You are on page 1of 22

@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

CÂU HỎI THI THỰC TẬP CUỐI ĐỢT TÂM THẦN


Full Version

Mục lục
Câu 1: Tâm thần phân liệt: đặc điểm lâm sàng, tiên lượng. Tác dụng phụ của thuốc chống loạn
thần. ....................................................................................................................................................... 1
Câu 2: Đặc điểm lâm sàng của lệ thuộc chất, lạm dụng chất, và các bệnh lý tâm thần do sử dụng
rượu: ...................................................................................................................................................... 4
Câu 3: Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và nguyên tắc điều trị. ................................................. 9
Câu 4: Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lưỡng cực và nguyên tắc điều trị. ........................................ 11
Câu 5: Đặc điểm lâm sàng và nguyên tắc điều trị Rối loạn cơ thể hóa .............................................. 12
Câu 6: Các dạng của rối loạn lo âu và nguyên tắc điều trị. ................................................................ 14
Câu 7: Mô tả cơn hoảng loạn. Nêu các bệnh lí có cơn hoảng loạn. .................................................... 17
Câu 8: Ám ảnh: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp. ....................................................... 17
Câu 9 : Đặc điểm lâm sàng của Sảng rung ( mê sản do cai rượu ) và nguyên tắc điều trị : .............. 19
Câu 10: Ảo giác: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp. ...................................................... 19
Câu 11: Hoang tưởng: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp. ............................................. 21
Câu 12: Nêu những khó khăn của bệnh nhân và thân nhân khi điều trị tại khoa tâm thần:............ 21

Câu 1: Tâm thần phân liệt: đặc điểm lâm sàng, tiên lượng. Tác dụng phụ của thuốc
chống loạn thần.
1) Đặc điểm lâm sàng:
a) Nhóm triệu chứng loạn thần:

Loạn thần bao gồm ảo giác và hoang tưởng.


- Ảo giác
• Tất cả các loại ảo giác đều có thể xuất hiện, nhưng thường gặp nhất là ảo
thanh, tiếp đến là ảo thị.
• Ảo thanh: thường nhất là nghe tiếng nói, nhưng có thể nghe thấy tất cả các
loại âm thanh.
• Nội dung của ảo thanh thường mang ý nghĩa “tiêu cực”: phê bình, nói xấu,
chửi bới, đe dọa, mệnh lệnh.
• Có thể là nguyên nhân của các hành vi “kì lạ”: nói một mình, nghe nhạc lớn,
bứt tóc, đập đầu, …
• Khi đã được “thuần phục” thì ảo thanh có thể trở thành “người bạn” của bệnh
nhân.

1
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

- Hoang tưởng
• Không có hệ thống, chủ đề và nội dung thường rất đa dạng.
• Thường gặp nhất : HT bị hại, đi đôi với ảo thanh.
• Các HT khác hay gặp: HT liên hệ, tư duy vang thành tiếng, tư duy bị áp
đặt, HT tự cao, HT tôn giáo.
• HT kì quái: từng được xem là “tiêu chuẩn vàng” của TTPL, nhưng điều
này không còn đúng nữa.
Có thể là nguyên nhân gây sút giảm trong hoạt động xã hội và nghề nghiệp.
b) Nhóm triệu chứng âm tính:
- Cảm xúc: thu hẹp, cùn mòn, thờ ơ.
 Nét mặt cứng đờ, ít thay đổi
 Giảm cử động tự nhiên
 Ánh mắt né tránh
 Giọng nói đều đều, ít thay đổi
 Mất khả năng hiểu/nhận ra cảm xúc của người khác
- Tư duy nghèo nàn.
 Ngôn ngữ nghèo nàn về số từ và nội dung.
 Trả lời chậm
 Tư duy ngắt quãng
- Mất ý chí, vô cảm.
 Kém quan tâm đến bề ngoài (quần áo lôi thôi, kém chải chuốt, vệ sinh cơ
thể kém)
 Bỏ học, bỏ công việc
 Ít hoạt động
- Mất hứng thú, thu rút
 Giảm hoạt động giải trí, vui chơi.
 Giảm hứng thú tình dục
 Không có quan hệ thân mật: bạn thân, người yêu.
 Giảm giao tiếp xã hội
- Giảm chú ý:
 Trong giao tiếp
 Trong hoạt động ( đọc báo, xem phim)
c) Nhóm triệu chứng vô tổ chức:
- RL hình thức tư duy:
 Ngôn ngữ mập mờ, khó hiểu.
 Ngôn ngữ không liên quan, lạc đề.
 Ngôn ngữ hổ lốn, sáng tạo từ.

2
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

- RL vận động: hành vi kì dị, khó hiểu.


- Cảm xúc thiếu hòa hợp, hai chiều.
- Hội chứng căng trương lực

2) Tiên lượng:
Tiên lượng tốt Tiên lượng xấu
Khởi bệnh muộn Xấu
Có yếu tố thuận lợi Không
Khởi bệnh cấp Âm thầm
Quan hệ xã hội, nghề nghiệp trước bệnh Xấu
tốt
Có triệu chứng rối loạn khí sắc Có biểu hiện tự kỉ, thu rút
Có vợ, chồng Độc thân, li dị, góa
Có tiền sử gia đình về RLKS Có tiền sử gia đình về TTPL
Có hệ thống nâng đỡ tốt Xấu
Các triệu chứng dương tính Âm tính
Không bất thường về cấu trúc não Có
Đáp ứng tốt với điều trị Kém

Tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần.


