You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------------------

ĐỀ BÀI 1

Họ và tên : PHẠM THỊ LƠ


MSSV  : 431515
Lớp : N05.TL4
Khóa : K43

Hà Nội, 2018
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
*Đề bài tập và yêu cầu........................................................................................2
BÀI LÀM..............................................................................................................3
Câu 1. Tội phạm mà A và B thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc
cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng?....................3
a. Cấu thành tội phạm..........................................................................................3
b. Tội phạm mà A và B thực hiện trong tình huống...........................................4
Câu 2. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A và B......................5
*Phân tích, xác định lỗi.......................................................................................5
*Động cơ phạm tội của A và B............................................................................6
Câu 3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài
sản (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì
trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? 6
Câu 4. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng
và chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu TNHS với A về tội
cướp tài sản không ? Tại sao?............................................................................7
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................9

1
MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật
xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định
hình phạt cũng như biện pháp hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội
phạm đó. Để quy định rõ các biện pháp xử phạt hay các trường hợp phải chịu
trách nhiệm hình sự thì Bộ luật Hình sự 2015 là nguồn đầy đủ nhất cho tới hiện
nay. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự có thể coi là “lý thuyết” để các nhà chức trách
có thẩm quyền hay những người cầm quyền áp dụng để thi hành. Vì vậy mà
chúng ta thường chỉ chú ý đến hình phạt cuối cùng của tội phạm mà không có
những hiểu biết sâu sắc về nhiều vấn đề của một vụ án như những cấu thành tội
phạm là gì, cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ như thế nào, xác định lỗi
và động cơ phạm tội ra sao.
Trong bài tiểu luận này, tôi chọn một vụ án cụ thể để phân tích những
vấn đề như cấu thành tội phạm, xác định lỗi, động cơ phạm tội trong chính vụ án
đó để bạn đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề này. Tuy nhiên, do còn có
những hạn chế về kiến thức nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót,
mong bạn đọc có thể góp ý để bài viết hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

2
*Đề bài tập và yêu cầu:
A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết rồi có
quan hệ tình cảm bất chính với nhau. Mối quan hệ bất chính của A và B bị C
(chồng của B) phát hiện. Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B
bàn với A tìm cách giết C. B báo cho A biết thời gian, đoạn đường C thường đi
lấy hàng vào sáng sớm để A chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C.
Hành vi của A và B sau đó bị tòa kết án theo khoản 1 điều 123 BLHS.
1. Tội phạm mà A thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc cấu thành tội
phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng?
2. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A và B trong tình huống
nêu trên
3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài sản
(chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp
phạm tội của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm
4. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và
chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu TNHS với A về tội cướp
tài sản không ? Tại sao?

BÀI LÀM

Câu 1. Tội phạm mà A và B thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc
cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng?

a. Cấu thành tội phạm


Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự 1

1
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tr.86, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân
3
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giết
người, tội cướp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu
tố. Các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu phản
ánh nội dung của các yếu tố tội phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của
bốn yếu tố đều được đưa vào cấu thành tội phạm. Những dấu hiệu sau phải có
trong tất cả các cấu thành tội phạm:
- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;
- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (trong đó có dấu hiệu độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự) thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.

b. Tội phạm mà A và B thực hiện trong tình huống


Các dấu hiệu cấu thành tội phạm của A:
- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm: Hành vi
khách quan của A, B là bàn bạc, chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C
cùng B, đây là hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, cho C. Tuy hành vi giết
người chưa được thực hiện nhưng có thể thấy trước được hậu quả thiệt hại cho
xã hội là dẫn đến chết người. A và B đã thống nhất chuẩn bị phương tiện, thủ
đoạn, biết thời gian và địa điểm thực hiện hành vi giết C. Qua đó có thể thấy, A
đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.
- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi của A và B
là hành vi thuộc lỗi cố ý trực tiếp. Bởi A, B biết rõ hành vi mình thực hiện giết
chết C, gây nguy hiểm cho xã hội, thậm chí C còn là chồng của B. A và B lường
trước được mức độ nguy hiểm của hành vi vnhưngvẫn mong muốn hậu quả đó
xảy ra.
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (trong đó có dấu hiệu độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự) thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm: A đang có vợ và B đang
có chồng nên có thể hiểu A và B đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý giết người. Qua hành vi A và B

