You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH &


MẠNG MÁY TÍNH
Đề tài : Xây dựng ứng dụng quản lý năng lượng và tài
nguyên phần cứng của các máy tính trong mạng LAN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


Lý Thị Thanh Nga LỚP: 19TCLC-DT3
Nguyễn Thị Thu Trang LỚP: 19TCLC-DT3
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.Lê Trần Đức

Đà Nẵng 12/ 2021


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
MỤC LỤ

MỤC LỤC....................................................................................................................................2
DANH SÁCH HÌNH VẼ..............................................................................................................3
DANH SÁCH BẢNG BIỂU.........................................................................................................4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................5
MỞ ĐẦU (GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI)...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................................7
1.1. Tổng quan về mạng máy tính......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm mạng máy tính.....................................................................................7
1.1.2. Mô hình OSI và chức năng các tầng.....................................................................7
1.1.3. Họ giao thức TCP/IP.............................................................................................9
1.1.4. Một số kiểu mạng LAN........................................................................................9
1.1.5. Mô hình kết nối và làm việc Server – Client......................................................12
1.2. Tổng quan về lập trình ứng dụng mạng trong C#......................................................14
1.2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C#..................................................................................14
1.2.2. Một số thư viện sử dụng trong lập trình ứng dụng mạng...................................15
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG.................................................................22
2.1. Mô tả hệ thống...........................................................................................................22
2.2. Các yêu cầu xây dựng phần mềm..............................................................................22
2.3. Đặc tả chức năng.......................................................................................................23
2.3.1. Chức năng gửi dữ liệu đến các máy trạm...........................................................23
2.3.2. Chức năng gửi dữ liệu đến máy chủ...................................................................23
2.3.3. Chức năng theo dõi máy trạm.............................................................................23
2.3.4. Chức năng hẹn giờ tắt, khởi động lại máy trạm..................................................23
CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ..........................................................24
3.1. Triển khai...................................................................................................................24
3.1.1. Xây dựng giao diện chương trình.......................................................................24
3.1.2. Kết nối các máy trạm với máy chủ.....................................................................24
3.1.3. Xây dựng chức năng xem thông tin về cấu hình của các máy trạm...................26
3.1.4. Xây dựng chức năng xem mức sử dụng CPU, tốc độ mạng, RAM, ROM.........30
3.1.5. Xây dựng chức năng xem các tiến trình đang chạy và các phần mềm được cài
đặt trên máy trạm................................................................................................................33
3.1.6. Xây dựng chức năng hẹn giờ tắt, khởi động lại máy trạm..................................34
3.2. Đánh giá kết quả........................................................................................................35
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................37
PHỤ LỤC....................................................................................................................................37

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 2


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 3


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

DANH SÁCH BẢNG BIỂU


No table of table entries found.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 4


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


No table of abbreviation entries found.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 5


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

MỞ ĐẦU (GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI)


1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin trở thành một lĩnh vực mũi nhọn trong công cuộc
phát triển kinh tế xã hội. Cùng với công nghệ sinh học và năng lượng mới, công nghệ
thông tin vừa là công cụ, vừa là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Trong những lĩnh vực về công nghệ thông tin thì mạng máy tính ngày càng trở nên
phổ biến. Việc liên kết các máy tính trên môi trường mạng cũng như liên kết các mạng
lại với nhau đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích trong công việc cũng như trong học tập
nghiên cứu, giải trí.Chúng ta có thể sử dụng các tài nguyên sẵn có được chia sẻ như
file server, printer, máy fax,.. môi trường mạng còn là một môi trường thông tin nhanh
chóng và tiện lợi nhờ vào các cơ chế truyền thông trên mạng như: email, www…
Cùng với sự phát triển của mạng máy tính là sự bùng nổ về số lượng máy tính được sử
dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp, trường học,… với cấu hình cao, các kỹ thuật
hiện đại và việc trao đổi thông tin giữa các máy tính trong mạng trở lên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, việc quản lý cũng gặp không ít khó khăn đặc biệt là quản lý về nguồn tài
nguyên và năng lượng phần cứng của máy tính trong các phòng ban, trường học…
Vì thế đề tài “Xây dựng ứng dụng quản lý năng lượng và tài nguyên phần
cứng của các máy tính trong mạng Lan” được tiến hành nhằm giúp việc quản lý các
thông tin của các máy trong mạng Lan trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
2. Mục tiêu
Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng và tài nguyên phần cứng các máy tính
trong mạng LAN giúp người quản lý nắm bắt được thông tin về cấu hình máy, sự thay
đổi khách quan hay chủ quan của cấu hình máy, …
Hệ thống lại kiến thức lại các kiến thức về mạng căn bản, tập trung vào nghiên cứu
phương pháp lập trình Socket và cơ chế vận hành của mô hình Client-Server.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng : Hệ thống mạng Lan
Phạm vi : Chức năng quản lý năng lượng và tài nguyên phần cứng các máy tính
trong mạng Lan.
4. Bố cục bài báo cáo
Đồ án được trình bày theo 3 chương với bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống
Chương 3: Triển khai và đánh giá kết quả

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 6


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về mạng máy tính

1.1.1. Khái niệm mạng máy tính


Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính đơn lẻ được kết nối với nhau thông qua
đường truyền vật lý như cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại giúp cho các thiết bị này có thể trao
đổi dữ liệu với  nhau một cách dễ dàng.

