You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ VÀ LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN

BÀI TIỂU LUẬN


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI

Hãy chứng minh đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng đề ra
là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn? Việc kế thừa và phát huy đường lối này
trong xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh mới như thế nào?

Họ và tên: Vũ Thị Thanh Huế


Mã số sinh viên: 2024012029
Nhóm: 05
GV hướng dẫn: Lê Quốc Hiệp

HÀ NỘI, 12/2021

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:.........................................................................................................3
NỘI DUNG :............................................................................................................3
I/ Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng đề ra là đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn......................................................................................................3
1.Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới ( giai
đoạn 1954 – 1965......................................................................................................5
2. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai (1945
– 1965)....................................................................................................................6
3. Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1965 – 1975)..........9
II/ Kế thừa và phát huy đường lối của Đảng trong việc xây dựng và bảo vệ
Đất nước trong bối cảnh mới................................................................................12
KẾT LUẬN :.........................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................17

2
LỜI MỞ ĐẦU:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thể hiện sâu sắc sức mạnh
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh. Đó cũng là một sự kiện có tầm vóc quốc tế to lớn và mang tính thời đại
sâu sắc. Thắng lợi đó bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quyết định nhất
là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, phát huy cao độ nghệ thuật
quân sự độc đáo Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta (1954 - 1975) là sự tiếp tục
cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Trong điều kiện đất nước tạm thời bị
chia cắt làm hai miền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình
quốc tế, trong nước, so sánh thế và lực giữa ta và địch, nắm vững phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề ra đường lối kháng chiến độc lập, tự chủ, đúng
đắn, sáng tạo và tổ chức thực hiện đường lối đó phù hợp với điều kiện cụ thể và sự
phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.

NỘI DUNG :
I/ Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Đảng đề ra là đúng đắn, phù
hợp với thực tiễn.
Cuộc kháng chiến kiên cường, anh dũng của nhân dân Việt Nam chống thực
dân Pháp đã thành công, buộc quân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ (tháng 7 năm
1954), công nhận độc lập, chủ quyền và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi
lừa được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền Sài
Gòn xây dựng quân đội nhằm biến miền Nam nước ta thành thuộc địa và căn cứ
quân sự kiểu mới. Mỹ chia cắt không thể đảo ngược Việt Nam, ngăn chặn sự lan
rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á và dập tắt phong trào giải phóng dân tộc
đang phát triển.

Sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta phải trải
qua chặng đường dài 21 năm (1954-1975), với muôn vàn gian khổ, hy sinh, khó
khăn, phức tạp do âm mưu, thủ đoạn phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai.

Đất nước bị chia cắt thành hai khu vực với hai chế độ chính trị - xã hội cạnh
tranh, đó là mặt chủ yếu, bao trùm, bao trùm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước. Đặc điểm này ảnh hưởng, chi phối quá trình Đảng ta xây dựng và thực hiện
đường lối chiến lược, đường lối cách mạng của cả nước và từng địa bàn.
3
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của việc
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời thực hiện hai
chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam và cách mạng dân
chủ miền Nam. Để phát triển và nâng cao sức mạnh tổng hợp to lớn của cả nước
đánh giặc, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc gắn bó chặt chẽ và hài hòa
trong mối quan hệ biện chứng giữa hai phương thức cách mạng đó. Từ tháng 7
năm 1954 đến tháng 5 năm 1975, đây là một nhân tố quan trọng của cách mạng
Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,

Với việc giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, Đảng ta đã động
viên và tập hợp một cách rộng rãi, vững chắc mọi lực lượng dân tộc vào sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước. Thực tế 21 năm của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
đã chứng tỏ đường lối chiến lược đó của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo;
đảm bảo cho cuộc chiến đấu của toàn quân và toàn dân ta trên khắp hai miền giành
thắng lợi ngày càng to lớn và toàn diện, đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế
quốc Mỹ ở miền Nam, đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và lần thứ
hai của không quân, hải quân Mỹ trên vùng trời, vùng biển miền Bắc, giành thắng
lợi từng bước, tiến lên đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.

Ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH không chỉ là ánh sáng soi đường cho
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà
còn là điều kiện để kết hợp lợi ích cơ bản của dân tộc ta với những mục đích của
thời đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH. Nói cách khác, thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của việc kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nghĩa vụ dân tộc và nghĩa vụ quốc tế cao cả,
trong sáng. Đây là một nội dung quan trọng của đường lối kháng chiến của Đảng ta
và là điều kiện cơ bản tạo ra thế và lực mới, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta đến thắng lợi. Đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
của một cường quốc giàu có hơn ta gấp nhiều lần về quân sự, kinh tế; trong khi,
đặc biệt nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tinh thần độc lập tự chủ của mọi người Việt
Nam yêu nước; xem đó là nội lực, là nhân tố quyết định cơ bản nhất, làm nên sức
mạnh đánh thắng quân xâm lược, Đảng ta đồng thời khẳng định phải kết hợp chặt
chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh
quốc tế.

4
Thực tế 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy, tiến hành chiến
tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, quân và dân ta trên khắp chiến trường đã tiến
công địch bằng nhiều hình thức, bằng mọi vũ khí có trong tay, bằng nhiều mưu kế
sáng tạo, mọi nơi, mọi lúc, cả trên bộ, trên không, trên sông, trên biển; tiền tuyến
và hậu phương. Trong cuộc chiến đấu đó, quân và dân ta luôn phát huy mạnh mẽ
tư tưởng chiến lược tiến công, luôn tìm mọi cách giành và giữ quyền chủ động
chiến trường, hãm địch trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và hiểm hóc,
buộc chúng bị căng kéo, chia cắt, dàn mỏng lực lượng, tạo điều kiện cho chủ lực
của ta tập trung lực lượng tiến hành các cuộc tiến công trên những hướng chiến
lược trọng yếu gây tác động mạnh, làm chuyển biến cục diện chiến trường, giành
thắng lợi từng bước, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, từ đó giành thắng
lợi hoàn toàn.

1. Đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới
( giai đoạn 1954 – 1965

Bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954

Sau Hội nghị Giơnevơ, cách mạng Việt Nam vừa có những thuận lợi mới,
vừa đứng trước nhiều khó khăn, phức tạp.

5
Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tể, quân
sự, khoa học - kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục
phát triển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào hòa bình, dân chủ
lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn
cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín
năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí
Nam.

Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu
làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới buớc vào
thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên
Xô và Trung Quốc; đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn,
lạc hậu, miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành
kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta.

Một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền dất mrớc có
chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng
7-1954. Đặc điểm bao trùm và các thuận lợi, khó khăn nêu trên là cơ sở để Đảng ta
phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong
giai đoạn mới.

2. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai
(1954 – 1965)

Quá trình hình thành và nội dung đường lối:

Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra được
đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa
phù hợp với xu thế chung của thời đại.

Tháng 7-1954, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã phân tích tình hình cách
mạng nước ta, xác định đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.

Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới
và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của
tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến

6
tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển
vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung.

Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955)
Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa
bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra
sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân
dân miền Nam.

Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách
mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạo
lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác”.

Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành
đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: “Mục tiêu và nhiệm vụ cách
mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc
tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà
trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình”.

Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền
Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra nghị quyết
về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: “hiện nay, cách mạng Việt
Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm
vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau… nhằm
phương hướng chung là giữ vững hòa bình.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng
những đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản
lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của
cách mạng.

Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên
chính là quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước,
được “hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng.

7
Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-
9-1960. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là:

Nhiệm vụ chung: “tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ
vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã
hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới”.

Nhiệm vụ chiến lược: “Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai
nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai,
thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”.
“Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai
chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền
trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết
mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của
chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện mệt mục tiêu
chung nên “Hai nhiệm vụ chiến lược ẩy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác
dụng thúc đẩy lẫn nhau”.

Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ
căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước
đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay
sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân trong cả nước.

Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến
lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp
8
nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất
Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và
phù hợp với xu hướng chung của thế giới. “Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng
cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai
của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả
nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất
Tổ quốc”.

Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống
nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và
lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối
cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả
nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trong ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất.

