiếu công nợ với kế toán theo từng tour và chốt số liệu tổng
hợp tour vào cuối tháng

Ưu điểm Nhược điểm


- Đơn giản, rõ ràng mang tính logic cao. - Giảm tính nhạy cảm của tổ chức với
- Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề sản phẩm dịch vụ, khách hàng
nghiệp và tư cách nhân viên - Hạn chế phát triển đội ngũ chung
- Giữ được sức mạnh và uy tín của các - Có thể gây ra mâu thuẫn giữa các
chức năng cơ bản. đơn vị chức năng, các ban lãnh đạo
-Có thể phát huy những ưu thế của cấp cao, VD: 2 phó giám đốc cùng
chuyên môn hóa do các bộ phận theo tham gia giải quyết các vấn đề thuộc
chức năng, tập trung vào những công các phòng ban nên dễ gây ra những
việc có tính chất tương đồng nên người xung đột, mâu thuẫn về quyền hạn của
lao động dễ dàng tích lũy kinh nghiệm
để nâng cao kỹ năng hoạt động, các bộ từng người.
phận phục vụ tất cả các sản phẩm và
- Các đơn vị phòng ban thường làm
dịch vụ nên phát huy được lợi thế quy
việc một cách độc lập mà không có sự
mô, giảm được sự trùng lặp trong hoạt
liên kết vì vậy khi xảy ra vấn đề nào
động, đơn giản hóa đào tạo.
đó sẽ giải quyết rất chậm, ảnh hưởng
- Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ đến quá trình làm việc chung.
của cấp cao nhất.

 Ngoài sơ đồ cơ cấu tổ chức theo chức năng, thì ở phần tổ chức của phòng kinh
doanh còn thể hiện cơ cấu tổ chức theo khách hàng : chia thành khách lẻ,
khách đoàn

Ưu điểm Nhược điểm


-Có sự tập trung sự chú ý vào nhóm -Làm nảy sinh khó khăn đối với việc
khách hàng đặc biệt từ đó có thể đưa ra kiểm soát của cấp quản lí cao nhất
những sản phẩm, gói dịch vụ phù hợp
với từng nhóm đối tượng khách hàng
-Giảm gánh nặng cho các nhà quản lí
cấp cao và tạo khả năng tốt hơn cho
việc phát triển đội ngũ, các nhà quản lí
chung. Việc phối hợp hoạt động giữa
các bộ phận vì mục tiêu cuối cùng cũng
có hiệu quả hơn

1. Cấp quản lý và tầm quản lý


Sự thực hiện:
 Công ty có tầm quản lý hẹp với 3 cấp quản lý: cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở

VD:

*/ Nhà quản lý cấp cao gồm có:

- Giám đốc với tầm quản lý là hai thuộc cấp trực tiếp (2 phó giám đốc)
- Phó giám đốc 1 phụ trách phòng nhân sự hành chính và phòng điều hành .Do
vậy có tầm quản lý là hai thuộc cấp trực tiếp

- Tương tự như vậy phó giám đốc 2 cùng phụ trách về hai mặt phòng kinh doanh
và phòng kế toán nên có tầm quản lý là hai thuộc cấp trực tiếp (các trưởng phòng)

*/ Nhà quản lý cấp trung: là các trưởng phòng của phòng hành chính nhân sự,
phòng điều hành, phòng kinh doanh, phòng kế toán và đều có ba thuộc cấp trực
tiếp. Riêng trưởng phòng kế toán có tầm quản lý là một thuộc cấp trực tiếp (kế
toán trưởng)

*/ Nhà quản lý cấp cơ sở: là những người đứng đầu của các bộ phận như bộ phận
kinh doanh bộ phận marketing

Ưu điểm Nhược điểm


-Có sự rõ ràng trong việc xác định -Việc mỗi PGĐ đảm nhiệm hai phòng
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm ban khác nhau có thể dẫn đến tình
của mỗi cấp, mỗi bộ phận trạng quyền lực bị rơi vào tay hai PGD
-Tầm quản lý tuy không rộng nhưng dẫn đến mâu thuẫn nội bộ
không hề cứng nhắc vì có sự tương tác
-Hai bộ phận quan trọng là phòng nhân
qua lại giữa các bộ phận
sự và phòng tài chính thường là hai
phòng ban trực thuộc của giám đốc,
nhưng công ty này lại được phân cho
phó giám đốc, điều này gây sức ép lên
quyền lực của giám đốc
-Tuy nói rằng mỗi PGĐ đảm nhiệm hai
phòng ban nhưng theo như sơ đồ cơ
cấu tổ chức thì lại được hiểu là hai
PGĐ đang quản lí chung cả 4 phòng
dẫn đến việc song trùng lãnh đạo

