You are on page 1of 4

1.

Khái quát chung về sự ra đời và hoàn thiện Nhà nước VN DCCH


giai đoạn 1945-1946
1.1. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa giai đoạn
1945-1946
Vào đầu năm 1945, phát xít Nhật tổ chức làm một cuộc đảo chính ngày
9/3/1945 truất quyền của Pháp, chiếm Đông Dương làm thuộc địa riêng. Từ đó
tạo ra cơ hội để khởi nghĩa của nước ta mau chín muồi. Cao trào kháng Nhật
cứu nước mạnh mẽ đã diễn ra phong phú bao gồm nhiều hình thức khác nhau,
trong đó đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa từng phần, lập chính quyền bộ phận, dẫn
đến sự ra đời của khu giải phóng với thủ đô lâm thời là Tân Trào. Hơn một triệu
đồng bào trong Khu giải phóng đã bắt đầu hưởng được hạnh phúc cách mạng.
“Một nước Việt Nam mới đang nảy nở. Nhiều chiến khu ở các địa phương khác
cũng lần lượt được thành lập. Một phần Bắc Bộ đã thực tế đặt dưới chính quyền
cách mạng. Nước Việt Nam mới phôi thai từ đó” 
 Giữa tháng 8-1945, tình thế cách mạng trực tiếp đã đến. Theo dõi sát tiến
trình của thời cuộc thế giới và trong nước, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng
họp ở Tân Trào đã quyết định phát động cuộc khởi nghĩa giành chính quyền
trong toàn quốc trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta. 
Ngay sau Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng vừa bế mạc thì Đại hội
quốc dân đã khai mạc trưa 16-8-1945. Dự Đại hội có khoảng 60 đại biểu đại
diện cho các đảng phái yêu nước, các đoàn thể cứu quốc, các dân tộc ít người,
tôn giáo, có cả đại biểu từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Việt kiều ở Lào và Thái
Lan. Đại hội đã có ba quyết định lớn: (1) tán thành chủ trương: “Lãnh đạo
quần chúng nhân dân nổi dậy tước vũ khí của Nhật trước khi quân Đồng minh
vào Đông Dương, giành lấy chính quyền từ tay Nhật và bọn bù nhìn tay sai của
Nhật, dùng địa vị cầm quyền mà tiếp đón quân Đồng minh vào giải ngũ quân
Nhật trên đất Đông Dương”; (2) thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh và
hiệu triệu đồng bào toàn quốc phải tích cực phấn đấu thực hiện, trong đó điều
mấu chốt đầu tiên là giành lấy chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập; (3) thành lập ủy ban Dân tộc giải
phóng Việt Nam gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.1
Sau đó Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thành công trong cả nước.
Chính quyền cách mạng thuộc về toàn dân. Ủy ban dân tộc giải phóng đã được
1
Hồ Chí Minh: ‘’Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng’’ (tháng 2 năm 1951),
tuyển tập,ST,H 1980
1
cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí
Minh làm Chủ tịch.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, với sự tham gia của
đông đảo nhân dân Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời
trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Bản tuyên ngôn khẳng định quyền dân tộc thiêng liêng và quyết tâm
giữ quyền dân tộc đó của nhân dân ta.
Ngày 3-9- 1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế
độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai, gái mười tám tuổi trở lên đều có
quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo,… Ngày 6-1-
1946, cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra thắng lợi trong cả nước. Đến kỳ họp thứ hai
của Quốc hội, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đã được Quốc hội
thông Hiến pháp - đạo luật cơ bản đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
ghi rõ: “Cuộc cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do
cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa…”.
Ngày 3-3-1946, Ban Thường Vụ Trung Ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh
chủ trì đã chọn giải pháp ‘’hòa để tiến’’. Chiều 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch
Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa kí với
G.Xanhtoni - đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ với nội dung: Công
nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do và đồng ý thỏa
thuận cho 1500 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc làm
nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam.
1.2. Sự hoàn thiện của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai
đoạn 1945-1946
a. Xây dựng chế độ mới và củng cố chính quyền cách mạng
Để khẳng định địa vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam, Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã sớm chủ trương, tổ chức bầu cử toàn quốc để bầu ra Quốc hội,
thành lập chính phủ chính thức. Ngày 6/1/1946, nhân dân cả nước tham gia bầu
cử, bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu
tiên, lập ra Chính phủ chính thức, gồm 10 bộ và kiện toàn bộ máy nhân sự. Ở địa
phương cũng tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn ủy ban
hành chính với chủ trương xây dựng đi đôi với bảo vệ và làm cho bộ máy chính
quyền thực sự dân chủ, trong sạch. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội thông qua Hiến

