You are on page 1of 13

I.

Thực trạng:
▪ Bối cảnh nghề nghiệp, kĩ năng cần thiết trong thời đại công nghiệp
4.0? ( đưa biểu đồ)

a. Reskill - Tái đào tạo:


- Bối cảnh: (theo Huu Tram Anh Le, Aptech BDM in Vietnam)
- Cuộc suy thoái kinh tế do COVID được dự đoán sẽ trầm
trọng hơn cả khủng hoảng tài chính 2007-08. (theo Huu
Tram Anh Le, Aptech BDM in Vietnam)
- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý II năm
2021 là 2,60%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với quý trước. Sự
bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch
Covid-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu
vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%)
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%,
tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước. Số thanh niên từ
15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn
người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp
- 50% người lao động cần tái kĩ năng trước năm 2025 (theo
“World Economic Forum’s Future of Jobs Report)
- Nguyên nhân:
- Trong 5-7 năm nữa, những kỹ năng hay những gì chúng biết
ở hiện tại sẽ không còn hiệu quả nữa vì công nghệ liên tục
phát triển, thử nghiệm và áp dụng ngày càng rộng rãi.
b. Tầm quan trọng của tư duy phản biện:
- Theo World Economic Forum, tư duy phản biện đã liên tục đứng
đầu danh sách từ năm 2016 về các kĩ năng mà nhà tuyển dụng tin
rằng là quan trọng nhất trong vòng 5 năm tới
- Theo Forbes, tư duy phản biện đứng thứ 3 trên tổng số 10 kỹ năng
mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong năm 2021
▪ Nhân tố văn hóa ảnh hưởng tư duy phản biện của người
Việt Nam

A. Truyền thống “tôn sư trọng đạo”


♦ Bối cảnh lịch sử:
- Bắt nguồn từ Nho giáo (Confucianism), với lịch sử
1900 năm truyền bá ở Việt Nam
- Gắn liền với các lớp học ở Việt Nam, trong đó vai trò
của giáo viên rất được đề cao và các giá trị hay kiến
thức mà giáo viên truyền tải luôn được cho là chuẩn
mực.
- Hệ quả:
- Sự miễn cưỡng của học sinh trong việc làm gián đoạn
hay thử thách giáo viên bằng việc việc đặt câu hỏi,
bày tỏ ý kiến vì nỗi sợ bị giáo viên “ghim” hay làm
giáo viên khó chịu.
- Sự phản bác giáo viên, kể cả trong trường hợp học
sinh dùng từ ngữ lễ phép, vẫn được cho là thiếu tôn
trọng
- Giáo viên Việt Nam có khuynh hướng là những người
truyền tải kiến thức chủ động và học sinh là những
người tiếp thu kiến thức bị động.
B. Chủ nghĩa tập thể (Collectivism) hay văn hoá tộc người
- Định nghĩa:
- Chủ nghĩa tập thể (collectivism) là thuật ngữ dùng để
mô tả bất cứ một cách nhìn nhận nào về mặt đạo đức,
chính trị hay xã hội nhấn mạnh đến sự phụ thuộc qua
lại giữa con người với nhau và tầm quan trọng của tập
thể chứ không phải là của từng cá nhân riêng rẽ
(nguồn: Wikipedia, Britanica)
- Nguồn gốc:
- Chủ nghĩa này đã gắn bó từ lâu với người Việt trừ
trong văn hoá dân gian bản địa, hay nói cách khác, đã
ăn sâu vào máu thịt của chúng ta.
- Từ góc nhìn lịch sử, qua bao nhiêu cuộc kháng chiến
giành độc lập, hay ngay thời điểm hiện tại là cuộc
chiến với Covid-19, tình thần dân tộc hay sự đoàn kết
chính là đặc điểm nổi bật và sâu sắc nhất được người
Việt duy trì qua rất nhiều thế hệ.
- Ý nghĩa
- Sự hoà thuận, đồng điệu của các thành viên trong một
tập thể được đặt lên trên hết
- Hệ quả:
- Mọi người tránh gây chú ý bằng việc đi trái với số
đông hay cố ý tỏ ra thông minh hơn những người khác
- Mặt tích cực:
- Học sinh luôn tiếp thu ý kiến lẫn nhau và xây
dựng một môi trường hoà thuận, có tính tương
tác hơn là cạnh tranh lẫn nhau.
C. “Mặt mũi” (face)
- Trong Nho giáo, mặt mũi chỉ sự hoà nhịp giữa các cá nhân và sự
đánh giá, chấp thuận giữa từ các cá nhân khác (Nhung 2007;Nhung
2014) (*,60).
- Hệ quả:
- Học sinh tránh góp ý một cách thẳng thắn để bảo vệ “mặt
mũi” hay thể diện của nhau

