You are on page 1of 93

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÃN

Đ ỗ KIỂU OANH

XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HÀ NỘI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên nghành: Kinh tế chính trị XHCN

M ã s ố : 50201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TÊ

Người hướng dẫn khoa học

TS. Phạm Văn Dũng

HÀ NỘI - 2001
MỤC LỤC
Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: NGHÈO ĐÓI - MỘT s ố VẤN ĐỂ LÝ THUYẾT VÀ
THỰC TIỄN
1.1. Nghèo đói và các thước đo 7
1.1.1. Khái niệm nghèo đói 7
1.1.2. Các chỉ số đo nghèo đói 15
1.2. Nguyên nhán của nghèo đói 19
1.2.1. Do môi trường vĩ mô 19
1.2.2. Do đặc điểm riêng của địa phương 24
1.2.3. Do cá nhân 25
1.3. Hậu quả của tình trạng nghèo đói 27
1.3.1. Trình độ dân trí thấp 28
1.3.2. Tệ nạn xã hội gia tăng 28
1.3.3. Trẻ em suy dinh dưỡng nhiều 28
1.3.4. Kinh tế tăng trưởng chậm 29
1.3.5. Môi trường suy thoái 29
1.4. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam: những góc nhìn khác 30
nhau
1.4.1. Nghèo đói ở Việt Nam theo đánh giá của Ngán hàng Thế giới 30
1.4.2. Nghèo đói của Việt Nam theo đánh giá của UNDP 31

1.4.3. Nghèo đói theo đánh giá của Tổng cục Thống kê Việt Nam 36
năm 1993
1.4.4. Nghèo đói theo đánh giá của Bộ Lao động, Thươngbinh và 37
Xã hội thời kỳ 1997 - 1998
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG NGHÈO ĐÓI ở HÀ NỘI VÀ CÒNG
TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ 1996 ĐẾN 1999
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của Hà Nội 42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế 43
2.1.3. Một số vấn đề xã hội 46
2.2. Tình hình nghèo đói trên địa bàn thành phô 51
2.2.1. Thực trạng hộ nghèo 51
2.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo 52
2.3. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội 54
2.3.1. Mục tiêu của thành phố 54
2.3.2. Một số giải pháp hỗ trợ thành phố đã thực hiện 55
2.3.3. Những thành công và hạn chế chủ yếu 68
2.4. M ột số tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác 70
xo á đói giảm nghèo
CHƯƠNG 3: MỘT s ố GIẢI PHÁP THÚC ĐAY c ô n g t á c XOÁ
ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Giải pháp vê các nguồn lực 72
3.1.1. Giải pháp về lao động 73

3.1.2. Giải pháp về vốn 76


3.1.3. Giải pháp về đất đai 79

3.1.4. Giải pháp về công nghệ 81

3.2. Giải pháp vê các chính sách vĩ mô 82


3.2.1. Chính sách phân phối thu nhập 82
3.2.2. Chính sách phát triển vùng 82
3.3. Các giải pháp khác 83

3.3.1. Giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trình dân số 83
và kế hoạch hoá gia đình
3.3.2. Chính sách cứu trợ xã hội 84

KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Loài nguời đang háo hức chờ đón một thiên niên kỷ mới với
những hoài bão và khát vọng hàng ngàn năm về một cuộc sống phồn
vinh, hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh, thôi thúc mọi
quốc gia dân tộc vào một cuộc đua tranh quyết liệt vì sự phát triển.
Trong cuộc đua tranh ấy, sự tụt hậu về kinh tế sẽ đẩy đất nước khỏi
quỹ đạo phát triển. Nhưng dường như không phải dân tộc nào và
những công dân của nó cũng được chuẩn bị đầy đủ để tham gia cuộc
đua. Một số ít quốc gia dân tộc sẽ vươn lên nhanh chóng và một số
nhóm người sẽ trở nên giàu có, để lại các dân tộc và những nhóm
người tiếp tục chìm trong nghèo khổ.

Thế kỷ XXI đang đến gần với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều
quốc gia, nhưng vẫn có không ít quốc gia dân tộc lận đận trong cảnh
đói nghèo triền miên dường như không lối thoát. Các quốc gia đã có
những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kinh tế nhưng cũng
không phải vì thế mà vấn đề đói nghèo được giải quyết.

Một điều hiển nhiên là phải có tăng trưởng kinh tế mới giải
quyết được đói nghèo. Nhưng ngày nay khi xã hội loài người đang
bước sang kỷ nguyên mới thì sự phân hoá giàu nghèo càng trở nên sâu
sắc. Tình trạng phân hoá giàu nghèo diễn ra trong mỗi quốc gia, mỗi
khu vực và ngay cả những nước được coi là phát triển nhất. Phải chăng
đó là cái giá phải trả cho sự phát triển của nhân loại? Điều đó cho thấy
cần phải có các giải pháp hữu hiệu trong cống tác xoá đói giảm nghèo.
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề xoá đói giảm nghèo là cần thiết đặc
biệt là ở những nước đang phát triển.

ở Việt Nam sau nhiều năm đổi mới đã cơ bản giải quyết được
vấn đề đói nhưng nghèo vẫn còn đang tồn tại và vẫn phát sinh thêm
mặc dù đã có nhiều hộ vượt qua được ngưỡng của đói nshèo. Hầu hết
mọi người đều cho rằng người nghèo chỉ tồn tại ở nông thôn nhưng
không hoàn toàn như vậy. Ngay cả những trung tám văn hoá, kinh tế

4
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng người nghèo
vẫn là vấn đề bức xúc. Việc giải quyết vấn đề này không chỉ là điều
kiện để nền kinh tế tăng trưởng nhanh, bền vững mà còn nhằm thực
hiện mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh".

2. Tình hình nghiên cứu

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau về vấn đề xoá đói
giảm nghèo cả trên bình diện quốc gia và quốc tế: Báo cáo phát triển
con người, Báo cáo phát triển Việt Nam 2.000, các cống trình nghiên
cứu cấp bộ và cấp nhà nước: Phân hoá giàu nghèo ở Nhật Bản; Sự phân
hoá giàu nghèo ở Hoa Kỳ (KHXH 06. 07)..., gần đây có rất nhiều bài
đăng trên các báo, tạp chí đề cập một số vấn đề về lý thuyết cũng như
thực trạng đói nghèo nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu
riêng về Xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội một cách có hệ thống từ vấn
đề lý thuyết đến thực tế và giải pháp cụ thể cho công tác này.

3. M ục đích nghiên cứu

Từ việc hộ thống hoá về lý thuyết, luận văn tập trung làm rõ


thực trạng nghèo đói ở Hà Nội trong những năm gần đây; những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó; từ đó đưa ra được những
giải pháp phù hợp với điều kiện của Hà Nội nhằm xoá đói giảm nghèo
ở địa phương này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghèo đói đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả xã hội và
được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Luận văn này chỉ nghiên
cứu vấn đề nghèo đói dưới góc độ Kinh tế chính trị trên địa bàn Hà
Nội trong thời gian từ 1996 đến 1999.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận vãn sử dụng phương pháp luận của chủ nchĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu và xử lý thông tin. Phương
pháp cụ thể và phổ biến vận dụng trong luận văn là phương pháp phán
tích, tổng hợp. so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội học....
6. Đóng góp của luận văn

Hộ thống hoá những vấn đề cơ bản của lý thuyết về nghèo đói.

Làm rõ thực trạng nghèo đói trên địa bàn Hà Nội những năm
qua và những nguyên nhân chủ yếu dẫn tơí thực trạng đó.

Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy công tác xóa đói giảm
nghèo phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội.

7. Kết cấu của luận vãn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương

Chương I: Nghèo đói - một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn.

Chương II: Thực trạng nghèo đói ở Hà Nội và công tác xoá đói
giảm nghèo từ 1996 đến 1999.

Chương III: Một sô' giải pháp thúc đẩy công lác xoá đói giảm
nghèo của Hà Nội trong thời gian tới.

6
CHƯƠNG 1: NGHÈO ĐÓI - MỘT s ố VÂN ĐỂ LÝ THUYẾT VÀ
THỰC TIỄN

1.1. Nghèo đói và các thước đo

Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế, xét cho cùng là nhằm nâng
cao đời sống về mọi mặt của con người ở mọi tầng lớp xã hội. Tăng
trưởng phải hướng vào lợi ích thiết thực của các tầng lớp nhân dân.
Làm thế nào để tăng trưởng phải là điều kiện cho công bằng xã hội,
chứ không phải thúc đẩy sự bất công, dẫn tới sự xung đột trong xã hội.
Quan niệm "tăng trưởng để giảm nghèo đói" đã nhấn mạnh đến chiến
lược tăng trường kinh tế trên diện rộng nhầm tạo ra đủ cơ hội kiếm
sống cho người nghèo và cải thiện điều kiện giáo dục, y tế và các công
tác xã hội khác giúp người nghèo tận dụng các cơ hội nói trên. Chiến
lược này cũng bao gồm một mạng lưới phúc lợi xã hội dành cho những
người có cuộc sống bấp bênh, ở những nước có sự tăng trưởng nhanh
và bền vững ưong một thời gian đáng kể thì tỷ lệ nghèo đã giảm
xuống. Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo... tăng trưởng nhanh không
chỉ gắn liền với sự giảm đi mức nghèo tuyệt đối mà còn cải thiện sự
bất bình đẳng về thu nhập.

Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi: nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển; các thành
phần kinh tế đang được khuyến khích phát triển nhằm phát huy những
sức mạnh và tài năng của cá nhân và tập thể. Đổi mới các chính sách
kinh tế đã và đang tạo nên nhiều chuyển biến trong tất cả các lĩnh vực
của đời sons xã hội. Tuy nhiên cơ chế thị trường không chỉ có mặi tích
cực mà còn có mặt tiêu cực. Xu hướng gia tăng mức chênh lệch thu
thập, vấn đề nsười nghèo đã trở thành mối quan tâm của Chính phủ,
của các cộng đồng dân cư và của các tổ chức xã hội. Để thực hiện
thành công chiến lược giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, trước
hết phải làm rõ khái niệm giàu nghèo và các chỉ số, thước đo giàu
nghèo.

1.1.1. Khái niệm nghèo đói

7
1.1.1.1. Khái niệm nghèo

Nghèo là một khái niệm đã được dùng rất lâu ưên thế giới để
chỉ mức sống của một nhóm dân cư, một nhóm quốc gia so với mức
sống của cộng đồng hay các quốc gia khác. Nghèo không chỉ là vấn đề
xã hội ở các nước kém phát triển mà nó còn mang tính toàn cầu. Tại
các nước công nghiệp phát triển cũng vẫn tồn tại một bộ phận dân cư
bị coi là nghèo. Tuy vậy, quan niệm về nghèo đói và việc xác định
mức độ nghèo đói khồng hoàn toàn thống nhất giữa các quốc gia, thậm
chí ngay trong một quốc gia. Căn cứ xác định mức độ nghèo đói cũng
biến đổi theo thời gian.

N 2lĩ èo tu vét đối: Tại Hội nghị về chống nghèo đói ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương do ASCAP tổ chức tháng 9 - 1993 tại Băng
Cốc đã đưa ra khái niệm về nghèo:

"Nghèo là tình trạng một bộ phận dán cư không được hưởng và


thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này
đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và
phong tục tập quán của địa phương."

Đâv là khái niệm nghèo tuyệt đối và điểm mấu chốt của nó là
sự không thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, mặc, ở,
giáo dục, y tế, văn hoá, đi lại và giao tiếp... Song, ở đây phải hiểu rằng
tiêu chuẩn định hướng và thước đo định lượng về nhu cầu cơ bản là tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể của từng khu vực, từng quốc gia và địa
phương trong mỗi giai đoạn nhất định.

Căn cứ xác định mức độ nghèo là chỉ tiêu quan trọng khi đánh
giá mức nghèo. Căn cứ xác định mức độ nghèo được sử dụng trong
việc hoạch định chính sách xoá đói giảm nghèo ở các quốc gia hiện
nay là thu nhập tính trên đầu người. Chỉ tiêu này thuận lợi trong việc
điều tra và đánh giá bởi vì nó là đơn vị đo lường thống nhất bằng tiền.
Tuy nhiên, việc đánh giá mức nghèo là rất khó, vì người nghèo là
người không có khả năng đạt được một tiêu chuẩn thấp nhất của cuộc
sống, mà mức sống thay đổi tuỳ vùng và từng nước. Muốn xác đinh

8
mức nghèo của một quốc gia thì trước hết phải xác định tiêu chuẩn
sống của các hộ gia đình. Mức ăn và tiêu dùng của một hộ gia đình
thay đổi tuỳ theo mức thu nhập, ngoài ra giá cả các mặt hàng thiết yếu
của các vùng cũng khác nhau. Ngoài các hàng hoá hộ giađình phải
mua, còn có các hàng hoá công cộng thay đổi rất nhiều tuỳ theo từng
nơi. Chỉ tiêu để ấn đinh đường giới hạn mức nghèo (poverty line) được
xác định trên mức tiêu dùng bao gồm hai phần: chi phí cần để đạt một
mức dinh dưỡng tiêu chuẩn và một số nhu cầu cơ bản thay đổi tuỳ từng
vùng và tuỳ vào giá cả từng nơi. Nhu cầu dinh dưỡng có thể tính bằng
nhu cầu calo cần thiết, các nhu cầu khác được xác định mang tính chất
chủ quan. Để so sánh giữa các nước cần phải quy về một giá chung gọi
là: đôla so sánh sức mua (đôla PPP). Phương pháp tính giá ppp được
tiến hành cho các nước trên thế giới. Theo xác định của nhiều tác giả,
đường giới hạn mức nghèo thay đổi như sau:

Năm 1960: 50 đôla/người/năm

Nãm 1971: 75 đôla/người/năm

Nãm 1975: 200 đôla ppp (giá năm 1970)/năm

Năm 1980: 355 đôla ppp (giá năm 1980)/năm

Năm 1985: 275-370 đôla ppp (giá năm 1985)/năm

[21; 50]

Con số cuối cùng do Nsân hàng Thế giới đưa ra có giới hạn trên
và dưới tuv theo đặc điểm của từng nước. Phương pháp để tính chỉ tiêu
này là tính từ giá một ngày ăn chiếm 70% của mức tiêu dùng. Bằng
cách sử dụng tiêu chuẩn 1 USD/ người/ngày (với sức mua ngang eiá
năm 1985) làm giá trị ngưỡng nghèo khổ, thì theo ước tính mới đáy
của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng khoảng 26% dán Đông Á, kể cả
Trung Quốc là nshèo vào thời điểm năm 1993, với con số tuvệt đối
khoảng 450 ưiệu người. Nếu thêm cả Nam Á, nơi có tỷ lệ nghèo là
43%, thì Châu Á chiếm tới 40% số người nghèo của thế giới.

9
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, nếu lấy chỉ tiêu đánh giá nghèo
là thu nhập trên đầu người dưới 370 USD, thì năm 1985 Đông Á có
khoảng 280 triệu người nghèo (riêng Trung Quốc có tới 210 triệu
người), đến năm 2000 vẫn còn 50 triệu người. Nam Á có số người
nghèo cao, lên tới 520 triệu người (riêng Ấn Độ có tới 420 triệu
người), chiếm tới 51% dân số của vùng và đến nãm 2000 vẫn sẽ có thể
còn ưên 300 triệu người.

Vào cuối thế kỷ XIX ở Anh, Seebohm Rowntree đã bắt đầu tiến
hành những nghiên cứu đầu tiên liên quan đến hai khái niệm "giàu" và
"nghèo". Năm 1899, Seebohm Rowntree đã tiến hành khảo sát và
nghiên cứu thành phố New York, nơi ông cho rằng 9,9% dân số đang
sinh sống Irong tình trạng nghèo khó. Ông đã dựa vào cơ sở của những
kết quả nghiên cứu của Atwater (một nhà dinh dưỡng đã tiến hành các
thí nghiệm về bữa ăn của các tù nhân nhằm tìm ra một lượng dinh
dưỡng cần thiết duy trì trọng lượng cơ thể) để đưa ra lý thuyết về sự
sinh tồn của loài người. Rowtntree đã COI những kết quả này như là chỉ
số cơ bản để dự đoán lượng dinh dưỡng trung bình cần thiết đối với
người lớn và trẻ em, quy thành khối lượng các loại thực phẩm khác
nhau, và sau đó quy ra số lượng tiền tương ứng với khối lượng thực
phẩm đó. Trên cơ sở chi phí về thực phẩm, Rowtntree cộng thêm chi
phí tối thiểu về quấn áo, nhiên liệu và các chi phí lặt vặt khác tuỳ theo
từng loại quy mô gia đình. Từ đó ông chỉ ra đường giới hạn về mức
nghèo. Theo ông, các khoản vay nợ của một hộ gia đình cũng phải
được xem như là một khoản không thể tách rời trong tổng thu nhập của
họ. Một hộ gia đình sẽ được coi là "nghèo" nếu tổng thu nhập của hộ
gia đình trừ đi các khoản vay nợ rơi xuống dưới đường giới hạn về mức
nghèo. Ông đã mô tả như sau: "Tổng thu nhập mà không đủ để duy trì
những nhu cầu tối thiểu nhằm đảm bảo khả năng duy trì sức lao động
là mức nghèo cơ bản".

Ông đã kết luận: Một gia đình sẽ bị coi là nghèo nếu chi phí về
thực phẩm chiếm dưới 33% tổng thu nhập đối với hộ gia đình có từ 3
người trở lên và dưới 27% đối với hộ gia đình gồm 2 người.

10
Có thể nói rằng, công trình nghiên cứu về tình ưạng nghèo ở
thành phố New York của Rowntree là một công trình có giá trị lúc bấy
giờ và nó đã đặt cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo ở Anh
và một số nước khác. Bản thân Rowntree cũng đã tiến hành thêm một
số nghiên cứu khác vào năm 1936 và năm 1950. Phương pháp tính
toán và suy luận của Rownfree cũng được chính phủ Mỹ vận dụng.

Tuy nhiên, khái niệm "nghèo" mà Rowntree đưa ra vào cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chỉ mang tính chất tương đối và trừu tượng. Sự
phân hoá giàu - nghèo chủ yếu là do những điều kiện để đảm bảo sự
sinh tồn, đảm bảo duy trì sức lao động. Giàu hay nghèo chỉ đơn thuần
là "có sự sống hay không" hav "có đủ ăn hay không" mà thôi. Với
điều kiện kinh tế - xã hội lúc đó thì đối tượng chủ yếu được đề cập khi
nghiên cứu là tầng lớp người lao động không lành nghề. Mức sống giới
hạn tối thiểu đối với họ là điều kiện đủ để bảo đảm duy trì sức lao
động. Cùns với sự tiến triển của lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội ngày
càng được cải thiện, mức sống được cải thiện và đồng thời xã hội trở
nên phức tạp và đa dạng hơn. Cơ cấu kinh tế thay đổi, xã hội bị phán
chia thành nhiều giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp cũng ngày càng
thể hiện rõ rệt, các phong trào của quần chúng ngày càng có tổ chức và
được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Do vậy, các chính sách đối
với người lao động đã và đang được cải thiện theo chiều hướng khả
quan hơn, nên khái niệm "nghèo" được đề cập ở trên không còn phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, khi áp dụng vào điều kiện xã hội, lối sống và mức
tiêu dùng, sức mua của đồng tiền của từng quốc gia thì khái niệm
nghèo được đánh giá bằng những thước đo về số lượng khác nhau.
Trong khi Ngân hàng Thế giới cho rằng chỉ tiêu thu nhập trên đầu
người hànc năm là 370 USD (khoảng trên 30 USD một tháng) thì ở các
quốc gia lại có các thước đo mức nghèo khổ khác: Malaixia là 28
USD/thánc;; Srilanca là 17 USD/tháng; Bănglađét là 11 USD/tháng;
Nêpan là 9 USD/tháng; Pakixtan là 6 ƯSD/tháng. ỏ Việt Nam theo
đánh giá (thánơ 5-1993) của một nhóm nghiên cứu gổm đai diên của

11
Bộ Lao động- thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, thì mức thu nhập trên đầu người
tính bằng lương thực là 15 kg gạo/nhân khẩu/tháng, tính bằng tiền là
30.000 đồng Viột Nam (tương đương 3 ƯSD/người/tháng) được chọn
làm thước đo tình trạng nghèo tuyệt đối. Tính theo chuẩn mực đó thì ở
nông thôn Việt Nam hiện có 2.847.000 hộ nghèo, bao gồm 13,8 triệu
người, chiếm gần 30% tổng số hộ nông thôn, còn ở đô thị Việt Nam
hiện có khoảng 8% số hộ nghèo. Căn cứ vào mức sống trung bình của
cộng đồng, thế giới thường lấy chuẩn nghèo khổ có giá trị bằng 1/3 thu
nhập trune bình của cộng đồng. Trong điều kiện Việt Nam, mức sống
dân cư còn thấp, mức thu nhập 15 kg gạo bằng khoảng 1/2 mức thu
nhập trung bình của cộng đồng nông thôn cả nước, và với cơ cấu tiêu
dùng hiện nay mà trong đó 70% thu nhập dành cho nhu cầu ăn uống,
tương đương mưc tiêu thụ 10,5 kg gạo/tháng tức là mức cung cấp một
số calo tối thiểu để tồn tại.

Níỉhèo tươiĩ2 đối: Nghèo tương đối là muốn nói tới vị trí các
nhóm hoặc cá nhân khác xét về mức tiêu thụ và thu nhập của họ (quan
hệ so sánh). Tức là sự thiếu thốn “của cải” của một nhóm hoặc cá nhân
trong mối quan hệ với “của cải” của người khác.

Khái niệm “nghèo” thường được định nghĩa gắn liền với điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Theo R. Titmuss, “vấn đề nghèo không
phải là vấn đề mang tính cá nhân, mà đó là vấn đề tổ chức cơ cấu kinh
tế - xã hội. Nó phải được nghiên cứu tò gốc và sau đó mới là biểu hiện
cụ thể”. Nghiên cứu vấn đề này nhằm lý giải được hai vấn đề :

- Nghèo như là một vấn đề xã hội mà nó đòi hỏi phải có sự cải


cách xã hội thích hợp.

- Nghèo còn là mối quan hệ giữa công bằng xã hội, quá trình
chính trị và khả năng thay đổi cơ cấu ở quy mô rộng hơn. Chính vì vậy
nghiên cứu vấn để này đòi hỏi phải có sự phối hợp nghiên cứu liên
ngành giữa kinh tế học, xã hội học và chính trị học. Khi nói đến nghèo
người ta thường hay gắn nó với vấn đề bất bình đảng và vấn đề phán
tầng trong xã hội.

12
Townsend lại chỉ ra rằng, ở Mỹ, nghèo không phải là do xã hội
trở nên giàu có hơn trước mà do những chuẩn mực về mức sống cũ
không còn phù hợp nữa, và còn do sự phát triển về kinh tế đã tạo ra
nhiều loại hàng hoá phong phú hơn, dẫn đến thay đổi trong lối sống.
Do vậy theo ông, nghèo phải được định nghĩa một cách khách quan, và
áp dụng khái niệm nghèo tương đối. Theo Từ điển Oxford Advanced
Learners Dictionary o f Current English định nghĩa tình trạng nghèo
khổ như sau: “là trạng thái bị đuổi khỏi cái gì đó, hay là cản trở ưong
công việc sử dụng hoặc hưởng thụ”. Đó là nghèo khổ, bần cùng,
không có đủ điều kiện để hoà đồng với cộng đồng... hay nói cách
khác, đó là những người trong tình trạng bị cô độc, bị phân lán, không
được tổ chức, và không có điều kiện tham gia vào đời sống xã hội.
Nghèo tương đối còn được hiểu là nghèo theo nghĩa rộng. Ở đây
không chỉ đề cập đến mức thu nhập thấp, hay không đủ ăn mà còn bao
gồm cả các điều kiện về xã hội xung quanh, có thể hiểu là cả về vật
chất và tinh thần, vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan.
Con người không thể tồn tại một cách biệt lập với xã hội, do đó nghèo
tương đối ở đây bao gồm cả khía cạnh con người có đủ khả năng để
hoà đồng với xã hội hay không.

