You are on page 1of 83

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI ....................................................................................................................... 1


Bài 1. SỰ ĐIỆN LI ..................................................................................................................................... 1
Bài 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI .................................................................................................................. 4
Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC- pH. ....................................................................................................... 6
CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ................................................................................................................. 6
Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI ..................................... 8
Bài 5: LUYỆN TẬP: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG
DỊCH CHẤT ĐIỆN LI ..............................................................................................................................12
CHƯƠNG 2: NITƠ-PHOTPHO .............................................................................................................14
Bài 7: NITƠ, AMONIAC, MUỐI AMONI ............................................................................................14
Bài 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT .............................................................................................20
Bài 10: PHOTPHO ....................................................................................................................................27
Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC ...............................................................................................................30
ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................................32
Chương 3: CACBON-SILIC ...................................................................................................................35
Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ..............................................................................43
Chương 5: HIDROCACBON NO ............................................................................................................48
Bài 25: ANKAN (PARAFIN) ...................................................................................................................48
Chương 6: HIĐOCACBON KHÔNG NO ...............................................................................................53
BÀI 29: ANKEN (OLEFIN) .....................................................................................................................53
BÀI 30: ANKADIEN ...............................................................................................................................59
BÀI 32: ANKIN..........................................................................................................................................61
Chương 7: HIDROCACBON THƠM (Aren) .........................................................................................66
BÀI 41. ANCOL .........................................................................................................................................69
BÀI 42. PHENOL ......................................................................................................................................74
Chương 9: ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC .....................................................................................75
BÀI 44: ANDEHIT ....................................................................................................................................75
BÀI 45. AXIT CACBOXYLIC .................................................................................................................78
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI
Bài 1. SỰ ĐIỆN LI
**************
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Cho các chất sau Na2CO3 , HF , Ca(OH)2 , benzen C6H6 , glucozơ C6H12O6, H2SO4 , CO2 ,
CaO , HCl , Fe(OH)2, Saccarozơ C12H22O11, K2SO4 , Axit axetic CH3COOH , Ancol etylic C2H5OH ,
H2SO3, KOH , Ca(OH)2 , HClO , KClO3 , (NH4)2SO4 , NaHCO3, K2CrO4
a. Trong số các chất sau, chất nào là chất điện li ?
b. Hãy sắp xếp các chất điện li trên vào 2 nhóm : chất điện li mạnh và chất điện li yếu .
c. Viết phương trình điện li của các chất ở câu b
Câu 2: Viết công thức phân tử và phương trình điện li của chất mà khi điện li tạo ra các ion sau :
a. Fe3+ và NO3 - b. Al3+ và SO42- c. K+ và CO32- d. Ba2+ và MnO4-
Câu 3: Tính nồng độ mol/ lít của các ion trong các dung dịch sau:
a. Dung dịch HNO3 0,5 M
b. Dung dịch KOH 0,02 M
c. Dung dịch Al2(SO4)3 0,1 M
d. Dung dịch (NH4)3PO4 0,01 M
e. 50 ml dung dịch có 0,2 mol BaCl2
f. 100 ml dung dịch có 0,05mol Ca(NO3)2
g. 200 ml dung dịch có 40 gam Fe2(SO4)3
h. 3 lít dung dịch có 73,5 gam KClO3
Câu 4: Tính nồng độ mol/ lít của các cation và anion khi :
a. Hòa tan 12,5 gam CuSO4.5H2O vào nước thành 200 ml dung dịch .
b. Trộn 150 ml dung dịch CaCl2 0,5M với 50ml dung dịch NaCl 2M .
c. Trộn 50ml dung dịch H2SO4 2M với 250 ml dung dịch HCl 0,8M .
d. Trộn 100ml dung dịch NaOH 1M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M .
Câu 5: Định luật bảo toàn điện tích
a. Một dung dịch A chứa a mol Na+ , b mol Ca2+,c mol HCO3- và d mol NO3- . Viết biểu thức
mối liên hệ giữa a,b,c,d
b. Dung dịch B chứa 0,4 mol Ca2+ , 0,5 mol Ba2+ và x mol Cl-.Tính x
c. Dung dịch C chứa 0,2 mol Fe2+ ; 0,12mol Al3+ ; x mol Cl- ; y mol SO42-.Cô cạn dung dịch
thu được 45,62 gam rắn khan .Tính x , y ?
d. Dung dịch D chứa 0,02 mol Cu2+ ; 0,03 mol K + , x mol Cl-,y mol SO42-.Cô cạn dung dịch
thu được 5,435 gam rắn khan .Tính x , y ?
e. Một dung dịch X có chứa 0,2 mol Al3+ ; a mol SO42- ; 0,25 mol Mg2+ ; 0,5 mol Cl- . Cô cạn
dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính giá trị m?

Trang 1
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện ?
A. NaCl nóng chảy. B. NaCl khan. C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 2: Cho các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2,
CH3COONH4. Số chất điện li là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 3: Cho các chất: HNO3, KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2. Các chất điện li mạnh

A. KOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. NaCl, H2SO3, CuSO4.
C. HNO3, KOH, NaCl, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2.
Câu 4: Cho các chất: H2O, CH3COOH, HCl, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4, NH3. Các chất điện li yếu

A. H2O, CH3COOH, CuSO4, NH3. B. CH3COOH, NaNO3, NH3.
C. H2O, Ba(OH)2, NaNO3, CuSO4. D. H2O, CH3COOH, NH3.
Câu 5: Dung dịch muối, axit, bazơ là những chất điện li vì:
A. Chúng có khả năng phân li thành các ion trong dung dịch.
B. Các ion hợp phần có tính dẫn điện
C. Có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron dẫn điện.
D. Dung dịch của chúng dẫn điện.
Câu 6: Chọn dung dịch chất điện li:
A. Rượu. B. Glucozơ. C. Nước cất. D. Axit axetic.
Câu 7: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các
A. ion trái dấu. B. anion (ion âm). C. cation (ion dương). D. chất.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường. C. Dung dịch rượu.
B. Dung dịch muối ăn. D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen). C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước.
Câu 10: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan. C. CaCl2 nóng chảy.
B. NaOH nóng chảy. D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 11: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước
hay ở trạng thái nóng chảy.
D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 12: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
Trang 2
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ).
Câu 13: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S. B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH. D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.
Câu 14: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?
A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3. C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.
B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF. D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.
Câu 15: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2. B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.
C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2. D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.
Câu 16: Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HCl. B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, H2SO4.
C. NaOH, NaCl, Na2SO4, HNO3. D. CH3COOH, NaOH, CH3COONa, Ba(OH)2.
Câu 17: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 18: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO3-. B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3. D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Câu 19: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-. B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O. D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 20: Phương trình điện li viết đúng là
A. NaCl → Na2+ + Cl2− . B. Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH− .
C. C2 H5OH → C2 H5+ + OH− . D. CH3COOH → CH3COO− + H+ .
Câu 21: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?
A. H2SO4 H+ + HSO4 − . B. H2CO3 H+ + HCO3− .
C. H2SO3 → H+ + HSO3− . D. Na 2S 2Na + + S2− .
Câu 22: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4,
CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.

Trang 3
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI


***********
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Theo thuyết điện li chất nào sau đây là axit, bazơ hay lưỡng tính: Mg(OH)2, Al(OH)3,
NaOH, H2SO4, H3PO4, Zn(OH)2? Viết PT điện li của chúng.
Câu 2: Các muối sau đây thuộc muối axit hay trung hòa: NaCl, NaHCO 3, CH3COOK, Na2SO4,
ZnCl2, KHS. Viết PT điện li của chúng.
Câu 3 : Tính nồng độ mol/ lít của các ion khi pha trộn dung dịch có xảy ra phản ứng
a. Trộn lẫn 15ml dung dich NaOH 2M với 10ml dung dich H2SO4 3M.
b. Trộn lẫn 50ml dung dich HCl 0,12 M với 50ml dung dich KOH 0,1M.
c. Trộn lẫn 150 ml dung dich Ca(OH)2 0,02 M với 250 ml dung dich HCl 0,01M.
d. Trộn lẫn 50ml dung dich H2SO40,12 M với 50ml dung dich Ba(OH)2 0,1M. Tính khối
lượng kết tủa BaSO4?
e. Trộn lẫn 100ml dung dich HCl 2M với 100ml dung dịch Na2CO3 1M. Tính thể tích khí
sinh ra ở đktc ?

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl.
Câu 2. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl.
Câu 3. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. HCl. B. Na2SO4. C. Ba(OH)2. D. HClO4.
Câu 4. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 5. Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá
nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. B. [H+] < [CH3COO-].
C. [H+] > [CH3COO-]. D. [H+] < 0,10M.
Câu 6. Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào
về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M. C. [H+] > [NO3-].
B. [H+] < [NO3-]. D. [H+] < 0,10M.

Trang 4
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 7. Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 8. Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 9. : Dãy gồm các axit 2 nấc là:
A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH. B. H2CO3, H2SO3, H3PO4, HNO3.
C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3. D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.
Câu 10. Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 12. Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ. B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit. D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 13. Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4.
Câu 14. Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. Ba(OH)2. C. Fe(OH)2. D. Cr(OH)2.
Câu 15. Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau:
A. Zn(OH)2, Fe(OH)2. B. Al(OH)3, Cr(OH)2.
C. Zn(OH)2, Al(OH)3. D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 16. Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3,
Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Trang 5
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC- pH.

CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:
a. Dung dịch HCl 0,01M
b. Dung dịch H2SO4 0,005M
c. Dung dịch Ba(OH)2 0,0025M
d. Dung dịch NaOH 0,02 M
e. Hòa tan 50 ml dung dịch HCl 0,1 M vào 450 ml nước
f. 200ml dung dịch có chứa 0,8 gam NaOH
g. 400ml dung dịch có chứa 1,46 gam HCl
Câu 2: Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau:
a. HNO3 có pH=4 b. H2SO4 có pH=3
c. NaOH có pH =9 d. Ba(OH)2 có pH = 11
Câu 3: Tính pH khi:
a. Trộn 250ml dung dịch HNO3 0,02M với 150ml dung dịch H2SO4 0,02M.
b. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,02M với 200ml dung dịch H2SO4 0,01M.
c. Trộn 100ml dung dịch NaOH 0,01M với 150ml dung dịch Ba(OH)2 0,01M.
d. Trộn 10ml dung dịch KOH 0,1M với 10ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M.
e. Trộn lẫn 80ml dung dịch KOH 0,1M với 20ml dung dịch HCl 0,1M.
f. Trộn 100ml dung dịch H2SO4 0,01M với 100ml dung dịch NaOH 0,01M.
Câu 4: Tính pH của dung dịch trong các trường hợp sau
a. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO40,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M .
b. Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO40,002M và HCl 0,01M với 200 mldung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,002M và Ca(OH)2 0,001M .
Câu 5: Tính pH dung dịch trong các trường hợp sau
a. Có 500 ml dung dịch HNO3 0,2M. Hỏi phải thêm bao nhiêu ml nước vào dung dịch này
để thu được dung dịch mới có pH= 1?
b. Có 20 ml dung dịch HCl có pH =2 . Hỏi phải thêm bao nhiêu ml nước vào dung dịch này
để thu được dung dịch mới có pH= 3?
c. Có 50 ml dung dịch NaOH có pH =12 . Hỏi phải thêm bao nhiêu ml nước vào dung dịch
này để thu được dung dịch mới có pH= 10?

Trang 6
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
d. Pha loãng 10 ml dung dịch HCl vào nước thành 250 ml ,dung dịch thu được có pH= 3
.Hãy tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl và pH của nó trước khi pha loãng?
e. Cho V1 ml dung dịch NaOH có pH =13. Pha loãng dung dịch này bằng nước cất để thu
được V2 ml dung dịch NaOH có pH= 10. Thể tích V2 lớn hơn V1 bao nhiêu lần?
Câu 6: Tính thể tích dung dịch HCl 0,1 M cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch NaOH 0,2 M ?
Câu 7: Tính thể tích dung dịch HCl có pH=1 cần để trung hòa hết 100 ml dung dịch Ba(OH)2
0,1M?
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: pH của dd H2SO4 0,5M là:
A. 1. B. 2. C. 0. D. 0,7.
Câu 2: pH của dd Ba(OH)2 0,02M là:
A. 12,6. B. 12,3. C. 2. D. 4.
Câu 3: Một dd có [H+] = 2.10–4M. Khi cho quỳ tím vào dung dịch, nó sẽ có màu:
A. Đỏ. B. Hồng. C. Tím. D. Xanh.
Câu 4: Số mol H2SO4 có trong 40 ml dd H2SO4 có pH=1 là:
A. 0,002 mol. B. 0,001 mol. C. 0,02 mol. D. 0,04.
Câu 5: Số mol Ba(OH)2 có trong 2 lít dd Ba(OH)2 có pH=12:
A. 0,02 B. 0,04 C. 4 D. 0,01
Câu 6: Trộn 200 ml dd H2SO4 0,15M với 0,8 lít dd HCl 0,05M. pH dd thu được là:
A. 1 B. 1,3 C. 1,7 D. 13.
Câu 7: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:
A. H2O, CH3COOH, CuSO4. B. CH3COOH, CuSO4.
C. H2O, CH3COOH. D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.
Câu 8: Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, CuCl, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2. Số chất
thuộc loại điện li yếu là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 9: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn
nhất là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl.
Câu 10: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ
nhất là
A. HCl. B. CH3COOH. C. NaCl. D. H2SO4.

Trang 7
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH

CHẤT ĐIỆN LI
************

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Trộn những dung dịch các chất sau đây, trường hợp nào có phản ứng xảy ra, Hãy viết
Phương trình phản ứng dạng phân tử, và ion thu gọn
a) KCl và AgNO3 b) FeS và HCl
c) FeSO4 và NaOH d) BaCl2 và Na2SO4
e) CH3COONa và HCl f) K2CO3 và H2SO4
g) NaNO3 và CuSO4 h) Na2S và HCl
i) CaCO3 và HNO3 j) Al2(SO4)3 và Ba(NO3)2
k) Al(OH)3 + NaOH l) BaCl2 và KOH.
Câu 2: Viết phương trình dạng phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau :
a. H + + OH - → H2O
b. Ag + + Cl - → AgCl
c. CaCO3 + 2 H + → Ca2+ + H2O + CO2
d. Ba2+ + SO42- → BaSO4
e. H + + HCO3 - → H2O + CO2
f. OH - + HCO3 - → CO32- +H2O
g. CH3COOH + OH- → CH3COO- +H2O
h. NH4+ +OH- → NH3 + H2O
i. Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O
j. Ca2+ + CO32- → CaCO3
k. Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
l. CO32- + 2H+ → H2O + CO2
Câu 3: Những nhóm ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong dung dịch , vì sao?
a. Na + , Mg 2+ , SO4 2- , Cl-
b. Ca 2+ , Mg 2+ , CO3 2- , Cl-
c. Na + , Cu 2+ , OH- , Cl-
d. K + , Ba 2+ , SO4 2- , Cl-
e. Cu 2+ , Fe 2+ , SO4 2- , Cl-
f. H+ , Mg 2+ , CO3 2- , NO3 -
Câu 4: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 200 ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, Cl- ,SO42- thì có
4,66 gam chất kết tủa tạo thành và khi đun nóng có 2,24 lít khí thoát ra ở đkc.

Trang 8
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
a. Tính nồng độ mol/lít của các ion trong dung dịch X.
b. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn . Xác định m?
Câu 5: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50 ml dung dịch Y có chứa các ion NH4+, NO3- ,SO42- thì có
11,65 gam chất kết tủa tạo thành và khi đun nóng có 4,48 lít khí thoát ra (ở đkc) . Tính nồng độ
mol/lít của các ion trong dung dịch Y.
Câu 6: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 100 ml dung dịch Z có chứa các ion NH4+, NO3- ,CO32- thì
có 1,97 gam chất kết tủa tạo thành và khi đun nóng có 1,12 lít khí thoát ra (ở đkc) . Tính nồng độ
mol/lít của các ion trong dung dịch Z.
Câu 7: Chia dung dịch X gồm các ion: Fe3+ , SO42- , NH4+ , Cl- thành hai phần bằng nhau:
- Phần một cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH , đun nóng thu được 0,672 lít khí ( ở
đktc) và 1,07 gam kết tủa.
- Phần hai cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 , thu được 4,66 gam kết tủa .
Tính tổng khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch X.
Câu 8: Trong 500 ml dung dịch X có chứa 4 ion Na+ 0,1 mol ; Ca2+ 0,2 mol ; Cl- a mol và NO3- b
mol. Cô cạn dung dịch X thu được 36 gam chất rắn khan.
a. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch X ?
b. Để thu được dung dịch X trên , người ta có thể dùng những muối gì ?
Câu 9: Dung dịch X có chứa 4 ion Mg2+ ; Ca2+ ; 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3-. Thêm từ từ V lít dung
dịch Na2CO3 2M vào dung dịch X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất .Tính giá trị V?
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Câu 2. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 3. Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HCl. B. K3PO4. C. KBr. D. HNO3.
Câu 4. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. B. dung dịch NaOH và Al2O3.
C. K2O và H2O. D. Na và dung dịch KCl.
Câu 5. Trong dung dịch ion CO32- cùng tồn tại với các ion
A. NH4+, Na+, K+. B. Cu2+, Mg2+, Al3+.
C. Fe2+, Zn2+, Al3+ . D. Fe3+, HSO4-.
Câu 6. Dãy ion nào sau đây có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch?
Trang 9
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. Na+, Cl- , S2-, Cu2+. B. K+, OH-, Ba2+, HCO3-.
C. Ag+, Ba2+, NO3-, OH-. D. HSO4- , NH4+, Na+, NO3-.
Câu 7. Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-. B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-. D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
Câu 8. Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Ca2+, Cl-, Na+, CO32-. B. K+, Ba2+, OH-, Cl-.
C. Al3+, SO42-, Cl-, Ba2+. D. Na+, OH-, HCO3-, K+.
Câu 9. Các ion nào sau không thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Na+, Mg2+, NO3-, SO42-. B. Ba2+, Al3+, Cl–, HSO4-.
C. Cu2+, Fe3+, SO42-, Cl– . D. K+, NH4+, OH–, PO43-.
Câu 10. Các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là:
A. Na+, NH4+, SO42-, Cl-. B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Ag+, Mg2+, NO3-, Br-. D. Fe2+, Ag+, NO3-, CH3COO-.
Câu 11. Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-. B. Mg2+, HCO3-, SO42-, NH4+.
C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3-. D. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, S2-.
Câu 12. Tập hợp các ion nào sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A. NH4+, Na+, HCO3- , OH-. B. Fe2+, NH4+, NO3-, SO42-.
C. Na+, Fe2+, H+, NO3-. D. Cu2+, K+, OH-, NO3-.
Câu 13. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion
sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
Câu 14. Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag. B. CuO, NaCl, CuS.
C. FeCl3, MgO, Cu. D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 15. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch HCl loãng là:
A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH. D. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
Câu 16. Phương trình ion: Ca + CO3 ⎯⎯
→ CaCO3  là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau
2+ 2−

đây?
(1) CaCl2 + Na2CO3; (2) Ca(OH)2 + CO2;
(3) Ca(HCO3)2 + NaOH; (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3.
A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4).
Câu 17: Trong dung dịch CH3COOH 0,043M, cứ 100 phân tử hòa tan có 2 phân tử phân li thành
ion. Nồng độ của ion H+ là:
A. 0,001M. B. 0,086M. C. 0,00086M. D. 0,043M.

Trang 10
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 18: Trộn 200 ml dung dịch chứa 12 gam MgSO4 với 300 ml dung dịch chứa 34,2 gam
Al2(SO4)3 thu được dung dịch X. Nồng độ ion SO42- trong X là
A. 0,2M. B. 0,8M. C. 0,6M. D. 0,4M.
Câu 19: Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung
dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là
A. 0.38M. B. 0,22M. C. 0,19M. D. 0,11M.
Câu 20: Trộn 50 ml dung dịch NaCl 0,1M với 150 ml dung dịch CaCl2 0,2M. Vậy nồng độ của ion
Cl- trong dung dịch sau khi trộn là
A. 0,325M. B. 0,175M. C. 0,3M. D. 0,25M.
Câu 21: Trộn 4g NaOH; 11,7 g NaCl; 10,4 gam BaCl2 H2O thành 200ml dung dịch B. Nồng độ
mol/lít các ion có trong dung dịch B là:
A. [Na+] = 0,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 1 M; [Cl-] = 1,5 M
B. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 1,5 M
C. [Na+] = 1 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M
D. [Na+] = 1,5 M; Ba2+ = 0,25 M; [OH-] = 0,5 M; [Cl-] = 0,5 M.

Trang 11
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 5: LUYỆN TẬP: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI. PHẢN ỨNG

TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI


*******
Câu 1: Cho các cặp dung dịch sau:
(1)BaCl2 và Na2CO3 (2) Ba(OH)2 và H2SO4 (3) NaOH và AlCl3
(4) AlCl3 và Na2CO3 (5) BaCl2 và NaHSO4 (6) Pb(NO3)2 và Na2S
(7)Fe(NO3)2 và HCl (8) BaCl2 và NaHCO3 (9) FeCl2 và H2S
Số cặp chất xảy ra phản ứng là:
A. 7. B. 8. C. 9. D. 6.
Câu 2: Dung dịch chứa các ion sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-. Muốn loại bỏ được nhiều ion ra
khỏi dung dịch (mà không đưa thêm ion mới vào) có thể cho tác dụng với chất nào sau đây?
A. dd K2CO3. B. dd Na2SO4. C. dd NaOH D. dd Na2CO3
Câu 3: Cho 3, 015.1023 phân tử một hợp chất có chứa ion Cl- hòa tan hoàn toàn trong nước phản
ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch AgNO3 1M. Hợp chất ion đó là:
A. NaCl. B. AlCl3 C. ZnCl2 D. MgCl2
Câu 4: Tổng nồng độ các ion trong dung dịch Al2(SO4)3 25% (D=1,368 g/ml) là:
A. 5M. B. 3M. C. 4M. D. 6M.
Câu 5: Cho dãy các ion sau:
(a) H+, Fe3+, NO3-, SO42- (b) Ag+, Na+, NO3-, Cl-
(c) Al3+, NH4+, Br+, OH- (d) Mg2+, K+, SO42-, PO43-
(e) K+, HPO32-, Na+, OH- (g) Fe2+, Na+, HSO4-, NO3-
(h) Fe3+, NH4+, SO42-, I- (i) Mg2+, Na+, SO42-
Số dãy gồm các ion cùng tồn tại trong 1 dung dịch là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Cho 270 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào dung dịch X chứa 0,025 mol CO32- ; 0,1 mol Na+ ;
0,25 mol NH4+ và 0,3 mol Cl- và đun nóng nhẹ (giả sử H2O bay hơi không đáng kể). Tổng khối
lượng dung dịch X và dung dịch Ba(OH)2 sau phản ứng giảm đi bao nhiêu gam?
A. 4,215 gam. B. 5,296 gam. C. 6,761 gam. D. 7,015 gam.
Câu 7: Có 2 dung dịch chứa 2 cation và 2 anion không trùng nhau trong các ion sau: K+ (0,15 mol),
Mg2+ (0,1 mol), NH4+ (0,25 mol), H+ (0,25 mol), Cl- (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3- (0,25 mol),
CO32- (0,15 mol). Một trong 2 dung dịch trên chứa các ion nào dưới đây?
A. K+, Mg2+, SO42-, Cl- B. K+, NH4+, CO32-, Cl-
C. NH4+, H+, NO3-, SO42- D. Mg2+, H+, SO42-, Cl-
Câu 8: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm
H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. giá trị pH của dung dịch X là

Trang 12
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.

