Đề bài: Miêu tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát

You might also like

You are on page 1of 4

Đề bài: Miêu tả lại một cảnh sinh hoạt mà em có dịp quan sát

Bài làm
Mỗi dịp Tết đến, em và bố mẹ trở lại quê ăn Tết với ông bà. Sáng ngày 29 Tết, như thông lệ,
ông bà thường gói bánh chưng. Sáng khoảng 6 giờ, cô em vo gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm từ
tối hôm trước. Những hạt gạo nếp trắng muốt, căng mẩy và những hạt đỗ vàng lần lượt được vớt ra
cho ráo nước. Trong bếp, ông thái miếng thịt lợn được bà đi chợ mua từ sớm thành từng miếng bằng
bàn tay em và ướp thịt với muối cùng hạt tiêu. Mẹ em nhanh chóng trải chiếu trước nhà, lau sạch lá
rong đã được cô rửa sạch từ chiều hôm trước, phân ra hai loại lá to, lá nhỏ để chuẩn bị gói bánh. Bố
em khuân những khúc gỗ nhãn từ góc vườn vào sân để chuẩn bị nấu bánh chưng. Mẹ xếp lần lượt 4
lượt lá sẵn sàng. Bà em cho một nắm gạo nếp, một lần đỗ, rồi để thịt lợn ở chính giữa, rồi quay lại
một lần đỗ, một lần nếp phủ lại. Sau khi hoàn thành, bà chuyển việc gói bánh cho ông, với đôi tay
khéo léo ông thoăn thoắt đã gói thành những chiếc bánh chưng vuông vức mà không cần dùng
khuôn rồi buộc chặt và xếp sang một bên. Mỗi người một việc, vừa làm vừa trò chuyện vui vẻ.
Khung cảnh thật là bình yên và ấm áp. Đến khoảng 10 giờ, cả nhà đã hoàn thành việc gói bánh, 20
chiếc bánh chưng xinh xắn đã được hoàn thành. Ông và bố xếp bánh vào một chiếc nồi to, cho nước
xâm xấp bánh rồi mang ra giữa sân, bắc lên cái bếp mà vừa bố "thiết kế" từ những viên gạch cũ xếp
ở vườn. Em rất thích ngồi cạnh bếp lửa trông nồi bánh chưng với ông, được nghe ông kể về “Sự tích
bánh chưng bánh dày”, em càng thêm trân quý hạt thóc, công sức của những người nông dân. Cảnh
gói bánh chưng ngày Tết ở nhà em thật yên bình và ấm áp. Nó cho em thấy được tình cảm gia đình
gắn bó, ý nghĩa của ngày Tết đối với mỗi người dân Việt Nam và thêm yêu mến, trân trọng những
giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Ca dao

Đoạn văn mẫu số 1


Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích
nhất là bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó
khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được
sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn
núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng
sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn,
mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là
người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là
“nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh
khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín
tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa
trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn
đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy
ngẫm sâu sắc về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái

Đoạn văn mẫu số 2


Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi
tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ,
nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ
đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ
“nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng
lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen
vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi
hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát
dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm
chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ
một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 3


Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số
đó là bài ca dao:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với
“nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với
cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng
định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt
dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín
chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho
lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà
đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp
mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 4


“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”
Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian
đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu
trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của
tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn
sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi
ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là
vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh
nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã
giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp
cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.
Đoạn văn mẫu số 5
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”
Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ.
Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian
đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục
của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ
mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ
từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều
bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng
(nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ
giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người
đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào. Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục
bát - Về thăm mẹ Khi đọc bài thơ “Về thăm mẹ” của tác giả Đinh Nam Khương, tôi cảm thấy vô cùng xúc
động về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Vào một chiều đông, nhân vật người con trong bài đã có dịp về thăm
mẹ sau những tháng ngày xa cách. Khi trở về, mẹ không có nhà, người con ngồi ngoài hiên ngắm nhìn căn
nhà xưa với những hình ảnh gợi nhớ về mẹ. Đó là chum tương đã đậy, áo tơi lủn củn khoác hờ người rơm,
đàn gà mới nở, trái na cuối vụ mẹ vẫn để dành. Những hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng khéo léo nhằm
thể hiện được sự vất vả, tần tảo và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con của mình. Điều đó khiến người
con cảm thấy nghẹn ngào, thương mẹ nhiều hơn. Hình ảnh người mẹ Việt Nam hiện lên trong bài thơ với
những nét đẹp vốn có khiến cho mỗi người khi đọc đều xúc động nhớ đến người mẹ của mình. Bài thơ nhẹ
nhàng mà ẩn chứa những điều sâu lắng.

You might also like