Ngày nay trong xã hội phát triển, thông qua các kết quả nghiên
cứu và số liệu thống kê có thể thấy rằng, nếu căn cứ vào vị trí xã hội
thì “tầng lớp có thu nhập thấp” phần lớn bao gồm những người lao
động có mức lương thấp.

Nói chung, một điểm cần lưu ỷ khi nghiên cứu hiện tượng nghèo
cần xuất phát từ hai điểm: hiện tượng nghèo tuyệt đối và hiện tượng
nghèo tương đối. “Tuyệt đối” ở đây có nghĩa là căn cứ vào các phương
pháp khoa học, tính toán đề ra giới hạn tối thiểu, nhằm đảm bảo duy
trì cuộc sống, (chảng hạn như xác định đường giới hạn nghèo). “Tương
đối” được hiểu chẳng hạn như mối quan hệ giữa không gian vàthời
cian, mối quan hộ giữa con người và con người.

Khi phân tích cơ cấu xã hội không thể không đề cặp đến vấn đề
phân chia tầns lớp, giai cấp. Chúng ta biết rằng quá trình phán hoá
giàu - nghèo trong xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi địa vị giai tầng của
các cá nhân.

Trong khi đó Liên hợp quốc đưa ra hai khái niệm nghèo đói như
sau:

- Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dán cư không được
hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu để duy trì cuộc sống.

- Nghèo tương đối là bộ phận dân cư có mức sống dưới mức


sống trung bình của cộng đồng.

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghèo đói nhưng giữa
các quan điểm đó không có sự khác nhau về bản chất. Sự khác nhau
chủ yếu ở cách tiếp cận, mức độ đánh giá và phương thức biểu hiện.
Đối với Rovvntree thì nghèo hay không được cụ thể hoá bằng cơ cấu
tiêu dùng, đặc biệt là tiêu dùng cho thực phẩm. Còn đối với Townsend
thì nghèo hay không là phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế mới
có cản cứ xác định mức nghèo. Từ điển Oxford thì cho rằng nghèo là
không có khả năng trong việc thoả mãn nhu cầu cá nhán. Thực tế cho
thấy rằng khái niệm nghèo tại Hội nghị về chống nghèo đói ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Băng Cốc vào tháng 9 -
1993 là chính xác và toàn diện hơn cả. Nó bao hàm cả việc không thoả
mãn nhu cầu cá nhân trong đó có nhu cầu về lương thực thực phẩm, cả
ưình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, mỗi nước trong
những thời điểm khác nhau mà còn tính tới những đăc tính riêng của
mỗi địa phương.

1.1.1.2. Khái niệm đói

Là tinh trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức
tối thiểu, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thu nhập không đảm
bảo duy trì cuộc sống.

Đối tượng thuộc diện nghèo đói là nhóm người nghèo khổ nhất.
Nhìn chung không có mâu thuẫn giữa các tổ chức quốc tế cũng như
giữa các cơ quan, các ngành của Việt Nam, về cách tiếp cận khái niệm
nghèo đói. cái khác nhau ở đây là khác nhau trong việc xác định số

14
nhu cầu cơ bản cần được ưu tiên trong đánh giá nghèo đói, mức độ cần
thoả mãn và khả năng thích ứng của hệ thống chính sách Nhà nước về
xoá đói giảm nghèo nên dẫn đến việc đưa ra những ranh giới nghèo
đói khác nhau.

Ở Việt Nam, nghèo đói được tách riêng thành hai khái niệm:

- Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có điều kiện


thoả mãn một phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có
mức sống thấp hơn mức sống bình quân của cộng đồng đang xét về
mọi phương diện. Trong diện nghèo lại phân ra nghèo tương đối và
nghèo tuyệt đối.

- Đói là bộ phận dân cư nghèo hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1
đến 3 tháng. Trong đó lại phân ra thiếu đói và đói gay gắt.

1.1.2. Các chỉ số đo nghèo đói

Ở trên, khi bàn về khái niệm nghèo đói, chúng ta đã bàn ít nhiều
tới các thước đo. Sở dĩ như vậy là vì mặt chất và mặt lượng của vấn đề
này có quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong mục này, chúng ta có
điều kiện để bàn sâu hơn mặt lượng của nghèo đói. Để xác định và so
sánh một cách tương đối mức độ đói nghèo giữa các quốc gia và nội
bộ nhóm dân cư trong từng quốc gia có rất nhiều các chỉ số khác nhau
được đề xuất để xác định. Người ta thường sử dụng một loạt chỉ số để
phân định như: chỉ số thu nhập, cơ cấu tiêu dùng, mức dinh dưỡng, chỗ
ở, sức khoẻ, giáo dục, thời gian rỗi và giải trí, an ninh, V .V .. tuy nhiên,
các chỉ số, thước đo này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn đầu các chỉ số thu nhập và chỉ số sức khoẻ giữ vai trò
quan ưọng để xác định các hộ gia đình nghèo. Nhưng khi thu nhập
tâng, chúng ta có thể thấy được sự bão hoà xung quanh các chỉ số này,
và các chỉ số cho vấn đề nhà ở, giáo dục hoặc tiện nghi trong sinh hoạt
gia đình trở nên quan trọng hơn. ớ đây chúng ta tạm chia thành hai
nhóm chỉ số để nghiên cứu.

1.1.2.1. Nhóm các chỉ s ố phản ánh đời sống vật chất

15
C hỉ số thu nháp Thông thường khi nói đến nghèo đói người ta
nghĩ đến mức thu nhập. Thu nhập được xem là tiêu chí phổ thống,
chung nhất khi đánh giá nghèo đói. Tuy vậy, việc xác định chỉ số này
gặp nhiều khó khăn và thường thiếu chính xác, bởi lẽ thế nào là đủ vể
số lương thực cho mỗi con người cụ thể khác nhau cũng còn nhiều ý
kiến ưanh luận.

Ở đày có một vấn đề chú ý trong nghiên cứu so sánh: Việc xác
định mức nghèo khác nhau không chỉ ở từng nước mà ngay trong từng
giai đoạn cụ thể, vì vậy khi so sánh tình trạng nghèo đói không phải
đơn giản, và để làm điều đó cần có sự quy chuẩn thống nhất, mà
thường được dựa vào quy định của Liên hợp quốc. Tuy vậy, để phân
tích thực trạng vấn đề này ở một quốc gia nhất định, không thể tách rời
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quốc gia dân tộc đó. Hiện nay theo đánh
giá của Liên hợp quốc những người có thu nhập dưới 370 USD/năm thì
được coi là người nghèo, còn đối với Việt Nam thì tiêu chuẩn này là
mức thu nhập dưới 3 ƯSD/tháng thì được coi là nghèo tuyệt đối.

Cơ cấu tiêu dùng Khi nền kinh tế phát triển cao thì nhu cầu
sinh hoạt cũng thay đổi theo. Trong các hộ gia đình phần chi tiêu cho
lương thực giảm xuống (theo tỷ lệ) và phần chi tiêu cho các phương
tiện sinh hoạt tăng lên. Nhu cầu về các hàng hoá lâu bền tăng mạnh
hơn, nhiều gia đình đã bắt đầu phổ cập tivi, máy giặt, tủ lạnh, ba loại
đồ dùng được coi là vật báu chẳng bao lâu trở thành vật dụng khá phổ
cập trong đại chúng nhất là đối với những gia đình ở thành phố. Đời
sống được cải thiện, sinh hoạt ăn uống, đồ dùng và y phục cũng thay
đổi. Khi mà đồ dùng lâu bền trở nên phổ biến đối VỚI cuộc sống hàng
ngày thì nhu cẩu vui chơi, giải trí lại xuất hiện. Con nsười lại sử dụng
thời gian rỗi một cách tích cực hơn: âm nhạc, thể thao, du lịch nước
ngoài, chơi gôn - những thú mà trước đây giai cấp thượng lưu độc
chiếm thì ngày nay có cả một bộ phận dân cư có mức sống khá giả
cũnơ có thể tham gia được. Vào lúc này chi phí của các hộ gia đình
cho nhu cầu lương thực chỉ còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
mức chi tiêu. Tuv nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng các nhu cầu đó chỉ

16
có thể phát sinh và thực hiện được khi mà nỗi lo cơm áo không còn đè
nặng lên tám lý người lao động. Chính vì thế khi xem xét cơ cấu tiêu
dùng của các hộ gia đình chúng ta phải nhìn nhận trên phương diện
mặt bằng chung của cả quốc gia về khả năng chi tiêu để đánh giá và
đưa ra chuẩn mực cho riêng vùng lãnh thổ của mình trên cơ sở sự phát
triển kinh tế cũng như khả năng thu nhập và tình hình giá cả các mặt
hàng ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Như vậy nếu mức chi tiêu cho
lương thực chiếm trên 70 % mức thu nhập thì được coi là nghèo tương
đối.

Mức dinh dưỡns Mức dinh dưỡng là một chỉ số tuyệt đối được
sử dụng để xác định mức nghèo khổ, đặc biệt ở các nước kém phát
triển. Khối lượng calo tăng khi mức thu nhập tãng, mức nghèo đói sẽ
không còn nữa nếu thu nhập đảm bảo được nhu cầu về dinh dưỡng
hàng ngày, các chỉ số này bao gồm: khối lượng calo nạp vào, khối
lượng prôtein, lượng chất béo và chất dầu, lượng calo ngũ cốc nạp vào
cơ thể. Đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới cho rằng
nhu cầu tối thiểu về dinh dưỡng là 2100 calo/người/ngày. Những người
không có khả năng đáp ứng mức dinh dưỡng đó được coi là người
nghèo.

Ngoài ra, người ta còn dựa vào hệ số Engel để xác định số hộ


gia đình nghèo. Hệ số Engel chính là tỷ lệ phần trăm giữa chi tiêu thực
phẩm và mức thu nhập. Trên thực tế, số liệu về thu nhập của các hộ gia
đình phi nông nghiệp tự kinh doanh quy mô nhỏ rất khó xác định, cho
nên người ta đã thay mức thu nhập bởi mức chi tiêu tiêu dùng. Tuy
nhiên cũng có điểm cần lưu ý là mức tiêu dùng thực phẩm tính theo
đầu người. Nếu như người tiêu dùng đã thoả mãn được mức tiêu dùns
thực phẩm, thì chi tiêu cho thực phẩm theo đầu người sẽ không tăng
cùng với thu nhập. Nếu có sự sia tãng về mức tiêu dùna cho thực phẩm
tức là đã có nhu cầu về chất lượng của thực phẩm.

C hỉ sô' vê nhà ở Nchiên cứu về mức độ nghèo của người dán


theo chỉ số nhà ở. thì tiêu chí quan trọng nhất là tỷ lệ những người
sống trons ngôi nhà ổ chuột hoặc nhữns nsôi nhà cần sửa chữa, thêm
vào đó cũng cần phải tính tới diện tích nhà ở bình quân. Trong đó tiêu
chuẩn của nhà ở được đánh giá dựa trên các chỉ số: số phòng trong một
nhà, tỷ lộ sờ hữu nhà, tỷ lộ nhà cần được sửa chữa, tỷ lệ hộ sử dụng hệ
thống cung cấp nước, tỷ lộ hộ sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm... Dựa vào
nhóm các chỉ số đó để có thể xác định điều kiện sống tối thiểu của
mức nhà ở tươm tất.

1.1.2.2. Nhóm chỉ số phản ánh đời sống tinh thần

Giáo due Dựa vào chỉ tiêu giáo dục để xác định mức nghèo của
các hộ gia đình, thì tỷ lệ ghi tên vào trường học cấp tiểu học bất buộc
cần được quan tâm đầu tiên. Khía cạnh thứ hai để xác định mức giàu
nghèo khi vận dụng chỉ tiêu giáo dục là mức chi tiêu cho giáo dục so
với mức thu nhập. Chi phí cho giáo dục ở đây không chỉ bao gồm chi
phí giáo dục ở trường mà còn bao gồm cả những chi phí về sách vở, đồ
dùng học lập, chi phí đi lại, và chi phí cho giáo dục đối với việc học
tập tại nhà. Tất nhiên mức chi phí này phụ thuộc vào nghề nghiệp của
cha mẹ. Cụ thể có thể xét tới tỷ lệ người biết chữ/tổng dân số, tỷ lệ học
sinh ở các bậc tiểu học, trung học và đại học, tỷ trọng chi cho giáo dục
trong ngân sách, mức độ giáo dục phổ cập, 9Ố lượng trường học, lớp
học, giáo viên, người tốt nghiệp đại học và trên đại học so với số dân...

Y tê Đấy cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ
nghèo. Người ta có thể cãn cứ vào số bệnh viện, số các cơ sở y tế ở địa
phương hay tình ưạng chãm sóc sức khoẻ cộng đồng để kết luận tình
trạng của gia đình hay địa phương, khu vực đó có được đảm bảo về y
tế hay không. Chẳng hạn như một địa phương mà số người được chăm
sóc những bệnh tật phổ biến quá ít thì chứng tỏ chưa được chú V về y
tế và ngược lại. Thêm vào đó người ta còn tính đến tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh, tuổi thọ bình quân, mức độ suy dinh dưỡng, số lượng y bác
sỹ/đầu người, số giường bệnh/đầu người... làm tiêu chí để đo mức
nghèo khổ.

A n ninh Có thể nói an ninh ở đây không chỉ có nghĩa là an ninh


về chính trị mà còn bao hàm nghĩa an ninh về kinh tế. Cụ thể khi xem
xét nghèo đói nsười ta thườns; nhắc đến sự an toàn về lươnơ thưc thưc

18
phẩm, đây cũng chính là một trong các thước đo quan trọng để phán
định giàu nghèo.

1.2. Nguyên nhân của nghèo đói

Đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng lịch sử -
xã hội, một hiện tượng kinh tế - xã hội thường có ưong quá trình phát
triển và do đó dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm người
trong xã hội. Đói nghèo và bất bình đẳng ở mỗi vùng được hình thành
và diễn biến với những nét riêng biệt tạo bởi tổng hợp rất nhiều nguyên
nhân, song có thể phân tích theo nhóm các nguyên nhân sau đây:

1.2.1. Do môi trường vĩ mô

1.2.1.1. Nén kinh tế chậm phát triển

Có thể nói nguyên nhân đầu tiên của nghèo đói là kinh tế chậm
phát triển. Ở các khu vực có nền kinh tế phát triển thì đời sống của
nhân dân cũng từng bước được nâng lên không chỉ bởi khả năng tạo ra
nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà ở đó cơ sở hạ tầng
cũng được đầu tư một cách có hệ thống. Ngược lại ở những khu vực
mà kinh tế chậm phát triển thì khả năng tạo việc làm, tãng thu nhập
cũng khó có dấu hiệu khả quan thêm vào đó là các nhu cầu khác của
dân chúng sẽ không được thoả mãn một cách tối thiểu. Rõ ràng kinh tế
chậm phát triển thì thu nhập quốc dân thấp làm cho thu nhập tính trên
đầu người cũng thấp. Thực tế cho thấy khi thu nhập thấp hay không có
thu nhập thì các nhu cầu của con người hầu như không được đáp ứnơ
hoặc có thì chỉ là những nhu cầu tối thiểu thậm chí dưới mức tối thiểu.
Mà thực tế tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo ngày càng tăng, trong khi
kinh tế tăns trưởng chậm hay mức tăne chậm hơn mức tiêu chuẩn đánh
giá giàu nchèo thì vô hình chung sẽ có nhiều người nghèo hơn.

Tãnc trưởng kinh tế là điều kiện, là tiền đề cho phát triển.


Nền kinh tế có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng ngân sách nhà
nước, tăns thu nhập của dân cư. Nhờ có tãns trưởng kinh tế, Nhà nước
mới có thể tăns đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhán dán.
xây dims cơ sở hạ tầng, giải phóng sức sản xuất và có điều kiện giải

19
quyết các chính sách xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để
làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình
thành cơ cấu kinh tế. Ngược lại, sự tiến bộ về mọi mật của nền kinh tế
sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Một sự tâng trưởng kinh
tế khi được phát triển gắn bó với tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội, ổn
định trong một thời gian dài với tốc độ cao, tạo được các điều kiện cho
tăng trưởng tiếp theo được coi là sự tăng trưởng bền vững. Có thể nói
rằng, tăng trưởng kinh tế bền vững chính là cơ sở quan trọng nhất để
giải quyết vấn đề đói nghèo.

1.2.1.2. Do cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường cũng góp phần dẫn tới tình trạng phân hoá
giàu nghèo ngày càng trở nên rõ rệt. Đối với Việt Nam, cơ chế bao cấp
tạo cho cuộc sống của người dán tuy có vất vả cực nhọc nhưng hố
ngãn cách giàu nghèo không rõ nét. Chính nguyên nhân này làm cho
nghèo đói vẫn tồn tại ngay cả khi thu nhập bình quân trên đầu ngươi
rất cao. Cơ chế thị trường với những tính nãng của nó đã thúc đẩy
nhanh hơn sự phân hoá này. Có thể coi đó là một sự đánh đổi chăng?
Để có thể nhìn nhận rõ hơn về nguyên nhân này ta thử đặt nó trong
tổng thể của vấn đề xoá đói giảm nghèo và vai trò của tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế luôn là nhữns vấn đề


có tính thời sự đối với các quốc gia. Trong các chương trình nshị sự
dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của các chính phủ. mục tiêu tăng
trưởng kinh tế và phát ưiển kinh tế luôn chiếm vị trí hàng đầu, những
mục tiêu đó đều dựa vào khả năng khai thác các nguồn lực trong nước
và nước ngoài. Sự kết hợp và khả năng khai thác có hiệu quả các
nguồn lực của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Song, quan niệm chung
nhất là phải tạo ra được sự tiến bộ toàn diện cả về kinh tế và xã hội,
trong đó, coi tăng trưởng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển.

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ biện


chứng với nhau, nhưng không đồng nhất với nhau. Không thể cứ có sư
tãng trưởng kinh tế cao và nhanh là tốt nếu nó không gắn với phát triển

20
kinh tế. Đôi khi sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh buộc một sô quốc
gia phải trả giá. Chẳng hạn, do chạy theo quyền lực cục bộ mà dẫn đến
chỗ khai thác thái quá làm cạn kiệt tài nguyên và làm ô nhiễm môi
trường, sự phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng tạo ra những mâu thuẫn
xung đột giữa chủ - thợ, giữa các sắc tộc, tôn giáo, giữa các quốc gia
giàu vói quốc gia nghèo, giữa thành thị và nông thôn, dẫn đến sự
xuống cấp của các giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, giáo dục tốt
đẹp của dân tộc và sự gia tăng tội ác và tệ nạn trong xã hội , tạo ra
những đảo lộn mất ổn định xã hội mà hậu quả khó lường hết được.

Thực tiễn lịch sử cho thấy, ở nước này hoặc nước khác, thời kỳ
này hoặc thời kỳ khác khống phải cứ có tâng trưởng kinh tế là có phát
triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Bởi vì, trong cơ chế thị trường, các quy
luật thị trường chi phối các hoạt động kinh tế, trước hết là quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh... Dưới sự lác động của các quy luật này, nền
kinh tế tăng trưởng càng nhanh phân hoá giàu nghèo càng sâu sắc.
Trên thế giới với gần 200 nước có trình độ phát triển khác nhau, tạo
nên tính phong phú, nhiều vẻ và đa dạng. Ngay cả những nước có trình
độ phát triển kinh tế tương đương nhau thì mức độ phân hoá giàu
ngheò cũng không giống nhau.

Trong cơ chế thị trường, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
có quan hệ nhiều chiều. Công bằng xã hội là sự tươns xứng (về định
tính và định lượng) trong mối quan hệ giữa các thành viên xã hội (cá
nhân, giai cấp hoặc các nhóm xã hội khác) có được hoặc tạo ra cho xã
hội cái mà họ được nhận lại từ xã hội. Ví dụ vai trò và vị thế, quyền và
nghĩa vụ, lao động và sự trả công, cống hiến và hưởng thụ, phạm tội và
hình phạt... Không có sự tương xứng đó là bất công xã hội. Công bằng
xã hội không đồng nghĩa với bình đảng xã hội mặc dù giữa chúng có
những điểm tương đồns. Bình đẳng xã hội là sự cône bằng, không có
sự phân biệt, còn công bằng xã hội là sự bình đẳng có điều kiện và có
phân biệt. Vì thế thực hiện công bằng xã hội là thực hiên bình đẳng xã
hội từng phần để tiến tới thưc hiện bình đẳng xã hội cao hơn. Mặc dù
vậy, khi mà bất công của xã hội còn tồn tại dưới nhiều danc thức khác

21
nhau thì công bằng xã hội vẫn luôn là một khát vọng lớn lao của nhân
loại trên con đường phát triển.

Do đó dù muốn hay không xã hội phải có tăng trưởng kinh tế


trước mới có được sự phát triển kinh tế từ đó mới có điều kiện để thực
hiộn công bằng xã hội và giảm bớt đói nghèo.

1.2.1.3. Hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô

Đầu tiên phải kể tới đó là chính sách phân phối thu nhập. Một
trong những căn cứ để xác định mức nghèo là dựa vào thu nhập của
người lao động. Chính vì vậy khi kể tới các nguyên nhân gây nên tình
trạng nghèo không thể thiếu chính sách phân phối thu nhập. Một sự
phân phối thu nhập công bằng thì xã hội sẽ có ít người nghèo hơn khi
sự phân phối ít công bằng hơn ngay cả trong những nước có nền kinh
tế phát triển. Phân phối công bằng không có nghĩa là bình quân chủ
nghĩa, lấy của người giàu chia cho người nghèo. Điều này giải thích
rằng thậm chí có những nước tốc độ phát triển kinh tế không đạt ở mức
cao nhưng số người nghèo trong xã hội vẫn không nhiều bằng một số
nước sự phát triển kinh tế ở mức kỷ lục.

Ngoài ra phải kể đến các chính sách của Nhà nước đôi khi còn
có những điểm chưa phù hợp. Thể chế và chính sách còn những mặt
bất cập như: chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (đường xá, điện, nước),
chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm để xoá đói
giảm nghèo (chính sách thuế, tín dụng ưu đãi), chính sách trợ giúp đối
với gia đình thuộc diện trợ giúp xã hội còn thiếu; chưa hoàn thiện
chính sách hạn chế tệ nạn xã hội. Một số chính sách lại bị áp dụng
cứng nhắc, không phù hợp.