Trang 13
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

CHƯƠNG 2: NITƠ-PHOTPHO

Bài 7: NITƠ, AMONIAC, MUỐI AMONI


I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh:
- N2 là chất khử.
- N2 là chất oxi hóa.
Ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa của nitơ trước và sau phản ứng .
Câu 2: Viết phương trình phản ứng chứng minh amoniac:
- Là chất khử mạnh ( Ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa ).
- Là bazơ yếu.
Câu 3: Viết phương trình phản ứng của amoniac ( NH3 )với: Cl2 , HCl , CuO , O2 , HNO3 , H2SO4
( tỉ lệ 1:1 và 2:1) , dung dịch AlCl3 , FeCl2.
Câu 4: Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các muối sau : NH4Cl, NH4NO2, NH4HCO3,
NH4NO3, (NH4)2CO3.
Câu 5: Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu
có)
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
a. N2→ NH3→ NH4Cl→ NH3→ (NH4)2SO4→ NH3→ (NH4)3PO4
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
b. NH4NO2→ N2→ NH3→ NH4NO3→ NH3→ N2→ NO→ NO2
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
c. CuO → N2→ NH3→ NH4Cl→ NH3→ Al(OH)3→ NaAlO2
Câu 6: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau
a. Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4. b. K2SO4, NH4Cl, NH4NO3.
c. Na2SO4, NH4Cl, CuSO4. d. CuSO4, FeCl3 , NH4NO3.
Câu 7: Cho kim loại Ba vào các dung dịch sau: NH4NO3, (NH4)2CO3, K2SO4. Nêu hiện tượng và
viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 8: Nhận biết các khí sau
a. NH3, N2, O2 , Cl2. b. NH3, N2, O2 , H2S.
c. NO2, N2, O2 , NO. d. CO2, N2, O2 , SO2.
Câu 9: Cho ba muối : (NH4)2CO3 , NH4Cl , (NH4)2SO4 . Cho các muối trên lần lượt tác dụng với
dung dịch NaOH và HCl. Viết phương trình phản ứng xảy ra ( nếu có ) ở dạng phân tử và ion
thu gọn. Nêu hiện tượng xảy ra.
Câu 10: Toán về hiệu suất tổng hợp amoniac
10.1. Cần bao nhiêu lit khí nitơ và khí hidro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết thể
tích các khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
10.2. Cần bao nhiêu lit khí nitơ và khí hidro để điều chế được 51 gam amoniac? Biết thể
tích các khí được đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 22%.
Trang 14
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
10.3. Cho 6,72 lit khí nitơ phản ứng với khí hidro ( dư) để điều chế khí amoniac? Tính
thể tích amoniac thu được , biết hiệu suất phản ứng là 20 %
10.4. Trộn 3,36 lít khí hidro với nitơ lấy dư có xúc tác thích hợp , sau thời gian điều chế
được 0,56 lít khí amoniac. Tính hiệu suất của phản ứng ?
10.5. Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp khí thu được sau phản ứng có
thể tích là 16,4 lít. Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Biết thể tích các khí được
đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
10.6. Cho 20 lít hỗn hợp N2 và H2 ( tỉ lệ mol 1:1) vào bình phản ứng . Sau khi phóng tia
lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiện ban đầu hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
có thể tích là 18 lít. Tính thể tích NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Biết thể tích các khí được
đo trong cùng điều kiện .
10.7. Cho 20 lít hỗn hợp N2 và H2 ( tỉ lệ mol 1:4) vào bình phản ứng. Sau khi phóng tia
lửa điện để phản ứng xảy ra rồi đưa về điều kiện ban đầu hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
có thể tích là 18 lít. Biết thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện .
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp sau phản ứng
b. Tính hiệu suất phản ứng?
10.8. Nén một hỗn hợp khí gồm 2 mol nitơ và 7 mol hydro ở nhiệt độ 450 oC với chất xúc
tác thích hợp. Sau phản ứng thu được 8,2 mol một hỗn hợp khí. Tính phần trăm số mol N 2 đã
phản ứng và thể tích khí amoniactạo thành (đkc)?
Câu 11: Hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với khí hidro là 6,2 . Dẫn hỗn hợp khí qua
xúc tác đun nóng thu được hỗn hợp khí mới có tỉ khối hơi so với khí hidro là 7,75. Tính hiệu suất
của phản ứng ?
Câu 12: Các bài tập tính chất của dung dịch muối amoni :
12.1. Cho dung dịch KOH dư vào 150 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M rồi đun nóng nhẹ.Tính
thể tích khí thu được ở đktc
12.2. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 75 ml dung dịch (NH4)2SO4 thu được 17,475 gam kết
tủa. Tính nồng độ mol/ lít của các ion trong dung dịch muối amoni sunfat ban đầu?
12.3. Cho dung dịch KOH dư vào 200 ml dung dịch (NH4)2CO3 1M rồi đun nóng nhẹ.Tính
thể tích khí thu được ở đktc
12.4. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào 50 ml dung dịch A gồm các ion : NH4+ , SO42- và NO3-
rồi đun nóng nhẹ.Thu được 11,65 gam kết tủa và 4,48 lít khí( ở đktc). Tính nồng độ mol/lít các ion
có trong dung dịch A ?
12.5. Đun hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 thu được 13,44 lít NH3 và
11,2 lít CO2 ( đktc). Xác định % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu .
12.6. Cho hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2SO4 . Chia hỗn hợp làm hai phần bằng nhau
Phần 1: tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 1,792 lít khí (đkc)
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 6,99 gam kết tủa.
Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.

Trang 15
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
12.7 Cho a gam hỗn hợp gồm NH4Cl và (NH4)2CO3 tác dụng hết với dung dịch KOH dư
thì thu được 6,72 lít khí (đktc) . Mặt khác cũng a gam hỗn hợp trên tác dụng hết với H2SO4
loãng dư thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn
hợp.
Câu 13: Xác định công thức muối trung hòa X , biết :
- Khi đem đun nóng X với dung dịch NaOH sinh ra khí có mùi khai , khí này làm quì tím ẩm
hóa xanh
- Còn khi cho tác dụng với dung dịch HCl dư sinh ra khí không màu , không mùi , làm đục
nước vôi trong .
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Câu 14: Xác định công thức muối trung hòa Y , biết :
- Khi đem đun nóng Y với dung dịch KOH sinh ra khí có mùi khai , khí này làm quì tím ẩm
hóa xanh
- Còn khi cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí không màu, mùi xốc, làm đục
nước vôi trong và làm mất màu nâu đỏ dung dịch brom.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường, là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. Nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm nitơ.
C. Trong phân tử N2 có liên kết ba rất bền.
D. Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử nitơ còn một cặp electron chưa tham gia liên kết.
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nitơ là:
A. 2s2 2p3 B. 2s2 2p5 C. 3s2 3p3 D. 3s2 3p5
Câu 3: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là không đúng ?
A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron.
B. Số hiệu nguyên tử của nitơ bằng 7.
C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được ba liên kết cộng hoá trị với
các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s2 2s2 2p3 và nitơ là nguyên tố p.
Câu 4: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nguyên tử nitơ có hai lớp electron và lớp ngoài cùng có ba electron.
B. Số hiệu nguyên tử nitơ bằng 7
C. Ba electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được ba liên kết cộng hóa trị với
các nguyên tử khác.
D. Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s2 2s2 2p3 và nitơ là nguyên tố p.
Câu 5: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?
A. Nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AIN, N2O4, NH4+, NO3−, NO2− lần lượt là -
3,+2,-3,+5,+3.
Câu 6: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí ?

Trang 16
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. Li, Al, Mg B. H2 , O2 C. Li , H2 , Al D. O2 , Ca , Mg
Câu 7: Trong phản ứng hoá học nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử?
A. N2 + O2 2NO B. N2 + 3H2 2NH3
C. N2 + 3Mg → Mg3N2 D. N2 + 6Li → 2Li3N
Câu 8: Nitơ có những đặc điểm về tính chất như sau :
(a) Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng nên chỉ có khả năng tạo hợp chất cộng hóa
trị trong đó nitơ có số oxi hóa +5 và -3
(b) Khí nitơ tương đối trơ ở nhiệt độ thường
(c) Nitơ là phi kim tương đối hoạt động ở nhiệt độ cao
(d) Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại mạnh và hiđro
(e) Nitơ có tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.
Nhóm nào sau đây chỉ gồm các câu đúng?
A. a,d,e B. a,c,d C. a,b,c D. b,c,d,e
Câu 9: Một nguyên tố R có hợp chất với hiđro là RH3. Oxit cao nhất của R chứa 43,66% khối lượng
R. Nguyên tố R đó là
A. Nitơ B. Photpho C. Vanađi D. Một kết quả khác
Câu 10: Hỗn hợp gồm O2 và N2 có tỉ khối hơi so đối với hiđro la 15,5. Thành phần phần trăm của
O2 và N2 về thể tích là:
A. 91,18% và 8,82% B. 22,5% và 77,5%
C. 75% và 25% D. Kết quả khác
Câu 11: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac : N2 (k) + 3H2 (k) ⎯ ⎯⎯ → 2NH3 (k) ;

ΔH = -92 kJ chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời:
A. tăng áp suất và tăng nhiệt độ B. giảm áp suất và giảm nhiệt độ
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ D. giảm áp suất và tăng nhiệt độ
Câu 12: Phản ứng hoá học nào sau đây được dùng điều chế amoniac trong công nghiệp ?
A. NH4OH → NH3 + H2O B. NH4Cl → NH3 + HCl
C. N2 + 3H2 2NH3 D. NH4Cl + NaOH → NH3 + H2O + NaCl
Câu 13: Dung dịch amoniac có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do
A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính
B. Zn(OH)2 là một bazơ ít tan
C. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan, tương tự như Cu(OH)2
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazơ yếu
Câu 14: Chất khí nào sau đây tan nhiều nhất trong nước ?
A. CO2 B. CH4 C. N2 D. NH3
Câu 15: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là
A. H2SO4 đặc B. P2O5 C. CuSO4 khan D. KOH rắn
Câu 16: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí hidro để điều chế 17 gam NH3 ? Biết
rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac 25%, các thể tích khí được đo ở đktc
A. 44,8l N2 và 134,4l H2 B. 22,4l N2 và 134,4l H2
C. 22,4l N2 và 67,2l H2 D. 44,8l N2 và 67,2l H2
Câu 17: Có thể phân biệt muối amoni với các muối khác bằng cách cho nó tác dụng với dung dịch
kiềm, vì khi đó
A. thoát ra một chất khí màu lục nhạt
B. thoát ra một chất khí không màu, mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm
C. thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấy quỳ tím ẩm
D. thoát ra chất khí không màu, không mùi

Trang 17
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 18: Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do :
A. amoniac tan nhiều trong nước .
B. phân tử amoniac là phân tử có cực
C. khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH−
D. khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H + của nước,
tạo ra các ion NH4+ và OH-
Câu 19: Dãy nào dưới đây mà các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa
thể hiện tính oxi hoá khi tham gia phản ứng ?
A. NH3, N2O, N2, NO2 B. NH3, NO, HNO3, N2O5
C. N2, NO, N2O, N2O5 D. NO2, N2, NO, N2O3
Câu 20: Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (Các điều kiện coi
như có đủ)
A. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3 B. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
C. HCl, KOH, FeCl3, Cl2 D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2
Câu 21: Nhận xét nào sau đây sai ?
A. Tất cả muối amoni đều dễ tan trong nước
B. Trong nước, muối amoni điện li hoàn toàn cho ion NH4+ không màu và chỉ tạo ra môi trường
axit
C. Muối amoni kém bền với nhiệt
D. Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí amoniac
Câu 22: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?
A. (NH4)3PO4 B. NH4HCO3 C. CaCO3 D. NH4NO3
Câu 23: Phương pháp nào sau đây biểu thị đúng sự hòa tan chất rắn AgCl?
A. AgCl + Ag+ + NO3− → 2Ag+ + Cl− + NO3−
B. AgCl + Na+ + OH− → NaCl + Ag+ + OH−
C. AgCl + H+ + Cl− → Ag+ + Cl2 + H+
D. AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]+ + Cl−
Câu 24: Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch mất nhãn : NH 4NO3,
(NH4)2SO4, KHCO3, FeCl2, NaNO3, ZnCl2 ?
A. Ba(NO3)2 B. KOH C. Ba(OH)2 D. AgNO3
Câu 25: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng ?
A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm các cation amoni và anion hidroxit.
B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện ly hoàn toàn thành cation amoni
và anion gốc axit.
C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm
quì tím hóa đỏ.
D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn có khí amoniac thoát ra.
Câu 26: Để điều chế 2 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất = 25% thì thể tích N2 cần dùng ở cùng điều
kiện là:
A. 8 lít B. 2 lít C. 4 lít D. 1 lít
Câu 27: Đốt hỗn hợp gồm 6,72 lít khí oxi và 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp
suất). Phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được nhóm các chất là:
A. Khí nitơ và nước B. Khí amoniac, khí nitơ và nước
C. Khí oxi, nitơ và nước D. Khí nitơ oxit và nước
Câu 29: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 cho ra
NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B. Tỷ khối của A so với B là 0,6. Hiệu suất phản ứng tổng
hợp NH3 là
Trang 18
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 85% B. 50% C. 70% D. 85%

Trang 19
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 9: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a. N2 ⎯⎯→
(1)
NO ⎯⎯→
( 2)
NO2 ⎯⎯→
( 3)
HNO3 ⎯⎯→
( 4)
NH4NO3 ⎯⎯→
( 5)
NH3 ⎯⎯→
(6)
N2
b. NaNO3 ⎯⎯→
(1)
HNO3 ⎯⎯→
( 2)
NH4NO3 ⎯⎯→
( 3)
NH3 ⎯⎯→
( 4)
N2 ⎯⎯→
( 5)
NH3 ⎯⎯→
(6)
NH4HCO3
c. NH4NO2 ⎯⎯→
(1)
N2 ⎯⎯→
( 2)
NH3 ⎯⎯→
( 3)
NO ⎯⎯→
( 4)
NO2 ⎯⎯→
( 5)
HNO3 ⎯⎯→
(6)
Cu (NO3)2 ⎯⎯→
(7)

Cu(OH)2 ⎯⎯→
(8)
CuO ⎯⎯→
(9)
N2 ⎯(⎯
10 )
→ NO
d. N2 ⎯⎯→
(1)
NH3 ⎯⎯→
( 2)
NH4Cl ⎯⎯→
( 3)
NH3 ⎯⎯→
( 4)
N2 ⎯⎯→
( 5)
NO ⎯⎯→
(6)
NO2 ⎯⎯→
(7)
HNO3
⎯⎯→ Zn(NO3)2 ⎯⎯→ O2
(8) (9)

Câu 2: Viết và cân bằng các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau
a. Mg tác dụng dung dịch HNO3.
b. Al tác dụng dung dịch HNO3.
c. Kim loại R hóa trị t tác dụng dung dịch HNO3.
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Fe2O3 + HNO3 đặc →
b. Fe2O3 + HNO3 loãng →
c. FeO + HNO3 đặc →
d. FeO + HNO3 loãng →
e. Fe3O4 + HNO3 đặc →
f. Fe3O4 + HNO3 loãng →
g. Fe(OH)2 + HNO3 đặc →
h. Fe(OH)2 + HNO3 loãng →
i. Fe(OH)3 + HNO3 đặc →
j. Fe(OH)3 + HNO3 loãng →
Câu 4: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. Na2CO3 + HNO3 →
b. K2SO3 + HNO3 →
c. CaSO3 + HNO3 →
d. BaCO3 + HNO3 →
Câu 5: Viết phương trình và giải thích hiện tượng:
a. Cho Cu vào dd HNO3 loãng , nóng
b. Cho Al , Fe vào dd HNO3 đặc nguội sau đó đun nóng
c. Vì sao phải dùng bông gòn tẩm dd NaOH đậy trên miệng ống nghiệm khi có khí NO2
sinh ra
Câu 6: Viết phương trình nhiệt phân cac muối nitrat sau : NaNO3,Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Hg(NO3)2,
AgNO3 , Pb(NO3)2, Mg(NO3)2 , KNO3.
Trang 20
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 7: KIM LOẠI và HỖN HỢP TÁC DỤNG VỚI HNO3
7.1 . Hòa tan hoàn toàn m gam Cu vào dung dịch HNO3 đặc nóng sau phản ứng thu
được 3,36 lít NO2 (đkc). Tính m gam Cu
7.2 . Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng dư sau phản ứng thu
được 2,24 lít NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất ). Tính m gam Al
7.3 . Hòa tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được 0,03
mol NO2 và 0,02 mol NO. Tính m gam Fe
7.4 . Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp
khí NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:3 (không có sản phẩm khử nào khác ). Tính m gam Al đã dùng
7.5. Hòa tan 30 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO3 1M lấy dư,
thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đkc).
a.Tính khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp
b.Tính thể tích dung dịch HNO3 1M cần dùng
7.6 Hoà tan hoàn toàn 15,5 gam hh Al, Fe vào dd HNO3 đặc nóng dư sau phản ứng thu
được 15,68 lít khí NO2 (đkc) và dung dịch X.
a. Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp
b. Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch X.
7.7. Chia 60,4 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu làm 2 phần bằng nhau
Phần 1 cho vào dung dịch HCl (vừa đủ) thì thu được 8,96 lít H2 (đkc) và dung
dịch X
Phần 2 Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội thu được 13,44 lít khí NO2 (đkc) .
a. Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp .
b. Tính m gam NaOH cần dùng khi cho vào dung dịch X để thu được lượng kết
tủa lớn nhất và bé nhất .Tính khối lượng kết tủa thu được trong 2 trường hợp .
7.8. Cho 11,5 gam hỗn hợp gồm Al, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư thì thu được 5,6 lít
H2 (đkc) và m gam chất rắn không tan . Cho m gam chất rắn này vào dd HNO3 đặc nóng dư sau
phản ứng thu được 4,48 lít khí NO2 (đkc) . Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim
loại trong hỗn hợp
7.9. Ngâm 3 gam hợp kim Cu-Ag trong dung dịch axit HNO3 đặc dư giải phóng 1,568 l
khí NO2(đkc). Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hợp kim
7.10. Hoà tan hoàn toàn 8,3 gam hh Al, Fe vào dd HNO3 đặc nóng dư sau phản ứng thu
được 13,44 lít khí NO2 (đkc). Xác định thành phần % theo khối lượng của các kim loại trong hỗn
hợp
8. Nhiệt phân muối nitrat .
8.1. Nung một lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại làm nguội đem cân thấy khối
lượng rắn giảm 0,54 gam
a. Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy ?
b. Tính số mol các khí thoát ra ?
8.2. Nung 15,04 gam Cu(NO3)2 sau một thời gian thấy còn lại 8,56 gam chất rắn .
Trang 21
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
a. Tính khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy ?
b. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân ?
8.3. Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn
hợp khí có thể tích 6,72 lít khí (đkc).Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn
hợp X?
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?
A. Axit nitric đặc và Cacbon. B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh.
C. Axit nitric đặc và đồng. D. Axit nitric đặc và bạc.
Câu 2: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số là bao
nhiêu?
A. 5. B. 7. C. 9. D. 21.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO. B. NH4NO3. C. NO2. D. N2O5.
Câu 4: Khi để axit nitric tiếp xúc với ánh sáng hay đun nóng, axit nitric bị phân hủy tạo các sản
phẩm:
A. NO, NO2, H2O. B. NO2, O2, H2O. C. N2, O2, H2O. D. HNO2, O2, H2O.
Câu 5: Phản ứng giữa HNO3 với FeO tạo ra khí NO. Tổng các hệ số trong phương trình của phản
ứng oxi – hóa khử này bằng :
A. 22. B. 20. C. 16. D. 12.
Câu 6: Phản ứng giữa kim loại Cu với axit nitric loãng giả thiết chỉ tạo ra nitơ monooxit (NO).
Sau khi cân bằng, số phân tử HNO3 bị khử là :
A. 1 B. 2 C. 6. D. 8.
Câu 7: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO 3
đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 8: Axit nitric đặc, nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây?
A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag. B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt.
C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au. D. CaO, NH3, Au, FeCl2.
Câu 9: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là kim loại, khí nitơ
đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2 , KNO3 , Pb(NO3)2. B. Ca(NO3)2 , LiNO3 , KNO3.
C. Cu(NO3)2 , LiNO3 , KNO3. D. Hg(NO3)2 , AgNO3.
Câu 10: Hỗn hợp các chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?
A. HNO3 và K2SO4. B. NH4Cl và AgNO3.
C. Zn(NO3)2 và NH3. D. Pb(NO3)2 và H2S.
Câu 11: Chất nào là anhiđrit của axit nitric?
A. NO. B. NO2. C. N2O3. D. N2O5.
Câu 12: Hợp chất nào của nitơ không thể tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO. B. NH4NO3. C. NO2. D. N2O5.
Câu 13: Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong dung dịch HNO 3 1,0M lấy dư,
thấy thoát ra 6,72 l khí NO (đktc). Khối lượng của đồng(II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là:

Trang 22
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 1,20g. B. 4,25g. C. 1,88g. D. 2,52g.
Câu 14: Cặp oxit axit và axit nào tương ứng với nhau ?
A. SO3 – H2SO3. B. SO2 – H2SO4.
C. N2O3 – HNO2. D. NO2 – HNO3.
Câu 15: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?
A. Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước.
B. Các muối nitrat đều là chất điện ly mạnh, khi tan trong nước phân ly ra cation kim loại và
anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều bị phân hủy bởi nhiệt.
D. Muối nitrat amoni được dùng làm phân đạm trong nông nghiệp.
Câu 16: Dãy biến đổi hóa học nào được dùng làm cơ sở sản xuất HNO3 trong công nghiệp?
A. N2 → NH3 → HNO3. B. NH3 → NO → NO2 → HNO3.
C. NaNO3 → HNO3. D. NH3 → NH4Cl → NH4NO3 → HNO3.
Câu 17: Phản ứng trung hòa giữa dung dịch HNO3 và dung dịch NaOH là phản ứng giữa các ion:
A. H+ và OH−. B. NO3- và OH−. C. Na+ và H+. D. Na+ và NO3−.
Câu 18: Có phương trình hóa học:
5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 ↑ + 6H2O.
Trong đó số mol HNO3 là chất oxi hóa (tạo khí N2) và số mol HNO3 là chất tạo muối nitrat là:
A. 5 và 12. B. 2 và 10. C. 12 và 5. D. 10 và 2.
Câu 19: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch :
A. Axit nitric và đồng (II) nitrat.
B. Đồng (II) nitrat và amoniac.
C. Bari hidroxit và axit photphoric.
D. Amoni hidrophotphat và kali hidroxit.
Câu 20: Cho biết phản ứng của lưu huỳnh với axit nitric đặc:
S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O
Câu nào sau đây nêu đúng vai trò các chất?
A. S là chất bị oxi hóa, H2SO4 là chất bị khử.
B. S là chất khử, HNO3 là chất oxi hóa.
C. S là chất bị khử, HNO3 là chất bị oxi hóa.
D. S là chất oxi hóa, H2SO4 là chất khử.
Câu 21: Thuốc thử nào sau đây là tốt nhất để phân biệt dung dịch AgNO3 với dung dịch
Zn(NO3)2?
A. Quì tím. B. HNO3. C. NH3. D. HCl.
Câu 22: Có ba lọ axit riêng biệt chứa các dung dịch : HCl, HNO3, H2SO4 không có nhãn. Dùng các
chất nào sau đây để nhận biết ?
A. Dung muối tan của bari, kim loại đồng.
B. Dùng giấy quỳ tím, dung dịch bazơ như NaOH.
C. Dùng dung dịch muối tan của bari.
D. Dùng dung dịch phenolphthalein, giấy quỳ.
Câu 23: Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl
và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là
A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (5). C. (1), (4), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 24: Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được
dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu
T. Axit X là
A. H2SO4 đặc. B. H3PO4. C. H2SO4 loãng. D. HNO3.
Trang 23
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 1,2g kim loại X vào dung dịch HNO 3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở
điều kiện tiêu chuẩn (giả thiết phản ứng chỉ tạo ra khí N2) vậy X là
A. Zn. B. Cu. C. Mg. D. Al.
Câu 26: Cho 15,3 gam hỗn hợp Mg, Cu, Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch
chứa 46,3 gam muối khan. Nung hỗn hợp trên đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp rắn
X. Khối lượng X là:
A. 19,3 gam. B. 23,3 gam. C. 24,6 gam. D. 31,3 gam.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015
mol khí N2O và 0,01 mol khí NO. Giá trị của m là
A. 13,5. B. 1,35. C. 8,10. D. 10,80.
Câu 28: Cho 12,8g đồng tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra hỗn hợp 2 khí NO và
NO2 có tỉ khối đối với H2 = 19. Thể tích hỗn hợp đó ở điều kiện tiêu chuẩn là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 0,448 lít.
Câu 29: Thể tích NH3 (tối thiểu) cần dùng để điều chế 6300 kg HNO3 nguyên chất là :
A. 2240cm3. B. 2240m3. C. 2240dm3. D. Giá trị khác.
Câu 30: Cho 1,86g hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thấy có 560 ml (đktc) khí
N2O duy nhất bay ra. Khối lượng của Mg trong 1,86g hợp kim là :
A. 2,4g. B. 0,24g. C. 0,36g. D. 0,08g.
Câu 31: Đem nung một lượng Cu(NO3)2, sau một thời gian thì dừng lại, để nguội, đem cân thấy
khối lượng giảm 54g. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là :
A. 50g. B. 49g. C. 94g. D. 98g.
Câu 32: Có hai thí nghiệm sau:
TN1: Cho 6,4 gam Cu vào 120ml dung dịch HNO3 1M thu được V1 lít khí NO (đktc)
TN2: Cho 6,4 gam Cu tác dụng với 120ml dung dich gồm HNO3 1M + H2SO4 0,5M thu được
V2 lít khí NO (đktc)
Mối tương quan giữa V1, V2 là :
A. V1 > V2. B. V1 = V2. C. V1 < V2. D. V1 = 2V2.
Câu 33: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng
phương pháp hóa học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3

A. 46x – 18y. B. 45x – 18y. C. 13x – 9y. D. 23x – 9y.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch
X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với
khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08.
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch
HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch
Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. NO2 B. N2O C. NO D. N2
Câu 36: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian
thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,12 . B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.
Câu 37: Hòa tan m gam Al vào dd HNO3 loãng vừa đủ, thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X
gồm N2O và N2 biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 18 (không còn sản phẩm khử nào khác) và dd
Y chứa a gam muối nitrat. Giá trị của m là

Trang 24
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 21,6. B. 97,2. C. 64,8. D. 194,4.
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm (21,6 gam Ag và 32 gam Cu) trong HNO 3 loãng dư
thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm (NO2 và NO), biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21(không
còn sản phẩm khử nào khác) và dd Y. Giá trị của V là.
A. 17,92. B. 13,44. C. 20,16. D. 15,68.
Câu 39: Hòa tan 26,6 gam hỗn hợp X gồm (Ag, Cu, Fe) vào dung dịch HNO3 20,16% vừa đủ, thu
được 6,72 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và m gam muối. Giá trị của m:
A. 54,5. B. 82,4. C. 73,1. D. 55,8.
Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 19,2 gam một kim loại M trong dung dịch HNO 3 ta thu được 4,48 lít
NO (đktc). Kim loại M là
A. Zn = 65. B. Fe = 56. C. Mg = 24. D. Cu = 64.
Câu 41: Khi cho kim loại tác dụng với HNO3, thu được sản phẩm khử X. X không thể là chất nào
sau đây:
A. NO B. N2 C. NH4NO3 D. N2O5
Câu 42: Những kim loại nào sau đây không tác dụng được với dd HNO3 đặc, nguội
A. Fe, Al, Cr B. Cu, Ag, Cr C. Al, Fe, Cu D. Mn, Ni, Al
Bài 7: Nhúng thanh Al vào dung dịch HNO3 loãng, không thấy có khí thoát ra. Kết luận nào sao
đây là đúng:
A. Al không phản ứng với dd HNO3 loãng.
B. Al bị thụ động hóa trong dd HNO3 loãng.
C. Al phản ứng với HNO3 tạo ra muối amoni.
D. Cả A và B đều đúng.
Bài 8: Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dd HNO3 loãng
A. Không có hiện tượng gì.
B. dd có màu xanh, H2 bay ra.
C. dd có màu xanh, có khí màu nâu bay ra.
D. dd có màu xanh, có khí không màu bay ra, bị hoá nâu trong không khí.
Bài 9: Hoà tan hết 18,8 gam hỗn hợp Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3 trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư
được 3,36 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Cô cạn dung dịch Y được m gam
muối. Giá trị của m:
A. 64,9. B. 60,5. C. 28,1. D. 65,3.
Bài 10: Đốt cháy 5,6g bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36g hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Hoà
tan hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được V ml (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và
NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5) và dung dịch Z. Tỉ khối của Y so với H2 bằng
19. Giá trị của V là.
A. 0,336 lít . B. 0,224 lít. C. 0,896 lít. D. 1,008 lít.
Bài 11: Đem nung hỗn hợp A gồm: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu
được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết
lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch HNO3 đậm đặc, thì thu được 0,6 mol NO2. Trị số của x là:
Trang 25
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 0,7 mol. B. 0,6 mol. C. 0,5 mol. D. 0,4 mol.
Bài 12: Tìm phản ứng nhiệt phân sai:
A. NH4NO3 −tº→ N2O + 2H2O. B. 2NaNO3 −tº→ 2NaNO2 + O2.
C. 2AgNO3 −tº→ 2Ag + 2NO2 + O2. D. 2Fe(NO3)2 −tº→ 2FeO + 4NO2 + O2.
Bài 13: Nung 67,2g hỗn hợp Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 sau pư thu được 4,48 lit khí oxi (đktc). Chất rắn
sau khi nung có khối lượng là
A. 64g. B. 24g. C. 34g. D. 46g.
Bài 14: Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch
X, cô cạn dung dịch X thu được 67,3 gam muối khan (không có NH4NO3). Nung hỗn hợp muối
khan này đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.
A.26,1. B. 25,1. C. 24,1. D. 23,1.

Trang 26
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 10: PHOTPHO


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Xác định số oxi hóa của P trong các hợp chất và ion sau: PH3, PO43-, H2PO4-, HPO42-, P2O3,
P2O5, H3PO4, K3PO4
Câu 2: Viết phương trình phản ứng biểu diễn chuỗi biến hóa sau (ghiđiều kiện phản ứng nếu có)
a/ P ⎯⎯→
(1)
P2O5 ⎯⎯→
( 2)
H3PO4 ⎯⎯→
( 3)
Na2HPO4 ⎯⎯→
( 4)
Na3PO4 ⎯⎯→
( 5)
Ag3PO4
b/ P ⎯⎯→
(1)
H3PO4 ⎯⎯→
( 2)
Ca3(PO4)2 ⎯⎯→
( 3)
Ca(H2PO4)2 ⎯⎯→
( 4)
Ca3(PO4)2
Câu 3: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a. P + H2SO4 đặc nóng
b. P + HNO3 loãng
c. P + KClO3
d. P + Ca ( t0c)
e. P + Cl2 ( t0c)dư
f. H3PO4 + NaOH ( tỉ lệ mol 1:1)
g. H3PO4 + NH3 ( tỉ lệ mol 1:2)
h. H3PO4 + Ca(OH)2 ( tỉ lệ mol 1:1)
i. H3PO4 + Ca(OH)2 ( tỉ lệ mol 2:1)
j. H3PO4 + Ca(OH)2 ( tỉ lệ mol 2:3)
Câu 4: Nhận biết các dung dịch mất nhãn :
a. HCl , HNO3 , H3PO4
b. NaCl , NaNO3 , Na2S và Na3PO4
c. Na2SO4 , NaNO3 , NaCl và Na3PO4
d. Na2CO3 , NaNO3 , Na2S và Na3PO4
Câu 5: Để thu được muối photphat trung hòa cần lấy tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH
1M cho tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M?
Câu 6: Tính CM của muối trong dung dịch tạo thành trong các trường hợp sau
a. Cho 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200ml dung dịch H3PO4 1,5M.
b. Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 50ml dung dịch H3PO4 1M.
c. Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 45ml dung dịch H3PO4 1M.
d. Cho 350 ml dung dịch NaOH 1M vào 100ml dung dịch H3PO4 1M.
e. Cho 100 ml dung dịch NaOH 1M vào 200ml dung dịch H3PO4 1M.
Câu 7: Rót dung dịch chứa 11,76 gam H3PO4 vào dung dịch chứa 16,8 gam KOH . Sau khi phản
ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m.
Câu 8: Cho 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn ,cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa
đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng .

Trang 27
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phot pho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.Tính khối lượng của dung dịch NaOH
đã dùng?
Câu 11: Cho 21,3 gam P2O5 tác dụng với dung dịch có chứa 16 gam NaOH. Thể tích dung dịch
thu được là 400 ml. Xác định nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được.
Câu 12: Nêu hiện tượng , viết ptpư (nếu có) trong các trường hợp sau: nhỏ từ từ dung dịch bạc
nitrat vào các dung dịch sau:
a. K3PO4. b. KNO3. c. KCl. d. KI. e. KF.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nitơ là do
A. Nguyên tử photpho có độ âm điện nhỏ hơn nguyên tử nitơ.
B. Nguyên tử photpho có điện tích hạt nhân lớn hơn nguyên tử nitơ.
C. Nguyên tử photpho có obitan 3d còn trống còn nguyên tử nitơ không có.
D. Liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử photpho kém bền hơn liên kết giữa các nguyên
tử trong phân tử nitơ.
Câu 1: Photpho đỏ và photpho trắng là hai dạng thù hình của photpho nên
A. Đều có cấu trúc mạng phân tử và cấu trúc polime.
B. Đều tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
C. Đều khó nóng chảy và khó bay hơi.
D. Đều tác dụng với kim loại hoạt động tạo thành photphua.
Câu 1: Magie photphua có công thức là
A. Mg2P2O7. B. Mg2P3. C. Mg3P2. D. Mg3(PO4)2.
Câu 1: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)
A. H+ , PO43-. B. H+ , H2PO4- , PO43-.
C. H+ , HPO42- , PO43-. D. H+ , H2PO4- , HPO42- , PO43-.
Câu 1: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước :
A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4.
B. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2.
C. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2.
D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2.
Câu 1: Axit photphoric và axit nitric cùng có phản ứng với nhóm các chất nào sau đây?
A. MgO , KOH , CuSO4 , NH3. B. CuCl2 , KOH , Na2CO3 , NH3.
C. NaCl , KOH , Na2CO3 , NH3. D. KOH , K2O , NH3 , Na2CO3.
Câu 1: Cho 44 g dung dịch NaOH 10% tác dụng với 10 g dung dịch axit photphoric 39,2%. Muối
nào sau đây thu được sau phản ứng?
A. Na2HPO4. B. NaH2PO4.
C. Na2HPO4 và NaH2PO4. D. Na3PO4 và Na2HPO4.
Câu 1: Đun nóng 40 g hỗn hợp canxi và photpho (trong điều kiện không có không khí ) phản ứng
hòa toàn tạo thành chất rắn X. Để hòa tan X, cần 690 ml dung dịch HCl 2M tạo thành khí Y.
a) Thành phần của chất rắn X là
A. Canxi photphua. B. Canxi photphua và photpho.
C. Canxi photphua và canxi. D. Canxi photphua, photpho và canxi.
b) Thành phần khí Y là
A. H2. B. PH3. C. H2 và PH3. D. H2 và N2.

Trang 28
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 1: Khối lượng quặng photphoric chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150kg photpho là :
(có 3% P hao hụt trong quá trình sản xuất)
A. 1,189 tấn. B. 0,2 tấn. C. 0,5 tấn. D. 2,27 tấn.
Câu 1: Cho 1,98g (NH4)SO4 tác dụng với dung dịch NaOH thu được một sản phẩm khí. Hòa tan
khí này vào dung dịch chứa 5,88g H3PO4. Muối thu được là:
A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4. C. (NH4)3PO4. D. Không xác định.
Câu 1: Thêm 0,15 mol KOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch
có các muối
A. KH2PO4 và K2HPO4. B. KH2PO4 và K3PO4.
C. K2HPO4 và K3PO4. D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4.
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 g photpho trong oxi lấy dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với
150,0 ml dung dich NaOH 2,0 M. Sau phản ứng, trong dung dịch thu được có các muối :
A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và Na3PO4.
C. NaH2PO4 và Na3PO4. D. Na3PO4.

Trang 29
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Bài 12: PHÂN BÓN HÓA HỌC

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Từ Clo , nitơ , hidro và các hóa chất cần thiết. Viết các phương trình hóa học điều chế phân
đạm NH4Cl.
Câu 2: Từ Amoniac , đá vôi , không khí và xúc tác thích hợp. Viết các phương trình hóa học điều
chế phân đạm canxi nitrat , amoni nitrat.
Câu 3: Viết các ptpư biểu diễn sự biến hóa sau:
a. P  P2O5  H3PO4  NaH2PO4  Na3PO4 Ag3PO4
b. P  Ca3P2  PH3  P2O5  H3PO4  K3PO4  Ag3PO4
c. P  H3PO4  Ca3(PO4)2  CaHPO4
Câu 4: Nhận biết các mẫu phân đạm sau:
a. Amoni sunfat , amoni clorua , amoni nitrat.
b. Amoni sunfat , amoni clorua , natri nitrat.
Câu 5: Tính độ dinh dưỡng của phân bón
a. Phân đạm urê thường chứa 46% N.Tính khối lượng urê (kg) cần để cung cấp 70 kg N.
b. Một loại quặng photphat chứa 35% Ca3(PO4)2. Tính hàm lượng % P2O5 trong loại quặng
trên.
c. Phân supephotphat kép thường được sản xuất ứng với hàm lượng P2O5 là 40%. Tính hàm
lượng (%) của canxi đihidrophotphat trong phân bón này.
d. Phân kali clorua được sản xuất từ quặng xinvinit thường chỉ ứng với 50% K 2O. Tính hàm
lượng của KCl trong phân bón.
Câu 6: Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất : K2CO3, NH4NO3 , NaNO3 , KCl.
Câu 7: Xác định công thức phân tử của một loại phân bón , biết khi cho dung dịch Ba(OH) 2 vào
phân bón đó thì có khí mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm , đồng thời có kết tủa trắng sinh ra và kết
tủa này không tan trong axit.
Câu 8: Xác định công thức phân tử của một loại phân bón , biết khi cho dung dịch NaOH vào
phân bón đó thì có khí mùi khai làm xanh quỳ tím ẩm , còn khi cho vào HCl thì thấy có khí không
màu , không mùi , làm đục nước vôi trong.
Câu 9: Từ quặng photphorit người ta có thể điều chế H3PO4 theo sơ đồ sau:
Quặng photphoric → P → P2O5 → H3PO4.
Tính khối lượng quặng photphorit 73% Ca3(PO4)2 cần thiết để điều chế 1 tấn H3PO4 50% (hiệu
suất của quá trình là 90%).
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các loại phân bón hóa học đều là những chất có chứa
A. Các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Trang 30
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
B. Nguyên tố nitơ và một số các nguyên tố khác.
C. Nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.
D. Nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.
Câu 1: Chọn công thức đúng của apatit ?
A. Ca3(PO4)2. B. Ca(PO3)2.
C. 3Ca3(PO4)2.CaF2. D. CaP2O7.
Câu 1: Phân bón nitrophotka (NPK) là hỗn hợp của
A. (NH4)2HPO4 và KNO3. B. (NH4)2HPO4 và NaNO3.
C. (NH4)3PO4 và KNO3. D. NH4H2PO4 và KNO3.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.
B. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
C. Phân lân cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
D. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
Câu 1: Phân bón hóa học thường chỉ chứa 46,00% N. Khối lượng (kg) urê đủ để cung cấp 70,0 kg
N là:
A. 152,2. B. 145,5. C. 160,9. D. 200,0.
Câu 1: Phân superphotphat kép (canxi dihidrophotphat) thực tế sản xuất được thường chỉ ứng
với 40,0% P2O5. Hàm lượng (%) của canxi dihidrophotphat trong phân bón này là :
A. 69,0. B. 65,9. C. 71,3. D. 73,1.
Câu 1: Phân kaliclorua sản xuất được từ quặng xinvinit (KCl) thường chỉ ứng với 50,0% K 2O.
Hàm lượng (%) của KCl trong phân bón đó là:
A. 72,9. B. 76,0. C. 79,2. D. 75,5.
Câu 1: Khối lượng NH3 và dung dịch HNO3 45% đủ để điều chế 100 kg phân đạm NH4NO3 loại
có 34% N là:
A. 20,6kg và 170kg. B. 20,5kg và 100kg.
C. 10,7kg và 90kg. D. 15kg và 25kg.

