You are on page 1of 27

CÁCH LÊN KÊ HOẠCH CHI TIẾT ĐỂ MỞ MỘT CỬA HÀ NG

Đây là chủ đề mà nhiều bạn đang dự định khởi nghiệp bằng F&B rất quan tâm và cũng có nhiều bạn
inbox Brian để nhờ chia sẻ về 1 mẫu kế hoạch chi tiết để tham khảo và lên kế hoạch cho mình. Thực sự
chủ đề này có rất nhiều nội dung, gặp trực tiếp nói cả buổi cũng không hết nên chỉ thông qua 1 bài viết sẽ
không thể diễn tả hết được các ý. Trong bài viết này, Brian chỉ đưa ra những tiêu đề quan trọng và các
bạn có thể bám vào sườn bài bên dưới để lên kế hoạch chi tiết cho quán của mình.

𝐿ư𝑢 ý: Người viết chia sẻ với góc độ là bạn đã định hình được sản phẩm muốn bán. Bài viết này sẽ
giải quyết cho bạn nhiều vấn đề bạn sẽ gặp phải khi chuẩn bị khởi nghiệp F&B:
- Loay hoay không biết bắt đầu từ đâu.
- Hiểu được sức của mình đến đâu và có thể làm được những gì và phải làm những gì.
- Hạn chế những thất thoát lãng phí trong giai đoạn khởi đầu.
- Xác định được việc cần làm trong giai đoạn chuẩn bị & thời gian đầu mở quán.
- Giúp bạn trụ được ít nhất 3 tháng nếu bạn kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu.
- Giữ cho tinh thần không bị BẾ TẮC.

Việc đầu tiên cần làm là XÁC ĐỊNH NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN mà yếu tố quan trọng nhất ở
đây là TÀI CHÍNH.
𝟏. XÁC ĐỊNH NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ CHO VIỆC MỞ QUÁN:

Đây là yếu tố quan trọng nhất, bạn sẽ dành ra bao nhiêu tiền để mở 1 quán kinh doanh (100tr, 500tr
hay 1 tỷ). Điều này bạn cần xác định ngay từ lúc bắt đầu, đừng đợi đến lúc thuê mặt bằng rồi chuẩn bị cải
tạo/decor mới thấy không đủ kinh phí phải chạy mượn thêm – điều này rất rất SAI.

Khi bạn đã dự trù được 1 khoản kinh phí cho việc làm quán, việc tiếp theo bạn cần làm là tách khoản
kinh phí này làm 2 phần: 𝟕𝟎% & 𝟑𝟎% - ví dụ có 1 tỷ thì tách ra: 𝟕𝟎𝟎𝒕𝒓 & 𝟑𝟎𝟎𝒕𝒓 𝟕𝟎% 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐩𝐡í: đây là
khoản tiền bạn sẽ đầu tư cho quán, mọi chi phí đều sẽ xoay trong khoản tiền này: đặt cọc nhà, cải tạo mặt
bằng, décor, quầy kệ, bếp, nguyên vật liệu – ĐÂY LÀ KHOẢN TIỀN HOÀN THIỆN ĐỂ QUÁN KHAI
TRƯƠNG. 𝟑𝟎% 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐩𝐡í: khoản tiền này giữ lại để DỰ TRÙ(BACK UP): dự trù thua lỗ trong thời gian
đầu, dự trù các khoản phát sinh thêm từ khoảng 70% kinh phí ở trên – KHOẢN DỰ TRÙ ĐỂ QUÁN
TỒN TẠI ÍT NHẤT 3 THÁNG NẾU LỖ. OK! Bậy giờ chúng ta sẽ bắt đầu với 𝐊𝐇𝐎Ả𝐍 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐏𝐇Í 𝟕𝟎%
Khi bạn đã xác định được khoản kinh phí để đầu tư & sản phẩm muốn kinh doanh, căn cứ vào 2 yếu tố
này chúng ta có thể XÁC ĐỊNH ĐƯỢC QUY MÔ CỦA QUÁN phù hợp với kinh phí đề ra.
2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ QUÁN:

𝐶Ó 2 𝐶Á𝐶𝐻 để 𝑥á𝑐 đị𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦 𝑚ô 𝑐ủ𝑎 𝑞𝑢á𝑛:

𝐶á𝑐ℎ 1: tìm cho mình 1 mặt bằng ưng ý sau đó liên hệ với một đơn vị thiết kế & thi công để họ khảo
sát mặt bằng và tư vấn theo kinh phí & sản phẩm bạn muốn bán. (bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
𝑵𝑯Ữ𝑵𝑮 𝑳Ư𝑼 Ý 𝑲𝑯𝑰 𝑪𝑯Ọ𝑵 𝑴Ặ𝑻 𝑩Ằ𝑵𝑮 trong chuỗi bài: khởi nghiệp kinh doanh bằng F&B để có
thêm thông tin khảo sát và tìm kiếm mặt bằng hiệu quả)
𝐶á𝑐ℎ 2: Bạn cần tìm một đơn vị thiết kế & thi công để họ tư vấn trước, dựa vào kinh phí & sản phẩm
muốn kinh doanh, đơn vị này sẽ đưa ra cho bạn 1 số lời khuyên:
- Diện tích mặt bằng bao nhiêu là phù hợp để làm.
- Bố trí quầy, kệ, bếp & không gian cho khách như thế nào.
- Tìm dạng mặt bằng nào sẽ tiết kiệm chi phí tốt nhất & phù hợp nhất (nhà, nhà có lầu, đất trống…) Bên
cạnh đó, việc có đơn vị thiết kế sẽ giúp bạn định hình phong cách cửa hàng bạn muốn, về bố cục, màu sắc
chủ đạo cũng như việc decor cho phù hợp.

Nếu các bạn chưa có sẵn mặt bằng thì lời khuyên của Brian dành cho bạn là bạn nên đi theo 𝒄á𝒄𝒉 𝟐 để
việc chọn lựa & tìm kiếm mặt bằng tốt hơn.
𝑵𝒉ữ𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 ý 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝒄ả𝒊 𝒕ạ𝒐 𝒎ặ𝒕 𝒃ằ𝒏𝒈: Sau khi bạn đã tìm được mặt bằng & có luôn đơn vị
thiết kế thi công bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Cần lên danh sách chi tiết chi phí cho từng hạn mục để dễ dàng theo dõi và nghiệm thu, hạn chế phát
sinh tối đa trong quá trình thi công.
- Nhà thầu phải cam kết với bạn những gì nằm trên bản vẽ thì có thể thi công thực tế được. Và điều quan
trọng nữa là chất liệu của từng hạng mục. Tránh những trường hợp bản vẽ thiết kế rất đẹp, rất lung linh
nhưng khi thi công thực tế lại không làm được (điều này cần ràng buộc trên hợp đồng)
- Trích 1 khoản kinh phí cho trang thiết bị: bếp, tủ lạnh, tủ mát, tủ đông, máy pha café (nếu có), ly
muỗng, nĩa , tách, chén dĩa … (khoản này không hề nhỏ các bạn nhé) Và điều quan trọng cần đảm bảo là
tiến độ công trình, bạn cần dự trù về thời gian phát sinh trong quá trình thi công để có kế hoạch chuẩn bị
cho ngày khai trương cửa hàng (để đảm bảo việc đó bạn ràng buộc thời gian hoàn thành cửa hàng trên
hợp đồng)

Nếu bạn mục đích chỉ kinh doanh đơn giản và không muốn đầu tư quá nhiều vào không gian quán thì
bạn có thể bỏ qua mục này. Nhưng nếu bạn mong muốn xây dựng một cửa hàng có đầu tư vào không gian
thì nhất thiết bạn không nên chỉ gọi một nhà thầu xây dựng về và yêu cầu làm theo ý bạn muốn mà không
có 1 bản vẽ thiết kế nào. Trừ khi bạn có kiến thức về thiết kế nội thất còn không thì cửa hàng của bạn sẽ
không được như suy nghĩ của bạn đâu nhưng tiền đầu tư cũng chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.
3. SẢN PHẨM VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU

 Khi bạn đã xác định sản phẩm muốn bán, bạn cần AM TƯỜNG về nó, AM TƯỜNG ở đây là hiểu sâu về
các món bạn kinh doanh: những nguyên liệu nào tạo thành thành phẩm, nguyên liệu nào sẽ chiếm tỷ trọng cao
trong sản phẩm, trên thị trường hiện tại có bao nhiêu loại, giá cả mỗi loại và ưu điểm/ nhược điểm của mỗi
loại. Từ đó bạn sẽ dể dàng chọn lựa, điều chỉnh & tính toán chi phí (cost) chính xác cho sản phẩm bạn bán ra
(lưu ý: điều này rất quan trọng cho quá trình kinh doanh của bạn từ khởi đầu đến thành công)

 Về nguyên vật liệu hàng bán bạn cần chọn nhà cung cấp có tiềm lực để đảm bảo hàng hóa chất lượng, đầy
đủ ( không bị đứt hàng) và có giấy chứng nhận nguồn gốc nếu cần. Giá nguyên vật liệu đầu vào ảnh hưởng rất
nhiều đến kết quả kinh doanh của bạn do đó bạn cần cân nhắc số lượng hàng nhập để có giá tốt trong điều kiện
tài chính của mình nhé và lưu ý date (hạn sử dụng) của nguyên liệu bạn nhé.

(𝑇𝑟í𝑐ℎ 1 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 70% 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑝ℎí 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑛𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑣ậ𝑡 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ạ𝑛 𝑛ℎé)

4. KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN


 Căn cứ vào quy mô quán & mô hình kinh doanh ở trên, bạn sẽ sắp xếp được số lượng nhân sự cần thiết &
bố trí nhân sự phù hợp.

 Trong thời gian quán thi công, bạn nên có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên trước ngày khai
trương 3 ngày.

 Quá trình này rất quan trọng, hoạt động kinh doanh của bạn sẽ khởi đầu trơn tru hay không hoàn toàn phụ
thuộc vào quá trình này.

5. KẾ HOẠCH DOANH THU: ĐIỂM HÒA VỐN

 Ai trong chúng ta khi kinh doanh đều mong muốn quán được đông khách, lãi nhiều và nhanh chóng thu hồi
vốn nhưng mọi thứ đều không dễ dàng đạt được khi chúng ta là quán mới & chưa có khách hàng, chúng ta cần
thời gian để khách hàng đến trải nghiệm và quen dần với các sản phẩm của quán. Vì vậy, kế hoạch trong 3
tháng đầu tiên mở quán đó là ĐẠT ĐIỂM HÒA VỐN.

 Căn cứ vào những gì bạn đã chuẩn bị ở trên theo chia sẻ của Brian, bạn sẽ dễ dàng tính được Điểm Hòa
Vốn của quán (Điểm hòa vốn là mức doanh thu đạt được đủ trang trải mọi chi phí của quán bao gồm: Nguyên
vật liệu, nhân công, mặt bằng, điện nước & khấu hao)

 Khi biết được chính xác Điểm Hòa Vốn, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch marketing để đạt được điểm đó.

6. KẾ HOẠCH CHO NGÀY MỞ BÁN CHÍNH THỨC

 Sau khi chuẩn bị hết tất cả những việc kể trên thì việc quan trọng nhất bạn cần làm là LẬP KẾ HOẠCH
VÀ CHUẨN BỊ CHO NGÀY KHAI TRƯƠNG.

 Bạn cần cho nhân viên & quán hoạt động trước 2-3 ngày (soft opening) trước khi khai trương chính thức
(Grand opening) để quy trình vận hành trơn tru & nhân viên quen việc.

 Bạn cần 1 kế hoạch để thu hút khách đến với mình vào ngày khai trương. Bạn cần làm cho khách hàng biết
được sự hiện diện của bạn trong khu vực & cần tăng cường nhân sự (tăng ca) cho ngày khai trương. Chúng ta
cần làm tốt nhất trong ngày khai trương: đảm bảo chất lượng hàng bán, nhân viên đầy đủ để tránh tình trạng
quá tải làm mất lòng khách. Bạn nên nhớ “ ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng” nó quyết định đến việc có quay
lại hay không của khách hàng.

 Trên đây là những bước quan trọng để lên kế hoạch chi tiết để mở 1 quán, bạn cần bám sát để tránh những
sai sót, thiếu hút và bị rối trong việc chuẩn bị.

𝐍𝐆Â𝐍 𝐒Á𝐂𝐇 𝐂Ò𝐍 𝐋Ạ𝐈: 𝟑𝟎% 𝐊𝐇𝐎Ả𝐍 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐏𝐇Í

𝑉ậ𝑦 30% 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑝ℎí 𝑑ự 𝑡𝑟ù 𝑛à𝑦 𝑑ù𝑛𝑔 để 𝑙à𝑚 𝑔ì?

Khoản kinh phí tiếp tục được chia ra thành 2 khoản:

𝐾ℎ𝑜ả𝑛 1: là NGÂN SÁCH MARKETING trong 3 tháng đầu tiên.

𝐾ℎ𝑜ả𝑛 2: là CHI PHÍ DỰ TRÙ cho hoạt động quán 3 tháng đầu tiên.

 3 tháng đầu là khoảng thời gian quan trọng nhất, quyết định thành hay bại của 1 quán trừ khi bạn có lượng
tiền dồi dào để bù lỗ hơn 3 tháng. Thông thường các quán sẽ ch.ết trong giai đoạn này rất nhiều.

 Nếu các bạn không dự trù khoản kinh phí này, khi quán hoạt động không tốt trong 1-2 tháng đầu, bạn rất dễ
rơi vào bế tắc về tài chính, khi đó tinh thần sẽ không ổn định, sẽ không suy nghĩ được thêm gì và nếu có muốn
làm gì cũng bị giới hạn vì hết tiền. Đó là lý do vì sao rất nhiều bạn phải sang quán hoặc đóng cửa khi quán mới
hoạt động được vài tháng hoặc gánh thêm 1 đóng nợ sau khi mở quán.

7. KẾ HOẠCH MARKETING CHO 3 THÁNG ĐẦU TIÊN:

 Trong 3 tháng đầu tiên, hoạt động marketing của bạn phải mạnh mẽ nhất.

ĐỪNG QUÁ QUAN TÂM ĐẾN NGÂN SÁCH MARKETING TRONG GIAI ĐOẠN NÀY VÌ NẾU BẠN
LÀM TỐT SẼ DỄ DÀNG THU LẠI KHOẢN CHI PHÍ NÀY VÀO NHỮNG THÁNG TIẾP THEO.

 Đây là giai đoạn bạn THU HÚT khách hàng và LẤY THỊ PHẦN của đối thủ trong khu vực, đừng dùng
chiêu “Mưa dầm thấm đất” (không làm gì ngồi đợi thôi) hoặc “Vô chiêu thắng Hữu Chiêu” (không biết làm gì
cả), mỗi ngày mở mắt ra đều sẽ tốn tiền (nhà, điện nước, nhân công, nguyên liệu đổ bỏ) vì vậy đừng để thời
gian quan trọng ấy trôi qua 1 cách vô nghĩa.

Hãy tạo cho quán những CT khuyến mãi, những chiến lược dài hạn, những hoạt động mang tính thu hút
KH.

 Khởi đầu 1 công việc kinh doanh với vai trò là CHỦ không hề đơn giản, MỌI SAI LẦM ĐỀU ĐƯỢC
TRẢ GIÁ BẰNG TIỀN, THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi bắt đầu, cái nào
không biết thì học, học không hiểu thì hỏi, hỏi vẫn chưa hiểu thì khoan làm, khi nào hiểu rồi hãy làm. ĐỪNG
QUÁ VỘI VÀNG

𝑵𝑯Ữ𝑵𝑮 𝑳Ư𝑼 Ý 𝑲𝑯𝑰 𝑪𝑯Ọ𝑵 𝑴Ặ𝑻 𝑩Ằ𝑵𝑮

(𝐶ℎ𝑢ỗ𝑖 𝑏à𝑖: 𝐾ℎở𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ằ𝑛𝑔 𝐹&𝐵) - Phần 1

- Đây là bài viết Brian đã chia sẻ trong tháng 11.2020, và sau khoảng thời gian (6 tháng) làm việc & học tập từ
những anh chị cùng ngành & những biến đổi xu hướng trên thị trường, Brian xin phép cập nhật thêm một số
nội dung trong bài viết và chia sẻ lại đến các bạn đang có ý định kinh doanh F&B có 1 thông tin tham khảo tốt
hơn trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh trong giai đoạn hiện tại

Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn có ý định kinh doanh F&B trong tương lai gần.

------------------------------------------

Lợi thế vị trí là 1 lợi thế BẤT KHẢ XÂM PHẠM. Dù sản phẩm có đơn điệu, không có hoạt động
marketing, cửa hàng vẫn có thể Thành Công nhờ vào vị trí tốt.