- Nguồn:
*Critical thinking in a Vietnamese tertiary English as a foreign language context
(Nguyen Thi Thanh Binh)
- http://tapchikhxh.vass.gov.vn/anh-huong-cua-nho-giao-trong-van-hoa-
viet-nam-n50206.html
- https://www.linkedin.com/pulse/nên-hiểu-reskill-là-như-thế-nào-huu-
tram-anh-le
- https://www.forbes.com/sites/forbeshumanresourcescouncil/2020/11/09/t
he-top-10-skills-recruiters-are-looking-for-in-2021/?sh=4b9647547e38
- https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-
bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-ii-va-6-thang-dau-nam-2021/
-
II. TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ?
1) ĐỊNH NGHĨA
- “Tư duy là cách suy nghĩ” + “Phản” là ngược lại, chống lại, “biện” là đưa ra lí lẽ
=> “Tư duy phản biện” nếu hiểu theo mặt chữ thì có nghĩa là cách suy nghĩ, cách đưa
ra lí lẽ để chống lại ý kiến khác.
=> Cách hiểu sai.
- Phản biện không chỉ để chống lại ý kiến, quan điểm trái chiều, mà còn để tìm ra cái
đúng hoặc làm ý kiến, quan điểm trở nên đa chiều, sâu sắc hơn.
- Tư duy phản biện có thể được định nghĩa một cách khái quát như sau: là tư duy có
suy xét , phân tích, đánh giá và tìm hiểu thông tin với thái độ hoài nghi tích cực,
dùng các góc nhìn khác nhau để tiếp cận tình huống và dùng các tiêu chuẩn
khách quan để đánh giá sau đó lập luận và chứng minh lập luận ấy bằng những
thông tin đã được kiểm chứng để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tính thuyết
phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật logic nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra.

2) SO SÁNH TƯ DUY PHẢN BIỆN VỚI PHẢN BÁC, PHÊ


PHÁN VÀ HOÀI NGHI

● TƯ DUY PHẢN BÁC, PHÊ PHÁN


- Lối tư duy phản bác, phê phán là xu hướng phán xét nặng nề và tìm lỗi ở các kiến
thức, thông tin, luận điểm được tiếp xúc.
- Tư duy phê phán là một quá trình thụ động mà trong đó người suy nghĩ hành động
theo mong muốn, suy nghĩ định kiến hoặc cảm xúc mà không có bất kỳ tiêu chí đánh
giá nào. Vì không có tiêu chí đánh giá hay một thước đo khách quan, lời phê bình rất
dễ đưa ra và thường khó được chấp nhận.
=> Trong khi tư duy phê phán là về sự phán xét, xoay quanh việc tìm ra lỗi, và ở
mức độ cá nhân chủ quan, thì tư duy phản biện lại chú trọng hơn vào việc đặt ra câu
hỏi và phân tích. Tuy cũng bao gồm việc tìm ra lỗi nhưng đối tượng chính của tư duy
phản biện là sự lập luận, ở dạng khái niệm, lý thuyết hay luận điểm.