Nhiều vùng hiện nay còn quá khó khăn, nhưng trên thực tế chưa
có nhiều chính sách hỗ trợ ngân sách kịp thời cho các vùng này. Mặt
khác, việc hướng dẫn cách làm ăn cho thích ứnc với cơ chế mới chưa
được triển khai rộng khắp, việc chuyển giao công nghệ cho người
nghèo còn gặp nhiều trở ngại iớn. Tính ra cả nước có tới 90% sỏ hộ
thiếu kiến thức làm ăn như: cách thức trồng các loại cây, nuôi từng loại

22
con (sản xuất nông nghiệp), thiếu kỹ thuật cơ bản (nghề tiểu thủ công
nghiệp), chưa biết cách tổ chức buôn bán, hoạt động dịch vụ. Đặc biệt
nhiều hộ còn không biết chi tiêu, tổ chức lao động trong gia đình
mình. Do vậy, nhiều hộ được vay tín dụng song không biết sử dụng số
vốn đó như thế nào. Điều quan trọng ở đây là người nghèo chưa được
thường xuyên hỗ trợ trong suốt quá trình sản xuất, chưa biết gắn sản
xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện học hỏi kinh
nghiệm phát triển vốn.

Chính sách giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho
người nghèo còn chưa được chú trọng đúng mức: số hộ nghèo đói do
không có hoặc thiếu ruộng đất và công cụ sản xuất chiếm 2% tổng số
hộ trong cả nước và chiếm 10% số hộ nghèo đói, tập trung nhiều ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các hộ này cần được hỗ ượ về ruộng
đất hoặc công cụ, phương tiện sản xuất để tự mình vượt qua đói nghèo.
Nhà nước cần ưu tiên cho khai hoang, phục hóa mở rộng quỹ sản xuất
cho hộ nghèo và cho vay vốn để chuộc lại đất đã cầm cố, chuyển
nhượng trên cơ sở tự nguyện, đảm bảo cho các hộ nghèo có đất sản
xuất .

Hệ thống tín dụng cho người nghèo chưa phát triển và hoàn
thiện. Số hộ nghèo được vay vốn kinh doanh trong tổng số hộ có nhu
cầu vay vốn rất thấp và mức vay cũng ít. Cơ chế thế chấp và lãi suất
còn lớn nên vẫn gây khó khăn đối với người nghèo. Chưa tận dụng
được các nguồn hỗ ượ quốc tế, nguồn lao động công ích và đóng góp
của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân.

Việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng còn những mặt chưa thực
hiện tốt. Chính sách về miễn giảm viện phí, về tổ chức các bệnh viện,
phòng khám chữa bệnh nhân đạo chưa được nhiều và chưa phổ biến ở
kháp các địa phương. Đántĩ tiếc là hiện nay vẫn còn nhiều xã chưa có
trạm xá, và nhiều xã đã có trạm xá thì lại chưa có đủ cán bộ y tế và
ưanc thiết bị cần thiết.
Chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo cũng còn những
mặt hạn chế. Nhiều xã nghèo, tuy được miễn giảm học phí nhưng học
sinh vẫn khống có tiền mua vở, sách giáo khoa.

Như vậy, chính sách đầu tư trong thời gian qua chưa đủ mạnh để
làm bật dậy một vùng tiềm năng. Đồng thời các chính sách khác như:
dân số, việc làm, giáo dục, y tế cũng chưa đồng bộ, chưa tác động
cùng chiều.

1.2.2. Do đặc điểm riêng của địa phương

1.2.2.1. Vị trí địa lỷ khó khăn

Có thể nói vị trí địa lý cũng là một ưong những nguyên nhân
dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Ở những vùng đất đai màu mỡ, thuận
tiện cho việc giao thông, liên lạc thì khả năng phát triển kinh tế cũng
tốt hơn vùng có vị trí hiểm trở, thường xuyên có bão lụt, hạn hán, đất
canh tác xấu, xa các trục đường giao thông và các trung tâm kinh tế.
Chính vì thế thu nhập của những người dân ở những vùng như vậy rất
thấp so với mặt bằng chung.

1.2.2.2. Đất canh lác ít

Nước la có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại
không màu mỡ. khô cằn, núi đá nhiều, dẫn đến diện tích canh tác nhỏ
hẹp, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp. Các vùng hẻo lánh chưa được
đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học,
trạm y tế... do đó, những vùng này thường có tỷ lệ đói nghèo cao hơn
những nơi khác. (Hiện nay, cả nước còn 1061 xã chưa có đường ô tô
đến uỷ ban nhân dân xã; tỷ lệ thôn, bản, xã có điện lưới rất thấp như
Hà Giang (5,9%), Lai Châu (4,4%), Gia Lai (7,6%)...; nhiều tỉnh đến
đầu năm 1995 cũng chưa có một trạm bơm nào như Hà Giang, Vĩnh
Long, Sóc Trăne...[24,59].

Bên canh đó. điều kiện thời tiết khí hậu lại thường xuyên không
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: nóng, lạnh, nắng, mưa thất
thường; hạn hán. bão lũ thường xuyên... đã gây ra rất nhiều khó khăn

24
đối với sản xuất và đời sống của nhiều vùng, đặc biệt là vùng nông
thôn.

Theo thống kê, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 10 cơn
bão, lụt, và đó là nguyên nhân cơ bản làm khoảng 2 triệu người thiếu
đói hàng năm.

1.2.3. Do cá nhân

1.2.3.1. Trình độ dân trí thấp

ở nhiều nơi trình độ văn hoá còn hạn chế: phong tục tập quán
khá lạc hậu, tình trạng dân cư mù chữ khá nhiều (nhất là vùng dân tộc
và mù cả chữ dân tộc chứ không riêng gì chữ phổ thông...). Ngoài ra
bệnh tật và tệ nạn xã hội cũng phát triển mạnh.

Trình độ học vấn không những là chỉ số quan trọng về chất


lượng cuộc sống mà còn là nhân tố quyết định đối với khả năng đạt tới
cơ hội có thể tạo nên thu nhập khá hơn của những người nghèo. Thực
tế cho thấy, những hộ gia đình mà chủ hộ thất học có tỷ lệ nghèo đói
cao hơn với các hộ khác. Nếu chấp nhận tỷ lệ hộ gia đình nghèo khổ ở
Việt Nam là 51% theo Ngân hàng Thế giới và cũng theo đánh giá của
cơ quan này thì tỷ lệ nghèo khổ của hộ gia đình phân theo trình độ học
vấn của chủ hộ ở Việt Nam như sau:

- Những gia đình mà chủ hộ có trình độ tiểu học thì tỷ lệ nghèo


khổ là 54% (tính theo những gia đình chủ hộ có trình độ tiểu học).

- Những gia đình mà chủ hộ có trình độ phổ thông cơ sở thì tỷ lệ


nghèo khổ là 52% (tính theo những gia đình chủ hộ có trình độ phổ
thông cơ sở).

- Những gia đình mà chủ hộ có trình độ phổ thông trung học thì
tỷ lệ nghèo khổ là 41% (tính theo những gia đình chủ hộ có trình độ
phổ thông trung học).

- Những gia đình mà chủ hộ có trình độqua đào tạo tav nghề thì
tỷ lệ nghèo khổ là 33% (tính theo những gia đinhchủ hộ đã qua đào
tạo tay nghề).
- Những gia đình mà chủ hộ có ưình độ đại học thì tỷ lệ nghèo
khổ là 11% (tính theo những gia đình chủ hộ có trình độ đại học).
[24,58,59].

Rõ ràng trình độ dân trí có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của
mỗi gia đình. Ở những gia đình nào mà các thành viên của nó có trình
độ văn hoá cao thì việc tổ chức gia đình cũng dễ dàng hơn và bản thân
khi đã có kiến thức thì làm việc sẽ có khoa học hơn và dễ tìm kiếm
việc làm hơn.

1.2.3.2. Gia đình đỏng con

Dân số và nghèo đói có mối quan hệ hai chiều với nhau. Dân số
đông sẽ dẫn đến nghèo đói và trong phạm vi gia đình đông con cũng
sẽ dẫn đến nghèo đói. Những hộ có nhiều trẻ em thường được đánh giá
là những hộ nghèo. Không chỉ bởi họ có ít người lao động tương quan
với nhiều người ăn mà còn phải chịu chi phí về giáo dục và y tế. Trong
khi có nhiều quan điểm cho rằng những hộ này là một điểm của vòng
luẩn quẩn ưong vấn đề nghèo đói thì có điều cần lưu ý tới sự không
được bảo vệ của những hộ này bị bấp bênh trong chi phí cho giáo dục,
y tế. Theo số liệu điều tra năm 1998, hộ gia đình có ít nhất một ưẻ em
học tiểu học và hai trẻ em học trung học cơ sở sẽ phải chi 7,3% chi phí
của gia đình cho giáo dục (tỷ lệ này là 6,5% năm 1993). Thông thường
chi phí cho giáo dục của những gia đình này thường chiếm tới 23%
của những chi phí ngoài lương thực, thực phẩm. Thực tế cho thấy việc
ưẻ em bỏ trường học ]à một sự phản ứng thông thường trong những gia
đình nghèo gặp thời kỳ khó khăn hoặc khủng hoảng. Và cũng theo
điều tra cho thấy ba phần tư nhóm này không có khả năng cung cấp
2100 calo/ngày và không có khả năng chi tiêu cho cái gì ngoài thực
phẩm. Rõ ràng những hộ nghèo bị bó buộc bởi những chi phí liên quan
tới việc đông con hay nói chính xác là sự đông con của họ làm họ trở
nên nghèo hơn so với cộng đồng.

1.2.3.3. Gia đình mất người trụ CỘI

26
Những hộ mất lao động chính do chết, con cái bị bố mẹ bỏ rơi,
bố mẹ chia tay nhau thường được xếp vào những hộ có mức sống
nghèo nhất trong cộng đồng. Thường những hộ này người chủ là phụ
nữ và cũng theo đẩnh giá thì phụ nữ sống một rriỉnh thường nghèo hơn
nam giới sống một mình về căn bản. Mặc dù có nhận được sự giúp đỡ
của hàng xóm, chính quyền địa phương, hội phụ nữ, sự trợ giúp về
chăm sóc sức khoẻ nhưng những gia đình này lại gặp phải trở ngại lớn
trong việc vay vốn phát triển kinh tế cũng như tìm việc làm có thu
nhập để đảm bảo cuộc sống vật chất.

1.2.3.4. Lười biếng, mắc tệ nạn xã hội

Lao động là nguồn gốc chính của thu nhập và vì thế, những
người lười biếng tất yếu sẽ bị đói nghèo. Người ta không làm việc
nhưng vẫn cần có nhu cầu ăn, vậy thì ãn gì và lấy gì ra để ăn. Thêm
vào đó, nhóm những người mắc tộ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý thì
việc nghèo túng còn dẫn đến phạm tội. Những nhóm người này khống
những không chịu làm việc mà vẫn phải thoả mãn nhu cầu ăn, hút mà
chi phí cho những nhu cầu đó trong xã hội lại cao thế nên nếu những
đối tượng này có được sinh ra trong một gia đình khá giả thì cũng
nhanh chóng làm cho gia đình họ nghèo đi do nhu cầu của họ chỉ có
tiêu dùng mà khống biết tạo ra thu nhập để tiêu dùng.

1.2.3.5. Gia đình có người ốm đau tàn tật quanh năm

Đây là một rủi ro trong cuộc sống. Ngoài việc phải chu cấp
thuốc men cho người ốm còn phải có người trông nom người bệnh
thường xuyên nên số người làm trong gia đình sẽ ít đi và thu nhập
chung của gia đình sẽ giảm. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên
nhân nghèo đói cho thấy trong nhà có người đau ốm nặng thường
xuyên chiếm 10 - 15% những hộ gia đình nghèo.

Ngoài ra cũng cần phải kể thêm rất nhiều các nguyên nhân khác
gây ra tình trạng nghèo đói như mất mùa, thiên tai, gặp rủi ro trong
cuộc sống...

1.3. Hậu quả của tình trạng nghèo đói


1.3.1. Trình độ dân trí thấp

Như ừên đã đề cập tới một ưong những nguyên nhân của sự
nghèo đói là trình độ dân trí thấp nhưng chính nó cũng lại là hậu quả
gây ra đói nghèo. Đây chính là một nút của vòng luẩn quẩn. Nếu như
những người có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng tổ chức cuộc
sống khó khăn hơn và cơ hội tìm kiếm việc làm cũng hạn chế. Hơn
nữa khi mà cuộc sống vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng
lương thực thực phẩm thì những nhu cầu khác là gần như không thể
thực hiện được. Do đó ở những gia đình nghèo chi phí cho vấn đề ăn ở
lớn thì chi cho giáo dục sẽ ít đi, nếu như có sự trợ giúp của xã hội thì
cũng không khả quan hơn được bởi nếu đi học thì thời gian làm việc sẽ
giảm xuống, thu nhập giảm và họ lại càng nghèo hơn.

1.3.2. Tệ nạn xã hội gia tăng

Một trong những hậu quả của đói nghèo là tệ nạn xã hội. Có thể
nói tệ nạn xã hội tỷ lệ thuận với việc nghèo đói. Trong khi những xã
hội phát ưiển thì việc trợ cấp được giải quyết dễ dàng hơn, đảm bảo
được mức sống tối thiểu cho con người thì ở những nước kém phát
triển việc trợ cấp này còn hạn chế hay nói đúng ra chỉ là muối bỏ biển.
Chính vì thế để giải quyết nhu cầu mưu sinh con người ta có thể làm
bất cứ việc gì để thoả mãn nhu cầu tối thiểu hàng ngày nói chính xác
ra là đói ăn vụng, túng làm liều. Nhưng sự việc không chỉ dừng lại ở
đó mà những hành động bột phát đó được lặp qua lặp lại nhiều lần
thành thói quen khó sửa và sinh cho con người ta một sự lười biếng,
không chịu lao động. Chính những việc làm sai trái đó phát triển thành
tệ nạn và song hành với nó là bệnh tật và những vấn đề liên quan tới
đạo đức xã hội. Trong khi đó tiêu chuẩn để đánh giá nghèo đói được
nâng dần lên so với mặt bằng chung của nhân loại thì các tệ nạn xã hội
vẫn tồn tại như là một minh chứng cho sự kém phát triển và lạc hậu.

1.3. 3. Trẻ em suy dinh dưỡng nhiều

Trẻ em là tương lai của đất nước. Ngày nay có rất nhiều các
chương trình vì ưẻ em nhưng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em vẫn

28
còn tổn tại. Ở những gia đình nghèo thì việc nuôi dạy con cái một cách
thiếu thốn và không khoa học là phổ biến. Tuy nhiên cũng cần nhấn
mạnh rằng mặc dù đã có nhiều tổ chức trong nước cũng như quốc tế
giúp đỡ trẻ em trên nhiều phương diện kể cả vật chất nhưng việc chăm
sóc trẻ em ở mỗi gia đình lại hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế việc
trẻ em thiếu cân, mắc các bệnh tật vẫn gặp phổ biến ở những gia đình
nghèo.

1.3. 4. Kinh tẻ tăng trưởng chậm

Đây cũng chính là nguyên nhân và hậu quả của nghèo đói. Nếu
kinh tế phát triển thì nghèo đói sẽ giảm và ngược lại nghèo đói tăng
khi kinh tế chậm phát triển. Nếu xã hội có nhiều người nghèo thì chất
lượng nguồn nhân lực sẽ thấp chi phí trợ cấp cho những đối tượng này
sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu quốc gia, ít chi phí đầu tư phát
triển sản xuất do đó, kinh tế tăng trưởng chậm. Do vậy việc nâng cao
mức sống cho từng cá nhân trong xã hội là khó thực hiện. Chính vì thế,
để giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo một trong những khâu quan
trọng nhất là phải tăng được mức tãng trưởng kinh tế. Và xóa đói giảm
nghèo còn là điều kiện để tăng trưởng kinh tế.

1.3.5. Môi trường suy thoái

Các hộ nghèo đói thường sống đói ăn và nợ nần không trả được.
Họ thường tận dụng những gì mà họ có thể khai thác được và hậu quả
là họ phá huỷ luôn các nguồn sống của họ và tình hình lại càng trở nên
bi đát hơn. Họ có thể chật cây, giết thịt và đánh bắt các con vật hiếm,
vét cạn cá ở sông hồ và vùng gần bờ biển hoặc canh tác đến mức làm
đất cạn màu khỏ kiệt. Khi các nguồn thu nhập này hết đi thì họ chỉ có
cách duy nhất là di cư, thường là vào các đô thị hoặc đến vùng núi cao.
Ở đô thị họ góp phần làm lớn thêm đội quân thất nghiệp hoặc gia tãng
tệ nạn xã hội. Ở vùng cao họ chặt phá rừng để khai thác và canh tác,
huỷ hoại môi trườns sinh thái. Do vậy, vấn để là phải tạo cho người
nghèo một kế sinh nhai vừng chắc lâu dài ngay trên mảnh đất của họ.

29
Ngày nay thiên tai dường như càng xảy ra nhiều hơn. Một trong
những nguyên nhân là do môi trường suy thoái. Khi khoa học càng
phát triển thì càng chứng minh được rằng một trong những hậu quả để
lại của việc xã hội đói nghèo là sự suy thoái môi trường. Nạn chặt phá
rừng tràn lan của một số người vì nhu cầu cuộc sống cá nhân đã dẫn
tới tình trạng bão lụt ngày càng gia tăng do nó bị mất dần lớp tài
nguyên thiên nhiên quan trọng trong việc ngăn chặn những con lũ đầu
nguồn. Thêm vào việc xả thải rác bừa bãi đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng làm cho bệnh dịch ngày càng nhiều và khi chi phí cho y
tế cao mà mức thu nhập không thay đổi thì con người ta lại bị nghèo đi
một cách tương đối.

Chính vì những hậu quả do nghèo đói gây ra như vậy mà các
chính phủ quan tâm nhiều hơn tới việc phát triển kinh tế, phân phối lại
thu nhập để rút ngắn khoảng cách phân hoá giàu nghèo. Một điều đáng
nói ở đây là phải có tăng trưởng kinh tế mới giải quyết được vấn đề
phân phối lại thu nhập ưong xã hội.

1.4. Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam: những góc nhìn khác nhau

1.4.1. Nghèo đói ở Việt Nam theo đánh giá của Ngán hàng Thê giới
(WB)

Ngân hàng Thế giới tiến hành điều tra, xác định mức độ nghèo
đói của việt Nam dựa trên mức nhu cầu calo tính theo đầu người là
2100 calo/người/ngày; đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả
theo từng vùng của một số nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết
yếu. Phương pháp này đã dẫn đến sự đánh giá mức độ nghèo khổ bình
quân là 1.090.000 đồng/người/năm, nếu tính riêng thì mức độ nghèo
khổ bình quân ở đô thị là 1.203.000 đồng/người/năm, ở nông thôn là
1.040.000 đồng/người/năm. Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có 51%
dân số bị coi là nghèo đói, trong đó một nửa của số nghèo đói này, tức
là khoảng 25% dân số, thuộc diện nghèo đói về lương thực và thực
phẩm với nghĩa là họ không thể đáp ứng được các nhu cầu calo cơ bản
hàng ngày, thậm chí ngay cả khi họ dùng toàn bộ thu nhập của mình
phục vụ cho nhu cầu lương thực và thực phẩm cơ bản.

30
v ề mặt cơ cấu, mức độ nghèo khổ ở nông thôn cao hơn nhiều so
với thành thị. Cũng theo tiêu chuẩn đánh giá trên của Ngân hàng Thế
giới, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm 57% dân số, cao gấp đôi so
với các vùng đô thị. Như vậy, khoảng 90% tổng số người nghèo đói tập
trung ở các vùng nông thôn.

Mức độ nghèo đói cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối
với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc Trung Bộ, số người nghèo đói
chiếm 71% dân số. Tại các vùng trung du phía Bắc, tỷ lệ này là 59%.
Đây là hai vùng có mức độ nghèo đói cao hơn mức trung bình của cả
nước; hai vùng này chiếm khoảng 40% tổng số người nghèo tại Việt
Nam, mặc dù dân số của hai vùng này chỉ chiếm 29% tổng dân số cả
nước. Tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tám kinh tế của cả nước là
thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ người nghèo so với số dân của vùng là
thấp nhất cả nước, chỉ có 33%. Bốn vùng khác là Cao nguyên Trung
Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông
Cửu Long là các vùng có tỷ lộ nghèo khổ thấp hơn chút ít so với mức
trung bình của cả nước, chiếm khoảng từ 48% đến 50%.[15; 45]

1.4.2. Nghèo đói của Việt Nam theo đánh giá của UNDP

Kể từ khi chính thức thực hiện chính sách đổi mới vào năm
1986, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực phát
triển kinh tế. Đã có nhiều thay đổi trong việc phân phối thu nhập xã
hội và sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ và khoảng cách cũng
ngày càng xa hơn. Trong số các hộ được phán loại nghèo thì có tới
90% các hộ hiện đang sinh sống tại các khu vực nông thôn. Và đặc
biệt Ưong thập kỷ qua, các vùng nông thôn Việt Nam đã trải qua rất
nhiều thay đổi quan trọng. Sản lượng nông nghiệp và khả năng sản
xuất đã tăng lên một cách đáng kể và sự an toàn lương thực đã đạt
được ở mức tổng thể. Đã có nhiều người hơn được hưởng những dịch
vụ xã hội cơ bản trong đó có nước sạch, dịch vụ y tế và giáo dục. Thu
nhập nông thôn đã gia tăng, tình trạng nghèo đói đã giảm đi và sư
phồn thịnh chung trong các khu vực nông thôn đã được cải thiện. Sư
tiến bộ đáng kể trong công tác giảm nghèo đã đạt được trong thời gian
sáu năm vừa qua. Thực tế chỉ trong sáu năm từ 1992 đến 1998, số dân
nghèo ở các vùng nông thôn đã giảm xuống một phần ba.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng này, tình
trạng nghèo đói vẫn là một vấn đề trọng tâm ở nông thôn Việt Nam.
Còn quá nhiều nông dân Việt Nam vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói
do thiếu nguồn lực hay thiếu công ăn việc làm. Theo như báo cáo thực
hiên gần đây về khảo sát mức sống của Việt Nam vào năm 1997/1998
cho thấy, đại đa số người dân nông thôn Việt Nam còn bị tách ra khỏi
quá trình phát triển và những kết quả từ sự tăng trưởng kinh tế. Tốc độ
giảm nghèo ở nông thôn diễn ra chậm hơn đáng kể so với khu vực
thành thị (số người nghèo giảm khoảng 64% ở khu vực thành thị giữa
năm 1992/1993, sự giảm này chỉ khoảng 32% ở khu vực nông thôn) và
tỷ lộ nghèo đói trong các khu vực nông thôn vẫn cao hơn khu vực
thành thị khoảng 5 lần. Kết qủa là tỷ lệ phần trăm người nghèo ở nông
thôn so với cả nước đã tăng từ 91% vào năm 1992/1993 lên 94% vào
năm 1997/1998.

Tình trạng nghèo ở Việt Nam có những đặc trưng rõ nét về dân
tộc và vùng. Trong khi tình trạng nghèo rải khắp đất nước, tỷ lệ nghèo
cao nhất tại khu vực vùng cao Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và miền
duyên hải Bắc Trung Bộ.