 Ý nghĩa của đường lối: Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai
chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn hết sức to lớn.
o Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng là giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc, vừa phù hợp
với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam, vừa phù hợp với tình
hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và
tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên
thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc.
Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế
quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
o Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của
cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của
Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa
đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu
thế của thời đại.
o Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi
miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những
thành tựu to lớn trong xây đựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh
9
thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền
Nam

3. Nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ( 1965 – 1975)

Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá
sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ và
quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với
quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến
tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta đã quyết định phát
động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc.

 Thuận lợi: Khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nuớc, cách mạng thế
giói đang ở thế tiến công. Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và
vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền
Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển.

Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ
năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta dã có bước phát triển mới. Ba “chỗ dựa”
của “Chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) (đều
bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản.

 Khó khăn: Sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc càng trở nên gay gắt và
không có lợi cho cách mạng Việt Nam. Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh
cục bộ” ồ ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực liếp xâm
lược miền Nam đã làm cho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm
và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ
xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Quá trình hình thành, nội dung và ý nghĩa của đường lối

10
 Quả trình hình thành và nội dung đường lối:

- Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam,
các hội nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ
trương giữ vững và phát triển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc
“đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạng miền Nam từ khởi nghĩa từng phần
phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy mô toàn miền.

- Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (tháng 11-1963), ngoài việc xác
định đúng đắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết
hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn
quyết định nhiều vấn đề quan trọng về cách mạng miền Nam.

- Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến
tranh phá hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11
(tháng 3-1965) và lần thứ 12 (tháng 12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình
và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, círu nước trên cả nước.

- Về nhận định tình hình và định hướng chiến lược, Trung ương Đảng nhận
định, cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam vẫn là cuộc đánh phá
thuộc địa kiểu mới, cần phải thực hiện trong thời gian tới. Có những mâu
thuẫn chiến lược trong thế thua, thế thua và thế bị động. Kết quả của sự phân
tích và kết luận này, Trung ương Đàng Trong quyết tâm tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, coi chống Mỹ và cứu nước là trách nhiệm
thiêng liêng của toàn dân tộc, từ nam ra bắc.

- Quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược
của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải
phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất Đất nước.

- Phương châm, phương châm chiến đấu của miền Nam: Giữ vững và xây
dựng thế trận xung kích, tiến công không ngừng: "Tiếp tục thực hiện khẩu
hiệu tác chiến quân sự và chính trị. từng địa điểm trong số ba địa điểm
11
chính. Xung đột quân sự có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thế giới
ngày nay, và nó ngày càng trở nên đáng kể.

- Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo
đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong
điều kiện có chiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ
nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc
chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để
đánh bại địch trong trường hợp chúng liều mình mở rộng “Chiến tranh cục
bộ” ra cả nước.

- Nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở hai miền: Trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền
Bắc là hậu phương lớn. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền
Bắc “Xã hội chủ nghĩa là hậu phương vững chắc trong cuộc chién tranh
chống Mỹ.

12
 Ý nghĩa của đường lối:

Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng được đề ra tại các
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 và 12 có ý nghĩa hết sức quan trọng

- Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công,
tinh thần độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống
nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta.
- Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược
cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù
hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế.

Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức
mình là chính được phát triển trong hoàn cành mới, tạo nên sức mạnh mới để dân
tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

13
II/ Kế thừa và phát huy đường lối của Đảng trong việc xây dựng và bảo vệ
Đất nước trong bối cảnh mới.
Đường lối chiến tranh nhân dân (CTND) bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) là sự kế
thừa tư tưởng, nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc trong lịch sử dựng
nước, giữ nước, được phát triển lên trình độ mới qua thực tiễn các cuộc kháng
chiến giải phóng dân tộc và BVTQ dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nội dung cốt lõi
cấu thành Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tư tưởng căn bản của đường lối CTND hiện nay là nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, nhằm bảo vệ vững
chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sự nghiệp BVTQ trong tình hình mới đặt ra trong vận dụng đường lối CTND
là phải “hóa giải” được những thách thức không chỉ an ninh truyền thống mà còn
vấn đề an ninh phi truyền thống, đe dọa đến an nguy của đất nước. Đặc biệt, vấn đề
an ninh phi truyền thống có tính toàn cầu ngày càng nổi lên thách thức đến công
cuộc BVTQ như sự biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia, “diễn biến hòa

14
bình”, dịch bệnh… Chúng ta càng thấm thía điều này khi mà cả nhân loại hơn 3
tháng qua đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19.