Bài viết này Brian đề cập nhiều đến ĐẶ𝐂 𝐓Í𝐍𝐇 𝐂Ủ𝐀 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆 dành cho những bạn đi thuê mặt bằng
để kinh doanh F&B, việc chọn mặt bằng sai khiến công việc kinh doanh của bạn khả năng thất bại cao.

Brian 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡â𝐧 𝐭í𝐜𝐡 𝐬â𝐮 đặ𝐜 𝐭í𝐧𝐡 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠 (gần khu dân cư, trường học, văn phòng công ty, công
nhân…) vì điều đó phụ thuộc vào mô hình kinh doanh và đối tượng KH bạn nhắm tới để chọn lựa phù hợp.

Những mô hình nhỏ như take away, kiot. Brian sẽ không đề cập ở đây.

Những quán nào đang rơi vào 1 trong những tiêu chí bên dưới mà vẫn đang hoạt động tốt, có lợi nhuận –
Brian xin chúc mừng bạn, chắc chắn quán bạn có 1 điểm gì đó mà khiến khách hàng yêu thích quay lại nhưng
đừng tự mãn bạn nhé vì khi sự yêu thích giảm đi, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thực tại đang có. Luôn luôn
học hỏi để làm mới quán mình và không làm KH nhàm chán.

𝑽ậ𝒚 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒉ú𝒏𝒈 𝒕𝒂 đ𝒊 𝒕𝒉𝒖ê 𝒎ặ𝒕 𝒃ằ𝒏𝒈 để 𝒎ở 𝒒𝒖á𝒏 (ă𝒏 / 𝒖ố𝒏𝒈) 𝒄𝒉ú𝒏𝒈 𝒕𝒂 𝒄ầ𝒏 𝒍ư𝒖 ý 𝒏𝒉ữ𝒏𝒈 đ𝒊ề𝒖 𝒈ì
𝟏. 𝐌Ặ𝐓 𝐓𝐈Ề𝐍 ĐƯỜ𝐍𝐆

- Hãy thuê mặt bằng nằm ở mặt tiền đường vì nó là điểm mấu chốt để khách hàng qua lại nhìn thấy quán của
bạn.

- Việc đưa quán vào những con hẻm sẽ tạo nên sự thách thức không nhỏ đối với Khách Hàng trong việc tìm
kiếm và lưu lượng khách hàng qua lại ở những con hẻm ít hẳn so với quán nằm ở mặt tiền đường.

- Bạn cần KHẢO SÁT KỸ những mặt tiền đường NĂM TRÊN TRỤC ĐƯỜNG DI CHUYỂN trước khi đặt
cọc thuê – nghĩa là ở những con đường này khách hàng chỉ “cắm mặt” di chuyển nhanh là chủ yếu và sẽ hạn
chế dừng lại sử dụng dịch vụ ăn uống (hoặc chỉ dừng mua take away rồi đi để kịp giờ làm hoặc kịp giờ về nhà
tránh kẹt xe), để nhận dạng những con đường này đa phần sẽ rơi vào những trục đường chính nối liền giữa các
quận. Thường những mặt bằng ở con đường này giá cao vì là trục chính và đông xe qua lại nhưng về doanh thu
của điểm bán thì chúng ta cần khảo sát kỹ về tập khách hàng ở xung quanh đó có phù hợp với mô hình kinh
doanh của chúng ta hay không chứ đừng nghĩ đường đông là sẽ có khách nhé.

𝟐. 𝐂𝐇𝐈Ề𝐔 𝐍𝐆𝐀𝐍𝐆 𝐂Ủ𝐀 𝐌Ặ𝐓 𝐓𝐈Ề𝐍 𝐓Ố𝐈 𝐓𝐇𝐈Ể𝐔 𝐋À 𝟔 𝐌É𝐓

Sự bất lợi của những quán có mặt tiền < 6m:

- Không gian quán dễ rơi vào dạng nhà hình ống: bị hẹp, kín, cảm thấy chật chội.

- Với chiều ngang < 6m, về bố cục sắp xếp cho bàn ghế hàng ngang sẽ bị hạn chế. (2 dãy bàn)

- Chiều ngang mặt tiền < 6m, việc xây dựng nhận diện thương hiệu bằng bảng hiệu sẽ giảm hiệu quả, khách
hàng sẽ ít chú ý hơn vì lướt qua quá nhanh.

Ở một số khu vực trung tâm thành phố, nhiều mặt bằng rơi vào chiều ngang 4m nhưng phần lớn do quy
hoạch đô thị và đặc tính khách hàng khu vực đó bù lại phần nào giới hạn của điểm yếu này (lượng khách đông,
khách đi bộ nhiều, đa số hàng quán giống nhau về chiều ngang mặt bằng).

Nếu đang có chiều ngang của mặt tiền dưới 6m, bạn cần tối ưu không gian phía trên để tối ưu về diện tích
bảng hiệu nhằm thu hút khách hàng từ xa, dùng nhiều các cộng cụ marketing offline (standee, bảng hiệu tay
chìa…) để thu hút sự chú ý của khách hàng, điều này giúp bạn giải quyết được phần nào về nhận diện của
quán.

𝟑. 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆 𝐍Ằ𝐌 Ở 𝐆Ó𝐂 𝐍𝐆Ã 𝐁𝐀 𝐇𝐎Ặ𝐂 𝐍𝐆Ã 𝐓Ư

- Nếu các bạn để ý, những mặt bằng góc ngã ba/ ngã tư luôn được các ông lớn trong lĩnh vực F&B săn đón.
Điển hình là The Coffee House & Highlands Coffee.

𝑁ℎữ𝑛𝑔 ư𝑢 𝑡ℎế 𝑚à 𝑐ℎỉ 𝑐ó 𝑚ặ𝑡 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑛ằ𝑚 ở 𝑔ó𝑐 𝑛𝑔ã 𝑏𝑎/ 𝑛𝑔ã 𝑡ư 𝑐ó:

- Quán có 2 mặt tiền: lúc này hoạt động marketing outdoor được khai thác tối ưu. Có thể đón KH từ 2 mặt tiền
& đón nhận lượng view về bảng hiệu, thương hiệu gấp đôi quán thông thường (1 mặt tiền)

- Thoáng & rộng là 2 từ để diễn tả quán có 2 mặt tiền, tùy vào cách bố trí & sắp xếp không gian của bạn để tối
ưu nó.

- Quán ở góc luôn ấn tượng hơn với khách hàng.

Đồng hành với mặt bằng góc 2 mặt tiền là giá thuê cũng sẽ cao hơn so với mặt bằng 1 mặt tiền trong khu vực,
thông thường sẽ chênh lệch giá thuê khoảng gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với mặt bằng cùng diện tích.
Vì vậy, các bạn cần cân nhắc kỹ trong việc thuê các mặt bằng góc, giá thuê & lưu lượng giao thông ở 2 mặt
tiền là điều các bạn cần quan tâm nhất đối với mặt bằng loại này.

𝟒. 𝐂HỌ𝐍 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆 𝐓𝐑Ê𝐍 ĐƯỜ𝐍𝐆 𝟐 𝐂𝐇𝐈Ề𝐔 & ĐÔ𝐍𝐆 𝐗𝐄 𝐐𝐔𝐀 𝐋Ạ𝐈.

- Cố gắng chọn cho mình những mặt bằng nằm trên con đường 2 chiều, đường lớn càng tốt và đặc biệt không
có CON LƯƠN chắn ngang (lưu ý về trục đường chính mà Brian đã đề cập ở trên nhé)

- Đường 2 chiều sẽ đón nhận được khách từ 2 chiều qua lại. Khách hàng dễ dàng ghé quán mà không có nhiều
trở ngại.

Đườ𝑛𝑔 1 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 /𝑐ó 𝑐𝑜𝑛 𝑙ươ𝑛 𝑐ℎắ𝑛 𝑛𝑔𝑎𝑛𝑔 đườ𝑛𝑔 𝑠ẽ 𝑔𝑖ớ𝑖 ℎạ𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ 𝑔ầ𝑛 ½ 𝑣à 𝑠ẽ 𝑐ó 𝑛ℎ𝑖ề𝑢 𝑏ấ𝑡
𝑡𝑖ệ𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 đ𝑖 𝑙ố ℎ𝑜ặ𝑐 𝑡𝑟ở 𝑛𝑔ạ𝑖 𝑞𝑢𝑎𝑦 đầ𝑢 𝑥𝑒 𝑔ℎé 𝑞𝑢á𝑛.

Brian chắc chắn có rất nhiều quán đang gặp nhiều khó khăn vì đặc điểm này.

𝟓. 𝐓𝐇𝐔Ê 𝐍𝐇À 𝐇𝐎À𝐍 𝐓𝐇𝐈Ệ𝐍 𝐇𝐀𝐘 𝐓𝐇𝐔Ê ĐẤ𝐓

- Đây là quyết định bạn phải xác định ngay từ đầu vì nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí bạn đầu tư cho quán & mô
hình kinh doanh.

𝐓𝐇𝐔Ê 𝐍𝐇À 𝐇𝐎À𝐍 𝐓𝐇𝐈Ệ𝐍:Nhà hoàn thiện được định nghĩa có tường, mái hoặc có lầu.

Đặ𝒄 đ𝒊ể𝒎 𝒏𝒉à 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉𝒊ệ𝒏:

- Không tốn nhiều chi phí sữa chữa đầu tư, chủ yếu chi phí nằm ở décor.

- Giới hạn trong việc thiết kế do đã có khung sẵn (số tầng có sẵn)

- Giá trị thuê sẽ cao hơn so với thuê đất.

𝑵𝒉ữ𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 ý 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒉𝒖ê 𝒏𝒉à 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉𝒊ệ𝒏:

- Thời gian thuê tối thiểu là 3 năm (1-2 năm đầu để thu hồi vốn) – nếu có thể thuê dài hơn từ 5 năm trở lên
càng tốt.

- Đàm phán chủ nhà 1 khoảng thời gian sửa chữa không tính tiền nhà ( thông thường sẽ là 1/2 tháng đến 1
tháng)

- Đừng đầu tư quá nhiều tiền vào phần thô (tường, trần, cột…)

- Xác định với chủ nhà những hạn mục có thể tháo dở/ đập bỏ để décor và hiện trạng mặt bằng sẽ trả lại sau
khi kết thúc hợp đồng (cần ghi rõ thỏa thuận này trên hợp đồng)

- Nếu có thể hợp đồng cần công chứng để đảm bảo tính pháp lý.

𝐓𝐇𝐔Ê ĐẤ𝐓: đất trống chưa có gì.

𝑌ế𝑢 𝑡ố đầ𝑢 𝑡𝑖ê𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑛ℎấ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑡ℎ𝑢ê đấ𝑡 𝑙à 𝑔𝑖ấ𝑦 𝑝ℎé𝑝 𝑥â𝑦 𝑑ự𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚𝑖ế𝑛𝑔 đấ𝑡 đó, 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑥â𝑦
đượ𝑐 𝑏𝑎𝑜 𝑛ℎ𝑖ê𝑢 𝑡ầ𝑛𝑔, 𝑑ạ𝑛𝑔 𝑛ℎà 𝑛ℎư 𝑡ℎế 𝑛à𝑜, 𝑡ℎủ 𝑡ụ𝑐 𝑥𝑖𝑛 𝑝ℎé𝑝 𝑟𝑎 𝑠𝑎𝑢 – 𝑦ê𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑐ℎủ đấ𝑡 ℎỗ 𝑡𝑟ợ 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔
𝑣𝑖ệ𝑐 𝑥𝑖𝑛 𝑔𝑖ấ𝑦 𝑝ℎé𝑝 𝑥â𝑦 𝑑ự𝑛𝑔.

Đặ𝒄 đ𝒊ể𝒎 𝒕𝒉𝒖ê đấ𝒕:

- Chi phí đầu tư cho việc thuê đất sẽ cao hơn so với nhà hoàn thiện vì bạn phải xây dựng mới hoàn toàn.

- Hiện tại có rất nhiều phương án cho việc xây dựng như: nhà thép tiết kiệm chi phí và tháo dở dễ dàng.
- Đối với thuê đất, do chi phí mặt bằng thấp nên bạn sẽ dể dàng đạt được điểm hòa vốn & có lợi nhuận ngay từ
trong thời gian đầu nhưng bù lại thời gian hoàn vốn cũng sẽ lâu hơn thuê nhà do chi phí đầu tư ban đầu cao.

𝑵𝒉ữ𝒏𝒈 𝒍ư𝒖 ý 𝒌𝒉𝒊 𝒕𝒉𝒖ê đấ𝒕:

- Thời gian tối thiểu cho thuê đất là 5 năm. Tốt nhất để thuê 1 miếng đất là 10 – 15 năm.

- Cố gắng đàm phán trong 2-3 năm đầu không tăng giá thuê (dự trù hoàn vốn trong 2 – 3 năm đầu)

- Đàm phán chủ nhà 1 khoảng thời gian đầu xây dựng không tính tiền thuê ( thông thường sẽ là 1 tháng)

- Ràng buộc trên hợp đồng việc nếu lấy lại mặt bằng sớm sẽ đền cọc & đền chi phí xây dựng khấu hao theo
thời gian ký hợp đồng - thuê 1 bên thiết kế xây dựng thứ 3 để làm quán và có hợp đồng & nghiệm thu & quyết
toán rõ ràng để có cơ sở pháp lý nếu có tranh chấp vấn đề lấy mặt bằng sớm hơn thời hạn hợp đồng.

- Hợp đồng cần công chứng để đảm bảo tính pháp lý.

𝟔. 𝐂𝐇Ỗ ĐỂ 𝐗𝐄 𝐊𝐇Á𝐂𝐇: đây là yếu tố tiên quyết bắt buộc phải tính tới khi thuê mặt bằng. Nó quyết định đến
công suất bán hàng tại quán của 1 cửa hàng.

𝑉ậ𝑦 𝑁ế𝑢 𝑞𝑢á𝑛 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑥ử 𝑙ý đượ𝑐 𝑏ã𝑖 𝑥𝑒 𝑐ℎ𝑜 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑡ℎì đ𝑖ề𝑢 𝑔ì 𝑠ẽ 𝑥ả𝑦 𝑟𝑎?

Brian sẽ đưa ra 1 ví dụ để bạn hiểu được nó quan trọng như thế nào:

Ví dụ: bạn mở ra 1 quán mà sức chứa 100 – 150 người. Ngày khai trương bạn đón 100 khách cùng 1 thời điểm
và khách đều đi xe máy & 2 người đi chung 1 chiếc xe thì sẽ có ít nhất 50 chiếc xe cần gửi của khách. Bạn cứ
tưởng tượng 50 chiếc xe cần giữ thì làm sao giải quyết được bãi xe cho quán?

Và nếu 1 quán có diện tích lớn mà chúng ta không có bãi xe chỉ để được 10 – 20 chiếc thì không khác nào bạn
tự đuổi khách của mình.

Một bài học kinh nghiệm, ở những quán lớn như The Coffee House, vì sao Brian nói về TCH vì TCH xây
dựng không gian quán dành cho khách hàng ngồi lại làm việc và học tập là chính vì vậy nhu cầu bãi xe của
TCH rất lớn. TCH luôn cố gắng xử lý bãi xe một cách tốt nhất: tạo không gian giữ xe trước quán, thuê bãi xe
kế bên quán, dành riêng tầng trệt để giữ xe máy.

𝐍𝐇Ữ𝐍𝐆 Đ𝐈Ể𝐌 𝐂Ầ𝐍 𝐓𝐑Á𝐍𝐇 𝐊𝐇𝐈 Đ𝐈 𝐓𝐇𝐔Ê 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆:

Đ𝑰Ể𝑴 𝟏: 𝑻𝒓á𝒏𝒉 𝒎ặ𝒕 𝒃ằ𝒏𝒈 𝒏ằ𝒎 𝒕𝒓ê𝒏 𝑸𝑼Ố𝑪 𝑳Ộ.

Khách chia làm 2 dạng khách: khách trung thành & khách vãng lai:

- Khách trung thành phần lớn rơi vào khu dân cư, khu vực họ đang sinh sống, khách sẽ có thói quen sử dụng
dịch vụ ăn uống gần nơi mình sinh sống.

- Khách vãng lai phần lớn họ di chuyển qua lại, tiện đường ghé vào.

Đối với những mặt bằng nào nằm trên trục quốc lộ phần lớn khu dân cư sẽ không có nhiều, đa số sẽ rơi vào
nhóm khách vãng lai.