Khu vực miền núi Bắc Bộ là vùng nghèo nhất với trên nửa dân
số sống trong mức nghèo năm 1997/1998. Mặc dù tình trạng nghèo
chiếm đa số tại các vùng cao nguyên và vùng xa xôi hẻo lánh, số
người nghèo cũng còn tồn tại trong những tỉnh "giàu có hơn" như trong
khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

32
BẢNG 1. TỶ LỆ NGHÈO Được PHÂN CHIA THEO VÙNG

VLSSI VLSSH Bộ Bộ Tảng %

Vùng 92/93 97/98 LĐTBX LĐTBX trung bình


H 1992 H 1998 chi phí mỗi
đáu người
1992/93-
1997/98

Miền núi Bắc Bộ 78,6 58,6 35,5 22,4 33

Đồng Bằng sông Hồng 62,9 28,7 20,6 8,4 57

Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 44,0 24,6 48

Duyên hải Trung Bộ 49,6 35,2 35,7 17,8 30

Cao nguyên Trung Bộ 70,0 52,4 48,0 25,7 26

Đông Nam Bộ 32,7 7,6 20,0 4,8 80

Đồng bằng sông Cửu Long 47,1 36,9 24,5 15,4 20

[24,12]

Mặc dù tình trạng nghèo không mang tính chất đồng nhất,
nhưng nhìn chung nông dân là nhóm có tỷ lệ nghèo cao nhất trong
cộng đồng nhân dân các dân tộc thiểu số nổi lên là người nghèo nhất.
Những phát hiện trong khảo sát mức sống Việt Nam gần đây cho thấy
tình trạng nghèo đói vẫn chiếm ưu thế và hầu như không thay đổi trong
dân tộc thiểu số Việt Nam và tình trạng bất bình đẳng đó đang gia tăng
giữa các dân tộc thiểu số và đại đa số dân tộc Kinh. Trong khi tỷ lệ
giảm nghèo quốc gia trung bình là 21% từ những năm 1992/1993 đến
1997/1998, tốc độ giảm nghèo trong số các dân tộc thiểu số chỉ là
khoảng 11%. ở Việt Nam vào những nãm 1992/1993 tỷ lệ giảm nghèo
của các dân tộc thiểu số là 19,5% thì dự kiến vào những
năml997/1998 tâng lên 28,5%.

Trong khi Việt Nam đã đạt được những thành tựu đánơ kể về
bĩnh đẳng giới tính trong nhiều góc độ, ví dụ số năm học trung bình.
mức độ thanh toán mù chữ, tỷ lệ tử vong ở ưẻ sơ sinh, sự bất bình đẳng
về giới tính còn tồn tại trong một số lĩnh vực khác. Chẳng hạn, tình
trạng dinh dưỡng của phụ nữ bị giảm sút nhiều hơn so với nam giới và
khoảng cách này đang nhân rộng lên. Đánh giá công tác chống nghèo
đói có sự tham gia của dân gần đây, những số liệu đã cho thấy rằng
những hộ gia đình do người phụ nữ đứng đầu thường là những gia đình
nghèo nhất và khó khăn nhất trong cộng đồng của họ. Thêm vào đó,
các số liệu này cũng nhấn mạnh bản chất bên trong gia đình về sự bình
đẳng giữa nữ giới và nam giới về mặt quyền quyết định. Phụ nữ nông
thôn cũng thiếu quyền hành và quyền làm chủ tài sản thiết yếu như đất
đai, mà thường được đăng ký theo tên người nam giới. Không có đất
đai để ký quỹ, phụ nữ có xu hướng gặp phải nhiều khó khăn hơn trong
việc, nắm giữ tín dụng.

Nghèo lương thực, thực phẩm (LTTP) được xác định bằng mức
thu nhập tính theo thời giá đủ để chi mua lương thực, thực phẩm thiết
yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một ngày
một người là 2.100 calo. Những hộ có mức thu nhập bình quán đầu
người dưới tiêu chuẩn nói trên thuộc vào diện hộ nghèo. Cụ thể năm
1994: thành thị 102.000 đồng, nông thôn 76.000 đồng. Tương ứng
1995: 125.000 đồng - 95.000 đồng và 1996: 130.000 đồng - 100.000
đồng.

Để có thể nhìn nhận một cách rõ hơn về tình trạng nghèo đói ở
Việt Nam chúng ta quan sát bảng tỷ lệ hộ nghèo dưới đây. Trong bảng
chia ra 7 vùng đó là: Tây Bắc và Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,
và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

34
BẢNG 2. TỶ LỆ H ộ NGHÈO 1993 - 1995 PHÂN THEO THÀNH
THỊ, NÔNG THÔN VÀ PHÂN THEO VÙNG

Chung Thành thị Nông thôn


1ị Nghèo
Nghèo Nghèo Nghèo Nghèo Nghèo
LTTP LTTP LTTP LTTP LTTP LTTP
và phi và phi và phi
LTTP LTTP LTTP

Toàn quốc

1993 19,99 41,64 10,10 32,05 22,14 44,35

1994 18,06 38,43 8,57 29,02 20,19 41,10

1995 16,50 34,44 7,40 25,53 18,62 36,96

Phân theo vùng

1. Tây Bắc và Đông Bắc

1993 29,94 52,93 10,60 37,52 27,47 56,10

1994 23,39 49,71 8,60 33,96 25,97 52,94

1995 21,50 47,24 7,40 31,07 23,99 50,58

2. Đồng bằng sông Hồng

1993 14,16 36,08 5,69 28,96 15,86 37,87

1994 12,39 32,33 7,11 25,75 13,72 33,98

1995 10,50 29,12 6,77 22,68 11,44 30,74

3. Bắc Trung Bộ

1993 24,83 51,72 14,81 37,86 26,36 53,80

1994 23,18 48,70 12.67 35,45 24,71 50,70



1995 22,04 46,89 11,35 35,01 23,65 48,67

4. Duyên hải Nam Trung


Bộ

35
1993 17,69 37,37 11,49 33,96 19,64 38,51
1994 16,27 35,41 10,00 31,75 18,35 36,65

1995 15,10 33,85 8,95 29,67 17,16 35,26

5. Tây Nguyên

1993 30,11 54,95 11,32 41,36 34,68 58,57

1994 28,17 52,08 11,35 38,64 32,53 55,67

1995 26,31 48,58 10,58 36,45 30,50 51,81

6. Đông Nam Bộ

1993 11,13 31,03 4,17 24,53 13,90 33,84

1994 11,17 28,37 6,42 22,35 12,36 30,96

1995 10,15 27,55 5,30 21,97 11,38 29,95

7. Đồng bằng sông Cửu


Long

1993 17,73 36,82 13,96 29,04 18,48 38,20


1994 16,30 34,11 11,13 26,01 17,27 35,55
1995 14,43 31,80 8,99 23,59 15,40 33,26

[26,594]

1.4.3. Nghèo đói theo đánh giá của Tổng cục Thống kê Việt Nam
năm 1993

Kết quả điều ưa tình trạng giàu nghèo ở Việt Nam năm 1993
của Tổng cục Thống kê như sau: Với mẫu điều ưa là 91.732 hộ đại
diện cho toàn quốc, từng vùng, từng địa phương, Tổng cục thống ké
tính được mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của cả nước là
119.000 đồng trong đó ở nông thôn là 94.440 đồng, ở thành thị là
220.340 đồng. Nếu nhìn nhận tình trạng nghèo đói theo nghĩa hẹp hơn
của Ngân hàng Thế giới, nghĩa là chỉ tính đến nhu cầu tối thiểu về
lương thực, thực phẩm và căn cứ vào mức thu nhập binh quán trên.
Tổnơ cục Thốns kê đưa ra cách phân loại siàu - nghèo cũng dưa trén

36
mức thu nhập bình quân đầu người một tháng đối với khu vực thành thị
thu nhập từ 50.000 đến 70.000 đồng/nguời/tháng còn đối với khu vực
nông thôn tiêu chuẩn này là từ 30.000 đến 50.000đồng/người/tháng, số
những hộ này chiếm 16,1% dân số của cả nước. Còn những hộ ở nông
thôn có thu nhập dưới 30.000 đồng/người/tháng và dưới 50.000
đồng/người/tháng ở thành thị bị xếp vào hộ rất nghèo và chiếm 4,2%
dân số cả nước.

1.4.4. Nghèo đói theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và
X ã hội thời kỳ 1997 -1998

Để đánh giá tình trạng nghèo đói ở Việt Nam phù hợp với điều
kiện mới, qua các số liệu nghiên cứu thực tế, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói trong thời kỳ
1997- 1998:

Hộ đói:

- Hộ thiếu ăn từ 3 - 6 tháng.

- Dụng cụ sinh hoạt trong gia đình không đáng kể.

- Con cái thất học.

- Nhà ở dột nát.

- Bình quân đầu người trong hộ: 13 kg gạo/tháng, tương đương


với 45.000 đồng/tháng.

Hộ nghèo:

- ở miền núi, hải đảo: bình quân 15 kg gạo/người/tháng.

- Ở nông thôn (vùng đồng bằng, trung du): bình quân 20 kg


gạo/người/tháng, tương đương với 70.000 đồng/tháng.

- Ở thành thị: bình quân 25 kg gạo/người/tháng, tương đương


90.000 đồng/tháng.

Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam biến động
như sau:

37
BẢNG 3. TỶ LỆ ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM

THỜI KỲ 1997 - 1998 (%)

1993 1997 1998

20,3 17,7 15,8

[24,50]

Số liệu trên cho thấy, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể
trong nỗ lực xoá đói, giảm nghèo. Đó chính là kết quả của việc thực
hiện đồng bộ các chính sách đối với người nghèo: chính sách đất đai,
đào tạo nghề, chính sách miễn giảm thuế và đóng góp xã hội; đồng
thời là kết quả của các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng
miền núi, vùng sâu, vùng xa; và các giải pháp về nâng cao trình độ văn
hoá, giáo dục... Tuy vậy cũng cần nhận thấy một vấn đề đang đật ra là,
tuy mức sống của người nghèo đã được cải thiện một phần, nhưng
khoảng cách giàu nghèo vẫn gia tăng đáng kể. Theo công bố chính
thức của Ban chỉ đạo điều tra mức sống dân cư Trung ương về mức
sống hộ gia đình Việt Nam thời kỳ 1997 - 1998, khoảng cách chênh
lệch giàu nghèo thời kỳ này đã lên tới 11,3 lần. Khoảng cách giàu
nghèo ngày càng tăng là do các hộ thuộc nhóm nghèo tuy thu nhập có
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với các hộ thuộc nhóm giàu. Do
vậy, đây cũng là vấn đề đặt ra khi giải quyết xoá đói, giảm nghèo của
Việt Nam.

Với quan điểm coi con người là trung tâm và là động lực của sự
phát triển, từ khi tiến hành đổi mới, Việt Nam đã đề ra quvết tâm và nỗ
lực xoá đói giảm nghèo, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn nghèo đói. Trong
các chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan trực tiếp đến người nghèo
phải kể đến các chính sách thể hiện qua chỉ thị khoán 100 và khoán
10 luật đất đai năm 1993, hỗ trợ tín dụng cho nông dân, lập ngân hàng
cho n<níời nghèo... Các nỗ lực này đã tạo điều kiện đa dạng hoá sản
xuất thay đổi cơ cấu và bản chất hợp tác xã nông nghiệp, tự do hoá
thương mại, giá cả, thị trường lao động, vốn. quản lý mỏi trường.
Trong báo cáo quốc gia về phát triển xã hội ở Copenhagen tháng 3 -

38
1995 Việt nam đã nêu ra chiến lược phát triển lành mạnh, cán đối và
bền vững trong đó nêu lên mục tiêu đến nãm 2010 xoá bỏ toàn bộ tình
trạng đói nghèo (cụ thể đến năm 2005 xoá bỏ hoàn toàn tình trạng đói
và đến năm 2010 người nghèo cũng không còn tồn tại). Từ nãm 1995,
Việt nam bắt đầu thực hiện "Chương trình quốc gia về xoá đói giảm
nghèo".

Đẩy mạnh sự nghiệp cống nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh,
vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội " là một giải pháp đặc biệt quan
trọng để hạn chế sự phân hoá giàu nghèo ở nước ta.

Chủ trương xoá đói giảm nghèo còn được thể hiện rõ trong
chương ưình xoá đói, giảm nghèo đến năm 2000 được Đại hội VIII
của Đảns thông qua. Đó là chủ trương: cùng với quá trình đổi mới,
tăng trưởng kinh tế, phải tiến hành công cuộc xoá đói, giảm nghèo,
thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn
cho phép.

Trong những nãm qua, hệ thống các dịch vụ ở nông thôn đã có


những bước cải thiện đáng kể như hệ thống dịch vụ kế hoạch hoá gia
đình, giáo dục tiểu học, giao thông, chợ, cung cấp nước sạch, tín dụng,
khuvến nông... trong đó , quan trọng nhất là hệ thống dịch vụ tín dụng
hỗ trợ nsười nghèo tiếp cận và vay vốn sản xuất. Đến hết năm 1996 đã
có trên 2 triệu lượt hộ nghèo đói được vay vốn sản xuất trong đó 1,2
triệu lượt hộ vay trên 1.900 tỷ đồng từ nguồn ngân hàng phục vụ người
nghèo với lãi suất thấp (1%/tháng) không phải thế chấp, khoảng 600
n»àn lượt hộ nghèo được vay trên 3 tỷ đồng từ nguồn trích từ ngân
sách ở các cấp chính quyền địa phương nhập quỹ xoá đói giảm nghèo,
trên 600 nehìn lượt hộ níỉhèo vay vốn từ quv của các tổ chức đoàn thể
và một số lượnc đáns kể được vay vôn xoá đói giảm nghèo từ các dự
án hợp tác quốc tế.

Đảnp và Nhà nước cũng đã chỉ rõ muốn giải quvết vấn đề đói
n^hèo một cách có hiệu quả, chúng ta cần tập trung vào các hướng chu
yếu sau:

39
- Xoá đói giảm nghèo gắn với lăng trưởng kinh tế. Thực tiễn sau
nhiều năm đổi mới cho thấy tăng trưởng kinh tế là cái nền cơ bản nâng
cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ
hộ đói nghèo. Vì vậy phải duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn
định là yếu tố quan trọng hàng đầu. Nền kinh tế suy thoái hoặc mất ổn
định thì người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khó khãn nhất vẫn là nhóm
người nghèo và tỷ lệ người nghèo sẽ gia tăng, thậm chí đột biến vì có
thể một bộ phận người giàu sẽ rơi xuống nhóm nghèo và tình trạng tái
nghèo đói của bộ phận mới thoát khỏi đói nghèo.

- Tạo môi trường cơ sở cho xoá đói giảm nghèo. Tập trung giải
quyết đồng bộ trên cả hai phương diện: Chính sách kinh tế vĩ mô liên
quan đến xoá đói giảm nghèo và kiện toàn tổ chức thực hiện xoá đói
giảm nghèo từ trung ương tới huyện xã. Các chính sách về đất đai, tín
dụng, chuyển giao công nghệ, dịch vụ y tế, giáo dục, đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng... phải hướng vào người nghèo.

Ở nước ta, sau những năm thực hiện chương trình quốc gia về
xoá đói giảm nghèo cho đến nay tỷ lệ đói nghèo đã giảm đi rõ rệt: từ
30% hộ đói nghèo với khoảng 3,8 triệu hộ năm 1992 đến năm 1999
còn khoảng 13% hộ với 1,5 triệu hộ.

Tuy nhiên, cho đến nay cả nước vẫn còn khoảng 1.870 xã đặc
biệt khó khăn, trong đó 90% có địa hình phức tạp, cơ sở hạ tầng yếu
kém. Ở các xã vùng sâu, vùng xa thì số nghèo là phổ biến, số hộ đủ ăn
chỉ là cá biệt. Vì vậy, hội nghị triển khai chương trình mục tiêu xoá
đói giảm nghèo tổ chức tại Hà Nội tháng 1 nãm 1999 đã nhấn mạnh
mục tiêu xoá hết các hộ đói vào năm 2000 và xoá hết các hộ nghèo
vào năm 2005.

Có thể nói khái niệm và các thước đo nghèo đói cho đến nay
vẫn chưa có một sự thốns nhất trên toàn thế giới. Bản thân các nước ở
các thời kỳ khác nhau thì tiêu chuẩn đánh giá mức độ nghèo cũng khác
nhau. Nhưng có một điểm chung là những người được coi là nghèo là
những người không thể thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt tối ihiểu. có

40
mức thu nhập thấp trong khi đó chi tiêu cho lương thực chiếm phần lớn
thậm chí không đủ, lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể không đáp
ứng nổi mức 2100 calo/người/ngày từ đó nảy sinh ra nhiều hậu quả mà
nguyên nhân quan trọng nhất của tình trạng này có thể kể đến đó là
kinh tế tăng trưởng chậm và chính sách phân phối thu nhập chưa hợp
lý. Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu lại trải qua chiến tranh liên
miên nên xuất phát điểm về kinh tế thấp. Cũng giống như các nước
đang phát triển trên thế giới, nghèo đói ở Việt Nam có những nguyên
nhân chung nhưng nhờ có sự chỉ đạo của Đảng và sự quan tâm của các
Ban, Ngành, đoàn thể nên công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt
Nam đã có những kết quả bước đầu. Mặc dù cơ chế thị trường còn có
những mặt trái của nó nhưng ở Việt Nam nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa nên đã hạn chế phần nào tác động của cơ chế tới tình trạng đói
nghèo của nhân dân.

41
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI ở HÀ NỘI VÀ
CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ 1996 ĐẾN1999

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội

2.1.1. Điểu kiện tự nhién

BẢNG 4. DIỆN TÍCH - DÂN s ố - ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Diện Dân sỏ Mật độ dân Đơn vị hành chính


tích (lOOOngười) số
Phường, Thị
(km2) (người/km2) xã trán

Toàn thành 918,46 2711,6 2952 220 8

1. Nội thành 84,06 1446,4 17207 102

Ba Đình 9.3 202,7 21797 12 -1


Tây Hồ 23,94 92,7 3874 8 _

Hoàn Kiếm 5,29 171,4 32339 18


1
Hai Bà Trưng 14,5 356,5 24589 25
-

Đống Đa 9.94 336,0 33804 21


i
Thanh Xuân 9,13 154,6 16934 11 -I
Cầu Giấy 11,96 132,5 11075 7 -

2. Ngoại thành 834,4 1265,2 1516 118 8

Sóc Sơn 306.5 245,0 799 25 ĩ

Đông Anh 182,0 260,1 1429 23 1

Gia Lâm 172,9 340,2 1968 31 41


1
Từ Liêm 75,1 193,2 2573 15 1

226,7 2837 25 1
Thanh Trì 79,9 1
[19.9]
Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước, là
nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước ta.
ở đây có nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vì đất đai tốt. giao
thông liên lạc thuận tiện. Tuy nhiên có thể hiểu thêm về Hà Nội ta
quan sát bảng phản ánh tình hình dân số, diện tích và mật độ dán cư.

Qua bảng ưên ta nhận thấy tuy Hà Nội có những lợi thế nhất
định nhưng cũng có những mặt bất lợi của nó. Cụ thể là mật độ dân cư
tương đối đông, đứng thứ hai cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh.
Thêm vào đó là sự di dán cơ học ngày càng tăng làm cho Hà Nội có
một lượng dán số thực tế là rất lớn. Chính lượng dán sô di cư này tao
cho đội quán thất nghiệp của Hà Nội lại cao bởi họ là những người từ
nhiều vùng quê khác nhau tới Hà Nội mong tìm việc làm để tãng thu
nhập hay những sinh viên từ các tỉnh về Hà Nội học. Thuộc loai này
hay loại kia thì họ có thể chấp nhận mức tiền lương thấp và vì thế lực
lượng thanh niên và những người trong độ tuổi lao động ở Hà Nội trở
nên khó khăn hơn khi tìm kiếm một việc làm.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế


Về đặc điểm kinh tế ta nghiên cứu ưén hai phương diện thứ nhất
là mức tăng trưởng. Qua số liệu của Cục thống kê Hà Nội thì mức tăng
trưởng của thành phố tăng đáng kể qua các năm và ở tất cả các ngành,
cụ thể qua bảng 5 - Tổng sản phẩm nội địa dưới đáy ta sẽ có nhận xét
về tình hình phát triển kinh tế của Hà Nội qua các năm rõ hơn.

N h ư v ậ y g iá trị tổn g sản phẩm nội địa của H à N ộ i tãng đều qua

các năm ở tất cả các ngành kinh tế với tốc độ tăng trên 10% qua các
năm (1997: 11.6% - 1998: 19,99% - 1999: 10.68%) điều này cho thấy
nền kinh tế của Hà Nội có nhiều thuận lơi Irong việc thưc hiện công
tác xoá đói giảm nghèo. Như ở chương 1 luận văn đã phán tích một
trong những nguvẻn nhân quan trọng nhát gáy ra nghèo đói là kinh té
tãng irưởng chậm. Nhưng ở Hà Nội thì sư tăng trường kinh té không
thể coi là một nguyên nhân dẫn tới việc sỏ người nghèo còn tổn tai khá
cao. Qua việc xem xét cơ cấu tổng sản phám nội địa ta có cái nhìn
tổng quát về sự phát triển của các ncành kinh té và cơ cáu cùa chúng
từ đó có thể nhận xét được sự đóng góp của các ngành, các thành phần
kinh tế vào việc phát triển kinh tế nói chung và công tác xoá đói giảm
nghèo ở Hà Nội nói riêng.

BẢNG 5. TỔNG SẢN PHAM n ộ i đ ịa (GDP)

(Gia thực tế)

Đơn vị: triệu đồng


1996 1997 1998 1999

Tổng số 17.292.271 20.070.838 24.082.620 26.655.031

ỉ. Khu vực kinh tế trong nước 15.535.977 17.816.180 20.536.679 22.756.875

- Kinh tế nhà nước trung ương 9.855.641 11 . 936.450 13 . 499.450 15 . 134.518

- Kinh tế nhà nước địa phương 1.583.044 1.683.565 2 . 198.297 2.369.195

- Kinh tế ngoài nhà nước 4.097.292 4.196.165 4.838.932 5.253.162

n . Khu vực có vốn đầu tư 1.756.294 2.254.658 3.045.941 3.372.998


nước ngoài

III. T huế nhập khẩu - - 500.000 525.158

1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 843.584 896.243 906.392 990.552

2. Thuỷ sản 42.943 46.870 43.633 46.934

3. Công nghiệp khai thác mò 130.414 105.150 159.187 176.157

4. Công nghiệp chế biến 4 . 061.682 4 . 309.107 5 . 362.881 6 . 101.871

5. Xây dựng 1. 460.246 2 . 213.510 2 . 574.150 2.936.364

6. Khách sạn và nhà hàng 773.473 1.014.743 957.948 1. 037.628

7. Tài chính, tín dụng 419.119 495.136 889.119 1. 030.811

8. Các ngành khác 9 . 560.810 10 . 990.079 13 . 189.310 14 . 334.714

[19,33,34]

Thứ hai để xem xét hiệu quả trong việc phát triển kinh tế ta
không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những con số tuyệt đối mà còn
cần tính tới cơ cấu của các ngành trong từng năm và sự biến động cuả
chúng.

44
BẢNG 6. C ơ CẤU TỔNG SẢN PHAM n ộ i đ ịa (GDP)

(Giá thực tế)

Đon vị tính: %

1996 1997 1998 1999

Tổng số 100 100 100 100

I. Khu vực kinh tế trong nước 89,8 88,8 85,3 85,4

1. Kinh tế nhà nước trung ương 57,0 59,5 56,1 56,8

2. Kinh tế nhà nước địa phương 9,2 8,4 9,1 8,9

3. Kinh tế ngoài nhà nước 23,7 20,9 20,1 19,7

II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 10,2 11,2 12,6 12,6

III. Thuế nhập khẩu - - 2,1 2,0

1. N ô n g n g h iệp và lâm n g h iệp 4,5 4,5 3,7 3,7

2. Thuỷ sản 0,2 0,2 0,2 0,2

3. Công nghiệp khai thác mỏ 0,8 0,5 0,7 0,7

4. Công nghiệp chế biến 23.5 21,5 22,2 22,9

5 Xây dựng 8,4 11,0 10,7 11,0

6. Khách sạn và nhà hàng 4,5 5,1 4,0 3,9

7. Tài chính, tín dụng 2,4 2,5 3,7 3.9

8. Các ngành khác 55,7 54.7 54,8 53,7

[19,35,36]
Rõ ràng kinh tế Hà Nội có đạt mức tăng trưởng cần thiết qua các
năm nhưng xét về mặt cơ cấu thì chủ yếu vẫn là do khu vực nhà nước
là chính. Mà thực tế khu vưc này lại hoạt động kém hiệu quả hơn các
khu vực kinh tế khác. Cho nên tỷ lệ nghèo đói còn tồn tai ở Hà Nội
một phần cũng là do tỷ trọng các ngành kinh tê chưa hợp lý.

