You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN


MÔN LUẬT HÌNH SỰ ( Đề số 1 )

HỌ TÊN : PHẠM NHẬT HOÀNG


MSSV : 441306
LỚP : Luật hình sự 1-2-19 (N07)_109

Hà Nội, 2020

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC..................................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................3
NỘI DUNG.................................................................................................................................................3
BÀI LÀM...................................................................................................................................................4
1.Tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc loại tội nào theo phân loại
tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm).................................................................................................4
2. Tội giết người và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên thuộc cấu thành
tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng? (2 điểm)..........................................................4
a. Cấu thành tội phạm..........................................................................................................................4
b. Tội phạm mà A thực hiện trong tình huống.....................................................................................5
3. B có bị coi là đồng phạm với A về tội cướp tài sản trong tình huống trên không? Tại sao? (1,5
điểm).......................................................................................................................................................6
4. Trường hợp A vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều
173 BLHS (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình huống nêu trên thì trường hợp phạm tội
của A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm? (2 điểm)........................................................................7
KẾT LUẬN................................................................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................8

2
LỜI MỞ ĐẦU
Luật hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định những hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt cũng như biện pháp
hình sự phi hình phạt có thể áp dụng cho các tội phạm đó. Để quy định rõ các biện
pháp xử phạt hay các trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự thì Bộ luật Hình sự
2015 là nguồn đầy đủ nhất cho tới hiện nay. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự có thể coi
là “lý thuyết” để các nhà chức trách có thẩm quyền hay những người cầm quyền áp
dụng để thi hành. Vì vậy mà chúng ta thường chỉ chú ý đến hình phạt cuối cùng
của tội phạm mà không có những hiểu biết sâu sắc về nhiều vấn đề của một vụ án
như những cấu thành tội phạm là gì, cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ
như thế nào, xác định lỗi và động cơ phạm tội ra sao.

3
Trong bài tiểu luận này, tôi chọn một vụ án cụ thể để phân tích những vấn
đề như cấu thành tội phạm, xác định lỗi, động cơ phạm tội trong chính vụ án đó để
bạn đọc có thể hiểu thêm về những vấn đề này. Tuy nhiên, do còn có những hạn
chế về kiến thức nên bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc
có thể góp ý để bài viết hoàn thiện hơn

NỘI DUNG
A (đang có vợ) và B (đang có chồng) là hai người cùng xã quen biết nhau
rồi có quan hệ ngoại tình. Việc ngoại tình của A và B bị C (chồng của B phát hiện).
Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm cách giết C. B
báo cho A biết thời gian, đoạn đường C đi qua vào sáng sớm mỗi ngày để A thực
hiện việc giết C. Sau khi giết C, A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và
chiếc xe máy (trị giá 10 triệu đồng). A bị tòa án kết án về tội giết người theo khoản
1 Điều 123 BLHS và tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 168 BLHS.
Câu hỏi/Yêu cầu:
1. Tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc loại
tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)
2. Tội giết người và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu
trên thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng? (2 điểm)
3. B có bị coi là đồng phạm với A về tội cướp tài sản trong tình huống trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)
4. Trường hợp A vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội trộm cắp tài
sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình
huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm? (2 điểm)

BÀI LÀM
1.Tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên là thuộc
loại tội nào theo phân loại tội phạm tại Điều 9 BLHS? (1,5 điểm)