Hình 1.1: Mô hình mạng máy tính

1.1.2. Mô hình OSI và chức năng các tầng


Mô hình OSI là mô hình chuẩn gồm có 7 tầng tuân thủ theo nguyên tắc phân tầng như
sau:
- Là hệ thống mở, phải có khả năng kết nối với các hệ thống khác tương thích với
chuẩn OSI.
- Quá trình xử lý các ứng dụng được thực hiện trong hệ thống mở trong khi vẫn duy
trì được các hoạt động kết nối giữa các hệ thống.
- Thiết lập các kênh logic nhằm thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các thực thể.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 7


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 1.2: Mô hình OSI


 Tầng vật lý (Physical Layer)
Tầng vật lý liên quan đến truyền dòng các bit giữa các máy với nhau bằng đường
truyền vật lý.
 Tầng liên kết dữ liệu (Data link Layer)
Cung cấp phương tiện để truyền thông tin qua liên kết vật lý đảm bảo sự tin cậy,
gửi các khối dữ liệu với cơ chế đồng bộ hoá, kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu
cần thiết.
 Tầng mạng (Network Layer)
Lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành địa chỉ vật lý. Kiểm
soát và điều khiển đường truyền.
 Tầng giao vận (Transport Layer)
Thực hiện việc truyền dữ liệu giữa hai đầu nút (end - to - end).
Tầng này tạo ra một kết nối cho mỗi yêu cầu của tầng trên nó. Khi có nhiều yêu
cầu từ tầng trên với thông lượng cao thì nó có thể tạo ra nhiều kết nối và cùng một lúc
có thể gửi đi nhiều gói tin trên đường truyền.
 Tầng phiên (Session Layer)
Cung cấp phương tiện truyền thông giữa các ứng dụng: cho phép người sử dụng
trên các máy khác nhau có thể thiết lập, duy trì, hủy bỏ và đồng bộ hóa các phiên
truyền thông.
 Tầng trình diễn (Presentation Layer)
Quyết định dạng thức trao đổi dữ liệu giữa các máy tính trên mạng. Người ta có
thể gọi đây là bộ dịch mạng. Ở bên gửi, tầng này chuyển đổi cú pháp dữ liệu từ dạng
thức do tầng ứng dụng gửi xuống sang dạng thức trung gian mà ứng dụng nào cũng có
thể nhận biết. Ở bên nhận, tầng này chuyển các dạng thức trung gian thành dạng thức
thích hợp cho tầng ứng dụng của máy nhận.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 8


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
 Tầng ứng dụng ( Application  Layer)
Cung cấp các phương tiện để người sử dụng có thể truy nhập được vào môi trường
OSI. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ thông tin phân tán.
Tầng này đóng vai trò như cửa sổ dành cho hoạt động xử lý các trình ứng dụng
nhằm truy nhập các dịch vụ mạng. Những dịch vụ này hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng
người dùng, như phần mềm chuyển tin, truy nhập cơ sở dữ liệu.

1.1.3. Họ giao thức TCP/IP


TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol) là chồng giao thức cùng
hoạt động nhằm cung cấp các phương tiện truyền thông liên mạng.
Giao thức TCP/IP  được phát triển từ mạng ARPANET và Internet, được dùng như giao
thức mạng và giao vận trên mạng Internet. TCP/IP là giao thức thuộc tầng giao vận và IP
(Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Giao thức TCP/IP thực
chất là một họ giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm việc với nhau.

Hình 1.3: Mô hình TCP/IP

1.1.4. Một số kiểu mạng LAN


LAN là viết tắt của Local Area Network (mạng cục bộ) : Là mạng có các máy tính cá
nhân và các máy tính khác trong phạm vi một khu vực hạn chế được nối với nhau bằng các
dây cáp sao cho những người sử dụng có thể trao đổi thông tin, dùng chung các thiết bị ngoại
vi, và sử dụng các chương trình cũng như các dữ liệu đã được lưu trữ trong một máy tính
dành riêng gọi là máy dịch vụ tệp (file).
Mạng LAN có nhiều quy mô và mức độ phức tạp khác nhau, nó có thể chỉ liên kết vài
ba máy tính cá nhân và dùng chung một thiết bị ngoại vi. Các hệ thống phức tạp hơn thì có

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 9


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
máy tính trung tâm (máy chủ Server) cho phép những người dùng trao đổi thông tin với nhau
và thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu dùng chung.
Phạm vi ứng dụng của mạng LAN - Mạng LAN thường được sử dụng để kết nối các
máy tính trong gia đình, trong một phòng Game, phòng NET, trong một toà nhà của cơ quan,
trường học. Phạm vi hoạt động giới hạn trong bán kính 100m.
Dưới đây là một số kiểu mạng LAN được phân loại theo Topology:
 Mạng LAN kiểu BUS
Trong dạng đường thẳng các máy tính đều được nối vào một đường dây truyền chính
(BUS). Đường truyền chính này được giới hạn hai đầu bởi một loại đầu nối đặc biệt gọi là
Terminator (dùng để nhận biết là đầu cuối để kết thúc đường truyền tại đây). Mỗi trạm được
nối vào BUS qua một đầu nối chữ T (T_connector) hoặc một bộ thu phát (Transceiver).
Khi một trạm truyền dữ liệu tín hiệu được quảng bá trên cả hai chiều của BUS (Tức là
mọi trạm còn lại đều có thể thu được tín hiệu đó trực tiếp) theo từng gói một, mỗi gói đều
phải mang địa chỉ trạm đích. Các trạm khi thấy dữ liệu đi qua nhận lấy, kiểm tra, nếu đúng
với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì bỏ qua.
Đối với BUS một chiều thì tín hiệu chỉ đi về một phía, lúc đó các terminator phải được
thiết kế sao cho các tín hiệu đó phải được dội lại trên BUS để cho các trạm trên mạng đều có
thể thu nhận được tín hiệu đó. Như vậy với topo mạng dạng BUS dữ liệu được truyền theo
các liên kết điểm - nhiều điểm (point - to - multiPoint) hay quảng bá (Broadcast).