1) TÁC DỤNG PHỤ VỀ HỆ THẦN KINH.
 Triệu chứng ngoai tháp:
 HC Parkinson do thuốc: cứng cơ ( bánh xe răng cưa), chậm vận động, rung cơ =>
khó phân biệt với các HC Parkinson nguyên phát.
 Loạn trương lực cơ cấp: vẹo cổ, cứng hàm, xoắn lưỡi, ưỡn cong người, mắt hướng
lên trên, khó nuốt, khó nói.
 Đứng ngồi không yên.
 Loạn vận động muộn:
 Xuất hiện ở trẻ, sau 6 tháng sử dụng thuốc CLT.
 Triệu chứng: cử động nhanh bất thường, không tự ý, thè lưỡi, chu môi, nuốt, nhăn
mặt, múa giật vờn tay chân.
 Có thể không hồi phục nếu sử dụng thuốc CLT quá lâu.
 Hội chứng ác tính do thuốc:

3
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

 Triệu chứng: sốt, cứng cơ, không nói, lú lẫn, kích động, mạch nhanh, THA.
 CLS: tăng BC, CPK, men gan, suy thận.
 Điều trị:
 Ngưng thuốc CLT.
 Điều trị nâng đỡ.
 Điều trị triệu chứng.
 Buồn ngủ: Thường gặp ở thuốc CLT hiệu lực thấp.
 Động kinh: làm hạ ngưỡng động kinh, thường gặp ở thuốc hiệu lực thấp.
 Tác dụng anticholinergic trung ương: kích thích dữ dội, rối loạn định hướng
lực, ảo giác, co giật, sốt cao, giãn đồng tử, hôn mê.
 Ảnh hưởng lên thai và tiết sữa.
2) TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG THUỘC HỆ THẦN KINH:
 Gây độc cho tim: Chlopromazine, Thioridazine.
 Hạ huyết áp tư thế.
 Giảm bạch cầu: Clozapine.
 Ảnh hưởng nội tiết: tăng prolactine.
 Tác dụng anticholinergic ngoại biên: khô miệng, mờ mắt, bí tiểu, táo bón, nhìn
mờ, tiêu chảy…
 Ảnh hưởng trên hoạt động tình dục: giảm tình dục, giảm khoái cảm, rối loạn
cương dương…
 Tăng cân.
 Ảnh hưởng trên da: viêm da dị ứng, da nhạy cảm với ánh sáng.
 Ảnh hưởng trên mắt: sử dụng Thioridazine liều > 800mg/ngày => gây nhiễm sắc
tố không phục hồi => mù mắt vĩnh viễn.
 Và da, đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn.

Câu 2: Đặc điểm lâm sàng của lệ thuộc chất, lạm dụng chất, và các bệnh lý tâm thần
do sử dụng rượu:

Có ít nhất 3 trong các triệu chứng sau


1/ Thường sử dụng với số lượng nhiều hoặc hơn với thời gian lâu hơn mong đợi của một
người.
2/ Thường mong mỏi hoặc có một hay nhiều lần cố gắng ngưng rượu nhưng không thành
công.
3/ Thường mất nhiều thời gian trong hoạt động cần thiết để có được chất đó, sử dụng chất
đó để hồi phục khỏi các tác dụng của nó.

4
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

4/ Thường có triệu chứng nhiễm độc hay triệu chứng cai khi phải hoàn thành các công
việc chính, bắt buộc trong công tác, trường học hay ở nhà.
5/ Các hoạt dộng xã hội nghiêm trọng, nghề nghiệp, tái sản xuất ngưng trệ hay giảm sút
do sử dụng chất.
6/ Tiếp tục sử dụng dù biết rằng liên tục hoặc cùng lúc có các vấn đề xã hội, tâm lý, sức
khỏe là nguyên nhân hay làm nặng thêm do sử dụng chất.
7/ Ghi nhận tình trạng dung nạp: nhu cầu tăng rõ rệt số lượng chất dùng (tăng ít nhất
50%) để có tác dụng nhiễm độc hoặc các tác dụng mong muốn, hoặc làm giảm hẳn hiệu
quả nếu chỉ sử dụng một lượng tương tự sau một thời gian dùng.
8/ Có triệu chứng cai.
9/ Sử dụng để làm giảm các triệu chứng cai.
Các triệu chứng trên phải kéo dài ít nhất trên 1 tháng hay tái phát liên tục trong một thời
gian lâu hơn.

Các bệnh lý tâm thần do rượu


1. Lệ thuộc và lạm dụng rượu
2. Nhiễm độc rượu
3. Sảng rượu
4. Loạn thần do rượu
5. Bệnh não Wernicke
6. Hội chứng Korsakoff
7. Sa sút mạn do độc chất

Cụ thể:
1. Lệ thuộc và lạm dụng rượu

1.a Lệ thuộc rượu:


Định nghĩa:
Dùng nhiều rượu đến nỗi gây tác hại đến sức khỏe, thể chất và tinh thần
• Có 3 dạng thường gặp:

– Liên tục dùng lượng rượu nhiều.

– Chỉ dùng nhiều rượu vào cuối tuần hoặc có trục trặc trong công việc.

– Dùng kéo dài vài ngày đến cả tuần xen kẽ với các giai đoạn không uống.