4
bàn bạc với nhau để giết C thì có thể thấy hành vi của A và B là có tự chủ, A và
B vẫn có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
 Như vậy, có thể thấy hành vi của A, B đều chứng tỏ dấu hiệu để
cấu thành nên tội phạm hình sự. Tuy nhiên, ở trường hợp của A phải xét đến đây
là cấu thành tội phạm cơ bản hay là cấu thành tội phạm tăng nặng.
Theo khoản đ Điều 52 của Bộ luật Hình sự về các tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự thì phạm tội vì động cơ đê hèn là một tình tiết tăng nặng
trách nhiệm hình sự. Động cơ đê hèn ở đây có thể hiểu là phạm tội vì sự ích kỷ
cao, phản trắc, bội bạc. Hành vi của A là chuẩn bị, lên kế hoạch để thực hiện
hành vi giết C để cướp vợ của C (là B), còn B bàn với A để tìm cách giết chồng
để quan hệ bất chính với A. Đây là hành vi ghen tuông mù quáng, đi trái với đạo
đức xã hội rất nhiều lần. Như vậy, tội phạm của A, B thực hiện trong tình huống
trên là cấu thành tội phạm tăng nặng.

Câu 2. Phân tích, xác định lỗi và động cơ phạm tội của A và B

*Phân tích, xác định lỗi:


Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện
dưới hình thức cố ý hoặc vô ý. Có 4 loại lỗi, đó là: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý
gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.
Có thể thấy, hành vi của A và B là thuộc lỗi cố ý trực tiếp, vì:
- Về mặt lý trí: A và B nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm của hành
vi của mình. Hành vi của A và B sẽ dần đến chết người, đây là hành vi mang
tính nguy hiểm cả về hành vi cũng như hậu quả sẽ xảy ra nếu thực hiện nó.
- Về mặt ý chí: A và B mong muốn hậu quả xảy ra, mong muốn cho
C chết. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi giết C (là C chết) hoàn toàn phù
hợp với ý chí, mục đích và mong muốn của A và B. Chúng ta thấy rõ ràng, A và
B thấy trước được hành vi này nguy hiểm cho xã hội; A và B cũng lường trước

5
được hậu quả, tác hại của hành vi đó; và A, B đều mong muốn hậu quả đó xảy
ra.
 Như vậy, rõ ràng lỗi của A và B là lỗi cố ý trực tiếp.

*Động cơ phạm tội của A và B


Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực
hiện hành vi phạm tội cố ý
Động cơ phạm tội của A và B là muốn được tự do quan hệ, được chung
sống với nhau. A và B có quan hệ bất chính và B lại đang có chồng nên A và B
đã tìm cách giết C là chồng của B để được đến với nhau. Có thể thấy, đây là
động cơ đê hèn, đi trái với đạo đức, chuẩn mực xã hội chung của người Việt
Nam.

Câu 3. Giả sử A vừa chấp hành xong hình phạt 7 năm tù về tội trộm cắp tài
sản (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì
trường hợp phạm tội của A được coi là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

Theo Điều 53 BLHS 2015 quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm:
“1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện
hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố
ý.”
Như vậy, trong trường hợp cụ thể của A, xét thấy:
- A vừa chấp hành án 07 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Theo điểm b
khoản 1 Điều 9 của BLHS 2015 thì khung hình phạt chung đối với tội phạm
6
hình sự có mức án tù trừ 03 đến 07 năm tù thì được xếp vào tội phạm nghiêm
trọng. Vì vậy, có thể thấy tội phạm mà A thực hiện trước đây (tội trộm cắp tài
sản) là tội phạm nghiêm trọng.
- Tội trộm cắp tài sản của A chưa được xóa án tích.
- Hành vi của A trong tình huống giết C bị tòa án kết án theo khoản 1
Điều 123 BLHS 2015, tức là A phạm tội giết người. Hành vi của A lại là lỗi do
cố ý trực tiếp, không phải lỗi do vô ý gây nên.
 Vì vậy, khi phân tích tình huống của A và đối chiếu với Điều 53 BLHS
2015 về tai phạm và tái phạm nguy hiểm thì có thể thấy, trong trường hợp phạm
tội của A này được coi là tái phạm nguy hiểm.