Nhận thức rõ hiểm họa của dịch Covid-19, ngay từ đầu Đảng, Nhà nước ta đã
xác định chống dịch như chống giặc. Việc xác định đó thể hiện tầm tư duy chiến
lược của Đảng coi dịch Covid-19 là một thứ “giặc”. Để chiến thắng “giặc” nguy
hiểm này, đòi hỏi phải có đường lối, nghệ thuật thực hành chiến tranh, có phương
pháp tác chiến phù hợp. Và Đảng, Nhà nước ta đã vận dụng hết sức sáng tạo đường
lối CTND BVTQ vào “cuộc chiến chống đại dịch Covid-19”

Trước hết là nhận diện “đối tượng của cuộc chiến”. Virus Corona (SARS-
CoV-2) với tác hại nguy hiểm của nó chính là đối tượng cần phải tiêu diệt. Không
dừng ở định vị đối tượng SARS-CoV-2, Đảng ta đồng thời xác định thông tin sai
sự thật về dịch bệnh cũng là “đối tượng tác chiến”, vì nó còn nguy hiểm hơn dịch
bệnh gấp nhiều lần. Việc nhận diện chính xác “đối tượng tác chiến”, tạo cơ sở cho
việc hoạch định chiến lược của Đảng từ mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo, tổ chức lực
lượng đến phương pháp tiến hành của cuộc chiến chưa từng có tiền lệ lịch sử này.

Về mục tiêu của “cuộc chiến chống dịch Covid-19”. Mục tiêu của cuộc chiến
này nằm trong mục tiêu chung của Chiến lược BVTQ trong tình hình mới, được
Đảng xác định tại Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) song được định vị cụ thể, là: “Hạn chế tối đa tử vong vì không có gì quý hơn
tính mạng. Chúng ta làm hết sức vì sức khỏe, vì tính mạng của người dân, vì sự
bình yên của xã hội”. Sự vận dụng sáng tạo ở đây không chỉ đối với chống dịch
Covid-19 mà còn trong đấu tranh chống thông tin xuyên tạc tình hình dịch, nhất là
thông tin do các thế lực thù địch ngụy tạo làm rối loạn xã hội.

Về tư tưởng chỉ đạo của "cuộc chiến chống dịch Covid-19". Đảng, Nhà nước
ta chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả”. Riêng
đối với dịch Covid-19 cần “cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để,
điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng cường ngăn chặn là vô
cùng quan trọng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: “Nếu chúng ta chậm trễ,
dịch bệnh sẽ hạ knock-out chúng ta; nếu chúng ta không kịp thời, không nhanh
chóng thì dịch bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa”. Đối với thông tin xuyên tạc

15
lợi dụng tình hình dịch bệnh cần kịp thời ngăn chặn sự tán phát, xác minh, xử lý
nghiêm minh đúng pháp luật.
Cùng với tâm thế chủ động chống dịch, Đảng ta nhấn mạnh cần phát huy sức
mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân, huy động mọi lực lượng tham gia, phối
hợp chặt chẽ, động viên tích cực tham gia chống dịch. Dân trí “Càng khó khăn
càng thấy sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị”, Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam đúc kết từ thực tế của công tác chống dịch giai đoạn 1: “Càng khó khăn
càng chúng ta càng thấy rõ sức mạnh của toàn dân và của cả hệ thống chính trị
”.Đồng thời phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, cần hợp tác chặt chẽ
với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ
bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm dẻo, vừa cương quyết; sẵn sàng
nhận hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm xử lý dịch, chữa trị người nhiễm với cộng
đồng quốc tế. Đây chính là tư tưởng cách mạng tiến công của đường lối chiến
tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào “cuộc chiến chống dịch Covid-19” và
chống hành vi lợi dụng tình hình dịch đưa thông tin sai lệch để phá hoại đất nước.