Trang 31
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu 1: Ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hoạt động là do:
A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C. Phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. Phân tử nitơ không phân cực.
Câu 2: Khi có tia lửa điện hoặc nhiệt đọ cao. Nitơ tác dụng trực tiếp với oxi tạo ra hợp chất X. X
tiếp tục tác dụng với oxi trong không khí tạo thành hợp chất Y. Công thức của X, Y lần lượt là
A. N2O, NO. B. NO2, N2O5. C. NO, NO2. D. N2O5, HNO3.
Câu 3: Nitơ có số oxi hóa âm trong hợp chất với nguyên tố nào sau đây?
A. H. B. Ca. C. Cl. D. F.
Câu 6: Hợp chất X tan trong nước tạo dung dịch không màu. Dung dịch này không tạo kết tủa
với dung dịch BaCl2, khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với dung dịch
HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất này là
A.NH4HSO3. B. Na2SO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3.
Câu 7: Khi nhiệt phân, dãy muối rắn nào dưới đây đều sinh ra một khí duy nhất ?
A. KNO3 , Ca(NO3)2. B. AgNO3, Hg(NO3)2.
C. KNO3 , AgNO3. D. Ca(NO3)2, Mg(NO3)2.
Câu 8: Phản ứng nhiệt không đúng là
A. 2KNO3 →2KNO2 + O2. B. NH4NO3 →N2 + 2H2O.
C. NH4Cl →NH3 + HCl. D. 2NaHCO3 →NaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 9: Đem nung các chất sau: KNO3, NH4NO3, NH4NO2, NH4Cl, Ba(HCO3)2, AgNO3, NH4HCO3,
FeCO3, Cu(NO3)2. Số chất khí (không kể hơi nước) thu được là
A. 7. B. 5. C. 8. D. 6.
Câu 11: Cho P2O5 tác dụng với dung dịch NaOH thu được một dung dịch gồm hai chất. Hai chất
đó có thể là:
A. Na3PO4 và H3PO4. B. NaH2PO4 và Na3PO4.
C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. NaOH và Na2HPO4.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau: Ca3(PO4)2 → X →Y →Ag3PO4
Cặp chất X, Y là:
A. P, P2O5. B. P, H3PO4. C. H3PO4 , K3PO4. D. P2O5 , K3PO4.
Câu 13: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. H3PO4 + Ca(H2PO4)2. B. Na3PO4 + Ca(H2PO4)2.
C. Ca(H2PO4)2 + NaOH. D. Ca3(PO4)2 + H3PO4.
Câu 14: Cho sơ đồ sau : X + Y Ca3(PO4)2 + H2O, Số cặp chất X, Y thỏa mãn là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 15: Amophot là hỗn hợp các muối
A. (NH4)3PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4.
C. (NH4)3PO4 và KH2PO4. D. KH2PO4 và (NH4)3PO4.
Trang 32
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 27: Cho phản ứng sau: KMnO4 + PH3 + H2SO4 → K2SO4 + MnO2 + H3PO4 + H2O
Sau khi cân bằng phản ứng hệ số của PH3 và H2SO4 tương ứng là a và b. TỈ lệ a : b cố giá trị là
A. 5 : 4. B. 5 : 6. C. 3 : 4. D. 3 : 6.
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng với
50 gam dung dịch NaOH 32%. Muối tạo thành trong dung dịch phản ứng là
A. Na2HPO4. B. Na2PO4.
C. NaH2PO4. D. Na2HPO4 , NaH2PO4.
Câu 30: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
A. ZnS + HNO3(đặc nóng). B. Fe2O3 + HNO3(đặc nóng).
C. FeSO4 + HNO3(loãng). D. Cu + HNO3(đặc nóng).
Câu 16: Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp
suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy là
A. 25%. B. 33%. C. 50%. D. 67%.
Câu 17: Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M,Đun nóng thu được V lít khí (đktc).
Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 10,08.
Câu 18: Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được
V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X
trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác). Giá trị của m là
A. 24,5. B. 49. C. 36,75. D. 12,25.
Câu 19: Cho 3 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO 3 thu được khí X và
dung dịch không chứa NH4NO3. Khí X là
A. N2. B. N2O. C. NO. D. NO2.
Câu 20: Cho 3,58 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO 3 dư thu được 0,04
mol NO và 0,06 mol NO2 và dung dịch chứa m gam muối nitrat (không có NH4NO3). Giá trị của
m là
A. 9,78. B. 11,02. C. 14,74. D. 17,22.
Câu 21: Nung 18,96 ham hỗn hợp X gồm Cu, Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam rắn Y. Để hòa tan hết Y cần dùng 400 ml dung dịch
HNO3 1M thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và a lần lượt là
A. 12,48 và 0,08. B. 13,44 và 0,04. C. 12,48 và 0,04. D. 13,44 và 0,08.
Câu 22: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian
thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,672 lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Số molHNO3 đã phản ứng là
A. 0,18. B. 0,15. C. 0,16. D. 0,12.
Câu 23: Hòa tan 19 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M sau đó thêm vào 500 ml dung dịch
HCl 2M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và khí NO duy nhất. Phải thêm bao nhiêu ml
dung dịch NaOH 1M vào X để kết tủa hết Cu2+ ?
A. 600 ml. B. 800 ml. C. 400 ml. D. 120 ml.
Trang 33
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 24: Nung nóng hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3, Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được
dẫn vào nước dư thì thấy có 1,12 lít khí (đktc) khong bị hấp thụ (lượng O 2 hòa tan không đáng
kể). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 9,4 gam. B. 10,3 gam. C. 14,1 gam. D. 18,8 gam.
Câu 25: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 được hỗn hợp khí có
Mtb = 42,5. Tỉ số bằng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26: Cho một miếng photpho vào 600 gam dung dịch HNO3 18,9%. Phản ứng tạo H3PO4 và
NO. Dung dịch sau phản ứng có tính axit và phải trung hòa bằng 3 lít dung dịch NaOH 1M. Khối
lượng miếng photpho ban đầu là
A. 31 gam. B. 37,2 gam. C. 27,9 gam. D. 24,8 gam.

Trang 34
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 3: CACBON-SILIC
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng
a) H2SO4 đặc + C b) HNO3 đặc + C
c) CaO + C d) SiO2 + C
e) SiO2 + Mg f) CO2 + Mg
g) C + CuO h) C + O2
i) C + H2 j) CO + O2
k) CO2 + C l) SiO2 +NaOH đặc
m) CO + CuO n) CO + Fe3O4
t → o
o) CO + Fe2O3 p) KHCO3 ⎯⎯
t → o t → o
q) Ca(HCO3)2 ⎯⎯ r) CaCO3 ⎯⎯
s) CO2 dư + Ba(OH)2 t) CO2 + NaOH dư
u)Ca(HCO3)2 + KOH v)Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2
w)SiO2 + HF z)Na2SiO3+ CO2 + H2O
Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng theo chuỗi sau:
a. C ⎯⎯→ CO ⎯⎯→ CO2 ⎯⎯→ CaCO3 ⎯⎯→ Ca(HCO3)2 ⎯⎯→ CO2
(1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5)

b. C ⎯⎯→ CO2 ⎯⎯→ CO ⎯⎯→ Fe ⎯⎯→ Fe(NO3)3 ⎯⎯→ Fe2O3


(1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5)

c. C ⎯⎯→ CO2 ⎯⎯→ Ca(HCO3)2 ⎯⎯→ CaCO3 ⎯⎯→ CO2


(1) ( 2) ( 3) ( 4)

d. CO2 ⎯⎯→ NaHCO3 ⎯⎯→ Na2CO3 ⎯⎯→ CaCO3 ⎯⎯→ CO2


(1) ( 2) ( 3) ( 4)

e. Si ⎯⎯→ SiO2 ⎯⎯→ Na2SiO3 ⎯⎯→ H2SiO3 ⎯⎯→ SiO2 ⎯⎯→ CaSiO3
(1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5)

f. SiO2 ⎯⎯→ Si ⎯⎯→ Na2SiO3 ⎯⎯→ H2SiO3 ⎯⎯→ SiO2 ⎯⎯→ Si


(1) ( 2) ( 3) ( 4) ( 5)

Câu 3: Nêu hiện tương và viết phương trình phản ứng (nếu có)
a. Khi đun nóng dung dịch canxi hidrocacbonat.
b. Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa canxi cacbonat.
c. Sục khí CO2 từ từ cho đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
d. Cho HF vào lọ thủy tinh ( biết thành phần chính của thủy tinh là SiO2).
Câu 4: Trình bày phương pháp hóa học nhận biệt từng hóa chất.Viết phương trình phản ứng
a. Có ba chất khí gồm CO, SO2 và HCl đựng trong ba bình riêng biệt.
b. Có ba chất khí gồm CO, SO2 và CO2 đựng trong ba bình riêng biệt.
c. Hai dung dịch : Na2SO3 và Na2CO3.
d. Có ba lọ đựng ba hóa chất rắn màu trắng là CaCO3, Na2CO3, NaNO3.
e. Chỉ dùng 1 hóa chất nhận biết 4 dung dịch: Na2CO3, NaNO3 , Na2S , Na2SO3.
f. Chỉ dùng 1 hóa chất nhận biết 4 dung dịch: K2CO3, KNO3 , K2S , K2SiO3.
Câu 5: Tính khối lượng các muối thu được trong các trường hợp sau:

Trang 35
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
5.1. Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dd NaOH 0,6M.
5.2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH .
5.3. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 2,5M.
5.4.Cho 13,44 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 900 cm3 dd KOH 1M.
5.5. Cho 3,36 lít khí CO2(đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 50ml dd NaOH 2M.
5.6. Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dd Ca(OH)2 0,2M.
5.7. Dẫn 17,6 gam CO2 vào 500ml dd Ca(OH)2 0,6M.
5.8. Cho 5,6 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đktc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được
15,76 gam kết tủa. Xác định a?
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 112ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 nồng độ CM thu
được 0,1 gam kết tủa. Xác định CM?
Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn x lít CO2 (đktc) vào 2 lít dd Ca(OH)2 0,01M thì thu được 1 gam kết tủa.
Xác định x?
Câu 9: Một bình chứa 15 lít dung dịch Ba(OH)2 0,01M. Sục vào dung dịch đó V lít khí CO2 (đktc)
ta thu đc 19,7g kết tủa trắng . Tìm giá trị của V?
Câu 10: Thổi V lít (đktc) CO2 vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu đc 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa
lấy dung dịch đun nóng lại có kết tủa nữa. Tìm giá trị của V?
Câu 11: Cho a mol CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa . Lọc tách kết tủa , dung
dịch còn lại đem đun nóng thu được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị a mol là bao nhiêu?
Câu 12: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu đc 19,7 gam kết tủa. Tìm
giá trị lớn nhất của V?
Câu 13: Cho V lít khi CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 2,0 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu đc
1,97g BaCO3 kết tủa. Tìm giá trị bé nhất của V?
Câu 14: Sục V lít CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu đc 10 gam kết tủa. Tìm V?
Câu 15: Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 500ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2
0,2M sinh ra m gam kết tủa. Tìm giá trị của m?
Câu 16: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500ml dd chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M .
Tính khối lượng kết tủa?
Câu 17: Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,11 mol Ca(OH)2 . Ta nhận thấy khối
lượng CaCO3 tạo ra lớn hơn khối lượng CO2 đã dùng . Khối lượng dung dịch còn lại giảm bao
nhiêu gam?
Câu 18: Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dd chứa 0,25 mol Ca(OH)2, khối lượng dung dịch sau
phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
Câu 19: Cho V lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong thu được 10,0 gam kết
tủa và thấy khối lượng dung dịch nước vôi trong giảm 3,40 gam. Tìm giá trị của V.
Câu 20: Thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lít khí SO2 (đktc).
Câu 21: Toán hiệu suất , tính hàm lượng:
21.1. Nung 200kg đá vôi chứa 10% tạp chất với hiệu suất là 90% .Tính lượng CaO thu được?
Trang 36
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
21.2. Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất là 95% .Hãy tính lượng CaCO3 đã dùng?
21.3. Nung 100 gam đá vôi thu được 20,37 lít khí CO2 (đkc). Tính thành phần % theo khối lượng
của canxi cacbonat trong loại đá vôi trên.
21.4. Đốt 10 gam một mẫu thép trong khí oxi dư, rồi dẫn toàn bộ lượng khí CO 2 qua nước vôi
trong dư thu được 0,5 gam kết tủa. Tính thành phần % theo khối lượng của cacbon trong mẫu
thép trên.
Câu 22: Toán nhiệt luyện:
22.1. Để khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3, người ta cần dùng 15,68 lít khí CO
(đkc). Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu?
22.2. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) phản ứng với CuO nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối
so với H2 bằng 18. Tìm khối lượng CuO đã phản ứng?
22.3. Dẫn một luồng khí CO dư (đktc) qua ống sứ đựng hỗn hợp CuO và Fe 3O4 đến khi phản
ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại . Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung
dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa . Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit
trong hỗn hợp ban đầu?
22.4. Để khử hoàn toàn 5,2 gam hỗn hợp Fe , FeO , Fe3O4 và Fe2O3, người ta cần dùng 1,792 lít
khí CO (đkc). Tìm khối lượng của Fe thu được sau phản ứng?
Câu 23: Toán muối cacbonat tác dụng với axit HCl hoặc H2SO4 (Định luật tăng giảm)
23.1. Hòa tan hoàn toàn 24,7 gam hỗn hợp CaCO3 và BaCO3vào dd HCl dư thu được V lít
khí (đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được 26,35 gam muối khan. Xác định V.
23.2. Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72
lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Xác định m?
23.3. Cho 28,8 gam hỗn hợp muối cacbonat của một kim loại hóa trị I và cacbonat của một kim
loại hóa trị II tác dụng với HCl dư thu được 6,72 lít khí (đktc). Tìm khối lượng muối sinh ra ?
23.4. Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp MCO3 và M/CO3 vào dd H2SO4 thu được V lít khí
(đktc). Dung dịch tạo thành đem cô cạn thu được 37,2 gam muối khan. Giá trị V là bao nhiêu?
Câu 24: TOÁN NHIỆT PHÂN MUỐI HCO3- và CO32- :
24.1. Nung 3 gam muối hidrocacbonat của kim loại kiềm đến khối lượng không đổi . Dẫn khí
sinh ra vào dd Ca(OH)2 dư thu được 1,5 gam kết tủa . Tìm kim loại kiềm?
24.2. Nung 16,2 gam muối hidrocacbonat của kim loại kiềm thổ đến khối lượng không đổi .
Dẫn khí sinh ra vào dd Ca(OH)2 dư thu được 20 gam kết tủa . Tìm kim loại kiềm thổ?
24.3. Nung 28,89 gam hỗn hợp muối NaHCO3 và Na2CO3 cho đến khi phản ứng kết thúc thu
được 27,03 gam rắn. Tìm thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp muối ban đầu.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, không dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
C. Than gỗ, than xương có khả năng hấp phụ các chất khí và chất tan trong dung dịch.

Trang 37
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
D. Khi đốt cháy cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, sản phẩm thu được chỉ là khí cacbonic.
Câu 1: Trong số các đơn chất của nhóm cacbon, nhóm chất nào là kim loại?
A. Cacbon và silic. B. Thiếc và chì.
C. Silic và gemani. D. Silic và thiếc.
Câu 1: Các nguyên tố trong dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần?
A. C , Si , Pb , S , Ge. B. C , Pb , Sn ,Ge , Si.
C. Pb , Sn , Ge , Si , C. D. Pb , Sn , Si , Ge , C.
Câu 1: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau đây ?
A. C + O2 → CO2. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. 3C + 4Al → Al4C3. D. C + H2O → CO + H2.
Câu 1: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính khử của cacbon?
A. 2C + Ca → CaC2. B. 3C + 4Al → Al4C3.
C. C + 2H2 → CH4. D. 2C + SiO2 → 2CO + Si.
Câu 1: Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng đối với các nguyên tố nhóm cacbon:
A. Các nguyên tử đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2 np2.
B. Trong các hợp chất với hiđro, các nguyên tố đều có số oxi hóa là -4.
C. Trong các oxit, số oxi hóa của các nguyên tố chỉ là +4.
D. Ngoài khả năng tạo liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác, các nguyên tử của tất cả
các nguyên tố nhóm cacbon còn có khả năng liên kết với nhau để tạo thành mạch.
Câu 1: Câu nào sau đây diễn tả đúng về tính chất hóa học của cacbon?
A. Cacbon chỉ có tính khử.
B. Cacbon chỉ có tính oxi hóa.
C. Cacbon có tính khử và tính oxi hóa.
D. Cacbon không có tính khử và không có tính oxi hóa.
Câu 1: Cacbon phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na2O, NaOH, HCl. B. Al, HNO3 đặc, KClO3.
C. Ba(OH)2, Na2CO3, CaCO3. D. NH4Cl, KOH, AgNO3.
Câu 1: Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon, vì:
A. Có cấu tạo mạng tinh thể giống nhau.
B. Đều là các dạng đơn chất của nguyên tố cacbon và có tính chất vật lý khác nhau.
C. Có tính chất vật lý tương tự nhau.
D. Có tính chất hóa học không giống nhau.
Câu 1: Để đề phòng bị nhiễm độc CO , người ta sử dụng mặt nạ phòng độc có chứa những hóa
chất là:
A. CuO và MnO2. B. CuO và MgO.
C. CuO và than hoạt tính. D. Than hoạt tính.
Câu 1: CO không khử đựơc oxit kim nào sau đây ở nhiệt độ cao?
A. Fe3O4. B. CuO. C. PbO. D. MgO.
Câu 1: Trong các cặp chất sau đây:
a. C và H2O b. (NH4)2CO3 và KOH c. NaOH và CO2
d. CO2 và Ca(OH)2 e. K2CO3 và BaCl2 g. Na2CO3 và Ca(OH)2
h. HCl + CaCO3 i. HNO3 + NaHCO3 k. CO + CuO
Nhóm gồm các cặp chất mà phản ứng giữa các chất trong cặp tạo thành sản phẩm có chất khí là
A. a, b, d, i, k. B. b, c, d, h, k. C. c, d, e, g, k. D. a, b, h, i, k.
Câu 1: Để loại bỏ SO2 ra khỏi hỗn hợp SO2 và CO2, ta có thể dùng :
A. dd Ca(OH)2. B. dd Br2. C. CuO. D. dd NaOH.
Câu 1: Số oxi cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào trong các chất sau?
Trang 38
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. SiO. B. SiO2. C. SiH4. D. Mg2Si.
Câu 1: Silic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. O2, C, F2, Mg, HCl, NaOH. B. O2, C, F2, Mg, NaOH.
C. O2, C, F2, Mg, HCl, KOH. D. O2, C, Mg, NaOH, HCl.
Câu 1: Silic và nhôm đều phản ứng được với dung dịch các chất trong dãy nào sau đây?
A. HCl, HF. B. NaOH, KOH.
C. Na2CO3, KHCO3. D. BaCl2, AgNO3.
Câu 1: Silic phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng. B. F2, Mg, NaOH.
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH. D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
Câu 1: Có các chất sau:
1. Magie oxit 2. Cacbon 3. Kali hiđroxit
4. Axit flohiđric 5. Axit clohiđric
Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 3, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 1: Nguyên tử của hai nguyên tố cacbon và silic đều có
A. Cấu hình electron giống nhau.
B. Cùng điện tích hạt nhân và số electron gần bằng nhau.
C. Bán kính nguyên tử và độ âm điện tuơng tự nhau.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau và đều có độ âm điện nhỏ hơn nitơ.
Bài 1: Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Bài 2: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,25 mol
Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm?
A. Chỉ có CaCO3. B. Chỉ có Ca(HCO3)2.
C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2. D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2.
Bài 3: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít CO2 (đktc) vào 2 lít Ca(OH)2 0,01M thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 1g. B. 1,5g. C. 2g. D. 2,5g.
Bài 4: Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau
khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m gam kết tủa. Tính m
A.19,7g B. 14,775g. C. 23,64g D. 16,745g
Bài 5: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ca(OH)2 thu được 6g kết tủa. Lọc kết tủa đun nóng
dd lại thấy có 4 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là:
A. 2,24 lít. B. 2,688 lít. C.6,72 lít. D. 10,08 lít.
Bài 6: Hấp thụ hoàn toàn 27,552 lít (đktc) CO2 vào m gam dd Ba(OH)2 34,2%, phản ứng hoàn toàn
thu được 175,33 gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 1060. B. 265. C. 530. D. 2120.

Trang 39
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Bài 7: A là hh khí gồm CO2 , SO2. dA/ H2 = 27. Dẫn a mol hh khí A qua bình đựng 1 lít dd NaOH
1,5aM. Sau phản ứng cô cạn cẩn thận dd thu được m (g) muối khan. Tìm m theo a?
A. 80a. B. 105a. C. 94a. D. 103a.
Bài 8: Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng
thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 2,24 hoặc 4,48. B. 2,24 hoặc 11,2. C. 6,72 hoặc 4,48. D. 5,6 hoặc 11,2.
Bài 1: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai?
A. 3CO + Fe2O3 −tº→ 3CO2↑ + 2Fe. B. CO + Cl2 → COCl2.
C. 3CO + Al2O3 −tº→ 2Al + 3CO2↑. D. 2CO + O2 −tº→ 2CO2↑.
Bài 2: Nhóm gồm các khí đều cháy được (pứ với oxi) là:
A. CO, CO2. B. CO, H2. C. O2, CO2. D. Cl2, CO.
Bài 3: Khí B có tính chất: rất độc, không màu, ít tan trong nước, cháy trong không khí sinh ra chất
khí làm đục nước vôi trong. Khí B là:
A. H2. B. CO. C. Cl2. D. CO2.
Bài 4: Dẫn luồng khí CO qua hổn hợp Al2O3, MgO, Fe2O3, CuO (nóng) sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được chất rắn là
A. Al2O3, MgO, Fe, Cu. B. Al, Fe, Cu, Mg.
C. Al2O3, Mg, Fe, Cu. D. Al2O3, MgO, Fe3O4, Cu.
Bài 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO
thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. MgO, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe3O4, Cu. D. Mg, Al, Fe, Cu.
Bài 6: Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm
CuO và Fe3O4 nung nóng.. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm
0,48 gam. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,672. C. 0,224. D. 0,560.
Bài 7: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 56 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO nung nóng đến khi
phản ứng hoàn toàn, thu được 49,6 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là
A. 48 gam. B. 40 gam. C. 16 gam. D. 32 gam.
Bài 8: Khử hoàn toàn một oxit sắt X ở nhiệt độ cao cần vừa đủ V lít khí CO (ở đktc), sau phản ứng
thu được 33,6 gam Fe và 17,92 lít khí CO2 (đktc). Công thức của X và giá trị V lần lượt là
A. Fe3O4 và 17,92. B. Fe3O4 và 8,96. C. FeO và 8,96. D. Fe2O3 và 17,92.
Bài 9: Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO,
Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X
ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 19 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A.12,768. B. 2,128. C. 4,256. D. 8,512.
Bài 10: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 bằng V lít khí CO (vừa đủ) thu được chất rắn C. Hòa tan
hoàn toàn chất rắn C thu được bằng dung dịch axit HNO3 thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phẩm
khử duy nhất. Giá trị của V là:
Trang 40
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 10,08 lít. D. 11,2 lít.
Bài 1: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2; Ca(NO3)2; NaOH; Na2CO3;
KHSO4; Na2SO4; Ca(OH)2; H2SO4; HCl. Số trường hợp có kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Bài 2: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm (MgCO3, BaCO3, CaCO3, CuCO3), sau phản
ứng thu được 100 gam hỗn hợp các oxit và V lít CO2 (đktc). Sục toàn bộ V lít CO2 (đktc) vào nước
vôi trong dư thu được 89 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 139,16. B. 110,68. C. 189. D. 123,06.
Bài 3: Cho 30g hỗn hợp 3 muối gồm Na2CO3, K2CO3, MgCO3 tác dụng hết với dd H2SO4 dư thu
được 5,6 lít CO2 (đktc) và dd X. Khối lượng muối trong dd X là
A. 42gam. B. 39 gam. C. 34,5gam. D. 48gam.
Bài 4: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 400 ml dung dịch HCl 2M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa
(K2CO3 3M và Na2CO3 2 M), sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,6. B. 8,96. C. 11,2. D. 6,72.
Bài 5: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đkc) CO2 vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 0,2M và KOH x
mol/lít. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với
dung dịch BaCl2 dư được 11,82 gam kết tủa. Giá trị x là
A. 1,0. B. 1,4. C. 1,2. D. 1,6.
Bài 6: Cho 200 ml dd Ca(OH)2 3M vào 500 ml dd KHCO31M, phản ứng hoàn toàn thu được m
gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 30. B. 40. C. 60. D. 50.
Bài 7: Dung dịch X chứa hỗn hợp gồm Na2CO3 1,5M và KHCO3 1M. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến
hết 200 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch X, sinh ra V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 3,36. C. 2,24. D. 1,12.
Bài 8: Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3 còn lại là tạp chất trơ. Nung m gam đá này một thời gian
thu được 0,78m gam chất rắn. Hiệu suất phân hủy CaCO3 là
A. 78%. B. 50%. C. 62,5%. D. 97,5%.
Bài 5: Một loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O, 10,98% CaO , 70,59% SiO2 về khối
lượng. Thành phần của thuỷ tinh này biểu diễn dưới dạng các oxit là:
A. K2O.CaO.4SiO2. B. K2O.2CaO.6SiO2. C. K2O.CaO.6SiO2. D. K2O.3CaO.8SiO2.
Bài 6: Silic đioxit phản ứng được với tất cả các chất trong dãy sau đây ?
A. NaOH, MgO, HCl B. KOH, MgCO3, HF C. NaOH, Mg, HF D. KOH, Mg, HCl.
Bài 7: Phản ứng nào sau đây không đúng ?
A. SiO2 + Na2CO3 −tº→ Na2SiO3 + CO2. B. Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3.
C. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2. D. SiO2 + 2NaOH (loãng) → Na2SiO3 + H2O.
Bài 8: Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những
hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HF.
C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch H2SO3.
Trang 41
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Bài 1: Cho 56 gam silic vào dd NaOH dư, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của
V là:
A. 22,4. B. 44,8. C. 56. D. 89,6.
Bài 2: Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 53,4 gam silic đioxit. Giá trị của m
A. 18,69 gam. B. 24,92 gam. C. 37,38 gam. D. 12,46 gam.
Bài 3: Để điều chế được 12,6 gam Silic ở trong phòng thí nghiệm ta cần dùng bao nhiêu gam Mg,
biết H=60%
A. 36. B. 21,6. C. 18. D. 10,8.
Bài 4: Trong công nghiệp, để sản xuất được 39,2 tấn silic theo phản ứng: SiO2 +2C −tº→ Si + 2CO
cần dùng bao nhiêu tấn than cốc, biết H = 75%.
A. 33,6. B. 22,4. C. 44,8. D. 59,73.

