You are on page 1of 2

MẠNG XÃ HỘI CÓ GÌ MÀ GÂY NGHIỆN ĐẾN VẬY?

- TRẢ LỜI BẰNG


GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC
Nguồn: Nền văn minh 0.4
Bạn đã bao giờ tự hỏi “cơn nghiện” MXH có liên quan gì đến vấn đề tâm lý
trong mỗi chúng ta? Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu đã chứng minh tâm lý
học ảnh hưởng đến việc sử dụng MXH hơn chúng ta tưởng.
1. Sự công nhận từ xã hội (Social Validation)
Theo tạp chí Forbes, “social validation” là một hiện tượng tâm lý diễn tả một
hoặc một vài người nhìn theo hành động của số đông và làm theo họ, hoặc thay
đổi quan điểm của mình sao cho phù hợp với số đông. Con người có khát khao
bản năng được sống cùng tập thể nên đồng thời, họ mong muốn nhận được sự
công nhận từ số đông. Câu nói “Một người không bao giờ biết mình giỏi cho
đến khi có người đến nói với họ” diễn tả chính xác về khái niệm này.
Hiện nay, văn hoá ganh đua càng ngày càng trở nên khắc nghiệt trên mạng xã
hội. Một bộ phận giới trẻ coi mạng xã hội là nền tảng phục vụ cho nhu cầu
chứng minh bản thân. Mỗi lượt like hay comment đều làm họ cảm thấy mình
thật nổi bật và tài giỏi.
Không chỉ vậy, việc xoay quanh tập thể đều sử dụng mạng xã hội cũng thôi thúc
một cá thể hành động để không bị “lạc loài”.
2. Nỗi sợ bị bỏ lỡ (Fear of missing out)
Nỗi sợ bị bỏ lỡ là hiện tượng tâm lý phổ biến ở người dùng mạng xã hội. Chúng
ta luôn muốn biết những câu chuyện, vấn đề mới nhất trên nền tảng số. Theo
nghiên cứu, 67% người dùng cảm thấy họ sẽ bỏ lỡ điều gì đó nếu không sử dụng
MXH.
Không chỉ vậy, con người có nỗi sợ bỏ lỡ những việc có thể gây hại đến mình
trên MXH. Nỗi sợ này xuất phát từ bản năng sinh tồn và bảo vệ bản thân tự
nhiên của con người. Điều này xảy ra thường xuyên ở độ tuổi dưới 30 - giai
đoạn người trẻ nỗ lực chứng minh giá trị của bản thân.
3. Thể hiện cái tôi (Ego)
MXH là nơi để cái tôi của mỗi người lên tiếng. Theo nghiên cứu, 80% những
cuộc hội thoại trên MXH nói về bản thân ta, so với tỉ lệ 30-40% ở các cuộc nói
chuyện ngoài đời.
4. So sánh với người khác (Social Comparison)
Bộ não thường so sánh về điểm mạnh, điểm yếu, năng lực làm việc và quan
điểm giữa mình và người khác. Đặc biệt, sự khác biệt về quan điểm sống thường
xuyên là nguyên nhân tạo ra các cuộc tranh cãi trên MXH.
5. Phản ứng hoá học ở não bộ (Brain Chemistry)
Không chỉ về tinh thần, MXH gây nghiện cả với thể chất con người. Một nghiên
cứu từ Đại học Harvard chỉ ra rằng việc đăng tải thông tin cá nhân kích hoạt
cùng một phân khu não bộ như khi sử dụng chất kích thích.
Bài viết được tham khảo từ Forbes, Keep it usable, Psychology Today, Huffpost,
Vietcetera.

You might also like