You are on page 1of 28

Đề cương lý luận dạy học chuẩn

Câu 1: Khái niệm và bản chất của quá trình dạy học:
Khái niệm quá trình dạy học

Quá trình dạ y họ c là mộ t quá trình dướ i sự tổ chứ c, hướ ng dẫ n, điều khiển củ a ngườ i
dạ y, ngườ i họ c tự giá c, tích cự c, chủ độ ng, sá ng tạ o, tự tổ chứ c, tự điều khiển hoạ t
độ ng nhậ n thứ c – họ c tậ p củ a mình nhằ m thự c hiện tố t mụ c đích dạ y họ c, qua đó ,
phá t triển nhâ n cách.

Bản chất của quá trình dạy học

Bả n chấ t củ a quá trình dạ y họ c là quá trình tổ chứ c hoạ t độ ng nhậ n thứ c có tính độ c
đá o củ a ngườ i họ c dướ i sự tổ chứ c, định hướ ng, điều khiển củ a ngườ i giá o viên nhằ m
giú p ngườ i họ c chiếm lĩnh tri thứ c, hình thà nh kĩ nă ng, kĩ xã o trên cơ sở phá t triển
cá c phẩ m chấ t nă ng lự c, đá p ứ ng mụ c tiêu dạ y họ c

1. Quá trình nhậ n thứ c củ a họ c sinh giố ng như cá c quá trình nhậ n thứ c khá c
 Nhậ n thứ c là sự phả n á nh hiện thự c khá ch quan và o nã o con ngườ i thô ng qua
chủ thể.
 Quá trình nhậ n thứ c củ a con ngườ i theo quy luậ t nhậ n thứ c chung củ a loà i
ngườ i.
 Trong quá trình nhậ n thứ c con ngườ i phá t huy cá c thao tá c tư duy mộ t cách
sá ng tạ o.
 Kết quả nhậ n thứ c củ a họ c sinh nó i riêng và loà i ngườ i nó i chung đều có điểm
chung là là m vố n hiểu biết củ a chủ thể tă ng lên.
2. Tính độ c đá o quá trình nhậ n thứ c củ a họ c sinh trong quá trình họ c tậ p
 Hoạ t độ ng nhậ n thứ c củ a họ c sinh đượ c tố i ưu hó a, chỉ trong mộ t thờ i gian
ngắ n, họ c sinh có thể nắ m vữ ng đượ c hệ thố ng tri thứ c mộ t cá ch hiệu quả .
 Mụ c đích quá trình nhậ n thứ c củ a họ c sinh là nhậ n thứ c đượ c cá i mớ i đố i vớ i
bả n thâ n mình, rú t ra từ kho tà ng củ a nhâ n loà i
 Nhữ ng tri thứ c, kĩ nă ng, kĩ xả o, củ a họ c sinh đượ c kiểm tra, đá nh giá mộ t cá ch
có kế hoạ ch và có hệ thố ng nhằ m đả m bả o tính vữ ng chắ c củ a tri thứ c thự c hiện
nhữ ng yêu cầ u về mặ t dạ y họ c và giá o dụ c.
 Quá trình nhậ n thứ c củ a họ c sinh luô n mang ý nghĩa giá o dụ c.

Câu 2: Các quy luật cơ bản của quá trình dạy học.
1. Khá i niệm:
- Quy luậ t là nhữ ng mố i liên hệ bả n chấ t, tấ t yếu, phổ biến, lặ p đi lặ p lạ i giữ a cá c
sự vậ t, hiện tượ ng hay giữ a cá c mặ t khá c nhau củ a mộ t sự vậ t hiện tượ ng.
- Quy luậ t dạ y họ c phả n á nh mố i quan hệ chủ yếu, tấ t yếu và bền vữ ng giữ a cá c
thà nh tố trong cấ u trú c củ a quá trình dạ y họ c (và giữ a các yếu tố trong từ ng
thà nh tố ).
2. Cá c quy luậ t dạ y họ c:
Dạ y họ c là mộ t quá trình luô n luô n vậ n độ ng và phá t triên khô ng ngừ ng nhằ m
thự c hiện mụ c tiêu dạ y họ c ở các mứ c độ nhấ t định. Sự vậ n độ ng củ a QTDH diễn ra
theo nhữ ng quy luậ t phổ biến và đặ c thù củ a nó . Cá c quy luậ t đó phả n á nh nhữ ng mố i
liên hệ tấ t yếu và bền vữ ng giữ a cá c thà nh tố củ a QTDH cũ ng như giữ a QTDH vớ i điều
kiện kinh tế xã hộ i và khoa họ c kĩ thuậ t.Các quy luật dạy học bao gồm:
- Quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a mô i trườ ng kinh tế - xã hộ i
vă n hoá , khoa họ c cô ng nghệ vớ i cá c thà nh tố củ a quá trình dạ y họ c;
- Quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a hoạ t độ ng dạ y củ a giá o
viên vớ i hoạ t độ ng họ c củ a họ c sinh;
- Quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a dạ y họ c và giá o dụ c;
- Quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a dạ y họ c và sự phá t triển
trí
tuệ;
- Quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a mụ c đích, nộ i dung,
phương phá p, phương tiện củ a quá trình dạ y họ c.
Trong cá c quy luậ t trên, quy luậ t về mố i quan hệ thố ng nhấ t biện chứ ng giữ a
hoạ t
độ ng dạ y củ a giá o viên và hoạ t độ ng họ c củ a họ c sinh đượ c coi là quy luậ t cơ bả n
củ a quá trình dạ y họ c.

Câu 3: Biện pháp xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho HS
hiện nay
C. Má c đã khẳ ng định: “Con người ta sẽ không làm bất cứ điều gì, nếu nó không liên
quan đến nhu cầu, động cơ của họ…” Vì vậ y, việc xâ y dự ng độ ng cơ họ c tậ p đú ng đắ n
cho họ c sinh hiện nay là thự c sự quan trọ ng và cấ p thiết.

Như ta đã đượ c biết trong bộ mô n Tâ m lí họ c Giá o dụ c, độ ng cơ họ c tậ p đượ c chia là m


hai loạ i:
Động cơ học tập trong: nhu cầ u họ c, sự ham hiểu biết, hứ ng thú họ c, niềm vui và thử
thá ch bả n thâ n, sự thỏ a mã n do thà nh tự u họ c tậ p đem lạ i.

Động cơ học tập ngoài: Lờ i khen, phầ n thưở ng, sự trừ ng phạ t, ý thứ c trá ch nhiệm,
yêu cầ u, á p lự c…

Do độ ng cơ họ c tậ p bên trong có nhiều ưu điểm hơn nên ngườ i giá o viên cầ n phả i chú
trọ ng xây dự ng cho họ c sinh loạ i độ ng cơ nà y. Tuy nhiên, GV cũ ng cầ n kết hợ p xâ y
dự ng cá c độ ng cơ bên ngoà i để đạ t đượ c hiệu quả cao.

1. Các biện pháp duy trì và phát triển nguồn bên trong

Để có thể duy trì và phá t triển các nguồ n bên trong củ a độ ng cơ họ c tậ p, trướ c hết, GV
cầ n

- Hoàn thiện những yêu cầu cơ bản:

+ Là mộ t ngườ i giá o viên luô n quan tâ m đến lớ p họ c.

+ Cung cấ p mộ t mô i trườ ng lớ p họ c có tổ chứ c.

- Giúp học sinh xác định được mục đích, giá trị của học tập:

+ Giú p họ c sinh phả i xá c định đượ c, sau quá trình miệt mà i đèn sá ch, chú ng sẽ đượ c
nhữ ng cá i gì? Cụ thể như họ c xong mộ t mô n họ c, họ c sinh sẽ lĩnh hộ i đượ c nhữ ng cá i
gì và nếu khô ng họ c thì chú ng sẽ khô ng có nhữ ng cá i gì? Ngay từ nhữ ng buổ i đầ u gặ p
mặ t họ c sinh, giá o viên cầ n khả o sá t mụ c tiêu họ c tậ p, cho họ c sinh biết mụ c tiêu họ c
tậ p và phá c họ a cho họ c sinh thấ y nộ i dung cầ n họ c để đạ t đượ c mụ c tiêu ấ y.

+ Tạ o ra sự liên quan giữ a việc họ c vớ i nhu cầ u củ a ngườ i họ c, giú p họ c sinh phá t


triển kế hoạ ch họ c tậ p. Giả i thích mố i liên quan giữ a họ c tậ p hiện tạ i và họ c tậ p sau
nà y, tầ m quan trọ ng củ a việc họ c tậ p đố i vớ i nghề nghiệp, cuộ c số ng tương lai.

- Xây dựng cho học sinh niềm tin và những kì vọng tích cực về học tập:

+ Là m cho mụ c tiêu họ c tậ p rõ rà ng, cụ thể và có thể đạ t tớ i đượ c.

+ Nhấ n mạ nh và o sự tự so sá nh hơn là cạ nh tranh.

+ Cho họ c sinh thấ y đượ c rằ ng nă ng lự c họ c thuậ t có thể đượ c nâ ng cao.

+ Là m mẫ u nhữ ng mô hình giả i quyết vấ n đề tố t.

- Tăng hứng thú học tập cho học sinh

+ Chuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lờ i nó i uyển
chuyển, lô i cuố n, hình ả nh trự c quan sinh độ ng....

+ Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh
GV cầ n biết cá ch đá nh và o mâ u thuẫ n “cá i chưa biết” và “cá i phả i biết”, nghĩa là đặ t ra
cá c tình huố ng có vấ n đề để họ c sinh bị kích thích mà mà y mò , khá m phá tìm câ u trả
lờ i.