Hình 1.4: Mô hình mạng LAN kiểu BUS

Ưu điểm : Với dạng kết nối này có ưu điểm là không tốn nhiều dây cáp, tốc độ truyền
dữ liệu cao, dễ thiết kế.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 10


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
Nhược điểm : Nếu lưu lượng truyền tăng cao thì dễ gây ách tắc và nếu có trục trặc trên
hành lang chính thì khó phát hiện ra.
 Mạng LAN kiểu RING (kiểu vòng)
Tín hiệu được lưu chuyển theo một chiều duy nhất. Các máy tính được liên kết với
nhau thành một vòng tròn theo phương thức điểm - điểm (Point - to - point), qua đó mỗi một
trạm có thể nhận và truyền dữ liệu theo vòng một chiều và dữ liệu được truyền theo từng gói
một. Mỗi trạm của mạng được nối với vòng qua một bộ chuyển tiếp (Repeater) có nhiệm vụ
nhận tín hiệu rồi chuyển tiếp đến trạm kế tiếp trên vòng. Như vậy tín hiệu được lưu chuyển
trên vòng theo một chuỗi các liên kết điểm - điểm giữa các Repeater do đó cần có giao thức
điều khiển việc cấp phát quyền được truyền dữ liệu trên vòng cho các trạm có nhu cầu.
Mỗi gói dữ liệu đều có mang địa chỉ trạm đích, mỗi trạm khi nhận được một gói dữ
liệu nó kiểm tra nếu đúng với địa chỉ của mình thì nó nhận lấy còn nếu không phải thì nó sẽ
phát lại cho trạm kế tiếp, cứ như vậy gói dữ liệu đi được đến đích.
Để tăng độ tin cậy của mạng, phải lắp vòng dự phòng, khi đường truyền trên vòng
chính bị sự cố thì vòng phụ được sử dụng với chiều đi của tín hiệu  ngược với chiều đi của
mạng chính.

Hình 1.5 : Mô hình mạng LAN kiểu RING

Ưu điểm : Với dạng kết nối này có ưu điểm là không tốn nhiều dây cáp, tốc độ truyền
dữ liệu cao, không gây ách tắc.
Nhược điểm : Các giao thức để truyền dữ liệu phức tạp và nếu có trục trặc trên một
trạm thì cũng ảnh hưởng đến toàn mạng.
 Mạng LAN kiểu STAR (kiểu hình sao)
Mạng hình sao : tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận
tín hiệu từ các trạm và chuyển tín hiệu đến trạm đích với phương thức kết nối là phương thức

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 11


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
điểm-điểm (point - to - point). Thiết bị trung tâm hoạt động giống như một tổng đài cho phép
thực hiện việc nhận và truyền dữ liệu từ trạm này tới các trạm khác.
Tùy theo yêu cầu truyền thông trong mạng, thiết bị trung tâm có thể là một bộ chuyển
mạch (Switch), một bộ chọn đường (Router) hoặc đơn giản là một bộ phân kênh (Hub). Có
nhiều cổng ra và mỗi cổng nối với một máy.

Hình 1.6 : Mô hình mạng LAN kiểu STAR

Ưu điểm : Với dạng kết nối này có ưu điểm là không đụng độ hay ách tắc trên đường
truyền, tận dụng được tốc độ tối đa đường truyền vật lý,  lắp đặt đơn giản, dễ dàng cấu hình
lại mạng (thêm, bớt trạm). Nếu có trục trặc trên một trạm thì cũng không gây ảnh hưởng đến
toàn mạng qua đó dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố.
Nhược điểm : Độ dài đường truyền nối một trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế
(trong vòng 100m với công nghệ hiện nay) tốn đường dây cáp nhiều.

1.1.5. Mô hình kết nối và làm việc Server – Client


Trong mô hình này, chương trình ứng dụng được chia thành 2 thành phần:
Quá trình chuyên cung cấp một số phục vụ nào đó, chẳng hạn: phục vụ tập tin, phục
vụ máy in, phục vụ thư điện tử, phục vụ Web...các quá trình này được gọi là các trình phục vụ
hay Server.
Một số quá trình khác có yêu cầu sử dụng các dịch vụ do các server cung cấp được gọi
là các quá trình khách hàng hay Client.
Việc giao tiếp giữa Client và Server được thực hiện dưới hình thức trao đổi các thông
điệp (Message). Để được phục vụ, Client sẽ gửi một thông điệp yêu cầu (Request Message)
mô tả về công việc muốn Server thực hiện. Khi nhận được thông điệp yêu cầu, Server tiến
hành phân tích để xác định công việc cần phải thực thi. Nếu việc thực hiện yêu cầu này có

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 12


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
sinh ra kết quả trả về, Server sẽ gửi nó cho Client trong một thông điệp trả lời (Reply
Message).