Về tổ chức lực lượng trong "cuộc chiến chống dịch Covid-19". Đảng, Nhà
nước tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch. Tiếp đến, các
cấp, ngành, địa phương thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch ở cấp mình. Nhờ
đó đã huy động sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương
đến cơ sở vào cuộc. Do tính đặc thù của cuộc chiến chống “giặc” là dịch bệnh,
cùng với đó là chống hành vi lợi dụng tình hình dịch đưa thông tin sai lệch chống
phá đất nước nên Đảng, Nhà nước đã xác định lực lượng nòng cốt của cuộc chiến
này là đội ngũ y tế, thông tin-truyền thông, quân đội, công an. Trong lực lượng
công an, nhấn mạnh an ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Cùng
với huy động nguồn nhân lực, Đảng, Nhà nước đã huy động lực lượng vật chất cao
nhất về tài chính, trang thiết bị, sản xuất đồ bảo hộ… phục vụ phòng, chống dịch
với tinh thần “sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để ngăn chặn dịch
bệnh”.

Về phương pháp tác chiến chống dịch Covid-19. Trên cơ sở nhận diện đối
tượng tác chiến, mục tiêu, tư tưởng chỉ đạo cuộc chiến của Đảng, Nhà nước đã
vạch ra phương pháp phòng, chống, bao gồm: Thứ nhất, phải đề cao kỷ cương, vai
trò trách nhiệm trong việc thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch. Thứ hai, tổ chức
16
hướng dẫn kịp thời, chính xác, đơn giản, dễ hiểu nhất cho mọi người dân hiểu được
dịch bệnh, thông tin sai lệch về dịch bệnh; hiểu được việc mình cần phải làm và
không được làm để chống dịch và lợi dụng tình hình dịch. Để thực hiện cần nâng
cao hiệu quả thông tin-truyền thông, không để các thế lực thù địch lợi dụng chiếm
lĩnh “khoảng trống” để đưa thông tin sai lệnh, nhất là trên truyền thông xã hội. Đối
với các thông tin sai lệch về dịch bệnh cần nhanh chóng phát hiện, ngăn chặn, phân
loại thông tin và đối tượng đưa tin để xử nghiêm khắc. Thứ ba, phải tăng cường
ngăn chặn với những quy định chặt chẽ, phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh
đối với xuất, nhập cảnh; điều kiện cụ thể dừng cấp thị thực... Đối với các trường
hợp đã nhiễm bệnh phải tiến hành cứu chữa kịp thời; các trường hợp nghi nhiễm
phải phân loại, không để sót, thực hiện cách ly tập trung, tại chỗ phù hợp; phòng,
chống hạn chế đến mức thấp nhất sự lây nhiễm chéo, nhất là lây nhiễm sang đội
ngũ y tế, những người trực tiếp nơi tuyến đầu chống dịch. Thứ tư, thực hiện khai
báo y tế toàn dân, chứ không dừng ở khai báo y tế đối với người nhập cảnh. Đây
không chỉ là trách nhiệm chống dịch theo quy định của pháp luật mà còn là hành
động cụ thể để mọi người dân Việt Nam cùng chung sức, đồng lòng, toàn dân
chống dịch. Các thông tin khai báo này phải được quản lý chặt chẽ, chỉ để phục vụ
vào mục đích chống dịch, không để thực hiện vào mục đích nào khác.

Thực tiễn tổ chức phòng, chống dịch Covid-19 và chống thông tin xuyên tạc
về dịch bệnh vừa qua, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng bước đầu.
Tuy nhiên, tình hình dịch sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường. Đảng, Nhà nước ta
nhận định "cuộc chiến chống dịch Covid-19" bước sang giai đoạn hai được nhận
định từ 8-3 sẽ khó khăn quyết liệt và phức tạp hơn. Để chiến thắng hoàn toàn trong
cuộc chiến này, sáng 20-3, Bộ Chính trị đã họp về công tác phòng, chống dịch
Covid-19 dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Tại
cuộc họp này, sau khi nghe báo cáo của Ban Cán sự đảng Chính phủ, ý kiến của
các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
phát biểu kết luận, hoan nghênh, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công
tác phòng, chống dịch thời gian qua, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế
độ ta. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo rất kịp thời, nhạy bén, quyết liệt, cả hệ thống
chính trị và toàn dân cùng vào cuộc, đạt được những kết quả tích cực, được thế
giới đánh giá cao, nhân dân tin tưởng, ủng hộ và tích cực tham gia. Đồng thời,
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đưa ra những chỉ đạo đối với "cuộc chiến chống dịch
Covid-19": “Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn”. Về giải pháp “cần cố
17
gắng khoanh lại, không để dịch bệnh lây lan rộng, không để bị động, bất ngờ,
chuẩn bị khả năng xấu nhất để có phương án tốt nhất; “tiếp tục phát huy những kết
quả đã đạt được vừa qua, làm quyết liệt nhưng cũng không hốt hoảng, sợ hãi đến
mức không dám làm gì”; “cần tính toán phương án, có giải pháp cho lâu dài, tiếp
tục phát huy hơn nữa sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, trên dưới một lòng, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận chống
dịch, kịp thời ngăn chặn, hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm, ưu tiên tạo mọi điều
kiện, nguồn lực để dập dịch theo đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Lệnh trên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam bao quát toàn diện, đầy đủ việc vận dụng sáng tạo chiến lược Xung kích nhân
dân vào một cuộc chiến tranh cụ thể, bao gồm mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo, tổ
chức lực lượng và kỹ thuật đánh. "Cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19" và
"Cuộc chiến chống lại việc sử dụng tình hình dịch bệnh để chống lại chính phủ
hiện tại." Sự vận dụng đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng trong việc giải
quyết những vấn đề tác động trực tiếp đến nỗ lực bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ
mới. Nhờ đó, nó đã hun đúc nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân - sức mạnh vô
địch của Chiến tranh nhân dân.