Trang 42
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Cho các chất C2H5Cl, CH3OH, C6H6, CH4, HCOOH, CH2Cl2, CH5N. Chất nào là
hiđrocacbon, chất nào là dẫn xuất hiđrocacbon?
Câu 2: Viết đồng phân cấu tạo ( mạch hở) các chất có công thức phân tử:
a. C2H6 ; C3H8 ; C4H10 d. C2H6O ; C3H8O
b. C2H4 ; C3H6 ; C4H8 ; C5H10 e. C3H7Cl ; C4H9Cl ; C2H4Br2
c. C2H2 ; C3H4 ; C4H6 ; C5H8 f. C2H7N ; C3H9N
Câu 3: Cho các chất CH2=CH2 (1); CHC-CH2CH3 (2); CH2=CHCH2CH3 (3); CH3-CC-CH3 (4);
CH4 (5); CH3-CH3 (6); CH2=C (CH3)-CH2CH3 (7)
a. Các chất nào là đồng đẳng của nhau.
b. Các chất nào là đồng phân của nhau.
Câu 4: Trong các chất nào sau đây: C2H4 , C3H8 , C2H6 , C3H6 , C4H10 , C5H10 chất nào sau đây là
đồng đẳng của CH4?
Câu 5: Cho các chất CH3-CO-CH2CH3(1); CH3CH2CH2OH (2); CH3OCH2CH3 (3);
CH3CH(OH)CH3(4). Các chất nào là đồng phâncủa nhau?
Câu 6: Xác định thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong HCHC.
6.1. X là chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố. Khi đốt cháy hoàn toàn 5g X thì thu được 7,2g
nước. Xác định thành phần % theo khối lượng từng nguyên tố trong X?
6.2. Oxi hoá hoàn toàn 0,6 g chất hữu cơ X thu được 0,72g H2O; 0,672 lit khí CO2( đkc). Xác
định thành phần % theo khối lượng từng nguyên tố trong X?
6.3. Để đốt cháy hoàn toàn 2,5g chất hữu cơ X phải dùng hết 3,36 lit oxi (đkc). Sản phẩm cháy chỉ
có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 3,7g. Tính thành phần % theo khối
lượng từng nguyên tố trong X?
6.4. Đốt cháy hoàn toàn 14,2g chất hữu cơ X, sau đó dẫn hỗn hợp sản phẩm lần lượt qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 19,8g; khối lượng
bình 2 tăng 44g.Tính thành phần % khối lượng từng nguyên tố trong X?
6.5. Oxi hoá hoàn toàn 0,67g -caroten rồi dẫn sản phẩm qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình
2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả khối lượng bình 1 tăng 0,63g; bình 2 thu được 5g kết tủa. Tính thành
phần % khối lượng các nguyên tố trong phân tử -caroten?
6.6. Oxi hoá hoàn toàn 15g chất hữu cơ X thu được 18g H2O; 17,92 lit CO2; 2,24 lit N2 (các
thể tích khí đo ở đkc). Xác định thành phần % theo khối lượng từng nguyên tố trong X?
6.7. Oxi hoá hoàn toàn 6,15g chất hữu cơ X thu được 2,25g H2O; 6,72 lit CO2; 0,56 lit N2 (các
thể tích khí đo ở đkc). Xác định thành phần % theo khối lượng từng nguyên tố trong X?
Câu 7: Xác định CTPT của các chất
7.1. Hợp chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất là CH3O (dx/ H2 = 31). Tìm công thức phân
tử của X.

Trang 43
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
7.2. Đốt cháy hoàn toàn 3,3g chất hữu cơ X, người ta thu được 6,6g CO2 và 2,7g H2O.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Lập công thức phân tử của X biết tỉ khối hơi của X so với không khí gần bằng 3,0345.
7.3. Đốt cháy hoàn toàn 3,2g một hợp chất hữu cơ X sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả khối lượng bình 1 tăng 7,2g; bình 2
tăng 8,8g. Lập công thức phân tử X biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 8.
7.4. Để đốt cháy hoàn toàn 2,85g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lit khí oxi (đkc). Sản
phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 44:15 về khối lượng.
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Lập công thức phân tử của X biết tỉ khối hơi của X so với khí nitơ là 4,07.
7.5. Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất hữu cơ X( chứa C , H , N ) bằng lượng oxi vừa đủ .
Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 thu được 6 gam kết tủa và có 0,224
lít khí N2 (ở đktc).
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Xác định công thức phân tử của X biết X chỉ có 1 nguyên tử N.
7. 6. Phenolphtalein là chất chỉ thị dùng nhận biết dung dịch bazơ. Kết quả phân tích
Phenolphtalein cho phần trăm theo khối lượng các nguyên tố là: %C là 75,47, %H là 4,35, %O là
20,18. Biết khối lượng mol của Phenolphtalein là 318,0 g/mol . Hãy lập CTPT của Phenolphtalein.
7. 7. Đốt cháy hoàn toàn 2,2g chất hữu cơ X, người ta thu được 4,4g CO2 và 1,8 g H2O.
a.Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Lập công thức phân tử của X biết rằng nếu làm bay hơi 1,1 gam chất X thì thể tích hơi
thu được đúng bằng thể tích của 0,4 gam O2 đo cùng điều kiện nhiệt độ , áp suất .
7.8. Để đốt cháy hoàn toàn 8,9g chất hữu cơ X .Sản phẩm cháy có 6,3 gam H 2O , 6,72 lít khí
CO2 và 1,12 lit khí N2 ( đkc) .Xác định công thức phân tử của X biết rằng khi hóa hơi 4,45 gam X
thu được thể tích bằng 1,6 gam khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ , áp suất.
7.9. Để đốt cháy hoàn toàn 4,45g chất hữu cơ X phải dùng vừa hết 4,2 lit khí oxi (đkc). Sản
phẩm cháy có 3,15 gam H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 ( đkc). Xác định công thức
đơn giản nhất của X.
7.10. Đốt cháy hoàn toàn 4,1g chất hữu cơ X người ta thu được 2,65g Na2CO3; 1,35g H2O và
1,68 lit khí CO2 (đkc). Xác định công thức đơn giản nhất của X.
Câu 8: Hợp chất hữu cơ X có %C = 54,55 ; %H = 9,09 còn lại là oxi
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Biết X có 2 nguyên tử oxi. Tìm công thức phân tử X.
Câu 9: Hợp chất hữu cơ X có %C = 24,24 ; %H = 4,04 ; %Cl = 71,72
a. Xác định công thức đơn giản nhất của X.
b. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2,25. Tìm công thức phân tử X.
Câu 10: Limonen là một hợp chất hữu cơ có trong tinh dầu chanh. Kết quả phân tích cho thấy
limonen có chứa 2 nguyên tố trong đó H chiếm 11,765% về khối lượng. Tỉ khối hơi của limonen
so với khí oxi bằng 4,25. Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của limonen.
Trang 44
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 11: Anetol là một hợp chất hữu cơ (chứa C, H, O) có trong tinh dầu hồi. Kết quả phân tích
cho thấy trong phân tử anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10%. Hoá hơi 14,8g anetol thu được thể
tích đúng bằng thể tích của 3,2g khí oxi ở cùng điều kiện. Lập công thức phân tử của anetol.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích hidrocacbon X cần 6 thể tích khí oxi và thu được 4 thể tích
khí CO2. Biết các thể tích đo cùng điều kiện nhiệt độ áp suất . Tìm công thức phân tử của
hidrocacbon X.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí X cần 10 lít khí oxi sau phản ứng thu được 6 lít khí CO2 và 8
lít hơi nước. Biết các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất . Tìm công thức
phân tử của X.
Câu 14: Cho 20 ml hidrocacbon X và 100 ml O2 ( dư) vào khí nhiên kế . Bật tia lửa điện sau đó làm
lạnh . hỗn hợp khí còn lại có thể tích là 70ml được cho qua bình đựng KOH thì bị hấp thụ hết
40ml còn lại bị hấp thụ bởi phot pho . Các thể tích đo cùng đk nhiệt độ và áp suất . Tìm công thức
phân tử của X.
Câu 15: Hỗn hợp A chứa 3 hiđrocacbon là đồng phân của nhau. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6g A
thì thu được 11g CO2.
a. Xác định CTPT các chất trong A biết tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,25?
b. Viết công thức cấu tạo thu gọn của từng chất trong A?
Câu 16: Hỗn hợp X chứa 3 chất là đồng phân của nhau, nếu làm bay hơi 2,1g X thì thể tích hơi
thu được đúng bằng thể tích của 0,98g khí nitơ ở cùng điều kiện. Để đốt cháy hoàn toàn 3g X cần
5,04 lit khí oxi (đkc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 11:6 về khối lượng.
a. Xác định công thức phân tử của 3 chất trong X?
b. Hãy viết CTCT thu gọn của từng chất trong X?
Câu 17: Một hiđrocacbon A có %C = 82,76%. Thể tích hơi của 13,05g A đúng bằng thể tích hơi của
6,3g khí nitơ ở cùng điều kiện.
a. Xác định công thức đơn giản nhất, công thức phân tử của A?
b. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A?
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 5,52g hợp chất hữu cơ A, sản phẩm cháy dẫn lần lượt qua bình 1
đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Kết quả khối lượng bình 1 tăng 6,48g; bình 2 thu được
24g kết tủa.
a. Xác định công thức phân tử của A biết công thức phân tử cũng là công thức đơn giản nhất?
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A?
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44. B. 46. C. 22. D. 88.
Câu 2: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt
độ, áp suất). Phân tử khối của X là
A. 60. B. 30. C. 120. D. 32.
Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30.
Công thức phân tử của X là
Trang 45
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. CH2O. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. C4H8O2.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và
3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C5H12O. B. C2H4O. C. C3H4O3. D. C4H8O2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X (C, H, O). Thu được 6,72 lít CO 2 (đktc) và
5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng
nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X.
A. C5H10O. B. C3H6O2. C. C2H2O3. D. C3H6O.
Câu 6: Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy
hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số
nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 9.
Câu 7: Kết quả phân tích nguyên tố hợp chất X cho biết %mc = 54,54% ; %mH = 9,09% còn lại là
oxi. Tỉ khối hơi của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
A. C5H12O. B. C2H4O. C. C3H4O3. D. C4H8O2.
Câu 8: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng
điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C4H10. B. C4H8O2. C. C4H10O2. D. C3H8O.
Câu 9: Oxi hóa hoàn toàn 4,92g một hợp chất A chứa C, H, O, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt
qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 đặc tăng
thêm 1,81mg, bình chứa KOH tăng thêm 10,56g. Ở thí nghiệm khác, khi nung 6,15g hợp chất A
với CuO thì thu được 0,55l (đktc) khí N2. Hàm lượng phần trăm của Oxi trong A là bao nhiêu?
A. 26,215%. B. 58,54%. C.11,18%. D.4,065%.
Câu 10: Hợp chất A chứa các nguyên tố C, H, O. Khi đốt A cần dùng một lượng oxi bằng 8 lần
lượng oxi có nó và thu được lượng khí CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng CO2 so với khối lượng
nước = 22/9. Công thức đơn giản nhất của A là:
A. C4H6O. B. C3H6O. C. C3H6O2. D. C4H6O2.
Câu 11: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin
A là:
A. C2H3O. B. C20H30O. C. C4H6O. D. C4H6O2.
Câu 12: Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có:
mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H12O4. B. CH3O. C. C3H6O2. D. C3H6O.
Câu 13: Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25
mol H2O. Công thức phân tử của X là: (biết 70 < MX < 83)
A. C2H5O. B. C4H8O. C. C3H6O. D. C4H10O.
Câu 14: Một hiđrocabon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 15. Công thức phân tử của X là:
A. C2H6. B. CH4. C. C2H4. D. C2H2.

Trang 46
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 100ml hơi chất A, cần dùng 250ml O2, chỉ tạo ra 200ml CO2 và 200ml
hơi nước (các thể tích đo cùng điều kiện). Công thức phân tử của A là:
A. C2H4. B. C2H6O. C. C2H4O. D. C3H6O.

Trang 47
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 5: HIDROCACBON NO

Bài 25: ANKAN (PARAFIN)


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết công thức phân tử của ankan tương ứng:
Điều kiện đề bài Công thức phân tử của Ankan

Chứa 7 C

Chứa 18 H

Có M = 44

Có % C = 82,76%

Có % H = 20%

Tỉ lệ số nguyên tử C : H = 3 :7
Câu 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo IUPAC các ankan có công thức phân tử sau:
a) C5H12 b) C6H14
Câu 3: Hoàn thành bảng công thức cấu tạo – tên sau:

Công thức cấu tạo Tên ankan

CH3-CH2-CH2-CH3

CH3-C(CH3)-CH3

CH3 -CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3

CH3 -CH2-C(CH3)2-CH(CH3)-CH2-CH3

CH3 -CH2-CH(C2H5)-C(CH3)2-CH3

CH3-CH(C2H5)-CH2-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3

CH3-CH(CH3)- C(CH3)Cl-CH2-CH3

propan

2-metylpentan

2,3-đimetylbutan

Trang 48
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

2,2-đimetylpropan

2,2,4- trimetylpentan

3-etyl-2-metylheptan

Isopentan

Neopentan

1-clo-3-etyl-2-metylpentan

1,2,4-triclo-3-etyl-2,5-đimetylhexan

Câu 4: Viết các phương trình phản ứng sau:


a) isobutan tác dụng với clo (as, tỉ lệ 1:1)
b) Tách một phân tử H2 từ phân tử propan.
c) Đốt cháy hexan.
Câu 8: Xác định các CTCT đúng của C5H12 và gọi tên A, B, C trong các trường hợp sau:
a. Khi cho A tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 thì chỉ thu được 1 sản phẩm duy nhất.
b. Khi cho B tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được 4 sản phẩm thế.
c. Khi cho C tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được 3 sản phẩm thế.
Câu 9: X có CTPT là C6H14, khi cho X tác dụng với Cl2 (as) theo tỉ lệ mol 1:1 thì chỉ thu được 2
sản phẩm thế monoclo. Xác định CTCT và gọi tên của X?
Câu 10 : Hoàn thành chuỗi phương trình:
a. Al4C3 → CH4 → CH2Cl2 → CCl4
b. CH3COONa → CH4 → metylclorua → metilenclorua → clorofom → tetraclometan
c. C4H10 → C2H6 → C2H5Cl → C4H10→ C2H6→ C2H4
Câu 11 : Xác định CTPT của ankan trong các trường họp sau:
11.1. Có tỉ khối hơi so với H2 là 36.
11.2. Có tỉ khối hơi so với không khí là 2.
11.3. Có phần trăm khối lượng cacbon bằng 80%.
11.4. Phần trăm khối lượng Hidro bằng 25%.
11.5.Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam một ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc).
11.6. Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lit ankan A (đkc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng
Ca(OH)2 dư thì thu được 10g kết tủa.
11.7. Đốt cháy hoàn toàn 2,9g một ankan A phải dùng vừa hết 7,28 lit oxi (đkc).
11.8. Chất A là một ankan ở thể khí, để đốt cháy hoàn toàn 0,3 lit A cần dùng vừa hết 1,5 lit oxi
lấy ở cùng điều kiện.
Trang 49
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
11.9. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8g ankan A thì thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 2,8g. Viết
CTCT và tên gọi các đồng phân của A?
Câu 12 : Phản ứng thế halogen của ankan
12.1. Brom hoá ankan X chỉ tạo được một dẫn xuất monobrom Y duy nhất. Biết Y có tỉ khối hơi
so với không khí bằng 5,207. Xác định công thức cấu tạo của Ankan X .
12.2.Ankan X tác dụng với brom sinh ra hỗn hợp 2 dẫn xuất monobrom đều có tỉ khối hơi so
với hiđro bằng 61,5. Xác định công thức cấu tạo và tên của X .
12.3.Cho 0,1 mol ankan A phản ứng với 14,2g clo thì phản ứng vừa đủ tạo ra 9,9g dẫn xuất B.
Xác định CTPT của A, B ?
Câu 13 : TOÁN ĐỒNG ĐẲNG KẾ CẬN
13.1.Hỗn hợp X chứa 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam
X thu được 29,12 lit CO2 (đkc). Xác định CTPT và thành phần % khối lượng từng ankan trong X?
13.2. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp 2 ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu
được 5,60 lít khí CO2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Xác định Công thức phân tử của 2 ankan .
b.Tính % theo thể tích mỗi ankan trong hỗn hợp.
13.3. Đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp 2 ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
thì cần dùng 36,8 gam oxi .
a. Xác định Công thức phân tử của 2 ankan .
b.Tính % theo khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp.
13.4. Đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp 2 ankan X và Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
cần dùng 54,88 lít O2 (đktc ).
a. Xác định Công thức phân tử của 2 ankan .
b.Tính % khối lượng mỗi ankan trong hỗn hợp.
Câu 14 : TOÁN HỖN HỢP
14.1. Một loại xăng là hỗn hợp của các ankan có CTPT là C7H16 và C8H18. Để đốt cháy hoàn toàn
6,95g xăng đó phải dùng vừa hết 17,08 lit oxi (đkc). Xác định thành phần % khối lượng từng chất
trong xăng đó?
14.2. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit (đkc) hh khí A gồm C2H6 và CH4 sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm
cháy qua dd nước vôi trong dư thì thu được 20g kết tủa. Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong
hh A?
14.3. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lit (đkc) hỗn hợp propan và butan, dẫn sản phẩm cháy vào dd
NaOH thì thu được 28,62g Na2CO3 và 25,2g NaHCO3. Xác định thành phần % theo khối lượng
từng ankan trong hỗn hợp?

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Hidrocacbon no là:
A. là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
B. Là hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
Trang 50
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
C. Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa 1 nối đôi.
D. Là hợp chất hữu cơ trong phân tử chỉ có hai nguyên tố C và H.
Câu 2: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của metan.
A. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8. B. CH4, C2H2, C3H4, C4H10.
C. CH4, C2H6, C4H10, C5H12. D. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12.
Câu 3: Ankan có những loại đồng phân nào?
A. Đồng phân nhóm chức. B. Đồng phân mạch cacbon.
C. Đồng phân vị trí nhóm chức. D. Có cả 3 loại đồng phân trên.
Câu 4: Ứng với CTPT C6H14 có bao nhiêu đồng phân mạch ankan?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 5: Tên gọi của hợp chất có CTCT dưới là: CH3–CH(C2H5)–CH2–CH3
A. 2-etylbutan. B. 2- metylpentan. C. 3-metylpentan. D. 3-etylbutan.
Câu 6: Chất có CTCT sau: CH3–CH(CH3)–CH(CH3)–CH2–CH3 có tên gọi là:
A. 2,2–đimetylpentan. B. 2,3–đimetylpentan.
C. 2,2,3–trimetylpentan. D. 2,2,3–trimetylbutan.
Câu 7: Cho ankan có CTCT là CH3–CH(C2H5)–CH2–CH(CH3)–CH3. Tên gọi của A theo IUPAC
là:
A. 2–etyl–4–metylpentan. B. 3,5–đimetylhexan.
C. 4–etyl–2–metylpentan. D. 2,4–đimetylhexan.
Câu 8: Cho ankan A có tên gọi: 3–etyl–2,4–đimetylhexan. CTPT của A là
A. C11H24. B. C9H20. C. C8H18. D. C10H22.
Câu 9: Công thức nào sau đây có tên là neo pentan ?
A. CH3–CH(CH3)–CH3. B. C5H12.
C. CH3–CH(CH3)–CH2–CH3. D. C(CH3)4.
Câu 10: Phản ứng đặc trưng của Ankan là:
A. Cộng với halogen. B. Thế với halogen. C. Crackinh. D. Đề hidro hoá.
Câu 11: Khi đốt cháy ankan thì thu được thu được
A. n H2O = n CO2 . B. n H2O  n CO2 . C. n H2O  n CO2 . D. Tùy thuộc vào từng công thức
Câu 12: Phản ứng thế giữa propan với Cl2 (tỉ lệ 1:1) cho mấy sản phẩm thế ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13: Sản phẩm chính của phản ứng iso pentan + Cl2 ⎯⎯
as
1:1
→ là:
A. (CH3)2CHCH(Cl)CH3. B. (CH3)2C(Cl)CH2CH3.
C. (CH3)2CHCH2CH2Cl. D. CH2ClCH(CH3)CH2CH3.
Câu 14: Khi cho 2-metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là:
A. 1-clo-2-metylbutan. B. 2-clo-2-metylbutan.
C. 2-clo-3-metylbutan. D. 1-clo-3-metylbutan.
Câu 15: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất. Danh
pháp IUPAC của ankan đó là:
A. pentan. B. 2,2-đimetylpropan. C. 2-metylbutan. D. 2-đimetyl propan.
Trang 51
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 16: Cho các chất: metan, etan, propan, butan, Iso butan, neo pentan. Số chất khi tác dụng với
clo (as, tỉ lệ mol 1:1) thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Khi tiến hành tách C4H10 bằng nhiệt độ cao sẽ thu được những sản phẩm nào sau đây ?
A. C4H8 B. H2
C. CH4, C2H6, C3H6 và C2H4 D. Cả a, b và c đều đúng.
Bài 1: Đốt cháy hiđrocacbon X, rồi hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào dd Ba(OH)2 dư, thấy có
49,25 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dd sau phản ứng giảm đi 32,85 gam. CTPT của X là:
A. C5H12. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Bài 2: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít
khí CO2 (đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là
A. 6,3. B. 13,5. C. 18,0. D. 19,8.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm C2H6 và C3H8 (đkc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua
bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dd nước vôi trong có dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng m
gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Tính m.
A. 3,5. B. 4,5. C. 5,4. D. 7,2.
Bài 4: Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư
thấy có 40g kết tủa. CTPT X
A. C2H6. B. C4H10. C. C3H6. D. C3H8.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lit butan ( đktc) và cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào
400ml dd Ba(OH)2 0,2M. Số gam kết tủa tạo thành:
A. 9,85g. B. 9,98g. C. 10,4g. D.11,82g.
Bài 6: Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư
thấy có 40g kết tủa. CTPT X là
A. C2H6. B. C4H10. C. C3H6. D. C3H8.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác
dụng với khí Clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất . Tên gọi của X

A. 2,2-đimetylpropan. B. etan. C. 2-metylpropan. D. 2- metylbutan.
Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi không
khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) và 9,9 gam nước.
thể tích không khí (dktc) nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí thiên niên trên là
A. 70,0 lít. B. 78,4 lít. C. 84,0 lít. D. 56,0 lít.

