You are on page 1of 5

ĐỀ TÀI: Khoa học và công nghệ.

Liên hệ với vai trò của khoa học và công


nghệ đối với kỹ thuật điện trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài: Hiện nay khoa học công nghệ đang chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong sự nghiệp phát triển đát nước vì nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một
nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là phổ biến. Cái thiếu thốn của
chúng ta là một nền đại công nghiệp. Phát triển khoa học công nghệ ở nước ta là nhằm
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong
suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đặc biệt ngành kỹ thuật điện giữ
một vai trò quan trọng cho sự phát triển khoa học công nghệ ở nước ta.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục đích: nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ: “ ngành kỹ thuật điện nói chung và
ngành điện lực nói riêng có vai trò rất quan trọng trong công cuộc đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam”
+ Nhiệm vụ: nghiên cứu tập trung vào: “ vai trò của khoa học và công nghệ đối
với kỹ thuật điện nói chung và ngành điện lực nói riêng trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: mục đích nghiên cứu cần nhằm vào những đối
tượng nào? Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu
(thời gian, không gian, bối cảnh, điều kiện, hạn chế nội dung vấn đề nghiên cứu…)
+ Đối tượng nghiên cứu: Ngành điện lực Việt Nam
+ Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ 1986 đến nay, không gian xã hội Việt Nam
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
+ Cơ sở lý luận: Triết học Mác-Lênin, cơ sở lý luận là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
+ Phương pháp nghiên cứu: phân tích lý thuyết, điều tra (so sánh, thống kê, quan
sát khoa học).
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: giúp phát huy hơn nữa vai trò ngành điện đối với
sự đi lên của chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
- Kết cấu của đề tài: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm 2 chương 6 tiết.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
( Nghiên cứu giáo trình, trình bày những nội dung cơ bản của phần lý thuyết theo các
đề mục trong giáo trình, bổ sung dẫn chứng minh họa,…)
1.1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của khoa học công nghệ
1.2. Các loại hình khoa học chủ yếu
1.3. Cách mạng khoa học và công nghệ
Chương 2. VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC MÁY TÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Ghi cụ thể việc liên hệ, vận dụng nội dung nghiên cứu vào vấn đề gì trong thực tiễn)
2.1 Đặc điểm về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá dộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự
tồn tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong
mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong
một hệ thống kinh tế quốc dân thông nhất. Đây là bước quá độ trung gian tất yếu trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều
thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở trình độ chưa trải qua sự
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác
lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất với
những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những
hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày
càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.
- Trên lĩnh vực chính trị:
Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên
kết cấu giai cấp của xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng phức tạp. Nói chung, thời kỳ
này thường bao gồm: giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản
xuất nhỏ, tầng lớp tư sản và một số tầng lớp xã hội khác tuỳ theo từng điều kiện cụ thể
của mỗi nước. Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau.
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá:
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng và văn
hoá khác nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư
sản, tâm lý tiểu nông, V.V.. Theo V.I. Lênin, tính tự phát tiểu tư sản là “kẻ thù giấu mặt
hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn so với nhiều bọn phản cách mạng công khai”. Trên
lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại các yếu tố văn hoá cũ và mới, chúng thường xuyên đấu
tranh với nhau.
→ Thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời
kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại không còn là giai
cấp thống trị và những thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội với giai cấp công nhân và quần
chúng nhân dân lao động. Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong điều kiện mới là giai cấp
công nhân đã nắm được chính quyền nhà nước, quản lý tất cả các lĩnh vực đời sống xã
hội. Cuộc đấu tranh giai cấp với những nội dung, hình thức mới, diễn ra trong lĩnh vực
chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hóa, bằng tuyên truyền vận động là chủ yếu, bằng hành
chính và luật pháp.