VD: Nhữ ng bà i toá n thự c tế thườ ng đượ c đưa ra cho họ c sinh khi chuyển sang vấ n đề
nghiên cứ u vấ n đề mớ i, là m cho họ c sinh ít suy nghĩ că ng thẳ ng, nhờ đó rèn luyện khả
nă ng tư duy sá ng tạ o, vậ n dụ ng và o thự c tế cuộ c số ng củ a họ c sinh. Họ c như vậ y sẽ
hà o hứ ng vì họ c sinh cả m thấ y niềm vui củ a nhậ n thứ và củ a hoạ t độ ng sá ng tạ o.

Tuy nhiên vấ n đề đưa ra phả i vừ a sứ c vớ i khả nă ng nhậ n thứ c củ a họ c sinh, GV cầ n


chú ý giao nhữ ng bà i tậ p có thử thá ch nhưng khô ng quá khó , và phả i tạ o ra mộ t hệ
thố ng nhữ ng nhiệm vụ tă ng dầ n.

+ Tăng cường tích cực hóa trong hoạ t độ ng họ c tậ p, là m cho bà i họ c trở thà nh “niềm
vui”, khô ng nhà m chá n bằ ng cách sử dụ ng biện phá p mớ i lạ và khá c thườ ng.

Ví dụ như: tạ o và duy trì khô ng khí dạ y họ c thoả i má i trong lớ p, xâ y dự ng độ ng cơ


hứ ng thú họ c tậ p cho họ c sinh, giả i phó ng sự lo sợ củ a họ c sinh. Giá o viên có thể đan
cà i các trò chơi trong quá trình họ c hoặ c tổ chứ c các hoạ t độ ng nhó m, hoạ t độ ng thự c
hà nh ngoà i trờ i,....

– Giúp học sinh tập trung vào bài tập:

+ Cho họ c sinh cơ hộ i thườ ng xuyên trả lờ i.

+ Cung cấ p cơ hộ i cho họ c sinh để có thể tạ o ra mộ t sả n phẩ m cuố i cù ng nà o đó .

+ Trá nh việc nhấ n mạ nh quá mứ c và o việc tính điểm.

+ Dạ y nhữ ng chiến thuậ t, kĩ thuậ t, nhữ ng mẹo nhỏ hữ u ích khi họ c tậ p.

2. Các biện pháp kích thích từ bên ngoài:

- Khen ngợi, khen thưở ng nhữ ng hà nh vi đẹp, kết quả họ c tậ p tố t, sự tiến bộ đá ng


kể… bằ ng nhữ ng lờ i khen, điểm thưở ng, tiền thưở ng, bằ ng cấ p, cá c danh hiệu thi
đua.... Đó sẽ là là mộ t niềm độ ng lự c to lớ n để họ c sinh cố gắ ng nỗ lự c trong nhữ ng lầ n
sau, là độ ng lự c phấ n đấ u củ a cá c nhữ ng họ c sinh khá c.

Tuy nhiên khi khen ngợ i, khen thưở ng, GV cầ n chú ý

+ Quy sự thà nh cô ng củ a họ c sinh và o sự cố gắ ng nỗ lự c và khả nă ng củ a họ c sinh để


tạ o sự tin tưở ng và lặ p lạ i thà nh tích (Khô ng nó i tớ i thà nh cô ng do may mắ n, do
ngườ i ngoà i hay do tà i liệu dễ). Hướ ng chú ý củ a họ c sinh và o sự tiến bộ củ a mình
chứ khô ng so sá nh vớ i ngườ i khá c

+ Thể hiện thá i độ â n cầ n, niềm nở , vui mừ ng, tô n trọ ng, đá nh giá cao đố i vớ i họ c sinh.
- Có những củng cố tiêu cực, phê bình, trách phạt khi cần thiết để chấ m dứ t mộ t hà nh
vi khô ng mong đợ i củ a họ c sinh.

Chẳ ng hạ n như trừ ng phạ t bằ ng sự chá n ngấ y: mộ t họ c sinh hay nó i bậ y, giá o viên có
thể yêu cầ u em đó viết tớ i 50 hoặ c 100 lầ n câ u nó i đó , cho tớ i khi chá n ngấ y mớ i thô i.

Tuy nhiên, cầ n lưu ý: nó i chung, sự trừ ng phạ t mang lạ i hiệu quả thấ p hơn so vớ i
khen thưở ng. GV cầ n lưu ý:

+ Cố gắ ng sử dụ ng củ ng cố tiêu cự c hơn là trừ ng phạ t.

+ Tìm hiểu kĩ, chỉ trá ch phạ t họ c sinh khi nà o thậ t đá ng trá ch

+ Điều chỉnh sự trừ ng phạ t so vớ i mứ c độ vi phạ m củ a họ c sinh.

+ Về nguyên tắ c hạ n chế việc chê, trá ch họ c sinh trướ c tậ p thể và trướ c ngườ i khá c,
nhấ t là đố i vớ i họ c sinh lớ n tuổ i.

+ Khô ng trá ch phạ t vớ i thá i độ mỉa mai, miệt thị, phả i giữ sự tô n trọ ng đố i vớ i họ c
sinh.

+ Chỉ phạ t vì cô ng việc, khô ng xú c phạ m nhâ n cá ch hoặ c đưa việc khá c và o.

+ Sau khi trá ch, nên có lờ i độ ng viên, khích lệ để họ c sinh có niềm tin và cố gắ ng sử a.

+ Kiên quyết trong hà nh vi trừ ng phạ t đã đượ c đưa ra.

- Duy trì một tập thể lớp vui vẻ, lành mạnh cũ ng có thể là nhữ ng khuyến khích bên
ngoà i cho hoạ t độ ng họ c tậ p.

- Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữ a các cá nhâ n trong mộ t tậ p thể hoặ c tạ o
nhữ ng á p lự c vừ a đủ để họ c sinh cố gắ ng.

Câu 4:Các nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông


Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lí luận dạy học, chỉ
đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học. Hệ
thống các nguyên tắc dạy học ở trường phổ thông bao gồm:

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục;

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn;

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự (tính kế thừa, đảm bảo mối liên hệ lô-
gic);

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng;

- Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của
học sinh;
- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng; -
Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình
dạy học;

- Nguyên tắc đảm bảo xúc cảm, tình cảm tích cực của dạy học;

- Nguyên tắc đảm bảo chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học.

Như vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên với tư cách là chủ thể của hoạt động dạy luôn
giữ vai trò chủ đạo, học sinh với tư cách là chủ thể của hoạt động học luôn có giữ vai trò
chủ động. Sự tương tác giữa hai chủ thể này trong quá trình dạy học đảm bảo cho sự tồn
tại của quá trình dạy học.

Mặt khác, để tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông cần có đầy đủ các
thành tố khác cùng tham gia trong sự tương thích với nhau, bao gồm: mục tiêu, nhiệm vụ
dạy học; nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, môi trường dạy
học.

Bản chất và đặc điểm của quá trình dạy học ngày nay cùng với các nguyên tắc dạy học
giúp cho giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động học tập cho học sinh. Động lực và logic
của quá trình dạy học là cơ sở khoa học cho sự vận động và phát triển của quá trình dạy
học.

Câu 5. Khái niệm và chức năng của mục tiêu dạy học

Khái niệm mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học là kết quả về sự phát triển nhân cách của người học cần đạt được sau khi
kết thúc một giai đoạn hay một quá trình dạy học. Mục tiêu dạy học của quá trình dạy học
hiện đại luôn hướng tới những công việc hay những hành động mà người học có thể làm
được sau khi kết thúc khóa học, năm học, học kỳ hay một môn học.

Chức năng của mục tiêu dạy học

- Chức năng định hướng: Giáo viên căn cứ vào mục tiêu dạy học để thiết kế nội dung dạy
học, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm mang
lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động dạy học. Còn học sinh, trên cơ sở ý thức được mục tiêu
dạy học sẽ có ý thức, hành vi điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân để hoàn thành tốt
các nhiệm vụ dạy học.

- Chức năng kiểm tra - đánh giá: Mục tiêu dạy học như là những thước đo mà giáo viên
căn cứ vào đó để đánh giá kết quả học tập của học sinh, cũng như tự đánh giá hiệu quả
hoạt động dạy học của bản thân.

Câu 6: Khái niệm và cấu trúc nội dung dạy học phổ thông.
* Khái niệm nội dung dạy học:
Nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông là hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo về nhiều lĩnh vực ở trình độ phổ thông mà học sinh cần nắm vững trong suốt thời
gian học phổ thông và hệ thống những hoạt động được tổ chức trong quá trình dạy học
nhằm đảm bảo hình thành ở người học thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và những
phẩm chất nhân cách của con người mới, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống, vào
lao động sản xuất.

* Cấu trúc của nội dung dạy học: 2 thành phần chính
Thành phần thứ nhất: Hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
Đây là thành tố cơ bản có ý nghĩa định hướng cho các thành tố khác của nội dung
dạy học. Những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo này được lựa chọn trong kho tàng tri thức nhân
loại phong phú và đa dạng đã được lịch sử xã hội tích lũy, bảo tồn và phát triển từ đời
này qua đời khác dưới dạng nền văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Thành phần thứ hai: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo của người học, bao gồm:
+ Các hoạt động và chủ thể hoạt động;
+ Môi trường và động lực dạy – học;
+ Các nguồn lực vật chất của dạy – học;
+ Sản phẩm của dạy học.