Hình 1.7: Mô hình làm việc Server – Client

Mô hình Server – Client trong C# là mô hình bao gồm 2 thành phần:


 Server:
- Tại máy chủ sẽ luôn lắng nghe tại một cổng cục bộ.
- Đợi và chấp nhận kết nối từ Client với phương thức AccepSocket().
Phương thức này trả về một đối tượng khác dùng để gửi và nhận dữ liệu.
- Thực hiện giao tiếp với Client.
- Đóng kết nối với Client.
 Client:
- Tạo một kết nối đến Server
- Thực hiện kết nối đến Server
- Lấy luồng giao tiếp và thực hiện giao tiếp với Server
- Đóng luồng và ngắt kết nối với Server

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 13


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 1.8: Cơ chế truyền nhận dữ liệu mô hình Server – Client trong C#

1.2. Tổng quan về lập trình ứng dụng mạng trong C#

1.2.1. Giới thiệu về ngôn ngữ C#


C# là một ngôn ngữ với khoảng 80 từ khoá và hơn mười kiểu dữ liệu dựng sẵn nhưng
C# có tính diễn đạt cao. C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng đối tượng, hướng thành phần.
Trọng tâm của ngôn ngữ hướng đối tượng là lớp. Lớp định nghĩa kiểu dữ liệu mới, cho
phép mở rộng ngôn ngữ theo hướng cần giải quyết. C# có những từ khoá dành cho việc khai
báo lớp, phương thức, thuộc tính (Property) mới. C# hỗ trợ đầy đủ các bước trong lập trình
hướng đối tượng: đóng gói, thừa kế, đa hình.
Định nghĩa lớp trong C# không đòi hỏi tách rời tập tin tiêu đề với tập tin cài đặt như
C++. Hơn thế, C# hỗ trợ kiểu sưu liệu mới, cho phép sưu liệu trực tiếp trong tập tin mã
nguồn. Đến khi biên dịch sẽ tạo tập tin sưu liệu theo định dạng XML.
C# hỗ trợ khái niệm giao diện (tương tự Java). Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất
một lớp cha nhưng có thể cài đặt nhiều giao diện. Đây là ngôn ngữ có kiểu cấu trúc (không
giống C++).
C# có kiểu cấu trúc, struct (không giống C++). Cấu trúc là kiểu hạng nhẹ và bị giới
hạn. Cấu trúc không thể thừa kế lớp hay được kế thừa nhưng có thể cài đặt giao diện.
C# cung cấp những đặc trưng lập trình hướng thành phần như property, sự kiện và
hướng dẫn khai báo (được gọi là attribute). Lập trình hướng component được hỗ trợ bởi CLR
thông qua siêu dữ liệu (Metadata). Siêu dữ liệu mô tả các lớp bao gồm các phương thức và
thuộc tính, các thông tin bảo mật.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 14


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
Assembly là một tập hợp các tập tin mà theo cách nhìn của lập trình viên là các thư
viện liên kết động (DLL) hay tập tin thực thi (EXE). Trong .NET một assembly là một đơn vị
của việc tái sử dụng, xác định phiên bản, bảo mật và phân phối. CLR cung cấp một số các lớp
để thao tác với assembly.
C# cũng cho truy cập trực tiếp bộ nhớ dùng con trỏ kiểu C++, nhưng vùng mã đó được
xem như không an toàn. CLR sẽ không thực thi việc thu dọn rác tự động các đối tượng được
tham chiếu bởi con trỏ cho đến khi lập trình viên tự giải phóng.
Nhìn chung C# là:
- Ngôn ngữ đơn giản, hiện đại
- Ngôn ngữ hướng đối tượng, ít từ khoá
- Ngôn ngữ mềm dẻo và mạnh mẽ
- Ngôn ngữ hướng module

1.2.2. Một số thư viện sử dụng trong lập trình ứng dụng mạng

1.2.2.1 Socket hướng kết nối (TCP Socket)

Socket là một giao diện lập trình ứng dụng (API) mạng.

Thông qua giao diện này chúng ta có thể lập trình điều khiển việc truyền thông giữa
hai máy sử dụng các giao thức mức thấp là TCP, UDP…
Socket là sự trừu tượng hóa ở mức cao, có thể tưởng tượng nó như là thiết bị truyền
thông hai chiều gửi - nhận dữ liệu giữa hai máy tính với nhau.
Số hiệu cổng của socket:
Để có thể thực hiện được các giao tiếp, một trong hai quá trình cần phải công bố số
hiệu cổng của socket mà mình sử dụng.
Mỗi một cổng giao tiếp thể hiện một địa chỉ xác định trong hệ thống. Khi quá trình
được gán một số hiệu cổng nó có thể nhận dữ liệu đến cổng này từ quá trình khác.
Đặc điểm của Socket hướng kết nối :
- Có một đường kết nối ảo giữa 2 tiến trình
- Một trong 2 tiến trình phải đợi tiến trình kia yêu cầu kết nối
- Có thể kết nối liên lạc theo mô hình Client/Server
- Trong mô hình Client/Server thì Server lắng nghe và chấp nhận một yêu cầu
kết nối
- Mỗi thông điệp gửi đều có xác nhận trở về
- Các gói thông tin chuyển đi tuần tự

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 15


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
1.2.2.2 Socket không hướng kết nối (UDP Socket)

- Hai tiến trình liên lạc với nhau không kết nối trực tiếp
- Thông điệp gửi đi phải kèm theo địa chỉ của người nhận
- Thông điệp có thể gửi nhiều lần
- Người gửi không chắc chắn thông điệp tới tay người nhận
- Thông điệp gửi sau có thể đến đích trước thông điệp gửi trước

1.2.2.3 Lớp TCP Client

Các thành phần của lớp TcpClient

Bảng 1.1 : Phương thức khởi tạo của lớp TCPClient

Phương thức khởi tạo

Tên phương thức Mô tả

TcpClient() Tạo một đối tượng TcpClient. Chưa đặt thông số.