45
Theo cơ cấu các nguồn thu nhập, các gia đình ở Hà Nội hiện có
4 loại nguồn thu nhập chính như sau:

Loại thứ nhất chỉ có tiền lương và các khoản phụ tự cấp ưong
khu vực quốc doanh (7,5%).

Loại thứ hai lương và các khoản thu nhập từ các công việc phụ,
làm thêm (35,3%).

Loại thứ ba lương và thu nhập từ hoạt động sản xuất, buôn bán
kinh doanh ngoài quốc doanh (32,5%).

Loại thứ tư chỉ có thu nhập từ hoạt động sản xuất, buôn bán,
kinh doanh ngoài quốc doanh (14,7%).

Theo trật tự từ 1 đến 4 có thể hình dung đây là các nấc thang
trên con đường thoát ly dần cơ chế bao cấp, kinh tế nhà nước để đến
với kinh tế thị trường mà trước mắt là nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần. Đó cũng chỉ là phản ánh bước đầu của sự phân tầng theo
mức sống trong dân cư thành phố.

2.1.3. M ột số vấn đê xã hội

Hà Nội là địa phương duy nhất của cả nước tính cho đến nay đã
phổ cập trung học cơ sở. Qua bảng 7 ta nhận thấy số lượng học sinh tốt
nghiệp các cấp học qua các năm học đều tăng cả về số tuyệt đối và
tương đối. Sở dĩ có hiện tượng học sinh cấp phổ thông trung học tham
gia thi tốt nghiệp hai đợt trong năm là do năm 1992 là năm cuối cùng
của hệ đào tạo theo chương trình cũ. Để giải quyết số học sinh thi trượt
kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vào tháng 6 Bộ Giáo dục và đào
tạo đã tổ chức thêm một kỳ thi tốt nghiệp nữa vào tháng 8, từ đó năm
nào Bộ cũng tiến hành tổ chức hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung
học. Số học sinh phải dự kỳ thi tốt nghịp phổ thông trung học đợt 2 sẽ
không được phép tham gia kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học,
cao đẳng và dạy nghề năm đó mà phải chờ đên năm sau.

46
BẢNG 7. HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÁC CẤP HỌC PHỔ THÔNG

Đơn vị tính: người

1996 -1997 1997 - 1998 1998 - 1999

1. Cấp tiểu học

- Học sinh dự thi 43.926 45.397 43.945

- Học sinh tốt nghiệp 43.588 45.283 43.925

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp (%) 99,23 99,78 99,95

2. C ấp trung học cơ sở

- Học sinh dự thi 41.312 45.448 47.583

- Học sinh tốt nghiệp 38.972 40.826 40.663

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp (%) 94,30 89,83 85,5

3. Cấp phổ thông trung học

- Học sinh dự thi

Đ ợ tl 23.540 24.330 26.445

Đợt II 1.981 2.596 915

- Học sinh tốt nghiệp

Đ ợ tl 21.351 21.433 25.419

Đợt II 1.719 2.340 750

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp (%)

Đ ợ tl 90,7 88,1 96,12

Đ ợt II
86.77 90,13 81,96
1
[19,185]
Chún^ ta nghiên cứu tình hình thêm giáo due của Hà Nội qua
việc phán tích và xem xét tới số các trường đào tạo trên địa bàn Thành
phố và sô' học sinh, sinh viên, giáo viên thuộc đia phưong qua bảng 8.

47
BẢNG 8. TRƯỜNG - GIÁO VIÊN - HỌC SINH CÁC TRƯỜNG DẠY
NGHỂ - TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP - CAO ĐẢNG - ĐẠI HỌC

1996 1997 1998 1999

1. Công nhân kỹ thuật

- Trường (trường) 22 22

Trong đó: địa phương 9 8 8 7

- Giáo viên (người) 812 784

Trong đó: địa phương 325 299 262 265

- Học sinh (người) 12.917 12.950

Trong đó: địa phương 5.534 5.269 4.160 3.773

2. Trung học chuyên nghiệp

- Trường (trường) 18 20 25 25

Trong đó: địa phương 8 9 9 10

- Giáo viên (người) 795 959 1.236

Trong đó: địa phương 480 483 484 507

- Học sinh (người) 9.262 10.305 14.971

Trong đó: địa phương 6.173 6.585 6.045 7.543

3. Cao đảng, đại học

- Trường (trường) 37 37 43 43

Trong đó: địa phương 2 2 2 2

- Giáo viên (người) 8.819 8.649 10.115 10.702

Trong đó: địa phương 290 285 253 258

- Học sinh (người) 234.691 286.340 334.453 369.683

Trong đó: địa phương 2.985 2.592 2.890 2.912

[19,167]

48
Như vậy tình hình giáo dục ở thủ đô là không đáng lo ngại cho
việc xoá đói giảm nghèo vì sô lượng người biết chữ là khá cao so với
toàn dân. So với toàn dân tỷ lộ biết chữ của Hà Nội chiếm trên 90%
dân số. Sỏ dĩ còn có những người chưa biết chữ là do từ thời kỳ trước
còn lại. Sô lao động đã qua đào tạo cũng chiếm một tỷ lệ tương đối cao
chiếm khoảng từ 50% đến 60% dân số. Còn về y tê tuy có nhiều trang
thiết bị hiện đại nhưng tình hình châm sóc sức khoẻ cộng đồng vẫn
chưa thực sự tốt. ơ nhiều nơi nhất là ngoại thành sô trạm y tê và V, bác
sỹ trên số dân còn hạn chê; ngay cả chất lượng chăm sóc cũng khống
được toàn diện, nhiều nơi việc tiêm phòng cho trẻ em còn chưa được
thực hiện đầy đủ. Những bệnh đơn giản vẫn còn tồn tại với tỷ lệ cao,
việc thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình còn nhiều hạn chế. Mặc
dù số bác sỹ và bệnh viện tăng đáng kể nhưng chất lượng còn có điều
phải bàn tới. Tuy được trang bị máy móc hiện đại nhưng ưình độ sử
dụng vẫn không đồng đều ngay cả những bệnh viện thuộc tuyến trung
ương và số bác sỹ tăng nhưng không làm đúng chuyên môn khá nhiều
nên số bác sỹ thực tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân không nhiều.

BẢNG 9. TÌNH HÌNH Y TÊ CỦA HÀ NỘI

Đơn vị tính 1996 1997 1998 1999


1. Cơ sở
- Bệnh viện Bệnh viện 26 26 26 26
- Trạm y tế xã Trạm 224 228 228 228
- Nhà hộ sinh quận Hộ sinh 4 4 4
4
- Trại phong Cơ sở 1 1 1 1
2. Giường bệnh
- Bệnh viện Giường 7.028 7.150 7.310 7.470
»»
- Trạm y tế xã 1.195 1.155 1.283 1.283
M
- Nhà hộ sinh quận 200 200 140 140
II 90 90
- Trại phong 100 100

3. Cán bộ y tê
I
- Bác sỹ Người 2.192 2.590 2.680
3

49
- Y sỹ »!
1.013 969 1.044
- Y tá (cả trung và sơ »»
3.462 2898 2.870
cấp)
- Dược sỹ (cả trung »t
828 819 862
và đại học)
4. Bệnh truyền
nhiễm
- Tả, ỉa chảy, lị Ca 17.360 40.092 39.752 22.429
; - Sốt xuất huyết ti
33 99 3.382 92
-H o gà »1
7 5 0 5
- Sởi »*
70 60 192 453
- Viêm gan siêu vi »» 411
789 712
trùng
5. Bảo vệ bà mẹ
- Số lần khám thai Lần/người 96.972 129.152 143.220 141.531
tt 150.533 232.705 247.930 234.912
- Số lần khám phụ
khoa
- Số người nạo thai Người 58.373 21.498 16.697 15.673
- Số người đật vòng II 29.337 35.920 36.413 32.535
ưong năm
- Số người uống thuốc tt
tránh thai 9.479 14.317 19.264 21.649

- Số người triệt sản


»* 859 883 976 837
- Tỷ lệ trẻ em sinh ra
ở lần sinh thứ 3 trở % 7,5 7,0 6,5 5,85
lên của người mẹ

[19,188,189]
Điều kiện tự nhiên của Hà Nội có nhiều điểm thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế như bằng phẳng, khí hâu không mưa nắng thất
thườnp thuận lợi cho sản xuất, vị trí địa lý thuận lợi cho giao thống
bằn^ mọi phươnp tiện. Hơn nữa Hà Nội lại là thủ đô nén được đẩu tư
vào hệ thốncr cơ sờ hạ tầng tốt hơn nhiều so với các địa phương khác
tronơ cả nước. Đây cũng có thể coi là một trong những thuán lợi của
Hà Nội trong việc giải quyết nghèo đói.

50
2.2. T ình hình nghèo đói trên địa bàn thành phó'
2.2.1. Thực trạng hộ nghèo

So với tiêu chuân chung của cả nước là mức thu nhập dưới
70.000 đông - các hộ ở nông thôn - và dưới 90.000 đồng - các hộ ở
thanh thi - được coi là nghèo thì các hộ nghèo ở Hà Nội phán ra làm ba
loại chủ yếu:

Một là những gia đinh thiếu ăn từ 1 đến 6 tháng trong nàm, con
sô những gia đình thuộc loại này chiếm 61,5% tổng sô hộ nghèo.

Hai là những hộ nghèo có nhà dột nát. Cụ thể là các loại nhà
làm tạm bằng tranh, tre, nứa lá... và nhà cấp 4 ở ngoại thành và các
loại nhà khác ở nội thành lâu ngày đã hư hỏng nặng không đảm bảo an
toàn tính mạng, nhà lụp xụp, dột n á t^ iê u vẹo. Số hộ có nhà dột nát
thuộc diện nghèo chiếm 15% tổng số hộ nghèo của toàn thành phố.

Ba là 19% số gia đình lâm vào tính trạng nghèo do trong gia
đình có nhiều lao động trong độ tuổi chưa có việc làm.

Tại thời điểm tháng 8 năm 1999 toàn Thành phố có 869 nhà dột
nát, chia ra làm hai diện chủ yếu:

Thứ nhất diện cứu trợ xã hội 203 nhà (già yếu cô đơn, tàn tật
không còn khả năng lao động)

Thứ hai là diện nghèo khổ : 666 nhà, trong đó: 93 nhà thuộc hộ
chính sách.

Để có cơ sở đề ra giải pháp hỗ trợ hộ nshèo, căn cứ hướng dẫn


của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. hàng năm Sở Lao động
Thươns binh và Xã hội Hà Nội đã chỉ đao các quận, huyện, xã.
phường điều tra rà soát, xác lập danh sách hộ nghèo (theo chuẩn quy
định thôns nhất của cả nước) chỉ ra những nguyênnhânnghèo khó và
yêu cầu trợ giúp của các hộ.

Danh sách hộ nghèo được quản lý thốngnhất theo hệthống sổ


sách quv định từ quận, huyện đến phường xã.

51
Tại thời điểm tháng 1 năm 1999, toàn thành phố có 11.338 hộ
nghèo với 41.653 khẩu (chiếm 1,9% tổng số hộ toàn Thành phố) trong
đó có 144 hộ chính sách, 2525 hộ tàn tật ốm đau quanh nãm, so với
thời điểm đầu năm 1996 con số này đã giảm đi gần một nửa. Vào ngày
1 tháng 1 năm 1996 toàn thành phô có 20.106 hộ nghèo với 75.760
khẩu (chiếm 3,72% tổng số hộ toàn thành phố) trong đó 1.062 hộ
chính sách, 2.193 hộ tàn tật.

2.2.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo

Cũng giống như các địa phương khác người nghèo của Hà Nội
chủ yếu do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Kinh tế thuần nống. Trong khi tồn tại quan điểm nghèo đói vẫn
là hiện tượng phổ biến ở nông thôn thì tính toán tỷ lệ nghèo đói giữa
các nghề nghiệp và người sử dụng lao động đã cho kết quả rằng những
người sống dưới mức nghèo khổ thì thường là hộ thuần nông.

Trình đỏ văn hoá thấp và thiếu hiểu biết. Tỷ lộ nghèo giảm với
những người có trình độ văn hoá cao và những người có trình độ dưới
trung học cơ sở chiếm 90% người nghèo. Tỷ lệ nghèo cao nhất (57%)
là những người chưa học hết bậc tiểu học. Như là một sự tương phản,
tỷ lệ những người tốt nghiệp đại học nghèo chỉ có 4%. Sở dĩ có hiện
tượng này là do còn tồn tại một bộ phận dân cư có trình độ văn hoá
thấp hơn cộng đồng do hậu quả của giai đoạn trước để lại.

Nhiều người ăn theo, đổng con, mất người tru cốt. Do chi phí về
giáo dục và tế của những hộ gia đình này nhiều hơn của những gia
đình khác nên họ bị rơi vào nơhèo túng. Mặt khác vì đống con nên số
lao động chính chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số các thành viên trong
gia đình, mức thu nhập bình quân trong trường hợp này sẽ giảm xuống.

Gia đình mất người tru cột. Cuộc sống của những gia đình này
thườno bấp bênh vì neười lao động chính của gia dinh vừa mất, bỏ rơi,
chia tay.
Thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và thiếu cả kế hoạch chi
tiêu trong gia đình chiếm 32%/ tổng số hô nghèo. Những hộ gia đình
này thường do trình độ văn hoá thấp, có ít kiến thức về kinh tê xã hội
nên dê dân tới tinh trạng kinh doanh kém làm diu nháp giảm thêm vào
đó sự chi tiêu không hợp lý cho các nhu cầu (không cắt giảm các nhu
cầu không cần thiết khi kinh tê khó khăn) cho nên dẫn tới tình trạng
nghèo.

Thiếu sức lao động, đông người ăn theo 49%/ tổng số hộ nghèo.
Nguyên nhân quan trọng của việc nghèo đói là dân sô' đông cho nên
những gia đình đông con thường nghèo hơn các gia đình khác. Một
mặt là do số người ăn thì n hiều mà số người làm thì ít cho nên số
lượng calo được cung cấp sẽ phải thấp. Sở dĩ có hiện tượng này là do
một sô phong tục vẫn còn tồn tại đặc biệt ở nông thôn: trọng nam
khinh nữ hay việc thực hiện chương ưình dân số và kế hoạch hoá gia
đình chưa có hiệu quả.

Điểm xuất phát về kinh tế thấp (chủ yếu ờ nông thôn) đã trải
qua giai đoạn đầu của nghèo đói và lâm vào tình cảnh tồi tệ hơn vì
thiếu đất. Những hộ này trở thành những hộ bị cưỡng ép trong nỗ lực
xây dựng kinh tế gia đình ổn định vì họ được những mảnh đất nhỏ và
kém màu mỡ. Những hộ mới tách rất phụ thuộc vào hộ chính trong
việc chia đất canh tác. Sự tăng nãng suất đạt được sẽ cho phép có một
cuộc sống ổn định. Phạm vi tăng nãng suất đạt được để ổn định cuộc
sống và tái sản xuất sức lao động của những hộ có đất kém màu mỡ là
khó khăn. Rất rõ ràng là khi những người sở hữu những mảnh đất
không màu mỡ thì không có cơ hội để tìm kiếm việc khác ngoài nông
nohiệp, nếu có thì thu nhập rất ít và không đủ trang trải cho tiêu dùng
của họ.

ở thành thị những hộ rơi vào tình trạng này thường là những gia
đình mới tách khẩu nhưng các thành viên của nó chưa có việc làm ,
hơn nữa phần tài sản của những hộ chính để lại không đáng kể.

Nhữns hộ nchèo thường thiếu công cụ lao động.Những hộ gia


đình nơhèo thường là đồ dùng phục vụ cho nhu cầu lao động cũng rất
hạn chế vì chi phí cho chúng khiến cho họ không có khả năng.
Những hộ nghèo hay rơi vào tình trạng nợ nần khắc nghiệt. Nợ
chông chất là đặc điêm nổi bật của những gia đình nghèo. Ban đầu họ
vay để thoả mãn nhu cầu lương thực nhưng do nhiều nguyên nhân
khác nhau họ không có khả năng trả dần dẫn đến lãi cộng lãi và các
khoản vay mới tăng thêm.

Qua điều tra của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội nguyên
nhân đói nghèo vì thiếu vốn đầu tư sản xuất ở thành phô chiếm 68%/
tổng số hộ nghèo. Nhiều hộ nghèo thiếu vốn, muốn vay nsân hàng để
sản xuất, kinh doanh nhưng lại không có tài sản thế chấp, nên lại phải
vay tư nhân với lãi suất cao 10%/tháng, nếu vay bằng thóc (ờ những hộ
ngoại thành) thì lãi suất lên tới 25%/tháng. Qua nghiên cứu, có thể
thấy rằng, thiếu vốn cũng như không có kinh nghiệm làm ăn là những
nguyên nhân ổn định, có trọng số cao dẫn đến đói nghèo.

Rủi ro, lưòi biếng, mắc tẽ nan xã hỏi. Do gia đình có người ốm
đau, tàn tật quanh năm 32%/ tổng số hộ nghèo.

Bên cạnh số hộ nghèo do không biết cách làm ăn, thì số người
lười lao động, hay rượu chè, ăn tiêu lãng phí cũng vẫn còn tồn tại. Đối
với những người này ngay cả khoản vốn vay để xoá đói giảm nghèo
cũng không dùng để sản xuất mà lại trông chờ vào sự may rủi cờ bạc,
nên không những không xoá được đói nghèo mà còn khống thanh toán
được khoản vốn vay. Cũng theo điều tra của Sở Lao động, Thương
binh và xã hội toàn thành phố có 0,3%/ tổng số hộ nghèo do lười
biếng, mắc tệ nạn xã hội, rủi ro.

2.3. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội

2.3.1. M ục tiêu
Thành phố đã xây dựng một loạt các mục tiêu cần đat được như
các mục tiêu về giải quyêt việc làm, công bằng xã hội. thực hiện
chương trình dinh dưỡng quốc gia để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ờ trỏ
em, nâng cao măt bằng dân trí, đào tạo, bôi dưỡng và náng cao chát
lượng nguồn nhân lực; phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhán tài.

54
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo được chia ra thành mục tiêu chung và
mục tiêu cụ thể.

2.3.1.1.Mục tiêu chung

Hội đồng nhân dân thành phô đã đề ra nghị quyết phấn đấu mỗi
năm giảm 1% hộ nghèo và đến năm 2.000 thành phố không còn hộ
nghèo có mức thu nhập: dưới 15 kg gạo/người/tháng ở nông thôn, dưới
20 kg gạo/người/tháng ở thành thị.

2.3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Đên hết năm 1997 không còn hộ nghèo theo chuẩn trên ở huyện
Đông Anh, Sóc Sơn, hai huyện trọng điểm nghèo của Hà Nội.

Đến hết năm 2.000 hộ nghèo ở nông thôn có thu nhập bình quân
20 kg gạo/người/tháng; ở thành thị 27 kg gạo/người/tháng.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN giai đoạn
1998 - 2000, ngày 15 tháng 1 năm 1999 Hội đồng Nhân dân Thành
phố khoá XI kỳ họp thứ 12 đã ra nghị quyết số 15/1999-NQ/HĐ về
nhiệm vụ kinh tế xã hội - an ninh quốc phòng Thủ đô nãm 1999, trong
đó quy định chỉ tiêu giảm nghèo năm 1999 của toàn thành phố giảm
3.500 hộ (giảm 0,6% so với năm 1998).

Mặc dù số hộ nghèo của Thành phố không lớn so với tỷ lệ hộ


nghèo của cả nước song việc giảm 3.500 hộ nghèo nãm 1999 là nhiệm
vụ hết sức khó khăn vì hầu hết số hộ nghèo còn lại không biết sản xuất
kinh doanh và chi tiêu sinh hoạt gia đình, đồng thời sấn 30% tổng số
hộ nghèo có người tàn tật ốm đau quanh nãm.

Tuy nhiên để có thể đạt được mục tiêu đề ra Thành phô' đã có


nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ.

2 3 2 M ột số giải pháp xóa đói giảm nghèo thành p h ố đã thực hiện

Nhìn chun^1 nguyên nhãn dản tới sự nỵhèo khó chủ yếu là do
các <*ia đình nàv thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, thiếu kế
hoach chi tiêu tron^ RÍa đình, thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất,
thiếu đất canh tác. gia đình đông con. một số do tàn tát, ốm yếu và mót
số do chây lười lao động, rượu chè cờ bạc, nghiện hút. Phần đông sô'
hộ nghèo khó đặc biột ở huyện Sóc Sơn còn do canh tác trên vùng đất
xấu, điều kiện giao thông khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển,
đồng thời nền kinh tế thị trường dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo, ưong
khi đó các chính sách, cơ chế chưa đủ điều kiện để bảo trợ và cứu trợ
cho người nghèo lại chưa được giải quyết đồng bộ. Vì vậy, nếu không
có sự trợ giúp của Nhà nước, của các Ngành, các cấp và các tổ chức thì
các hộ nghèo khó có thể tự mình vươn lên hoà nhập với cộng đồng
theo hướng phát triển được.

Trợ giúp người nghèo phát triển kinh tế vừa có tính chất cấp
bách, vừa là vấn đề chiến lược lâu dài và có ý nghĩa to lớn trong công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội, là
nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dán và là trách nhiệm của tất
cả các ngành, các cấp, các đoàn thể tổ chức.

Căn cứ chương trình số 25/CTr-TU ngày 24/7/1993 của Thành


uỷ Hà Nội về vấn đề việc làm, chính sách xã hội ở Thủ đô Hà Nội từ
năm 1993 đến nãm 1995 và những năm tiếp theo Ưỷ han Nhân dân
thành phố Hà Nội xây dựng chương trình trợ giúp người nghèo phát
triển kinh tế từ năm 1994 đến năm 2000 với những nội dung sau:

Thành phố đã yêu cầu các quận huyện cãn cứ thực trạng nhà dột
nát của các hộ và điều kiện khả nãng hiện có của đơn vị để lập phương
án giải quyết theo hướng: Bản thân gia đình, dòng họ, vận động sự
ơi úp đỡ của các đoàn thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp và sự hỗ ượ
một phần của Nhà nước, trong đó vận động là chính.

+ Uỷ ban Nhân dân thành phô' ban hành kế hoạch số 45 ngày 23


thán ° 8 năm 1999 về việc giải quyết nhà dột nát hộ nghèo và hộ cứu
Irợ xã hội trên địa bàn thành phố nãm 1999-2000 và quyết định bổ
suncr kinh phí triển khai hỗ trợ hộ nghèo sửa chữa, xây dưng chỗ ở cho
236 hộ nghèo và hộ cứu trợ xã hội trong năm 1999.

56
- Đòi tượng: Hộ cứu trợ xã hội đang hưởng trợ cấp thường xuyên
va hộ nghèo năm trong danh sách quản lý có hoàn cảnh đặc biệt khó
khãn cấp bách cần giải quyết.