2
pháp đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mở rộng Mặt trận dân
tộc thống nhất, thành lập nhiều tổ chức đoàn thể xã hội mới (Hội Liên hiệp quốc
dân Việt Nam, Hội đồng cố vấn Chính phủ,…); củng cố, tổ chức lại lực lượng vũ
trang cách mạng. Cuối 1946, có hơn 8 vạn bộ đội chính quy, lực lượng công an
được tổ chức đến cấp huyện; hàng vạn dân quân, tự vệ được tổ chức ở cơ sở từ
Bắc chí Nam
b. Giải quyết nạn đói, nạn đốt và khó khăn về tài chính
* Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói là một nhiệm vụ lớn, quan trọng, cấp
bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo,
động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào, cuộc vận động như:
Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm... Chính phủ bãi bỏ thuế thân và nhiều thứ
thuế khác của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%. Ngay năm đầu tiên,
sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện rõ rệt, sửa chữa đê điều được khuyến khích,
tổ chức khuyến nông, chia đất cho nông dân nghèo. Đầu năm 1946, nạn đói cơ bản
được đẩy lùi.
* Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
coi trọng. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Binh
học vụ - cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” và kêu gọi toàn dân học chữ
quốc ngữ; vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa mới để
đẩy lùi các tệ nạn, hủ tục, thói quen cũ, lạc hậu cản trở tiến bộ. Đến cuối năm
1946, đời sống nhân dân được cải thiện, cả nước đã có hơn 2.5 triệu người dân
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
* Giải quyết khó khăn về tài chính: Để khắc phục tình trạng ngân sách
trống rỗng, Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “tuần lễ
vàng”.Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đã hăng hái ủng hộ  tự nguyện đóng
góp 370kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm
phụ quốc phòng”. Ngày 23/11/1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt
Nam trong cả nước, thay thế cho tiền Đông Dương của Pháp trước đây.
c. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản - bảo vệ chính quyền non trẻ
Đứng trước tình thế cùng lúc phải đấu tranh với nhiều kẻ thù, Đảng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều chỉ đạo, chủ trương đúng đắn, kịp thời để giữ
vững, bảo vệ chính quyền còn non trẻ. Để tránh các mũi nhọn tấn công của kẻ
thủ, thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hòa hoãn, nhân
nhượng có nguyên tắc” với quân Tưởng; chủ trương rút vào hoạt động bí mật

3
bằng việc ra “Thông báo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý từ giải tán”, chỉ để lại
một bộ phận hoạt động công khai với danh nghĩa “Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác
ở Đông Dương” và đồng ý nhiều điều khoản nhân nhượng với quân Tưởng. Đầu
1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra bản Chỉ thị Tình hình, chủ trương tạm
thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng về lợi ích kinh tế, nhưng đòi Pháp phải
thừa nhận quyền dân tộc tự quyết, “...lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp mà diệt
bọn phản động bên trong, tay sai của Tàu trắng,...” 2, đẩy nhanh quân Tưởng về
nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm. Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Hiệp
định sơ bộ nhằm để Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, đồng ý để
quân Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn quân Tưởng. Ngày 9/3/1946, Thường vụ
Trung ương Đảng ra bản Chỉ thị hòa hoãn để đánh giá chủ trương hòa hoãn và khả
năng phát triển của tình hình. Đối với bọn nội phản, trước âm mưu đảo chính lật đổ
Chính phủ của bọn tay sai phản động, ngày 12/7/1946, Đảng và Chính phủ đã
nhanh chóng, mưu trí đột nhập, tấn công bất ngờ vào trụ sở của bọn Đại Việt
Quốc dân Đảng.
Những chủ trương, chỉ đạo đúng đắn, nhanh chóng, kịp thời của Đảng, tinh
thần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thực
hiện sách lược nhân nhượng có nguyên tắc“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tăng
cường đại đoàn kết dân tộc, phát triển thực lực cách mạng. Đó là sự hoàn thiện,
thành công và kinh nghiệm nổi bật của Đảng trong lãnh đạo cách mạng giai đoạn
1945 - 1946.

2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, t.8, tr43-44,46.

You might also like