1. Quyền hạn và trách nhiệm

Sự thực hiện:
 Công ty Saigontourist chi nhánh Hà Nội sử dụng mô hình cơ cấu hỗn hợp trực
tuyến – chức năng. Các đơn vị chức năng vẫn tồn tại nhưng chỉ đơn thuần về
chuyên môn, không có quyền chỉ đạo các đơn vị trực tuyến. Những người lãnh
đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết
định trong đơn vị mình phụ trách.

VD:
Phó giám đốc giao cho trưởng phòng kinh doanh phụ trách việc marketing quảng
bá cho tour du lịch mới ra mắt của công ty thì trưởng phòng kinh doanh có quyền
hạn là chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các thuộc cấp của mình ở bộ phận marketing rồi
có trách nhiệm theo dõi tiến độ công việc sau đó tham mưu, báo cáo lên phó giám
đốc. Nếu tiến độ bị chậm so với mục tiêu đề ra thì trưởng phòng kinh doanh chỉ
có quyền tham mưu, đề xuất các giải pháp như lùi ngày ra mắt tour cho phó giám
đốc chứ không được quyền quyết định việc này.

Chức vụ Trách nhiệm Quyền hạn

Giám đốc Chịu trách nhiệm về kết quả Quyền điều hành, quyết định
kinh doanh trước tổng giám mọi vấn đề liên quan đến hoạt
đốc và ban lãnh đạo của tổng động kinh doanh của công ty
công ty. Là người trực tiếp điều và quản lý điều hành các
hành công việc phòng ban chức năng

Phó giám đốc Chịu trách nhiệm trước giám Có quyền hạn trực tiếp ra
đốc về kết quả và hiệu suất quyết định, giám sát trực tiếp
công tác được giao đối với cấp dưới (các trưởng
phòng ban) và quyền tham
mưu lên quản lý cấp cao

Trưởng phòng Có trách nhiệm báo cáo với Điều hành tất cả các hoạt động
Phó giám đốc và chịu trách chuyên môn, quản lý nhân sự.
nhiệm với mọi hoạt động Có quyền tham mưu lên phó
chuyên môn giám đốc

Các trưởng bộ Chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt Quyền điều hành các hoạt
phận động sản xuất, làm việc với động trong quá trình làm việc
tinh thần cao và báo cáo mọi của nhân viên bộ phận và quản
hoạt động lên trưởng phòng lý, giám sát nhân viên. Có
quyền tham mưu lên các nhà
quản lý cấp trung
MỐI QUAN HỆ CẤP TRÊN CẤP DƯỚI

Cấp trên
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ tham mưu

Chỉ thị, mệnh lệnh Đề xuất, kiến nghị

Cấp dưới

Ưu điểm Nhược điểm

-Thống nhất chỉ huy theo nguyên tắc - Dễ bị mắc việc lộng quyền
một thủ trưởng, các quyết định được - Tham mưu sáng kiến tâm huyết của
đưa ra hoàn toàn được tuân thủ, công nhân viên cấp cơ sở đôi khi không
việc được hệ thống hóa được quản lí bộ phận đưa lên cấp trên,
- Chuyên môn hóa công việc hiện tượng chảy máu chất xám
- Giảm tải công việc, gánh nặng cho
các nhà quản lý

5. Tập trung và phi tập trung

Sự thực hiện:
 Tổ chức này chủ yếu đi theo định hướng phi tập trung, việc trao quyền và ủy
quyền xuống cho các bộ phận cấp dưới và nhân viên khá cao. Sự phân quyền
không chỉ xuống đến các bộ phận hoặc các cấp quản lý mà kể cả đối với cấp nhân
viên. Mỗi nhân viên đều có quyền đưa ra một số các quyết định để thuận lợi cho
quá trình mà họ làm việc. Chế độ phi tập trung thể hiện rõ qua các chức vụ phó
giám đốc, phòng ban và các bộ phận