Tiêu chuẩn chẩn đoán (DSM-IV)


• Có ít nhất 3 triệu chứng sau:

5
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

1.Sử dụng số lượng nhiều hơn, thời gian lâu hơn mong đợi
2. Thường mong mỏi hoặc có lần cố gắng ngưng rượu nhưng không thành
công
3. Thường mất nhiều thời gian trong hoạt động cần thiết để có được chất đó
4. Thường có triệu chứng nhiễm độc hay triệu chứng cai khi phải hoàn thành
các công việc chính, bắt buộc.
5. Các hoạt động xã hội quan trọng, nghề nghiệp, tái sản xuất bị ngưng trễ hay
giảm sút do sử dụng chất
6. Tiếp tục sử dụng dù biết rằng liên tục hoặc từng lúc có các vấn đề xã hội,
tâm lý và sức khỏe là nguyên nhân hoặc làm nặng thêm do sử dụng chất đó
7. Ghi nhận tình trạng dung nạp ( xảy ra khi với thời gian cần một luợng rượu
nhiều hơn mới gây một tác dụng tương tự).
8. Có triệu chứng cai
9. Sử dụng để làm giảm hoặc tránh triệu chứng cai.
• Các triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng hoặc tái phát liên tục trong thời gian ngắn

1.b Lạm Dụng Rượu:


• Định nghĩa: liên tục sử dụng rượu đến nỗi ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của cá
nhân và thường sau đó đi đến lệ thuộc rượu.

• Tiêu chuẩn chẩn đoán

• Có ít nhất 1 trong triệu chứng sau

• Tiếp tục sử dụng dù biết rằng liên tục hoặc từng lúc có các vấn đề XH, Tâm
lý, sức khỏe là nguyên do hoặc làm nặng thêm do sử dụng chất.

• Dùng đi dùng lại trong tình huống nguy hiểm

• Triệu chứng kéo dài ít nhất 1 tháng hoặc tái phát liên tục trong thời gian lâu hơn

• Không đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán lệ thuộc chất

2. Nhiễm độc rượu

Định nghĩa: vừa mới uống 1 lượng rượu đủ để gây nên các hành vi thích ứng

6
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

• Nhiễm độc nhẹ:

– Tình trạng thư giãn

– Nói nhiều, hưng phấn nhẹ hoặc thiếu kiềm chế

– Kích động, bực bội, cảm xúc không ổn định, suy giảm phán đoán

Ít nhất trong các triệu chứng sau


Nói lè nhè
Mất điều phối
Dáng đi lảo đảo
Lay giật giãn cầu
Trí nhớ giảm
Sững sờ
Mặt đỏ
 Nhiễm độc nặng
o Hành vi thu hút
o Chậm chạp trong tâm thần vận động
o Thoáng mất trí nhớ
o Lơ mơ, hôn mê
o Chết
 Đánh giá toàn diện:
o Máu tụ dưới màng cứng
o Nhiễm độc cùng một loại độc chất khác: Barbiturates, BZD
 Đánh giá bệnh tâm thần khác kèm
 Xác định nồng độ rượu trong máu ít giá trị vì tình trạng dung nạp khác nhau
 Nhiễm độc đặc ứng
Hành vi thiếu thích ứng ( thường là xung động hoặc gây hấn) sau khi chỉ uống một
lượng nhỏ rượu và lượng rượu này không đủ gây nhiễm độc cho bất kỳ ai, ai còn
gọi là nhiễm độc rượu bệnh lý.
Yếu tố thúc đẩy là tổn thương não bộ
 Rối loạn trí nhớ tạm thời
• Xuất hiện trong giai đoạn nhiễm độc
• Quên hoàn toàn việc mới xảy ra dù còn tỉnh táo
• Có thể kéo dài cả ngày trong lúc bệnh nhân còn thực hiện các công việc phức
tạp.
• Thường xuất hiện trên bệnh nhân bị chấn thương sọ não.

7
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

3. Sảng rượu
 Triệu chứng:
• Mê sảng
• Tăng hoạt hệ TKTV: tim nhanh, vã mồ hôi, sốt, lo âu, mất ngủ.
• Dấu hiện đi kèm: ảo giác sống động thường là ảo thị, áo giác xúc giác hoặc, ảo
khứu; hoang tưởng, kích động, run, sốt, co giật.
• Biểu hiện đặt trưng: hoang tưởng không hệ thống, ảo thị với hình ảnh các sinh vật
nhỏ hoặc côn trùng, ảo giác, xúc giác

4. Loạn thần do rượu

4.1. Ảo giác do rượu.


Hình ảnh lâm sàng nổi bật của ảo giác do rượu là ảo thanh chiếm ưu thế. Nội dung của ảo
thanh thường gặp là nhữnh lời đe doạ hoặc chửi rủa, sỉ nhục bệnh nhân trong khi ý thức
không bị rối loạn, định hướng thời gian không gian, bản thân còn rõ ràng. Ảo giác chi
phối hành vi của bệnh nhân, người bệnh mất khả năng phê phán với ảo giác. Ảo thanh do
rượu có thể tiến triển cấp tính từ vài ngày đến một tháng hoặc bán cấp tính từ 1 – 3 tháng
và mạn tính từ trên 3 tháng trở lên. Ảo thanh này rất nguy hiểm cho bệnh nhân và những
người xung quanh như: tự sát, đập phá, đốt nhà, giết người. Đôi khi, có những hoang
tưởng bị truy hại, hoang tưởng liên hệ nhưng không bền vững và nhất thời.
4.2 Hoang tưởng do rượu.
Hoang tưởng ghen tuông và hoang tưởng bị truy hại là những triệu chứng chủ yếu. Nội
dung của hoang tưởng liên quan đến các sự vật có thật xung quanh bệnh nhân như: vợ,
con, hàng xóm, đồng nghiệp và bạn bè. Người bệnh rất đa cảm, họ luôn hoảng sợ, hoang
tưởng luôn cho phối hành vi và thường tấn công người khác. Đa số các hoang tưởng đi
kèm theo ảo thanh, một số khác có ảo thị. Tiến triển của hoang tưởng chia làm 3 loại:
hoang tưởng cấp tính thường kéo dài 3 – 4 tuần hoặc bán cấp tính kéo dài 2 – 3 tháng và
mạn tính kéo dài trên 3 tháng đến hàng năm.
5. Bệnh não Wernicke

• Lay giật nhãn cầu

• Liệt vận nhãn

• Thất điều

8
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

• Lú lẫn toàn bộ

• Triệu chứng khác: bịa chuyện, ngủ gà, mất khả năng phân biệt, sảng nhẹ, mất ngủ
do lo âu, sợ bóng đêm.