TƯ DUY PHẢN BIỆN TƯ DUY PHẢN BÁC, PHÊ PHÁN


Chú trọng hơn vào việc đặt ra câu hỏi và phân tích Phán xét, xoay quanh việc tìm ra lỗi

Tìm hiểu, đánh giá vấn đề một cách khách quan Ở mức độ cá nhân chủ quan, định kiến

Tập trung vào ý tưởng, lập luận, minh chứng Tập trung vào yếu điểm, những lỗi lầm,
sai sót của người khác

Cải thiện chất lượng tư duy Tấn công cá nhân

● CHỦ NGHĨA HOÀI NGHI


- Chủ nghĩa hoài nghi là một hướng tiếp cận của triết học, mà trong đó, mọi tri thức
hay bất cứ một khẳng định nào cũng đều được người theo thuyết này hồ nghi, xem
xét.
- Tiêu chuẩn khắt khe của chủ nghĩa hoài nghi đối với tri thức: để được coi là hiểu biết
một điều gì đó đúng thì một người phải loại bỏ mọi khả năng sai sót của vấn đề ấy.
=> Vì vậy có thể kết luận rằng tư duy phản biện và chủ nghĩa hoài nghi là 2 lối tư duy
gần giống nhau: Vì cả 2 lối tư duy đều không chấp nhận cái nhìn một chiều đối với
một vấn đề, mà luôn đào sâu để cố gắng tiếp cận vấn đề dưới một góc độ khác.
- Nhưng cả 2 lối tư duy cũng có điểm khác nhau.
● Chủ nghĩa hoài nghi dường như hoài nghi và chối bỏ mọi thứ bao gồm cả niềm tin
của con người hay những sự vật tồn tại như một điều hiển nhiên, vì mục tiêu phân
biệt rạch ròi giữa đúng sai, đi tìm bản chất thực sự và duy nhất của một sự vật.
● Trong khi đó, tư duy phản biện là lối tư duy tích cực nhằm hướng đến việc cải
thiện chất lượng và tư duy giải pháp, chứ không hoàn toàn đi tìm ra sự thật duy
nhất của một vấn đề.

III. SỰ CẦN THIẾT/LỢI ÍCH CỦA


VIỆC CÓ ĐƯỢC KĨ NĂNG TƯ DUY
PHẢN BIỆN

1) Nâng cao tính tự lập


- Việc rèn luyện tư duy phản biện có thể giúp cho ta tập suy nghĩ một cách độc
lập, tự đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình mà không phải chịu ảnh hưởng
hay dựa dẫm vào quan điểm cá nhân của người khác.
2) Mở rộng vốn hiểu biết, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới
- Người có tư duy phản biện thường luôn đặt ra những câu hỏi khi đứng trước
những vấn đề, sự vật, tình huống mới. Chính vì vậy, để có thể tìm ra câu trả lời
cho những câu hỏi của mình, họ phải tự tìm tòi, học hỏi và tiếp thu thêm những
tri thức mới, khám phá những điều họ chưa biết. Từ đó làm đầy thêm và mở
rộng vốn kiến thức của họ.
3) Phát triển khả năng sáng tạo
- Trong quá trình tư duy phản biện, đôi khi, để giải quyết vấn đề, ta phải vượt ra
khỏi vùng an toàn của bản thân, tạo ra những con đường chưa ai đặt chân đến,
tìm đến những giải pháp mà chưa ai nghĩ ra. Để có thể làm được việc đó, ta
phải cần đến khả năng sáng tạo của bản thân, và cứ qua những lần vận dụng tư
duy phản biện để giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo sẽ ngày càng phát triển
hơn.
4) Rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề
- Tư duy phản biện tập trung vào phân tích và nắm bắt đối tượng của mình. Nó loại
bỏ, với chừng mực có thể, các phản ứng cảm xúc, trừ khi chúng trở thành một phần
của cách tiếp cận hoặc giải pháp. Đồng thời, tư duy phản biện cũng cho bạn cái nhìn
tổng quát cũng như nhiều góc nhìn cho cùng một vấn đề. Từ đó, bạn có thể suy xét
vấn đề một cách cụ thể và kĩ lưỡng nhất, và tìm ra được hướng giải quyết cho vấn đề
của mình.
5) Cải thiện các mối quan hệ
- Tư duy phản biện giúp bạn dễ dàng tiếp nhận quan điểm của người khác. Nó khiến
cho bạn trở nên cởi mở, đồng cảm và hòa thuận hơn với mọi người. Bản thân bạn sẽ
nhận được sự tin tưởng để trở thành người có tiếng nói mỗi khi có cuộc cãi vã hay
xung đột nào xảy ra và đang có dấu hiệu nóng lên.
6) Củng cố khả năng giao tiếp và trình bày
- Việc có tư duy phản biện giúp cho bạn suy nghĩ một cách rõ ràng, từ đó tự hình
thành nên hệ thống ý tưởng, luận điểm trong suy nghĩ của ta, giúp cho việc giao tiếp,
tranh luận hay trình bày trước đám đông trở nên dễ dàng, mạch lạc và đầy tính thuyết
phục hơn.
7) Khả năng nhìn nhận và khắc phục sai sót, khuyết điểm của
bản thân
- Người có tư duy phản biện sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu ý kiến của người khác
cũng như tự nhìn nhận lại bản thân và từ đó khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót
giúp cho bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
8) LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN ĐỐI VỚI NGÀNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
- Sự sáng tạo đối với ngành Marketing
- Khả năng giao tiếp, trình bày, thuyết phục đối với ngành Marketing
- Khả năng giải quyết vấn đề

