You are on page 1of 2

“ Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại vừa tuyệt vời sâu xa “


Thế giới nhân vật cổ tích thật phong phú, đa dạng.  Nơi đó bao la với những con người xấu có, đẹp
có, thiện có, ác có ấy mà hình ảnh của cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám vẫn luôn để lại trong tôi
nhiều tình cảm, nhiều suy nghĩ hơn cả: Vừa xót thương, lại vừa yêu mến, cảm phục.
Truyện cổ tích là thể loại tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định kể về
số phận con người bình thường trong xã hội thể hiện tinh thần nhân đạo, lạc quan của nhân dân lao động.
Truyện Tấm Cám kể về nhân vật Tấm với vẻ đẹp và những biến cố mà cô phải trải qua.
Tấm là một cô gái có số phận bất hạnh. " Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha
Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám". Tác giả dân gian đã đưa người đọc đến với số phận rất
quen thuộc trong truyện cổ tích: đó là người mồ côi. Ở với dì ghẻ, Tấm bị mẹ con Cám hành hạ, bóc lột
sức lao động với những lời ân cần, ngọt ngào giả dối “ Chị Tấm ơi!” “ Con ơi con”. Tấm phải làm lụng
vất vả suốt ngày đêm trong khi Cám thì “ăn trắng mặc trơn”. Đâu chỉ có thế, Tấm còn bị Cám lừa lấy mất
giỏ cá. Mất giỏ cá là Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi cái yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm
khao khát có được. Không chỉ có vậy, khi chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt lấy
và giết thịt. Vì ngăn không cho tấm đi xem hội mà mụ dì ghẻ “ nguýt dài, lấy một đấu gạo trộn lẫn với
một đấu thóc “ bắt tấm nhặt xong. Giống như cô gái Lọ Lem, Tấm là hiện thân của một cuộc đời đày đoạ,
tước đoạt, một hình ảnh tiêu biểu cho những số phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội
phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi khi bị chèn ép có sức lay động mỗi trái
tim nhân hậu, khơi dậy niềm cảm thông chia sẻ ở mọi người.
+Bonus: Trước những âm mưu, việc làm độc ác của mẹ con Cám, Tấm chỉ biết rơi lệ tủi thân. Đó là phản
ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động, bất lực trước số phận trớ trêu, là tiếng khóc đáng
thương cần được giúp đỡ. Sự xuất hiện của ông Bụt và những con vật thần kì, từ con gà biết nói, bầy chim
sẻ giúp Tấm nhặt thóc gạo, bốn lọ xương bống, chiếc giày đánh rơi của tấm đóng vai trò như một sự nâng
đỡ, trợ giúp nhân vật chính diện vượt qua khó khăn, bế tắc, tìm được hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ đổi
đời. Mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi bất lực, Bụt lại xuất hiện để an ủi, phù trợ cho cô Tấm yếm, Bụt cho cá
bống bầu bạn “ Con đem cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi “. Tấm mất cá bống, Bụt cho hi vọng
đổi đời náu mình trong 4 lọ xương bống bé nhỏ. Tấm bị chà đạp, hắt hủi, bị tước đoạt khát khao vui chơi,
Bụt lại cho đàn sẻ đến giúp cô mặc áo mớ ba, đi hài đẹp, cưỡi ngựa dự hội -> triết lý ở hiền gặp lành.
Ở nhân vật cô Tấm có nhiều phẩm chất đáng quý của người lao động bình dân từ ngàn đời: hiền lành,
thật thà, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, sống tình nghĩa thủy chung. “ Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen
nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Được Bụt ban cho cá bống, Tấm dành hết bao tình
thương mến cho nó, nên bát cơm nàng dành cho Bống mới là” cơm vàng, cơm bạc” bởi Bống là người
bạn tâm tình duy nhất, niềm an ủi hi vọng hiếm hoi của Tấm. Kể cả khi đã trở thành hoàng hậu, Tấm vẫn
hết mực hiếu thảo, về thăm nhà nhân ngày giỗ cha. Chính vì những đức tính tốt đẹp ấy mà cô luôn được
Bụt ra tay giúp đỡ trong lúc hoạn nạn. Điều này cũng thể hiện mong muốn, triết lý dân gian…
Nếu dừng lại ở đây thì Tấm Cám sẽ rất giống với mô típ lọ lem của các nước trên thế giới. Nhưng phần
sau của “Tấm Cám” mới là sự sáng tạo tài tình của nhân dân ta. Ta bắt gặp sự biến chuyển trong nét tính
cách của Tấm kể từ lúc nàng cả tin bị mẹ con Cám chặt gốc cau giết chết. Nếu khi xưa, chúng cướp đi vật