Câu 4. Giả sử sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng
và chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng) thì B có phải chịu TNHS với A về tội
cướp tài sản không ? Tại sao?

Về hành vi giết C của A thì có thể thấy, B là đồng phạm của A.


Theo Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cùng thực hiện một tội phạm”. Người đồng phạm góp sức mình,
tác động lên ý thức người phạm tội, thôi thúc người phạm tội thực hiện hành vi.
Đồng phạm bao gồm:
- Người thực hành: trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm
- Người tổ chức: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm
- Người xúi giục: kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm
- Người giúp sức: tạo điều kiện tinh thần (những gì không có tính vật chất
nhưng cũng tạo cho người thực hiện điều kiện thuận lợi để phạm tội) hoặc
vật chất (công cụ, phương tiện,…) cho việc thực hiện tội phạm.

Trước hết, xét về hành vi giết C của A, B bàn với A tìm cách giết C để
được tự do quan hệ thì B là người tổ chức, chủ mưu và cũng là người xúi giục, B
báo cho A biết thời gian, đoạn đường mà C hay đi qua để A thực hiện việc giết
7
C thì ở đây, B là người giúp sức. Hơn nưa, trong tình huống này thì B có xuất
hiện ở trong lúc A giết C nên B cũng được coi là tham gia giúp sức, trực tiếp
thực hiện hành vi tội phạm với A. Vì vậy, B là đồng phạm với A trong hành vi
giết C.
Sau khi giết C thì A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc
xe máy trị giá 10 triệu đồng, vậy tổng giá trị trộm cắp là 11,5 triệu đồng. Điều
đó có nghĩa là hành vi này của A cấu thành nên tội cướp tài sản. Tuy nhiên,
hành vi cướp tài sản của C thì B không phải trách nhiệm hình sự cùng A, bởi vì
hành vi này là hành vi phát sinh chỉ của A. Trong trường hợp này thì B không
xúi giục cũng như không bàn bạc với A về việc cướp tài sản của nạn nhân. B chỉ
là đồng phạm với A trong hành vi giết người trước đó. Ngay từ khi có ý định
giết C thì B cũng không có âm mưu cướp tài sản. Hành vi cướp tài sản tự phát
sinh của A như vậy thì chỉ A chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Như vậy, trong trường hợp này, B không phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội cướp tài sản cùng với A.

KẾT LUẬN

Qua bài tập tình huống cụ thể trên, với kiến thức mà tôi đã được học và
cách phân tích, làm bài theo ý kiến, quan điểm cá nhân của mình, tôi mong rằng
bạn đọc có thể tham khảo, từ đó có thể hiểu thêm về luật hình sự, đặc biệt là
những vấn đề mang tính thực tiễn sâu sắc. Qua đó, rất mong muốn bạn đọc có
thể hiểu thêm những vấn đề được nêu ra giải quyết trong bài tiểu luận như đồng
phạm, lỗi của hành vi tội phạm là gì, động cơ, mục đích phạm tội, tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ hay cấu thành tội phạm cơ bản. Khi hiểu được những vấn đề này
thì khi nhìn nhận vấn đề hay hành vi phạm tội nào đó, chúng ta sẽ có cái nhìn
sâu sắc hơn, phân tích sâu sắc hơn hành vi của người phạm tội. Tuy bài tập vẫn
còn nhiều thiếu sót nhưng rất cảm ơn bạn đọc đã tìm hiểu.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Trường Đại học
Luật Hà Nội

2. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Lao động

3. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội,
2015

You might also like