IV. Quá trình tư duy phản biện gồm


những bước nào?
1. Xác định mục tiêu chính, câu hỏi chính:
Vấn đề cần được tập trung giải quyết, truyền đạt hoặc muốn gây ảnh
hưởng là gì? Các khái niệm, câu hỏi đó cỗ ràng và chính xác hay không?
2. Đánh giá thông tin:
Nguồn thông tin có đáng tin cậy không? Có thể kiểm tra lại bằng các
nguồn tin cậy khác? Có định kiến chủ quan nào của người viết/nói
không? Các dữ liệu có thống nhất với nhau không? Có đầy đủ không?
Thông tin nào nếu có sẽ lật ngược lại vấn đề?
3. Đánh giá lập luận:
Tính chặt chẽ, logic; Liệu có thiên về ngụy biện hay không? Có giả định
ngầm (những giả định chỉ có tính tạm thời, phạm vi hẹp, không giải quyết
được vấn đề một cách khách quan) nào không?
4. Đánh giá kết luận:
Kết luận có hợp lý, chính xác không? Có toàn diện và công bằng hay
không?
5. Xem xét các góc nhìn đối lập và giả định ngầm:
Xem xét xem có góc nhìn nào mới bổ sung hoặc đối lập không; Loại bỏ
các giả định ngầm không chính xác nếu có.
6. Tổng hợp:
Tổng hợp kết quả phân tích từ các góc nhìn khác nhau, đồng thời xác
định thông tin, phân tích cần hoàn thiện để bao quát vấn đề hoàn chỉnh
hơn.
7. Kết luận và giải pháp:
Đưa ra các kết luận công bằng, khách quan và đề xuất giải pháp nếu có.
(Mô hình trên được trích từ bài giảng của Khóa học Tư Duy Phản Biện - Grey Cells )

