Bao Cao Bo Mon Tieng Anh - Chuan Dau Ra NN Anh

You might also like

You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA NGOẠI NGỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2016

BÁO CÁO
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
THEO CHUẨN ĐẦU RA 2016 NGÀNH NGÔN NGỮ ANH
Trần Thị Phương
BM Tiếng Anh – KNN - ĐHTN

Thực hiện công văn số 1024 /ĐHTN ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Giám
đốc Đại học Thái Nguyên về việc tổng kết hoạt động đánh giá SVTN theo chuẩn
đầu ra năm 2016 và Kế hoạch số 108/KH-KNN ngày 24 tháng 6 năm 2016 về việc
Tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động đánh giá hiện trạng sinh viên tốt nghiệp theo
chuẩn đầu ra năm 2016 của Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN, Tổ bộ môn tiếng Anh báo
cáo kết quả đánh giá SVTN theo chuẩn đầu ra CTĐT, cụ thể như sau:
1. Đối tượng đánh giá:
Đối tượng đánh giá là 50 sinh viên K35 – tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh năm
2016
2. Nội dung đánh giá:
* Nội dung đánh giá kiến thức chuyên ngành và xử lý tình huống
- Kỹ năng biên phiên dịch Việt – Anh, Anh – Việt.
- Kỹ năng xã hội, giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, ứng xử với
đồng nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ văn phòng, phát triển nghề nghiệp..v..v..
3. Công cụ đánh giá:
* Công cụ đánh giá kiến thức chuyên ngành: Biên phiên dịch, xử lý tình
huống, phỏng vấn.
Bộ câu hỏi (đề thi) đánh giá chuẩn đầu ra dành cho sinh viên chuyên ngành
ngôn ngữ Anh, gồm 20 câu hỏi biên phiên dịch và 20 câu hỏi tình huống.
4. Phương pháp đánh giá:
* Phương pháp đánh giá kiến thức chuyên ngành và xử lý tình huống. Sử dụng
phương pháp đánh giá
- Sinh viên bốc thăm câu hỏi về kiến thức chuyên ngành (biên phiên dịch),
chuẩn bị trong 30 phút, sau đó vấn đáp với các chuyên gia.
- Sinh viên trả lời phỏng vấn và xử lý các tình huống với các chuyên gia bên
ngoài
1
- Thời gian cho cả 2 phần là 20 phút.

5. Kết quả đánh giá sinh viên:


* Kết quả đánh giá về chuyên ngành
Số sinh viên yêu cầu tham gia theo dự kiến: 50
Số sinh viên tham gia thực tế: 46
Bảng 1: Bảng kết quả xếp loại chung

Xếp loại Giỏi - A Khá - B Trung bình –C Không đạt- D


(85-100) (70-84) (50-69) (0-49)
Số sinh 7/46 30/46 8/46 1/46
viên
Tỉ lệ % 15.2% 65.2% 17.4% 2.2%

Bảng 2: Bảng kết quả xếp loại từng tiêu chí


Tiêu chí đánh Giỏi - A Khá - B Trung bình –C Không đạt- D
giá (85-100) (70-84) (50-69) (0-49)
Chuẩn kiến 7/46 16/46 21/46 2/46
thức 15.2% 34.8% 45.7% 4.3%
Chuẩn kỹ 28/45 16/45 1/45 0/45
năng, thái độ 62.2% 35.6% 2.2% 0%

* Phân tích kết quả


Bảng 1:
Số sinh viên tốt nghiệp đạt loại khá chiếm tỉ lệ cao nhất (65.2%). Chỉ có 2.2%
số sinh viên chưa đáp ứng được chuẩn đầu ra.
Bảng 2:
Trình độ sinh viên được thể hiện rõ nét hơn qua từng tiêu chí đánh giá căn cứ
theo chuẩn đầu ra, cụ thể như sau:
Về chuẩn kiến thức: Đa số các em sinh đạt mức trung bình và khá (45.7% và
34.8%). Chỉ có 2/46 em sinh viên không đạt chuẩn kiến thức, chiếm 4.3%.
Về chuẩn kỹ năng, thái độ: Căn cứ vào điểm số sinh viên đạt được cho thấy
kết quả đánh giá sinh viên về kỹ năng, thái độ tương đối tốt. Cụ thể 62.2% các em
đạt loại giỏi, 35.6% các em đạt loại khá, chỉ có 2.2% các em đạt loại trung bình và
không có em nào không đạt chuẩn kỹ năng, thái độ khi được phỏng vấn.

2
Nói tóm lại, đa số sinh viên đạt mức độ trung bình về kiến thức, nhất là dịch
Anh – Việt, Việt – Anh. Do đó cần có sự điều chỉnh trong chương trình đào tạo để
nâng cao chất lượng tiêu chí này. Về kỹ năng, thái độ, đa số các em được đánh giá
là năng động, tự tin hơn, xử lý các tình huống tương đối tốt, tạo cơ hội tốt hơn cho
các em khi tìm kiếm việc làm trong thời gian sắp tới.

* KIẾN NGHỊ
1. Với Đại học Thái Nguyên:
- Cần sắp xếp số lượng sinh viên trong một lớp không quá 25 người để đảm
bảo chất lượng đào tạo.
- Tổ chức các hội nghị để các đơn vị, các trường có cơ hội trao đổi, rút kinh
nghiệm và học tập lẫn nhau trong công tác đánh giá.
2. Với Khoa:
- Hoạt động đánh giá thực trạng sinh viên tốt nghiệp năm 2016 là hoạt động
hoàn toàn mới đối với khoa. Do đó, để triển khai được hiệu quả hơn thì khoa cần
lập kế hoạch đánh giá hợp lí hơn để có thể tiến hành đánh giá trong khoảng thời
gian tối thiểu.
- Công tác chuẩn bị đánh giá cần chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Đặc biệt cần tổ chức
tập huấn các bộ trước khi đánh giá.
- Cần mời các nhà tuyển dụng tham gia vào quá trình đánh giá sinh viên vì đây
là kênh thông tin hữu dụng cho việc điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp
với nhu cầu thị trường.
3. Với chương trình đào tạo:
- Với chuyên ngành ngôn ngữ Anh, việc đưa cả 5 môn (Dịch 1-2, Phiên dịch
1-2 & Lý thuyết dịch) vào nhóm bắt buộc là cần thiết. Thêm vào đó, cần điều chỉnh
chỉnh thứ tự, kì học của một số môn học như Lý thuyết dịch là môn tiên quyết của
các môn biên phiên dịch khác.
- Trong quá trình học các môn lý thuyết tiếng và thực hành tiếng, các môn
chuyên ngành, cần thiết phải đưa việc sử dụng tin học vào trong chương trình và
quá trình giảng dạy.

You might also like