Khách vãng lai, chúng ta khó (khó chứ ko phải là không thể) biến họ thành khách hàng trung thành – vẫn tồn
tại những quán cơm/ quán ăn dọc quốc lộ có lượng khách đông và luôn là nơi dần chân của xe khách, xe tải…
nhưng để xây dựng được lượng khách hàng ổn định như vậy cần 1 quá trình rất dài kiên trì hoạt động. Có 1
điểm các bạn hãy để ý ở những thương hiệu lớn hầu như không có quán đặt trên Quốc Lộ.
Vì vậy, đừng đặt chúng ta vào tình huống thách thức như vậy trừ khi bạn muốn chứng tỏ 1 điều gì đó với
thế giới.

Đ𝑰Ể𝑴 𝟐: 𝑲𝒉ô𝒏𝒈 𝒏ê𝒏 𝒔𝒂𝒏𝒈 𝒍ạ𝒊 𝒒𝒖á𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈ườ𝒊 𝒌𝒉á𝒄.

Có rất nhiều lý do để lý giải cho việc sang quán : đi nước ngoài, vợ đẻ, chuyển công tác, nhiều việc quản lý
không nổi… nhưng thực tế chung quy về 95%- 99% phần lớn rơi vào trạng thái 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖𝒂 𝒍ỗ.

Trong vấn đề kinh doanh thua lỗ này sẽ có nhiều lý do:

- Vị trí đó không tốt (có thể rơi vào những tiêu chí Brian chia sẻ ở trên)

- Không tìm được khách hàng (khu vực vắng)

- Đồ ăn không ngon

- Phục vụ không tốt

Theo quan điểm của Brian, ở những quán đó xuất hiện một thứ mà Brian hay gọi nó là cái Huông (cái dớp).
- Và đôi khi tâm lý những người khách hàng qua lại đã ăn uống ở quán cũ thì bản thân họ cũng sợ quay lại vị
trí đó. Điều đó hình thành trong suy nghĩ khách hàng.

- Nhiều khi chúng ta mở ra Brand mới, chúng ta cố gắng thay đổi nhưng khách hàng họ vẫn ngại vì trải nghiệm
cũ.

- Một vấn đề nữa, sử dụng lại những trang bị cũ đã qua sử dụng của chủ cũ. Tâm lý người Việt là tiếc nên khi
sang quán sẽ có thói quen sử dụng lại những gì chủ cũ đã sử dụng. Điều này khiến chúng ta bị bó hẹp suy nghĩ
của trong việc set up quán.

Đ𝑰Ể𝑴 𝟑: 𝑲𝒉ô𝒏𝒈 𝒏ê𝒏 𝒕𝒉𝒖ê 𝒏𝒉ữ𝒏𝒈 𝒎ặ𝒕 𝒃ằ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖𝒏𝒈 𝒗ớ𝒊 𝒄𝒉ủ: Chủ ở trên lầu, chúng ta ở dưới đất hoặc 1
căn nhà chia đôi: ½ cho thuê, ½ để ở.

𝑲𝒉𝒊 𝒃ạ𝒏 𝒕𝒉𝒖ê 𝒏𝒉à 𝒄𝒉𝒖𝒏𝒈 𝒄𝒉ủ 𝒔ẽ 𝒈ặ𝒑 𝒏𝒉ữ𝒏𝒈 𝒗ấ𝒏 đề 𝒔𝒂𝒖:

- Giá điện & nước không theo đồng hồ của nhà nước: sử dụng đồng hồ riêng tính mức giá riêng.

- Sự dòm ngó trong việc sữa chữa và kinh doanh của bạn: nhận ý kiến quá nhiều từ chủ nhà trong việc sữa
chữa 1 thứ gì đó trong mặt bằng thuê.

𝐍𝐇Ữ𝐍𝐆 𝐍𝐆ƯỜ𝐈/ 𝐁Ộ 𝐏𝐇Ậ𝐍 𝐂Ầ𝐍 𝐂𝐇Ú Ý 𝐊𝐇𝐈 Đ𝐈 𝐓𝐇𝐔Ê 𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆

𝟏. 𝐇à𝐧𝐠 𝐗ó𝐦: tuy là không có tác động nhiều như chủ nhà nhưng họ cũng có tầm ảnh hưởng của họ - nhóm
này có thể giúp bạn nhưng cũng có thể gây khó dễ cho bạn.

Khi muốn biết tình hình khu vực đó như thế nào, tình hình an ninh thì hàng xóm sẽ đối tượng cực tốt để liên hệ
tìm hiểu.

Brian khuyên các bạn khi mới bắt đầu thuê mặt bằng cần có mối quan hệ tốt với hàng xóm bằng cách qua chào
hỏi, giới thiệu, nói chuẩn bị mở quán ở đây, có gì nhờ họ hỗ trợ, khai trương có thể mời free 1 món gì đó.

Thường xuyên hỏi thăm tạo nên sự thân thiện với người đó trong vấn đề khi xây dựng quán, tránh những
trường hợp mình làm ồn trong lúc xây dựng, họ báo công an xuống kiểm tra giấy tờ.

𝟐. 𝐂ơ 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐜ô𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐲ề𝐧:


- Khi mở quán, điều đầu tiên cần làm là đăng ký mọi giấy phép liên quan đến việc kinh doanh (giấy phép đăng
ký kinh doanh, VSATTP, Hồ sơ phòng cháy chữa cháy, nguồn gốc thực phẩm, chứng từ…).

Bên cạnh đó, các bạn cần quan tâm đến các phòng trực tiếp quản lý địa bàn bạn đang kinh doanh.

𝑩ộ 𝒑𝒉ậ𝒏 𝒕𝒉ứ 𝟏: Vệ sinh an toàn thực phẩm: thông thường ở C.ông An Phường sẽ có phòng c.ông an kinh tế,
anh/ chị phòng này phụ trách kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của quán, vấn đề hợp đồng lao động, giấy
phép đăng ký kinh doanh…

𝑩ộ 𝒑𝒉ậ𝒏 𝒕𝒉ứ 𝟐: Trật tự đô thị: anh/ chị thường đi tuần tra, kiểm tra lấn chiếm lòng lề đường, nếu các bạn
không xử lý được bãi xe hoặc bãi xe nhỏ ở vị trí mặt bằng tốt quá vẫn muốn thuê thì các bạn nên làm việc kỹ
càng với anh/ chị phòng này.

𝑩ộ 𝒑𝒉ậ𝒏 𝒕𝒉ứ 𝟑: C.ông An khu vực: thực tế trong hoạt động kinh doanh F&B (ăn uống) trừ khi bạn có nhân
viên ở lại quán cần đăng ký tạm vắng tạm trú, vai trò c.ông an khu vực không sẽ thể hiện rõ khi quán xảy ra
những vấn đề liên quan đ.ánh nhau, đ.ánh b.ài trong quán, hoặc những tay anh chị đến đòi này kia.

Việc xây dựng mối quan hệ tốt với những bộ phận/ người mà Brian đã đề cập ở trên sẽ giúp quán hoạt động
trơn tru.

Trên đây là những chia sẻ của Brian về những tiêu chí chọn lựa mặt bằng, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn khởi
nghiệp bằng kinh doanh F&B có nhiều thông tin hơn trong việc chọn lựa cho mình mặt bằng đúng.

𝟏 𝐂Â𝐔 𝐇Ỏ𝐈 𝐓𝐇ƯỜ𝐍𝐆 ĐƯỢ𝐂 ĐẶ𝐓 𝐑𝐀 𝐕À𝐎 𝐍𝐇Ữ𝐍𝐆 𝐓𝐇Ờ𝐈 Đ𝐈Ể𝐌 𝐊𝐇Ó 𝐊𝐇Ă𝐍 𝐃𝐎 𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃 𝟏𝟗: 𝐂Ó 𝐍Ê𝐍
𝐓𝐇𝐔Ê 𝐍𝐇À/𝐌Ặ𝐓 𝐁Ằ𝐍𝐆 𝐋À𝐌 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐓𝐇Ờ𝐈 Đ𝐈Ể𝐌 𝐍À𝐘?

Có 1 điều thực tế mà ai cũng công nhận là khi dịch covid quay trở lại: mặt bằng giá tốt rất nhiều, Brian đã
nghe nhiều bạn chia sẻ việc thuê mặt bằng lớn giá thấp hơn 2/3 so với giá trước dịch và có thể đàm phán giữ
giá trong 3 năm không tăng, bên cạnh đó còn được hỗ trợ giảm giá nếu dịch covid quay lại.

Vậy quan trọng nhất trong những giai đoạn hiện tại, là việc bạn xác nhận trong NGUY có CƠ và cái nào
hơn cái nào. Nếu bạn nhìn thấy CƠ HỘI nhiều hơn thì hãy biết cách nắm bắt và chuẩn bị kỹ càng trước khi gia
nhập thị trường nhé.

Chúc các bạn luôn thành công trong F&B & chọn được những mặt bằng vừa ý.

Nguồn: Brian Dang

𝑿Á𝑪 ĐỊ𝑵𝑯 𝑲𝑯Á𝑪𝑯 𝑯À𝑵𝑮 𝑴Ụ𝑪 𝑻𝑰Ê𝑼 𝑻𝑹𝑶𝑵𝑮 𝑭&𝑩

(𝐶ℎ𝑢ỗ𝑖 𝑏à𝑖: 𝐾ℎở𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ằ𝑛𝑔 𝐹&𝐵)

- Đây là 1 bài toán khó, thậm chí những hệ thống lớn khi họ mở rộng thị trường vẫn thất bại vì KH mục tiêu
khu vực cửa hàng họ mở không đủ lớn hoặc đối thủ cạnh tranh trực tiếp quá nhiều. Vì vậy khi các bạn mở
quán cần bình tĩnh dành thời gian để nghiên cứu nhóm KH mục tiêu tại khu vực bạn kinh doanh.

𝐕ì 𝐬𝐚𝐨 𝟗𝟎% 𝐡à𝐧𝐠 𝐪𝐮á𝐧 𝐭𝐫ê𝐧 𝐭𝐡ị 𝐭𝐫ườ𝐧𝐠 𝐤𝐢𝐧𝐡 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐮𝐚 𝐥ỗ/ 𝐤𝐡ô𝐧𝐠 𝐜ó 𝐥ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐯à 𝐩𝐡ả𝐢 đó𝐧𝐠 𝐜ử𝐚
𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝟔 𝐭𝐡á𝐧𝐠 đầ𝐮  𝐯à 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 𝐜ó 𝐜â𝐮: “𝐠𝐡é𝐭 𝐚𝐢 𝐭𝐡ì 𝐱ú𝐢 𝐧𝐠ườ𝐢 đó 𝐦ở 𝐪𝐮á𝐧 𝐜𝐚𝐟é 𝐤𝐡ở𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢ệ𝐩”

Câu trả lời nằm ở 𝐓𝐇Ó𝐈 𝐐𝐔𝐄𝐍 𝐂Ủ𝐀 𝐍𝐆ƯỜ𝐈 𝐌Ớ𝐈 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐅&𝐁:

𝟏. 𝑻𝒉ấ𝒚 𝒏𝒈ườ𝒊 𝒌𝒉á𝒄 đ𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒎ặ𝒕 𝒉à𝒏𝒈 𝒏à𝒚 đô𝒏𝒈 𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒗à 𝒎𝒖ố𝒏 𝒍à𝒎 𝒕𝒉𝒆𝒐: quan sát thấy
rất đơn giản và nghĩ bản thân mình sẽ làm việc đó dễ dàng và quyết định nhảy vào để chia bớt khách.
𝟐. 𝑻𝒓𝒆𝒏𝒅 𝒏à𝒚 đ𝒂𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒕 𝒒𝒖á, quán nào bán món đó hoặc xây dựng không gian đó đều rất đông khách, bạn
bè trên phây bút ai cũng chụp hình sống ảo với sản phẩm và không gian đó – tranh thủ làm nhanh 1 cái để hốt
bạc.

𝟑. 𝑴𝒖ố𝒏 𝒕𝒉𝒐á𝒕 𝒌𝒉ỏ𝒊 𝒄ô𝒏𝒈 𝒗𝒊ệ𝒄 𝒍à𝒎 𝒕𝒉𝒖ê bị sếp chửi, không phải sống dựa vào thái độ/ sắc mặt của người
khác, không muốn bị đồng nghiệp soi mói, nói xấu sau lưng   chán nản việc làm thuê nên quyết định ra mở
quán để tự do về tài chính và không ai quản lý mình & muốn thoát nghèo.

𝟒. 𝑩í 𝒌í𝒑 𝒈𝒊𝒂 𝒕𝒓𝒖𝒚ề𝒏: bản thân/ gia đình thấy nấu 1 món gì đó ngon quá, ai trong gia đình cũng khen ngon
nên quyết định mở quán để bán.

𝟓. 𝑵𝒉𝒊ề𝒖 𝒕𝒊ề𝒏 để 𝒍à𝒎 𝒈ì? Nhiều tiền mở quán để đó cho vui.

𝟔. 𝑴ơ 𝒎ộ𝒏𝒈 𝒍à𝒎 𝟏 đ𝒊ề𝒖 𝒈ì đó 𝒗ì đ𝒂𝒎 𝒎ê: đam mê mở quán trở thành barista thực thụ, bán những món mà
ai cũng mê (già trẻ lớn bé gì cũng phải xiu lòng vì món của tui) nhưng hiện tại chưa xác định được sẽ bán thứ
gì – thôi thì bán café vậy cho nó dễ làm, mở quán để thỏa mãn bản thân mình trước.

 6 thói quen trên, những bạn mới bắt đầu kinh doanh F&B khó thoát được, 𝘩ã𝘺 𝘵ự 𝘯𝘩ì𝘯 𝘯𝘩ậ𝘯 𝘹𝘦𝘮 𝘣ạ𝘯 𝘤ó
đ𝘢𝘯𝘨 𝘳ơ𝘪 𝘷à𝘰 6 𝘵𝘩ó𝘪 𝘲𝘶𝘦𝘯 𝘮à 𝘉𝘳𝘪𝘢𝘯 𝘤𝘩𝘪𝘢 𝘴ẻ ở 𝘵𝘳ê𝘯 𝘬𝘩ô𝘯𝘨?

 Nếu bạn đang rơi vào 1 trong 6 điều trên, thì Brian xin lỗi, bạn có nguy cơ rơi vào nhóm 90% ở trên nếu
bạn không thay đổi tư duy kinh doanh sau khi đã đọc và hiểu được những gì Brian chia sẻ.

 𝑉ậ𝑦 𝑡ạ𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑏ạ𝑛 𝑟ơ𝑖 𝑣à𝑜 6 đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟ê𝑛 𝑏ị 𝑡ℎấ𝑡 𝑏ạ𝑖? vì đơn giản cả 6 điểm trên bạn không biết bạn
đang làm gì và sẽ phải làm gì? bạn chỉ MUỐN… và MUỐN mọi thứ phải theo ý bạn mà bạn không xác định
được:

- Khách hàng của bạn là ai?

- Họ bao nhiêu tuổi?

- Họ đang ở đâu?

- Thói quen của họ là gì?

- Tại sạo họ phải mua hàng của bạn?

- Họ có tiền trả cho sản phẩm của bạn bán không?

- Sản phẩm bạn bán có phù hợp với dân trong khu vực bạn kinh doanh ko?

-…

 Những “-“ ở trên là những cái bạn phải xác định được trước khi mở quán.

 𝑉ậ𝑦 𝑙à𝑚 𝑡ℎế 𝑛à𝑜 để 𝑥á𝑐 đị𝑛ℎ đượ𝑐 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑚ụ𝑐 𝑡𝑖ê𝑢 𝑛ℎư ở 𝑡𝑟ê𝑛 “-“?

Trước tiên, 𝐁Ả𝐍 𝐓𝐇Â𝐍 𝐁Ạ𝐍 𝐏𝐇Ả𝐈 𝐍𝐇Ì𝐍 𝐍𝐇Ậ𝐍 ĐƯỢ𝐂 𝐓𝐇Ế 𝐌Ạ𝐍𝐇 𝐂Ủ𝐀 𝐁Ạ𝐍 𝐋À 𝐆Ì???

𝟏. 𝑩ạ𝒏 𝒄ó 𝒕𝒉ể 𝒕ạ𝒐 𝒓𝒂 𝒔ả𝒏 𝒑𝒉ẩ𝒎 𝒕ố𝒕 (chất lượng, ngon, hấp dẫn, ăn là ghiền) và điều bạn cần làm ngay lúc
này là xác định ngay đối tượng bạn nhắm tới là ai? Ai sẽ là người bỏ tiền ra chi trả cho sản phẩm của bạn? Họ
thuộc tầng lớp nào trong xã hội?(học sinh, sinh viên, dân văn phòng, công nhân…)Sau khi xác định được đối
tượng mục tiêu của sản phẩm, hãy tìm ngay đến khu vực mà có đông nhóm đối tượng này sinh sống để mở
quán.
Hãy làm mọi thứ để những đối tượng đó biết rằng ở khu vực họ sinh sống có 1 sản phẩm ngon, hấp dẫn, chất
lượng , rất phù hợp với họ bằng hoạt động marketing online & offline và nhắm chính xác vào nhóm đối tượng
mà bạn đã xác định mà đánh.