Câu 7: Mối quan hệ giữa các thành phần của nội dung dạy học.
Nội dung dạy học có 4 thành phần, được cụ thể hóa như sau:
- Thứ nhất: Tri thức về nhiều lĩnh vực khác nhau (tự nhiên, xã hội, tư duy, kĩ thuật,
phương pháp…). Sự lĩnh hội các tri thức này sẽ giúp cho học sinh có vốn hiểu biết
phong phú, có công cụ để hình thành thế giới quan khoa học.
- Thứ hai: Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động đã biết (kĩ năng, kĩ xảo
chung và chuyên biệt, phương pháp, quy trình…). Nắm vững yếu tố này giúp học
sinh vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề cụ thể.
- Thứ ba: Kinh nghiệm tiến hành các hoạt động sáng tạo (vận dụng tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo, phương pháp và các thao tác tư duy trong những tình huống mới, không
giống mẫu). Nhờ có yếu tố này mà học sinh có năng lực giải quyết vấn đề mới, cải
tạo hiện thực, thực hành nghiên cứu khoa học.
- Thứ tư: Kinh nghiệm về thái độ cảm xúc đánh giá đối với thế giới, đối với con
người. Thành phần này thể hiện tính giáo dục của nội dung dạy học. Đây là các tri
thức, thái độ và hành vi trong các quan hệ theo những chuẩn mực xã hội. Lĩnh hội
yếu tố này sẽ tạo nên niềm tin, lí tưởng, hình thành hệ thống giá trị đúng đắn ở học
sinh.
Mối quan hệ giữa các thành phần của nội dung dạy học:
Bốn thành phần trên của nội dung dạy học liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn
nhau:

- Tri thức là cơ sở hình thành KN, KX.


- Tri thức và KN, KX lại là cơ sở để tạo ra kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. 
Không có tri thức thì không thể có KN, KX và cũng không thể có hoạt động sáng
tạo. Bởi hoạt động sáng tạo bắt nguồn từ những cái đã biết, trên cơ sở đó mới có
những thay đổi, chỉnh sửa thích hợp.
- Song, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo không phải tỉ lệ thuận với khối lượng tri thức
mà phụ thuộc vào cách thức lĩnh hội và vận dụng tri thức đó.  Đến lượt mình,
kinh nghiệm hoạt động sáng tạo lại tạo điều kịện để lĩnh hội tri thức, KN, KX nhanh
hơn, tốt hơn, sâu sắc hơn.
- Nắm vững các thành phần trên giúp học sinh có thái độ đánh giá đúng đắn với TN,
XH và con người. Còn thái độ tác động trở lại tạo ra sự tích cực hay không tích cực
trong việc lĩnh hội TT, KN, KX và hoạt động sáng tạo.

 Bốn thành phần này không thể thiếu trong NDDH để giáo dục nên con người phát
triển toàn diện, cho nên không được coi nhẹ bất cứ thành phần nào.

Câu 8: Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Các phương pháp truyền thống và hiện đại trình bày dưới đây là những phương pháp
dạy học cụ thể thuộc cấp độ 2 của phương pháp dạy học.
• Các phương pháp dạy học truyền thống:
a) Phương pháp thuyết trình:
Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói, cử chỉ, điệu bộ để trình
bày, giải thích nội dung bài dạy một cách có hệ thống, lôgíc. Đây là phương pháp
được sử dụng lâu đời nhất trong dạy học và có thể được vận dụng trong hầu hết các
khâu của quá trình dạy học. Nguồn thông tin phong phú trong thời đại CNTT không
làm giảm ý nghĩa của thuyết trình, mà ngược lại, càng nâng cao yêu cầu đối với
thuyết trình. Các dạng thuyết trình phổ biến:
- Giảng thuật là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên tường thuật lại các sự kiện,
hiện tượng một cách có hệ thống, thường được sử dụng trong các môn khoa học xã
hội (lịch sử, ngữ văn, địa lí..), có yếu tố mô tả và trần thuật.
- Giải giải là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng những luận cứ, số liệu để
chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề, giúp học sinh hiểu được tri thức cần lĩnh hội.
- Giảng diễn là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên trình bày một cách có hệ thống
nội dung học tập nhất định. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các lớp cuối cấp
trung học phổ thông và các trường đại học.
b) Phương pháp vấn đáp (hỏi đáp):
- Trong quá trình dạy học, giáo viên thường sử dụng hệ thống các câu hỏi để
tích cực hoá hoạt động nhận thức; khai thác kinh nghiệm thực tiễn và bồi dưỡng cho
học sinh năng lực giao tiếp bằng lời. Ở chiều ngược lại, học sinh cũng có thể chủ
động đưa ra các câu hỏi cho giáo viên nhằm biết rộng hơn, hiểu sâu sắc hơn nội
dung học tập.
- Phương pháp vấn đáp nếu vận dụng khéo léo sẽ giúp giáo viên nhanh chóng
thu được tín hiệu ngược (phản hồi) từ học sinh để điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy
học, đồng thời tạo không khí sôi nổi. Tuy nhiên, nếu vận dụng không khéo, sẽ làm
mất thời gian hoặc giảm hiệu quả của cuộc đối thoại.
C ) Phương pháp sử dụng sách giáo khoa, tài liệu, phiếu học tập (học liệu):
- Sách giáo khoa, tài liệu học tập trên giấy in hoặc dưới dạng số (sách điện tử,
sách nói, sách tương tác, website giáo dục uy tín) có ý nghĩa lớn vì nó là nguồn tri
thức phong phú, được kiểm định và trình bày một cách khoa học, hệ thống và phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động dạy
học xoay quanh việc khai thác học liệu như:
- Yêu cầu học sinh tự học một phần sách giáo khoa, tài liệu học tập.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa (tài liệu đọc), phiếu học tập (đọc và
viết theo mẫu) để thực hiện các nhiệm vụ học tập tự lực và vừa sức.
Để phát huy hiệu quả phương pháp này, giáo viên cần lưu ý rèn luyện cho học
sinh kĩ năng đọc hiệu quả (đọc lướt, tìm ý chính; đọc một phần để khai thác thông
tin) và viết hiệu quả (tốc kí, ghi tóm tắt, viết câu đầy đủ; lập dàn ý, diễn đạt ý bằng
văn bản).
d) Phương pháp dạy học trực quan:
Trực quan (quan sát trực tiếp) là phương pháp tổ chức cho học sinh tri giác
một cách có chủ định, có kế hoạch nhằm thu thập những sự kiện, hình thành những
biểu tượng ban đầu. Học sinh có thể quan sát các sự vật, hiện tượng sinh động trong
tự nhiên hoặc được minh hoạ, biểu diễn bởi giáo viên. Sự quan sát gắn với tư duy sẽ
giúp học sinh hình thành năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát.
Để sử dụng phương pháp trực quan trong lớp học, giáo viên sử dụng thí
nghiệm, vật thật, mô hình, tranh ảnh, máy chiếu đa phương tiện và các phương tiện
trực quan khác để minh hoạ, biểu diễn các hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Qua đó, tạo hứng thú, kích thích tư duy, giúp học sinh hiểu bài, nhớ lâu.
e) Phương pháp dạy học thực hành:
Vận dụng phương pháp thực hành, giáo viên tổ chức hoạt động của học sinh với
thiết bị, phương tiện, dụng cụ trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, ở
ngoài thiên nhiên…nhằm:
- luyện tập, rèn luyện kĩ năng, kỹ xảo,
- thực nghiệm, hình thành kiến thức,
- thực hành chế tạo sản phẩm thông qua vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học,
Qua đó, bồi dưỡng phẩm chất của nhà khoa học, kĩ sư tương lai như trung thực,
chính xác và kỉ luật.
Các nhiệm vụ thực hành cần gắn với lí thuyết, có mục đích, yêu cầu cần đạt rõ
ràng, đảm bảo vừa sức. Hệ thống nhiệm vụ cần hình thành và phát triển ở học sinh
năng lực thực hiện những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau từ
đơn giản đến phức tạp, từ tái tạo đến sáng tạo.
• Các phương pháp dạy học hiện đại:
Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đặt ra nhiệm vụ với giáo viên trong việc
phát huy tính tích cực học tập của học sinh với các đặc trưng cơ bản sau:
- Học sinh là chủ thể của hoạt động học. Hoạt động học là trung tâm của tiến trình
dạy học. Giáo viên không thông báo kiến thức có sẵn mà đưa ra những tình huống,
nhiệm vụ học tập cụ thể; khuyến khích học sinh tham gia quá trình nhận thức tự lực,
sáng tạo thực hiện nhiệm vụ đặt ra.
- Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức học sinh tự tìm hiểu, khám phá tri thức;
luyện tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng.
- Giáo viên là người tổ chức các mối quan hệ thầy – trò, trò – trò và trò – nội dung
học tập (bao gồm cả SGK, tài liệu và phương tiện dạy học).
- Giáo viên là trọng tài khoa học, đưa ra những kết luận sau khi học sinh trình bày,
thảo luận và kiểm tra, đánh giá hoạt động học trên cơ sở học sinh tự đánh giá và
đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng).
Dưới đây là một số phương pháp dạy học hiện đại có thể vận dụng trong bối cảnh
đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay.
a) Dạy học nêu và giải quyết vấn đề:
Bản chất của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo nên một chuỗi những tình
huống có vấn đề hấp dẫn, vừa sức và điều khiển học sinh giải quyết các vấn đề học
tập đó thông qua thực hiện các nhiệm vụ học tập. Tình huống có vấn đề là tình
huống khó khăn mà học sinh bằng tri thức đã có, với cách thức đã biết nỗ lực giải
quyết nhưng không thể đạt kết quả. Lúc này xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa
điều đã biết và điều chưa biết nhưng muốn biết. Kết quả giải quyết vấn đề, mâu
thuẫn đặt ra là tri thức mới, cách làm mới đối với chủ thể nhận thức - ở đây là học
sinh.
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề có các mức độ khác nhau như sau:
– Trình bày có tính chất vấn đề (thuyết trình nêu vấn đề). Giáo viên nêu vấn đề và
chủ động giải quyết vấn đề đó; chỉ ra con đường giải quyết những mâu thuẫn. Học
sinh kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp của tiến trình giải quyết vấn đề.
– Tìm tòi bộ phận – Ơristic. Giáo viên nêu vấn đề và dưới sự hướng dẫn, tổ chức
của giáo viên, học sinh thực hiện từng phần, từng bước trong tiến trình giải quyết
vấn đề do giáo viên đặt ra (inquiry-based learning).
- Tìm tòi toàn phần. Giáo viên nêu vấn đề; học sinh chủ động đề xuất và thực hiện
giải pháp giải quyết vấn đề (problem solving) dưới sự hỗ trợ của giáo viên khi cần.
– Tự lực nghiên cứu. Giáo viên chỉ đưa ra tình huống có vấn đề; học sinh sau khi
tìm hiểu đã xác định được vấn đề; sau đó, tự lực giải quyết. Trong quá trình học tập,
đôi khi học sinh tự phát hiện ra tình huống có vấn đề mới và giải quyết vấn đề mới
nảy sinh đó.
b) Phương pháp dạy học qua trò chơi, đóng kịch:
Trò chơi là hình thức phản ánh hiện thực khách quan qua hoạt động của trẻ em
với sự đan xen của những yếu tố tưởng tượng. Trò chơi có thể được sử dụng nhằm
mục đích dạy học. Ví dụ, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để:
- tạo hứng thú, liên kết với kiến thức đã biết;
- hình thành kiến thức qua trải nghiệm (học đếm, làm phép tính cộng trừ,…);
- củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng một cách nhẹ nhàng, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh.
Đóng kịch là phương thức trải nghiệm trong dạy học các môn học như ngữ văn, lịch
sử, giáo dục công dân…Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tham gia xây
dựng và thực hiện kịch bản, qua đó hiểu sâu sắc hơn các nội dung học tập.
c) Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học theo nhóm, trong đó học sinh hợp tác
trong nhóm nhỏ để cùng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một thời gian nhất
định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc
cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết
nhiệm vụ được giao. Qua đó, mỗi học sinh đạt được sự hiểu biết sâu rộng, đồng thời
phát huy tính tự lực và hợp tác trong học tập.
d) Phương pháp dạy học dựa trên tình huống:
Dạy học dựa trên tình huống là phương pháp dạy học, trong đó việc dạy học
được tổ chức dựa trên những tình huống gắn với cuộc sống thường ngày hoặc thực
tiễn lao động, sản xuất. Hoạt động học của học sinh lúc này gần giống như hoạt
động của nhà khoa học, kĩ sư tự lực tìm tòi, khám giá kiến thức mới; xây dựng, thử
nghiệm giải pháp mới cho tình huống đặt ra.
Tình huống thực tiễn cần có tính chất điển hình, hàm chứa nội dung học tập (tri
thức khái quát), hấp dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học hoặc phải cấu
trúc, liên kết chúng lại để giải quyết vấn đề.
e) Phương pháp dạy học theo dự án:
Trong dạy học ở đại học và các lớp cuối THPT, giáo viên có thể dạy học một số
chủ đề thông qua hướng dẫn học sinh thiết kế, thực hiện dự án học tập. Phương
pháp dạy học theo dự án có các đặc điểm sau:
– Định hướng học sinh: Học sinh được tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy
học, kể cả giai đoạn xác định chủ đề dự án; vai trò của giáo viên là định hướng cho
họ.
– Định hướng hành động: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ giàu tính thực hành. Lao
động trí óc và chân tay, tư duy và hành động, lí thuyết và thực tiễn kết hợp chặt chẽ
với nhau.
– Định hướng sản phẩm : Kết quả của dự án là sản phẩm mang tính chất vật chất
hoặc hành động.
– Định hướng hợp tác: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm; mỗi nhóm giải
quyết các vấn đề cụ thể, góp phần giải quyết vấn đề chung của dự án của cả lớp.
Trong thực tiễn dạy học, các phương pháp dạy học cần được sử dụng kết hợp
với nhau, thể hiện sự tác động thống nhất giữa giáo viên và học sinh. Sự phân biệt
rạch ròi giữa phương pháp “truyền thống” và “hiện đại” không thực sự cần thiết;
quan trọng hơn cả là hiệu quả của việc phối hợp phương pháp dạy học – thể hiện ở
việc học sinh đạt được các mục tiêu đặt ra đối với bài học.
• Các kĩ thuật dạy học:
Mỗi phương pháp dạy học cụ thể muốn vận hành được phải dựa vào các kĩ
thuật và phương tiện dạy học. Tương ứng với các phương pháp dạy học tích cực sẽ
có các kĩ thuật dạy học tích cực để vận hành chúng. Các kĩ thuật dạy học tích cực rất
phong phú, có thể phân loại thành các nhóm như sau:
- Nhóm kĩ thuật công não: Kĩ thuật công não, kĩ thuật 5W1H, kĩ thuật sơ đồ tư duy,
kĩ thuật XYZ, kĩ thuật tia chớp...
- Nhóm kĩ thuật hợp tác: kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật ổ bi, kĩ
thuật đắp bông tuyết...
- Nhóm kĩ thuật phản hồi: kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật bắn bia, kĩ thuật bể cá, kĩ
thuật 3 lần 3...
- Nhóm kĩ thuật đặt câu hỏi: câu hỏi đóng/mở, câu hỏi theo cấp độ nhận thức.
Tuy nhiên, cách phân loại trên không hoàn toàn đơn giá; trong kĩ thuật dạy học
thuộc nhóm này có thể thấy các yếu tố của kĩ thuật dạy học thuộc nhóm khác.

