You are on page 1of 6

BÀI TẬP TỰ LUẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN

VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG.


Họ và tên : Huỳnh Nguyễn Phương Anh.
Mssv: 25205217728
Lớp chuyên ngành: K25YDH4.
Lớp môn học: PHY 101 J.
21. (0.25 Point) Một tốc độ kế trong một chiếc xe hơi
được dùng để tốc độ, vận tốc hay đo cả hai.
Trả lời: Tốc độ kế trong xe hơi dùng để đo vận tốc.
22. (0.25 Point) Bạn ngồi trên một xe lửa đang tăng
tốc chuyển động song song với môt xe lửa khác
theo cùng chiều trên đường ray thì cảm thấy xe lửa
kia đang di chuyển lùi lại, tại sao?.
Trả lời: Gọi A là xe lửa bạn ngồi và B là xe lửa chạy
song song với xe lửa A. Vì ta ngồi trong xe lửa A nên ta
nghiễm nhiên chọn xe lửa A làm mốc nên theo lý thuyết
của chuyển động cơ học thì khi xe lửa A tăng tốc thì xe
có xu hướng di chuyển lên phía trước xe lửa B. Vì đã
chọn xe lửa A làm mốc nên ta xe cảm thấy xe lửa A
đứng yên và xe lửa B bị thụt lùi lại phía sau.
23. (0.25 Point) Nếu bạn đi bộ dọc trên một bè gỗ
trên một hồ nước thì bè gỗ di chuyển theo chiều
ngược lại, vì sao?
Trả lời: Nếu chọn dòng nước làm mốc, thì bè gỗ sẽ
đứng yên so với dòng nước, bạn đi bộ sẽ chuyển động
so với dòng nước, tức là chuyển động ngược chiều so
với bè gỗ, bè gỗ sẽ di chuyển theo chiều ngược lại.
24. (0.25 Point) Thuật ngữ “công” được dùng trong
ngôn ngữ thường ngày giống với thuật ngữ công
trong định nghĩa vật lý ở phương diện nào? Nêu ví
dụ cho 2 trường hợp.
Trả lời: Thuật ngữ ‘công’ trong ngôn ngữ thường ngày
giống với thuật ngữ ‘công’ trong vật lí ở phương diện
mô tả năng lượng sinh ra để thực hiện một việc gì đó. Ở
ngôn ngữ thường ngày thì là công sức, công lao,có
nghĩa là đơn vị để tính sức lao động bỏ ra. Trong vật lý
thì, công do lực kéo sinh ra, có nghĩa là đại lượng vật lí
mô tả năng lượng cơ học sinh ra do dịch chuyển, và là
độ đo tác dụng của lực theo quãng đường đi.
25. (0.25 Point) Một vật nặng và một vật nhẹ có động
năng bằng nhau. Động lượng của vật nào lớn hơn?
Giải thích.
Trả lời: Động lượng của vật nặng sẽ lớn hơn.
Vì động lượng Wđ=1/2.m.v² = 1/2m.(m.v)² ⇒ 2m.Wđ =
p² ⇒ p=√ 2 mW đ .

Với p₁= √ 2 m₁W đ ₁ và p₂= √ 2 m₂ W đ ₂ (1)

Theo đề ta có Wđ₁=Wđ₂ và m₁>m₂ (2)

Từ (1) và (2), suy ra p₁ > p₂ .


26. (0.25 Point) Có thể có trường hợp lực nhỏ hơn
tác động gây nên momen lớn hơn lực lớn hơn nó
không? Hãy giải thích.
Trả lời : Có trường hợp đó. Vì, momen lực được tính
bằng công thức τ = R.F, với R là cánh tay đòn, F là lực
tác động. Nếu trường hợp lực tác động nhỏ hơn nhưng
cánh tay đòn lớn hơn nhiều lần thì vẫn sinh ra momen
lớn hơn lực lớn hơn nó.
27. (2.0 Points) Một người kéo một cái thùng 50 kg
đi được 40 m theo một sàn nhà nằm ngang bởi một
lực 200 N nó làm thành một góc 30^0. Sàn nhà là
nhẵn và có hệ số ma sát là 0.2. Xác định a) Gia tốc
của vật và b) công thực hiện bởi mỗi lực tác động
lên thùng.
Trả lời:

Fk
N

30
Fms

Fk = 200N, m = 50 kg, μ = 0,2.


a) Theo định luật hai Newtơn ta có :
F ms+ ⃗
⃗ P+ ⃗
N +⃗
F k =m. ⃗a
Xét theo hệ quy chiếu Oy, ta có:
N + sin30⁰. Fk - mg = 0
⇒ N = mg - sin30⁰. Fk = 50.10 - ½.200 = 400N.
Xét theo hệ quy chiếu Ox, ta có:
-μ.N + cos30⁰.Fk = m.a
⇒ -0,2.400 + √ 3/2.200 = 50.a
⇒ a= 1,86 m/s².
b) Công của trọng lực : WP = P.cos90⁰.d = 0.
Công của phản lực : WN = N.cos90⁰.d = 0.
Công của lực kéo : Wk = Fk.cos30⁰.d = 200.√ 3/2.40 =
6928,2J.
Công của lực ma sát : Wms = Fms.cos180⁰.d =
-0,2.400.1.40 = -3200J.
28. (2.00 Points) Một hạt khối lượng m = 5.0 kg đặt
tại điểm A và trượt không ma sát trên một mặt
nghiêng 30^0. Các điểm A, B và C trên mặt nghiên
cách đáy lần lượt là 5m, 3m và 2m tính theo mặt
nghiêng. Xác định, (a) Thế năng tại A, B và C, (b) tốc
độ của hạt tại điểm B và C, và (c) công của trọng lực
để vâ ̣t chuyển động từ A đề B và B đến C.
Trả lời:
A

B
C

30

a) Thế năng tại A, B, C :


Tại A : UA = m.g.yA = 5.10.5 = 250J.
Tại B : UB = m.g.yB = 5.10.3 = 150J.
Tại C : UC = m.g.yC = 5.10.2 = 100J.
b) Tốc độ của hạt tại điểm B và C :
Tại B : ½.m.VA² + UA = ½.m.VB² + UB
⇔ ½.5.0² + 250 = ½.5. VB ² + 150
⇒ VB = 2√ 10 m/s.
Tại C : ½.m.VB² + UB = ½.m.VC² + UC
⇔ ½.5.40 + 150 = ½.5. VC ² + 100
⇒ VC = 2√ 15 m/s.
c) Công của trọng lực để vật di chuyển từ A đến B là :
Wg(AB) = m.g.yA – m.g.yB
= 5.10.5 - 5.10.3 = 100 (J)
Công của trọng lực để vật di chuyển từ B đến C
là :
Wg(BC) = m.g.yB – m.g.yC
= 5.10.3 - 5.10.2 = 50 (J)

You might also like