2.2 Vai trò của khoa học công nghệ - động lực chủ yếu cho sự phát triển xã hội
- Khoa học công nghệ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thúc đẩy nâng cao chất lượng, sự cạnh tranh của hàng hóa
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
2.3 Khái quát về khoa học máy tính
- Kỹ thuật điện là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng liên quan
đến điện, điện tử và điện từ. Lĩnh vực này lần đầu tiên trở nên quan trọng và hình thành
nghề nghiệp liên quan đến nó là vào cuối thế kỷ 19 sau khi điện báo và cung cấp năng
lượng điện đi vào thương mại hóa. Ngày nay, ngành này có nhiều ngành con như năng
lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông.
- Kỹ thuật điện có thể bao gồm kỹ thuật điện tử. Nếu phân biệt rõ hơn, kỹ thuật điện
giải quyết các vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển
motor, trong khi kỹ thuật điện tử nghiên cứu các hệ thống điện nhỏ hơn nhiều như máy
tính và mạch tích hợp. Hay nói cách khác, các kỹ sư điện thường làm việc với vấn đề
truyền tải điện năng, trong khi các kỹ sư điện tử nghiên cứu các vấn đề sử dụng điện để
xử lý thông tin. Nhưng gần đây, sự khác biệt giữa hai ngành trở lên lu mờ do sự phát triển
của ngành điện tử công suất (power electronics).
2.4 Đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của khoa học máy
tính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Đánh giá thực trạng việc vận dụng nội dung bài học trong hoạt động thực tiễn cụ thể:
mặc tích cực ( những kết quả đạt được), hạn chế và nguyên nhân của nó
2.4.1 Những thành tựu đạt được trong việc phát huy vai trò của khoa học công
nghệ đối với sự phát triển của khoa học máy tính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay
( Trình bày những kết quả đạt được trong việc vận dụng)
Thứ nhất, ngành điện Việt Nam kể từ năm 1986, đạt nhịp độ phát triển nhanh hàng đầu thế
giới với nhịp độ sản xuất và tiêu thụ điện tăng bình quân 10-12%, ngang bằng với mức Hàn
Quốc đạt được trong giai đoạn phát triển thần kỳ của họ.
Thứ hai, Việt Nam từ một mức độ phát triển rất thấp kém đã nhanh chóng vượt qua nhiều
nước trong khu vực về năng lực sản xuất và hiệu quả quản lý của ngành điện.
Thứ ba, trong bức tranh toàn cầu của các nước đang phát triển, ngành điện Việt Nam có
những tiến bộ đặc sắc trên các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện và quản lý thất thoát trong
truyền tải và phân phối.
Thứ tư, thành công đặc sắc của Việt Nam trong việc đưa điện đến nông thôn đã được Ngân
Hàng Thế giới viết thành báo cáo nghiêm cứu và phổ biến cho các nước về những bài học
giá trị từ nỗ lực rất ý nghĩa này.
Thứ năm, ngành điện Việt Nam cũng đóng vai trò tiên phong trong cải thiện môi trường
kinh doanh của Việt Nam trong năm năm qua. Trong xếp hạng "Môi trường Kinh doanh"
toàn cầu của Ngân hàng Thế giới năm 2020, Việt Nam đứng thứ 27 về chỉ số tiếp cận điện
năng, cao hơn nhiều so với thứ hạng 70 về chỉ số tổng thể.
* Nguyên nhân
Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ban hành trong những năm
qua đã tạo ra những chuyển biến rất tích cực, góp phần tạo động lực cho sự phát triển
của ngành điện Việt Nam
2.4.2 Những hạn chế nhất định trong việc phát huy vai trò của khoa học và công nghệ
đối với sự phát triển của khoa học máy tính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay
( Trình bày những hạn chế trong việc vận dụng)
Thứ nhất, chưa đáp ứng được nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển
Thứ hai, sự cơ cấu vốn đầu tư cho nguồn điện và lưới điện chưa hợp lý
Thứ ba, việc xây dựng hệ thống lưới điện còn nhiều bất cập
Thứ tư, khó khăn về công nghệ và kỹ thuật
* Nguyên nhân
Nước ta là một nước đang phát triển nên vấn đề thiếu hụt vốn là điểu không thể tránh
khỏi, ngoài ra trình độ khoa học và công nghệ của ta còn thấp… Về khách quan, Việt
Nam cần có cơ chế chính sách ổn định và lựa chọn được chủ đầu tư có năng lực về tài
chính, cũng như có kinh nghiệm đầu tư, triển khai thực hiện và khả năng thu xếp vốn
tốt.
2.4.3 Những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trong việc phát huy vai trò của khoa
học công nghệ đối với sự phát triển của khoa học máy tính trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
( Nêu giải pháp cụ thể để khắc Aphục những hạn chế đã trình bày)
Thứ nhất, tăng cường huy động vốn đầu tư cho phát triển ngành Điện.
Thứ hai, đầu tư đồng bộ nguồn và lưới điện
Thứ ba, tích cực đầu tư phát triển các nguồn năng lượng mới để sản xuất điện
Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực
KẾT LUẬN
(Tổng kết lại nội dung đã trình bày một cách khái quát nhất, viết khoảng 1 trang A4.)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Xem hướng kỹ và thực hiện theo hướng dẫn trích dẫn Tài liệu tham khảo.)
1. Bộ GD-ĐT (2015), Giáo trình Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Viện Triết học http://philosophy.vass.gov.vn/Pages/home.aspx
3. Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM: https://dost.hochiminhcity.gov.vn/
4. Cổng TTĐT Bộ Khoa học công nghệ:
http://www.most.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

* Lưu ý:
Những nội dung tham khảo, số liệu minh họa trong bài phải có trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự A,B,C... Tài liệu là sách, giáo trình, trước sau đó
đến tài liệu điện tử.

You might also like