Câu 9: Phương tiện tiện dạy học và vai trò của nó.
Phương tiện dạy học
Khái niệm
Phương tiện dạy học là các thiết bị, dụng cụ, phần mềm ứng dụng CNTT…mà giáo
viên sử dụng để biểu diễn, minh hoạ nội dung dạy học hoặc để tổ chức hoạt động thực
hành, thí nghiệm, chế tạo của học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò và yêu cầu đối với phương tiện
dạy học càng cao. Việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học cần phù hợp với mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và từng đối tượng học sinh.

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRONG GIÁO DỤC


Vai trò của phương tiện trong việc dạy

Phương tiện dạy học đóng nhiều vai trò trong quá trình dạy học. Các phương tiện dạy học
thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên
và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được.

Chúng giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền
thụ kiến thức, do đó giúp cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái
hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng
kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.

Vai trò của phương tiện trong việc học

Phương tiện dạy học cũng được sử dụng có hiệu quả trong các trường hợp dạy học chính
quy không có thầy giáo hay dùng để học nhóm.

Trong giáo dục không chính quy (đào tạo từ xa), các phương tiện như video cassette và
các phần mềm của máy vi tính được các học viên sử dụng để tự học tại chỗ làm việc hay
nhà riêng.

Việc học theo nhóm trên lớp có liên quan chặt chẽ với việc tự học. Các học sinh học tập
cùng nhau trong một nhóm hay kết hợp với thầy giáo trong một đề án họ sẽ có trách nhiệm
cao hơn trong học tập.
Các công nghệ dạy học mới như phương tiện đa năng khuyến khích học sinh tin tưởng vào
khả năng nhận thức của bản thân trong học tâp. Sử dụng các tài liệu tự học tạo cho thầy
giáo có nhiều thời gian để chẩn đoán và sửa chữa các sai sót của học sinh, khuyên bảo các
cá nhân hay dạy kèm một người hay một nhóm nhỏ.

Thời gian mà thầy giáo có được để làm các hoạt động như vậy phụ thuộc vào chức năng
giáo dục được giao cho các phương tiện dạy học. Trong một vài trường hợp , nhiệm vụ
dạy học hoàn toàn có thể giao cho phương tiện dạy học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, CNTT là một lĩnh vực phát triển nhanh và đạt được những thành tựu to
lớn, là động lực của quá trình chuyển đổi số trong hầu hết các ngành nghề, trong đó có
ngành giáo dục. Ứng dụng CNTT không chỉ giải phóng sức lao động của giáo viên,
nâng cao hiệu quả dạy học trên lớp mà còn mở rộng không gian, thời gian học tập; làm
cho việc học mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời trở nên khả thi.
a) Các ứng dụng CNTT giúp giáo viên thực hiện các công việc chuyên môn hàng
ngày dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Ngày nay, máy tính lưu trữ được một
lượng dữ liệu ngày càng lớn; các máy tính kết nối với nhau tạo thành các mạng thông
tin khổng lồ (internet). Giáo viên có thể sử dụng các nền tảng, phần mềm CNTT như
Google, Youtube, Google Drive/One Drive (kho dữ liệu đám mây), Microsoft Word,
Excel, Onenote, Camscaner…để truy cập, chia sẻ và xử lí thông tin; xây dựng và quản
lí hồ sơ chuyên môn, hồ sơ dạy học dưới dạng số. Giáo viên cũng có thể sử dụng các
phần mềm như eBIB Teachers, McMIX, BingClass, Tnmaker…để tạo, trộn đề thi trắc
nghiệm khách quan.
b) Việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ khiến máy tính trở thành một công cụ
hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học, cụ thể là:

- Tăng cường khả năng biểu diễn thông tin. Máy tính có thể cung cấp thông tin
dưới dạng văn bản, đồ thị, hình ảnh, âm thanh..., giúp trực quan hoá tài liệu dạy học.
Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm như PowerPoint, Sway, Prezi để xây dựng bài
trình chiếu đa phương tiện trên lớp. Học sinh có thể sử dụng phần mềm như Edraw
Mindmap, Mindjet Mind manager, Coggle để tạo sơ đồ tư duy.
- Tăng cường khả năng thực hiện trong một khối thống nhất các quá trình thông
tin, giao lưu và điều khiển trong dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy
học là một quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương
trình phù hợp, ví dụ: hệ thống quản lí học tập trên không gian mạng (Learning
Management System - LMS), máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức
của học sinh thông qua việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lí thông
tin và đưa ra các giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả
cao; mặt khác mở ra cơ hội học tập thường xuyên, liên tục, tại chỗ. Ví dụ, Trường
ĐHSP Hà Nội triển khai đào tạo một số học phần, chuyên đề qua LMS tại
http://fitel.hnue.edu.vn (đối với đào tạo chính quy) và tại http://cpd.hnue.edu.vn (đối
với bồi dưỡng thường xuyên giáo viên); hỗ trợ trường phổ thông tổ chức dạy học qua
mạng LMS tại https://olm.vn/.
Giáo viên cũng có thể sử dụng các nền tảng CNTT như Mentimeter, Kahoot,
Quizizz, Quizlet, Socrative, Padlet…(trắc nghiệm trực tuyến, lấy phản hồi tức thì) để
tạo môi trường dạy học tương tác, hấp dẫn ngay trên lớp học. Đây chính là thời điểm
mà học sinh nên được phép sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học.
- Đảm bảo tính lặp lại một cách hiệu quả trong dạy học: Khác với giáo viên, máy
tính có thể lưu trữ một thông tin nào đó, cung cấp và lặp lại nó cho đến khi học sinh
đạt được mục tiêu sư phạm cần thiết. Trên cơ sở này, sự phát triển của từng cá thể học
sinh trong quá trình dạy học trở thành hiện thực.
- Tăng cường khả năng mô hình hoá các đối tượng: Trong dạy học, có nhiều quá
trình, hiện tượng, quy luật khó có thể minh hoạ, biểu diễn bằng các thiết bị dạy học
thông thường; ví dụ: phản ứng hạt nhân, nguyên lí hoạt động của động cơ, quá trình
diễn ra trong cơ thể người, cây cối...trong khi đó, máy tính có thể mô hình hoá dưới
dạng các phần mềm mô phỏng.
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hỗ trợ cho nhiều hình
thức học tập khác nhau như học trực tiếp (face to face), học trực tuyến (online
learning); học qua mạng (e-learning)...đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của học
sinh và các đối tượng người học khác (sinh viên, giáo viên, người đi làm…).
Ứng dụng CNTT trong dạy học dẫn đến việc giao cho máy tính thực hiện một số
chức năng của người thầy giáo ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Cách
dạy này có nhiều ưu điểm về mặt sư phạm như khuyến khích học sinh làm việc độc lập,
đảm bảo mối liên hệ ngược và cá biệt hoá quá trình học tập. Ví dụ, giáo viên có thể kết
hợp việc học qua LMS (Moodle, Google Classroom, ClassDojo, Edmodo, MS
Teams…), học trực tuyến (Zoom, Hangouts Meet, Free Conference Call, Skype, Zalo,
MS Teams…) với việc học trực tiếp trên lớp để tạo môi trường học tập hấp dẫn, linh
hoạt và hiệu quả trong thời đại chuyển đổi số trong giáo dục. Để xây dựng học liệu số
cho môi trường học tập này, giáo viên có sử dụng các phần mềm như Movie Maker,
Camtasia (biên tập Video); Google Form, iSpring, Survey Monkey (tạo bài kiểm tra
trực tuyến); Violet, Lectora, iSpring (tạo và đóng góp bài giảng điện tử).

Câu 10. Mối quan hệ của phương tiện dạy học với các yếu tố của
quá trình dạy học
 Quan hệ của PTDH với mục đích dạy học:
- Mục đích được coi như biểu tượng cần đạt được của quá trình hoạt động mà chủ thể
đã định trước. Nó là cơ sở định hướng đúng cho việc thực hiện nội dung, phương
pháp, tìm kiếm phương tiện hoạt động của chủ thể.
- Mục đích dạy học là cơ sở để chủ thể tiến hành định hướng cho việc lựa chọn
phương tiện dạy học. Tính chất và đặc trưng của mục đích dạy học sẽ quy định tính
chất đặc thù của việc lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học của chủ thể trong
quá trình dạy học.
- Mục đích và PTDH luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình vươn lên
chiếm lĩnh đối tượng học tập, có sự chuyển hóa giữa chúng. Bản thân các mục đích
bộ phận một khi đã được thực hiện sẽ trở thành phương tiện cho viện thực hiện mục
đích bộ phân tiếp theo. Mặt khác, khi chủ thể biết cách tìm kiếm để hội đủ các
phương tiện cho hoạt động thì mục đích của nó mới trở thành hiện thực.
 Quan hệ của PTDH với nội dung dạy học
- Mỗi nội dung dạy học cụ thể cần đến các phương pháp cũng như các PTDH đặc thù
khác nhau để giúp thầy chuyển tải và trò lĩnh hội. Việc học sinh nắm vững chắc nội
dung dạy học cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc lựa chọn và vận dụng một cách phù hợp
có hiệu quả phương tiện dạy học tương ứng của người giáo viên.
- Nói chung, các phương tiện kỹ thuật có thể được vận dụng vào để tổ chức dạy học
cho nhiều nội dung dạy học khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, người giáo viên biết cách
tiến hành khai thác phương tiện trong phạm vi nội dung cụ thể. Ngược lại, PTDH
cũng có tác dụng chi phối sự giảng dạy nội dung dạy học tương ứng .
- Có những loại PTDH chỉ thích hợp với những chuyển tải chính những nội dung dạy
học xác định. Việc lựa chọn đúng các PTDH cho phù hợp với nội dung dạy học
tương ứng sẽ làm tăng hiệu quả chuyển tải chính nội dung dạy học đó.
- Người giáo viên cần am hiểu mối quan hệ này để có sự sáng tạo và tích cực trong
việc tìm chọn và vận dụng hợp lý các PTDH trong quá trình giảng dạy ở trên lớp.
 Quan hệ của PTDH với phương pháp dạy học
- Giữa phương pháp và phương tiện cũng có mối quan hệ qua lại tương hỗ nhau.
Phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện các tác động của phương pháp dạy học.
Phương pháp dạy học khi đã được xác định sẽ cần tới sự trợ giúp của các phương
tiện dạy học thích hợp, ứng với nội dung dạy học nhất định.
- Để làm tăng hiệu quả vận dụng phương pháp dạy học, người ta căn cứ vào thực tiễn
mà nỗ lực tư duy nhằm tìm kiếm cho bằng được các PTDH sẵn có để tiến hành thực
hiện các nhiệm vụ dạy học. Sự lựa chọn được các phương tiện phù hợp sẽ đem lại
hiệu quả tối ưu của sự vận dụng phương pháp dạy học trong quá trình dạy học cụ
thể của mỗi một giáo viên.
 Quan hệ của PTDH với hình thức dạy học
- Hình thức tổ chức dạy học là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của giáo
viên và người học trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định với
những phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những nhiệm vụ
dạy học.
- Hình thức tổ chức dạy học giúp ta xác định được QTDH cụ thể sẽ được thực hiện ở
đâu?, quy mô như thế nào?, thành phần học sinh tham gia ra sao?.
- Hình thức tổ chức dạy học có quan hệ chặt chẽ với mục đích, nội dung, phương
pháp và phương tiện dạy học

Câu 11: Các đặc điểm của cơ chế học tập theo các lí thuyết học tập
và việc vận dụng các lí thuyết dạy học trong môn học mình sẽ đảm
nhận.
1. Thuyết hành vi: Học là sự thay đổi hành vi
- Dạy học được định hướng theo các hành vi đặc trưng có thể quan sát được.
- Các quá trình học tập phức tạp được chia thành một chuỗi các bước học tập đơn giản,
trong đó bao gồm các hành vi cụ thể.
- Giáo viên hỗ trợ và khuyến khích hành vi đúng đắn, tức là tổ chức việc học tập
sao cho học sinh đạt được hành vi mong muốn và sẽ được phản hồi trực tiếp (khen thưởng
và công nhận).
- Giáo viên thường xuyên điều chỉnh và giám sát quá trình học tập để kiểm soát
tiến độ học tập và điều chỉnh kịp thời những sai lầm.

-Thuyết hành vi được ứng dụng đặc biệt trong dạy học chương trình toán học, dạy học bằng
máy vi tính, trong dạy học thông báo tri thức và huấn luyện thao tác. Trong đó nguyên tắc
quan trọng là phân chia nội dung học tập thành những đơn vị kiến thức nhỏ, tổ chức cho
học lĩnh hội tri thức, kĩ năng theo một trình tự và thường xuyên kiểm tra kết q..uả đầu ra để
điều chỉnh quá trình học tập.
Ví dụ minh họa
-Khi dạy về phần “Cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng
electron" Giáo viên chia việc “cân bằng phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng
bằng electron thành nhiều bước sau đó yêu cầu học sinh làm từng bước nhỏ rồi tổng hợp
các bước nhỏ lại để cân bằng được một phản ứng oxi hóa khử
-Cụ thể:
Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các chất tham gia và chất sản
phẩm của nhiều phương trình phản ứng oxi hóa khử khác nhau để học sinh thành thạo việc
xác định số oxi hóa. Nếu học sinh xác định sai giáo viên có thể gợi ý điều chỉnh lại cho
đúng
Bước 2: Xác định vai trò của các chất trong phương trình (đâu là chất khử đâu là chất
oxi hóa) để học sinh có thể viết đúng được các quá trình oxi hóa và quá trình khử.
(Cho học sinh làm với nhiều phương trình khác nhau)
Bước 3: Hướng dẫn học sinh cách thăng bằng electron (Cho học sinh làm với nhiều cặp quá
trình khác nhau)
Bước 4: Hướng dẫn học sinh cách điền hệ số
-Cứ cho học sinh tiến hành thành thạo nhiều bước nhỏ đó để học sinh nắm được các
| bước cân bằng phản ứng oxi hóa khử, từ đó học sinh biết cách cân bằng phản ứng oxi hóa
khử bằng phương pháp thăng bằng electron