6. Hội chứng Korsakoff

• Thiếu B1 mạn gây tổn thương 1 số vùng của não

• Liên quan đến nghiện rượu mạn dù có ăn uống đầy đủ

 Triệu chứng:

• Quên thuận chiều và quên ngược chiều

• Bịa chuyện

• Rối loạn định hướng lực

• Viêm đa dây thần kinh

7. Sa sút mạn do độc chất

Chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân gây sa sút và trên BN có tiền sử uống nhiều
rượu.
Thường xuất hiện sau nhiễm độc hoặc sau hội chứng cai.
Thường sa sút nhẹ.
Điều trị nhu sa sút do các nguyên nhân khác.

Câu 3: Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và nguyên tắc điều trị.
Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm:
a) 3 giảm:
- Khí sắc giảm:
 Cảm thấy buồn vô cớ.
 Chán nản, mất hứng thú.
 Quá khứ và tương lai đều mang màu sắc ảm đạm.
- Tư duy ức chế:
 Ngôn ngữ: nói nhỏ và chậm.

9
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

 Nội dung tư duy: đánh giá thấp bản thân dẫn tới hoang tưởng tử
buộc tội, ý tưởng tự sát.
- Giảm hoạt động tâm thần vận động:
 Ngồi yên, ít thay đổi tư thế, đi đứng chậm chạp.
 Hay nằm dài trên giường.
 Chán ăn, mất ngủ, giảm tình dục.
b) Tiêu chuẩn chẩn đoán:
A- 5/9 triệu chứng, 2 tuần
- Khí sắc trầm cảm.
- Giảm sự quan tâm, sự hài lòng và sự vui thích.
- Tăng hoặc sụt cân.
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều.
- Mệt mỏi hoặc mất sinh lực.
- Chậm chạp tâm thần vận động, kích động.
- Cảm giác bản thân vô dụng, tự thấy tội lỗi quá đáng.
- Do dự, giảm năng lực tập trung và suy nghĩ.
- Ý nghĩ về cái chết tái diễn nhiều lần.
B- Không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn hỗn hợp.
C- Gây khó chịu nặng nề, suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp đáng kể.
D- Triệu chứng gây ra không phải do chất hoặc bệnh tổng quát.
E- Triệu chứng không phải là sự đau buồn do mất mát, tang tóc.

Nguyên tắc điều trị:


a) Hóa dược trị liệu:
- Thuốc chống trầm cảm.
- Kết hợp với thuốc khác:
 Thuốc giải lo âu.
 Thuốc chống loạn thần.
b) Chỉ định choáng điện:
- Trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần.
- Trầm cảm có ý định tự sát.
- Trầm cảm kháng trị.
c) Phương pháp khác:
- Kích thích dây thần kinh X.
- Kích thích từ trường xuyên sọ.
- Kích thích não bộ sâu.
10
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

- Liệu pháp ánh sáng.


d) Tâm lí trị liệu (TLTL):
- TLTL cá nhân.
- TLTL nhóm.
- Liệu pháp nhận thức hành vi.

Câu 4: Đặc điểm lâm sàng của rối loạn lưỡng cực và nguyên tắc điều trị.
Biểu hiện lâm sàng:
1. Giai đoạn hưng cảm:
Tam chứng: khí sắc tăng, nhịp độ tư duy nhanh, gia tăng hoạt động tâm thần, vận
động
2. Giai đoạn trầm cảm:
Với tam chứng trái ngược với gđ trầm cảm: khí sắc giảm, tư duy ức chế, giảm hoạt
động tâm thần vận động

Chẩn đoán:
1. Giai đoạn hưng cảm:
a. Một thời kì rõ rệt với khí sắc tăng, kéo dài ít nhất 1 tuần
b. Có ít nhất 3(4 nếu khí sắc chỉ là dễ bực tức) trong số các triệu chứng sau đây:
- Tự đánh giá cao hay ý tưởng tự cao
- Giảm nhu cầu ngủ
- Nói nhiều hơn thường ngày hoặc bị thôi thúc liên tục
- Tư duy phi tán
- Đãng trí
- Gia tăng hoạt động có mục đích, hay kích động tâm thần vận động
- Tham dự quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú nhưng có tiềm
năng mang lại hậu quả tai hại
c. Các triệu chứng ko đáp ứng tiêu chuẩn của một gd hỗn hợp
d. Rối loạn khí sắc gây ra sự thay đổi rõ rệt trong hd nghe nghiệp, hd thường ngày
hoặc các mối quan hệ với mọi người, hoặc cần phải nhập viện để ngăn ngừa
các hậu quả tai hại cho chính người bệnh hay cho những người khác có biểu
hiện loạn thần
e. Không phải do tác động sinh lí của 1 chất, hay điều trị hay 1 bệnh nội kha tổng
quát
2. Giai đoạn hưng cảm nhẹ