TcpClient(IPEndPoint) Tạo một TcpClient và gắn cho nó một IPEndPoint cục bộ.
(Gán địa chỉ máy cục bộ và số hiệu cổng để sử dụng trao đổi
thông tin về sau)

TcpClient Tạo một đối tượng TcpClient và kết nối đến một máy có địa
(RemoteHost:String, Int32) chỉ và số hiệu cổng được truyền.

Bảng 1.1: Phương thức khởi tạo của lớp TCPClient

Tên thuộc tính Mô tả

Available Cho biết số byte đã nhận về từ mạng và có sẵn để đọc.

Client Trả về Socket ứng với TcpClient hiện hành

Connected Trạng thái cho biết đã kết nối được đến Server hay chưa.

Bảng 1.2: Một số thuộc tính lớp TCPClient

Tên phương thức Mô tả

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 16


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Close() Giải phóng đối tượng TcpClient nhưng không đóng kết nối.

Connect(RemoteHost, Kết nối một máy Tcp khác có tên và số hiệu cổng tương ứng.
Port)

GetStream() Trả về NetworkStream để từ đó giúp gửi hay nhận dữ liệu


(thường là tham số khi tạo StreamReader và StreamWrite)
Khi gắn vào StreamReader và StreamWriter rồi thì có thể gửi và
nhận dữ liệu thông qua các phương thức Readln, Writeln tương
ứng của các lớp này. 

Bảng 1.3: Một số phương thức khác lớp TCPClient

1.2.2.4 Lớp TCPListener

TCPListener là một lớp cho phép người lập trình có thể xây dựng các ứng dụng
server (Ví dụ: SMTP Server, FTP Server, DNS Server, POP3 Server hay Server tự định nghĩa
…) ứng dụng Server khác ứng dụng Client ở chổ nó luôn luôn thực hiện lắng nghe và chấp
nhận các kết nối đến từ Client.

Tên phương thức Mô tả

TCPListener(Port: Int32) Tạo một TCPListener và lắng nghe tại cổng chỉ định.

TCPListener Tạo một TCPListener và lắng nghe các kết nối đến tại địa chỉ
(IPAddress,Int32) IP và cổng chỉ định.

TCPListener (IPEndPoint) Tạo một TCPListener với giá trị EndPoint truyền vào.

AcceptTCPClient Chấp nhận một yêu cầu kết nối đang chờ (ứng dụng sẽ
dừng tại câu lệnh này cho đến khi nào có một kết nối đến).

AcceptSocket Chấp nhận một yêu cầu kết nối đang chờ.

Pending Cho biết có kết nối nào đang chờ đợi không (True = có).

Start() Bắt đầu lắng nghe các yêu cầu kết nối.

Stop() Dừng việc nghe.


Bảng 1.4: Các thành phần của lớp TCPListener

1.2.2.5 Socket không đồng bộ

Thông qua mô hình này ta có thể ủy nhiệm cho một thủ tục nào đó thực hiện khi sự
kiện xảy ra trên Control.
Sử dụng Socket không đồng bộ:

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 17


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
- Để lập trình không đồng bộ với Socket chúng ta sử dụng các phương thức cho
việc sử dụng bất đồng bộ.
- Các phương thức cho việc lập trình bất đồng được chia làm 2  loại bắt đầu bằng
Begin và End:
+ Phương thức bắt đầu bằng Begin, bắt đầu một chức năng và được đăng ký
với phương thức AsyncCallback.
+ Bắt đầu bằng End chỉ chức năng hoàn thành khi AsyncCallback được gọi.

Requests Started By DescrIPtion of Request Requests Ended By

BeginAccept () To accept an incoming connection. EndAccept ()

BeginConnect () To connect to a remote host. EndConnect ()

BeginReceive () To retrieve data from a socket. EndReceive ()

BeginReceiveFrom () To retrieve data from a specific remote host. EndReciveFrom()

BeginSend () To send data from a socket. EndSend ()

BeginSendTo () To send data to a specific remote host. EndSendTo ()

Bảng 1.5: Một số phương thức sử dụng trong socket không đồng bộ

Để chấp nhận kết nối bất đồng bộ ta sử dụng phương thức BeginAccept() và
EndAccept().
Để thiết lập kết nối theo cách bất đồng bộ chúng ta sử dụng phương thức
BeginConnect() và Endconnect().
Nhận dữ liệu với giao thức hướng kết nối ta sử dụng phương thức BeginReceive() và
EndReceive().
Gửi dữ liệu với giao thức hướng kết nối ta sử dụng phương thức BeginSend() và
EndSend(). Gửi dữ liệu bất đồng bộ với giao thức không hướng kết nối ta sử dụng phương
thức BeginSend() và EndSend().
Nhận dữ liệu bất đồng bộ với giao thức không hướng kết nối ta sử dụng phương thức
BeginReceiveFrom(), EndReceiveFrom().