2.Thuyết nhận thức: Học là giải quyết vấn đề


- Cơ chế của quá trình hc tập: Coi học tập là quá trình xử lí thông tin
- Mô hình học tập:
Thông tin đầu vào -> học sinh ( quá trình nhận thức giải quyết vấn đề) -> Kết quả đầu ra

- Những đặc điểm cơ bản của học tập theo quan điểm của thuyết Nhận thức là:

- Mục đích của dạy học là tạo ra những khả năng để người học hiểu thế giới thực (kiến thức
khách quan). Vì vậy, để đạt được các mục tiêu học tập, không chỉ kết quả học tập mà quá trình
học tập và quá trình tư duy là điều quan trọng.
- Nhiệm vụ của người dạy là tạo ra môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các
quá trình tư duy, HS cần được tạo cơ hội hành động và tư duy tích cực.
- Giải quyết vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy. Các quá trình tư
duy được thực hiện không chỉ thông qua các vấn đề nhỏ, đưa ra một cách tuyến tính, mà thông
qua việc đưa ra các nội dung học tập phức hợp.
- Các phương pháp học tập có vai trò quan trọng trong quá trình học tập của HS. Các phương
pháp học tập gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà HS sử dụng để tổ chức và thực hiện
quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất.
- Việc học tập thực hiện trong nhóm có vai trò quan trọng, giúp tăng cường những khả năng về
mặt xã hội.
- Cần có sự kết hợp thích hợp giữa những nội dung do GV truyền đạt và những nhiệm vụ tự lực
chiếm lĩnh và vận dụng tri thức của HS.

Câu 12: Đặc điểm cơ bản của từng loại trí tuệ theo Howard
Gardner và phân tích các chiến lược dạy học tương ứng

Loại trí tuệ theo Đặc điểm cơ bản Chiến lược dạy học
Howard
Gardner
Trí tuệ ngôn Khả năng sử dụng ngôn ngữ - Khuyến khích trẻ tìm
ngữ hiệu quả. đọc tài liệu
- Cho trẻ viết báo cáo
hoặc thuyết trình về
bài học
- Khuyến khích trẻ kể
về những trải nghiệm
thực tế…
Trí tuệ logic- Khả năng sử dụng hiệu quả các - khuyến khích học sinh
toán học con số và lí luận thông thạo. làm việc như một nhà
khoa học thực thụ
thông qua việc sử
dụng logic hoặc toán
học để giải quyết vấn
đề hoặc đưa ra một vài
giả thuyết
- cho học sinh tự khái
quát, tổng hợp kiến
thức học được một
cách hệ thống , logic
( sơ đồ, biểu đồ..)
Trí tuệ không Khả năng tiếp nhận chính xác - khuyến khích nhóm
gian vị trí, định hướng không gian học sinh này sử dụng
qua thị giác. các kí tự hoặc màu sắc
để giúp họ dễ dàng
hiểu rõ được những gì
đã viết ra
- Trình bày bài giảng
trên nền tảng
Powerpoint có thể kết
hợp sử dụng các mô
hình trực quan sẽ giúp
Hs dễ tiếp cận với kiến
thức hơn
Trí tuệ thiên Năng khiếu nắm bắt, nhận - Tổ chức cho học sinh
nhiên dạng, phân loại các loài đông tham gia các buổi
đảo trong môi trường. tham quan thực tế, dạy
học theo dự án
- Liên hệ giữa kiến
thức trong bài học với
các hiện tượng trong
tụ nhiên để tạo hứng
thú cho học sinh
Trí tuệ nội tâm Khả năng hiểu biết bản thân và -  Hãy giao cho những
hành động một các thích hợp học sinh này các bài
trên cơ sở sự tự hiểu mình. tập để thử thách họ
làm sao tạo sự kết nối
giữa kinh nghiệm của
bản thân và các môn
học
- viết những bài thu
hoạch hay bài văn dựa
trên các chủ đề cá
nhân
Trí tuệ hình thể Biểu hiện sự thành thạo trong - Để những học sinh có
việc sử dụng toàn bộ cơ thể để năng khiếu về vận
thể hiện cảm xúc. động – thể chất biểu
diễn một tiểu phẩm,
một bài nhảy, hoặc
dùng các động tác của
cơ thể để mô phỏng
một phương pháp khoa
học
-
Trí tuệ giao tiếp Khả năng cảm nhận và phân - Tổ chức các buổi thảo
biệt tậm trạng, ý đồ, động cơ, luận, làm việc nhóm,
cảm nghĩ của người khác. khuyến khích học sinh
lên bảng trình bày về
bài học…
Trí tuệ âm nhạc Là khả năng cảm nhận, phân - Tổ chức các hoạt động
biệt, biến đổi và thể hiện các âm nhạc sẽ thu hút các
hình thức âm nhạc bạn có khuynh hướng
về âm nhạc như: cho
họ viết một bản nhạc
rap về môn học hoặc
tạo sự kết nối giữa âm
nhạc và những nội
dung bạn dạy cho học
sinh

Câu 13: Khái niệm năng lực. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành phát triển năng lực của học sinh.
- “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến
thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực
hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong
những điều kiện cụ thể”. Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là
điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, kinh nghiệm,
sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng
hành động. Phát triển năng lực là phát triển khả năng hành động.
• Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển năng lực hs:
- Quá trình hình thành và phát triển năng lực của học sinh chịu sự chi phối của
các yếu tố chủ yếu sau:
- Các yếu tố bẩm sinh - di truyền của con người được biểu hiện bằng các tố chất
sẵn có và năng lực được biểu hiện bằng những khả năng sẵn có. Quá trình hình
thành và phát triển năng lực có tiền đề từ các yếu tố này. Cụ thể hơn, các khả năng
sẵn có nếu được phát hiện kịp thời và giáo dục đúng cách thì năng lực mới được
phát huy. Nếu không đảm bảo như vậy, mầm mống và các tố chất của cá nhân có
nguy cơ mai một. Do vậy, sự hình thành và phát triển năng lực chịu ảnh hưởng
của yếu tố tiền đề là bẩm sinh - di truyền nhưng KHÔNG do yếu tố này quyết
định. 6 - Hoàn cảnh sống có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình
thành và phát triển năng lực của cá nhân. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống cũng
KHÔNG có vai trò quyết định.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực
của cá nhân. Giáo dục sẽ định hướng cho sự phát triển năng lực, phát huy các yếu
tố bẩm sinh – di truyền, đồng thời giáo dục cũng khắc phục được một số biểu hiện
của phẩm chất chưa phù hợp. Tuy vậy, giáo dục KHÔNG quyết định mức độ phát
triển và xu hướng phát triển của mỗi cá nhân.
- Tự học tập và rèn luyện là yếu tố có vai trò QUYẾT ĐỊNH đến sự hình thành và
phát triển năng lực của học sinh. Như vậy, giáo dục nói chung, giáo dục nhà
trường nói riêng có vai trò chủ đạo đối với sự hình thành, phát triển năng lực.
Song song đó, cần quan tâm đến cá nhân mỗi học sinh, gồm năng khiếu, phong
cách học tập, các loại hình trí thông minh, tiềm lực và nhất là khả năng hiện có,
triển vọng phát triển (theo vùng phát triển gần nhất) của mỗi học sinh… để thiết
kế các hoạt động học hiệu quả. Đồng thời, cần chú trọng phát triển năng lực tự
chủ, tự học vì yếu tố “cá nhân tự học tập và rèn luyện” đóng vai trò quyết định
đến sự hình thành và phát triển năng lực của mỗi HS. Việc tổ chức các hoạt động
học của người học phải là trọng điểm của quá trình dạy học, giáo dục để đạt được
mục tiêu phát triển năng lực học sinh
- Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt
động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện
và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ
của thiết bị dạy học tối thiểu, chú trọng khai thác công cụ tin học và các hệ thống
tự động hoá của kĩ thuật số. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và
ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí
thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham
gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ
cộng đồng. Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, học sinh được tổ
chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp. Tuy
nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải
được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Câu 14. Các đặc điểm của dạy học phát triển năng lực cho học sinh.
Đặc điểm dạy học phát triển năng lực
Dạy học phát triển năng lực là sự “tích lũy” dần dần các biểu hiện, yếu tố của năng lực người học
để chuyển hóa và góp phần hình thành, phát triển nhân cách. Giáo dục phổ thông nước ta đang
thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người
học, từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh làm được
gì qua việc học.