- Giải pháp về nguồn vốn:

. Gia đình, dòng dọ đóng góp: 40%

. Quận, huyện, xã phường và vận động các cơ quan đơn vị


ưên địa bàn ủng hộ: 30%

. Thành phố hỗ trợ: 5 triệu đồng/hộ để mua một số


nguyên vật liệu chính như: gạch, ngói, xi măng...

+ Đối với sô nhà dột nát diện chính sách, yêu cầu các quận
huyện trích quỹ đền ơn đáp nghĩa để sửa chữa. Riêng huyện Sóc Sơn
Thành phố hỗ trợ 7 triệu đồng/ nhà cho 476 hộ = 322 triệu đồng.

+ Ngày 18 tháng 9 năm 1999, Liên Sở Lao động Thương binh và


Xã Hội Hà Nội và Tài chính vật giá đã thống nhất văn bản hướng dẫn
các quận huvện kịp thời triển khai kế hoạch và kinh phí giải quyết nhà
dột nát của hộ cứu trợ xã hộ và hộ nghèo.

+ Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn các quận, huyện đã khẩn
trương thành lập Ban chỉ đạo xoá nhà dột nát, rà soát, công bố danh
sách các hộ được giúp đỡ và có kế hoạch triển khai cụ thể. mặc dù
trong thời eian nsắn nhưng các quận huyện đã cố sắng gấp rút tiến
hành khởi công xáy dựng theo đúng tiến độ thành phố quv định. Tổng
số nhà đã được xây dựng, sửa chữa là 274 nhà, trong đó sở hữu tư nhân
là 258 nhà, sở hữu nhà nước 16 nhà. Một số quận, huvện vượt chỉ tiêu
thành phố giao và kể cả tiến độ như Đông Anh thực hiện 73 nhà (chỉ
tiêu 30 nhà), Táy Hổ thực hiện 10 nhà (chỉ tiêu 3 nhà), Gia Lâm thực
hiện 11 nhà (chỉ tiêu 10 nhà), Cầu Giấy thực hiện 11 nhà (chỉ tiêu 10
nhà).

Qua kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng, sửa chữa nhà của các
hộ cho thấy: 100% số nhà của các huyện đều có mức kinh phí xây
dựnơ, sửa chữa bình quân từ 12 đên 14 triệu/ nhà; các quán từ 8 đén 10
triệu đồn^/ nhà. Như vậy, phần vốn ngân sách của Thành phố hô trợ
chính là đòn bây thúc đẩy việc xã hội hóa công tác giải quyết nhà dội
nát cho các hộ nghèo và hộ cứu trợ xã hội.

Đối với số nhà thuộc diện sở hữu Nhà nước, Sở Địa chính nhà
đất đã chỉ đạo các công ty phối hợp với chính quyền địa phương triển
khai công tác sửa chữa nhà dột nát trong năm 1999, kết quả đạt 16/36
nhà, trong số 20 nhà còn lại có 10 hộ không thuộc Sở Địa chính nhà
đất quản lý và một số hộ nằm trên đất tự tạo không phép...

Trước hết chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp ượ giúp
hộ nghèo của Thành uỷ và uỷ ban nhân dân thành phố đặc biệt có sự
hỗ trợ từ ngán sách của thành phố, sự giúp đỡ của các sờ, ban, ngành,
Hội đoàn thể, vai trò chủ đạo của các cấp chính quyền quận huyện, xã
phường và bản thân hộ nchèo cùng tham gia xoá đói giảm nghèo là
một chủ trương đúng đắn, sát với thực tiễn, là sự sáng tạo trong công
tác trợ giúp hộ nghèo của Thành phố Hà Nội.

Kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo huyện Sóc Sơn và vận động các ban
ngành, đoàn thể thành phố tham gia đỡ đầu các xã trong huvện và
quyết định trích một phần kinh phí tạo chỗ ở cho 381 hộ cực nghèo
của huyện Sóc Sơn là chủ trương đúng đắn thiết thực được các ban,
ngành, đoàn thể của thành phố đồng tình ủng hộ. Đặc biệt một số
ngành như: Sở Thương mại, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng,
Du lịch, bưu điện, Công ty sổ xố miền Bắc, Liên Đoàn lao động, Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Thành đoàn Thanh niên... đã tiến hành khảo sát tình
hình thực tế đời sống, neuyên nhân các hộ nehèo để có phương án
giúp đỡ sát thực và vận động cán bộ công nhân viên toàn ngành hỗ trợ
các hộ bằng nhiều hình thức phong phú.

Trong qua trình triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ tạo chỗ
ở hộ cưc nghèo huyên Sóc Sơn và giải quvêt nhà dột nát trên địa bàn
thành phô' cho thấy đây là giải pháp hết sức phù hợp đi vào cuộc sống,
sư hỗ trợ một phần của thành phô giúp hộ nghèo tạo chô ở thực sự có ý
n oh ĩa đối với hộ nshèo, được nhân dân, anh em họ hàng hưởng ứng
cao và nhiệt tình giúp đỡ. Ban chỉ đạo thực hiện nhà ở các quán, huyện
và các xã, phường đã chủ động đề ra biện pháp thực hiện có hiệu qua
chương trình của thành phố. Đăc biệt đã phát động được phong trào
tương thân tương ái và nhận dược sư hưởng ứng nhiệt tình của nhân
dân trong xã, phường và các ban ngành. Thông qua việc làm này, công
tác xã hội hoá về xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ người nghèo đã có
thêm những kinh nghiệm mới. Đó là khi các cấp quản lý, đăc biệt là có
chính sách đúng, hỗ trợ kịp thời yêu cầu bức xúc kết hợp với việc xã
hội hoá công lác xóa đói giảm nghèo và bằng nhiều hình thức giúp đỡ
các hộ nghèo đa dạng phong phú sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ
và tham gia tích cực.

Thông qua chủ trương, chính sách của thành phô đã động viên
khơi dậy được tình làng, nghla xóm, giúp cho người nghèo thav đổi
được nhận thức, xoá bỏ mặc cảm về đói nghèo để vươn lên.

Có được kết quả trên đây là do có chủ trương, quyết định đúng
đắn của Thành uỷ, Hội đồng Nhán dân, Ưỷ ban Nhân dán thành phố,
sự hướng dẫn của Bộ lao động thương binh và xã hội, sự tham mưu
giúp đỡ của các Sở, Ban, ngành, Hội, Đoàn thể, sự chỉ đạo tập ưung và
triển khai thực hiện có hiệu quả của cấp uỷ, Uỷ ban nhân dán các
quận, huyện, xã phường, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của nhân dán,
họ hàng đã góp phần thực hiện tốt chương trình xó đói giảm nehèo và
giải quyết nhà dột nát trên địa bàn thành phố trong vài năm qua.

Mặc dù số hộ nchèo ở thành phố không lớn nhưng việc giảm


được số hộ nghèo lại trở nên khó khăn hơn các địa phương khác. Vì số
hộ nghèo này có những neuyên nhân đặc biệt mà muốn họ vượt qua
được ngưỡng nghèo là vấn đề khá nan giải thêm vào đó số hộ xấp xỉ
mức nghèo và nhanh chóng trở nên nghèo cũng không phải là ít. Và
viêc vưc dâv nhữn° gia đình này càng trở nên khó khăn hơn. Chính vì
thế thành phố đã đưa ra một loạt các giải pháp.

2.3.2.1. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ túng


Đây là oiải pháp quan trọng nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo
sớm có khả năng vươn lên thoát nghèo. Năm 1999 ngán sách Thanh
3hố đã đầu tư 37.213 triệu đồng cho một số lĩnh vực cơ sở hạ tầnơ
Igoại thành như sau:

- Thuỷ lợi: 12.470 triệu đồng

- Giao thông liên huyện, liên xã: 16.394 triệu đồng

- Điện nông thôn: 3756 triệu đồng

- Chương trình nước sạchnông thôn: 3697 triệu đổng

- Trồng rừng (theo chương trình 5 triệu ha của Chính phủ):

896 triệu đồng

Năm 1999 ngân sách Trung ương đã đầu tư 1.500 triệu đồng
thực hiện dự án đường giao thông liên xã thuộc huyện Sóc Sơn và 79
triệu đồng hỗ trợ ổn định di dân theo dự án do Chi cục điều động Lao
động dân cư thành phố triển khai thực hiện.

2.32.2. Hỗ trợ vốn đ ể hộ nghèo vay phái triển sản xuất

Thâm canh lúa, hoa màu, chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, nuôi cá
lồng... và phát triển ngành nghề dịch vụ với tổng nguồn quỹ: 43.864
triệu đồng. Trong ba năm từ 1996 đến 1998 toàn thành phố có 41.854
lượt hộ nghèo được vay vốn để tăng gia, sản xuất và phát triển ngành
nghề. Năm 1999 các ban Ngành , Hội đoàn thể thành phố đã cho vay
17.989 lượt hộ vay với số tiền là 24.918 triệu đồng. Nguồn vốn vay
như sau:

. Quỹ hỗ ượ Nông dân và người nghèo do Hội Nông dân Thành


phố quản lý và cho vay với lãi xuất ưu đãi 0.3%/ tháng, thời hạn vay 1
năm, tổng quỹ năm 1999 là 18.485 triệu đồng bao gồm:

- Ngân sách thành phố: 14.450 triệu đồng, năm 1999 đã


cho 4322 hộ vay với số tiền là 6.395 triệu đồng, (mức vay bình quán
1,47 triệu đồng/hộ) sô dư nợ là 12.084 triệu đồng.

- Vốn huy động và vận động: 4035 triệu đồng cho 3483
hộ vay.

60
. Tổng quỹ Ngán hàng phục vụ người nghèo: 23.320 triệu đồng,
năm 1999 cho 7.470 hộ vay với sô tiền là 12.591 triệu đồng (mức vay
binh quân là 1,7 triệu đồng/hộ). Tổng dư nợ cho vay là 20.782 triệu
đồng.

• Quỹ tiết kiệm vì Phụ nữ nghèo do Hôị Phụ nữ Thành phô chỉ
đạo quản lý, cho vay tổng số 1.977 triệu đồng, năm 1999 đã cho 2714
hội viên nshèo vay.

. Quỳ “Ngân hàng bò” 82 triệu đồng của Tổ chức AFTLIA hiện
đã triển khai được 54 bò sinh sản giao cho 54 hộ vay.

Để sử dụng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo có hiệu quả, hàng
năm Ban điều hành quỹ hỗ trợ Nông dán và người nghèo, đã tổ chức
đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả cho vay, quản lý và sử dụng vốn vay
xoá đói eiảm nghèo của các quận, huyện.

Kết quả cho thấy: công tác quản lý và điều hành hoạt động quỹ
hỗ trợ nông dán và người nghèo năm *1999 có nhiều tiến bộ, 100% cơ
sở xã, phường đều mở sổ sách theo quy định. Số vốn do Ban điều hành
quỹ phán bổ về các Quận, huyện đều cho nông dân vay, không để tồn
vốn. Việc xét duyệt hồ sơ vay vốn của các hộ nông dân được tiến hành
công khai, dân chủ từ các chi tổ hội đảm bảo việc cho vay đúng đối
tượng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ.
Các hộ được vay sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy được hiệu
quả của ncuồn vốn.

Đối với quỹ của ngán hàng người nehèo, qua báo cáo kiểm tra
eiám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của Ngân hàng người
nc'heo cho thấy nhiều hộ nghèo được vay vốn đã nâng thu nhập bình
quân thán 2 từ mức 70.000 đổng /người/tháng lên mức 150.000 đồng/
n^ười/ tháns đặc biệt một số' hộ đã nâng lên mức 1 triệu đồng/ tháng.

2.3.2.3. Hướng dẫn cách làm ăn và chuyến giao cóng nghệ cho người
nghèo
Toàn Thành phố có 32% số hộ nghèo vì thiếu kinh nghiêm sàn
xuất kinh doanh và chi tiêu sinh hoat gia đình. Trong những năm qua

61
Thanh phố đã chỉ đạo các ban, ngành, hội đoàn thể, đặc biệt là Hội
Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Thanh phố và Trung tâm khuyến nông lập trung hướng dẫn chi tiết cụ
thể về cách thức chăn nuôi, trồng trọt cũng như cách tổ chức các hoạt
động dịch vụ, tổ chức lao động và chuyển giao công nghệ tiên tiến
trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời kết hợp chặt chẽ với hưỡng dẫn
quy trình sản xuất, kiến thức chi tiêu, tổ chức lao động và cung cấp
giống mới có năng suất cao.

Năm 1999 đã có trên 20.000 lượt người nghèo được hướng dẫn
cách làm ăn, so với ba nám 1996, 1997, 1998 chỉ có 30.902 lượt.
Trong đó Hội Nông dân Thành phố đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Trung tâm khuyến nông và các cơ quan nghiên
cứu trên địa bàn tập huấn về:

- Kỹ thuật chân nuôi bò sữa, lợn nạc, nuôi tôm càng xanh,
trồng lúa lai, ngổ lai, trồng hoa, cây cảnh cho 17.757 lượt hội viên.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng 19


mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt.

- Mở 16 lớp với 2.788 lượt hội viên trao đổi, toạ đàm về
cách sử dụng phân bón.
- Tổ chức tham quan mô hình chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, mô hình làm kinh tế giỏi ở Hà Tây, Ninh Bình, Hưng Yên, Nghệ
An...
- Thực hiện dự án “Huấn luyện Nông dán sản xuất rau an
toàn”
2.3.24. H ỗ irợ người nghèo vê' y tế và giáo due

Thứ nhất cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và tổ chức tốt việc
khám chữa bệnh đối với người nghèo:

Từ năm 1995 Thành uỷ và Ưỷ ban Nhán dán Thành phố đã có


chủ trươnc* cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho toàn bộ người nghèo.
Trong ba năm 1996, 1997, 1998 thành phố đã cấp 108.000 lượt thẻ bảo
hiểm y tế

cho người nghèo và các đối tượng cứu trợ xã hội. Thẻ bảo hiểm y tế
của người nghèo giống như thẻ bảo hiểm y tế của cán bộ công nhân
viên chức, vì vậy tránh được sự mặc cảm và phân biêt đối sử trong việc
khám chữa bệnh đối với người nghèo. Hàng năm thành phô dành trên
1,5 tỷ đồng để thanh toán bảo hiểm y tê cho người nghèo theo phương
thức thực thanh thực chi ở các cơ sở y tế. Thành phố đã chỉ đạo Sở Lao
động Thương binh Xã, Sở Y tế, Sở Tài chính và bảo hiểm Y tế thành
phố cấp thẻ bảo hiểm y tế T8 cho toàn bộ người nghèo và đối tượng
cứu trợ xã hội của Thành phố.

Đây là chủ trương đúng đắn của Thành phô đã được các Bộ, Ban
ngành các quận, huyện, xã phường và nhân dán đồng tình ủng hộ.
Năm 1998 - 1999 Thành phố đã cấp 47.862 thẻ bảo hiểm y tếký hiệu
T8 cho người nghèo và tổng kinh phí chi cho khám chữa bệnh là 1,6 tỷ
đồng. Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh miễn phí
cho 96.848 lượt người và điều trị nội trú cho 4.152 người nghèo. Ngoài
ra Sở Y tế còn ưu tiên đầu tư nâng cấp sửa chữa xây dựng mới một số
trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực và ưung tâm y tế
huyện với tổng kinh phí đầu tư 3.950 triệu đồng để phục vụ nhân dân
trên địa bàn, đặc biệt là vùng có số hộ nghèo lớn như huyện Sóc Sơn.
Cấp trang thiết bị, dụng cụ y tế cho 5 trung tám y tế huyện, 108 trạm y
tế xã thuộc 5 huyện ngoại thành và phòng khám Chèm Từ Liêm.

Theo Thông tư 05/TT/1999 ngày 29 tháng 1 năm 1999 của Liên


Bộ Tài chính, lao động Thương binh và Xã hội, Y tế quy định thì chỉ
có 30% người thuộc diện quá nghèo được mua thẻ bảo hiểm y tê với
mệnh giá 30.000đồng/ thẻ/ người/ năm. Để tiếp tục thực hiện giải pháp
chăm sóc sức khoẻ cho toàn bộ người nghèo, Uỷ ban Nhân đán Thành
phô đã có vãn bản đề nghị và đã được Liên bộ lao động thương binh xã
hội và Bộ Tài chính cho phép Thành phố Hà Nội tiếp tuc thực hiện
chương trình bảo hiểm y tế người nghèo như cơ chê hiện nay.

63
Thứ hai là miên giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng cơ bản
cho học sinh nghèo:

Để tạo điêu kiện cho học sinh thuộc hộ nghèo đến trường, ngav
từ năm học 1995 -1996 Thành phô đã có chủ trương miễn giảm học
phí và các khoản đóng góp xây dựng đôi với học sinh cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp, dạy nghề, học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo,
đồng thời các em được mượn sách giáo khoa trong tủ sách chung của
nhà trường.

Năm 1999 Sở Giáo dục và đào tạo vẫn tiếp tục chỉ đạo các
trường miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng cho 9.161
học sinh nghèo với tổng kinh phí ước tính 800 triệu đồng, sô học sinh
được hỗ trợ ngân sách giáo khoa vở viết là 364 em, có 262 em được tổ
chức giáo dục Việt Nam - Nhật Bản hỗ trợ 160 triệu đồng.

2.3.2.5. Tập trung hỗ irợ trực liếp cho các vùng trọng điểm nghèo đói
Trong toàn thành phố thì người nghèo vẫn tập trung đỏng nhất ở
khu vực ngoại thành, đặc biệt là huyện Sóc Sơn. Mặc dù đã có sán bay
Nội Bài, có khu công nghiệp nhưng vấn đề nghèo đói ở vùng này vẫn
cao nhất trong toàn thành phố. Bởi khu cồng nghiệp và sán bay chỉ thu
hút một số ít lao động chưa qua đào tạo còn lại là lao động đã qua đào
tạo và thực tế số lao động này chủ yếu ở các quận nội thành. Qua điều
tra của Sở Lao động Thương binh xã hội Hà Nội cho thấy toàn thành
phố có 381 hộ cực nghèo thì toàn bộ thuộc huyện Sóc Sơn. Vì vậy
thành phố đã có biện pháp hỗ trợ kinh phí tạo chỗ ở cho 381 hộ cực
nghèo: Trong những năm qua huyện Sóc Sơn đã có nhiều cố gắng tập
trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ chương trình xoá đói giảm nghèo trên
đia bàn huyện. Song do điều kiện đất đai khô cằn, nhất là một sô xã
vùng đồi gò và một số xã ven sông thường xuyên bị ngập lụt. Mặt khác
cơ sở hạ tầng thiết yếu như hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, điện
sinh hoạt... còn gặp nhiều khó khăn so với các quận huyện khác, số hộ
nghèo huyện Sóc Sơn vẫn chiêm 43% tổng sô hộ nghèo toàn Thành
phố.

64
Dưới sự chi đạo trực tiếp của Thường tnic Thành uỷ và Ưỷ ban
Nhân dân Thành phố, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã
chủ trì và phối hợp với Hội Nông dân, Sờ Tài chính Vật giá nhiều lần
đi kiểm ưa tình hình đời sống các hộ nghèo của huyện Sóc Sơn. Căn
cứ thực trạng đời sống các hộ nghèo, Sờ Lao động Thương binh và Xã
hội Hà Nội đã lâp tờ trình xin chủ trương của Thành uỷ, Hội đồng
Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân Thành phô có kê hoạch tập trung hỗ trợ
Sóc Sơn xoá đói giảm nghèo. Thường trực Thành uỷ đã ra nghị quyết
hỗ trợ huyện Sóc Sơn trong công tác giảm nghèo và Uỷ ban Nhân dân
Thành phô đã có kê hoạch sô 10/KH-ƯB về việc trợ giúp hộ nghèo của
huyện Sóc Sơn, tập trung vào hai giải pháp chính như sau:
- Hỗ trợ kinh phí tạo chỗ ở cho 381 hộ cực nghèo: Để giúp các
hộ cực nghèo của huyện ổn định cuộc sống, Uỷ Ban Nhân dân Thành
phố đã có quyết định số 2635/QĐ-ƯB ngày 3 tháng 7 năm 1998 trích
1,9 tỷ đồng hỗ trợ một phần kinh phí tạo chỗ ở cho 381 hộ cực nghèo,
mỗi hộ 5 triệu đồng, thời gian hoàn thành trong 02 năm 1998 và năm
1999.
Liên Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Tài chính Vât giá đã
có vãn bản hướng dẫn huyện Sóc Sơn thành lập Ban chỉ đạo thực hiện
chương trình nhà ở cho các hộ cực nghèo và đã chỉ đạo các thôn xóm
rà soát khả nâng từng hộ, lên kế hoạch chỉ đạo xây dựng. Đồng thời
chỉ đạo các thôn, xóm họp thông qua danh sách, kế hoạch tạo chỗ ở
cho các hộ cực nghèo để nhân dân tham gia ý kiến và tập trung giúp
đỡ.
Trong qúa ưình thực hiện các xã đã phát động phong trào toàn
dân tham gia ủng hộ gia đình khó khăn. Kết quả đã nhán được sự
hưởnơ ứng giúp đỡ nhiệt tình của anh em họ hàng, các đoàn thể nhân
dân ưong thôn xóm, đặc biệt là vai trò giúp đỡ hỗ trợ ngày cống của
các đoàn thể như Hội cưu chiên binh và Đoàn thanh niên.
Đối với những hộ quá khó khăn không trực tiếp đứng ra làm
được, Ban chỉ đạo thôn xóm đã trực tiếp phụ trách thi công và trong họ
cử ra một người đại diện đảm nhận, v ề vật tư nguyên liệu hầu hết các
xã đã đứng ta ký bảo lãnh mua vật tư nguyên liệu xây dưng cho các hộ
cực nghèo.

65
Phân kỉnh phí hô trợ của Thành phố, không trưc tiếp cấp cho các
hộ (đề phòng các hộ chi sang việc khác) Ban chỉ đạo xã cùng với thôn,
chủ hộ hoặc đại diện trong họ đến thanh toán trả nợ trực tiếp những
nơi gia đinh và Ban chỉ đạo xã thốn đến mua vật tư nguyên liêu xây
dựng. Những hộ tự đi mua được vật tư, nguyên vật liệu Ban chỉ đạo
xã, thôn cử người giám sát nêu đảm bảo chắc chắn mới cấp kinh phí
cho các hộ.
Trong 2 năm 1998, 1999 Ban chỉ đạo xoá nhà dột nát của huyện
Sóc Sơn và các xã đã tập trung chỉ đạo, hoàn thành 381 căn nhà dột nát
của 381 hộ cực nghèo trong huyện.
Qua kiểm tra cho thấy các công trình đã triển khai thi công đạt
vêu cầu về số lượng vượt tiến độ xây dựng và đảm bảo chất lượng theo
đúng quy trình của Thành phố, huyện đẫ đề ra. Nhiều hộ đã xây dựng
nhà ở với diện tích và quy mô rộng hơn thiết kế mẫu (trung bình 1 nhà
xây dựng từ 30 - 35m2). trị giá mỗi nhà từ 12 đến 20 triệu đồng, trong
đó ngân sách Thành phô' cấp 5 triệu đồng (chiếm 31%) số còn lại từ 7
đến 15 triệu đồng do họ hàng, anh em, bạn bè và các ban ngành, đoàn
thể giúp đỡ (chiếm 69%).
Ngoài ra thành phố còn phán công các Sở và đề nghị Hội, đoàn
thể đỡ đầu 17 xã thuộc huyện Sóc Sơn có số hộ nghèo lớn: Ngoài phần
ngân sách của thành phô' hỗ trợ xây dựng nhà hộ cực nghèo Thành phô'
đã eiao trách nhiệm cho các ban ngành có liên quan và phân công các
Sở. Ban, ngành, để nghị Hội, đoàn thể Thành phô' giúp đỡ trực tiếp 17
xã có số hộ nghèo lớn của huyện.
Đến nay chương trình hỗ trợ hộ nghèo và tạo chỗ ở cho hộ cực
n^hèo đã được các sở, ban, ngành, Hội đoàn thể thành phố và huyện
Sóc Sơn triển khai thực hiện đạt kết quả tốt.
Các ban ngành, đoàn thể đã giúp đỡ huyện Sóc Sơn thực hiện
chươn^ trình xoá đói giảm nghèo với nhiều hình thức như vận động,
quvên oóp tiền, quần áo, chăn màn, đồ dùng học tập... để hỗ ượ các
hô Trong năm 1998 - 1999 các ban. ngành, hội. đoàn thể đã hỗ ượ hộ
nơhèo của 17 xã, ước tính gần 1 tỷ đồng (kể cả tiền và hiện vật). Điển
hỉnh như sở Thương mại, Xây dưng. Giao thông công chính, Sở Du
lịch Công nghiệp, Bưu điện, Liên đoàn Lao động. Hội Liên hiệp Phu
nữ Thành phố...