Trang 52
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 6: HIĐOCACBON KHÔNG NO

BÀI 29: ANKEN (OLEFIN)


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết công thức phân tử của anken tương ứng:
Điều kiện đề bài Công thức phân tử của Anken

Chứa 6 C

Chứa 10 H

Có M = 56

Có % C = 85,7%
Câu 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên theo IUPAC các anken có công thức phân tử sau:
a) C5H10 b) C6H12
Câu 3: Hoàn thành bảng công thức cấu tạo – tên sau:

Công thức cấu tạo Tên anken

CH3 – CH2 – CH = CH2

CH3 – CH = CH– CH2 – CH2 – CH3

propen

Pent-1-en

2-metylpent-2-en

2,3-đimetylbut-2-en

3-etyl-4-metylhex-2-en

Trang 53
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Isobutilen

3-etyl-4,5-dimetyl hept-2-en.

4-clo-2,3-dimetyl hex-1-en.

Câu 4: Viết các phương trình phản ứng sau:


a. Propilen tác dụng với hiđro, đun nóng (xúc tác Ni).
b. But-2-en tác dụng với hiđo clorua.
c. metylpropen tác dụng với nước có xúc tác axit.
d. Trùng hợp but-2-en.
Câu 5: Hãy viết phương trình hóa học của propen dưới tác dụng của các tác nhân và điều kiện
phản ứng sau:
a. Br2 trong CCl4.
b. H2O/H+, t0.
c. KMnO4/H2O.
d. Áp suất và nhiệt độ cao.
Câu 6: Hoàn thành chuỗi sau (dùng công thức cấu tạo , ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có:
a. C3H7OH → C3H6 → C3H8 → C2H4 → C2H4(OH)2
b. C3H8 → C3H6 → C3H6Br2 → C3H6 → C3H7OH
Câu 7: Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học :
a. C2H6 , C2H4 , CO2.
b. CH4 , C3H6 , NH3.
c. Hexan và hex-1-en.
Câu 8: Tinh chế các chất
a. Tinh chế metan khi có lẫn etilen.
b. Tinh chế etilen khi có lẫn metan.
c. Tinh chế metan khi có lẫn etilen và CO2.
d. Tinh chế etilen khi có lẫn metan và CO2.
Câu 9: Tìm CTPT của ANKEN trong các trường hợp sau :
a. Anken X có tỉ khối so với N2 bằng 2.
b. 0,7 gam anken X có thể làm mất màu 16 gam dung dịch brom ( trong CCl4) 12,5%. Xác định
công thức cấu tạo ,biết khi cho X tác dụng với nước chỉ thu được 1 ancol duy nhất.
c. Hidro hóa hoàn toàn 1,4 gam anken X cần vừa đủ 1,12 lít H2 (00c , 1 atm).
d. Cho 3,5 gam anken X tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng dư thì thu được 5,2 gam sản
phẩm hữu cơ.
e. Đốt cháy hoàn toàn 10ml anken X thu được 30 ml CO2 (thể tích đo cùng điều kiện).
Câu 10: TOÁN ĐỒNG ĐẲNG KẾ CẬN

Trang 54
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
a. Dẫn 4,48 lít đkc hỗn hợp 2 anken đồng đẳng liên tiếp vào bình đựng dung dịch brom dư
thấy khối lượng bình tăng 7 gam. Tính % thể tích mỗi anken trong hỗn hợp.
b. Dẫn 3,584 lít hỗn hợp 2 anken đồng đẳng liên tiếp ( 00c , 1,25 atm ) vào bình đựng dung
dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 10,5 gam. Tính % thể tích mỗi anken trong hỗn
hợp.
c. Cho 9,8 gam hỗn hợp 2 anken đồng đẳng liên tiếp vào bình đựng 1 lít dung dịch brom
0,4M Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nồng độ dung dịch brom giảm 50%. Tính % khối
lượng mỗi anken trong hỗn hợp.
Câu 11: TOÁN HỖN HỢP
11.1. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm C2H4 ( etilen) và C3H6 (propen) vào dung dịch brom
thấy dd bị nhạt màu và không còn khí bay ra .Khối lượng dd sau phản ứng tăng 4,9 gam. Tính
thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp.
11.2. Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm C2H6 ( etan ), C3H8 ( propan) và C3H6 (propen) vào
dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng 2,1 gam. Đốt cháy khí còn lại thoát ra khỏi bình
thu được CO2 và 3,24 gam H2O.
a. Tính thành phần % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp.
b. Dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra vào 200ml dung dịch KOH 2,6 M. Tính nồng độ mol/lít của
các chất trong dung dịch sau phản ứng. (Xem thể tích dd thay đổi không đáng kể)
11.3.Cho hỗn hợp khí X gồm CH4 , C2H4 và C3H6 (propen). Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X
thu được 79,2 gam CO2 và 41,4 gam H2O. Mặt khác cho V lít X vào bình đựng dung dịch brom
dư thì có 0,5 mol brom phản ứng .
a. Tính V?
b. Tính % thể tích các khí trong X.
c. Tính tỉ khối hơi của X so với H2.
11.4. Cho 0,74 gam hỗn hợp X gồm metan và 1 anken (A) vào bình đựng dung dịch brom dư,
thấy khối lượng bình tăng 0,42 gam đồng thời thể tích hỗn hợp khí giảm 1/3 so với thể tích hỗn
hợp đầu . Tìm công thức phân tử của anken (A)
11.5. Hỗn hợp X gồm 1 ankan (A) và 1 anken (B) có khối lượng là 9 gam chiếm thể tích là 8,96
lít ở đkc . Đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 13,44 lít CO2 đkc .
a. Tìm công thức phân tử của ankan (A) và anken (B).
b. Tính % thể tích của các chất trong X.
11.6. Cho hỗn hợp X gồm H2 , 1 ankan (A) và 1 anken (B). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp
X thu được 210 ml CO2. Mặt khác khi nung 100 ml X với Ni thì sau phản ứng còn lại 70 ml một
hidrocacbon duy nhất.
a. Tìm công thức phân tử của ankan (A) và anken (B).
b. Tính % thể tích của các chất trong X. (biết thể tích các khí đo cùng điều kiện)
Câu 12 : TOÁN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG

Trang 55
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
12.1. Hỗn hợp X gồm etilen và H2. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,5. Dẫn hỗn hợp X đi qua xúc
tác Ni nung nóng thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 là 9. Tính hiệu suất phản ứng
cộng hidro của etilen.
12.2. Hỗn hợp X gồm etilen và H2. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 4,25 . Dẫn hỗn hợp X đi qua
xúc tác Ni nung nóng thì thu được hỗn hợp khí Y. (Biết hiệu suất phản ứng là 75 % ). Tính tỉ khối
hơi của Y so với H2.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là:
A. CnH2n (n  2). B. CnH2n-6 (n  6). C. CnH2n+2 (n  1). D. CnH2n-2 (n  2).
Câu 2: Trong các chất sau chất nào là etilen?
A. C2H2. B. C6H6. C. C2H6. D. C2H4.
Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 4: Hợp chất C5H10 có bao nhiêu đồng phân anken ?
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 5: Hợp chất dưới đây có tên là gì?

A. 2-đimetylpent-4-en. B. 2,2-đimetylpent-4-en.
C. 4-đimetylpent-1-en. D. 4,4-đimetylpent-1-en.
Câu 6: Anken X có công thức cấu tạo: CH3– CH2– C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là
A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.
Câu 7: Tên gọi của hợp chất có CTCT sau là:

A. 2,4-đimetylhex-2-en. B. 4-metyl-2-etylpent-3-en.
C. 4-etyl-2-metylpent-2-en. D. 2-etyl-4-metylpent-3-en.
Câu 8: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans)?
CH3CH = CH2 (I); CH3CH = CHCl (II); CH3CH = C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5(IV);
C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).
A. (I), (IV), (V). B. (II), (IV), (V). C. (III), (IV). D. (II), III, (IV), (V).
Câu 9: Cho các chất sau: propen; but-2-en; 2-metylbut-2-en; 3-metylpent-1-en; 3-metylpent-2-en;
2,3 – đimetylpent-2-en. 2-clo-but-1-en ; 2,3- điclobut-2-en. Có bao nhiêu chất có đồng phân hình
học ?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 10: Qui tắc Maccopnhicop áp dụng vào trường hợp nào sau đây?

Trang 56
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
B. Phản ứng trùng hợp của anken
C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 11: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào
sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br. B. CH3-CH2-CHBr-CH3.
C. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br. D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.
Câu 12: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?
A. But-1-en. B. Butan. C. Buten. D. Buta-1,3-đien.
Câu 13: Anken khi tác dụng với nước (xúc tac axit) cho một ancol duy nhất là:
A. CH2=C(CH3)2. B.CH3-CH=CH-CH3. C.CH2=CH-CH2-CH3. D.CH2=CH-CH3.
Câu 14: Khi cộng HBr vào 2-metylbut-2-en số lượng sản phẩm thu được là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15: Hợp chất X mạch hở có CTPT C4H8 khi tác dụng với HBr cho một sản phẩm duy nhất. X

A. but-1en. B. but-2-en. C. 2-metylpropen. D. isobuten.
Câu 16: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+,to) thu được
tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 17: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là :
A. 2-metylpropen và but-1-en. B. propen và but-2-en.
C. eten và but-2-en. D. eten và but-1-en.
Câu 18: Anken thích hợp để điều chế ancol sau đây CH3 –C(CH3)(OH)-CH2-CH3 là:
A. 3-Metylbut-1-en. B. 2-Metylbut-1en.
C. 3-Metylbut-2-en. D. 2-Metylbut-2-en.
Câu 19: Trùng hợp eten, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. (-CH2=CH2-)n. B. (-CH2-CH2-)n. C. (-CH=CH-)n. D. (-CH3-CH3-)n.
Câu 20: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH, (H2SO4 đặc, 170oC) thường lẫn các
oxit như SO2, CO2. Chất dùng để làm sạch etilen là:
A. dd brom dư. B. dd NaOH dư. C. dd Na2CO3 dư. D. dd KMnO4 loãng dư.
Câu 21: Oxi hoá etilen bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 22: Dẫn 0,2 mol một olefin A qua dung dịch brom dư, khối lượng bình sau phản ứng tăng
5,6 gam.Vậy công thức phân tử của A là:
A. C2H4. B. C3H6. C. C4H8. D. C5H10.

Trang 57
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 23: Cho V lít một anken A ở đkc qua bình đựng nước brom dư, có 8 g Br2 đã phản ứng đồng
thời khối lượng bình tăng 2,8g. Mặt khác khi cho A phản ứng với HBr chỉ thu được 1 sản phẩm .
Giá trị của V và tên của A là:
A. 2,24 lít; propen. B. 2,24 lít; etilen. C. 1,12 lít; but-1-en. D. 1,12 lít; but-2-en.
Câu 24: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho
X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4g. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong
hỗn hợp X?
A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6. B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.
C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6. D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.
Câu 25: Cho 10g hỗn hợp khí X gồm etilen và etan qua dung dịch Br 2 25% có 160g dd Br2 phản
ứng. % khối lượng của etilen trong hỗn hợp là:
A. 70%. B. 30%. C. 35,5%. D. 64,5%.
Câu 26: Khi cho hỗn hợp A gồm anken và H2 đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn
hợp B. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. nA < nB. B. nA – nB = nH2 pư. C. MA = MB. D. mA > mB.
Câu 27: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol propen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni
thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 16. Tính số mol H2 phản ứng?
A. 0,15 mol. B. 0,2 mol. C. 0,25 mol. D. 0,3 mol.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào
bình kín có sẵn một ít bột Ni. Đun nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so
với H2 bằng 10. Tổng số mol H2 đã phản ứng là
A. 0,070 mol. B. 0,015 mol. C. 0,075 mol. D. 0,050 mol.
Câu 29: Hỗn hợp khí X gồm hiđro và một anken. Nung nóng 24,64 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni làm
xúc tác. Sau phản ứng thu được 25,3 gam hỗn hợp khí Y. Tỷ khối của X so với H2 là:
A. 10,5 gam. B. 11,5 gam. C. 12 gam. D. 12,5 gam.

Trang 58
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

BÀI 30: ANKADIEN


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankađien đồng phân có công thức phân tử : C 4H6 và
C5H8. Chỉ rõ đâu là ankađien liên hợp ?
Câu 2: Viết phương trình hoá học (ở dạng công thức cấu tạo) của các phản ứng xảy ra khi
a. isopren tác dụng với hiđro (xúc tác Ni; tỉ lệ 1:1; cộng 1,4).
b. isopren tác dụng với brom (trong CCl4; tỉ lệ 1:1; cộng 1,4).
c. Trùng hợp isopren theo kiểu 1,4.
Câu 3: Ghép tên chất với công thức cấu tạo chung :
Tên chất Công thức cấu tạo
1 4-etyl-2-metylhexan A (CH3)3CCH2C(CH3)3
2 isopren B (CH3)2CHCH2CH(CH2CH3)2
3 3,3-dimetylbut-1-en C (CH3)2C=C(CH3)2
4 divinyl D CH2=CHC(CH3)3
2,2,4,4-
7 G CH2=CHC(CH3)=CH2
tetrametylpentan
8 2,3-dimetylbut-2-en H CH2=CHCH=CH2
Câu 4: Một ankadien X hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng dung dịch brom dư . Khối lượng bình
brom tăng 4 gam và có 32 gam brom tham gia phản ứng. Tìm công thức phân tử và công thức
cấu tạo của X. Gọi tên X.
Câu 5: 1,89 gam ankadien liên hợp X phản ứng với dung dịch nước brom dư thu được 13,09 gam
sản phẩm cộng. Tìm công thức phân tử và công thức cấu tạo của ankadien X.
Câu 6: Oxi hóa hoàn toàn 0,68 gam ankadien liên hợp X thu được 1,12 lít CO2 đkc. Viết công thức
cấu tạo của X.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankadien kế cận nhau trong dãy đồng đẳng thu được 4,4
gam CO2 và 1,26 gam H2O. Tìm công thức cấu tạo của 2 ankadien và tính % khối lượng mỗi chất
trong hỗn hợp.
Câu 8: Hỗn hợp khí X gồm một ankan(A) và một ankadien(B). Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít X cần
dùng vừa hết 28 lit O2 đkc. Dẫn sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng NaOH
dư thấy khối lượng bình 1 tăng p gam và bình 2 tăng 35,2 gam. Tính giá trị p và xác định công
thức phân tử của A và B.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ankađien có côngthức phân tử dạng CnH2n–2.
B. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CnH2n–2 đều thuộc loại ankađien.
C. Ankađien không có đồng phân hình học.
D. Ankađien phân tử khối lớn không tác dụng với brom (trong dung dịch).
Trang 59
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 2: Hiện nay trong công nghiệp, buta–1,3–đien được tổng hợp bằng cách
A. tách nước của etanol.
B. tách hiđro của các ankan.
C. cộng mở vòng xiclo buten.
D. cho sản phẩm đime hoá axetilen,sau đó tác dụng với hiđro (xt:Pd/PbCO3).
Câu 3: CTCT nào sau đây là ankadien liên hợp?
A. CH2=CH-CH2-CH=CH2. B. CH2=CH-C ≡CH.
C. CH2=C=CH- CH3. D. CH2 = CH-CH = CH2.
Câu 4: C5H8 có số đồng phân ankađien liên hợp là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Khi cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1có thể thu được bao nhiêu sản
phẩm?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 6: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản
ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2. B. CH3CH=CHCH2Br.
C. CH2BrCH2CH=CH2. D. CH3CH=CBrCH3.
Câu 7: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom?
A. 1 mol. B. 1,5 mol. C. 2 mol. D. 0,5 mol.
Câu 8: Cho các chất sau: but-1-en; penta-1,3-đien; isopren; polibutađien; buta-1,3-đien;
isobutilen. Có bao nhiêu chất có đồng phân hình học?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Ankađien X +brom(dd) ⎯⎯
→ CH3C(CH3)BrCH=CHCH2Br. Vậy X là
A. 2-metylpenta-1,3-đien. B. 2-metylpenta-2,4-đien.
C. 4-metylpenta-1,3-đien. D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 10: Oxi hoá hoàn toàn 0,68 gam ankađien X thu được 1,12 lít CO2 (đktc).
a) Công thức phân tử của X là
A. C5H8. B. C2H2 C. C4H6. D. C3H4
b) X là ankađien liên hợp, có bao nhiêu công thức cấu tạo thõa mãn X ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 11: Cho 6,8 gam ankadien X tác dụng hoàn toàn với dd Brom thì cần 500 ml dung dịch brom
0,4M. CTPT của X là:
A. C2H2. B. C3H4. C. C4H6. D. C5H8.
Câu 12: Cho hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 ankadien tác dụng vừa đủ với 16 gam dung dịch Brom,
đồng thời bình brom nặng thêm 5,4 gam. Tìm công thức phân tử 2 chất trên biết chúng có cùng
số cacbon.
A. C5H12 và C5H8. B. C4H10 và C4H6. C. C4H8 và C5H8. D. C3H8 và C3H4.