1) Nội dung dạy học: cơ bản, thiết thực, hiện đại


Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính cơ bản có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục được
chọn lọc bao gồm các nội dung chính, chủ yếu, tập trung vào các nội dung mang tính bản chất mà
không tập trung vào các nội dung không chính yếu, không phải bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nội dung dạy học, giáo dục đảm bảo tính thiết thực có nghĩa là nội dung dạy học, giáo dục trong
từng môn học, HĐGD cần sát thực, phù hợp với những yêu cầu, đòi hỏi của thực tế. Nội dung
dạy học, giáo dục đảm bảo tính hiện đại đòi hỏi nội dung dạy học, giáo dục phải mới, tiên tiến,
áp dụng được những thành tựu của khoa học, kĩ thuật trong các lĩnh vực trong thời gian gần đây,
nhất là việc vận dụng chúng trong thực tiễn.
NL được coi là sự huy động kiến thức, kĩ năng, niềm tin … để HS thực hiện thành công một loại
hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Theo đó, dạy học phát
triển PC, NL đặt ra yêu cầu cốt lõi là tập trung vào những gì HS cần có (kiến thức, kĩ năng, niềm
tin …) để từ đó họ có thể “làm” được những việc cụ thể, hữu ích hơn là tập trung vào những gì
mà HS biết hoặc không biết. Vì vậy, các nội dung dạy học cần được chắt lọc, lựa chọn sao cho
thật gọn, đắt. Trong đó, các nội dung kiến thức hàn lâm, giáo điều sẽ gây ra thách thức không cần
thiết trong học tập của HS (giảm động cơ học tập, hứng thú, niềm tin, sự đáp ứng nhu cầu xã hội
về nguồn nhân lực …); đồng thời không tạo điều kiện giúp HS tiếp cận, giải thích, giải quyết các
đòi hỏi sát sườn của đời sống thực tế. Ngược lại, việc chọn lọc, sử dụng các nội dung cơ bản,
trọng tâm sẽ giúp HS có cơ hội và thời gian tập trung phát triển những nền tảng vững chắc cho
các NL cốt lõi.
Cùng với đó, việc giúp HS tiếp cận các nội dung kiến thức thiết thực, hiện đại cùng với phương
pháp tư duy và học tập tích cực chính là nhằm tạo cơ hội giúp HS rèn luyện kĩ năng, từng bước
hình thành, phát triển NL giải quyết các tình huống và vấn đề thực tiễn; từ đó có cơ hội hoà nhập,
hội nhập quốc tế để cùng tồn tại, phát triển … Đây cũng chính là ý nghĩa quan trọng bởi nội dung
dạy học mà HS sở hữu sẽ được vận dụng thích ứng với bối cảnh hiện đại và không ngừng đổi mới
2) Tính tích cực của người học khi tham gia vào hoạt động học tập
Tính tích cực của người học được biểu hiện thông qua hứng thú, sự tự giác học tập, khát vọng
thông hiểu, sự nỗ lực chiếm lĩnh nội dung học tập. Đảm bảo tính tích cực của người học khi tham
gia vào hoạt động học tập là đảm bảo để tạo ra hứng thú, sự tự giác học tập, khát khao và sự nỗ
lực chiếm lĩnh nội dung học tập của người học. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học
phát triển PC, NL.
NL chỉ hình thành khi kiến thức, kĩ năng được chuyển hóa thành hoạt động của một chủ thể nhất
định. Do đó, trong dạy học, GV cần tổ chức các hoạt động học tập để HS tích cực, chủ động huy
động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong
thực tiễn. Mỗi HS có NL sẽ khác nhau tùy theo cá nhân huy động chúng vào các hoạt động học ở
mức độ nào. Điều này phản ánh rằng cùng một môi trường học tập, những cá nhân khác nhau sẽ
có NL khác nhau. Như vậy, trong dạy học, giáo dục phát triển PC, NL của HS, tính tích cực của
HS là một trong những biểu hiện và cũng là kết quả cần đảm bảo khi tổ chức hoạt động học tập.
3) Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS
Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS chính là việc tổ chức thường xuyên
hơn, đồng thời cũng đầu tư hơn về chất lượng những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS.
Thực hành là hoạt động áp dụng lí thuyết vào thực tế để hình thành kĩ năng ở người học – thành
phần quan trọng của NL. Thực hành là cơ sở để hình thành NL. Trải nghiệm là hoạt động tổ chức
cho người học được quan sát, làm thử, làm thử giả định trong tư duy (dựa trên đặc trưng của thực
nghiệm), sau đó, người học phân tích, suy ngẫm, chiêm nghiệm về việc quan sát, làm qua và kết
quả của nó. Quy trình chung của trải nghiệm tập trung giúp người học hình thành và phát triển
các NL chung và các NL đặc thù ứng với từng chủ đề trải nghiệm cụ thể.
Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội để huy động và vận dụng kiến
thức, kĩ năng trong môn học và hoạt động giáo dục để giải quyết các tình huống có thực trong học
tập và cuộc sống, từ đó người học hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực. Tăng cường
hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS là một nguyên tắc không thể thiếu của dạy học, giáo
dục phát triển PC, NL đòi hỏi từng môn học, HĐGD phải khai thác, thực hiện một cách cụ thể, có
đầu tư.
4) Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp
Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp chính là việc tổ chức nhiều hơn về số lượng, đầu tư hơn
về chất lượng những nhiệm vụ học tập đòi hỏi HS phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng,…
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Tăng cường dạy học, giáo dục tích hợp giúp người
học phát triển được những NL cần thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề dựa trên hiểu biết, kinh
nghiệm và khả năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, dạy học, giáo dục tích hợp còn kết
nối, tạo ra mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với thực tiễn, tránh trùng lặp về nội dung.
Thông qua chuỗi hoạt động có liên quan đến chủ đề với những hình thức khác nhau sẽ góp phần
tác động tổng hợp, hình thành PC, NL của người học đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Để giải quyết hiệu quả những vấn đề trong cuộc sống, kiến thức và kĩ năng của của từng môn
học đôi lúc không khả thi mà cần sự hiểu biết phong phú, đa dạng dựa trên yêu cầu của nhiều
môn học hoặc nhiều lĩnh vực trong cùng môn học. Thông qua dạy học tích hợp, HS được rèn
luyện khả năng tìm hiểu và vận dụng những kiến thức từ nhiều lĩnh vực một cách phù hợp để giải
quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong bài học, chủ đề. Nói khác đi, dạy học, giáo dục tích hợp
tạo cơ hội cho HS tiếp cận vấn đề toàn diện, từ đó HS phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết
tương ứng.
5) Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa

Tăng cường dạy học, giáo dục phân hóa chính là việc tổ chức thường xuyên và đầu tư hơn việc
phân loại và chia tách các đối tượng người học, từ đó, vận dụng nội dung, phương pháp và hình
thức sao cho phù hợp với đối tượng ấy nhằm đạt hiệu quả cao. Dạy học, giáo dục phân hóa đòi
hỏi chương trình dạy học phải xây dựng được các môn học, chủ đề khác nhau để HS tự chọn phù
hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Dạy học, giáo dục phân hóa là quá trình dạy học nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân người phát triển
tối đa NL, sở trường, phù hợp với các yếu tố cá nhân, trong đó người học được tạo điều kiện để
lựa chọn nội dung, độ khó, hình thức, nhịp độ học tập phù hợp với bản thân. Cơ sở của dạy học
phân hóa là sự công nhận những khác biệt giữa các cá nhân người học như phong cách học tập,
các loại hình trí thông minh, nhu cầu và điều kiện học tập… Dạy học phân hóa sẽ giúp HS phát
triển tối đa NL của từng HS, đặc biệt là NL đặc thù. Vì thế, nguyên tắc dạy học phân hóa là phân
hóa sâu dần qua các cấp học để đảm bảo phù hợp với các biểu hiện hay mức độ biểu hiện của PC,
NL hiện có của người học và phát triển ở tầm cao mới sao cho phù hợp.
6) Kiểm tra, đánh giá theo năng lực, phẩm chất là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển
phẩm chất, năng lực
Kiểm tra, đánh giá theo NL, PC là không lấy kiểm tra, đánh giá khả năng tái hiện kiến thức đã
học làm trung tâm của việc đánh giá. Kiểm tra, đánh giá theo NL chú trọng khả năng vận dụng tri
thức trong những tình huống cụ thể.
Điều kiện tiên quyết là điều kiện cần phải có, phải được giải quyết trước nhất trong dạy học phát
triển PC, NL. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và HĐGD ở mỗi lớp và sau cấp học
là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng
trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Với sự thay đổi về mục tiêu của CT GDPT 2018, rõ
ràng kiểm tra, đánh giá theo NL là điều kiện tiên quyết trong dạy học phát triển PC, NL.
Trong chương trình giáo dục phát triển PC, NL, bên cạnh mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình, cần chú trọng
mục tiêu đánh giá sự tiến bộ của HS. Đây là cơ sở để để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh
các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và
nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, GV cần đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học để
xác định mức độ tiến bộ so với chính bản thân HS về NL. Các thông tin về NL người học được
thu thập trong suốt quá trình học tập thông qua một loạt các phương pháp khác nhau: đặt câu hỏi;
đối thoại trên lớp; phản hồi thường xuyên; tự đánh giá và đánh giá giữa các HS với nhau; giám
sát sự phát triển qua sử dụng bảng danh sách các hành vi cụ thể của từng thành tố NL; đánh giá
tình huống; đánh giá qua dự án, hồ sơ học tập …
5. Kết luận sư phạm:
 Đối với dạy học theo định hướng phát triển năng lực, quá trình quan trọng
hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng. Vì vậy GV phải xác định mục
tiêu dạy học theo định hướng năng lực cho mỗi bài học
 GV cần tìm hiểu thêm các kiến thức thực tiễn để giúp HS giải thích đúng và
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống tốt hơn.
 Quá trình dạy học phải dựa trên sự nghiên cứu những quan niệm, kiến thức
sẵn có của người học, khai thác những thuận lợi đồng thời nghiên cứu những chướng
ngại có khả năng xuất hiện trong quá trình dạy học
 Mục đích dạy học không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, kỹ năng mà
còn phải dạy cho học sinh cách học, cách tự học, tự hoạt động nhận thức nhằn đáp ứng
các nhu cầu của bản thân của xã hội.
 Trước sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi
hỏi phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học hướng đến người học. Người học cần
phải có những năng lực kiến tạo tri thức, kỹ năng đa dạng, có tư duy tốt. Để phát huy
ưu thế của phương pháp dạy học nêu vấn đề đòi hỏi người giáo viên cần quan tâm đến
kĩ thuật xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề. Tuy nhiên, để đưa lại hiệu quả cao
đòi hỏi người dạy phải căn cứ vào đặc trưng từng loại bài, kết hợp nhuần nhuyễn các
phương pháp dạy học để xây dựng các tình huống có vấn đề có tỉ lệ hợp lý giữa cái
chưa biết và cái đã biết phù hợp với khả năng của học sinh.
 Nên dạy học theo hướng tiếp cận năng lực để học sinh sẽ học được phương
pháp học tập tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy, năng lực học tập, biết
vâ ̣n dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, giáo viên sẽ phát huy hết khả
năng sáng tạo của mình, tăng sự linh hoạt cho bài giảng, tạo thêm niềm say mê với
nghề nghiệp của mình.