𝟐. 𝑩ạ𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒄ó 𝒔ẵ𝒏 𝟏 𝒎ặ𝒕 𝒃ằ𝒏𝒈 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 (mặt bằng nhà) hoặc thấy mặt bằng người ta cho thuê ngon
quá xúc luôn và chưa biết phải làm gì. Thì điều đầu tiên bạn cần làm là đi khảo sát đặc điểm khách hàng trong
khu vực đó (lân la đến những quán đang đông khách để quan sát nhóm đối tượng đó có đặc tính như thế nào,
giới trẻ có nhiều không? độ tuổi khoảng bao nhiêu? Thói quen mua hàng của họ như thế nào? Họ đang chuộng
những sản phẩm gì? Sau khi xác định được đặc tính của KH trong khu vực, Brian chắc chắn bạn sẽ tự biết
mình nên bán sản phẩm gì để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

𝟑. 𝑩ạ𝒏 đ𝒂𝒏𝒈 𝒄ó 𝟏 𝒏𝒈𝒖ồ𝒏 𝒍ự𝒄 𝒅ồ𝒊 𝒅à𝒐 𝒗ề 𝒕à𝒊 𝒄𝒉í𝒏𝒉, 𝒌𝒊ế𝒏 𝒕𝒉ứ𝒄 𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈, 𝒄𝒉𝒊ế𝒏 𝒍ượ𝒄 𝒕ầ𝒎 𝒙𝒂 thì
điều đầu tiên bạn cần làm là xác định đối tượng bạn mục phục vụ là ai?( những người thu nhập cao, sẵn hàng
chịu chi với số tiền lớn để nhận lại 1 sản phẩm/ dịch vụ tuyệt vời, thói quen tiêu dùng của họ là gì & ở đâu…)
từ đó bạn sẽ xác định được nơi bạn muốn kinh doanh & sản phẩm bạn sẽ xây dựng.

 Còn nếu bạn chỉ có mỗi nguồn lực dồi dào về tài chính và xác định đầu tư lớn thì Brian khuyên bạn nên đi
học / thuê agency bên ngoài để set up và đi từng bước như Brian chia sẻ ở trên ( bán gì, đối tượng là ai? ở đâu
đông nhóm đối tượng đó…chiến lược marketing như thế nào…)

 Hãy xác định khách hàng mục tiêu để lựa chọn sản phẩm/ vị trí mặt bằng đúng trước khi bắt đầu kinh
doanh sẽ giảm thiểu rủi ro thất bại dành cho các bạn khởi nghiệp bằng F&B.

𝐍𝐇Ữ𝐍𝐆 ĐẶ𝐂 𝐓Í𝐍𝐇 𝐂Ủ𝐀 𝐓𝐇Ị 𝐓𝐑ƯỜ𝐍𝐆 𝐅&𝐁 𝐂Ầ𝐍 𝐋Ư𝐔 Ý:

“𝑩𝑼Ô𝑵 𝑪Ó 𝑩Ạ𝑵, 𝑩Á𝑵 𝑪Ó 𝑷𝑯ƯỜ𝑵𝑮”

 Ở nơi bạn sinh sống, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những loại hình kinh doanh giống nhau nằm san sát
nhau hình thành nên 1 khu vực kinh doanh ăn uống sầm uất  đây là những nơi tập trung rất đông KH mục tiêu
& hầu như những khu vực này hút hết khách trong khu vực.

 Ở những khu vực kinh doanh ăn uống như vậy luôn tồn tại 2 thứ: CƠ HỘI & THÁCH THỨC

𝐂ơ 𝐡ộ𝐢:

- Lượng khách hàng khổng lồ trong khu vực này, không cần phải tìm kiếm đâu xa cứ chui vào đây là có khách.

𝐓𝐡á𝐜𝐡 𝐭𝐡ứ𝐜:

- Sự cạnh tranh khốc liệt trong khu vực này có thể bóp chết bạn một cách nhanh chóng khi khách hàng có quá
nhiều sự lựa chọn trong khu vực.

Vậy lúc này bạn có nên mở quán trên những cung đường này không?

 Câu trả lời là CÓ, nếu bạn tự tin rằng bạn đang có nhiều thế mạnh: sản phẩm khác biệt ngon vượt trội,
không gian trải nghiệm tuyệt vời và 1 chiến lược marketing hiệu quả đủ ăn đứt các quán trong khu vực đó. Bạn
để ý thường những ông lớn trong F&B hãy mở các cửa hàng trên các cung đường/ khu vực này.

 Nếu không có những điểm trên thì nên né những khu vực đó ra càng xa càng tốt, ít nhất là 2 – 3km, vì khu
vực đó nó đã hút hết khách hàng trong khu vực, những quán gần đó sẽ mất hết khách.

𝑺Ự 𝑪Ộ𝑵𝑮 𝑯ƯỞ𝑵𝑮 𝑻𝑹𝑶𝑵𝑮 𝑭&𝑩


 Nếu trong khu vực bạn kinh doanh có quá nhiều quán ăn thì bạn nên bán thức uống để đón những khách
hàng đó và ngược lại. Khai thác những sản phẩm còn thiếu/ ít trong khu vực sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được
thành công hơn và ít sự cạnh tranh.

Lưu ý: sản phẩm phải cùng có đối tượng KH mục tiêu & phải có chiến lược marketing để thu hút khách
hàng mục tiêu đó.

𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴 𝑪Ù𝑵𝑮 𝑷𝑯Â𝑵 𝑲𝑯Ú𝑪 𝑲𝑯Á𝑪𝑯 𝑯À𝑵𝑮 𝑴Ụ𝑪 𝑻𝑰Ê𝑼

 Đôi khi cạnh tranh trực diện không có lợi trừ khi bạn quá tự tin vào sản phẩm của mình. Việc bán sản phẩm
cùng phân khúc khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn gặt hái được thành công hơn là đối đầu trực tiếp.

Ví dụ: khu vực có quá nhiều tiệm phở thì bạn có thể bán các sản phẩm cùng phân khúc khách hàng như hủ
tiếu, bún bò…

𝐏𝐡ầ𝐧 𝐤ế𝐭:

 Việc xác định khách hàng mục tiêu giúp bạn chọn vị trí mặt bằng & định vị sản phẩm chính xác, giảm bớt
sự BẾ TẮC trong kinh doanh. Đừng bỏ qua bước này và hãy bình tĩnh từng bước xây dựng cho mình 1 công
việc kinh doanh F&B hiệu quả.

Chúc các bạn thành công     

𝑩𝒐𝒏𝒖𝒔:

 Bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào liên quan đến bán hàng đều có KH mục tiêu, Vậy tại sao lại tồn tại KH mục
tiêu?

 Khách hàng mục tiêu là nhóm khách hàng có nhu cầu cao nhất cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhiều hơn
những nhóm khách hàng khác và có khả năng chi tiền (tài chính) cho sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Vậy tại sao chúng ta phải xác định khách hàng mục tiêu trong F&B?

- Để chọn VỊ TRÍ MẶT BẰNG cho đúng.

- Tiết kiệm chi phí marketing.

- Đẩy cơ hội bán hàng lên mức cao nhất có thể và đôi khi chẳng cần làm marketing vẫn THÀNH CÔNG.

Thông thường chúng ta sẽ xác định KH mục tiêu thông qua những đặc tính sau:

- Giới tính

- Độ tuổi

- Học vấn

- Nghề nghiệp

- Thói quen tiêu dùng.

 Sâu hơn nữa sẽ nghiên cứu luôn insight của khách hàng (customer insight), những nghiên cứu này sẽ thông
qua các công ty nghiên cứu thị trường ( Nielsen, Cimigo…).Trong F&B thì những công ty sở hữu chuỗi lớn
(HL, TCH…) thì họ mới sử dụng những phân tích chiều sâu như vậy vì tập khách hàng lớn & đánh trên diện
rộng để đưa ra những sản phẩm/ dịch vụ phù hợp với đối tượng mà họ muốn nhắm tới.
𝑷𝑯Ầ𝑵 𝟑: ĐỊ𝑵𝑯 𝑯Ì𝑵𝑯 𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴 & 𝑴𝑬𝑵𝑼 & 𝑪𝑯𝑰Ế𝑵 𝑳ƯỢ𝑪 𝑮𝑰Á

(𝐶ℎ𝑢ỗ𝑖 𝑏à𝑖: 𝐾ℎở𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ằ𝑛𝑔 𝐹&𝐵)

Trong F&B, sản phẩm được chia làm 2 loại: 𝑆ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 ℎữ𝑢 ℎì𝑛ℎ & 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑣ô ℎì𝑛ℎ.

𝑆ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 ℎữ𝑢 ℎì𝑛ℎ là những sản phẩm bạn tạo ra để bán cho khách hàng: 1 ly café, 1 dĩa cơm tấm, 1 tô
phở, 1 tô hủ tíu, 1 nồi lẩu… - lúc này khách hàng sẽ đánh giá chất lượng sản phẩm theo khẩu vị của họ.

𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑣ô ℎì𝑛ℎ là những thứ đi kèm với sản phẩm hữu hình: không gian, thái độ nhân viên, dịch vụ hậu
mãi sau khi dùng sản phẩm… - những yếu tố này góp phần quyết định mức độ hài lòng của khách hàng đối với
quán của bạn.

Hôm nay Brian sẽ đào sâu về SẢN PHẨM HỮU HÌNH dành cho các bạn mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh
F&B.

Bạn cũng là 1 khách hàng, hằng ngày bạn cũng có nhu cầu ăn uống và trong 1 tuần bạn cũng ra quán ăn/
uống ít nhất 1 lần. Brian chắc chắn có những lúc bạn đến 1 quán nào đó: nhìn qua, nhìn lại, nhìn trên nhìn dưới
menu của 1 quán không biết chọn món gì dù có những menu có thể lên đến trăm món, dài tận 5- 7 trang và
cuối cùng bạn chốt hạ: lấy cho anh/chị chai Sting dâu.

Và Brian chắc chắn với các bạn 1 điều, trường hợp như vậy bạn sẽ gặp thường xuyên khi ăn uống ở ngoài
và đặc biệt là đến những quán mới lần đầu tiên.

𝑽ậ𝒚, 𝒏ế𝒖 𝒃ạ𝒏 𝒎ở 𝒒𝒖á𝒏, 𝒃ạ𝒏 𝒄ó 𝒎𝒖ố𝒏 𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒉à𝒏𝒈 𝒄ủ𝒂 𝒃ạ𝒏 đế𝒏 𝒒𝒖á𝒏 𝒃ạ𝒏 𝒈ặ𝒑 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝒉ợ𝒑 𝒈𝒊ố𝒏𝒈
𝒏𝒉ư 𝒃ạ𝒏 ở 𝒕𝒓ê𝒏 𝒌𝒉ô𝒏𝒈?

Nếu câu trả lời là KHÔNG thì hãy đọc kỹ bài chia sẻ này của Brian, nó không phí thời gian của bạn đâu nếu
bạn đang có ý định mở quán.

Brian sẽ không nói về cách để tạo ra 1 sản phẩm nào đó vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của bản
thân bạn.

𝑩𝒓𝒊𝒂𝒏 𝒔ẽ đ𝒊 𝒔â𝒖 𝒗à𝒐 𝒄á𝒄𝒉 𝒍à𝒎 𝒔𝒂𝒐 để 𝒕ạ𝒐 đ𝒊ề𝒖 đặ𝒄 𝒃𝒊ệ𝒕 𝒄𝒉𝒐 𝒔ả𝒏 𝒑𝒉ẩ𝒎 𝒗à 𝑴𝒆𝒏𝒖 𝒄ủ𝒂 𝒃ạ𝒏 để 𝒕𝒉𝒖 𝒉ú𝒕
𝒌𝒉á𝒄𝒉 𝒉à𝒏𝒈:

𝟏. Ư𝑼 𝑻𝑰Ê𝑵 𝑽Ị 𝑻𝑹Í 𝑪𝑯𝑶 𝑵𝑯Ữ𝑵𝑮 𝑴Ó𝑵 𝑩Ạ𝑵 𝑻Â𝑴 ĐẮ𝑪 𝑵𝑯Ấ𝑻 𝑻𝑹𝑶𝑵𝑮 𝑴𝑬𝑵𝑼:

Những món tâm đắc của bạn chắc chắn là những món bạn đã dành thời gian, công sức, chất xám vào nó để
nghiên cứu & xây dựng lên, Brian tin chắc đây là món bạn tự tin giới thiệu với KH rằng: “món đó ngon lắm,
rất phù hợp với anh/ chị, anh/ chị nên dùng thử 1 lần”

Vì vậy, hãy đặt những món đó làm tâm điểm cho menu của bạn, bạn có thể để dấu stick “𝒃𝒆𝒔𝒕 𝒔𝒆𝒍𝒍𝒆𝒓” để
hướng khách hàng chú ý đến món đó nhiều hơn. Bên cạnh đó, cần đào tạo kỹ cho nhân viên order khi gặp KH
đang lưỡng lự trong việc chọn và nhìn vào đối tượng KH (nam, nữ, học sinh, sinh viên, dân văn phòng…) để
đưa ra đề nghị món “Best seller” hợp lý cho KH đó.

𝐿ư𝑢 ý: Việc gợi ý sản phẩm ngon đúng đối tượng rất quan trọng, điều này giúp nâng cao mức độ hài lòng của
khách về sản phẩm.

Ví dụ:

- Phụ nữ đẹp thích uống các sản phẩm trà trái cây bổ dưỡng không tăng cân.
- Học sinh thích uống trà sữa có thạch/ trân châu.

- Nam thanh niên thích uống café.

𝟐. ĐỊ𝑵𝑯 𝑯Ì𝑵𝑯 & 𝑿Â𝒀 𝑫Ự𝑵𝑮 𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴 𝑪Ố𝑻 𝑳Õ𝑰:

𝑆ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑐ố𝑡 𝑙õ𝑖 là sản phẩm chiếm tỷ trọng doanh số cao nhất so với các món còn lại trong menu & tạo
nên thương hiệu cho quán. Quá trình xây dựng sản phẩm cốt lõi mất khá nhiều thời gian nhưng khi bạn làm
được, quán sẽ có 1 lượng khách hàng ổn định yêu thích sản phẩm đó và thương hiệu của bạn được định hình từ
những sản phẩm đó.

𝑉í 𝑑ụ:

- Highland có Kiềng 3 chân: café sữa, Sen Vàng, Freeze trà xanh

- Koi Thé thì có Macchiato & Trà sữa trân châu hoàng kim

𝑽ậ𝒚 𝒔ả𝒏 𝒑𝒉ẩ𝒎 𝒄ố𝒕 𝒍õ𝒊 đượ𝒄 𝒙â𝒚 𝒅ự𝒏𝒈 𝒏𝒉ư 𝒕𝒉ế 𝒏à𝒐 𝑽à 𝒑𝒉ả𝒊 𝒃ắ𝒕 đầ𝒖 𝒕ừ đâ𝒖

Sản phẩm cốt lõi được xây dựng từ những sản phẩm mà 𝑏ạ𝑛 𝑡â𝑚 đắ𝑐 𝑛ℎấ𝑡 (nhóm 1), nghĩa là nó ngon &
đặc biệt với khẩu vị của bạn và bạn tự tin giới thiệu với KH rằng nó ngon lắm nên thử.

Khi bạn đẩy mạnh các hoạt động marketing tại quán (thông qua nv order, marketing offline) và marketing
online cho sản phẩm này, lúc này bạn sẽ có được 1 lượng KH dùng thử.

𝐕à để 𝐬ả𝐧 𝐩𝐡ẩ𝐦 đó 𝐭𝐫ở 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐬ả𝐧 𝐩𝐡ẩ𝐦 𝐜ố𝐭 𝐥õ𝐢 𝐬ẽ 𝐭𝐡ô𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚 𝐧𝐡ữ𝐧𝐠 𝐭í𝐧 𝐡𝐢ệ𝐮 𝐬𝐚𝐮:

- Phần lớn khách dùng hết sản phẩm không chừa thứ gì (nếu là thức uống thì trừ đá, ống hút, muỗng và cái ly)

- Tỷ lệ khách hàng quay lại mua món đó cao (10 người thì có 5-7 người mua lại)

- Doanh thu bán sản phẩm đó vượt trội & ổn định trong 1 thời gian dài (ít nhất 1 tháng)

- Feedback khách hàng cực tốt cho sản phẩm đó (khen nức nở, ngon vô đối, rất đáng để thử, không thể tuyệt
vời hơn…)

- Khách đến chỉ để mua món đó, nếu hết thì bỏ về.