1.2.2.6 Sử dụng Thread trong các ứng dụng mạng

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 18


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
Một số khái niệm
- Đa nhiệm (Multitasking): Là khả năng hệ điêu hành làm nhiều công việc tại một
thời điểm
- Tiến trình (Process): Khi chạy một ứng dụng, hệ điều hành sẽ cấp phát riêng cho
ứng dụng đó bộ nhớ và các tài nguyên khác. Bộ nhớ và tài nguyên vật lý riêng biệt
này được gọi là một tiến trình. Các tài nguyên và bộ nhớ của một tiến trình thì chỉ
tiến trình đó được phép truy cập.
- Tuyến (Thread): Trong hệ thống, một tiến trình có thể có một hoặc nhiều chuỗi
thực hiện tách biệt nhau và có thể chạy đồng thời. Mỗi chuỗi thực hiện này được
gọi là một tuyến (Thread). Trong một ứng dụng, Thread khởi tạo đầu tiên gọi là
Thread sơ cấp hay Thread chính.
Sử dụng Thread trong chương trình .Net:
Để sử dụng Thread trong .Net ta sử dụng NameSpace System.Threading

Tên phương Mô tả
thức

Abort () Kết thúc Thread.

Resume () Tiếp tục chạy thread đã tạm ngừng – suspended.

Join () Buộc chương trình phải chờ cho thread kết thúc (Block) thì mới thực hiện
tiếp (các câu lệnh đứng sau Join).

Sleep () Là một phương thức tĩnh có tác dụng tạm dừng thread trong một khoảng
thời gian.

Start () Bắt đầu chạy (khởi động) một thread. Sau khi gọi phương thức này, trạng
thái của thread chuyển từ trạng thái hiện hành sang Running.

Suspend () Tạm ngừng thread. (phương thức này được loại khỏi phiên bản VS.NET
2005).
Bảng 1.6: Một số phương thức thường dùng trong Thread

Tên thuộc tính Mô tả

CurrentThread Trả về thread hiện hành đang chạy.

IsAlive Trả về giá trị cho biết trạng thái thực thi của thread hiện hành.

IsBackground Sets or gets giá trị cho biết là thread là background hay foreground

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 19


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

thread.

IsThreadPoolThrea Gets a value indicating whether a thread is part of a thread pool.

Priority Sets or gets giá trị để chỉ định độ ưu tiên (dành nhiều hay ít CPU cho
thread). Cao nhất là 4, thấp nhất là 0.
Bảng 1.7: Một số thuộc tính thường dùng trong Thread
Tạo một tuyến trong C#
……...
Thread newThread = new Thread(new ThreadStart(new Method));
……...
Void newMothod(){

}
Sử dụng Thread trong các chương trình Server
- Đa tuyến hay được ứng dụng trong các chương trình Server, các chương trình đòi
hỏi tại một thời điểm chấp nhận nhiều kết nối đến từ các Client.
- Để các chương trình Server có thể xử lý nhiều Client tại một thời điểm ta có mô
hình ứng dụng đa tuyến như sau:

Hình 1.9: Mô hình ứng dụng đa tuyến

Sử dụng Thread để gửi/nhận dữ liệu

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 20


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 1.10: Mô hình sử dụng Thread để gửi nhận dữ liệu

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG


2.1. Mô tả hệ thống
Ứng dụng “Quản lý năng lượng và tài nguyên phần cứng của các máy tính trong mạng
LAN” là một ứng dụng được xây dựng trên ngôn ngữ C# nền tảng Net Framework được thiết
kế theo mô hình Server - Client sử dụng giao thức TCP/IP để kết nối thông qua địa chỉ IP và
số hiệu cổng.
Ứng dụng bao gồm 2 thành phần chính:
- Chương trình phía máy chủ (Server):
Là chương trình được cài đặt tại máy chủ, được thiết kế cho người quản trị sử
dụng, cung cấp một số chức năng quản lý như sau:
 Kết nối các máy trạm với máy chủ.
 Máy chủ có thể lấy các thông tin từ máy trạm.
 Tại máy chủ có thể xem được các thông tin về cấu hình máy tính như
hệ điều hành, tên máy, địa chỉ IP, địa chỉ MAC, dung lượng ổ đĩa, …

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 21


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
 Tại máy chủ có thể xem được mức sử dụng CPU, tốc độ mạng, RAM,
ROM, các tiến trình đang chạy, … hay các phần mềm đã được cài đặt
tại máy trạm
 Có thể khởi động lại hoặc hẹn giờ tắt máy trạm.
- Chương trình phía máy trạm (Client):
Là chương trình được cài đặt tại phía máy trạm. Máy trạm luôn trong trạng thái kết
nối đến máy chủ (Server) thông qua địa chỉ IP và cổng để sẵn sàng nhận lệnh và
thực hiện theo yêu cầu từ phía máy chủ.