Trang 60
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

BÀI 32: ANKIN


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết đồng phân và gọi tên các ankin có CTPT là C4H6 và C5H8
Câu 2: Nối tên với các công thức cấu tạo tương ứng
Tên chất Công thức cấu tạo
1 Propin a CH3CH(CH3)C≡CH
2 But-2-in b CH3CH2C≡CH
3 but-1-in c CH3CH2CH2C≡CCH3
4 hex-2-in d CH3C≡CH
5 3-metylbut-1-in e CH3C≡CCH3
f CH3C≡CCH2CH3
Câu 3: Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin với các chất sau:
a. H2, xúc tác Ni.
b. H2, xúc tác /PdCO3.
c. Br2/CCl4 .
d. HCl xt HgCl2.
e. AgNO3, NH3/H2O.
f. HCl (khí, dư).
g. H2O, xúc tác Hg2+/H+.
Câu 4: Hoàn thành bảng hiện tượng sau
C2H6 C2H4 C2H2
Dung dịch Brom
Dung dịch AgNO3/NH3
Câu 5: TOÁN TÌM CTPT của ANKIN
5.1. Ankin X có hidro chiếm 11,76 % khối lượng . Tìm CTPT của X.
5.2. Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam một ankin (X) thu được 11 gam CO 2 . Mặt khác cho 3,4 gam
ankin trên phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa .
a. Tìm công thức phân tử của X
b. Xác định công thức cấu tạovà gọi tên X , biết X có mạch cacbon phân nhánh .
c. Tính m gam kết tủa .
5.3. Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin (X) thu được 8,96 lit CO2 đkc và 3,6 gam H2O .
a. Tìm công thức phân tử của X .
b. Cho m gam X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư . Tính khối lượng kết tủa thu được .
5.4. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hidrocacbon (X) thu được 2,64 gam CO 2 . Biết X tác dụng
AgNO3/NH3 tạo kết tủa có màu vàng .Xác định công thức cấu tạo của X .
5.5. Cho 4,48 lít Ankin X ( chất khí , đktc)vào dd AgNO3 / NH3 thu được 29,4 gam kết tủa
a. Tìm công thức phân tử của X .
Trang 61
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
b. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít ankin trên thì thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc )và bao nhiêu
gam H2O.
5.6. Hidrocacbon X là đồng đẳng của axetilen được dẫn vào bình đựng dung dịch AgNO3 trong
NH3 dư thu được 8,82 gam kết tủa đồng thời khối lượng bình tăng 2,4 gam . Tìm công thức phân
tử và công thức cấu tạo của X .
Câu 6: TOÁN ĐỒNG ĐẲNG KẾ CẬN
6.1. Đốt cháy hoàn toàn 2,28 gam hỗn hợp (X) gồm 2 ankin đồng đẳng kế cận thu được 2,16 gam
H2O .
a. Tìm công thức phân tử của 2 ankin .
b. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X .
6.2. Hỗn hợp (X)gồm2ankin đồng đẳng kế cận. Lấy 14,8g Xchia làm 2phần bằng nhau
- Phần 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom tạo sản phẩm no .
- Phần 2 dẫn qua dung dịch AgNO3/ NH3 dư thu được kết tủa có màu vàng . Cho kết tủa
này vào dung dịch HCl dư thu được kết tủa trắng nặng 7,175 gam .
Xác định công thức cấu tạo của 2 ankin .
Câu 7: TOÁN HỖN HỢP
7.1. Cho 3,36 lít hỗn hợp X đkc (gồm propin và etilen) đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3
dư . Sau phản ứng còn 0,84 lít khí bay ra (đkc ) và thu được m gam kết tủa .
a. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp .
b. Tính m gam kết tủa .
7.2. Cho 2,24 lít hỗn hợp X đkc (gồm C2H4 và C2H2) đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy
khối lượng bình tăng 2,7 gam.
a. Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Nếu cho 2,24 lít hỗn hợp trên vào bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được bao
nhiêu gam kết tủa.
7.3. Hỗn hợp X gồm Axetilen và etilen. Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: Cho vào bình đựng dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,68 g.
- Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thì cần dùng vừa đủ 1,568 lít O2 đkc.
a. Xác định % thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Tính tỉ khối của X so với O2.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công thức tổng quát của ankin là?
A. CnH2n (n > 2). B. CnH2n + 2 -2k (k> 1). C. CnH2n + 2 (n> 1). D. CnH2n - 2 (n > 2).
Câu 2: số ankin ứng với công thức phân tử C4H6 ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Ankin C5H8 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3 tạo
kết tủa
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 4: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở?
Trang 62
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 5. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 5: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau: CH3-C≡C-CH(CH3)CH3. Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in. B. 2-metylpent-3-in. C. 4-metylpent-3-in. D. 2-metylpent-4-in.
Câu 6: Cho ankin X có công thức cấu tạo sau : CH3 - C ≡ C - CH(CH3)2 . Tên của X là
A. 4-metylpent-2-in. B. 2-metylpent-3-in.
C. 4-metylpent-3-in. D. 2-metylpent-4-in.
Câu 7: Công thức cấu tạo của hiđrocacbon có tên: 3–metyl but-1-in là
A. CH3 – C  C– CH3. B. CH C – CH2 – CH(CH3) – CH3.
C. CH C– CH(CH3)2. D. CH3 – C(CH3)2 – C  CH.
Câu 8: Công thức phân tử của đimetylaxetilen là
A. C3H4. B. C4H8. C. C4H6. D. C3H6.
H2O ⎯⎯ →
xt
Câu 9: Cho phản ứng : C2H2 + A. Vậy, A là chất nào dưới đây?
A. CH2=CHOH. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH.
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3/ NH3 → X + NH4NO3. Công thức cấu
tạo của X là ?
A. CH3-CAg≡CAg. B. CH3-C≡CAg.
C. AgCH2-C≡CAg. D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 11: Chất nào trong 4 chất dưới đây có thể tham gia cả 4 phản ứng: Phản ứng cháy trong oxi,
phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dd AgNO3 /NH3?
A. etan. B. etilen. C. axetilen. D.xiclopropan.
Câu 12: Để phân biệt etilen và axetilen người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. dd brom dư. B. dd KMnO4 dư.
C. dd AgNO3 /NH3 dư. D. các cách trên đều đúng.
Câu 13: Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt but-1-in và but-2-in?
A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch Br2dư.
C. dung dịch AgNO3/NH3. D. dung dịch HCldư.
Câu 14: Ứng dụng thưc tế quan trọng nhất của axetilen là
A. dùng trong đèn xì để hàn cắt kim loại.
B. dùng để điều chế etilen.
C. dùng để điều chế chất dẻo PVC.
D. dùng để điều chế anđêhit axetic trong công nghiệp.
Câu 15: Trong số các hiđrocacbon mạch hở sau: C4H10,C4H6,C4H8,C3H4, những hiđrocacbon nào
có thể tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3?
A. C4H10,C4H8. B. C4H6,C3H4. C. Chỉ có C4H6. D. Chỉ có C3H4.
Câu 16: Chất nào sau đây không điều chế trực tiếp được axetilen ?
A. Ag2C2. B. CH4. C. Al4C3. D. CaC2.
Câu 17: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. dd bromdư. B. dd KMnO4dư.
C. dd AgNO3/NH3dư. D. các cách trên đều đúng.
Trang 63
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 18: Propin phản ứng với dung dịch HCl dư thu được sản phẩm chínhlà
A. 1,2-điclopropan. B. 2,2-điclopropan. C. 1,1-điclopropan. D. 2-clopropen.
Câu 19: Một chất hữu cơ X khi đốt cháy cho phương trình sau :
X + 4O2 → 3CO2 + 2H2O. X có công thức phân tử nào sau đây ?
A. C2H4. B. C3H4. C. C4H10. D. C5H10.
Câu 20: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 ?
A. CHC–CH=CH2. B. CHCH. C. CH3 –CH2-CCH. D. CH3 – C  C – CH3.
Câu 21: Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. But-2-en. B. Propin. C. But-1-in. D. Etin
Câu 22: Đèn xì axetilen – oxi được dùng để làm gì?
A. Hàn nhựa. B. Nối thủy tinh. C. Hàn và cắt kim loại. D. Xì sơn lên tường.
Câu 23: Phương pháp chính để sản xuất axetilen trong công nghiệp hiện nay là dựa vào phản
ứng:
15000 C
A. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2. B. 2CH4 ⎯⎯⎯⎯
→ C2H2 + 3H2.
t 0 , xt t 0 , xt
C. C2H6 ⎯⎯⎯→ C2H2 + 2H2. D. C2H4 ⎯⎯⎯→ C2H2 + H2.
Câu 24: Để phân biệt các khí C2H4, CH4, C2H2 chứa riêng biệt trong các lọ mất nhãn, có thể sử
dụng
A. khí Cl2, dung dịch Br2. B. dung dịch Ca(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3(dư).
C. dung dịch Br2, dung dịch KMnO4. D. dung dịch AgNO3/NH3(dư), dung dịch Br2.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm C2H4 và C2H2 thu được sản phẩm trong đó mol CO2
luôn lớn hơn mol nước.
(b) Có thể dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt but-1-in và but-1-en.
(c) Dẫn khí etilen qua dung dịch brom một thời gian thì dung dịch bị mất màu.
(d) Từ axetilen có thể điều chế poli(vinylclorua) bằng 2 phản ứng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 26: Dẫn V lít (đktc) axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 60 gam kết tủa.
Giá trị V là:
A. 5,6 lít. B. 11,2 lít. C. 2,8 lít. D. 10,11 lít.
Câu 27: Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dd AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu x gam kết tủa. Giá trị
của x là
A. 26,8g. B. 16,1g. C. 53,6g. D. 32,2g.
Câu 28: Dẫn 6,72 lít một ankin X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 44,1g kết tủa.
CTPT của X là:
A. C2H2. B. C3H4. C. C5H8. D. C4H6.
Câu 29: Dẫn 11,2 lít hh khí X (gồm axetilen và propin) vào dd AgNO3/NH3 dư (các phản ứng xảy
ra hoàn toàn), sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. % số mol của axetilen trong X là.

Trang 64
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A.70%. B. 30%. C. 60%. D. 40%.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dd
AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Vậy A là
A. Axetilen B. But-2-in. C. But-1-in. D. Pent-1-in.
Câu 31: Một hỗn hợp gồm C2H2 và đồng đẳng A của axetilen có tỷ lệ mol 1:1. Chia hh thành 2
phần bằng nhau
+ Phần 1 tác dụng vừa đủ với 8,96 lít H2 (đktc) tạo hidrocacbon no.
+ Phần 2 tác dụng với 300ml dd AgNO3 1M/NH3 thu được 40,1g kết tủa. Tên gọi của A là:
A. pent-1-in. B. vinylaxetilen. C. but-1-in. D. propin.
Câu 32: Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ
mol 1:1:2 lội qua bình đựng dd AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y
còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng
của X là
A. 19,2 gam. B. 1,92 gam. C. 3,84 gam. D. 38,4 gam.
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin A bằng O2 vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 (đktc). Mặt
khác, dẫn m gam A qua dd AgNO3/NH3 dư thấy có 35 gam kết tủa màu vàng nhạt. CTPT của A

A. C7H12. B. C8H14. C. C5H8. D. C6H10.

Trang 65
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 7: HIDROCACBON THƠM (Aren)


**********
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon thơm có công thức: C7H8; C8H10
Câu 2: Viết phương trình theo yêu cầu:
a. Benzen tác dụng với dd brom
b. Toluen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc, H2SO4 đặc (tỉ lệ 1:1)
c. Toluen tác dụng với hidro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng.
d. Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc, H2SO4 đặc.
e. Toluen tác dụng với clo trong điều kiện ánh sáng? Trong điều kiện bột Fe, t0?
f. Trùng hợp stiren.
g. Đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien
Câu 3: Ankylbenzen có %C = 91,31. Tìm CTPT, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
Câu 4: Chất X là đồng đẳng của benzen. Đốt cháy hoàn toàn 13,25 gam X cần vừa đủ 29,4 lít O 2
(đktc). Tìm công thức phân tử , công thức cấu tạo và gọi tên.
Câu 5: Chất X là đồng đẳng của benzen . Đốt cháy hoàn toàn 1,5 gam X thu được 2,52 lít CO 2
(đktc).
a. Tìm công thức phân tử của X.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của X và gọi tên.
Câu 6: Đốt một hidrocacbon A thu được 0,396 gam CO2 và 0,081 gam H2O.
a. Tìm công thức đơn giản nhất của A.
b. Trùng hợp 3 phân tử chất A thu được một hidrocacbon thơm B . Xác định CTPT của A và
viết phương trình phản ứng từ A cho ra B.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là:
A. CnH2n+6 ; n≥6. B. CnH2n-6 ; n ≥3. C. CnH2n-6 ; n ≤6. D. CnH2n-6 ; n ≥6.
Câu 2: Công thức phân tử của Strien là:
A. C6H6. B. C7H8. C. C8H8. D. C8H10.
Câu 3: Chất nào sau đây là đồng đẳng của benzen? (1) Toluen; (2) etylbezen; (3) p–xilen; (4) Stiren.
A. 1. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2.
Câu 4: Hiđrocacbon thơm C8H10 có bao nhiêu đồng phân:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 5: Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là

A. . B. . C. . D. .
Câu 6: Một ankylbenzen A có công thức C9H12, cấu tạo có tính đối xứng cao. Vậy A là:
A. 1,2,3-trimetyl benzen. B. n-propyl benzen.
Trang 66
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
C. iso-propyl benzen. D. 1,3,5-trimetyl benzen.
Câu 7: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:
A. phenyl và benzyl. B. vinyl và anlyl. C. anlyl và Vinyl. D. benzyl và phenyl.
Câu 8: Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là:
A. Gây hại cho sức khỏe.
B. Không gây hại cho sức khỏe.
C. Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.
D. Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.
Câu 9: Benzen được dùng để:
A. Tổng hợp polime làm chất dẻo, cao su, tơ, sợi.
B. Làm dung môi.
C. Làm dầu bôi trơn.
D. Cả A và B đúng.
Câu 10: Tính thơm của benzen được thể hiện ở điều nào?
A. Dễ tham gia phản ứng thế. B. Khó tham gia phản ứng cộng.
C. Bền vững với chất oxi hóa. D. Tất cả các lí do trên.
Câu 11: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch thuốc tím ?
A. Dung dịch KMnO4 bị mất màu. B. Có kết tủa trắng.
C. Có sủi bọt khí. D. Không có hiện tượng gì.
Câu 12: Tính chất nào không phải của benzen?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 13: Tính chất nào không phải của toluen ?
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). B. Tác dụng với Cl2 (as).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4, to. D. Tác dụng với dung dịch Br2.
Câu 14: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây?
A. dd Br2. B. không khí H2,Ni,to. C. dd KMnO4. D. dd NaOH.
Câu 15: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
A. Benzen. B. Toluen. C. Propan. D. Stiren.
Câu 16: Có thể tổng hợp polime từ chất nào sau đây?
A. Benzen. B. Toluen. C. Propan. D. Stiren.
Câu 17: Cho các chất: metan, etilen, butadien, axetilen, benzen, toluen, stiren. Số chất làm mất
màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường là:
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 18: Chất A là một đồng đẳng của benzen. Tỉ khối của A so với không khí là 3,66. Công thức
của X là:
A. C6H6 B. C7H8 C. C8H10 D. C9H12
Câu 19: Khi cho clo tác dụng với 78 gam benzen (bột sắt làm xúc tác) người ta thu được 78 gam
clobenzen. Hiệu suất của phản ứng là:
Trang 67
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 69,33%. B. 71%. C. 72,33%. D. 79,33%.

Trang 68
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

BÀI 41: ANCOL


I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Ghép tên của các chất với công thức cấu tạo cho phù hợp.
Tên Công thức cấu tạo
1 Etanol A CH3CH(OH)CH(CH3)CH3
2 3–metylbutan–2–ol B CH3CH2CH2OH
3 Ancol amylic C (CH3)3COH
4 Ancol propylic D CH3CH2OH
5 Ancol tert−butylic E CH3CH2CH2CH2CH2OH
F CH3CH(CH3)CH2CH2OH

Câu 2: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân của nhau có công thức phân tử
C4H10O C5H12O.
Câu 3: Viết công thức cấu tạo của các ancol sau :
a) Ancol isobutylic b) 3-Metylbutan-1-ol
c) 2-Metylhexan-3-ol d) Xiclohexanol
e) But-3-en-1-ol g) 2-Phenyletan-1-ol
Câu 4: Cho các ancol mạch hở có công thức phân tử C3H8Ox.
Viết công thức cấu tạo của các ancol và gọi tên của chúng.
Trong các ancol đó, chất nào tác dụng được với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu
xanh lam ?
Câu 5: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propan-1-ol với mỗi chất sau :
a) Natri kim loại.
b) CuO, đun nóng.
c. Phản ứng cháy
d. Phản ứng tách nước tạo anken
Câu 6: Viết các phương trình hóa học của phản ứng thực hiện các phép biến hóa dưới đây, ghi rõ
điều kiện của từng phản ứng.
Tinh bột → Glucozơ → Ancol etylic → Ađehit axetic
Câu 7: TÌM CTPT , CTCT và gọi tên các ANCOL
7.1. Cho 5,1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư, thoát ra 0,0425 mol H 2. 2.
Cho 8,8 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư, thoát ra 0,56 lít khí H2 ( ở 00c và
2 atm ) .
7.3. Cho 6 gam ancol no, đơn chức, mạch hở X tác dụng với Na dư, thoát ra 1,12 lít H2(đktc ).
Biết X phản ứng với CuO,t0c tạo thành xeton .
7.4. Đốt cháy 1,85 gam ancol đơn chức , no , mạch hở X cần dùng vừa hết 3,36 lít O2 đkc . 5. Đốt
cháy hoàn toàn 9 gam ancol no , đơn chức X, thu được 10,08 lít khí CO2 (đktc ).. Biết X phản ứng
với CuO ,t0c tạo thành andehit .
7.6. Đốt cháy ancol đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 1,08 gam H2O. . Biết X có chứa C bậc
IV trong phân tử.

Trang 69
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
7.7.Khi thực hiện phản ứng tách nước với ancol (X) chỉ thu được 1 anken duy nhất . Oxi hóa
hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít khí CO2(đktc) và 5,4 gam H2O.
Câu 8: TOÁN ĐỒNG ĐẲNG KẾ CẬN
8.1. Đốt cháy hết hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 5,6
lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm CTPT của 2 ancol, xác định % khối lượng mỗi ancol trong hỗn
hợp.
8.2. Cho Na dư tác dụng với 18,8 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định CTPT 2 ancol và % khối lượng mỗi ancol.
8.3. Cho11 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết
với Na, thu được 3,36 lít H2(đktc).Tìm CTPT của 2 ancol và xác định % theo số mol các ancol trong
hỗn hợp
8.4. Cho 28,2 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng
hết với Na, thu được 8,4 lít H2 (đktc). Tìm CTPT của 2 ancol và xác định % theo khối lượng mỗi
ancol trong hỗn hợp
8.5. Tách nước hoàn toàn 14,7 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng, thu được hỗn hợp hai anken và 5,58 gam H2O. Xác định CTPT 2 ancol và % khối
lượng mỗi ancol.
Câu 9: TOÁN HỖN HỢP
9.1. Cho 17,94 gam hỗn hợp X gồm glixerol và etanol tác dụng hết với Na, thu được 5,712 lít
khí (đktc).
a. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. 17,94 g hỗn hợp X có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam Cu(OH)2 ?
9.2. Cho a gam hỗn hợp X gồm glixerol và ancol etylic tác dụng hết với Na, thu được 1,232 lít
khí (đktc). Mặt khác cũng a gam hỗn hợp trên có thể hòa tan 1,47 gam Cu(OH)2. Tìm a ?
9.3. Cho 12,2 gam hỗn hợp X gồm propan-1-ol và etanol tác dụng hết Na, thu được 2,8 lít khí
(đktc).
a. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
b. Cho hỗn hợp X tác dụng với CuO , t0c . Tính khối lượng andehit thu được ?
9.4. Đốt cháy hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm metanol và etanol thu được 11,2 lít khí CO2(đktc)
. Xác định % theo khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp .
9.5. Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm (glixerol và 1 ancol no, đơn chức A) tác dụng với Kali dư, thu
được 4,48 lít khí H2 (đktc). Lượng H2 sinh ra từ A bằng 1/3 lượng H2 sinh ra từ glixerol. Tìm CTPT
của A, gọi tên A.
9.6. Cho 20,3 gam X hỗn hợp gồm (glixerol và 1 ancol no, đơn chức A) tác dụng với natri dư,
thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Mặt khác lấy 8,12 gam X hòa tan vừa hết 1,96 gam Cu(OH)2 . Xác
định CTCT gọi tên X theo danh pháp thay thế .Biết X là ancol bậc II.
9.7. Cho 14 gam X gồm phenol và ancol etylic tác dụng với Na dư được 2,24 lít H2 đktc .
a. Tính % khối lượng từng chất trong X .

Trang 70
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
b. Nếu cho 14 gam hỗn hợp X tác dụng dung dịch brom dư thì thu được bao nhiêu gam kết
tủa trắng
9.8. Hỗn hợp X gồm phenol và etanol . Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H 2
đktc .Mặt khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng dung dịch brom dư thì thu được 19,86 gam kết
tủa trắng.
a. Tìm m ?
b. Trung hòa m gam X cần bao nhiêu lit dung dịch NaOH 0,5 M
9.9. Cho 18,6 gam hỗn hợp X gồm phenol và ancol no ,đơn chức mạch hở A tác dụng với Na dư
thu được 3,36 lít H2 đktc .Mặt khác cho 18,6 gam hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ với 50 ml dd
NaOH nồng độ 2 M . Xác định CTPT của ancol A.
Câu 10: ĐỘ RƯỢU HIỆU SUẤT
10.1. Từ 1 tấn khoai chứa 70% tinh bột cho lên men để điều chế ancol etylic .
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
b. Tính khối lượng ancol thu được nếu hao hụt trong cả quá trình sản xuất là 15% .
10.2. Từ 1 tấn khoai chứa 5% tạp chất xơ có thể điều chế được bao nhiêu lít etanol tinh khiết .
Biết hiệu suất chung của cả quá trình sản xuất là 80% và khối lượng riêng của etanol là D= 0,789
g/ml .
10.3. Biết trong quả nho glucozơ chiếm khoảng 30% . Cần bao nhiêu kg nho để điều chế 100 lít
rượu vang 100 ( Cho biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 g/ml và hiệu suất lên men
là 95 % ).
10.4. a. Có bao nhiêu ml ancol etylic nguyên chất trong 600 ml dung dịch ancol 400 ?
b. Cần thêm bao nhiêu ml nước vào dung dịch ancol trên để thu được dung dịch ancol
250 ?
10.5. a. Hòa tan 200 ml ancol etylic nguyên chất vào trong 600 ml nước . Tính độ rượu ?
b. Tính thể tích dung dịch ancol thu được khi cho thêm nước vào dung dịch ancol trên để
thu được dung dịch ancol 100?

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì
có thể thu được tối đa bao nhiêu ete?
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 2: Khi đun nóng rượu etylic với H2SO4 đặc ở 140ºC thì sẽ tạo ra
A. C2H4. B. CH3CHO. C. C2H5OC2H5. D. CH3COOH.
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm
các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở
đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là :
A. C2H5OH và CH2=CHCH2OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CHCH2OH.