- Khách mua take away/ ship sản phẩm đó nhiều.

Đó là những tín hiệu cho thấy sản phẩm đó 𝐂Ó 𝐓𝐇Ể trở thành sản phẩm cốt lõi.

Ngoài ra, sản phẩm cốt lõi có thể là những sản phẩm thông dụng: café đá, café sữa, trà sữa trân châu, gà
rán… NHƯNG 𝑛𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑙𝑖ệ𝑢 𝑡ạ𝑜 𝑛ê𝑛 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑛à𝑦 𝑠ẽ 𝑘ℎá𝑐 𝑏𝑖ệ𝑡, 𝑘ℎá𝑐 𝑏𝑖ệ𝑡 để 𝑘ℎá𝑐ℎ 𝑐ℎọ𝑛 𝑏ạ𝑛 𝑚à
𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ℎọ𝑛 𝑞𝑢á𝑛 𝑘ế 𝑏ê𝑛. VÀ đôi khi sản phẩm cốt lõi của bạn lại là KHÔNG GIAN QUÁN.

𝐿ư𝑢 ý: nếu sản phẩm cốt lõi của bạn đang định hình là KHÔNG GIAN QUÁN mà sản phẩm hữu hình thực
tế không có gì đặc biệt thì bạn hãy cẩn thận vì với xu hướng hiện tại, nhiều quán xây dựng tốt về không gian
mọc lên như nấm, sự cạnh tranh về KHÔNG GIAN ngày càng khốc liệt nên hãy cố gắng tạo ra cho quán
những sản phẩm cốt lõi để giữ chân & thu hút Khách hàng.

𝟑. 𝑿Â𝒀 𝑫Ự𝑵𝑮 𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴 ĐƯỜ𝑵𝑮 𝑫Ẫ𝑵 𝑻𝑹𝑶𝑵𝑮 𝑴𝑬𝑵𝑼

Sản phẩm đường dẫn được tạo ra để đáp ứng nhiều nhu cầu của khách hàng, nó là sản phẩm không đặt nặng
tính lợi nhuận, sự xuất hiện của sản phẩm đường dẫn nhằm thu hút khách hàng vì sản phẩm đó mà ghé quán.
Và lợi ích từ giá trị tiếp theo của sản phẩm đó mới quan trọng.
1 sản phẩm có thể đóng cả 2 vai trò: sản phẩm cốt lõi & sản phẩm đường dẫn: vừa chiếm tỷ trọng doanh thu
cao, vừa là sản phẩm hút khách đến quán và sản phẩm loại này thường xuất hiện ở mô hình đồ ăn nhiều hơn đồ
uống.

𝟒. 𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴 𝑼𝑷𝑺𝑬𝑳𝑳: là nhóm sản phẩm được bán thêm/ bán kèm với món chính. Sản phẩm này giúp
quán tăng được giá trị đơn hàng.

Sản phẩm này Brian cũng có phân tích trong bài viết: 𝐶ℎ𝑖ế𝑛 𝑙ượ𝑐 𝐾𝑖ề𝑛𝑔 𝐵𝑎 𝐶ℎâ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝐻𝑖𝑔ℎ𝑙𝑎𝑛𝑑 𝐶𝑜𝑓𝑓𝑒𝑒 –
𝑝ℎầ𝑛 2 – theo đường link ở trên để tham khảo.

𝐿ư𝑢 ý 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔: do sản phẩm upsell được bán kèm với món chính nên số lượng bán sẽ có giới hạn và sẽ
rất khó để vượt qua được món chính vì vậy việc dự trù số lượng sản phẩm upsell bán ra rất quan trọng, đòi hỏi
bạn phải theo dõi sát sao số lượng hằng ngày để đưa ra số hợp lý bên cạnh đó hạn chế những món có thời hạn
sử dụng ngắn hoặc chỉ bán số lượng ít – bán hết thì mới nhập tiếp (đặc biệt là bánh ngọt)

𝟓. 𝑪𝑯𝑰Ế𝑵 𝑳ƯỢ𝑪 𝑮𝑰Á 𝑹Õ 𝑹À𝑵𝑮 𝑪𝑯𝑶 𝑺Ả𝑵 𝑷𝑯Ẩ𝑴:

Việc định giá bán sản phẩm trên menu phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

- Chất lượng nguyên liệu.

- Quy mô đầu tư: lớn, nhỏ, sang trọng, bình dân, tầm trung….

- Định giá theo phân khúc khách hàng mục tiêu (low price, middle price, premium price)

Ở đây Brian sẽ không đưa ra chi tiết mức % cost trên thành phẩm vì còn phụ thuộc vào các yếu tố trên.

Brian chỉ đề cấp đến những chiến lược giá cho những điểm mấu chốt của sản phẩm:

𝐶ℎ𝑖ế𝑛 𝑙ượ𝑐 𝑔𝑖á 𝑡ℎấ𝑝 đố𝑖 𝑣ớ𝑖 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 đườ𝑛𝑔 𝑑ẫ𝑛: cost thành phẩm lúc này có thể lên đến 50 -60% mục
đích để tăng sự cạnh tranh & đẩy mạnh việc thu hút khách hàng đến vì sản phẩm này hơn.

𝐶ℎ𝑖ế𝑛 𝑙ượ𝑐 𝑔𝑖á 𝑐ℎ𝑜 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑐ố𝑡 𝑙õ𝑖: sản phẩm cốt lõi sẽ nằm trong nhóm giá trung bình hoặc thấp hơn
trung bình trong khung giá chung của Menu

Ví dụ: giá các sản phẩm trong Menu giao động từ: 25k – 40k, lúc này sản phẩm cốt lõi nằm ở mức 30k –
không quá cao & không quá thấp, với mức giá này phù hợp với mọi đối tượng vào quán có thể lựa chọn.

𝐶ℎ𝑖ế𝑛 𝑙ượ𝑐 𝑔𝑖á 𝑐ℎ𝑜 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑈𝑝𝑠𝑒𝑙𝑙: đây là nhóm sản phẩm được bán kèm theo sản phẩm chính vì vậy để
thuyết phục khách hàng mua sản phẩm upsell nhiều hơn chúng ta cần kèm sản phẩm upsell đi chung với sản
phẩm chính.

Ví dụ: khi khách hàng mua bất kỳ thức uống nào sẽ được mua kèm 1 cái cheese cake với giá 19k (giá gốc là
29k), mua cái thứ 2 trở đi hoặc mua riêng sẽ mua với giá 29k.

𝑷𝒉ầ𝒏 𝒌ế𝒕:

Định hình sản phẩm trong menu cực kỳ quan trọng, nó giúp các bạn có thể hướng khách hàng chọn lựa
những món ngon của quán & giảm thiểu rủi ro trong lần đầu tiên trải nghiệm sản phẩm của Khách Hàng. Nó
phần nào giúp giữ chân khách hàng (quay lại lần 2, lần 3 vì món ngon đó)

Chiến lược giá thông minh cho toàn bộ Menu hay cho từng món bạn muốn nhắm tới giúp bạn đánh đúng
vào khách hàng mục tiệu và dễ dàng thuyết phục họ ghé quán trải nghiệm sản phẩm & cũng giúp bạn giảm
thiểu chi phí marketing.
𝐏𝐇Ầ𝐍 𝟏: 𝐓Ố𝐈 Ư𝐔 𝐇Ó𝐀 𝐂Ô𝐍𝐆 𝐂Ụ 𝐌𝐀𝐑𝐊𝐄𝐓𝐈𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐍𝐇À 𝐇À𝐍𝐆 𝐂𝐀𝐅E
Đã kinh doanh ngành hàng F&B thì hãy nên thử 1 lần tối ưu hóa các hoạt động marketing cho quán. Điều
này sẽ giúp đưa sản phẩm (sản phẩm thực tế, không gian & dịch vụ) đến khách hàng nhanh hơn, tiếp cận
và nắm bắt cơ hội chinh phục khách hàng. Sẽ rất tiếc nếu chúng ta không khai thác được hết tiềm năng
của quán khi bỏ qua những công cụ marketing này. Hôm nay, Brian chia sẻ đến các bạn các công cụ
marketing hiệu quả trong ngành hàng này, Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc chọn lựa
cho mình các công cụ phù hợp ứng dụng cho quán.
𝟏. 𝑮𝒐𝒐𝒈𝒍𝒆 𝒎𝒚 𝑩𝒖𝒔𝒊𝒏𝒆𝒔𝒔 (𝑮𝒐𝒐𝒈𝒍𝒆 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒑) Đây là công cụ tìm kiếm cửa hàng, khi khách
hàng biết tên quán những không biết địa chỉ, hoặc khách hàng có nhu cầu tìm quán ăn/ uống trong khu
vực quán bạn đang hoạt động, họ sẽ gõ Google. 𝐌ụ𝐜 đí𝐜𝐡 𝐤𝐡𝐢 𝐬ử 𝐝ụ𝐧𝐠 𝐆𝐨𝐨𝐠𝐥𝐞 𝐦𝐲 𝐁𝐮𝐬𝐢𝐧𝐞𝐬𝐬: - Giúp
khách hàng tìm kiếm dể dàng quán trên Google, định vị chỉ đường KH đến tận nơi. - Giới thiệu đến khách
hàng về hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của quán đến khách hàng. - Khi khách hàng có nhu cầu ăn uống
trong khu vực quán bạn hoạt động, KH search trên google sẽ xuất hiện quán của bạn. - Google dựa theo
tiêu chí gần vị trí KH tìm kiếm (nếu KH có mở định vị), dựa vào số lượng người đánh giá & điểm đánh
giá để ưu tiên hiện thị cho KH tìm kiếm.

Đâ𝑦 𝑙à 𝑐ô𝑛𝑔 𝑐ụ 𝑚𝑖ễ𝑛 𝑝ℎí & 𝑐ự𝑐 𝑘ỳ ℎ𝑖ệ𝑢 𝑞𝑢ả 𝑚à 𝑐á𝑐 𝑏ạ𝑛 𝑛ê𝑛 𝑠ở ℎữ𝑢. Ví dụ cụ thể để bạn có thể tự
làm xem quán mình mức độ uy tín như thế nào. KH đang ở quận 5, thích ăn Bún Chả muốn tìm kiếm 1
quán bún chả ngon được nhiều người yêu thích, Khách hàng sẽ gõ “ bún chả quận 5” / “ Bún chả ngon
quận 5”, Lúc này Google sẽ hiện thị những quán bún chả có địa chỉ ở quận 5 và được số lượng người
đánh giá & điểm đánh giá từ cao xuống thấp. Và dựa vào đánh giá, địa chỉ, hình ảnh google cung cấp, KH
sẽ dể dàng chọn lựa quán cho mình. Thông thường khách dựa vào mức độ đánh giá & số lượng người
đánh giá của quán. Việc quán bạn không xuất hiện trên google hoặc không được đầu tư về hình ảnh trên
google là 1 sự thiếu xót không hề nhỏ. 𝐋ư𝐮 ý: bạn phải sở hữu vị trí của quán bạn trên Google My
Business nhé  từ đó bạn dể dàng điều chỉnh thông tin của cửa hàng & khách hàng có thể dể dàng liên lạc
với bạn thông qua google.
𝟐. 𝑭𝒂𝒄𝒆.𝒃𝒐𝒐𝒌: Hầu hết người dân Việt Nam đều sở hữu ít nhất 1 tài khoản fb. Và đây là mỏ vàng của fb
để khai thác quảng cáo, cũng sẽ là kênh của các quán tìm kiếm khách hàng thông qua các tính năng quảng
cáo của fb. Brian khuyến khích các bạn sử dụng fb để quảng bá thương hiệu vì hiện tại không có kênh
thông tin nào truyền tải nhanh và chính xác nhất đến đối tượng khách hàng của bạn. Brian sẽ đi từng bước
cơ bản để các bạn có thể biết mình cần làm gì để khai thác triệt để tính năng của fb. 𝟐.𝟏 𝐅𝐚𝐜𝐞.𝐛𝐨𝐨𝐤 𝐜á
𝐧𝐡â𝐧:
𝟐.𝟏.𝟏 𝗙𝗿𝗶𝗲𝗻𝗱𝘀 & 𝗳𝗼𝗹𝗹𝗼𝘄𝗲𝗿𝘀 - Fb cá nhân có giới hạn tối thiểu là 4.999 friends và không giới hạn số
lượng followers. Hãy tận dụng 2 yếu tố trên add friends những người gần quán bạn & đăng những hình
ảnh về quán, sản phẩm, chương trình khuyến mãi để thu hút họ đến quán. 𝓒â𝓾 𝓱ỏ𝓲 𝓽𝓱ườ𝓷𝓰 đặ𝓽 𝓻𝓪 ở
đâ𝔂 𝓵à 𝓵à𝓶 𝓼𝓪𝓸 để 𝓬ó 𝓯𝓻𝓲𝓮𝓷𝓭𝓼 - Nơi nào bạn đang sinh sống luôn có các cộng đồng xung quanh
bạn (group, fan.page…) đơn giản bạn chỉ cần tham gia các group đó và add friends (lưu ý: quá trình xây
dựng tập khách hàng là friends cần 1 khoảng thời gian dài không thể làm trong 1 ngày hay 1 tuần, fb cho
phép bạn add 1 lần 1000 friends nhưng lưu ý fb có thể khóa tín năng add friends của bạn nếu nghi ngờ
bạn đang add friends những người không quen biết) 𝓒â𝓾 𝓱ỏ𝓲, 𝓿ậ𝔂 𝓴𝓱𝓲 đã 𝓬ó 𝓯𝓻𝓲𝓮𝓷𝓭𝓼 𝓻ồ𝓲 𝓵à𝓶
𝓼𝓪𝓸 𝓬ó 𝓽ươ𝓷𝓰 𝓽á𝓬 𝓽ừ 𝓯𝓻𝓲𝓮𝓷𝓭𝓼 Bạn muốn có tương tác từ friends cho những post của bạn thì điều
đầu tiên bạn phải tương tác với friends của bạn nghĩa là những bài post của friends bạn cần vào like, thả
tim, để lại bình luận… những hành động đó giúp facebook ghi nhận bạn và friends có sự quan tâm lẫn
nhau và khi đó những bài post của bạn cũng sẽ hiển thị trên newfeed của friends. Vì vậy, đừng ngại tương
tác với friends của bạn khi có bài post.
𝟐.𝟏.𝟐 Đă𝐧𝐠/ 𝐜𝐡𝐢𝐚 𝐬ẻ 𝐥ê𝐧 𝐛ả𝐧𝐠 𝐭𝐢𝐧 𝐜ủ𝐚 𝐛ạ𝐧 (𝐟𝐚𝐜𝐞.𝐛𝐨𝐨𝐤 𝐜á 𝐧𝐡â𝐧) - Bảng tin của fb là công cụ hiệu quả
để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, CT KM của quán lên fb cá nhân. Bảng tin tồn tại trong 24h, friends của
bạn sẽ nhìn thấy bảng tin và fb giúp bạn đếm được có bao nhiêu người xem tin và là những ai. - Đây là
công cụ ít người để ý hoặc không biết nhưng nó mang lại 1 hiệu quả cao trong việc quảng bá hình ảnh.
Bạn có thể tự đăng hoặc chia sẻ 1 tin gì đó từ Page/ group…
𝟐.𝟏.𝟑 𝐌ờ𝐢 𝐥𝐢𝐤𝐞 𝐟𝐚𝐧.𝐩𝐚𝐠𝐞 Ngoài ra, fb cá nhân có thể mời Friends like fan.page do mình lập ra hoặc do
mình làm admin. Đây được xem là 1 cách để tăng like page miễn phí các bạn nhé.
𝟐.𝟐 𝐅𝐚𝐧.𝐩𝐚𝐠𝐞: được tạo từ fb cá nhân, là kênh được fb tạo ra phục vụ cho việc quản cáo
Bạn có thể hiểu fan.page giống như 1 kênh truyền hình, nhưng kênh truyền hình là của nhà nước thì bây giờ
kênh fan.page này là của bạn lập ra và bạn có thể toàn quyền sáng tạo ra những điều bạn muốn và đưa những
thông điệp đó đến với KH mà bạn muốn nhắm tới.
Fan.page là 1 chiến lược kinh khủng với nhiều tính năng hiệu quả. Brian sẽ chia sẻ riêng 1 bài để nói về chiến
lược Quảng cáo trên fan.page.

𝟐.𝟑 𝐆𝐫𝐨𝐮𝐩/𝐟𝐚𝐧.𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐜ộ𝐧𝐠 đồ𝐧𝐠 & 𝐆𝐫𝐨𝐮𝐩/𝐟𝐚𝐧.𝐩𝐚𝐠𝐞 ă𝐧 𝐮ố𝐧𝐠: đây là kênh rất hiệu quả dành cho những
quán mới khai trương, giới thiệu sản phẩm của quán cho lượng 1 tập khách hàng cực lớn.

