You are on page 1of 4

Chương 1: Khái quát về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt

1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ


2. Nguồn gốc của tiếng Việt
3. Phân kì lịch sử phát triển của TV
4. Sự hình thành chữ Nôm
5. Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ

1. Các phương pháp cơ bản trong so sánh ngôn ngữ


1.1. Phương pháp so sánh loại hình (HL 4[Trg 82-91], HL 7[Trg 78-96])
Hướng vào hoạt động của kết cấu ngôn ngữ để tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau
trong kết cấu của hai hoặc nhiều ngôn ngữ.
1.2.Phương pháp so sánh lịch sử (HL 4[Trg 61-82];HL 7[Trg 70-78])
Nghiên cứu các ngôn ngữ thân thuộc nhằm phát hiện qui luật phát triển kết cấu của chúng
kể từ các âm và các dạng thức cổ nhất đã được phục nguyên.
2. Nguồn gốc của tiếng Việt
• Ngữ hệ
• Nhánh
• Nhóm
• Tiếng
2.1. Các khái niệm cơ bản (HL5 [Trg 29-32])
Ngữ hệ (họ) ngôn ngữ: Là một tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác
lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng
thức cội nguồn theo những qui luật nhất định.
Nhánh (dòng/ ngành) ngôn ngữ: là một bộ phận của họ ngôn ngữ nhất định bao
gồm những ngôn ngữ có những nét giống nhau nhiều hơn một nhánh khác trong
cùng một họ.
Nhóm (chi) ngôn ngữ: Là những bộ phận ngôn ngữ nằm trong mỗi nhánh có sự
gần gũi nhau nhiều hơn so với những ngôn ngữ nằm trong nhóm khác của cùng
một nhánh.
Phương ngữ: Là những vùng khác nhau của một ngôn ngữ, có những nét riêng
khiến vùng đó ít nhiều khác biệt với những vùng phương ngữ khác.
Thổ ngữ: gồm những biến thể của một ngôn ngữ được dùng ở một địa phương nhỏ
hẹp trong một vùng phương ngữ nhất định.
2.2. Các ngữ hệ ngôn ngữ lớn trong khu vực địa ngôn ngữ ĐNA
HL 7[Trg 294-297]; HL 4[Trg 70-82]
 Hán Tạng: Hoa, Sán Chỉ, Sán Dìu, Lô Lô, Phù Lá, La Thủ, Hà Nhì, Cống,
Ngái …
 Thái -Kađai: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lự, Bố Y…
 Mông – Dao: Hmong, Na Mèo, Pà Thẻn, Dao…
 Nam Đảo: Chàm (Chăm), Chơ Ru (Chu Ru), Ê Đê, Gia Rai, Raglai …
 Nam Á: Việt, Mường, Cuối , Chứt, A Rem, Mã Liềng, A Hêu ...
 Nguồn gốc của tiếng Việt: tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhánh Môn-
Khơmer, nhóm Việt Mường.
2.3. Các giải thuyết về nguồn gốc TV (HL5 [Trg 60-96])
 Khuynh hướng không xếp tiếng Việt thuộc họ Nam Á (HL 5[Trg 60-77])
- Tiếng Việt thuộc họ Hán Tạng
- Tiếng Việt thuộc họ Thái
- Tiếng Việt thuộc học Mã Lai
(Tìm dẫn chứng về ngữ âm, từ vựng để chứng minh các quan điểm trên)
 Khuynh hướng xếp tiếng Việt thuộc họ Nam Á (HL 5[Trg 78-96])
(Tìm dẫn chứng về ngữ âm, từ vựng để chứng minh quan điểm trên)
3. Phân kỳ lịch sử phát triển của tiếng Việt
(HL1 [Trg 19]; HL9 [Trg 30-37])
Giai đoạn Có 2 ngôn ngữ : tiếng Hán (khẩu ngữ Khoảng TK VIII, IX
Proto Việt của lãnh đạo) và tiếng Việt.
1 văn tự : chữ Hán.

Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Khoảng TK X, XI, XII
Việt tiền cổ Hán.
1 văn tự : chữ Hán.

Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Khoảng TK XIII,
Việt cổ Hán. XIV, XV, XVI
2 văn tự: chữ Hán và chữ Nôm.

Giai đoạn tiếng Có 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và văn ngôn Khoảng TK XVII,
Việt trung đại Hán. XVIII và nửa đầu TK
3 văn tự: chữ Hán, chữ Nôm và chữ XIX.
quốc ngữ.

Giai đoạn tiếng Có 3 ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt Thời Pháp thuộc
Việt cận đại và văn ngôn Hán.
4 văn tự: chữ Pháp, chữ Hán, chữ
Nôm, chữ quốc ngữ.

Giai đoạn tiếng Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt Từ 1945 trở lại đây
Việt hiện đại 1 văn tự: chữ quốc ngữ

4. Sự hình thành của chữ Nôm (HL [1], trg85-110)


(Sinh viên tự tìm hiểu)
4.1. Thời điểm xuất hiện
4.2. Cấu tạo chữ Nôm
5. Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ (HL [1], trg 112-134)
 A.De Rhodes và từ điển Việt - Bồ - La (HL 1[Trg 112-134])
 Pigneaux de Beshaine và Từ điển Việt - La (Tự vị An Nam Latin) (HL 1[Trg
128- 134])
(Sinh viên tìm hiểu về thời gian, nguồn gốc xuất hiện và ai là người có công
sáng tạo ra chữ quốc ngữ )
 Yêu cầu của chương 1
 Nghiên cứu các nội dung liên quan đến phương pháp so sánh lịch sử, quá trình hình
thành và phát triển tiếng Việt, quá trình hình thành chữ Nôm và chữ quốc ngữ theo
học liệu đã được liệt kê trong nội dung.
 Trả lời được các câu hỏi:
(1) Tiếng Việt thuộc họ/ nhánh/ nhóm ngôn ngữ nào?
(2) Từ vựng tiếng Việt được hợp thành từ những từ ngữ có nguồn gốc nào?
(3) Trong phương pháp so sánh lịch sử có những điểm nào cần lưu ý?
(4) Quá trình hình thành và phát triển chữ quốc ngữ có những điểm mốc quan trọng nào?
(5) Chữ quốc ngữ có những đặc điểm nào đáng chú ý?

You might also like