VD:
Khi nhân viên H của bộ phận kinh doanh xuống làm việc với khách hàng và chị
H có giới thiệu về các gói tour và các địa điểm đi trong lịch trình của tour đó. Khi
xem xét các kế hoạch di chuyển mà công ti đưa ra, khách hàng muốn bỏ địa điểm
này và thay bằng địa điểm khác ở 2 kế hoạch A và B. Cụ thể khách hàng muốn
ghép một số địa điểm của kế hoạch A và một số địa điểm của kế hoạch B trong 2
tour được đề xuất để thành tour mong muốn của mình. Sau khi nhân viên kinh
doanh cân nhắc về mặt thời gian và chi phí, họ hoàn toàn có thể đưa ra quyết định
về việc có đồng ý cung cấp cho khách hàng một gói tour như vậy hay không. Bản
thân họ sẽ được trao một mức quyền hạn nhất định để quyết định trong quá trình
tiếp xúc với khách hàng và xử lý các đơn hàng một cách tốt nhất. Điều đó cho
thấy phi tập trung cao độ trong tổ chức này, sự phân quyền không chỉ xuống đến
các bộ phận hoặc các cấp quản lý mà kể cả đối với nhân viên.

Ưu điểm Nhược điểm


Chế độ phi tập trung - Mang lại nhiều trách -Quản lý phi tập trung đòi
nhiệm hơn cho cấp dưới, hỏi việc sử dụng nhân viên
điều này đổi lại sẽ cải thiện được đào tạo và có trình
động lực của họ. Lý do duy độ chuyên môn.
nhất đằng sau tinh thần - Quản lý phi tập trung trở
được cải thiện là vì họ nên vô dụng khi không có
không phải phụ thuộc vào nhân viên cấp dưới thiếu
các cơ quan cấp trên để đưa trình độ và năng lực, điều
ra một số loại quyết định.Và này sẽ gây tổn thất lớn cho
việc ra quyết định trở nên tổng thể doanh nghiệp khi
nhanh hơn do cấp dưới có ý họ phạm sai lầm.
tưởng tốt hơn về kịch bản.
- Mọi hoạt động được thực
hiện theo hướng tốt nhất,
hiệu quả sẽ cao hơn
- Đáp ứng nhu cầu của
khách hàng ; tạo được lòng
tin, sự hài lòng về chất
lượng dịch vụ mà tổ chức
này cung cấp
- Đa dạng hóa và tăng
trưởng
6. Phối hợp các hoạt động

Sự thực hiện:
 Xây dựng được các kênh thông tin ngang dọc, lên xuống thông suốt giữa các bộ
phận và các cấp quản lý của công ty
 Duy trì được mối liên hệ trong công việc giữa các phòng ban và trong từng bộ
phận riêng lẻ
 Duy trì được mối liên hệ giữa tổ chức với môi trường trực tiếp và gián tiếp

Công cụ Đặc điểm Ưu điểm Nhược điểm

Các kế hoạch Các kế hoạch thiết Thông tin được Yêu cầu nhiều thời
kế, kế hoạch chiến truyền tải đầy đủ, gian và nguồn lực
lược, … minh bạch. Công => Khó khăn trong
việc được phân bố rõ các trường hợp
ràng, trách nhiệm khẩn cấp.
được xác định rạch
ròi.
Hệ thống tiêu Hệ thống tiêu Đảm bảo sự phối hợp Sự phối hợp có thể
chuẩn kinh tế - kỹ chuẩn thiết kế diễn ra đúng hướng, trở nên cứng nhắc,
thuật đạt được những yêu thiếu linh hoạt
cầu đặt ra
Các công cụ cơ Cơ cấu trực tuyến Nâng cao hiệu quả Việc điều chỉnh cơ
cấu trao đổi thông tin cấu tổ chức yêu cầu
giữa các bộ phận thời gian để chuẩn
bị
Giám sát trực tiếp Sử dụng quyền hạn Theo dõi sát sao, hạn Nhân viên có thể
trực tuyến chế các hành vi tiêu cảm thấy không
cực của nhân viên thoải mái do bị
giám sát quá chặt
chẽ

Các Phương Các hệ thống Truyền tải thông tin -Rủi ro do vần đề
công cụ diện kỹ thông tin quản lý, nhanh chóng, chính an ninh mạng.
của hệ thuật điều hành, công cụ xác, trực tiếp - Có thể gặp các
thống work office, … vần đề đường
thông truyền khiến thông
tin, tin không được
truyền truyền tải.
thông Phương Báo cáo, tóm tắt, Tương đối dễ thực Tốc độ truyền thông
và tham diện … hiện, không yêu cầu tin châm
gia chức quá nhiều thời gian
quản lý năng chuẩn bị.
ngôn
ngữ