4
Định nghĩa tội phạm “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
được qui định trong luật hình sự, do người có năng lực TNHS thực hiện và phải
chịu hình phạt...” 1
Trong tình huống này, A là một người đã có vợ, điều đó xác nhận A đã
trên 14 tuổi và có đầy đủ năng lực TNHS. Sau khi giết C thì A còn lấy của nạn
nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng, vậy tổng giá trị
trộm cắp là 11,5 triệu đồng. Điều đó có nghĩa là hành vi này của A cấu thành nên
tội cướp tài sản. Theo khoản 1 điều 168 BLHS, A phạm tội cướp tài sản và có thể
bị xử phạt từ 3 đến 10 năm...
Vì vậy, xét theo điều 9 BLHS năm 2015, A là loại tội phạm rất nghiêm
trọng, là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn.
2. Tội giết người và tội cướp tài sản mà A thực hiện trong tình huống nêu trên
thuộc cấu thành tội phạm cơ bản hay cấu thành tội phạm tăng nặng? (2 điểm)
a. Cấu thành tội phạm
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự2
Mỗi trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm nhất định như tội giết người,
tội cướp tài sản đều có những nội dung biểu hiện riêng biệt ở cả bốn yếu tố. Các
dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm là những dấu hiệu phản ánh nội
dung của các yếu tố tội phạm. Nhưng không phải tất cả các dấu hiệu của bốn yếu
tố đều được đưa vào cấu thành tội phạm. Những dấu hiệu sau phải có trong tất cả
các cấu thành tội phạm:
- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố khác quan cảu tội phạm
- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm.
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự ( trong đó có dấu hiệu độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự) thuộc yéu tố chủ thể của tội phạm.
b. Tội phạm mà A thực hiện trong tình huống.
- Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm: Hành vi
khách quan của A, B là bàn bạc, chuẩn bị phương tiện và thực hiện việc giết C
cùng B, đây là hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, cho C. A và B đã cùng
chuẩn bị, lên kế hoạch , trù tính thời gian và địa điểm để giết C, hậu quả là cái chết
của C. Qua đó có thể thấy, A có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

1
Trích giáo trình Luật Hình sự

5
- Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm: Hành vi của A (
có sự tiếp sức của B) là hành vi thuộc lỗi cố ý trực tiếp. Bởi A, B biết rõ hành vi
mình thực hiện giết chết C, gây nguy hiểm cho xã hội, thậm chí C còn là chồng của
B. A và B lường trước được mức độ nguy hiểm của hành vi nhưng vẫn mong muốn
hậu quả đó xảy ra.
- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự (trong đó có dấu hiệu độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự) thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm: A đang có vợ nên có
thể hiểu A đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội cố ý giết người. Qua hành vi A và B bàn bạc với nhau để giết C thì
có thể thấy hành vi của A và B là có tự chủ, A và B vẫn có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
 Như vậy, có thể thấy hành vi của A, B đều chứng tỏ dấu hiệu để cấu thành
nên tội phạm hình sự. Tuy nhiên, ở trường hợp của A phải xét đến đây là cấu thành
tội phạm cơ bản hay là cấu thành tội phạm tăng nặng.
Xét theo khoản đ) điều 52 BLHS về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình
sự có thể thấy hành vi của A ( và B ) phạm tội vì động cơ đê hèn. Rõ ràng A có vợ
và B đã có chồng là C nhưng việc ngoại tình của A và B bị C (chồng của B phát
hiện). Vì muốn được tự do quan hệ, chung sống với nhau, B bàn với A tìm cách
giết C. Điều đó tỏ rõ sự ích kỷ, độc ác, bội bạc của 2 “ con người” này. Hành vi
của A là chuẩn bị, lên kế hoạch để thực hiện hành vi giết C để cướp vợ của C là B,
còn B bàn với A để tìm cách giết chồng để quan hệ bất chính với A. Đây là hành vi
ghen tuông mù quáng, đi trái với đạo đức xã hội rất nhiều lần. Như vậy, tội phạm
của A thực hiện trong tình huống trên là cấu thành tội phạm tăng nặng.
3. B có bị coi là đồng phạm với A về tội cướp tài sản trong tình huống trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)
Về hành vi giết C của A thì có thể thấy, B là đồng phạm của A.
Theo Điều 17 BLHS 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cùng thực hiện một tội phạm”. Người đồng phạm góp sức mình, tác
động lên ý thức người phạm tội, thôi thúc người phạm tội thực hiện hành vi. Đồng
phạm bao gồm:
- Người thực hành: trực tiếp thực hiện hành vi tội phạm
- Người tổ chức: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm

6
- Người xúi giục: kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội
phạm
- Người giúp sức: tạo điều kiện tinh thần (những gì không có tính vật
chất nhưng cũng tạo cho người thực hiện điều kiện thuận lợi để phạm tội) hoặc vật
chất (công cụ, phương tiện,…) cho việc thực hiện tội phạm.