11
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

a. Một thời kì rõ rệt với khí sắc tăng, kéo dài ít nhất 4 tuần, hoặc khác biệt rõ rệt
với khí sắc không trầm cảm thường ngày
b. Có ít nhất 3(4 nếu khí sắc chỉ là dễ bực tức) trong số các triệu chứng sau đây:
- Tự đánh giá cao hay ý tưởng tự cao
- Giảm nhu cầu ngủ
- Nói nhiều hơn thường ngày hoặc bị thôi thúc liên tục
- Tư duy phi tán
- Đãng trí
- Gia tăng hoạt động có mục đích, hay kích động tâm thần vận động
- Tham dự quá mức vào những hoạt động mang lại thích thú nhưng có tiềm
năng mang lại hậu quả tai hại
c. Kèm theo sự thay đổi rõ rệt tron hđ, khác hẳn thời kì không có triệu chứng
d. Nhận thấy rõ bởi những người khác
e. Không có sự thay đổi rõ trong hđ xh, đời sống, cũng như nhập viện
f. Không do tác động sinh lý trực tiếp

3. Giai đoạn hỗn hợp:


a. Chung cho 2 gd(ngoại trừ tiêu chuẩn thời gian) hầu như mỗi ngày trong ít nhất
là một tuần lễ
b. Rối loạn khí sắc đủ nặng gây ra sự thay đổi rõ rệt trong hd nghe nghiệp, hd
thường ngày hoặc các mối quan hệ với mọi người, hoặc cần phải nhập viện để
ngăn ngừa các hậu quả tai hại cho chính người bệnh hay cho những người khác
có biểu hiện loạn thần
c. Không do tác động sunh lý của 1 chất
4. Giai đoạn trầm cảmxem bài trầm cảm nhé các bợn)

Điều trị:
Mục đích:
1. Điều trị cơn hưng cảm
2. Điều trị cơn trầm cảm
3. Nhập viện khi bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát hay kích động gây nguy hiểm
cho người bệnh và những người xung quanh
4. Điều trị phòng chống tái phát và tái diễn

Câu 5: Đặc điểm lâm sàng và nguyên tắc điều trị Rối loạn cơ thể hóa

12
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

 Đặc điểm lâm sàng:


- bệnh sử dài dòng về các triệu chứng cơ thể

- buồn nôn, nôn, khó nuốt, đau ở chi, rối loạn kinh nguyệt

- than là mình có bệnh

- dọa tự tử nhưng ít khi thành công

- tiền sử bệnh mơ hồ

- phô trương, thiếu độc lập, thích lôi kéo sự chú ý

- Lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách và lạm dụng chất hay gặp

 Tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV:


A. Tiền sử: than phiền về nhiều triệu chứng cơ thể.
B. Một trong các tiêu chuẩn sau:
(1) Bốn triệu chứng đau
(2) Hai triệu chứng dạ dày - ruột.
(3) Một triệu chứng về tình dục.
(4) Một triệu chứng giả thần kinh.
C. Hoặc (1) hoặc (2):
(1) không có bệnh lý nội khoa.
(2) nếu có, các triệu chứng phải không tương xứng.
D. Các triệu chứng không được cố ý gây ra hay giả vờ

 NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU

• Thăm khám kỹ lưỡng

• Tránh chỉ trích, phải nhận ra rằng: đối với BN, bệnh tật như một phương tiện để giải
quyết vấn đề.

• Tập trung chú ý về các khó khăn trong mối liên hệ thầy thuốc - bệnh nhân.

• Tránh gán ghép quá sớm các triệu chứng với các sang chấn tâm lý xã hội.

13
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ


Giai đoạn 1: thông hiểu
• Đồng cảm, tạo tin tưởng trong mối quan hệ thầy thuốc bệnh nhân

• Ghi nhận đầy đủ quá trình phát triển triệu chứng.

• Tìm hiểu các biểu hiện cảm xúc.

• Tìm hiểu các yếu tố gia đình và xã hội.

• Tìm hiểu các quan niệm về sức khỏe.

• Tập trung khám sơ qua về các triệu chứng cơ thể.

Giai đoạn 2: mở rộng vấn đề.


• Phản hồi các kết quả thăm khám.

• Giúp bệnh nhân nhận biết bản chất của triệu chứng

• Thiết lập lại vấn đề than phiền: liên kết các triệu chứng cơ thể, yếu tố tâm lý và
các sự kiện trong cuộc sống.

• Ngôn ngữ hóa các vấn đề cảm xúc

Giai đoạn 3: tạo mối liên kết.


• Mối tương quan giữa khởi phát triệu chứng & cách sống

• Giảm các hành vi bảo vệ & tránh né

• Phát triển các hành vi thay thế như công việc ở những bệnh nhân có lối sống khép
kín

Câu 6: Các dạng của rối loạn lo âu và nguyên tắc điều trị.
1. Các chứng sợ.
a. Chứng sợ khoảng rộng:
i. Lo âu trong tình thế khó thoát ra nơi an toàn (sợ chỗ đông người,
siêu thị, rạp hát, sợ đi xe bus).
ii. Lo âu trong tình thế không được giúp đỡ khi cần.
b. Chứng sợ khoảng trống:

14
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

i. Sợ hãi mạnh mẽ một cách vô lý các khoảng không, đám đông,


phương tiện vận chuyển công cộng, sợ sập đổ, sợ xếp hàng.
c. Chứng sợ xã hội:
i. Lo âu xuất huyện trước đám đông (sợ bị quan sát, bị phê bình bởi
người khác, sợ người khác thấy được sự sợ hãi, mắc cỡ, rối bời và
cảm thấy không xứng đáng).
ii. Đỏ mặt, run, tim nhanh, vã mồ hồi và có thể có hoảng loạn.
iii. Tránh các tình huống xã hội.
iv. Thể hiện hành vi an toàn.
v. Ảnh hưởng tới cuộc sống.
d. Chứng sợ chuyên biệt:
i. Sợ súc vật, sâu bọ, côn trùng, chỗ cao, vật nhọn, nơi đóng kín, máu –
tiêm chích – vết thương.
2. Rối loạn hoảng loạn.
a. Các cơn xuất hiện đột ngột, không đoán trước và nhanh chóng đạt mức cực
đại.
b. Trong cơn: Tim nhanh, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, choáng váng, cảm
giác sắp chết, sợ mất tự chủ, sợ hóa điên,…
c. Hậu quả của việc lập đi lập lại các cơn: Sợ các hậu quả về sức khỏe (đi chợ
bác sĩ), sợ sự sợ hãi, các thay đổi rõ rệt trong hành vi (tránh né, thu rút).
3. Rối loạn lo âu lan tỏa (toàn thể hóa).
a. Lo âu quá mức trong nhiều tình huống, sự kiện, từ 6 tháng trở lên.
b. Khó kiểm soát được sự lo âu.
c. Kết hợp 3/6 triệu chứng: Bồn chồn, khó tập trung, căng thẳng cơ, dễ mệt
mỏi, dễ bực tức, rối loạn giấc ngủ.
4. Rối loạn ám ảnh – cưỡng chế.
a. Ám ảnh:
i. Ý nghĩ, xung động hoặc hình ảnh dai dẳng với tính chất xâm lấn,
không phù hợp, gây lo âu hoặc đau khổ cho người bệnh.
b. Cưỡng chế:
i. Các hành vi lập đi lập lại, hoặc các hành động trí óc nhằm mục đích
ngăn ngừa, giảm lo âu hoặc đau khổ, chứ không tạo ra thích thú và
hài lòng.
c. Biết suy nghĩ và hành động là vô lý nhưng không chống lại được.
d. Các loại:
i. Ám ảnh sợ lây bệnh (hay gặp nhất): Rửa tay nhiều lần.
ii. Ám ảnh nghi ngờ: Hành vi kiểm tra.
iii. Ám ảnh hồi ức.
iv. Ám ảnh đối xứng.
v. Các loại ám ảnh khác.

15
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

5. Rối loạn stress sau chấn thương.


a. Xuất hiện các triệu chứng sau một stress nặng.
b. Các stress nặng gồm: Chiến tranh, thiên tai, bị tra tấn, bắt cóc,…
c. Biểu hiện:
i. Sợ hãi, cảm giác không được giúp đỡ, tăng cảnh giác.
ii. Hồi tưởng về sự kiện gây CT dai dẳng (tái hiện ban ngày, ác mộng
ban đêm).
iii. Né tránh tình huống gợi nhớ sự kiện gây CT.
iv. Cơn hoảng loạn, ảo tưởng, ảo giác.
v. Triệu chứng đi kèm: Dễ gây hấn, kích động, trầm cảm, nghiện chất.
vi. Tách rời xã hội  ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp và xã hội.
vii. < 1 tháng = rối loạn stress cấp
viii. > 1 tháng = PTSD.
6. Rối loạn stress cấp (xem mục 5.)
7. Các rối loạn lo âu khác.
Nguyên tắc điều trị: Điều trị hỗ trợ và điều trị thuốc.
Thở chậm, thư giãn  lo âu dữ dội.
Tiếp xúc với các tình huống gây sợ  cơn hoảng loạn.
Suy nghĩ tích cực/thực tế.
Giải quyết vấn đề.
Điều trị cơ bản:
Mối quan hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ.
Củng cố sự tự chủ.
Phá vỡ các hành vi né tránh (khả năng duy trì tình huống, thực hiện các trải
nghiệm mới và được chỉnh sửa, trải nghiệm rằng sự sợ hãi giảm dần, kiểm tra xem
thực sự điều gì đã xảy ra, học cách chủ động lên nỗi sợ).
Các phương pháp thư giãn.
Đối phó trong nhận thức – vòng lẩn quẩn.
Kiểm soát stress.
Dùng thuốc (Nhóm Benzodiazepine, SSRI và CTC 3 vòng).

16
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

Câu 7: Mô tả cơn hoảng loạn. Nêu các bệnh lí có cơn hoảng loạn.
Cơn hoảng loạn (Lo âu kịch phát từng cơn) có các đặc điểm:
Rất dữ dội
Xuất hiện đột ngột, tái đi tái lại, vài cơn/tuần
Không giới hạn vào bất kỳ tình huống nào
Không đoán trước được
*Trong cơn: tim nhanh, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, choáng váng, tri giác sai
thực tại hoặc giải thể nhân cách, cảm giác sắp chết, sợ mất tự chủ, sợ hóa điên…
Tăng nhanh trong khoảng 10’, kéo dài 20’-30’
Giữa các cơn bệnh nhân lo âu chờ đợi cơn khác sẽ tới.
BN thường cấp cứu tim mạch, hay chẩn đoán nhầm nhồi máu cơ tim
Các bệnh lí có cơn hoảng loạn:
Tâm thần: RL lo âu (RLHL), ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ chuyên biệt, RLAACC, trầm
cảm, TTPL
Tim mạch: nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, đau thắt ngực, thiếu máu
Phổi: hen, thuyên tắc phổi, tăng thông khí
Thần kinh: động kinh thùy thái dương, xơ cứng rải rác từng đám, tổn thương não choáng
chỗ
Nội tiết: cường giáp, suy tuyến cận giáp, suy thượng thận, hạ đường huyết, hc cận u.
Khác: sốc phản vệ, rối loạn điện giải, nhiễn độc kim loại nặng, sử dụng chất…