Công cụ Ưu điểm Nhược điểm


Văn hóa tổ chức(nội -Xây dựng được văn hóa -Một số quy định có thể
quy, quy định) nơi công sở, bảo tồn đượctrở nên lỗi thời, không
những giá trị văn hóa củaphù hợp
tổ chức - Sự phối hợp giữa các bộ
phận có thể chậm chễ vì
phải thực hiện theo quy
định sẵn.
Các mối quan hệ cá -Có tác động lâu dài, bền -Cần nhiều thời gian xây
nhân vững dựng quan hệ

IV. Đề xuất sáng kiến để hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bộ máy như hiện tại mặc dù cũng khá gọn nhẹ và đã đóng góp
vào sự thành công của công ty trong thời gian qua.Tuy nhiên, muốn công ty hoạt
động tốt hơn và có thể phát huy những ưu thế của mình để đứng vững trong điều
kiện cạnh tranh như hiện nay thì công việc cải thiện bộ máy quản lí là hết sức cần
thiết. Chính vì thế, chúng em có đưa ra một số đề xuất để hoàn thiện hơn về cơ
cấu tổ chức cho công ty lữ hành Saigontourist Hà Nội:

1. Thay đổi lại cơ cấu tổ chức: Tách phòng Nhân sự và phòng Tài chính về dưới
sự quản lí trực tiếp của giám đốc
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG
PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG KINH
ĐIỀU HÀNH NHÂN SỰ TÀI CHÍNH DOANH
HÀNH CHÍNH

1. Điều 1.Bộ Bộ 1. Kế 1. Bộ phận kinh


hành nội phận phận toán doanh khách
bộ hành nhân sự trưởng2. đoàn
2.Điềuhành chính Kế toán 2. Bộ phận
outbound, 2.Bộ viên kinh doanh
visa hộ phận bảo 3. Thủ khách lẻ
chiếu vệ quỹ
3. Bộ phận
3. Vé máy
marketing
bay, vé tàu

(Vẽ lại sơ đồ cơ cấu tổ chức theo đề xuất)

2. Tăng mức độ tổng hợp hoá công việc đến mức cao nhất có thể bằng cách sử
dụng kỹ thuật mở rộng phạm vi công việc, phong phú hoá công việc và luân
chuyển nhân sự

VD: Tăng cường các cơ hội để bộ phận khách lẻ, và khách đoàn có thể kết hợp
làm việc tạo ra các sản phẩm tour tuyến phù hợp linh hoạt cho cả hai đối tượng
khách, mang đặc trưng riêng của công ty. Trong quá trình làm việc, tiếp xúc, các
nhân viên của bộ phận có thể trao đổi, lấy thêm kinh nghiệm, vừa tăng cả khả
năng chuyên môn lẫn tổng hợp

3. Xây dựng thêm hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty nhằm nâng cao tính
công bằng, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của công ty
VD: Thiết lập và ban hành một hệ thống những nội quy, quy chế đối với lãnh đạo
và nhân viên về trách nhiệm của mình tại nơi làm việc cũng như trong quy trình
thiết kế sản phẩm, điều hành, bán sản phẩm của công ty, …

4. Phân cấp quản lý để phù hợp với nền kinh tế thị trường luôn biến động nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống quản lý trong công ty, tránh được sự
quan liêu thường nảy sinh trong hệ thống điều hành của bộ máy quản lý

VD: Tùy theo từng trường hợp cụ thể để xác định tầm quản lý và phân cấp quản
lý thích hợp. Bên cạnh cấp quản lí hẹp mà công ty đang sử dụng cần linh hoạt
thay đổi sang cấp quản lý tầm rộng hơn để khắc phục hạn chế về chi phí quản lý,
và làm giảm khoảng cách quá xa giữa cấp cao nhất và cấp thấp nhất trong tổ chức
công ty.

5. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để làm công cụ quản lý trong thời đại
4.0 đang phát triển mạnh mẽ nhằm tăng hiệu quả trong mọi hoạt động của công ty

VD: Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình làm việc:

- Lập các trang web, diễn đàn điện tử, blog …quảng bá hình ảnh công ty, sản
phẩm dịch vụ; nâng cấp hệ thống thông tin để tăng khả năng hợp tác với đối
tác; …
- Soạn thảo trực tuyến, họp trực tuyến, làm việc từ xa qua mạng internet
- Xây dựng cổng thông tin nội bộ, các phần mềm quản lý nhân sự, tài liệu, kế
hoạch, quan hệ khách hàng, …

You might also like