You are on page 1of 3

Hoàn cảnh lịch sử và nội dung cơ bản; ý nghĩa và quá trình tổ chức đại hội đại biểu

lần thứ 7 của đảng.


Hoàn cảnh lịch sử của đại hội đại biểu lần thứ 7
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VII diễn ra trong bối cảnh đất nước đang thực
hiện công cuộc đổi mới được đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI và đạt
được những thắng lợi bước đầu, được nhân dân và quốc tế ủng hộ. Tình hình quốc
tế và trong nước lúc bấy giờ có nhiều biến chuyển phức tạp, nhất là sự sụp đổ của
khối Đông Âu và cuộc khủng hoảng trầm trọng của Liên Xô.
Nội dung chính của Đại hội:
+ Đại hội đã bầu đồng chí Đỗ Mười làm Tổng Bí thư của Đảng.
+ Ngoài các văn kiện chính của một Đại hội Đảng, điểm mới nổi bật của
Đại hội VII là thông qua hai văn kiện quan trọng: Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược, ổn định và phát
triển kinh tế- xã hội đến năm 2000.
Ý nghĩa của đại hội đại biểu lần thứ 7
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6, 7/1996) đã tổng kết 10
năm thực hiện công cuộc đổi mới, kiểm điểm 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội
VIII. Đại hội đã khẳng định: Nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ cơ bản hoàn thành,
cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Đại hội VII của Đảng là “Đại hội của trí tuệ-đổi mới, dân
chủ-kỷ cương-đoàn kết” hoạch định con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội
phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.
Theo chỉ đạo của Đảng, sau Đại hội toàn Đảng, toàn dân đã sôi nổi thảo
luận và kỳ họp thứ 11 (4-1992), Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 1992
Đại hội VII tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện và bước đầu
triển khai thực hiện Cương lĩnh và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình tổ chức đại hội đại biểu lần thứ 7
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, trong những năm 1991-1996, Ban
Chấp hành Trung ương đã họp nhiều lần, trong đó nổi bật là các Hội nghị sau:
+ Hội nghị TW lần thứ 2( 25/11 đến 4/12/1991): bàn về vấn đề ổn định
và phát triển kinh tế xã hội, về việc cần thiết phải sửa đổi hiến pháp.
+ Hội nghị TW lần thứ 3( tháng 6/1992): bàn về 3 vấn đề sau: 1, Về
chính sách đối ngoại: Đảng chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
đối ngoại trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. 2, Về củng cố quốc
phòng: Đây là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là quân
đội và công an. Hội nghị nhấn mạnh phải thường xuyên nâng cao cảnh giác
cách mạng, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”, đồng thời
115
phải lường trước những tình huống xấu để có phương án đối phó. 3,Về công
tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng: Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp
bách đối với vận mệnh của chế độ và của Đảng. Mục tiêu của việc đổi mới và
chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng ta. Nguyên tắc tiến hành là vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên trì đường lối đổi mới . Hội nghị xác định 4 nhiệm vụ
cụ thể nhằm đổi mới và chỉnh đốn Đảng là: Tăng cường xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng; chỉnh đốn Đảng về mặt tổ chức; tạo bước chuyển quan
trọng về công tác cán bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, củng cố
mối quan hệ giữa dân và Đảng.
+ Hội nghị TW lần thứ 4( tháng 1/1993): ra nghị quyết về 5 vấn đề:
Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Một số nhiệm vụ về văn hoá,
văn nghệ những năm trước mắt; Những vấn đề cấp bách của y tế; Chính sách
dân số và kế hoạch hoá gia đình; Công tác thanh niên.
+ Hội nghị TW lần thứ 5( tháng 6/1993): ra nghị quyết về tiếp tục đổi
mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
+ Trong thời gian này Đảng, Nhà nước chủ trương mở rộng, đa dạng
hoá và đa phương hoá quan hệ đối ngoại cả về chính trị, kinh tế, văn hoá và
khoa học kỹ thuật, cả về Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các tổ
chức phi chính phủ, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có
lợi, bảo vệ và phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy những truyền thống và bản
sắc tốt đẹp của nền văn hoá dân tộc.
+ Hội nghị TW lần thứ 7( tháng 7/1994): Bàn về chủ trương chính sách
phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân, nhằm đẩy
tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
+ Hội nghị TW lần thứ 8 ( tháng 1/1995) : Bàn về việc tiếp tục xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước XHCN Việt Nam, cải cách một bước nền hành chính
Việt Nam.
+ Ngày 17-11-1993, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về đại
đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhấn mạnh đại
đoàn kết lấy mục tiêu chung làm điểm tương đồng, vì lợi ích chung của dân
tộc; cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm, hận thù, hướng về tương lai.

You might also like