𝖦𝗋𝗈𝗎𝗉/ 𝗉𝖺𝗀𝖾 𝖼ộ𝗇𝗀 đồ𝗇𝗀: Tôi là dân quận …, tôi là người …. Những group thường đăng thông tin xã hội,
những group này tập hợp những người sinh sống trong khu vực đó (cái tên nói lên tất cả).

Bạn có thể liên hệ với admin group để đề cập đến việc đăng 1 bài giới thiệu về sản phẩm quán đi kèm với
khuyến mãi. Tương tác sẽ rất cao nếu sản phẩm & CT Khuyến mãi hấp dẫn.

Chi phí: tùy vào quy định mỗi group và quy mô Group mà chi phí sẽ khác nhau. Bài viết bạn sẽ cung cấp và
admin sẽ viết lại theo giọng văn trải nghiệm của họ.

𝖦𝗋𝗈𝗎𝗉/ 𝗉𝖺𝗀𝖾 ă𝗇 𝗎ố𝗇𝗀: thánh riviu, sài gon ùm, địa điểm ăn uống….group/ fanpage này hội tụ số lượng
tham gia/ lượt like page rất lớn và phổ biến theo diện rộng, Group này phù hợp cho các quán muốn xây dựng
thương hiệu, những sản phẩm đặc biệt, độc lạ, nhiều đi kèm giá rẻ sẽ có lượng tương tác kinh khủng.

Chi phí đăng bài cho các group này khá cao: > 3tr/ bài tùy vào nội dung (bạn nào cần bảng giá tham khảo của
các dịch vụ này thì pm Brian nhe, Brian share miễn phí.)

Nếu chỉ là những sản phẩm thông thường như café, trà sữa, kem… thì việc đẩy tương tác là không cao.

Brian khuyến khích bạn đăng bài ở các GROUP/ PAGE CỘNG ĐỒNG hơn là các group/ fan.page ăn uống
nhé.

𝟑. 𝐖𝐢𝐟𝐢 𝐦𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠:

Khi khách hàng truy cập vào wifi của quán, giao diện đầu tiên khách hàng nhận được khi đăng nhập là quảng
cáo (banner giới thiệu món. CT KM/ fanpage của quán/ yêu cầu cập nhật thông tin khách hàng trước khi đăng
nhập…)

𝑴ụ𝒄 đí𝒄𝒉 𝒌𝒉𝒊 𝒔ử 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑾𝒊𝒇𝒊 𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈:


Quảng cáo những Chương trình khuyến mãi, món mới, giới thiệu fanpage đến khách hàng đang truy cập wifi
của quán hoặc thu thập thông tin (data) của khách hàng bao gồm: tên, số điện thoại, email, đăng nhập
face.book, checkin google… và đo lường lượng thiết bị truy cập wifi, số giờ sử dụng của các thiết bị.

𝑯𝒊ệ𝒖 𝒒𝒖ả 𝒌𝒉𝒊 𝒔ử 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒘𝒊𝒇𝒊 𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈:

- Quảng bá các Chương trình khuyến mãi (món mới, ưu đãi mới) cho khách hàng đang sử dụng sản phẩm tại
quán.

- Thu thập thông tin khách hàng  remarketing.

- Đo lượng & phân tích được lượng khách ngồi tại quán thông qua thời gian thiết bị truy cập wifi từ đó đưa ra
kế hoạch phát triển tăng doanh thu tại cửa hàng.

- Giới hạn thời gian truy cập của thiết bị ( cấp theo giờ) – không khuyến khích sử dụng.

Ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Bạn có kế hoạch tổ chức 1 đêm nhạc tri ân Khách hàng vào ngày 10.11, bạn tạo 1 banner up lên giao
diện wifi marketing để giới thiệu buổi diễn đó, bắt đầu từ hôm nay khi khách hàng đến quán đăng nhập wifi,
KH sẽ thấy được banner thông báo buổi diễn ngày 10.11. Nếu banner thu hút, tự khắc KH sẽ đến kín chỗ vào
đêm 10.11.

Ví dụ 2: Dữ liệu cho thấy trung bình thời gian ngồi tại quán của khách tầm 2 tiếng & thời gian thiết bị truy cập
nhiều nhất vào khung giờ từ 9h đến 11h, sau 11h số lượng truy cập giảm hơn 70%, lúc này chúng ta có thể dự
đoán thời điểm sau 11h khách ra ngoài dùng bữa trưa do quán ko phục vụ đồ ăn hoặc nếu có thì có thể ít/ giá
cao/ không hấp dẫn  điều này giúp bạn có chiến lược tăng thêm món hoặc đưa ra những combo phù hợp cho
khách bữa trưa. Hoặc căn cứ vào số lượng truy cập vào buổi trưa bạn có thể quyết định việc có tăng thêm món
ăn để phục vụ nhóm khách hàng đó.

𝑵𝒉ữ𝒏𝒈 𝒎ô 𝒉ì𝒏𝒉 𝒏à𝒐 𝒏ê𝒏 𝒔ử 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒘𝒊𝒇𝒊 𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈:

- Dạng chuỗi (có nhiều quán)

- Quán có không gian sức chứa > 50 khách/ lần

- Với những quán có không gian nhỏ hoặc take away không nên sử dụng vì kém hiệu quả do lượng truy cập
thấp.

- Không phù hợp dạng mô hình café game đòi hỏi đường truyền mạnh.

𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í đầ𝒖 𝒕ư 𝒄𝒉𝒐 𝒘𝒊𝒇𝒊 𝒎𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈: 2 khoản chi phí cố định & duy trì.

- Chi phí cố định: đầu tư các trang thiết bị ban đầu > 5 triệu (tùy vào quy mô & không gian quán)

- Chi phí duy trì: đa số hiện tại các dịch vụ wifi marketing đều miễn phí phí duy trì, nếu có thì chi phí cũng
không cao.

𝟒. 𝐒𝐌𝐒 𝐌𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠/ 𝐒𝐌𝐒 𝐁𝐫𝐚𝐧𝐝𝐧𝐚𝐦𝐞

Sử dụng tin nhắn hiển thị thương hiệu để gửi đến khách hàng có 2 dạng:

𝑆𝑀𝑆 𝑐ℎă𝑚 𝑠ó𝑐 𝐾ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔: dành cho thương hiệu có sẵn tập danh sách số điện thoại, trong F&B, sử dụng
tính năng này để thông báo điểm tích lũy của khách hàng cho Chương trình royalty hoặc thông báo các sự kiện
khuyến mãi, chúc mừng sinh nhật …
𝑆𝑀𝑆 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑐á𝑜: sử dụng thông tin của nhà mạng để gửi đến khách hàng nội dung quảng cáo của thương
hiệu, thường sẽ có cú pháp hạn chế gửi tin đối với khách hàng không muốn tiếp tục nhận tin nhắn (bạn thường
bắt gặp ở những quảng cáo của FECREDIT trên tin nhắn SMS)

Chi phí cho tin nhắn của các dịch vụ cũng không quá cao, số lượng tin nhắn gửi đi càng nhiều thì chi phí cho 1
tin nhắn càng rẻ.

Brian khuyến khích các bạn sử dụng dịch vụ SMS Chăm sóc khách hàng vì sẽ đo lường được hiệu quả dựa trên
phản hồi của khách hàng nhận tin nhắn

𝟓. 𝐀𝐩𝐩 𝐦𝐨𝐛𝐢𝐥𝐞: The Coffee House là ví dụ chuẩn nhất.

𝑪á𝒄 𝒕í𝒏𝒉 𝒏ă𝒏𝒈 𝒄ủ𝒂 𝒂𝒑𝒑 𝒎𝒐𝒃𝒊𝒍𝒆:

- Lưu giữ thông tin khách hàng.

- Lưu giữ thói quen mua hàng.

- Các Chương trình loyalty.

- Định vị tìm đường & đặt bàn & đặt hàng online & giao hàng.

- Nhắn tin đến Khách hàng miễn phí.

- Đánh giá dịch vụ trực tiếp thông qua khách hàng.

Đây là công cụ cực kỳ hiệu quả bù lại chi phí xây dựng và duy trì rất lớn.

Bạn cứ tưởng tượng khi tải app mobile của thương hiệu đó về, sáng 7h30 mở điện thoại bạn nhận được 1 thông
báo (notification) từ app đó: “ Chào …, hôm nay “nhà” có món mới gửi đến bạn ưu đãi 30% khi ghé “nhà” (ps:
bạn có thể từ chối nhận thông báo)

- Việc sử dụng App mobile hiệu quả khi bạn có 1 lượng khách hàng lớn & rộng, được phục vụ với nhiều chi
nhánh ở nhiều thành phố khi đó công cụ này sẽ cực kỳ hiệu quả & bạn bảo mật được thông tin khách hàng của
riêng mình.

 𝐌ộ𝐭 𝐪𝐮á𝐧 𝐦𝐮ố𝐧 𝐭ồ𝐧 𝐭ạ𝐢 𝐯à 𝐩𝐡á𝐭 𝐭𝐫𝐢ể𝐧 𝐥â𝐮 𝐝à𝐢 𝐜ầ𝐧 𝐜ó 𝐥ượ𝐧𝐠 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠 ổ𝐧 đị𝐧𝐡 & 𝐥𝐮ô𝐧 𝐭ì𝐦 𝐤𝐢ế𝐦
𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠 𝐦ớ𝐢, để 𝐥à𝐦 đượ𝐜 đ𝐢ề𝐮 đó 𝐜ầ𝐧 𝐜ó 𝐜𝐡𝐢ế𝐧 𝐥ượ𝐜 𝐦𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐝à𝐢 𝐡ạ𝐧, 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 & 𝐚𝐝-𝐡𝐨𝐜.
𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐩𝐡ả𝐢 𝐜𝐡ỉ 𝐥à𝐦 𝐦ộ𝐭 𝐯à𝐢 𝐂𝐓 𝐧𝐠à𝐲 𝐤𝐡𝐚𝐢 𝐭𝐫ươ𝐧𝐠 𝐫ồ𝐢 𝐧𝐠ồ𝐢 đợ𝐢 𝐤𝐡á𝐜𝐡 đế𝐧 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 đố𝐢 𝐭𝐡ủ 𝐦ớ𝐢 𝐱𝐮ấ𝐭
𝐡𝐢ệ𝐧 𝐥𝐢ê𝐧 𝐭ụ𝐜 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐮 𝐯ự𝐜.

- Hi vọng những chia sẻ của Brian sẽ giúp cho các bạn phần nào rõ hơn về các công cụ marketing và chọn lựa
công cụ phù hợp với trạng thái hiện tại của quán

Vẫn còn một số công cụ marketing hiệu quả cho quán mà Brian sẽ chia sẻ ở phần 2 trong vài ngày tới.

Và 1 chuỗi bài (4 bài) dành cho những bạn mới bắt đầu kinh doanh F&B (VỊ TRÍ, SẢN PHẨM, GIÁ,
MARKETING) – Chuỗi bài này Brian chia sẻ bằng Clip vì nội dung khá dài và chi tiết. - Hi vọng sẽ hỗ trợ
được các bạn mới khởi nghiệp tránh những sai sót và thất thoát ban đầu.

Chúc mọi người luôn thành công trong ngành hàng F&B.

𝑷𝑯Ầ𝑵 𝟐: 𝑻Ố𝑰 Ư𝑼 𝑯Ó𝑨 𝑪Ô𝑵𝑮 𝑪Ụ 𝑴𝑨𝑹𝑲𝑬𝑻𝑰𝑵𝑮 (𝑭A𝑵𝑷𝑨𝑮𝑬) 𝑪𝑯𝑶 𝑵𝑯À 𝑯À𝑵𝑮 𝑪𝑨𝑭É
Trong phần 1, Brian đã chia sẻ với các bạn 5 công cụ hiệu quả để marketing cho quán, hôm nay Brian sẽ
đào sâu hơn cộng cụ fanpage . 𝐓𝐫ướ𝐜 𝐭𝐢ê𝐧, 𝐜á𝐜 𝐛ạ𝐧 𝐜ầ𝐧 𝐡𝐢ể𝐮 𝐫õ 𝐯ề 𝐟𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐥à 𝐠ì? 𝐍𝐡ữ𝐧𝐠 ư𝐮 đ𝐢ể𝐦 𝐠ì
𝐯ượ𝐭 𝐭𝐫ộ𝐢 để 𝐟𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞 𝐭𝐫ở 𝐭𝐡à𝐧𝐡 ư𝐮 𝐭𝐢ê𝐧 𝐬ố 𝟏 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐢ệ𝐜 𝐥ự𝐚 𝐜𝐡ọ𝐧 𝐜á𝐜 𝐜ô𝐧𝐠 𝐜ụ 𝐦𝐚𝐫𝐤𝐞𝐭𝐢𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨
𝐧𝐡à 𝐡à𝐧𝐠 𝐜𝐚𝐟é?
𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲 là kênh thuần về quảng cáo cho thương hiệu của bạn, truyền tải thông điệp, nội dung, sản phẩm
đến khách hàng của bạn vì vậy việc sở hữu fanpage cho thương hiệu của mình là điều cần thiết.
Ư𝘂 đ𝗶ể𝗺 𝘃ượ𝘁 𝘁𝗿ộ𝗶 𝗳𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲:
- Đánh đúng nhóm đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm tới: bán kính tối thiểu 1km quanh quán của
bạn, giới tính KH bạn muốn tiếp cận, độ tuổi KH bạn muốn tiếp cận, những đặc tính của khách hàng bạn
muốn tiếp cận. (ĐÂY ĐƯỢC GỌI LÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU)
- Bám đuổi khách hàng 1 cách triệt đề, hiển thị quảng cáo liên tục mỗi ngày để khi khách hàng có nhu
cầu sẽ đến quán bạn/ gợi ý liên tục để khách hàng luôn nhớ đến mình. (QUẢNG CÁO REMIND)
- Lưu giữ thông tin khách hàng đã tương tác qua tin nhắn để có cơ hội nhắn tin ưu đãi khách hàng khi
mua hàng & paid message (CHATBOX) 𝗡𝗵ữ𝗻𝗴 𝘃ấ𝗻 đề 𝗰á𝗰 𝗯ạ𝗻 𝗴ặ𝗽 𝗽𝗵ả𝗶 𝗸𝗵𝗶 𝘁ạ𝗼 𝗳𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲: - Tạo xong
không biết làm gì với nó.
- Chỉ đăng vài bài post về sản phẩm/ không gian/ dịch vụ/ CTKM mà không có bất kì động thái về chạy
quảng cáo thì fanpage đó xem như không hoạt động.
- Khoảng 95 – 99% người đổ tiền chạy quảng cáo trên fanpage rồi cảm thấy không hiệu quả và ngừng
chạy quảng cáo.
- Đăng linh tinh rớt tương tác thành page ch.ết.
𝗡𝗵ữ𝗻𝗴 𝘁í𝗻𝗵 𝗻ă𝗻𝗴 𝘃ượ𝘁 𝘁𝗿ộ𝗶 𝗰ủ𝗮 𝗳𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲 đượ𝗰 𝗱ù𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗻𝗴à𝗻𝗵 𝗵à𝗻𝗴 𝗙 & 𝗕 (𝐵𝑟𝑖𝑎𝑛 𝑠ẽ 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑎
𝑠ẻ 𝑣ề 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑐ô𝑛𝑔 𝑐ụ 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑐á𝑜 𝑏ê𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑓𝑎𝑛𝑝𝑎𝑔𝑒 𝑛ℎư: 𝑄𝐶 𝑡ươ𝑛𝑔 𝑡á𝑐, 𝑙𝑖𝑘𝑒 𝑝𝑎𝑔𝑒, 𝑙ượ𝑡 𝑥𝑒𝑚 𝑣𝑖𝑑𝑒𝑜,
𝑝𝑎𝑖𝑑 𝑚𝑒𝑠𝑠𝑎𝑔𝑒, 𝑐𝑙𝑖𝑐𝑘 𝑡𝑜 𝑚𝑒𝑠𝑠𝑒𝑛𝑔𝑒𝑟… 𝑣ì 𝑏ê𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑐ô𝑛𝑔 𝑐ụ đò𝑖 ℎỏ𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝑣à 𝑡ù𝑦 𝑣à𝑜 𝑡ừ𝑛𝑔
𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑐ụ 𝑡ℎể, 𝐵𝑟𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎỉ 𝑐ℎ𝑖𝑎 𝑠ẻ 𝑐á𝑐 𝑏ạ𝑛 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑛ă𝑛𝑔 𝑣ượ𝑡 𝑡𝑟ộ𝑖 𝑚à 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑐á𝑜 𝑓𝑎𝑛𝑝𝑎𝑔𝑒 𝑐ó
𝑡ℎể 𝑙à𝑚 đượ𝑐, 𝑡ừ đó 𝑐á𝑐 𝑏ạ𝑛 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢 𝑠â𝑢 ℎơ𝑛 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑐ô𝑛𝑔 𝑐ụ để ứ𝑛𝑔 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑐ụ 𝑡ℎể 𝑣à𝑜 𝑄𝑢á𝑛
𝑐ủ𝑎 𝑚ì𝑛ℎ)
𝟏. 𝐓ì𝐦 𝐤𝐢ế𝐦 𝐤𝐡á𝐜𝐡 𝐡à𝐧𝐠 𝐦ớ𝐢: Bằng các loại quảng cáo tương tác/ lượt xem video/ paid mesage/ click
to messenger và tính năng định vị vị trí loại trừ đối tượng đã tương tác với page, facebook giúp quảng cáo
của bạn tiếp cận hoàn toàn với những khách hàng mới chưa từng biết tới thương hiệu của bạn. Bạn hãy
tưởng tượng nếu những thông điệp/ hình ảnh/ clip giới thiệu sản phẩm & không gian quán… được trực
tiếp hiển thị trên newfeed của những khách hàng hoàn toàn mới chưa biết đến quán bạn. Nếu ấn tượng,
hợp gu khách hàng ấy sẽ đến TRẢI NGHIỆM.
𝟮. 𝗧𝗵𝘂 𝗵ú𝘁 𝗸𝗵á𝗰𝗵 𝗵à𝗻𝗴 𝗰ũ/ 𝗾𝘂𝗲𝗻 𝗾𝘂𝗮𝘆 𝗹ạ𝗶 𝗾𝘂á𝗻. Vẫn là những loại quảng cáo tương tác /lượt xem
video/ paid mesage/ click to messenger và tính năng bao gồm đối tượng đã tương tác với page, facebook
giúp quảng cáo của bạn tiếp cận với những khách hàng đã từng tới quán thấy quảng cáo thường xuyên.
Khéo léo trong việc tạo ra những thông điệp/ hình ảnh mang tính GỢI NHỚ, LƯU LUYẾN hoặc những
ƯU ĐÃI CHỈ DÀNH RIÊNG CHO KHÁCH QUEN sẽ làm cho khách hàng cũ nhớ đến bạn và có HÀNH
ĐỘNG QUAY LẠI.
𝟯. 𝗧ă𝗻𝗴 𝘀ự 𝘆ê𝘂 𝘁𝗵í𝗰𝗵 𝘀ả𝗻 𝗽𝗵ẩ𝗺 𝗰ủ𝗮 𝗾𝘂á𝗻 𝗯ằ𝗻𝗴 𝗻𝗵ữ𝗻𝗴 𝗱ị𝗰𝗵 𝘃ụ 𝗵ậ𝘂 𝗺ã𝗶 𝗽𝗵í𝗮 𝘀𝗮𝘂: Brian đang đề cập
đến công cụ click to messenger, đây là 1 công cụ rất kinh khủng (theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) khi và
chỉ khi bạn gắn nó với hệ thống CHATBOX. Quảng cáo này facebook sẽ đẩy khách hàng vào messenger
để trò chuyện bạn, bắt đầu từ lúc khách hàng click vào quảng cáo, account của khách hàng được lưu trữ
trên hệ thống Chatbox, lúc này bạn có thể sử dụng công cụ Chatbox kết hợp với paid message của
facebook để gửi thông điệp chăm sóc/ hậu mãi mua hàng/ ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng đã tương
tác messenger này. Với tính năng này giống như bạn đang thì thầm với từng khách hàng, thông qua
CHATBOX sẽ gửi đến hàng ngàn KH. Ví dụ: 1 thông điệp từ hệ thống chatbox gửi ra theo loại Paid
message cho KH”“ “thương hiệu” xin chào, “thương hiệu” rất xin lỗi nếu tin nhắn này làm phiền đến bạn.
“ thương hiệu” đang có 1 sản phẩm đặc biệt dành riêng cho bạn. bạn chỉ cần đến với “ thương hiệu” trong
hôm nay và đưa tin nhắn này cho nhân viên, bạn sẽ nhận được ngay điều đặc biệt này, lưu ý: điều đặc biệt
này chỉ có giá trị trong hôm nay, hãy dành thời gian để trải nghiệm bạn nhé” Tính năng này phụ thuộc
vào nguyên tắc tin nhắn của facebook là 24h + 1 và nếu không hiểu rõ có thể bị khóa tính năng messenger
vĩnh viễn hoặc fanpage vĩnh viễn nếu vị phạm và bị cảnh cáo nhiều lần. đó là lý do mà Brian nói nó kinh
khủng theo nghĩa đen lẫn bóng.