1.3. Các yêu cầu xây dựng phần mềm


Chương trình xây dựng đúng theo mô hình Server – Client trong ngôn ngữ C#.
Thiết kế giao diện phía Server phải dễ sử dụng và hợp lý, phía Client có thể có hoặc
không có giao diện, nếu có giao diện thì cần đơn giản.
Máy chủ có thể kết nối được nhiều máy trạm cùng một lúc.
Chương trình phía server luôn được chạy ngầm để đảm bảo khi máy trạm khởi động có
thể kết nối đến máy chủ được ngay.
Chương trình tự động kết nối được đến server.
Có cơ chế theo dõi các máy trạm.
Đảm bảo các chức năng như thiết kế.
Yêu cầu phần mềm:
- Máy tính phải được cài đặt .NET Framework
- Sử dụng hệ điều hành Windows
- RAM : 128Mb trở lên
- CPU : Pentium 3 trở lên
- Ổ cứng trống : tối thiểu 50Mb
- RAM : 256Mb trở lên

1.4. Đặc tả chức năng

1.4.1. Chức năng gửi dữ liệu đến các máy trạm


Là chức năng phục vụ cho việc truyền tải các dữ liệu từ phía máy chủ đến phía máy
trạm. Dữ liệu có thể là các chương trình cài đặt, tài liệu …
Để thuận tiện trong việc quản lý, chương trình cần có chức năng quản lý việc gửi phù
hợp có thể là gửi dữ liệu cho một máy trạm duy nhất hoặc có thể gửi dữ liệu đồng bộ cho toàn
hệ thống.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 22


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
1.4.2. Chức năng gửi dữ liệu đến máy chủ
Là chức năng phục vụ cho việc truyền tải các dữ liệu từ phía máy trạm đến phía máy
chủ. Dữ liệu có thể là các chương trình cài đặt, tài liệu …
Để thuận tiện trong việc quản lý, chương trình cần có chức năng quản lý việc gửi phù
hợp có thể là gửi dữ liệu cho máy chủ phù hợp với yêu cầu được nhận bởi máy chủ.

1.4.3. Chức năng theo dõi máy trạm


Là chức năng được xây dựng cho máy chủ. Máy chủ có thể theo dõi các thông tin về
cấu hình của các máy trạm như hệ điều hành, tên máy, địa chỉ IP, địa chỉ MAC, dung lượng ổ
đĩa, …
Tại máy chủ có thể xem được mức sử dụng CPU, tốc độ mạng, RAM, ROM, các tiến
trình đang chạy, … hay các phần mềm đã được cài đặt tại máy trạm.

1.4.4. Chức năng hẹn giờ tắt, khởi động lại máy trạm
Chức năng này cho phép máy chủ thực hiện các thao tác như tắt máy, khởi động lại
máy trạm. Người dùng không những có thể thực hiện chức năng này trên một máy tính mà
còn có khả năng thao tác trên tất cả máy trạm.

CHƯƠNG 3. TRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ


2.1. Triển khai

2.1.1. Xây dựng giao diện chương trình


Yêu cầu giao diện:
- Phía máy chủ có giao diện thân thiện với người dùng, các chức năng được thiết kế
sao cho dễ sử dụng.
- Phía máy trạm có thể có giao diện hoặc không có giao diện
- Khi máy trạm được kết nối vào server, tại server sẽ hiển thị biểu tượng và địa chỉ
IP mà máy tính đã kết nối vào lúc này người quản lý sẽ sử dụng các chức năng đã
được thiết kế trên thanh menu hoặc sử dụng một số chức năng bằng cách chọn
chuột phải vào biểu tượng các máy tính đã kết nối và thực hiện một số chức năng
để quản lý.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 23


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.1: Giao diện máy chủ

2.1.2. Kết nối các máy trạm với máy chủ


Các phương thức kết nối:
Để các máy trạm và máy chủ có thể kết nối và “giao tiếp” được với nhau chương trình
cần phải xây dựng các phương thức kết nối và các data packet (gói tin).
Xây dựng Datapacket:
Để các máy tính có thể “giao tiếp” được với nhau chương trình phải có cơ chế riêng để
cho hai máy hiểu được nhau. Để thực hiện được việc này chung ta cần đi xây dựng gói tin bao
gồm các thành phần:
- Datapacket : là một gói dữ liệu được định nghĩa theo một cấu trúc nhất định.
- Command : là các lệnh được thực thi.
- CommandType : Loại lệnh thực thi. Phía máy chủ và máy trạm dựa vào
CommandType này để nhận biết các khối lệnh cần thực thi là gì để có chế xử lý
phù hợp.
- DataPackage : Là thành phần quan trọng nhất của một gói tin, DataPackage bao
gồm hai thành phần chính là :
+ DataPackageheader : Tiêu đề của gói tin. Cung cấp cho chương trình khả
năng chuyển đổi các tiêu đề từ dạng byte sang dang chuỗi ký tự.
+ DataPackage : cấu trúc của gói tin.
Phía máy chủ : Khi khởi tạo ứng dụng, máy chủ sẽ mở ra một luồng kết nối để lắng
nghe các máy trạm, luồng kết nối này luôn luôn được duy trì để cho phép các máy trạm khác
kết nối đến.
Phía máy trạm : Sau khi máy chủ đã được mở các luồng kết nối để chờ máy trạm kết
nối vào thì tại phía máy trạm sẽ xác định địa chỉ của máy chủ và cổng kết nối. Dựa vào địa chỉ
và cổng này nếu địa chỉ IP và cổng kết nối là đúng thì phía máy chủ sẽ chấp nhận việc kết nối

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 24


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
giữa 2 máy và bắt đầu thực hiện việc “giao tiếp” với nhau. Phía máy trạm luôn luôn kết nối,
chờ lệnh và xử lý yêu cầu từ máy chủ thông qua các gói tin truyền.