Trước hết, xét về hành vi giết C của A, B bàn với A tìm cách giết C để
được tự do quan hệ thì B là người tổ chức, chủ mưu và cũng là người xúi giục, B
báo cho A biết thời gian, đoạn đường mà C hay đi qua để A thực hiện việc giết C
thì ở đây, B là người giúp sức. Vì vậy, B là đồng phạm với A trong hành vi giết C.
Sau khi giết C thì A còn lấy của nạn nhân số tiền 1,5 triệu đồng và chiếc xe
máy trị giá 10 triệu đồng, vậy tổng giá trị trộm cắp là 11,5 triệu đồng. Điều đó có
nghĩa là hành vi này của A cấu thành nên tội cướp tài sản. Tuy nhiên, hành vi cướp
tài sản của C thì B không phải trách nhiệm hình sự cùng A, bởi vì hành vi này là
hành vi phát sinh chỉ của A. Trong trường hợp này thì B không xúi giục cũng như
không bàn bạc với A về việc cướp tài sản của nạn nhân. B chỉ là đồng phạm với A
trong hành vi giết người trước đó. Ngay từ khi có ý định giết C thì B cũng không
có âm mưu cướp tài sản. Hành vi cướp tài sản tự phát sinh của A như vậy thì chỉ A
chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.
Như vậy, trong trường hợp này, B không phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội cướp tài sản cùng với A.
4. Trường hợp A vừa chấp hành xong bản án 5 năm tù về tội trộm cắp tài sản
theo khoản 2 Điều 173 BLHS (chưa được xóa án tích) lại phạm tội như tình
huống nêu trên thì trường hợp phạm tội của A là tái phạm hay tái phạm nguy
hiểm? (2 điểm)

Theo điều 53 BLHS 2015 qui định :


1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực
hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

7
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội
do cố ý.

Trong trường hợp của A thì :


- A vừa chấp hành án 5 năm tù về tội trộm cắp tài sản. Theo điểm b
khoản 1 Điều 9 của BLHS 2015 thì khung hình phạt chung đối với tội phạm hình
sự có mức án tù trừ 03 đến 07 năm tù thì được xếp vào tội phạm nghiêm trọng. Vì
vậy, có thể thấy tội phạm mà A thực hiện trước đây (tội trộm cắp tài sản) là tội
phạm nghiêm trọng.
- Tội trộm cắp tài sản của A chưa được xóa án tích.
- Hành vi của A giết C bị tòa án kết án theo khoản 1 Điều 123 BLHS
2015, tức là A phạm tội giết người. Hành vi của A lại là lỗi do cố ý trực tiếp,
không phải lỗi do vô ý gây nên.
Vì thế, , khi phân tích tình huống của A và đối chiếu với Điều 53 BLHS
2015 về tai phạm và tái phạm nguy hiểm thì có thể thấy, trong trường hợp phạm tội
của A này được coi là tái phạm nguy hiểm.

KẾT LUẬN

Qua phần bài tập tình huống cụ thể trên, tổng hợp kiến thức được học và
những ý kiến, quan điểm cá nhân của mình, mong rằng mọi người sẽ có một cái
nhìn khách quan, sâu sắc hơn về môn luật Hình sự. Vì bài làm còn nhiều thiếu sót,
vì thế mong thầy cô sẽ chỉ ra cho em những lỗi sai và sửa chữa cho bài tiểu luận
em được hoàn thiện hơn trong tương lai.

8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nxb. Lao động
2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Trường Đại học
Luật Hà Nội

3.
Phân biệt tội giết người với một số tội khác cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ
trong Bộ luật Hình sự năm 2015 : luận văn thạc sĩ Luật học / Vì Thị Phương
Thảo ; GS. TS. Nguyễn Ngọc Hoà hướng dẫn
4. Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam. – luận văn thạc sĩ Luật học :
Phạm Quang Thành.
5. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. CAND, Hà Nội,
2015

9
10

You might also like