Ps: hệ thống CHATBOX có được khá nhiều công cụ hiệu quả: QR Code, Chat Flow, Key words, Welcome
messange…. Nếu có

𝐕ậ𝐲 𝐥à𝐦 𝐬𝐚𝐨 để 𝐥à𝐦 𝐭ố𝐭 𝐤ê𝐧𝐡 𝐟𝐚𝐧𝐩𝐚𝐠𝐞?

𝗖á𝗰 𝗯ạ𝗻 𝗵ã𝘆 đặ𝘁 𝗰ươ𝗻𝗴 𝘃ị 𝗰ủ𝗮 𝗺ì𝗻𝗵 𝗹à 𝗸𝗵á𝗰𝗵 𝗵à𝗻𝗴, 𝗻ế𝘂 𝗯ạ𝗻 𝗹à 𝗸𝗵á𝗰𝗵 𝗵à𝗻𝗴, 𝗯ạ𝗻 𝘀ẽ 𝗾𝘂𝗮𝗻 𝘁â𝗺 đ𝗶ề𝘂 𝗴ì

- Ưu đãi ngập tràn… (giảm giá, tặng quà, tri ân…)

- Hình ảnh/ clip sản phẩm cực ngon, cực hấp dẫn ra mắt – nhìn là thèm muốn ăn liền. (nhìn ngon ko phải nhìn
đẹp vì có những hình ảnh đẹp nhưng cực kỳ ảo)

- Không gian check-in sống ảo cực đẹp, cực kỳ thoải mái.

- Dịch vụ vượt trội chỉ có bạn sở hữu.

- Ra mắt chi nhánh mới ngập tràn khuyến mãi.

Bạn để ý những thương hiệu lớn trong F&B, hoạt động trên page phần lớn sẽ xoay quanh 5 nội dung trên.

𝗡𝗵ữ𝗻𝗴 𝘁𝗵ứ 𝗸𝗵ô𝗻𝗴 𝗻ê𝗻 𝗹à𝗺 𝗻ế𝘂 𝗸𝗵ô𝗻𝗴 𝗺𝘂ố𝗻 𝗽𝗮𝗴𝗲 𝗰𝗵.ế𝘁

- Đừng đăng những bài post không có chủ đích.

- Đừng đăng những hình ảnh sản phẩm không thu hút (không ngon, không đẹp)

- Đừng đăng những hình ảnh/ Clip khoe quán đông vì điều đó chẳng liên quan gì đến người đọc.

- Đừng đăng quá nhiều feedback của khách hàng về sản phẩm của quán.

Chiến lược marketing tổng thể cho quán được chia theo từng giao đoạn: từng tuần, từng tháng, từng
Quý(quarter), từng nữa năm(Bi-Quarter), từng năm. 1 quán sống ổn định và phát triển cần có chiến lược rõ
ràng và những chiến lược Ad-hoc được tạo ra để phản ứng nhanh với thị trường khi gặp đối thủ mạnh xuất
hiện bên cạnh đó chiến lược cốt lõi cần được duy trì xây dựng để tồn tại & phát triển.

Những nhà kinh doanh nhỏ lẻ thường đứt gánh giữa đường trong việc xây dựng chiến lược marketing
dài hạn hoặc thực sự không hề tồn tại 1 kế hoạch marketing đúng nghĩa.

Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi tại sao những chuỗi lớn họ đang lỗ nhưng vẫn làm?

Vì họ rất nghiêm túc trong những kế hoạch đặt ra theo từng giai đoạn và chiến lược marketing dài hạn để gặt
hái những thành công trong tương lai. Trong quá trình thực thi sẽ luôn có những tiêu chí (KPI) để đánh giá
được hiệu quả của chiến lược đề ra & liên tục điều chỉnh để thích nghi với từng giai đoạn cụ thể.
THƯƠNG HIỆU LỚN ĐÁNH THEO DIỆN RỘNG CẢ 1 THÀNH PHỐ HAY CẢ 1 QUỐC GIA,
THƯƠNG HIỆU NHỎ CHỈ CẦN WIN TRONG BÁN KÍNH 3KM TỪ TÂM QUÁN LÀ THÀNH CÔNG.

Quán bạn đã nằm trong Top 5 quán đông khách nhất (cùng sản phẩm kinh doanh) trong bán kính 3 km ở
khu vực của bạn chưa??? Nếu câu trả lời là CHƯA thì bạn hãy dừng việc ngồi chờ khách đến nữa, hãy tạo cho
mình 1 kế hoạch để thu hút khách đến quán.

Hi vọng những chia sẻ của Brian giúp các bạn phần nào hiểu được fanpage và định hình được những kế
hoạch để phát triển Quán ngày càng đông khách.

𝑷𝑯Ầ𝑵 3: 𝑻Ố𝑰 Ư𝑼 𝑯Ó𝑨 𝑪Ô𝑵𝑮 𝑪Ụ 𝑴𝑨𝑹𝑲𝑬𝑻𝑰𝑵𝑮 𝑪𝑯𝑶 𝑵𝑯À 𝑯À𝑵𝑮 𝑪𝑨𝑭É

𝑻𝒊𝒌 𝒕𝒐𝒌

Tik tok là mạng xã hội video âm nhạc mà người dùng chủ yếu tạo ra những clip có độ dài từ 15s - 180s, đối
tượng chính của tik tok là giới trẻ với độ tuổi từ 10t đến 18t & Gen Z (18t – 24t).

- Những sản phẩm phù hợp với quảng cáo tik tok: thời trang, làm đẹp, giày dép hoặc các sản phẩm tiêu dùng
nhằm tăng nhận diện thương hiệu trên diện rộng…

- 𝑉ề 𝐹&𝐵: những chuỗi lớn muốn đẩy mạnh về nhận diện thương hiệu và muốn tập trung vào giới trẻ thì quảng
cáo trên tik tok sẽ rất phù hợp.

𝑉ậ𝑦 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑞𝑢á𝑛 𝑙𝑜𝑐𝑎𝑙 𝑏𝑟𝑎𝑛𝑑 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑡ℎ𝑢 ℎú𝑡 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑏ằ𝑛𝑔 𝑡𝑖𝑘𝑡𝑜𝑘 𝑘𝑜?

Câu trả lời là CÓ. Trên tik tok có các KOLs, họ phát triển mạnh về kênh review ẩm thực trong 1 khu vực
(Hồ Chí Minh, Hà Nội…), KOLs này có lượng follow tại khu vực khá lớn, những review của họ có lượng
tương tác lớn, được rất nhiều quan tâm từ các followers. Chúng ta có thể thuê họ để giới thiệu về quán, sản
phẩm.

𝑁ℎữ𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ý 𝑘ℎ𝑖 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝐾𝑂𝐿 để 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑏á 𝑐ℎ𝑜 𝑞𝑢á𝑛:

Bạn cần xác định được vị trí & tầm ảnh hưởng của KOL.

Ví dụ: quán bạn đặt ở HCM thì không thể thuê KOL ở Hà Nội review được vì lúc này các follower chủ yếu ở
Hà Nội.

Những tương tác, comment của KOL khi đăng bài ẩm thực: bạn cần review trước những post của KOL đã
từng đăng để đánh giá mức độ hiệu quả thông qua tương tác: chủ yếu comment & share.

KOLs có rất nhiều dạng:

- Dạng 1: KOL hoạt động bài bản chịu sự quản lý của 1 công ty (chuyên quảng cáo), thông thường phí cho
những KOL này để PR 1 bài khá cao bù lại sẽ có những cam kết về tương tác tùy vào chính sách quảng cáo
của mỗi công ty.

- Dạng 2: KOL hoạt động độc lập: các KOL này thường làm theo sở thích, có được lượng follow lớn. Những
KOL này các bạn có thể inbox trực tiếp để làm việc về phí marketing.

- Dạng 3: tiktoker đang trong quá trình xây dựng thành KOL, thường những bạn này đang trong quá trình tích
lũy và xây dựng, các bạn thường PR miễn phí cho những hàng quán đã đông khách, ngon, giá tốt với mục đích
là tăng follow. Những bạn này có thể review free cho quán bạn nếu bạn offer cho họ 1 chi phí nho nhỏ (ví dụ 1
bữa ăn miễn phí chẳng hạn)
Bên cạnh đó, quán cũng nên xây dựng cho mình 1 kênh tik tok riêng để chia sẻ những khoảnh khắc vui vẻ
và những món ngon của quán.

𝒁𝒂𝒍𝒐 𝒂𝒅𝒔 (𝒌𝒉ô𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒖𝒚ê𝒏 𝒅ù𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏𝒈à𝒏𝒉 𝒉à𝒏𝒈 𝑭&𝑩)

Zalo là phần mềm mạng xã hội với tính năng chat & gọi điện thoại miễn phí được sử dụng nhiều nhất tại Việt
Nam hiện nay. Zalo được đánh giá cao về mức độ bảo mật: ví dụ: khi bạn comment 1 bài post của người quen
trên zalo, những người khác nếu không phải là bạn của cả 2 người (người comment & người đăng bài) thì sẽ
không nhìn thấy được comment của bạn.

𝑉ì 𝑠𝑎𝑜 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝐹&𝐵 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑢𝑦ế𝑛 𝑘ℎí𝑐ℎ 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑐á𝑜 𝑡𝑟ê𝑛 𝑧𝑎𝑙𝑜?

- Những tính năng quảng cáo của zalo khá tương đồng với facebook nếu không muốn nói chưa chi tiết bằng
facebook. Hầu hết mọi loại hình quảng cáo của zalo, facebook đều có. Bên cạnh đó do tính bảo mật cao của
zalo nên hoạt động tương tác trên mạng xã hội của zalo không sôi động bằng facebook, bạn sẽ không nhìn thấy
được comment của người khác, điều này làm mất đi hiệu ứng đám đông. Quảng cáo trên zalo phù hợp với
những loại hình: bất động sản, tạo & bán gian hàng online, bán 1 sản phẩm đặc thù như điện thoại, tai nghe…

Điểm 𝑐ó 𝑡ℎể 𝑡ậ𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑧𝑎𝑙𝑜 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝐹 & 𝐵: tạo dịch vụ nhận đơn hàng, đặt bàn & ship hàng – tạo gian hàng
trên zalo bán các món mà quán đang cung cấp – gắn hệ thống chatbox lên zalo để nhận đơn hàng, xác nhận
đơn hàng, gửi thông tin đơn hàng và giao hàng. Khi khách hàng có nhu cầu đặt hàng online để quán giao hàng,
chúng ta có thể dẫn link order chuyển qua zalo để thao tác đặt hàng.

𝑾𝒆𝒃𝒔𝒊𝒕𝒆: cái này không còn xa lạ nên không cần định nghĩa.

Sở hữu website sẽ nâng tầm giá trị thương hiệu của quán bạn, đặc biệt khi mở rộng hệ thống cửa hàng & có
ý định phát triển Nhượng Quyền thương hiệu. Hãy chuẩn bị cho mình 1 website đầu tư chuyên nghiệp về hình
ảnh & dịch vụ để tăng sự tin tưởng của Khách Hàng hơn – các bạn có thể tham khảo các website của các
thương hiệu lớn trong cùng lĩnh vực để xây dựng website cho quán mình hoàn thiện.

Lưu ý: những quán nhỏ, mới mở hoặc kinh phí hạn hẹp thì chưa cần thiết đầu tư website vì chi phí để làm 1
website chuyên nghiệp cũng không nhỏ.

𝑨𝒑𝒑 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒉à𝒏g( 𝑵𝒐𝒘, 𝑮𝒓𝒂𝒃…) là những đối tác dịch vụ giao hàng của cửa hàng, bạn có thể đăng ký cửa
hàng của bạn trên App và sử dụng dịch vụ của họ. Phần lớn các dịch vụ ship đồ ăn/ thức uống tại các thành
phố lớn đang hoạt động rất mạnh, thay thế dần các hoạt động tự ship từ cửa hàng.

Ư𝑢 đ𝑖ể𝑚 𝑐á𝑐 𝐴𝑝𝑝 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔:

- Sở hữu lượng khách hàng khổng lồ sử dụng App, ví dụ như Grab có lượng người dùng Grab cho nhiều mục
đích: xe ôm, chở hàng, đặt đồ ăn, đi chợ…

- Chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới sử dụng App.