66
Đặc biệt, năm 1999 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hổ Chí Minh
Thành phô đã vận động đoàn viên khối các trường Đại học và các cơ
quan đóng góp xây dựng Bưu điện xã Hồng Kỳ trị giá 140 triệu đồng,
đồng thời tổ chức nhiều hình thức giúp đỡ khác như: khám chữa bệnh,
dạy học, sửa chữa nhà dột nát... cho hộ nghèo của xã Hồng Kỳ.
Đặc biệt thành phô còn hỗ trợ vốn cho hộ nghèo của huyện Sóc
Sơn vay theo dự án “Ngân hàng bò”. Được sự giúp đỡ của tổ chức
AFELIA, thông qua Bộ Lao động thương binh và xã hội từ năm 1995
Tổ chức AFELIA đã ký kết với Sở Lao động thương binh và xã hội dự
án hỗ trợ hộ nghèo huyện Sóc Sơn vay vốn chăn nuôi bò sinh sản tại
huyện theo mô hình “ngân hàng bò”. Với sỏ tiền 92 triệu đồng huyện
Sóc Sơn đã triển khai mua 43 con bò giống sinh sản giao cho 43 hộ
chăn nuôi, đến nay số bò đã phát triển lên đến 54 con.
Từ kết quả của dự án nêu trên năm 1999 thành phố đã trích
ngân sách 300 triệu đồng để bổ sung cho huvện Sóc Sơn mở rộng dự
án. Thành phố đã ban hành quy chế sử dụng nguồn vốn chăn nuôi sinh
sản theo dự án “Ngân hàng bò” và hướng dẫn huyện Sóc Sơn tnển khai
thực hiện.
Đến nay huyện Sóc Sơn đã triển khai dự án nêu trên tại 7 xã và
đã giao 173 con bò giống sinh sản cho các hộ nghèo vay, tuổi của bò
bình quân từ 18 - 24 tháng tuổi, giá của 1 con bò giống từ 1,5 - 1,8
triệu đồng. Qua kiểm tra kết quả dự án cho thấy: số bò cho các hộ
nghèo vay đã giúp các hộ có ngay sức kéo phục vụ sản xuất vụ mùa,
vụ đông năm 1999,. ưong đó có 12 bò mẹ sinh được 12 bê con và 46
con chuẩn bị sắp sinh. Dự án hỗ trợ hộ nghèo rất phấn khởi, đàn bò
được chăm sóc khoẻ mạnh, phát triển tốt, khả năng sinh sản cao.
Đầu năm 1999 do hạn hán, khô hạn kéo dài đã ảnh hưởng lớn
đến đời sống các hộ của huvên Sóc Sơn nhất là hộ nghèo. Thành phô
đã tâp trung chỉ đao các ban, ngành kiểm tra thực trạng hộ thiêu ăn do
hạn hán và Uỷ ban Nhân dân Thành phố đã trích 500 triệu đồng ngán
sách để criúp (55 các hộ. Huvên Sóc Sơn đã triên khai tô chức mua gạo
kịp thời trợ cấp cho các hộ.
Với các giải pháp đồng bộ và tập trung hỗ ượ trực liếp cho các
hộ cực nghèo của các xã. đến nay theo báo cáo của Ban chi dao xoá

67
đoi giam ngheo cua huyẹn Soc Sơn cho thảy năm 1999 toàn huyên
giảm được 1.060 hộ nghèo với 4.603 nhân khẩu.

Số hộ nghèo còn lại cuối năm 1999 của huyện Sóc Sơn là: 4151
hộ với 18.079 nhân khẩu.

Giai quyêt trợ cấp kịp thời cho người tàn tát, trẻ mồ côi và đôi
tượng quá nghèo, mức trợ cấp hàng tháng là 12 kg gạo. Trong đó sô'
ngươi được hương trợ cấp thường xuyên là 3.275 người, người già cô
đơn là 1.677 người, người tàn tật là 1.314 người, trẻ mồ cỏi là 284
người.

BẢNG 10. TỔNG HỢP NGUỔN Lực XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 1999

Đơn vị: triệu đồng

NSTP NSTW Quốc té Huy động


1. Nguồn vốn vay XĐGN =
43.864 triệu
14.150 4.035
- Quỹ hỗ trợ nông dân PTSX
23.320
- Ngân hàng người nghèo
1.977
1
- Hội phụ nữ
300 82
-"Ngân hàng bò"
2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
- Dự án đường giao thông liên xã 1.579
+ kinh tế mới
3.Chi phí khám chữa bệnh cho 1.600
người nghèo
4. Kinh phí xây dựng sửa chừa nhà 1.180 1.240
dột nát I
5. Trợ cấp hạn hán các hộ nghèo 5001
của huvện Sóc Sơn
6. Hỗ trợ tỉnh Lai Châu 700

Tổng 18.430 24.899 82 7.252


----------------------------------------------------- —

[2,19]

2.3.3. N hững thành cóng và hạn ché chủ yếu

68
. . F S l i hư?ng™ điều hộ nShèo của Sờ Lao động Thương
bmh va Xa hội năm 1999, các quận, huyện đã rà soát, điều ưa kết quả
giảm nghèo như sau:
+ Toàn thành phố giảm được 3849 hộ nghèo với 13.510 nhân
khẩu, đạt 109% chỉ tieu.
Tuy nhiên trong năm 1999 do tình hình thời tiết khô hạn và do
một so nguyên nhân khác nên dã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sông
cua nhân dân vùng ngoại thành, đặc biệt huyện Sóc Sơn, vì vậy sô hộ
nghgèo phát sinh năm 1999 của toàn thành phô là 1230 hộ.
' + Tổng số hộ nghèo thời điểm tháng 12/1999 là 8.719 hộ với
33.315 nhân khẩu. So với tổng sô hộ toàn thành phô chiếm 1.3%
(8719/642.165) như vậy tỷ lệ hộ nghèo từ 1.9% (tháng 12 năm 1998)
sang tháng 12 năm 1999 giảm xuống còn 1.3%.
Hết năm 1999 toàn thành phố giảm được 3.849 hộ nghèo với
13.510 nhân khẩu nhưng lại phát sinh thêm 1.230 hộ mới.
BẢNG 11. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢM NGHÈO
Sỏ hộ Chỉ Số hộ Só hộ Sỏ hộ Dự kiến
Q uận-H uyện nghèo tiêu giảm phát nghèo giảm
1/1999 giảm 1999 sinh 12/1999 nghèo
1999 1999 nãm 2000
Sóc Sơn 4.807 1.000 1.060 404 4.151 900
Đông Anh 2.371 800 998 283 1.656 580
Gia Lâm 1.023 400 421 187 789 204
Thanh Trì 442 200 137 90 395 95
Từ Liêm 344 150 81 88 351 85
Tây Hồ 236 150 81 14 169 50
Ba Đình 609 300 381 54 282 55
Hoàn Kiếm 301 100 72 7 236 50
Hai Bà Trưng 475 150 175 57 1
357 82
i

Đống Đa 506 160 296 41 251 58


Thanh Xuân 133 40 92 4 45 14
Cầu Giấy 91 50 55 1 37 17

Tổng cộng 11.338 3.500 3.849 1.230 8.719 2.190

[23,18]

69
2.4. Một sô tôn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác
xoá đói giảm nghèo

Tuy số hộ nghèo cuối năm 1999 chỉ còn 8711 (chiếm 1,3% tổng
sô hộ toàn thanh phố) nhưng việc thực hiện giảm nghèo năm 2000 và
những năm tiếp theo gặp nhiều khó khăn do:

- Số hộ nghèo có người tàn tật, ốm đau quanh năm không có khả


năng lao động chiếm khá lớn. Để giảm bớt hộ nghèo này nếu áp dụng
biện pháp nêu trên cũng sẽ khó có khả năng thực hiện được.

- Mặt khác trên 60% số hộ nghèo không biết cách sản xuất kinh
doanh, kể cả việc chi tiêu trong gia đình nguyên nhân vì do hầu hết
các chủ hộ và các thành viên trong gia đình thường không được nhanh
nhẹn tinh khôn. Do đó một số hộ mặc dù được hướng dẫn cách thức
làm ăn, sử dụng vốn vay... nhưng việc thoát nghèo vẫn chưa hiệu quả.

- Vấn đề tạo việc làm tại chỗ cho người nghèo đặc biệt là ở nội
thành là giải pháp quan trọng nhất để giảm nghèo. Nhưng thực tế do
không có đất đai, địa điểm để trồng trọt, chăn nuôi và phát triển dịch
vụ tăng thu nhập nên việc giảm nghèo ở các quận nội thành gặp nhiều
khó khăn.

- Một số hộ sẵn sàng rơi xuống mức sống nghèo khổ là vẫn tổn
tại.
Mặc dù Hà Nội có nhiều lợi thế hơn so với các khu vực khác
ưong cả nước nhưng tình hình nghèo đói vẫn còn tồn tại và cần phải
được giải quyết. Trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm
nghèo về cơ bản đã thực hiện đúng chủ trương của thành phố và đã đat
được nhữm’ kết quả đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một vài khiếm
khuyết trong việc thực hiện các chính sách đổi khi còn máy móc,
không criải quyết kịp thời, thậm chí còn có những hiện tượng tiêu cưc
trone việc thực hiện đặc biệt là các khoản trợ cấp trong và ngoài nước
của các tổ chức và cá nhân.
Để ơiải quyết được vấn đề này tân goc So lao đọn^ Thươn^ t^inh
và Xã hội Hà Nội đã đưa ra một số kiến nghị như sau:

70
Thứ nhất là về cơ chế:

- Tãng cường chính sách kinh tế hỗ trợ thúc đẩy sự phát tnển
của hộ nghèo.

- Bổ sung chính sách trợ giúp trẻ em những gia đình nghèo hoặc
có người tàn tật ốm đau quanh năm không còn khả năng lao động, trợ
giúp cho đối tượng mức tối thiểu để đảm bảo thu nhập cho gia đinh đù
sống.

Thứ hai là một số kiến nghị cụ thể:


1. Trong tổng số hộ nghèo hiện nay có trên 30% sô hộ nghèo do
gia đình có người ốm đau tàn tật không có khả năng lao động, đôi
tượng trên dù thành phố có hỗ trợ vốn đến mấy cũng không thực hiện
xoá nghèo được, vì vậy đề nghị Chính phủ xem xét có chủ trương trợ
cấp xã hội cho gia đình có đối tượng tàn tật thuộc hộ nghèo.
2. Để giải quyết tận gốc việc xoá đói giảm nghèo của Huyện
Sóc Sơn về lâu dài đề nghị Trung ương có kế hoạch hỗ trợ thành phố
giải quyết nguồn nước tưới cho huyện. Đồng Ihời hỗ trợ huyện Sóc Sơn
phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội trên địa bàn, đặc biệt là đầu tư
chuyển dịch cơ cấu, kinh tế theo hướng tích cực. Tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng phát động mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới.
3. Mặt khác để giúp đỡ các hộ nghèo huyện Sóc Sơn có việc làm
sớm ổn định đời sống và tăng thu nhập đề nghị Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội tiếp tục đầu tư dự án “Ngân hàng bò” cho huyện để tổ
chức triển khai cho các hộ chân nuôi bò sinh sản.
4. Đề nghị Bộ lao động Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình
Chính phủ ban hành chuẩn nghèo thời kỳ 2000 - 2004 để một số thành
phố lớn có căn cứ triển khai thực hiện.
Mặc dù có những thành công nhất định ưong công tác xoá đói
giảm nghèo nhưng thủ đô Hà Nội vẫn gặp phải không ít khó khãn. \ ỚI
vị trí địa lý thuận tiện cho giao thông và phát triển kinh tế, được sư
quan tâm của chính phủ hơn các khu vực khác, cơ sở hạ tầng phát triển
Hà Nội đã có điều kiện cho việc thực hiện các chính sách cũng như
giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh nhưng ván chưa thực sư
được toàn diện và triệt để.

71
CHƯƠNG 3: MỘT s ố GIẢI PHÁP THÚC ĐAY c ô n g t á c
XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI

Giờ đây đói nghèo là một ưong những vấn đề xã hội mang tính
toàn cầu; nhưng việc chống đói nghèo xét đến cùng lại vẫn là sự
nghiệp của từng quốc gia và tuỳ bản chất chính trị của từng nhà nước
mà có đối sách riêng. Nhìn chung ở Việt Nam xoá đói giảm nghèo vừa
là mục tiêu thể hiện bản chất nhân đạo của chê độ xã hội, đồng thời nó
cũng là điều kiện để phát triển và vì phát triển. Mục tiêu của xoá đói
giảm nghèo khống phải chỉ dừng lại ở việc giải thoát nghèo khổ cho
người lao động mà điều quan trọng là xác định cho họ một thế đứng để
vươn lên làm giàu chính đáng. Chính sách không mang tính ban phát,
ban ơn mà còn tạo ra một hệ thống giải pháp, những điều kiện tiền đề
tác động đến mọi chiều của đời sống, làm cho người dân có nhiều "cơ
may" nhất bứt ra khỏi cảnh nghèo, tự mình phát triển. Mặc dù vậy ihực
hiện chương trình này ở mỗi địa phương, mỗi vùng lại hoàn toàn khác
nhau nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm, nguyên nhân của những
người nghèo ở địa phương đó.

Trong những năm qua cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý thành
phố Hà Nội đã tích cực phát triển kinh tế nhằm giảm hộ nghèo tăng hộ
giàu, khá và đã có những kết quả bước đầu.

Tuy nhiên chúng ta chưa có những giải pháp triệt để để hạn chế
nguyên nhân gây nên tình trạng nghèo, vì vậy vẫn còn tồn tại một số
hộ ơia đình nghèo trong thành phố.Từ những phân tích ở trên về điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, những nguyên nhân cũng như
một sô' việc làm mà thành phố đã thực hiên trong công tác này trẽn địa
bàn chúng tôi cũng xin đưa ra một vài giải pháp hy vọng có thể thúc
đẩy nhanh hơn công tác xoá đói giảm nghèo ở Hà Nội. Nhóm các giải
pháp được đưa ra ở đây có ba nhóm lớn trong đó nhóm đầu tiên phả)
kể đến là bốn yếu tố nguồn lực.

3.1. Giải pháp về các nguón lực


3.1.1. Giải pháp về Uio động

3.1.1.1. Đào tạo người nghèo

Điều ưa của nhiều cơ quan khác nhau đã chỉ rõ: khônơ có nơhề
không biêt cách làm ăn, là một trong những nguyên nhân quan trọnơ
hàng đầu gây ra nghèo đói. Phần lớn người nghèo ưình độ vãn hoá
thấp, không hoặc ít được đào tạo về nghề nghiệp, thiếu kiến thức kinh
doanh... Bởi vậy, đào tạo người nghèo, trước hết nên hướns vào các
nội dung:

Một là hướng dẫn cách làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi hợp lí.

Hai là đào tạo các nghề xã hội.

Ba là hướng dẫn làm kinh tế trong khuôn khổ doanh nghiệp gia
đình.

Bốn là hướng dẫn cách sơ chế sản phẩm, thăm dò, tiếp thị, tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường.

Năm là hướng dẫn cách hợp tác kinh tế giữa các hộ nghèo và
giữa các hộ nghèo với các hộ khá và giàu...

Để công tác đào tạo có kết quả, cần tìm kiếm sự hỗ ượ của các
chương trình xúc tiến việc làm, các trung tâm dạy nghề và đa dang hoá
các hình thức đào tạo: đào tạo tại các lớp và trung tâm dạv ngề; kèm
cặp; đặc biệt chú ý hình thức đào tạo tại chỗ (do các cơ sở đào tạo
ngành nghề sở tại hay các đội đào tạo lưu động tiến hành). Việc đào
tạo nói chung và đào tạo người nghòo nói riêng, nên theo hướng: thạo
một nghề và biết một sô' nghề xã hội khác, để luôn có cơ hội tìm được
việc làm.
Riêng ở Hà Nội do trình độ học vấn ờ mức chung là khá cao
cho nên viêc đào tao nghề cho người nghèo co thô nen thực hiẹn theo
cách hướn° dẫn trực tiêp tai chỏ cho từng hộ hoặc nhom họ, do cac to
chứ c chuyên ngành, h ộ i, h iê p h ộ i lô c h ứ c hướng d á n c h o th a n h M e n

của minh, hoặc các cá nhân có trình độ. có kinh nghiêm làm ăn hướng
dân trực tiep, cứ 5 hộ nghèo trở lên có 1 người ở thốn, xóm giúp đỡ
cách làm ăn, tập huấn kỹ thuật, phổ biến kinh nghiệm...

3.1.1.2. Giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm luôn là một vấn đề xã hội bức xúc của mọi
quốc gia. Đam bảo công ăn viêc làm cho người lao động, vừa là điều
kiện để thúc đẩy tăng trưởng, vừa là biện pháp để nâng cao thu nhập và
mức sống của nhân dân, góp phần giải quyết công bằng xã hội. Phát
triển các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu tạo nhiều chỗ
làm việc, tăng thu nhập, nâng mức sống cho người nghèo.

Sau đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện khá nhanh.
Các doanh nghiệp này do các tổ hợp - hợp tác xã cũ chuyển hoá thành;
một phần do các tiểu chủ mới thành lập. Các doanh nghiệp tư nhân
này, ngoài việc bảo đảm việc làm cho gia đình, cho họ hàng, còn thu
hút thêm một số đáng kể người lao động bên ngoài, nhất là người
nghèo. Bên cạnh đó, khu vực không kết cấu là khu vực hoạt động kinh
tế của người nghèo cũng được dịp phát triển. Với đặc trưng ít vốn,
trang thiết bị và cơ sở hạ tầng yếu kém, mặt bằng hoạt động chật hẹp,
khu vực này vừa qua vẫn thu hút khoảng 30 - 50% lao động đô thị và
10 - 20% lao động nông thôn. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và khu
vực không kết cấu sẽ tạo việc làm và tăng thu nhập cho đông đảơ
người nghèo.
Cùng với sự chủ động tìm việc làm cho người lao động và khả
nãnơ tự điều tiết việc làm của cơ chế thị trường. Thành phố' cần phối
hợp với các cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp xúc tiến giải quyết việc
làm bằnơ nhiều hình thức như: khuyến khích, mở rộng các hình thức
thu hút lao động dư thừa nhàn rỗi ở nông thôn, khôi phục các ngành
nơhề truyền thống, cho phép hình thành các tô chưc kinh doanh dich
vu nôn 5 nghiệp, các trang trại và các hình thức khác.

Cụ thể để khôi phục và phái triển n g h i cổ truxén. Thành phố


cần có một số việc làm để khuyên khích như:

74
Tạo mọi điêu kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, hộ gia đình
lam nghê cỏ truyên như cho vay vón với lãi suất thấp; xél miễn hoặc
giam thuê khi sản xuất các mặt hàng, mẫu mã mới ưong thời gian đầu;
giam đến mức tối đa các lệ phí; cho mượn hoặc thuê mặt bằne để sản
xuất; đặc biệt là chuyển giao công nghệ tinh xảo để nâng cao chất
lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, tìm kiếm thị trường tiêu
thụ.

Tổ chức lại các cơ sở làm nghề cổ truyền nhằm mục đích tạo
việc làm cho người lao động nghèo, nâng cao thu nhập cho họ bằng
cách phát triển các Hội. Hiệp hội theo các ngành nghề truyền thông để
giúp đỡ nhau về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ.

Đối với khu vực thành thị, Thành phố có thể tạo điều kiên cho
các hộ nghèo nhận gia công các mặt hàng để có thu nhập. Sau khi đã
tích luỹ được một số vốn giúp họ biết tổ chức sản xuất kinh doanh để
tăng thêm thu nhập.Tuy nhicn để từnc bước phát triển ihì Thành phó
trước hết cần phát triển các cơ sở dịch vu nhán hàng gia cống sau đó
giao cho các hộ gia đình.

Đối với khu vực nống ihỏn cần phải tập trung giải quyết việc
làm sẽ góp phần quan trọng giảm sức ép về việc làm ở thành thị. Đế
giải quyết việc làm cho lao độns ở nông thón nên thay đổi và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướns giảm dần
số hộ thuần nông, giải phóns đất đai. đa dạng hoá nghành nghề, đặc
biệt là phát triển manh mẽ việc làm phi nồng nghiệp, xí nghiệp nhỏ ở
nông thôn.
Bên cạnh đó Thành phố vẫn phải tăng cường hơn nữa quyền tư
chủ của người nồng dân trên đồng ruộng, phát triền và đa dạng hoa cac
ngành nghể.
Với viêc xác đinh hộ ciâ đình là đơn VỊ kinh té tự chu, họ co
quyền tự chủ toàn vẹn trong sử dụng ruộng đát và sản xuái. ngươi nông
dân sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang cách làm ãn mới: kết hợp phương
thức sản xuất truyền thống với phương thức sản xuất hiện đai trẽn qu\
mô nho, thích hợp cho một hộ gia đình, hoặc một số hộ gia đình lự
nguyện vcfl nhau. Hô trợ cho quyền tự chủ hoàn toàn của người
dân, can khuyen khích tạo điêu kiên mở rộng, đa dang hoá ngành
nghê: phat tnên các hộ chuyên ngành, chuyên nghề, các hộ kinh doanh
tông hợp. Nhà nước khuyến khích các hoạt động kinh tế phi kết cấu ờ
nông thôn, đê giải quyết tình trang thiếu việc làm, hoặc có việc làm
nhưng thu nhập thấp, góp phần giảm mức độ và tỷ lệ nghèo đói ở nông
thôn.

Đặc biệt thành phô cần có chính sách giải quyết việc làm cho
đối tượng tộ nạn xã hội đã hoàn lương. Giải quyết được việc làm cho
đối tượng này là giải quyết căn nguyên, gốc rễ của tệ nạn xã hội. Tạo
cho đối tượng này một sô ngành, nghề phù hợp như dột, may mặc cho
phụ nữ, gia công lắp ráp điện tử cho nam... Dành cho đối tượng vay
vốn với lãi suất nâng đỡ, đào tạo nghề miễn phí và tổ chức việc làm
cho họ trước hết là ở xã, phường.