V. Các tips rèn luyện khả năng tư duy


phản biện:
1. Trau dồi tri thức và sự hiểu biết của mình:
- Tri thức có thể được tiếp thu qua quá trình học tập trên lớp và tự
học tại nhà. Nên thu nạp thật nhiều kiến thức để có thể có một cái
nhìn tổng quát, đa dạng về nhiều lĩnh vực, giúp linh hoạt hơn trong
việc tư duy phản biện trong nhiều tình huống và chủ đề khác nhau
cũng như nhìn vào vấn đề một cách trực diện và chính xác hơn.
2. Tầm nhìn khách quan:
- Theo Brookfield (1987), Gambrill (2005-2006), cảm xúc là một
nhân tố ảnh hưởng quan trọng trong quá trình phản biện của con
người. Nên tránh để cảm xúc hay định kiến của bản thân chi phối
việc đưa ra quyết định của mình. Thêm vào đó ta nên lắng nghe và
đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu được người đó
đang nghĩ gì và muốn nhắm tới điều gì, giúp cho việc phản biện
hiệu quả hơn. Đồng thời nhìn vào nhiều khía cạnh khác nhau để có
một cái nhìn khách quan hơn, tránh để ấn tượng ban đầu chi phối.
3. Tạo thói quen đặt câu hỏi:
- Khi đối diện với một vấn đề, ta nên đặt ra những câu hỏi “tại sao”,
“thế nào” áp dụng theo phương pháp 5W-1H: Who, What, Where,
Why, Which, How, để có được một cái nhìn tổng thể hơn và chính
xác hơn về vấn đề đó. VD: “Đâu là cốt lõi của vấn đề?”, “Mục đích
của vấn đề là gì”
- Nâng cao khả năng tư duy đặt câu hỏi: Xem phim tài liệu, đọc bài
báo và tự đặt ra những câu hỏi cho mình: “Thông điệp bộ phim
muốn truyền tải là gì?”, “Bản thân đã thực sự hài lòng vói thông
điệp đó không? Tại sao?”.
- Tìm đọc quyển sách “Asking the right question” để tìm hiểu sâu
hơn làm thế nào để đặt những câu hỏi phù hợp cũng như đi tìm
kiếm câu trả lời cho những câu hỏi ấy.

4. Lập ra các nhóm học tập


- Rèn luyện khả năng phân tích vấn đề thông qua việc nghiên cứu
bài luận với những người khác.
- Tổ chức các cuộc tranh luận giữa các thành viên trong nhóm về
một chủ đề nào đó, nâng cao sự tự tin và khả năng tư duy nhanh,
chuẩn bị cho những vấn đề đòi hỏi sự tư duy nhạy bén sau này
5. Đón nhận quan điểm khác, thậm chí trái chiều với quan điểm của
mình:
- Trong một cuộc tranh luận ta sẽ gặp phải những ý kiến trái chiều
mà chúng ta vẫn cần phải chấp nhận nó, đối chiếu nó với những giả
định và lập luận của mình, từ đó đưa ra những lý lẽ chặt chẽ hơn để
bảo vệ ý kiến của mình.
6. Thường xuyên rèn luyện tư duy:
- Rèn luyện tư duy của mình thông qua các trò chơi đòi hỏi kỹ năng
phân tích và suy luận như Sudoku, trò chơi đố chữ, từ đó trở nên
nhạy bén hơn trước vấn đề và luyện tập cách nhìn nhận vấn đề từ
nhiều phía, suy nghĩ rộng hơn khuôn khổ bình thường - think out
of the box.
7. Cẩn thận kiểm chứng kết quả của người khác và của chính bản thân
trước khi kết luận:
- Không nên đồng ý vội vàng tất cả các ý kiến khi chưa suy nghĩ và
phân tích kỹ càng hết mọi khía cạnh và khả năng có thể. Tuy nhiên
cần phân biệt rõ giữa tư duy phản biện và tranh cãi. Muốn vậy ta
cần phát biểu dựa trên những dẫn chứng cụ thể, số liệu, tài liệu
đáng tin cậy…, giúp những phản biện của mình có sức thuyết phục.
8. Thường xuyên giao tiếp và gặp gỡ nhiều người:
- Chủ động làm quen với thầy cô, anh chị khóa trên và các bạn, giúp
bản thân tiếp cận được các suy nghĩ, lập luận khác nhau, đồng thời
những người đó cũng sẽ có thể chỉ ra những sai lầm trong suy nghĩ
của chúng ta. Đó chính là những bài học quý giá để ta cải thiện
những kỹ năng mềm cần thiết.
9. Theo dõi hoặc tham gia các cuộc nâng cao năng lực tư duy phản
biện:
9.1. The Pyramid:
- - Là cuộc thi toàn thành phố đầu tiên chuyên sâu về coaching tại
miền Nam- tổ chức bởi CLB Lý Luận Trẻ thuộc Trường Đại học
Ngoại Thương cơ sở II, được Self Hiil cố vấn và bảo trợ chuyên
môn, cùng với sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp. Cuộc
thi đã thu hút hơn 200 thí sinh của 12 trường đại học trên địa bàn
TP.HCM tham gia
- Booklet của chương trình :
https://drive.google.com/drive/folders/1OZD013SgIy_vka5S4DX-
7CmifEQzI_MD?fbclid=IwAR103tfMZdHq9ZbJ-sjc9H6Kq5A-
pKuUzCch8m66YTTKYxlfDF7BWajJ2L4
9.2. SVBDA - Southern Vietnam British Parliamentary Debate
Academy:
- SBVDA là một giải đấu tranh biện dành cho các bạn trẻ có niềm
đam mê tranh biện trên cả nước, dự án được kết hợp giữa Southern
Vietnam British Parliamentary Debate Academy và CLB Lý luận
trẻ trực thuộc Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II
- Luật nghị viện anh : http://hocgioitienganh.vn/636-2/
- trẻ trực thuộc Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II
9.3. Cuộc thi hùng biện Tiếng Anh thương mại E-CON:
9.4. Một số cuộc thi ngoài trường:

+ Bách Khoa Innovation : là sân chơi để sinh viên hiện thực hóa
các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp, và các nghiên cứu khoa học, qua đó
giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ
và quản trị.( https://oisp.hcmut.edu.vn/bk-innovation/ )
+Presentation Contest : Đây là cuộc thi thường niên do Văn
phòng Đào tạo Quốc tế – Trường ĐH Bách khoa tổ chức, nhằm tạo sân chơi cho
SV năm thứ Nhất các chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến, Liên kết Quốc tế,
Tăng cường Tiếng Nhật tranh tài thuyết trình, tranh luận và trưng bày thành quả
từ các dự án cộng đồng.

VI. TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONG VĂN


HOÁ MẠNG:
Chưa bao giờ chúng ta tiếp nhận thông tin dễ dàng, nhanh chóng và đa dạng
như thời đại hiện nay.. Nhưng cũng chưa bao giờ chúng ta dễ bị đánh lừa, bị lôi
kéo, và hay nhầm lẫn đến thế.
Khi nhận được một thông tin, phản ứng đầu tiên trên mạng thường là chỉ trích,
thiếu quá trình xác minh thông tin đó đúng hay không, có các mặt tốt và xấu
nào. Vì thế mới có các vụ thông tin giả tràn lan.
Vấn đề là ở đây, khi trình bày quan điểm, các bước phân tích, đánh giá
không được dùng đến. Tiêu chí chính xác bị bỏ qua. Mục tiêu tìm kiếm sự
thật bị gạt bỏ, nhường bước cho mong muốn bằng mọi giá giành phần
thắng trong "cuộc chiến". Và như thế, hầu hết những cá nhân này rơi vào
bẫy ngụy biện. (...Liên hệ với bé trong video: Gió chiều nào theo chiều ấy)

Bao biện, quy chụp, thành kiến, sử dụng tiêu chuẩn kép là những lối ngụy biện
phổ biến. Ngoài đời, chúng không tốt cho một cá nhân. Nhưng với khả năng
lan truyền của mạng, thái độ ngụy biện gây hại cho cả một thế hệ, một cộng
đồng.
Thiếu vắng tư duy tự phê phán, thế giới mạng không mang lại không gian để
giao tiếp, học hỏi và chia sẻ. Không có tư duy phản biện sẽ không có tranh
luận. Không có thái độ phản biện dẫn đến không có sự tôn trọng.
Nhà xã hội học William Graham Sumner từng viết năm 1906: "Tư duy phản
biện, nếu dùng thường xuyên trong đời sống xã hội, chính là một cách tốt để
giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Những người có học vấn sẽ giữ thái độ
trung lập để xem xét, chờ đợi các bằng chứng hoặc lập luận có trọng lượng.
Họ không bị ảnh hưởng bởi áp lực hay sự tự tin của người khác. Họ có thể
chống lại những định kiến. Giáo dục tư duy phản biện chính là đường lối giáo
dục giúp hình thành nên những công dân tốt."

You might also like