- Kênh hiệu quả giúp cửa hàng tăng doanh số bán thay thế đội ngũ giao hàng của cửa hàng.

𝑉ậ𝑦 𝑙à𝑚 𝑠𝑎𝑜 để 𝑙à𝑚 𝑡ố𝑡 𝑣𝑖ệ𝑐 𝑞𝑢ả𝑛𝑔 𝑏á 𝑡𝑟ê𝑛 𝐴𝑝𝑝 𝑣à 𝑡ă𝑛𝑔 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ừ 𝑔𝑖𝑎𝑜 ℎà𝑛𝑔?

Khi liên kết với App, cửa hàng sẽ chịu một khoảng % chiết khấu giao động từ 15 – 25% tùy App. Đây có
thể được xem khoảng phí dịch vụ giao hàng mà cửa hàng phải chịu.

Với hàng ngàn cửa hàng trên App chắc chắn sự cạnh tranh luôn khốc liệt và các cửa hàng cạnh tranh nhau ở
các điểm sau:

- Hình ảnh sản phẩm hấp dẫn


- Giá thành sản phẩm tốt

- Khuyến mãi sản phẩm mạnh (giảm giá %, freeship…)

- Vị trí thuận tiện.

- Độ nổi tiếng của thương hiệu.

Thông thường, những thương hiệu lớn luôn được khách hàng chọn lựa, những thương hiệu nhỏ hơn (local
Brand) thường cạnh tranh với nhau bằng 4 yếu tố đầu tiên.

Có nhiều quán được xây dựng chỉ để bán online, họ tối thiểu mọi chi phí liên quan đến mặt bằng, nhân
công, nguyên liệu, vận hành để tập trung vào giá bán và cạnh tranh bằng Khuyến mãi.

Mọi chiêu trò sẽ được đưa ra để thu hút khách mua hàng lần đầu qua App nhưng chất lượng sản phẩm mới
là yếu tố then chốt để khách hàng mua lại những lần tiếp theo.

Vì vậy, việc bán hàng tốt trên các App là một thách thức rất lớn về bài toán chi phí của cửa hàng. Nhưng
hiện diện cửa hàng App & có những ưu đãi nhỏ dành cho nhóm khách hàng thích sản phẩm của cửa hàng sẽ
không làm mất đi doanh thu của nhóm khách đặc thù đó.

Ví dụ: khách uống quen quán của bạn, thích 1 món nào đó. Hôm nay khách thèm nhưng không thể ghé quán
mua, khách sẽ đặt qua App – nếu bạn ko có cửa hàng trên App, bạn mất cơ hội bán hàng cho khách quen –
lượng khách hàng sẽ lớn dần khi có nhiều người yêu thích món của cửa hàng bạn.

𝑳ư𝒖 ý: Brian khuyên các bạn đừng bom quá nhiều khuyến mãi (giảm giá 40 – 60%) cho sản phẩm trên App
giao hàng để tăng doanh thu trừ khi bạn có 1 kế hoạch chi tiết với mục đích giới thiệu món mới trong thời gian
ngắn hoặc cost thành phẩm chỉ 10% - 15%. Việc bom quá nhiều khuyến mãi làm sản phẩm bị nát giá, mất đi
giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, việc chạy khuyến mãi giảm giá sâu trong thời gian dài sẽ mất lượng khách
thích sản phẩm tới quán mua (mua mang về), lúc này xu hướng khách hàng sẽ đặt qua App là chính.

Đối với những quán có không gian phục vụ khách hàng, việc bán qua App là phần doanh thu add-in không
phải phần doanh thu chính vì vậy cân nhắc thật kỹ các CT khuyến mãi theo từng giai đoạn để phù hợp cả
online lẫn offline.

𝑷𝑶𝑺 𝒐𝒓𝒅𝒆𝒓 – 𝑪𝑹𝑴: thực tế đây là công cụ offline nhưng vì nó quá quan trọng nên Brian chia sẻ trong bài
công cụ online để mọi người lưu ý.

- Ở mỗi quán hiện tại hầu hết đều được đầu tư 1 máy tính tiền & phần lớn các phần mềm tính tiền hiện tại đều
có tích hợp tính năng CRM.

- 𝐶𝑅𝑀 (𝑣𝑖ế𝑡 𝑡ắ𝑡 𝑐ủ𝑎 𝑡ừ 𝐶𝑢𝑠𝑡𝑜𝑚𝑒𝑟 𝑅𝑒l𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛𝑠ℎ𝑖𝑝 𝑚𝑎𝑛𝑎𝑔𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡) có thể hiểu dùng để quản lý sự gắn kết giữa
quán với khách hàng. CRM có tính năng lưu giữ thông tin khách hàng: tên, số điện thoại, địa chỉ, ngày tháng
năm sinh, thói quen order, lịch sử order, Số tiền đã mua hàng…

- Căn cứ vào tính năng CRM, quán có thể tạo nên 1 công cụ vô cùng hiệu quả để giữ chân khách hàng ở lại
quán lâu hơn : Chương trình Khách hàng Thân thiết.

𝑇ù𝑦 𝑣à𝑜 𝑝ℎầ𝑛 𝑚ề𝑚 𝑏ạ𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑚à 𝑠ẽ 𝑐ó 𝑛ℎữ𝑛𝑔 𝑡í𝑛ℎ 𝑛ă𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢:

- Giảm giá % trực tiếp

- Tặng quà ngày sinh nhật (thông báo tin nhắn nhận quà)

- Tích lũy điểm thông qua số tiền đã mua.


- Gợi ý món cho khách dựa vào lịch sử mua hàng (tăng mức độ thân thiết giữa khách & nhân viên quán) (phù
hợp order tại quầy)

Nếu các bạn đang sở hữu 1 máy POS & 1 phần mềm có tính năng CRM thì đừng bỏ qua công cụ marketing
này.

𝑷𝒉ầ𝒏 𝑲ế𝒕:

Brian đã chia sẻ với các bạn tất cả những công cụ mà Brian được biết và tự bản thân trải nghiệm, hi vọng
những thông tin mà Brian chia sẻ sẽ giúp các bạn có 1 bức tranh tổng quan về các công cụ marketing hiện tại
cho nhà hàng & café.

Lưu ý: Sẽ không có 1 công cụ nào hiệu quả tuyệt đối mà phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm & chiến lược
kinh doanh của bạn.

Cách đây 5 năm, việc mở quán rồi chờ khách đến trải nghiệm sản phẩm & truyền miệng để quán đông vẫn
có cơ hội tồn tại & phát triển thì ở giai đoạn hiện tại với cách thức ấy cơ hội thành công đã hẹp dần. Với sự
phát triển của công nghệ, khách hàng đã có nhiều sự lựa chọn hơn và cũng vì điều đó sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn, cùng 1 sản phẩm sẽ có rất nhiều người bán, khách hàng sẽ ưu tiên những sản phẩm đang được
ưu đãi, nhìn đẹp mắt & hấp dẫn. Khách hàng cũng sẽ bớt trung thành ở 1 quán khi xung quanh có nhiều cám
dỗ hơn khiến họ muốn thử nhiều hơn.

Để có thể tồn tại & phát triển, vượt trội hơn những quán trong khu vực đòi hỏi ông bà chủ thay đổi tư duy
về marketing & dịch vụ chăm sóc khách hàng VÀ có chiến lược marketing dài hạn.

Chúc các bạn thành công.

𝑷𝑯Ầ𝑵 𝑪𝑼Ố𝑰: 𝑴𝑨𝑹𝑲𝑬𝑻𝑰𝑵𝑮 𝑪𝑯𝑶 𝑸𝑼Á𝑵

(𝐶ℎ𝑢ỗ𝑖 𝑏à𝑖: 𝑘ℎở𝑖 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑏ằ𝑛𝑔 𝐹&𝐵)

Đây được xem là phần khó nhất trong chuỗi bài viết này. Các bạn có thể tìm mặt bằng tốt, xác định KH mục
tiêu & xây dựng Menu nhưng để hình thành tư duy marketing và từng bước thực hiện nó không phải là điều dễ
dàng vì không phải ai cũng đủ KIÊN NHẪN làm lại nhiều lần sau những lần kém hiệu quả và cảm thấy lãng
phí/ mất thời gian.

Phần này sẽ không giúp bạn làm marketing giỏi và hiệu quả, nếu bạn đang chờ đợi điều đó có thể bỏ qua bài
viết này.

Bài viết sẽ tạo cho bạn tư duy về marketing cho quán. Sự khác biệt nằm ở chỗ người có tư duy làm marketing
& người không có/không biết làm – Còn muốn làm tốt phải học, phải nghiên cứu, phải thử - thất bại phải biết
rút kinh nghiệm để không xảy ra điều tương tự cho lần sau.

“…

𝑳à𝒎 𝒕𝒉ế 𝒏à𝒐 để 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒄ô𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏𝒈à𝒏𝒉 𝒉à𝒏𝒈 𝑭&𝑩?

Hôm nay tôi muốn chia sẻ một chút về vấn đề làm sao để thành công trong việc kinh doanh ngành hàng F&B
hay nói cụ thể hơn là làm sao để xây dựng được một cửa hàng đông khách và có lãi.

𝑇𝑟ướ𝑐 ℎế𝑡, 𝑘ℎ𝑖 𝑏ắ𝑡 đầ𝑢 𝑐ó 𝑞𝑢𝑦ế𝑡 đị𝑛ℎ 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑚ộ𝑡 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚 𝑛à𝑜 đó 𝑏ạ𝑛 𝑛𝑔ℎĩ 𝑚ì𝑛ℎ 𝑐ó:
- Sản phẩm tốt: nghĩa là bạn nghĩ bạn có thể tạo ra được những món ăn thức uống ngon, hấp dẫn và thu hút.
Nếu bạn có điều này là rất tốt để bắt đầu nghĩ đến chuyện kinh doanh.

- Tiếp theo bên cạnh việc những món ăn/ thức uống ngon mà giá của nó lại quá hợp lý để bạn có thể nghĩ tới
chuyện bán và có lời điều đó thì còn gì tuyệt vời hơn.

- Bạn bắt đầu tìm vị trí tốt để có thể mở cửa hàng

Nếu bạn sự bắt đầu của bạn có được 3 yếu tố trên thì chúc mừng bạn, bạn đã có 1 khởi đầu thuận lợi để có thể
thành công.

Tuy nhiên, tới đây thì cũng có câu hỏi đặt ra như sau: Bạn từng thấy có những cửa hàng cùng nằm trong một
khu vực, kinh doanh sản phẩm tương đồng hoặc thậm chí là 2 cửa hàng nằm sát nhau NHƯNG một chỗ thì rất
đông khách còn 1 chỗ thì rất vắng.

𝐇𝐨ặ𝐜 𝐛ạ𝐧 𝐜ũ𝐧𝐠 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐭𝐡ấ𝐲, có những cửa hàng rất đẹp ở gần một cửa hàng mà nhìn vào có thể thấy rất bình
thường nhưng cửa hàng đẹp đó lại vắng khách hơn.

𝑳ạ𝒊 đặ𝒕 𝒗ấ𝒏 đề, 𝒏ế𝒖 𝒄á𝒊 𝒄ử𝒂 𝒉à𝒏𝒈 𝒗ắ𝒏𝒈 𝒌𝒉á𝒄𝒉 đó 𝒍à 𝒄ủ𝒂 𝒃ạ𝒏 𝒕𝒉ì 𝒃ạ𝒏 𝒔ẽ 𝒍à𝒎 𝒔𝒂𝒐?

Bạn đương nhiên sẽ tự hỏi vì sao cửa hàng mình đẹp hơn của người ta, sản phẩm theo cảm nhận chủ quan của
bạn có khi thấy ngon hơn của người ta và giá cả cũng tương đương vậy mà lại vắng khách hơn người ta?

Và thường nếu không tìm được câu trả lời thường người ta đổ cho may mắn hoặc người chủ đó đang gặp thời.
Nhưng, may mắn thì chỉ có thể vài ngày, vài tuần, vài tháng… nhưng liệu có may mắn hoài năm này năm khác
không?

Tới đây, nếu bạn có thể xác định được thành công không thể hoàn toàn nhờ vào may mắn rồi thì tiếp theo bạn
làm gì?

Chẳng phải ông bà mình hay nói là: “Trăm người bán, vạn người mua” sao?

Vậy câu nói này liệu có còn đúng nữa không?

Theo tôi câu đó vẫn đúng, tuy nhiên quả là có hàng vạn người mua thật, nhưng họ lại chỉ chọn mua ở một số
cửa hàng nào đó thôi nên mới có chuyện quán thì rất thành công có quán lại phá sản. Và vấn đề của chúng ta là
phải làm gì để khách hàng chọn chúng ta chứ không phải chọn một quán nào khác?

𝐁ạ𝐧 𝐜ó 𝐭𝐡ể 𝐜ố 𝐠ắ𝐧𝐠 𝐱â𝐲 𝐝ự𝐧𝐠:

- Một không gian đẹp, thoáng mát, vệ sinh

- Bạn tạo sản phẩm hấp dẫn bắt mắt

- Thái độ phục vụ niềm nở của nhận viên

….

Nhưng, bạn tốt, bạn đẹp, bạn ngon… va bạn muốn bán được hàng thì bạn cần phải làm cho khách hàng biết
điều đó.

Đó là 𝐓Ầ𝐌 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐓𝐑Ọ𝐍𝐆 𝐂Ủ𝐀 𝐌𝐀𝐑𝐊𝐄𝐓𝐈𝐍𝐆

𝑪ó 𝒓ấ𝒕 𝒏𝒉𝒊ề𝒖 𝒉ì𝒏𝒉 𝒕𝒉ứ𝒄 𝑴𝒂𝒓𝒌𝒆𝒕𝒊𝒏𝒈:

- Thường thấy như là poster, banner, hình ảnh giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng …

- Hơn một chút là các chương trình khuyến mãi hậu mãi cho khách hàng.
Đó là những hình thức marketing ta có thể dễ thấy.

Bên cạnh đó còn có những cách Marketing mang giá trị khác ngoài việc “ có qua có lại” như bạn sử dụng sản
phẩm của tôi, tôi tặng bạn món quà thì những cách Marketing làm vui lòng khách trước để họ sẽ đặt bạn ở vị
trí ưu tiên khi có nhu cầu là cách Marketing khó thấy hơn tuy nhiên sẽ rất hiệu quả nếu bạn biết cách sử dụng
nó.

Và cho dù bạn sử dụng công cụ nào đi nữa thì việc của bạn là phải làm.

Trong thị trường kinh doanh cạnh trạnh khốc liệt hiện tại, bạn hãy quên tư tưởng mở quán và chờ khách tìm
đến đi.

ĐỪNG CHỜ KHÁCH TỰ ĐẾN

HÃY TÌM CÁCH THU HÚT KHÁCH ĐẾN VỚI MÌNH.

Có như vậy bạn mới có khả năng thành công trong môi trường này.”

Đoạn chia sẻ trên không phải của Brian viết mà của một người vừa là bạn vừa là học trò của Brian. Cách đây 1
năm, Brian cũng phân tích khá nhiều để thay đổi tư duy của bạn ấy trong việc marketing cho quán. Hiện tại
bạn đang sở hữu 4 quán cafe và 1 cửa hàng kinh doanh các loại bún.

Brian nhờ bạn ấy viết dùm theo cảm nghĩ của bạn về tư duy marketing trong F&B vì bản thân Brian sẽ không
viết được khi Brian là người đam mê Marketing.

𝐵𝑟𝑖𝑎𝑛 𝑐ℎỉ 𝑚𝑢ố𝑛 𝑏ổ 𝑠𝑢𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑏à𝑖 𝑣𝑖ế𝑡 𝑛à𝑦 𝑟ằ𝑛𝑔:

- Marketing không phải là quảng cáo (chiêu thị) sản phẩm mà marketing là 1 chuỗi các hoạt động giúp đưa sản
phẩm đến nhanh nhất khách hàng mục tiêu và khuyến khích họ mua hàng.

- Để làm marketing tốt trước tiên bạn cần biết bạn mạnh ở điểm nào và từ đó lên kế hoạch để phát triển những
điểm mạnh đó cho nhiều người biết càng tốt.

𝑷𝒉ầ𝒏 𝒌ế𝒕:

Brian đã chia sẻ với các bạn chuỗi bài: Khởi nghiệp kinh doanh bằng F&B. Hi vọng với chuỗi bài này sẽ giúp
cho các bạn mới vào nghề có góc nhìn sâu hơn và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn khi bắt đầu, giảm tỷ lệ thất bại
khi khởi nghiệp kinh doanh bằng F&B.

You might also like