chất, tinh thần của cô Tấm thì bây giờ nhẫn tâm cướp đi cả tính mạng của người khác. Từ một cô gái yếu
đuối, thụ động, chỉ biết khóc khi gặp khó khăn, Tấm trở nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn,luôn tìm cách báo
hiệu sự có mặt của mình trong các hình thức hóa thân. Dương như hóa thân sau của Tấm so với hóa thân
trước càng đấu tranh quyết kiệt với kẻ thù hơn. Ban đầu, Tấm hóa thành chim vàng anh “ hót lên rất vui
tai”, “đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo”, quyến luyến bên vua mãi không rời. Vua cũng thượng nhớ, rất
yêu chim, cho ở lồng son, đi đâu cũng mang theo, sủng ái, yêu chiều như với hoàng hậu. Tình cảm vợ
chồng nồng đạm, gắn bó, là điều mà Cám không bao giờ có thể có được. Nhìn thấy Cám, vàng anh kêu
kêu “ Phơi áo chồng tao…” nhằm báo hiệu sự trở về của cô Tấm, cánh báo đanh thép, răn đe Cám. Tấm
không còn vẻ hiền lành, nhu nhược như trước kia. Cám vì thế càng ghen ghét đố kị với vàng anh, rồi với
bản chất độc ác của mình, 2 mẹ con Cám tìm mọi cách chiếm đoạt hạnh phúc của Tấm, hãm hại tấm. Giết
chim vàng anh là một lần nữa mẹ con Cám hại chết Tấm. Chọn chim vàng anh, phải chăng tác giả dân
gian muốn cho thấy một cô Tấm có tâm hồn sáng trong đẹp đẽ, đã biết chủ động hơn. Cái ác không dễ
mất đi, nhưng cái thiện cũng khó tiêu diệt. Đến lần thứ hai, hóa thân của Tấm là cây xoan đào thật đẹp,
được mọc lên ở chỗ chôn lông chim vàng anh. Cây mau lớn, cành lá cho nhiều bóng mát, “xà xuống che
kín thành bóng tròn như hai cái lọng.” Có lẽ cô tấm đẹp người đẹp nết nên tác giả đã chọn hình ảnh đẹp
đẽ để gửi gắm linh hồn cô, vẫn thủy chung, sắt son bên vua. Thấy vua đem lòng yêu quý cây xoan đào,
Cám lại ghen tuông lồng lộn, bèn chặt cây đi lấy gỗ đóng khung cửi. Cái ác nhiều âm mưu lắm thủ đoạn,
tiếp tục tìm cách tiêu diệt tận cùng cái thiện và tạm thời thỏa mãn được lòng tham. Không dừng lại ở đó,
Tấm vẫn kiên cường bền bỉ với lần biến hóa thứ 3- khung cửi dệt may của Cám. Và lời chửi rủa ghê gớm
vang lên bên tai khiến Cám sợ hãi: “ Lấy tranh chồng chị, Chị khoét mắt ra.”Cái thiện vẫn có sức sống
mạnh mẽ, vùng lên tuyên chiến với kẻ thù một cách không khoan nhượng. Dù sợ hãi nhưng cám vẫn ko
từ bỏ, hãm hại cái thiện đến chết đi sống lại “ đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ”. Cuối cùng, cô Tấm
náu mình trong quả thị ở cùng với bà hàng nước. Cây thị mộc mạc, dân dã và thân thiết với người nông
dân nơi thôn quê, Quả thị nhỏ nhắn, luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quý. Miêu tả thị
hay cũng là cách t/g dg ca ngợi vẻ đẹp hiền dịu, nết na của cô Tấm. Tấm trở lại làm người, xinh đẹp hơn
xưa . Cô Giúp đỡ bà cụ, thương yêu nhau như hai mẹ con, Tấm vẫn hiếu thảo, chăm chỉ như ngày nào dù
phải chịu biết bao cay đắng, bất công. Ta nhận thấy những hình ảnh Tấm hóa thân đều dân dã, bình dị,
thân thương tạo nên ấn tượng đáng mến, đáng yêu.
Sự hóa thân của Tấm cho thấy một cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành lấy hạnh phúc. Mẹ con
Cám càng tìm cách tiêu diệt thì Tấm càng kiên cường sống sót trở về. Mẫu thuẫn giữa 2 bên ngày càng
leo thang, phát triển thành mâu thuẫn mang tính xã hội, 1 mất 1con giữa thiện –ác. Sự trở lại của Tấm ,
sức sống mãnh liệt khẳng định cái thiện sẽ ko bao gờ bị tiêu diệt. Nó cho thấy: + cốt truyện/ + những vật
Tấm gửi lonh hồn để đấu tranh…/ sức sống/ TH quan niệm luân hồi của đạo Phật nhào nặn qua tư tưởng,
ước mơ công lí, niềm lạc quan tin vào lẽ tất thắng của cái thiện. Theo thuyết luân hồi…, con người kiếp
này chịu đau khổ vì tội lỗi từ kiếp trước, chỉ đc hưởng hp ở cõi Niết bàn. Nếu ht biết tu nhân tích đức thì
khi chết sẽ đc lên cõi niết bàn. Nhưng nd đã để để Tấm luân hồi chuyển kiếp, trở lại kiếp người để hưởng
hp nơi trần thế, trừng trị kẻ ác độc. Tấm hóa thân kp đê tìm hp ở cõi NB xa xôi mà quyết giành giữ hp ->
ý thức tiến bộ của nd: HP kp trái ngọt trời ban mà muốn có hp con người phải tự đấu tranh giành lấy thì
mới thực sự vững bền.

You might also like