Câu 8: Ám ảnh: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp.
Định nghĩa: là những ý nghĩ, hồi ức, nghi ngờ, hành vi và động tác không phù hợp với
thực tế, xuất hiện trên người bệnh với tính chất cưỡng bách, người bệnh ý thức được đó là
bệnh tật, có thái độ phê phán biết là sai, tìm cách xua đuổi nhưng không thắng được.
Phân loại:
 Ám ảnh trừu tượng, ám ảnh cảm thụ:
o Trừu tượng: là loại ám ảnh không kèm theo nội dung làm cho người bệnh
lo sợ

17
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

o Cảm thụ: là loại ám ảnh cảm xúc mà nội dung làm cho người bệnh lo sợ
buồn rầu, đau khổ
 Khuynh hướng và hành vi ám ảnh
o Khuynh hướng: là sự xuất hiện trong ý nghĩa các xu hướng thực hiện một
hành vi vô lý và thường nguy hiểm, trái với lẽ phải, ý chí, tình cảm.
o Hành vi ám ảnh: có 2 loại:
 Hành vi ám ảnh: động tác thực hiện ngoài ý muốn, ngoài cố gắng tự
kiềm chế không làm của người bệnh, là những động tác có ý chí đã
thành thói quen khó bỏ được, không kèm theo ám ảnh sợ.
 Nghi thức ám ảnh: là những hành vi động tác ám ảnh mà phát sinh
cùng với sẵn sàng sợ, những nghi ngờ, sợ sệt ám ảnh, có ý nghĩa như
để tự vệ, giải trừ, thoát khỏi nguy hiểm tưởng tượng.

Bệnh lý thường gặp:


 Ám ảnh trừu tượng:
o Ám ảnh tính toán
o Ám ảnh suy luận
o Ám ảnh nhớ lại
 Ám ảnh cảm thụ
o Ám ảnh sợ khoảng rộng
o Ám ảnh sợ chiều cao
o Ám ảnh sợ chỗ đóng kín
o Ám ảnh sợ người
o Ám ảnh sợ cô đơn
o Ám ảnh sợ bệnh
o Ám ảnh sợ giang mai
o Ám ảnh sợ ung thư
o Ám ảnh sợ chết
o Ám ảnh sợ vật nhọn
o Ám ảnh sợ tất cả
o Ám ảnh lo sợ thực hiện
o Ám ảnh hồi ức
o Ám ảnh nghi ngờ

18
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

Câu 9 : Đặc điểm lâm sàng của Sảng rung ( mê sản do cai rượu ) và nguyên tắc điều
trị :
A . Đặc điểm lâm sàng :
- Xuất hiện sau khi ngưng hoặc giảm trên BN lệ thuộc rượu .
- 1/3 BN co giật sẽ bị sản rung với triệu chứng :
o Lú lẫn , rối loạn định hướng lực , ý thức u ám , dao động , rối loạn tri giác .
o Hội chứng cai : hoang tưởng , ảo giác sống động với các côn trùng nhỏ bé ,
kích động , sốt nhẹ ; rối loạn thần kinh thực vật :
- Sản rung có thể kéo dài 4 – 5 tuần , thường ổn định sau 3 ngày , nếu điều trị tốt tỷ
lệ tử vong 1%
B . Chẩn đoán :
- Mê sản .
- Tang hoạt động hệ thần kinh thực vật .
- Ảo giác sống động : ảo thị , ảo khứu ,ảo xúc , hoang tưởng , kích động .
- Biểu hiện đặc trưng : hoang tưởng không hệ thống , ảo thị sống động côn trùng bé
nhỏ .
C . Nguyên tắc điều trị :
- Quan sát BN điều , ghi sinh hiệu mỗi 6 giờ .
- Giảm các yếu tố kích thích .
- Điều chỉnh nước điện giải .
- Thuốc :
o ( libri ) 25 – 100 mg mỗi 6 giờ .
o Thiamine 100 mg 1 – 3l/ ngày
o Folic acide 1mg uống .
o Multivitame ngày 1 lần /
o Magnesium sulfat 1mg tiêm bắp mỗi 6 giờ .
- Thuốc ngủ nếu cần cho BN ngủ yên .
- Benzodiazepine có thể thay đổi liều
- Tránh thuốc loạn thần vì có thể gây động kinh , nếu BN loạn thần nặng có thể
dung haloperidol hoặc fluphenazine vì ít gây động kinh hơn .

Câu 10: Ảo giác: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp.
1. Ảo giác:
Là cảm giác, tri giác như là có thật về một sự vật, một hiện tượng không có thật trong thực
tại khách quan

19
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

Ảo giác được phân loại như sau:


- Theo hình tượng, kết cấu:
+ Ảo giác thô sơ: ảo giác chưa thành hình, chưa có kết cấu rõ ràng.
Ví dụ: Thấy một ánh hào quang, nghe một tiếng rầm rì...
+ Ảo giác phức tạp: là ảo giác có hình tượng, kết cấu rõ ràng, sinh động.
Ví dụ: Thấy người đang đến bắt mình, nghe tiếng người nói trong đầu ra
lệnh cho mình...
- Theo giác quan: ảo giác thính giác (ảo thính hay còn gọi là ảo thanh), ảo thị, ảo
khứu, ảo giác xúc giác, ảo vị và ảo giác nội tạng.
- Theo thái độ của bệnh nhân đối vối ảo giác:
+ Ảo giác thật: thường được tiếp nhận qua giác quan nên còn gọi là ảo giác
tâm thần - giác quan. Bệnh nhân cảm thấy ảo giác là có thật, tồn tại trong một không gian
nhất định, tin tưởng vào tính có thật của ảo giác, không phân biệt được với thực tế khách
quan.
+ Ảo giác giả: khác với ảo giác thật, ảo giác giả không được bệnh nhân tiếp
nhận như là một kích thích có thật từ thực tế bên ngoài, không tiếp nhận qua giác quan,
không có tính khách quan mà chúng như là do một người nào đó gây ra hoặc nghe tư duy
của mình vang thành tiếng nói trong đầu, loại ảo giác nầy có tính chi phối hoạt động tâm
thần bệnh nhân, ảo giác giả là một thành phần quan trọng của hội chứng tâm thần tự động,
thường gặp trong tâm thần phân liệt .
2.1. Các bệnh lý thường gặp có ảo giác :
2.1.1. Ảo thính:
Thường gặp trong tâm thần phân liệt, loạn thần triệu chứng, loạn thần phản ứng .
2.1.2. Ảo thị:
Thường gặp trong các trạng thái loạn thần cấp, loạn thần do nhiễm khuẩn, trong các trạng
thái rối loạn ý thức do nhiễm độc rượu .
2.1.3. Ảo vị và ảo khứu:
Ít gặp hơn hai loại ảo giác trên, ảo vị và ảo khứu thường kết hợp với nhau. Hai loại ảo giác
này thường gặp trong động kinh thùy thái dương.
2.1.4. Ảo giác xúc giác:

20
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

Thường gặp trong các trường hợp loạn thần do nhiễm độc, trong hoang tưởng nghi bệnh,
tâm thần phân liệt, loạn thần triệu chứng .

2.1.5 Ảo giác giả


Thường gặp trong tâm thần phân liệt .

Câu 11: Hoang tưởng: định nghĩa, phân loại, các bệnh lý thường gặp.
Hoang tưởng là những ý tưởng phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế khách
quan, nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích được.
Phân loại:
- Nguyên phát và thứ phát
- Suy đoán, cảm thụ và di chứng
- Nội dung: Hoang tưởng bị hại, hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng bị chi phối,
hoang tưởng ghen tuông, hoang tưởng tự buộc tội, hoang tưởng nghi bệnh, hoang
tưởng tự cao, hoang tưởng phát minh, hoang tưởng được yêu, hoang tưởng nhân
nhầm, hoang tưởng gán ý, hoang tưởng đóng kịch (hoang tưởng đổi dạng)

Các bệnh lý có hoang tưởng thường gặp:


- Bệnh lý thực thể: u não, sa sút ở người già, SLE…
- Các bệnh lý loạn thần: TTPL, RLDPL, RLPLCX, RL Hoang tưởng…
- Sử dụng chất: amphetamine, LSD, rượu…

Câu 12: Nêu những khó khăn của bệnh nhân và thân nhân khi điều trị tại khoa tâm
thần:
1. Khó khăn chung:
 Họ thiếu những thông tin cần thiết về bệnh và sức khỏe tâm thần-> tâm lí lo lắng,
lo sợ:
 Có trị khỏi được bệnh không? Bệnh có mau khỏi không? Phải uống thuốc trong bao
lâu? Thuốc có khó uống không? Có nhiều không?-> tâm lí nôn nóng, lo lắng-> áp lực
nặng nề lên tinh thần bệnh nhân và thân nhân, thế là bệnh ngày càng tăng, càng tái
phát, khó điều trị, 1 vòng lẩn quẩn-> cần sự nỗ lực tin tưởng, kiên nhẫn của cả bn và
tn.

21
@ 34 Corporation Y09F34 12/2013

 Làm sao để có thể thoát khỏi, kiểm soát được những hành vi tiêu cực, bất thường?
làm sao để có thể hóa giải được những kí ức buồn khổ, những chấn thương tâm lí, ám
ảnh sâu kín, cảm giác tội lỗi, ngay cả những suy nghĩ, những niềm tin sai lệch.
 Sau khi trị bệnh, họ có thể trở về, hòa nhập được với xã hội, với cuộc sống bình
thường được hay không, có thể lạc quan, vui vẻ như trước đây được không.
 Ảnh hưởng của bệnh đối với xã hội như thế nào, xã hội có chấp nhận hay sợ hãi,
tránh né, cô lập
 Kinh tế gia đình, chi phí chữa bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình.
2. Khó khăn riêng:
 Với bệnh nhân;
 Khó trong việc chấp nhận được mình bị bệnh, có khi không hợp tác trong điều trị
bệnh.
 Khi đã chấp nhận được, khó trong việc làm sao để ngăn cản, đối mặt, vượt qua và
kiểm soát được những suy nghĩ, hành vi, mặc cảm tội lỗi, ngay cả những hậu quả từ
những ý nghĩ, hành vi sai lệch đó.
 Dư luận xã hội: sợ hãi lo lắng và tránh né là cảm giác chung của cả người bình
thường và người bị bệnh tâm thần, người bệnh tâm thần thường có ý nghĩ tự loại bỏ
và tự phân biệt trước và do đó dẫn đến ý nghĩ tự hạ thấp danh phận bản thân, có ý
định tự sát.
 Với thân nhân:
 Khó trong việc chấp nhận người thân của mình bị bệnh
 Dành thời gian quan tâm nhiều hơn để chăm sóc người bệnh, từ việc vệ sinh cá nhân
đến việc ăn uống, thuốc men…
 Cần sự kiên nhẫn và tận tâm lâu dài, nên tôn trọng, thương yêu, lắng nghe, chia sẻ,
giúp đỡ người bệnh khi họ cần.
 Khó khăn trong việc chăm sóc người bệnh: làm sao có thể giao tiếp, gần gũi hơn với
bn, để người bệnh không cảm thấy cô lập, mặc cảm tự ti; làm sao có thể tránh được
cho người bệnh những tổn thương mà người bệnh gây ra cho mình hay cho chính bản
thân họ
 Gánh nặng về chi phí điều trị

22

You might also like