You are on page 1of 6

Câu 1: Phân tích vai trò của kĩ năng làm việc nhóm?

BÀI LÀM:
Tinh thần đồng đội là một trong những bí quyết quan trọng của sự thành công
của doanh nghiệp, cũng là một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp, cũng là
một trong những tiêu chuẩn để doanh nghiệp chọn lựa nhân viên. Tinh thần
đồng đội của nhân viên là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả vên là
nhân tố quan trọng nhất quyết định thành quả công tác.

Tinh thần đồng đội của nhân viên được biểu hiện bởi ý thức hợp tác, sự phối
hợp hài hoà, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trọng, yêu nghề, đoàn kết với
đồng nghiệp trong tổ chức doanh nghiệp. Mỗi một nghiệp làm lợi ích cao ngất,
phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu chung. Chỉ khi nhân viên tự giác nghĩ tới
lợi ích chỉnh thể của doanh nghiệp, thì khi gặp khó khăn sẽ tìm kiếm nguyên
nhân, nghĩ cách để giải quyết tốt những khó khăn đó, mà không lo ngại phải va
chạm với các bộ phận tương quan trong công việc, cũng sẽ không chi li tính
toán vì sự bất đồng ý kiến giữa đồng nghiệp với nhau, giữa nhân viên với nhau
để đạt tới sự đoàn kết chân thành, hợp đồng tác chiến, xây doanh nghiệp dựng
một hình tượng doanh nghiệp có sức tập hợp mạnh mẽ. Đồng thời, tinh thần
đồng đội cũng rất có ích cho chúng ta xử lý vấn đề mối quan hệ giữa phát triển
cá nhân và phát triển doanh nghiệp, nhân viên sẽ không chi li tính toán được
mất nhất thời của mình, mà biết nhìn xa hơn, làm việc hết mình vì sự nghiệp
chung, thật sự hoà mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Ví dụ thực tiển: Nền sản xuất hiện đại với những cỗ máy công suất cực lớn
hoạt động phối hợp nhịp nhàng trong dây chuyền sản xuất đồ sộ buộc chúng ta
phải có tư duy và thói quen văn hoá mới. Giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường rất cần được làm quen với phong cách làm việc theo nhóm. Trong
trường học thay vì phương pháp cổ xưa "thấy giảng, trò ghi" như hiện nay, học
sinh cần được phân công tìm hiểu những phần khác nhau của vấn đề do người
thấy đưa ra để rồi cùng báo cáo, trao đổi và phản biện để tìm ra lời giải đáp cho
vấn đề cần nghiên cứu.

Ưu điểm:

Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo

Việc ra quyết định theo nhóm xác nhận một cách gián tiếp sự đồng thuận giữa
những người phải thực thi quyết định

Nhóm có nhân viên với các kỹ năng khác nhau nhằm mục đích bổ sung những
kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải
Nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm, bí
quyết hơn nhờ có nhiều thành viên.

Nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức

Nhượt điểm: Tuy nhiên, những lợi ích này phải đánh đổi bằng một cái giá nhất
định. Việc xây dựng nhóm với các thành phần phù hợp về lãnh đạo, nguồn lực
và nhân viên… sẽ mất khá nhiều thời gian, đồng thời việc quản lý những nhóm
như thế này cần phải có những kỹ năng đặc biệt. Khác với những công việc
thông thường, các nỗ lực và sự phối hợp của nhóm đòi hỏi phải được theo dõi
và quan tâm liên tục. Ngoài ra, còn có nguy cơ là các thành viên trong nhóm
không thể hợp tác với nhau để hoàn thành mục tiêu chung, hoặc sự khác biệt
giữa các cá nhân hay tính tư lợi có thể làm suy yếu các mối liên kết cần thiết để
thành công. Trong một chừng mực nào đó, nhóm là một thử nghiệm mang tính
mạo hiểm và không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy trước sự thành công.

Câu 2: Hãy nêu và phân tích kĩ năng điều hành họp và thảo luận nhóm?
BÀI LÀM:

Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những phương pháp có sự
tham gia tích cực của học viên. Thảo luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có
tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh
hoạt bình đẳng, biết đón nhân quan điểm bất đồng, hình thành quan điểm cá
nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn.