18
KẾT LUẬN :

Đường lối chính trị, quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, tổng kết thực tiễn phong trào đấu
tranh cách mạng sôi nổi, rộng khắp, liên tục, mạnh mẽ trên mọi miền đất nước
trong những tháng năm toàn dân tộc đồng lòng đánh Mỹ dưới ngọn cờ của Đảng.
Đường lối đó đáp ứng đòi hỏi bức xúc của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt
Nam trước thử thách ngặt nghèo của lịch sử; đáp ứng khát vọng của mọi người
Việt Nam yêu nước. Đó chính là nhân tố cốt lõi tạo nên sức mạnh vô địch của
chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; là nhân tố mang ý nghĩa
quyết định nhất trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
XHCN ngày nay.
Lịch sử 85 năm ra đời và phát triển của Đảng ta cho thấy, càng trong những
thời điểm khó khăn, phức tạp thì bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, năng lực lãnh đạo của
Đảng càng cần được khẳng định. Chúng ta tin tưởng rằng, bài học thành công về
sự lãnh đạo của Đảng trong Đại thắng Mùa xuân 1975, cũng như toàn bộ sự nghiệp
chống Mỹ, cứu nước sẽ tiếp tục được phát huy trong tình hình mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia,
H.2001, t.12, tr. 434 – 481.

2. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam . Nxb. Đại học kinh tế quốc
dân. H. 2008.

3.Viện Sử học : Lịch sử Việt Nam (1954 -1965), Nxb Khoa học xã hội, HN, 1995

1 - Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 43.

2 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
1954 – 1975, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 32-33.

3 - Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 42.

4 - Sđd, tr. 42.

19
5 - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu
nước 1954 - 1975, Tập 3, Nxb CTQG, H. 1997, tr. 27.

6 - Sđd, tr. 31, 32.

7 - Hồ Chí Minh, Biên niên sự kiện và tư liệu quân sự, Nxb QĐND, H. 1990, tr.
203.

8- Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, H. 1985, tr. 49.

9 - Sđd, tr. 34.

10 - Đến cuối năm 1967, ở Sài Gòn, ta đã xây dựng được 19 tổ chức cơ sở chính trị
tại các mục tiêu trọng yếu, gồm 325 gia đình, tạo được 400 điểm ém lực lượng, cất
giấu vũ khí, đạn dược bảo đảm an toàn (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Tổng kết
tác chiến chiến lược trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ (1945 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, H. 1997, tr. 577).

11 - Trong 15 năm kháng chiến chống Mỹ (1960 - 1975), hậu phương tại chỗ trên
các chiến trường miền Nam đã bảo đảm 22,5% nhu cầu vật chất cho lực lượng vũ
trang (Sđd, tr. 577).

12 - Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 35, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1974, tr. 177.

13 - Sđd, tr. 179.

14 - Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội. 2005, tr. 952.

(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2021, t. II, tr. 217
(2), (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Sđd, t. I, tr. 197, 197 -
198

Cảm ơn thầy (cô) đã đọc !

20
21

You might also like