Hình 3.2: Giao diện máy trạm khi kết nối

Hình 3.3: Giao diện máy chủ khi khi có máy trạm kết nối

2.1.3. Xây dựng chức năng xem thông tin về cấu hình của các máy trạm
Là chức năng được xây dựng để cho máy chủ có thể xem chi tiết các thông tin về cấu
hình của máy trạm. Để thực hiện chức năng này, người quản trị chỉ cần thực hiện như sau:
1. Chọn máy trạm cần xem
2. Từ thanh menu công cụ chọn biểu tượng máy tính
3. Chọn các cửa sổ thông tin cần xem

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 25


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.3: Giao diện thông tin cơ bản của máy trạm

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 26


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.4: Giao diện thông tin hệ thống chi tiết của máy trạm

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 27


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.5: Giao diện thông tin kết nối mạng của máy trạm

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 28


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.6: Giao diện thông tin ổ đĩa trên máy trạm

2.1.4. Xây dựng chức năng xem mức sử dụng CPU, tốc độ mạng, RAM, ROM
Là chức năng cho phép máy chủ hiển thị mức sử dụng CPU, tốc độ mạng sử dụng,
mức sử dụng RAM, ROM. Để thực hiện chức năng này, ngừoi quản trị vào file chọn Task
Manager và chọn cửa sổ cần xem.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 29


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.7: Giao diện mức sử dụng CPU

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 30


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.8: Giao diện múc sử dụng ổ đĩa

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 31


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.9: Giao diện mức sử dụng mạng

2.1.5. Xây dựng chức năng xem các tiến trình đang chạy và các phần mềm được cài đặt
trên máy trạm
Là chức năng giúp người quản trị theo dõi các tiến trình và các phần mềm được cài đặt
trên máy trạm.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 32


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

Hình 3.10: Giao diện thông tin các tiến trình đang chạy trên máy trạm

Hình 3.11: Giao diện thông tin các phần mềm được cài đặt trên máy trạm

2.1.6. Xây dựng chức năng hẹn giờ tắt, khởi động lại máy trạm
Chức năng tắt máy trạm là chức năng được xây dựng cho người quản lý khi có nhu
cầu tắt hoặc khởi động lại các máy tính trạm. Với chức năng này người quản lý cần thực hiện
các bước sau:

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 33


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH
1. Nhấn vào biểu tượng tắt hoặc khởi động lại máy tuỳ vào nhu cầu của người
quản trị.
2. Màn hình xuất hiện cửa sổ cho phép người quản trị chọn các thông tin:
 Chọn máy cần thao tác
 Lựa chọn hẹn giờ hoặc tắt ngay
 Nếu hẹn giờ thì chọn thời gian
Sau khi các các chức năng này được thực hiện thì tại giao diện màn hình máy chủ lúc
này biểu tượng máy tính đã tắt sẽ chuyển sang hiển thị ở trạng thái tắt máy.

Hình 3.12: Giao diện tắt máy

2.2. Đánh giá kết quả


Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng em đã hoàn thành hệ thống “Quản lý năng lượng
và tài nguyên phần cứng của các máy tính trong mạng LAN” trên ngôn ngữ C#. Phần mềm đã
đáp ứng được một số các chức năng quản lý cơ bản như:
 Xem các thông tin cấu hình của máy trạm
 Theo dõi mức sử dụng CPU, tốc độ mạng, RAM, ROM, các tiến trình đang
chạy, … hay các phần mềm đã được cài đặt tại máy trạm.
 Hỗ trợ việc tắt máy, khởi động lại các máy trạm đồng bộ

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 34


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Đồ án đã sử dụng các hàm có sẵn trong môi trường MS Visual Studio 2019 từ đó xây
dựng được ứng dụng quản lý năng lượng và tài nguyên phần cứng giữa máy chủ và máy
khách (Client-Server) theo giao thức TCP và thực hiện quản lý và xem thông tin các cấu hình
cũng như mức sử dụng bộ nhớ, tốc độ mạng của các máy tính trong mạng LAN. Đồ án đã đạt
được các yêu cầu đề ra như sau:
 Về mặt lý thuyết:
o Hệ thống lại các kiến thức về mạng căn bản.
o Tìm hiểu phương pháp lập trình socket trên mạng LAN.
 Về mặt thực nghiệm:
o Xây dựng được hệ thống quản lý năng lượng và tài nguyên máy tính trong
mạng LAN.
o Phần thực nghiệm mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng một ứng dụng xem các
thông tin cơ bản hay thực hiện một số thao tác như hẹn giờ tắt và khởi động lại
của các máy tính trong mạng LAN thông qua việc truyền nhận các thông tin từ
máy trạm theo giao thức TCP.
Hướng phát triển trong tương lai: 
Bên cạnh những chức năng đã được trình bày ở trên, hệ thống vẫn có nhiều điểm cần
hoàn thiện hơn trong tương lai, bổ sung một số chức năng khác và áp dụng những công nghệ
mới nhằm nâng hiệu suất cho hệ thống:
 Thông báo cho máy chủ khi máy trạm chạy vượt quá mức CPU hay download
quá nhiều.
 …
Qua thực nghiệm cho thấy hướng nghiên cứu có thể tiếp tục được nâng cấp để đưa vào
sử dụng, trước tiên là với các mô hình nhỏ dùng cho mạng cục bộ trong các phòng ban,
trường học, … Từ đó có thể phát triển và đưa vào sử dụng trên diện rộng nhằm tăng cường
việc quản lý các máy tính một cách thuận tiện và khoa học.

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 35


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Richard Blum, C# Network Programming, 2003

[2] Tên chủ sở hữu, Tên bài viết, url, ngày truy cập

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 36


PBL4: DỰ ÁN HỆ ĐIỀU HÀNH & MẠNG MÁY TÍNH

PHỤ LỤC

Lý Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Thu Trang Trang 37

You might also like