Thảo luận nhóm có thể thực hiện dưới hai hình thức:

1. Thảo luận nhóm lớn.

2. Thảo luận nhóm nhỏ (5-7 người)

Mục đích sử dụng nhóm nhỏ (tính ưu việt)

Nhóm nhỏ được sử dụng khi khuyến khích sự tham gia suy nghĩ và phát biểu
tích cực của mọi thành viên trong lớp học.
Trong nhóm nhỏ mọi người có cơ hội tham gia nhiều hơn.

Các thành viên cũng tự nhiên và tự tin hơn khi tham gia bàn luận trong nhóm
nhỏ hơn là nhóm lớn, khắc phục được tâm lý e ngại

Nhóm nhỏ được sử dụng khi vấn đề đưa ra cần được bàn luận sâu và kỹ lưỡng,
hoặc khi bàn về vấn đề có tính nhạy cảm, tế nhị, dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm để
đánh giá hay ý tưởng sáng tạo mới

Việc chia nhóm nếu không có kinh nghiệm sẽ tốn khá nhiều thời gian vì một số
sinh viên "cố thủ" với nhóm cũ hoặc lại có quá nhiều lựa chọn khác nhau. Khi
chia nhóm cần chú ý đến số lượng và trình độ, năng lực của các sinh viên.
Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít hoặc nhóm này tập trung nhiều
sinh viên giỏi, nhóm kia phần đông kém hơn, rụt rè, im lặng...
Nếu lớp không quá nhiều sinh viên, vấn đề thảo luận có những ý kiến trái ngược
nhau, tạo sự tranh luận, nên chia thành 2 nhóm.
Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho
từng thành viên. Ngoài các thành viên, cơ cấu của nhóm gồm 2 vị trí quan trọng
nhất là nhóm trưởng và thư ký. Nếu nhóm trưởng có năng lực, nhiệt tình, có uy
tín, kỹ năng điều hành nhóm, được các thành viên tin tưởng, yêu mến, chắc
chắn nhóm đó sẽ hoạt động hiệu quả...
Việc bố trí chỗ ngồi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc thảo luận. Nên bố trí
các thành viên trong nhóm ngồi quay mặt vào nhau, vị trí ngồi đủ gần để có thể
trao đổi, chia sẻ với nhau một cách thuận lợi. Nên có khoảng cách giữa các
nhóm để sự trao đổi của các nhóm không bị ảnh hưởng tới nhau.
Câu 3: Viết chuyên đề về “kĩ năng làm việc nhóm” của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng?
BÀI LÀM
Thực trạng sinh viên hiện nay nói chung:
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo những yêu cầu khắt khe hơn
trong công việc, không có cá nhân nào hoàn hảo về mọi mặt và cũng không ai
có thể làm tất cả mọi việc. Làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hỗ trợ nhau,
giúp đỡ nhau, đồng thời phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân. Giúp cho
công việc đạt hiệu suất cao hơn rất nhiều.
Ngay từ ghế giảng đường đại học, các bạn sinh viên với môi trường hiện nay đã
có nhiều cơ hội tiếp cận với cơ hội “tập làm việc nhóm”. Hình thức đó như là
học nhóm, làm báo cáo, đồ án…Đơn giản chỉ là việc học nhóm nhưng mỗi cá
nhân với tính cách, sở thích, quan điểm khác nhau bạn sẽ gặp vô số rắc rối khi
làm việc chung với nhau.
Nguyên nhân và thực trạng ở Việt Nam
 Nhiều bạn sinh viên khi bị giáo viên bắt phải làm báo cáo chung với các
bạn khác thường có suy nghĩ : Công việc chung của nhóm, ai nhận người
đó tự chịu trách nhiệm hết. Tình trạng này xảy ra khá nhiều ở các bạn sinh
viên, vì ai cũng nghĩ đây là công việc của tập thể, mình không làm sẽ có
người khác làm. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”.
 Nhiều bạn suy nghĩ học nhóm là hình thức “vừa học, vừa chơi” nên đang
họp nhóm nhưng cũng ráng quay qua tám chuyện một chút. Làm ảnh
hưởng đến công việc của cả nhóm.
 Người Việt Nam nói chung vẫn còn nể nang trong các mối quan hệ, khi
làm việc nhóm rất “sợ phát biểu ý kiến, sợ đưa ra quan điểm cá nhân”. Sợ
khi tranh cãi sẽ ảnh hưởng đến mỗi quan hệ, nhất là với thầy cô hoặc sếp,
sợ tranh cãi hoặc “có ý kiến” sẽ bị “trù dập”.
 Ba phải. Sinh viên Việt Nam còn tồn tại tư tưởng “lười suy nghĩ”. Khi
được yêu cầu đưa ra ý kiến thường “đùn đẩy”. Không có chính kiến cá
nhân, và  “đồng ý bừa” với ý kiến của người khác. Nhưng khi kết quả thất
bại lại tìm cách đổ lỗi cho người khác.
 Không tôn trọng các thành viên trong nhóm. Sinh viên Việt Nam vẫn có
tật “giờ dây thun”. Họp nhóm mà bắt cả nhóm chờ cả tiếng đồng hồ.
 Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý 
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn
chúng ta thì ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn
tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc
chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ
bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước. Ai cũng
hài lòng còn công việc thì không hoàn thành. Nếu trưởng nhóm đưa ra ý
kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ việc
tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ
có một mình bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển
một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10 người khác nhau hay với 10 hình nộm
chỉ biết gật gù đồng ý

-Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác 


Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh
nên ai cũng nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi
đang đóng vai im lặng đồng ý, thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra
cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, sáng suốt hơn và không nói ra.
-Không chú ý đến công việc của nhóm 
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là
tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kì ai khác. Một số
thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm
nhỏ những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà không cho người
khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau,
một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không
chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là,
trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói
chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả
mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một
người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của
mình.
Sau đây là một số nguyên tắc giúp bạn làm việc nhóm tốt hơn:
 Công việc của nhóm là công việc chung không phải của riêng cá nhân
nào cả. Bởi vậy nếu bạn đã chấp nhận tham gia nhóm, hãy cố gắng hết sức
cho công việc của cả nhóm.
 Tôn trọng các thành viên khác là tôn trọng chính bản thân bạn, hãy tới
đúng giờ, nộp bài nhóm đúng giờ.
 Trong khi họp nhóm luôn đặt mục tiêu của nhóm lên trên hết, đừng làm
sao nhãng công việc bằng những chủ đề không liên quan, gây thiếu tập
trung.
 Đừng ngắt lời người khác, hãy lắng nghe và chú ý đến những gì người
khác phát biểu.
 Đừng chỉ trích, đừng phản đổi ngay ý kiến của người khác dù nó thiếu
thực tế đến đâu, hãy đặt bản thân mình vào nhiều trường hợp và nhận xét
ý kiến đó.
 Tranh cãi tích cực, phát biểu, đưa ra ý kiến của riêng mình, cư xử với thái
độ nhã nhặn, ôn hòa. Đừng quá bảo thủ bởi kết quả cuối cùng là sự “đồng
tâm” của cả nhóm.
Việc gom một nhóm làm việc rất dễ dàng, nhưng để nhóm đó làm việc hiệu quả
không đơn giản chút nào. Hãy “lắng nghe, tôn trọng và chia sẻ công việc” sẽ
giúp cho công việc của cả nhóm hoàn thành một cách tốt nhất.

Thực trạng sinh viên PTIT nói riêng


Trong một môi trường đầy nhiệt huyết, cạnh tranh ở Học viện, kỹ năng làm việc
nhóm trở lên rất quan trọng với sinh viên PTIT. Cụ thể trong tất cả các môn
học, đều phải có kỹ năng làm việc nhóm để giúp đỡ nhau tiến bộ. Sinh viên
PTIT hiện nay số đông đã biết tận dụng điều đó, tự hào là sinh viên PTIT luôn
biết giúp đỡ nhau trong công việc khi làm việc nhóm. Cụ thể các giải Quốc gia
về TEAM của Sinh viên, sinh viên PTIT luôn đứng TOP đầu. Nhờ có kỹ năng
làm việc nhóm, sinh viên PTIT rất thân thiện và hòa đồng với nhau. Tuy nhiên
vẫn có một số nhỏ sinh viên chưa hợp tác trong các khâu làm việc nhóm, điều
này cần chỉnh sửa và tiếp thu
Tóm lại kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với sinh viên
PTIT.

You might also like