Câu 15. Các đặc điểm của dạy học tích hợp
 Khái niệm:
- Dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập
của cùng một lĩnh vực hoặc của một vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch
dạy học. 
- Theo nghĩa hẹp thì DHTH là việc đưa những vấn đề về nội dung của nhiều môn học
vào một giáo trình/môn học.
 “Dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học cần huy động
(mọi) nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp - có vấn đề nhằm phát
triển các năng lực và phẩm chất cá nhân” .
 Đặc điểm:
- Mục tiêu cơ bản:
+ Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa
+ Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan tâm
+ Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống thực tiễn
+ Thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm
- Các đặc điểm cơ bản của dạy học tích hợp:
+ Tính tích hợp, trong đó chú trọng tích hợp trong môn học, liên môn học 
→ tăng khả năng và hiệu quả vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề.
Ví dụ: Chủ đề “Nghệ thuật dân gian vùng Kinh Bắc” là nội dung giao nhau của
Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử, Địa lý,...
+ Tính thực tiễn → vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của quá trình học tập để
giải quyết vấn đề thực tiễn.
Ví dụ:  Chủ đề “Nước trong môi trường xung quanh” tích hợp các môn học và 
nhận thức thực tiễn HS hiểu rõ vai trò của nước đối với sự sống và xã hội.
+ Tính hợp tác: hình thức hoạt động chủ yếu là theo nhóm.
+ Tính tích cực, sáng tạo của HS: gợi được hứng thú khi HS tự tìm tòi, nghiên cứu
giải quyết vấn đề, thu thập và xử lí thông tin.
- Các mức độ dạy học tích hợp
+ Tích hợp trong một môn học
+ Truyền thống (traditional)
+ Tích hợp liên môn (interdisciplinary)
+ Kết hợp/lồng ghép (fusion)
+ Tích hợp đa môn (multidisciplinary)
→ Trong đó, tích hợp liên môn là dạng vận dụng dạy học tích hợp ở mức độ cao
nhất, đem lại hiệu quả giáo dục cao nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu, thách thức cho
người giáo viên khi xây dựng lớp học tích hợp.

 Phương diện Liên môn Dạy từng môn

Mục tiêu rộng, hướng đến mục tiêu Mục tiêu hạn chế và chuyên biệt,
Mục tiêu chung của một số nội dung thuộc hướng đến xử lý riêng rẽ  từng môn
các môn khác nhau. học.

Kế hoạch dạy Kết nối với lợi ích và sự quan tâm Xuất phát từ một tình huống có liên
học của học sinh và cộng đồng. quan tới một môn học.

Xuất phát từ một vấn đề cần giải Hoạt động học được cấu trúc chặt chẽ
quyết mà cần cầu viện vào các kiến theo tiến trình đã dự kiến hoặc tự phát. 
Tổ chức dạy học
thức, kĩ năng thuộc các môn học
khác nhau.

Trung tâm của Nhấn mạnh đến sự phát triển và làm Nhắm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn
việc dạy chủ mục tiêu lâu dài  hạn.

Phát triển thái độ và kĩ năng phức Việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng
Kết quả của việc
hợp. Hoạt động học dẫn đến việc phần lớn thông qua các thao tác tư
học
tích hợp các kiến thức đã tiếp nhận.  duy. 
- Trong dạy học, thường có 3 loại chủ đề tích hợp liên môn, bao gồm:
+ Chủ đề được đề cập trong nhiều môn học
+ Chủ đề trong thực tiễn liên quan tới kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học.
+ Chủ đề trong 1 môn học kết hợp với các môn học khác theo nghĩa công cụ.
- Căn cứ vào đó chúng ta có các phương pháp xác định chủ đề liên môn trên bình diện:
chương trình, môn học, môn học công cụ.
- Các đặc điểm này của dạy học tích hợp thể hiện ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào
các mức độ tích hợp. Trong chương trình giáo dục phổ thông, các mức độ tích hợp được phân
chia theo mức độ tăng dần.

Câu 16: Các biện pháp dạy học phân hóa:


 Khái niệm:
- Hiện tượng phân hóa là hiện tượng mà ở đó có sự khác biệt giữa các HS về những
đặc điểm nào đó trong học tập. Việc phân loại các HS thành các nhóm có đặc điểm
khác hẳn nhau, đôi khi đối lập nhau, được gọi là phân hóa.
Ở trường phổ thông Việt Nam, GV thường sử dụng từ “học lực” để phân hóa HS
các mức: khá, giỏi, trung bình, yếu, kém.
- Dạy học phân hóa là cách tiếp cận dạy học nhằm đáp ứng tối đa khả năng cá nhân
của các đối tượng HS. Những khả năng cá nhân tạo ra sự khác biệt giữa các đối tượng
HS, tiêu biểu là: năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức, kiểu người học, phong cách học
tập, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhu cầu, hứng thú và điều kiện học tập.
 Các biện pháp dạy học phân hóa:
- Các biện pháp dạy học phân hóa được thiết kế dựa trên 03 yếu tố:
+ Nội dung: Phân hóa mục tiêu dạy học và nội dung
+ Sản phẩm: Đưa ra nhiệm vụ học tập phân hóa mà cụ thể là các yêu cầu, bài tập phân
hóa.
+ Quy trình: Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học và cách tổ chức dạy
học phù hợp với nhiệm vụ học tập phân hóa.
+ Đánh giá phân hóa: “nội dung” và “ sản phẩm” là các yếu tố để đánh giá phân hóa
1. Phân hóa từ mục tiêu dạy học
→ Phân hóa mục tiêu dạy học nhằm xác định những mục tiêu dạy học (kiến thức, kĩ
năng, thái độ và năng lực) phù hợp đối với từng đối tượng HS, tức là cần xác định
được những mục tiêu tối thiểu (mục tiêu dành cho đại đa số HS nhằm đạt chuẩn) và
mục tiêu nâng cao (đối với những HS khá, giỏi) 
2. Lựa chọn nội dung dạy học cụ thể theo hướng phân hóa
- GV có thể tiến hành một hoặc kết hợp thực hiện một số cách thức sau:
+ Lựa chọn các nội dung học tập phù hợp với các đối tượng HS.
+ Phân bậc các nội dung học tập theo các mức độ phù hợp để tất cả các đối tượng
HS có thể tiếp cận. 
- Không nên nhầm lẫn giữa phân hóa nội dung với phân hóa nhiệm vụ học tập.
Ví dụ: trong truyện ngắn “Chí Phèo”, học sinh được học về bi kịch tha hóa, bị tước
đoạt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo: 
Mục tiêu tối thiểu: hiểu khái niệm bi kịch và phân tích được bi kịch tha hóa của
Chí Phèo.
→ Trong trường hợp không trả lời được (tức là chưa đạt đến mục tiêu tối thiểu),
học sinh sẽ được yêu cầu tìm đọc lại bài cũ để trình bày khái niệm bi kịch, phân tích
bi kịch của Chí Phèo.
3. Xây dựng nhiệm vụ phân hóa: Ra bài tập phân mức
Để DHPH, GV cần thiết kế các nhiệm vụ học tập, các bài tập thể hiện các hành vi
của các năng lực ứng với các mức độ khác nhau sẽ được giao cho HS. Một cách lí
tưởng, nhiệm vụ, bài tập đó sẽ được phân hoá phù hợp với vùng phát triển gần của
từng HS hay thực tế hơn, GV sẽ chọn mức độ nhiệm vụ phù hợp với đa số trình độ
của HS. Sau đó, có thể cung cấp thêm những nhiệm vụ nâng cao với nhóm HS giỏi
và tăng cường trợ giúp với nhóm HS yếu. 
→ Để đánh giá quá trình, trước hết GV cần xây dựng được hệ thống nhiệm vụ
có mức độ yêu cầu khác nhau. 
 Cách Số lượng thao
Độ mở của Độ phức tạp Độ tự lực của
phân tác phải thực
nhiệm vụ của nhiệm vụ HS
mức hiện 

Sự trả lời tự do HS vận dụng các Để hoàn thành Tự lực là có khả


của cá nhân và kiến thức, kĩ nhiệm vụ, HS năng thực hiện
không có lời năng đã học vào cần thực hiện nhiệm vụ mà
giải cố định  giải quyết vấn một hoặc nhiều không cần sự trợ
→ dành không đề của cuộc thao tác.  giúp, gợi ý. 
Đặc gian cho sự sống → Một nhiệm → Nếu nhiệm
trưng sáng tạo, tự → Nhiệm vụ vụ phải trải qua vụ yêu cầu HS
quyết định của càng sát với tình càng nhiều thao tự lực thực hiện
người học. huống thực thì tác để thực hiện càng nhiều thao
mức độ phức tạp thì yêu cầu tác thì nhiệm vụ
càng cao. năng lực của đó có mức độ tự
HS càng cao. lực càng cao. 

Chú trọng việc Chú trọng sự Năng lực của Chú trọng đến
HS biết lập phân tích, tổng HS thể hiện qua sự chủ động, tích
luận thích hợp hợp, đánh giá, các thao tác mà cực khi thực
Đánh
cho con đường vận dụng kiến họ thực hiện, hiện nhiệm vụ.
giá
giải quyết hay thức trong quá gồm thao tác tư
quan điểm của trình giải quyết duy và hành
mình. vấn đề của HS. động.

4. Đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phân hóa
3 loại hình đánh giá đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. 
→ Đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hướng,
điều chỉnh hoạt động của trò mà còn giúp đưa ra những nhận định về thực
trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy cho phù hợp với đối tượng HS, qua
đó nâng cao hiệu quả dạy và học. 

You might also like