Trang 71
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 4: Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch HSO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ
thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của X là :
A. C3H8O. B. C2H6O. C. CH4O. D. C4H8O.
Câu 5: Đề hydrat hóa 6 gam một rượu thì thu được 1,68 lít anken với hiệu suất phản ứng là 75%.
Công thức tổng quát của rượu đó là
A.C2H5OH B.C3H7OH C.CH3OH D.C4H9OH
Câu 6: Rượu no đơn chức X mạch hở có tỉ khối với H2 là 37. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nung
nóng ở 180ºC. Thu dược 1 anken mạch thẳng duy nhất. X là
A. Etanol B.2-metyl propanol-2 C.Propan -1-ol D.Butan-1-ol
Câu 7: Khi đun nóng một ancol đơn chức no A với H2SO4 đặc ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu
được sản phẩm B có tỉ khối hơi so với A là 0,7. Vậy công thức của A là
A. C4H7OH. B. C3H7OH. C. C3H5OH. D. C2H5OH.
Câu 8: Đun nóng hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng với
H2SO4 đặc ở 140ºC. Sau phản ứng được hỗn hợp Y gồm 5,4 gam nước và 19,4 gam 3 ete. Hai ancol
ban đầu là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Câu 9: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có
công thức cấu tạo thu gọn là :
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H6(OH)2. D. C3H5(OH)3.
Câu 10: Cho 42 gam 1 ancol no, mạch hở, đơn chức l X phản ứng vừa đủ với Na thu được H 2 và
57,4 gam muối. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 11: Cho 10,1 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp phản ứng với Na dư thu
được 2,8 lít H2 (đktc). Vậy công thức của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Câu 12: Cho m gam hỗn hợp M gồm metanol, etanol và propenol phản ứng vừa đủ với Na thu
được V lít H2 (đktc) và (m + 3,52) gam muối. Vậy giá trị của V là
A. 3,584. B. 1,792. C. 0,896. D. 0,448.
Câu 13: Cho 37 gam hỗn hợp X gồm etanol, etilenglicol và glixerol phản ứng vừa đủ với Na thu
được V lít H2 (đktc) và 50,2 gam muối. Vậy giá trị của V là
A. 6,72. B. 4,48. C. 2,24. D. 13,44
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 3,48 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanol đồng đẳng liên tiếp cần vừa đủ
4,032 lít O2 (đktc). Vậy công thức phân tử của 2 ankanol trong hỗn hợp X là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H7OH và C4H9OH. D. C4H9OH và C5H11OH.
Trang 72
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 1 ankanol X cần hết 13,44 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 9 gam H2O.
Vậy X là
A. CH4O. B. C2H6O. C. C3H8O. D. C4H10O.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp gồm ancol metylic, ancol etylic, ancol propylic cần
hết V lít O2 (đktc) thu được 2,6 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Vậy giá trị của V là
A. 57,36. B. 35,84. C. 33.60. D. 44,80.
Câu 18: Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm
anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H 2 (ở đktc). Phần
trăm ancol bị oxi hoá là :
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%.
Câu 19: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít
khí CO2 (đktc) và a gam H¬2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là :

Câu 20: Cho m gam ancol no đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng, sau khi phản ứng
hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32g. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ lệ khối đối với
hiđrô là 15,5, giá trị của m là:
A. 0,64 B. 0,46 C. 0,32 D.0,92

Trang 73
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

BÀI 42: PHENOL


Câu 1: Viết phương trình phản ứng khi cho phenol lần lượt tác dụng với Na ,NaOH ,dung dịch
Br2 ,dung dịch HNO3đ/H2SO4
Câu 2: Viết ptpư chứng tỏ phenol có tính axit yếu hơn H2CO3.
Câu 3:Cho phenol vào nước, lắc đều thấy dd vẩn đục. Cho dd NaOH vào đến dư thì thấy dd
trong suốt. Tiếp tục thổi luồng khí CO2 vào thì dd lại vẩn đục. Viết ptpư giải thích hiện tượng
trên.
Câu 4: Cho phenol tác dụng với nước Br2. Nêu hiện tượng, viết phương trình.
Câu 5: Nhận biết :
a. ancoletylic , etilen glicol b. Ancol benzylic , stiren ,benzen
c. benzen , stiren , glixerol , ancol propylic. d. benzen , toluen , glixerol , etanol.
e. phenol, benzen, ancol etylic, glixerol. f. phenol , toluen , stiren ,benzene
Câu 6: Chỉ dùng 1 thuốc thử , nhận biết các dung dịch sau. Viết phương trình phản ứng .
a. Benzen, phenol, hex-1-en c. Benzen, toluen, hex-1-en
b. Benzen, phenol, stiren d. Benzen, phenol, but-1-in
Câu 7: Trong các phát biểu sau về phenol:
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Những phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 8: Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dunhj với dung dịch NaOH dư
thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng
riêng là 0,8g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là
A. 9,4 gam B. 0,625 gam C. 24,375 gam D. 15,6 gam

Trang 74
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

Chương 9: ANDEHIT – AXIT CACBOXYLIC

BÀI 44: ANDEHIT


*********************
I. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1: Viết đồng phân và gọi tên andehit có CTPT : C3H6O , C4H8O.
Câu 2: Viết phương trình phản ứng chứng tỏ andehit vừa có tính khử, vừa có tính oxihóa.
Câu 3: Viết phương trình khi cho andehit axetic lần lượt phản ứng với: H2 (Ni, to) ; O2 (xúc tác
Mn2+, to); AgNO3/ NH3. Nêu vai trò của andehit axetic trong các phản ứng trên
Câu 4: Khi cho 50 gam dung dịch andehit axetic tác dụng hoàn toàn với AgNO 3 trong NH3 thu
được 21,6 gam kết tủa. Tính C% dung dịch andehit axetic.
Câu 5: Khi cho 0,87 gam một andehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với AgNO 3
trong NH3 sinh ra 3,24 gam Ag. Xác định CTPT của andehit trên.
Câu 6: Khi cho 4,5 gam một andehit no, đơn chức, mạch hở (X) tác dụng hoàn toàn với lượng dư
AgNO3 trong NH3 sinh ra 64,8 gam Ag.
a. Xác định CTPT của andehit trên.
b. Viết các phản ứng của (X) lần lượt với H2 (Ni,t0c ) ,AgNO3 / NH3
Câu 7: Khi chuyển hoàn toàn 5,4 gam một ankanal thành muối của axit hữu cơ (phản ứng tráng
bạc ) thì thu được Ag . Hòa tan hết Ag này trong HNO 3 đặc dư thấy có 3,36 lít khíNO2 bay ra
(đktc).Xác định CTPT , CTCT và gọi tên.
Câu 8: Khi cho 5,80 gam một andehit đơn chức tác dụng hoàn toàn với O2 (xúc tác Mn2+) được 7,4
gam một axit tương ứng.
a.Xác định CTPT, viết CTCT andehit trên
b.Viết ptpư của andehit với: H2 (xt, to), dung dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 9: Oxi hoá 4,6 gam ankanol (ancol no, đơn chức, mạch hở) bằng CuO, to thì thấy có 6,4 gam
Cu tạo thành. Tìm CTCT của ancol và andehit tạo ra sau phản ứng.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 ankanal (andehit no, đơn chức, mạch hở) kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng. Thực hiện phản ứng tráng gương 8 gam X được 32,4 gam bạc kết tủa.
a. Tìm CTPT 2 ankanal.
b. Tính số mol mỗi ankanal.
Câu 11: Cho 1,02 gam hỗn hợp X gồm 2 ankanal (khác andehit fomic) kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 4,32 gam Ag . Biết phản ứng
xảy ra hoàn toàn .
a. Tìm CTPT 2 ankanal.
b. Tính thành phần % về khối lượng mỗi andehit.
Câu 12: Cho 10,20 gam hỗn hợp X gồm andehit axetic và andehit propionic tác dụng với dd
AgNO3 trong NH3 dư, thấy có 43,20 gam bạc kết tủa.

Trang 75
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
a. Viết pthh
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu
c. Nếu đem đốt hết 10,20 gam hỗn hợp X rồi dẫn sản phẩm qua dd nước vôi trong dư thì
khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu ?
Câu 13: Cho 0,92 gam hỗn hợp gồm axetilen và andehit axetic phản ứng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 trong NH3 được 5,64 gam hỗn hợp kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban
đầu.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen. B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin. D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Câu 2: Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-
CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, tº) cùng tạo ra một sản phẩm

A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 3: Cho andehit tác dụng với H2 theo tỉ lệ nAnđehit : nH2 = 1: 2. Vậy andehit này có công thức là
A. HOC-CHO B. CH3CHO C. CH2=CH-CHO D. A, C đều
đúng.
Câu 1: C5H10O có số lượng đồng phân anđehit có nhánh là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: HCHO có tên gọi là
A. Anđehit fomic B. Metanal C. Fomanđehit D.Tất cả đều
đúng
Câu 3: CH3CH2CH2CHO có tên gọi là:
A. propan-1-al B. propanal C. butan-1-al D. butanal.
Câu 4: Khử hoá hoàn toàn một lượng andehit đơn chức, mạch hở A cần V lit khí H2 . Sản phẩm
thu được cho tác dụng với Na cho V/4 lit H2 đo cùng điều kiện. A là:
A. CH3CHO B. C2H5CHO
C. Anđehit chưa no có 1liên kết đôi trong mạch cacbon.
D. Anđehit chưa no có một liên kết ba trong mạch cacbon.
Câu 8: Câu nào sau đây là không đúng?
A. Anđehit cộng với H2 tạo thành ancol bậc một
B. Khi tác dụng với H2, xeton bị khử thành rượu bậc hai
C. Anđehit tác dụng với ddAgNO3/NH3 tạo ra bạc
D. Anđehit no, đơn chức có công thức tổng quát CnH2n +2O.
Câu 9: Anđehit đa chức A cháy hoàn toàn cho mol CO2 - mol H2O = mol A. A là
A. anđehit no, mạch hở. B. anđehit chưa no.
C. anđehit thơm. D. anđehit no, mạch vòng

Trang 76
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 10: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với dung dịch dư AgNO3/NH3 thu được 0,4 mol Ag. Mặt
khác cho 0,1 mol X tác dụng hoàn toàn với H2 thì cần 22,4 lít H2 (đktc). Công thức cấu tạo phù
hợp với X là:
A. HCHO. B. CH3CHO. C. (CHO)2. D. cả A và C đều đúng.
Câu 11: Cho 5,8 gam anđehit A tác dụng hết với một lượng dư AgNO3/NH3 thu được 43,2 gam
Ag. Tìm CTPT của A
A. CH3CHO. B. CH2=CHCHO. C. OHCCHO. D. HCHO.
Câu 12: Cho 0,15 mol một anđehit Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu
được 18,6 gam muối amoni của axít hữu cơ. Công thức cấu tạo của anđehit trên là:
A. C2H4(CHO)2. B. (CHO)2. C. C2H2(CHO)2. D. HCHO.
Câu 13: Khi cho 0,l mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 ta thu được Ag kim loai. Hoà
tan hoàn toàn lượng Ag thu được vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 8,96 lít NO2 (đktc).
X là:
A. X là anđêhit hai chức B. X là anđêhitformic
C. X là hợp chất chứa chức – CHO D. Cả A, B đều đúng
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp etanal và propanal phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3, thu được 43,2 gam kết tủa và dung dịch chứa 17,5 gam muối amoni của hai axit hữu
cơ. Giá trị của m là
A. 9,5. B. 10,9. C. 14,3. D. 10,2.
Câu 15: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 32,4 gam
Ag. Hai anđehit trong X là :
A. HCHO và C2H5CHO. B. HCHO và CH3CHO.
C. C2H3CHO và C3H5CHO. D. CH3CHO và C2H5CHO.
Câu 16: Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3,
đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với
4,6 gam Na. Công thức cấu tạo thu gọn của X là :
A. HCHO. B. OHC–CHO.
C. CH3–CHO. D. CH3–CH(OH)–CHO.
Câu 17: Cho 1,74 gam anđehit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra m
gam bạc kết tủa. Giá trị của m là :
A. 6,48g. B. 12,96g. C. 19,62g. D. 19,44g.

Trang 77
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022

BÀI 45: AXIT CACBOXYLIC

I. BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Viết phương trình phản ứng ( nếu có ):
a. CH3COOH + Cu b. CH3COOH + Ag
c. CH3COOH + Mg d. CH3COOH + CuO
e. CH3COOH + Cu(OH)2 f. CH3COONa + H2SO4
g. CH3COOH + NaHCO3 h. CH3COOH + CH3OH
i. CH3COOH + Na2CO3 j. CH3COOH + CaCO3
Câu 2: Viết phương trình thực hiện chuỗi biến hoá sau:
a. CH4 → HCHO → HCOONH4 → HCOOH → (HCOO)2Mg → HCOONa → HCOOH →
HCOOC2H5
b. C6H12O6 → C2H5OH → CH3COOH → (CH3COO)2Ca → CaCO3 → CO2
Câu 3: Bằng phương pháp hoá học, phân biệt các chất:
a. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH, C3H5(OH)3 , C6H5OH.
b. CH3-COOH , CH3CH2OH , CH2=CH-COOH.
Câu 4: Sắp xếp (có giải thích) theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất sau: C2H5OH, CH3-
CHO, CH3-COOH, HCOOH, C3H6.
Câu 5: Để trung hoà 3,0 gam dung dịch của 1 axit no, đơn chức, mạch hở X có nồng độ 7,4 % cần
vừa đủ 3,0 ml dd NaOH 1M.
a. Xác định CTCT của X.
b. Đốt cháy hết X, dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối
lượng bình thay đổi thế nào ?
Câu 6: Trung hoà 8,8 gam 1 axit no, đơn chức A cần 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung
dịch B
a. Xác định CTCT của A.
b. Thể tích dd HCl 0,5M cần để chuyển hết chất tan trong ½ dung dịch B thành axit tương
ứng.
Câu 7: Trung hoà 3,88 gam hỗn hợp 2 axit đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 5,20 gam muối khan. Tính tổng số mol hỗn hợp 2 axit.
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng đủ
với 200ml dd KOH 1M. Phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được 18,2 gam hỗn hợp 2 muối hữu
cơ khan.
a. Tìm m ?
b. Xác định CTCT của mỗi axit
c. Thành phần % về số mol mỗi axit trong hỗn hợp

Trang 78
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 9: Để trung hoà 50 ml dung dịch chứa 2 axit đơn chức no liên tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng cần 40 ml dd NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà được 4,52 gam hỗn hợp
muối khan.
a. Tìm CTCT 2 axit
b. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch ban đầu.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm axit axetic và andehit axetic, có khối lượng 10 gam. Cho X tác dụng với
lượng dư dd AgNO3/NH3, được 21,6 gam Ag kết tủa. Để trung hoà X cần V ml dd NaOH 0,2M.
Tính V.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 axit đơn chức no liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng . Để trung hòa
X cần dùng 30 ml dd NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà được 3,68 gam hỗn hợp
muối khan.Tìm CTPT 2 axit trên

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Cho axit X có CTCT : CH3CH(CH3)CH2CH2COOH
Tên của X là :
A. axit 2 – metylbutyric B. axit 2 – metylbutanoic
C. axit isohexanoic D. axit 4 – metylpentanoic
Câu 2: Công thức nào dưới đây là của axit 2,4 – đimetylpentanoic?
A. CH3CH(CH3)CH(CH3)CH2COOH B. CH3CH(CH3)CH2CH(CH3)COOH
C. CH3C(CH3)(CH3)CH(CH3)COOH D. (CH3)CH(CH3)CH2CH2COOH
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một axit hữu cơ no A thu được 1,62 gam H2O. A là
A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2
mol H2O. Giá trị V là
A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lít CO 2 (đkc) và
2,7 gam H2O. CTCT của E là
A. CH3COOH. B. C17H35COOH.
C. HOOC(CH2)4COOH. D. CH2=C(CH3)COOH.
Câu 6: Đốt cháy 4,09g hỗn hợp A gồm hai axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng của axit axetic người ta thu được 3,472 lít khí CO 2 (đktc). Công thức cấu tạo của các
axit trong hỗn hợp phải là:
A. HCOOH và CH3COOH B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và (CH3)2CHCOOH D. C2H5COOH và CH3CH2CH2COOH.
Câu 7: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam
muối của axit hữu cơ. CTCT X là
A. CH2=CH-COOH B.CH3COOH. C. HC≡C-COOH. D. CH3-CH2-
COOH
Câu 8: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dd gồm KOH
0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dd thu được 8,28 gam hh chất rắn khan. CTPT của X là

Trang 79
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. HCOOH. D. C3H7COOH.
Câu 9: Cho 16,4 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau
phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn
dung dịch Y, thu được 31,1 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là:
A. C2H4O2 và C3H4O2 B. C2H4O2 và C3H6O2
C. C3H4O2 và C4H6O2 D. C3H6O2 và C4H8O2.
Câu 10: Hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Trung hoà 8,3 gam X bằng dung
dịch NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 11,6 gam muối khan. Mặt khác, nếu cho
8,3 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 21,6 gam bạc. Công
thức của 2 axit là:
A. HCOOH; C2H5COOH B. HCOOH; CH3COOH
C. C2H5COOH; C3H7COOH D. CH3COOH; C2H5COOH
Câu 11: Hợp chất đơn chất X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro lần lượt bằng 54,54% và
9,09%, còn lại là oxi, Dung dịch X làm đỏ quỳ tím. Công thức phân tử của X là:
A. C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C4H6O2
Câu 12: Trung hòa 10 g dung dịch axit hữu cơ đơn chức X nồng độ 3,7 % cần dùng 50 ml dung
dịch KOH 0,1M . Công thức cấu tạo của axit X là:
A. CH3CH2COOH B. CH3COOH
C. HCOOH D. CH3CH2CH2COOH
Câu 13: Cho 5,76 gam Axit hữu cơ đơn chức mạch hở X tác dụng hết với CaCO 3 thu 7,28 gam
muối của axit hữu cơ . CTCT thu gọn của X
A. CH2=CH-COOH B.CH3COOH
C. HC =C-COOH D. CH3CH2COOH
Câu 14: Đun 12 gam Axit Axetic với 13,8 gam Etanol (xt H2SO4 đặc) đến khi phản ứng đạt trạng
thái cân bằng thu được 11 gam este . Hiệu suất phản ứng este hoá là
A.50% B.75% C.55% D. 62,5%
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một Axit cacboxylic đơn chức cần vừa đủ V lit oxi (đktc ) thu
0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
A.11,2 B. 6,72 C. 8,96 D. 4,48
Câu 16: Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na,
NaOH , NaHCO3 . Số phản ứng xảy ra là
A.5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 17: Công thức đơn giản nhất của một axit no đa chức là (C3H4O3)n. Công thức cấu tạo thu
gọn của axit đó là công thức nào sau đây?
A. C2H5(COOH)2 B. C4H7 (COOH)3
C. C3H5 (COOH)3 D. HOC2H2COOH
Câu 18: Đốt cháy a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác để trung hoà a mol Y cần dùng
2a mol NaOH. CTCT thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH B. C2H5COOH
C. CH3COOH D. HOOC-COOH
Câu 19: Trung hoà 1,8 gam một axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được 2,46 gam muối khan . Axit nói trên là
A. HCOOH B. CH3COOH
C. C2H3COOH D. C2H5COOH

Trang 80
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
Câu 20: Để đốt cháy hết 10 ml hơi một chất hữu cơ A cần dung 30 ml O 2 . Sản phẩm cháy thu
được gồm CO2 và H2O có thể tích bằng nhau và bằng thể tích của O2 phản ứng . CTPT của A là
A.C3H6O2 B. C3H6O3 C. C4H8O2 D. C2H4O2
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,44 gam một axit hữu cơ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình 1 đựng
P2O5 , bình 2 đựng NaOH dư thấy khối lượng bình 1 tăng 0,36 gam bình 2 tăng 0,88 gam . Mặt
khác để phản ứng với 0,05 mol axit cần dùng 250 ml dung dịch NaOH 0,2M . CTPT của axit là
A.C3H6O2 B. C3H6O3 C. C4H8O2 D. C2H4O2
Câu 22: Z là Axit hữu cơ đơn chức. Để đốt cháy 0,1 mol Z cần 6,72 lit O2 (đktc ) . Cho biết CTCT
của Z
A. CH3COOH B. CH2=CH-COOH
C. C3H7COOH D. C2H5COOH
Câu 23: Cho 16,6 gam hỗn hợp HCOOH và CH3COOH tác dụng hết với Mg thu được 3,36 lit H2
(đktc) . Khối lượng của CH3COOH là :
A. 12 gam B. 6 gam C. 4,6 gam D. 9 gam
Câu 24: Cho 2,46 gam hỗn hợp HCOOH , CH3COOH và C6H5OH tác dụng với 40 ml dung dịch
NaOH 1M . Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng
A. 6,46 gam B. 3,34 gam C. 5,32 gam D. 4,46 gam
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no mạch thẳng thu được 4,032 lít CO2(đktc ) và
2,7 gam H2O. CTCT của E
A. CH3COOH B. B.CH2=CH-COOH
C. HOOC-[CH2]4 –COOH D. C17H35COOH
Câu 26: Hợp chất hữu cơ E mạch hở có CTPT là C3H6O3 có nhiều trong sữa chua. E có thể tác
dụng với Na , Na2CO3. Còn khi tác dụng với CuO đun nóng tạo ra chất hữu cơ không có phản
ứng tráng gương CTCT có thể có của E là :
A. HO-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(OH)-COOH
C. HO-CH2-COOCH3 D. CH3-COOCH2-OH
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một Axit no đơn chức được 1,62 gam H2O . A là
A. HCOOH B. CH3COOH
C. C2H5COOH D. C3H7COOH
Câu 28: Các sản phẩm đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit cacboxylic X được dẫn lần lượt vào bình 1
đựng H2SO4 đặc bình 2 đựng NaOH. Sau Thí nghiệm bình 1 tăng 1,8 gam . bình 2 tăng 4,4 gam .
Nếu bay hơi 1 gam X thu được 373,4 ml hởi (đktc ) . CTCT của X là
A. HCOOH B. CH3COOH
C. C2H5COOH D. C3H7COOH
Câu 29: Cho 5,92(g) một axit hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với CaCO 3 thu được 7,44(g)
muối. Xác định CTCT thu gọn của X.
A.CH3COOH B.CH2=CHCOOH
C.CH3CH2COOH D.CH2=C(CH3)COOH
Câu 30: Cho 90g axit axetic tác dụng với 69gam rượu etylic (H2SO4 xúc tác). Khi phản ứng đạt tới
cân bằng thì 66% lượng axit đã chuyển thành ete, khối lượng este sinh ra là bao nhiêu gam?
A. 174,2 gam B. 87,12gam C. 147,2gam D. 78,1gam
Câu 31: Tính khối lượng axit axetic có trong dấm ăn thu được khi lên men 100 lit ancol 8 o thành
dấm ăn ? Biết khối lượng riêng của ancol etylic 0,8 gam/ml giả sử phản ứng lên men giấm đạt
hiệu suất là 80%
A.8347.8 gam B.6778,3 gam C.8437,8 gam D. 6678,3 gam
Câu 32: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là
Trang 81
BÀI TẬP 11CB 2021 – 2022
A. 21,6 gam B. 10,8 gam C. 43,2 gam D. 64,8 gam
Câu 33: Trung hoà 8,2 gam hỗn hợp gồm axit fomic và axit đơn chức X cần 100 ml dung dịch
NaOH 1,5M. Nếu cho 8,2 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,
đung nóng thì thu được 21,6 gam Ag. Tên gọi của X là
A. axit acrylic. B. axit propanoic.
C. axit etanoic. D. axit metacrylic.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO 2. Mặt khác, để trung hoà a mol
Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH B. C2H5-COOH
C. HOOC-COOH D. CH3-COOH
Câu 35: Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch
gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn. Công
thức phân tử của X là
A. C2H5COOH B. C3H7COOH C. HCOOH D. CH3COOH
Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3
mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung
dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:
A. HCOOH, HOOC-COOH. B. HCOOH, HOOC-CH2-COOH.
C. HCOOH, C2H5COOH. D. HCOOH, CH3COOH.

Trang 82

You might also like