3.1.2. Giải pháp về vốn

3.1.2.1. Tiếp tục hố trợ vốn cho người nghèo

Ở nước ta đang dần dần hình thành các thị trườnơ vốn khu vực
và thị trường vốn thống nhất cả nước để hỗ trợ cho việc thành lập và
mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Người nghèo
cũng được hưởng kết quả hoạt động của các thị trường này. Tuy nhiên,
trước mắt, họ cần được hỗ ượ vốn trực tiếp của nhà nước, của các tổ
chức quốc tế, phi chính phủ, của cộng đồng, thống qua việc phát triển
và đa dạng hoá các hình thức tín dụng ở đô thị và đặc biệt ở nông thốn
- nơi n^ười nghèo thường phải vay nặng lãi, phải bán rẻ lúa non để
sống qua n^ày, Do vậy, nhà nước nói chung và thành phố nói riêng cẩn
phát huy hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng tín dụng hỗ trơ
người nghèo, bao gồm các ngân hang nong nghiẹp, ngan hang co
phần hợp tác xã tín dụng và các hình thức chung vỏn của các nhóm
nôn« dãn trong cộng đồng... Các tổ chức tín dụng với hình thức đa
dạn° này sẽ tao thành một mạng lưới vừa có lính hỗ Irợ. vừa như càu
nối hệ thống ngân hàng, tín dụng cùa nhà nước ờ trung uong và các dĩa

76
phương, của các tổ chức quốc tế... với người nghèo. Hê thống tín dụng
cho người nghèo này sẽ góp phần loại trừ nạn cho vay nặng lãi, và
quan ưọng hơn, giúp người nghèo có vốn để sản xuất và kinh doanh, tự
vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói.

Thực tế cho thấy, không phải người nghèo nào cũng muốn vay
vốn để sản xuất kinh doanh. Vì thế, phải cho họ biết nên làm gì, hướng
dẫn họ cách làm, rồi mới cho họ vay với thủ tục nhanh chóng, giản
tiện, nhưng minh bạch. Sau nữa, cần tính tới việc hạ lãi suất cho vay,
có thể cho vay không lấy lãi, thậm chí miễn lãi suất cho những hộ
nông dân nghèo nào dùng vốn vay đúng mục đích hoặc trả nợ đúng
hạn. Cần đa dạng hoá các hình thức thế chấp: tín chấp, bảo lãnh, cộng
đồng trách nhiệm, vay hộ... với sự hỗ trợ của hợp tác xã tín dụng, các
nhóm chung vốn, các hội quần chúng như hội phụ nữ, hội nông dân,
hội cựu chiến binh...Cụ thể ở thành phô' Hà nội cần ihực hiện một sô'
các việc làm cụ thể:

Về nguồn vốn: Lấy từ quỹ xoá đói giảm nghèo ở Trung ương
đến xã (phường), quỹ hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể, tổ chức hội,
hiệp hội, sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của nhân dân tự tổ chức
giúp đỡ lẫn nhau.

v ể quản lv và vân hành vốn:

- Thành lập quỹ trợ giúp người nghèo ở 3 cấp:

+ Ở thành phố: từ ngân sách thành phố, từ các tổ chức kinh tế xã


hội các đoàn thể, các tổ chức quốc tế và từ quỹ xoá đói giảm nghèo
của Trung ương hỗ ượ.

+ ở huyện quận: từ ngân sách huyện, quận từ thành phô' chuyển


về từ các tổ chức quốc tế, từ các hội, hiệp hội. cá nhân từ thiện... trợ
giúp.
+ ở xã phườna: từ ngân sách xã. phường, từ huyên quán chuyển
về từ các đoàn thể, hội. hiệp hội và cá nhân từ thiện, các cơ quan đoan
thể đóng trên địa bàn đóng góp.

77
- Quản lý vốn:

+ Vốn của dân: ban điều hành trợ giúp người nghèo từng cấp
quản lý, hoặc các cơ quan, đoàn thể, nhóm tự nguyện của dân tự quản
lý.
+ Vốn do ngân sách địa phương và phần vốn cấp trên chuyển về
do Ban điều hành trợ giúp người nghèo phát triển kinh tế địa phương
quản lý.

- Vận hành vốn:

+ Vốn của dân: do các cơ quan , đoàn thể, nhóm tự nguyện của
dân trực tiếp cho hộ nghèo vay theo kế hoạch của Ban điều hành trợ
giúp người nghèo phát tiển kinh tế xác định.

+ Vốn do ngân hàng Trung ương và thành phố chuyển về do


Kho bạc Nhà nước thực hiện:

. Trợ giúp vốn cho một nhóm hộ nghèo cùng “Nuôi 1 loại con,
trồng một loại cây” hoặc làm nghề thủ công.

. Cho từng hộ vay theo quyết định của Trưởng ban trợ giúp
người nghèo phát triển kinh tế xã, phường.

. Cho các tổ chức đoàn thể vay để phân bổ trực tiếp tới hội viên
của mình theo quyết định của Trưởng ban trợ giúp người nghèo xã,
phường.

- Mức vay và lãi xuất:

+ Về mức vay: bình quân một hộ nghèo vay 1 lần là 500.000


đồng mức vay này dựa theo kế hoạch xoá đói giảm nghèo của Thành
phô' đã đưa ra cho thời kỳ 1994 - 2000, chu kỳ vay bình quán 1 năm và
được vay liên tục 3 chu kỳ. Nếu sau 3 chu kỳ vay chưa vượt qua
ngưỡng nghèo thì được vay tiếp.
+ Về lãi xuất: vay theo lãi suất ngân hàng, khi trả đủ và đúng kỳ
hạn nhữnc’ hộ thuộc diện chính sách và các hộ nghèo đặc biệt được
hưởng lãi xuất ưu đãi.
Thu tục cho vay: trước tiên phải được trường ban chỉ đao trợ
giúp người nghèo phát triển kinh tế xã (phường) chứng nhận là hộ
ngheo. Trong đơn vay tiên của hộ nghèo phải ghi rõ vay bao nhiêu đê
lam gì thời gian trả, cách trả, đơn có đủ 3 chữ ký của người vay người
giúp đỡ trực tiếp, Trưởng ban trợ giúp người nghèo phát triển kinh tê ờ
xã, phường.

3.1.2.2. Chính sách đầu tư

Đầu tư là một trong những giải pháp căn bản nhất để nâng cao
đời sống cộng đồng. Chính vì thê chính sách đầu tư cần phải toàn diện
mới có thể đạt được mục tiêu. Đối với Hà Nội đầu tư vào cơ sờ hạ tầne
cho các xã nghèo ở ngoại thành cần chú trọng tới các vấn đề như điện,
đường ô tô tới xã, thôn, trường học, bệnh viện, chợ, nước sạch nhưng
không có nghĩa là không xét tới các vấn đề này ở nội thành. Đặc biệt
thành phố có thể trang bị thêm một sô máy móc thiết bị nông nghiệp
dùng cho các hộ nghèo sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh việc đầu tư từ
ngân sách địa phương, cần chú ý kêu gọi các dự án nước ngoài, của
các tổ chức phi chính phủ, các chính phủ, các đoàn thể từ thiện...trong
việc hỗ trợ vốn và trang thiết bị.

3.1.3. Giải pháp vé đất đai

3.1.3.1. Cấp đất và bảo vệ quyển sử dụng ruộng đất lảu dài cho người
nghèo

Đối với người lao động, tư liệu sản xuất là phương tiện quan
trọng nhất để tự tạo việc làm, tìm kiếm thu nhập, nâng cao mức sống
của mình và gia đình. Khác với nhiều nước đang phát triển, ở nước ta
hầu hết nông dân đã có ruộng để sản xuất. Chỉ còn khoảng từ 2% đến
5% sô nông dân là chưa có ruộng đất, họ phải đi làm thuê và phán lớn
rơi vào cảnh nghèo đói. Trong phần lớn các hợp tác xã san xuát nong
nơhiêp ở miền Bắc và miền Trung thời gian qua có tư 20 đen 40 76 so
hộ nghèo bị thu hồi bớt (chừng 40%) số ruộng do không trả đươc nơ
hoặc do không hoàn thành nghĩa vụ nộp sản phám cho hợp tac xa. Ít
ruộng canh tác hơn, các hộ này đã nghèo càng nghèo, va mát dán h\
vọng vươn lên. Cân có biện pháp điều chỉnh phần ruộng bị thu hồi để
cac họ ngheo co thêm ruộng dất canh lác. Đối với sỏ hộ nghèo thật sư
không co kha năng tra nợ, cần có biện pháp hoãn nợ, thậm chí xoá nợ.

Hiện nay, nhiều hộ làm ăn giỏi muốn có thêm ruộng đất để kinh
doanh. Đó là điêu lành mạnh, đáng khuyên khích. Tuy nhiên, do
những rủi ro khó tránh khỏi trong sản xuất, các hộ nghèo rất có thể
lâm vào tinh trạng phải “bán” bớt hoặc “bán” hết quyền sử dụng ruộng
dất vốn có. Vì vậy, để bảo vệ người nghèo, phải bảo vệ quyền sử dụng
lâu dài ruộng đất là phương tiện gần như duy nhất để họ có thể kiếm
sống ở nông thôn. Đối với mỗi hộ, bên cạnh quy định về mức tích tụ
ruộng dất tối đa, cần có quy định về mức chuyển nhượng ruộim đất tôi
đa và thời gian tối đa phải trả lại ruộng đất cho người sử dụng cũ. Đôi
với việc dùng ruộng đất để thế chấp (nếu có), cũng cần có những quy
định tương tự. Để có thể thực hiện được vấn đề này nhà nước cần quy
định rõ đối với đất nông nghiệp sau một thời gian bao nhiêu láu sau
khi nhượng bán thì ruộng đất đó lại thuộc về chủ cũ để họ có kế sinh
nhai. Cơ chế thị trường xuất hiện và kéo theo nó là kinh tế trang trại
hình thành. Tuy nhiên để đảm bảo đất cho người nghèo và phát triển
kinh tế trang trại ta phải đặt chúng trong chiến lược giải quyết vấn đề
xoá đói giảm nghèo chung của Thành phố.

3.1.3.2. Kết hợp chặt chẽ việc cấp đất, vốn và phương tiện làm việc

Số hộ thuộc diện chính sách khá đống và có tỷ lệ đói nghèo cao


hơn mức trung bình của cộng đồng. Xoá hản đói và giảm hản nghèo
trong các hộ chính sách là một nghĩa vụ, và là nguyện vọng của nhà
nước và toàn dân ta không riêng gì Hà Nội. Muốn vậy, cùng VỚI việc
tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ trực tiếp tham gia sản xuất kinh
doanh, cần có sự trợ cấp thường xuyên và đột xuất. Cần có các chính
sách như: cấp đất tốt, đủ mức. ở những nơi thuận tiện canh tác; xây
nhà tình nahĩa £ần rnăt đường, co lợi the kinh doanh; cap \on; ho trợ
kỹ thuât và côn° nghê mới; hướng dan cach lam an; khu\cn khích mọi
người mọi cấp giúp đỡ các hộ chính sách Irong sản xuất kinh doanh và
trong đời sống thường ngày.

80
3.1.4. Giải pháp về công nghệ

3.1.4.1. Giúp dán tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ

Ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ diễn ra
hết sức nhanh chóng. Có nhiều loại sản phẩm chỉ sau một ngàv đêm đã
mất gần hết giá trị. Do đó có thể thấy vai trò của công nghệ đôi với đời
sống hiện tại chiếm một vị trí chủ chốt. Xuất phát từ tầm quan trong
của nó mà ta càng thấy rõ việc giúp người nghèo tiếp cận với khoa học
kỹ thật và công nghệ mới là một việc làm cần thiết. Đối với thành phố
Hà Nội việc này không quá khó tuy nhiên làm được cũng không đơn
giản. Người nghèo ở Hà Nội cũng có những nguvẻn nhân giống ở các
địa phương khác cho nên việc giúp họ không thể trồng chờ vào phương
tiện thông tin đại chúng mà cần có cách làm riêng. Có thể chính những
người dân ưong cộng đồng là những người tuyên ưuyền viên hiệu quả
nhất qua kết quả làm việc của họ với những tiến bộ công nghệ mới.
Tuy nhiên chính quyền địa phương cũng cần có giải pháp hỗ trợ như
thành lập đội tuyên ưuyền để trao đổi kiến thức giúp người nghèo nắm
bắt thông tin, kỹ thuật và đặc biệt phải tạo được cho họ niềm tin bời
nếu thất bại thì khả năng vực dậy những hộ này chỉ còn trỏng chờ vào
trợ cấp là chính.

3.1.4.2. H ỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người nghèo

Các cuộc điều tra cho thấy: phần lớn người nghèo thiếu kiến
thức, kinh nghiệm làm ăn và hầu như khống có vốn liếng; mặt khác, có
rất ít tư liệu và công cu sản xuất, kể cả các dụng cụ thủ công thô sơ rẻ
tiền. Bởi vậy, bên cạnh việc hướng dẫn cho người nghèo cách thức và
kinh nghiệm làm ăn, Thành phố còn cần hỗ ượ kỹ thuật và chuyển
ơiao công nghệ cho họ. Tất nhiên, cách hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao
công nghệ cho người nghèo không thể giống như cho người khá giả và
ncmời <nàu. N^ười nghèo hạn chế về vốn và khả năng sử dung, sửa
chữa và bảo quản công cụ sản xuất, nên giúp họ lúc đầu cần chú ý các
kỹ thuật nhỏ. rẻ tiền mà vẫn có khả năng tăng năng suất và giảm
cường độ lao động, các công nghệ cần ít vỏn. sử dung nguyên vát liệu,

81
thức ăn de kiêm ỏ địa phương... Khi họ làm ãn khá hơn, mới giúp họ
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến hơn.

3.2. Giải pháp về các chính sách vĩ mỏ

3.2.1. Chính sách phán phối thu nhập

Một trong những thước đo quan trọng nhất để xác định ranh giới
giàu nghèo là mức thu nhập. Chính vì thế chính sách phân phối thu
nhập cần phát huy tác dụng hơn nữa trong việc phán hoá giàu nghèo.
Đối với người nghèo việc có một mức thu nhập đủ để trang trải những
nhu cầu tối thiểu về sinh hoạt là thoả mãn nhưng đối với những người
có thu nhập cao thì họ quan tâm tới chất lượng của các món hàng hoá
mà họ có nhu cầu. Điều này đặc biệt quan ưọng ở Hà Nội - nơi có
trình độ phát triển kinh tế văn hoá khá cao so với các địa phương khác.
Cho nên việc đánh thuế luỹ tiến đối với thu nhập là cần thiết và là một
trong những giải pháp có thể hạn chế sự phân hoá giàu nghèo. Đánh
thuế luỹ tiến đối với thu nhập của cá nhân và các đơn vị kinh doanh
không có nghĩa là kéo bớt những người có thu nhập cao xuống mà
chính là do việc đánh thuế như vậy sẽ kích thích họ tạo động lực kiếm
ra nhiều thu nhập hơn để thoả mãn nhu cầu bản thân và gia đình, tạo ra
sự phát triển kinh tế xã hội. Còn đối với người nghèo thì việc đánh
thuế này làm cho khoảng cách sẽ được rút ngắn lại và họ sẽ thoả mãn
được nhiều nhu cầu hơn. Ngoài ra Thành phố cũng có thể hỗ trợ để
phát triển các khu công nghiệp ở hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn để
thu hút lao động giải quvết vấn để việc làm và thu nhập của họ.

3.2.2. Chính sách phát triển vùng


Chính sách này có thể áp dụng cho những vùng có thế manh
riêng. Đối với những vùng đó, do có nét đặc trưng riêng Thành phố
cần hỗ trợ với chính quyển địa phương tạo điều kiện cho tiềm năng của
vùng được phát triển thông qua một số việc làm như miễn giảm thuế,
bảo hộ độc quyền. Ví du như vùng Quảng Bá chỉ chuyên ưổng cây
cảnh thì Thành phố cẩn có chú chương để vùng có thể phái huy th í
mạnh của mình trên cơ sờ có sư cạnh Iranh với một số vùng khác mới

s:
bắt tay vào việc đầu tư cho cây cảnh, hay đồ gốm sứ Bát Tràng cũng
cân có một sô V1ỘC lam cụ thê để giúp họ yên tám sản xuất và đảm bảo
cuộc sông..., đặc biệt cân hô trợ cho hai huyên trọng điểm nghèo để có
sự phát tnên bên vững. Cũng cần phải nói thêm rằng, cạnh ưanh mới
chứng to kha năng tôn tại hay bi đào thải nhưng trong điều kiên nhất
định thì cạnh tranh lại làm cho sư suy thoái diễn ra nhanh hơn.

3.3. Các giải pháp khác

3.3.1. Giúp người nghèo tham gia tích cực vào chương trinh dán số
và k ế hoạch hoá gia đình

Một quy luật phổ biến là: ở đâu tỷ lệ người nghèo cao hơn thì ở
đó mức sinh sản cao hơn. Và không như ở gia đình giàu, ở gia đình
nghèo mà đống con thì mức độ nghèo càng gay gắt. Trước đâv,
chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình ở ta đặt trọng tám vào
những nơi mật độ dân số cao, như các thành phố, vùng đồng bằng, ven
biển; nay cần đặt thêm trọng tâm vào những người nghèo (chiếm 1/3
dân số), những người ít có phương tiện nghe nhìn, báo chí và rất khó
khăn về tiền bạc. Những người này đã “quen” cảnh khổ từ lãu, và do
đó, quan niệm “ười sinh voi, ười sinh cỏ” bám chắc vào suy nghi của
họ. Việc đưa chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình đến với
người nghèo và làm cho họ có thể tham gia và tích cực tham gia, là
một giải pháp không kém phần quan trọng. Nó có thể làm dịu bớt hay
ít nhất cũng không làm gay gắt thêm cảnh nghèo khó. Giải quyết vấn
đề này có nhiều việc cần làm, như hỗ trợ người nghèo dưới mọi hình
thức để họ có thể nắm được những hiểu biết về dán số và kế hoạch hoá
gia đình; có được các phương tiện, dụng cụ ưánh thai và các dịch vụ y
tế thuốc men cần thiết nhưng kết quả vẫn không như mong muốn. Vì
vậy để đạt được mục tiêu, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình
khôn^ nên chỉ tâp trung vào các tác dộng trực tiep ihong qua cac biẹn
pháp kỹ thuật y tế đơn thuần, mà cần chú trọng hơn đốn các giải pháp
có tính chất căn bản. Mặc dù Hà Nội có tỷ lệ tăng dán số không cao so
với cả nước (dưới 1%/nãm) nhưng đội ngũ cán bõ làm công tác ké
hoạch hoá gia đình cần chú trọng vào các xã ngoai thành là nơi vẫn

83
còn tôn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ và thiếu kiến thức về giáo dục
sức khoẻ sinh sản.

Các giải pháp vê kinh tế. Để giảm tỷ lệ tăng dán số, phải tìm
cách tăng chi phí cơ hội lên. Điều đó sẽ thực hiện được nếu ưong các
chính sách xã hội, chúng ta ưu tiên giải quyết việc làm. tạo cơ hội có
việc lam, đặc biệt là việc làm có thu nhập khá, cao cho phụ nữ, nâng
địa vị của người phụ nữ lên và đây có lẽ là giải pháp hữu hiệu nhất.
Mặt khác, việc tăng cường các hoạt động đầu tư công cộng, phúc lợi
xã hội và chăm sóc xã hội cho người già cũng là một giải pháp quan
ưọng để giải toả gánh nặng về tám lý cho những người ít con, không
có con khi họ về già.

Các giải pháp vé xã hội. Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ tăng
dán số, cần thiết phải nâng cao trình độ giáo dục và mức sống vật chất
cho người dân; xây dựng nếp sống văn minh, tuyên truyền để đi đến
xoá bỏ các tư tưởng lạc hâu, trọng nam khinh nữ và các tư tưởng phong
kiến lỗi thời khác.

Kèm theo các giải pháp vẻ' kinh lế, chính trị, xã hội, cần thưc
hiện nghiêm túc các giải pháp hành chính, các nội quy, quy chế về tuổi
sinh đẻ, về khoảng cách giữa các lần sinh đẻ; có các hình thức khuyến
khích, khen thưởng, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời các hiện
tượno vi phạm quy chế của chương trình dân số và kế hoạch hoá gia
đình.

3.3.2. Chính sách cứu trợ xã hội

Cứu trợ xã hội là một việc làm cần thiết cho mọi đối tượng
khònp riêno n^ười nghèo. Tuy nhiên trong luán văn này chúng tôi chỉ
đưa ra ba loại giải pháp cho chính sách cứu trợ xã hôi.

3.3.2.1. Chính sách trợ giúp đào tạo


Quỹ trợ giúp người nghco xã. phường của Thành phô' chi trà
Ihav các hộ nohèo các khoản: học phí lớp đào tạo ngắn ngày, tài liệu
hướng dán làm ăn, chi phi việc khảo sát ihưc tế để học táp trao đổi
cách là m ăn, hướng dẫn tham gia các loai hình khuyển nóng - lâm -

S4
ngư (cho người nghèo ỏ nông thôn) hoặc học hỏi các mô hình "gia
đình xoá đói giảm nghèo thành đạt".

3.3.2.2. Chính sách trợ giúp về y tế và giáo dục

Hâu như sô học sinh con nhà nghèo đến trường giảm đi nhiều
qua các bậc học ở mọi nơi không riêng gì Hà Nội. Tỷ lệ học sinh ở các
gia đinh khá giả mới có đủ khả năng để theo học ở các cấp học cao
hơn. Thậm chí tới bậc trung học cơ sở con sô các học sinh con nhà
nghèo đã giảm đi đáng kể, còn tới bâc phổ thông trung học và các bậc
học cao hơn thì hầu như không có con nhà nghèo. Phần đông dân cư
nghèo không có khả năng tiếp cận với những loại trường này là một
thực tế đáng chú ý và có nghĩa rằng không chỉ là một sự thiếu cơ hội
đối với trẻ em thống minh, sáng dạ nhưng nhà nghèo mà còn là sự lãng
phí tài năng quốc gia. Chính vì thê mà thành phố cần có biện pháp hỗ
trợ cho những gia đình thuộc đối tượng này. Chẳng hạn thành phố
hoặc các quỹ trợ giúp người nghèo chi trả thay cho các hộ gia đình này
học phí và các khoản đóng góp cho con đi học ở trường phổ thống: hộ
nghèo đặc biệt 100%, hộ chính sách 100%, hộ nghèo 50%.

Trong lĩnh vực y tế thành phố cũng cần có sự ượ giúp tích cực
đối với những gia đình nghèo. Hầu như ở các bệnh viện ở các tuyến
được người khá giả sử dụng nhiều hơn, trong khi các trạm y tế xã,
phường thì người nghèo cũng ít tiếp cận, họ dường như thiên về tự
điều trị hơn là đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế chính thức.

Một khía cạnh khác của vấn đề là những dịch vụ được sử dụng.
Nhóm những người có thu nhập cao nhất chỉ sử dụng các trạm y tế rất
ít thậm chí có những quận, huyện hâù như không có bởi đã xuất hiện
hình thức bác sỹ gia đình. Và cũng chính nhóm này sử dung dịch vụ
nơoại trú và nội trú của bệnh viện cũng nhiều hơn nhóm ngươi nghèo
crấp nhiều lần. Hơn nữa một thực tế là tai các ưạm y tế thì hầu như các
tranơ thiết bị đã quá cũ, thiếu lại cộng vào đó là trình độ của cán bộ y
tế khôn0 được tốt bằng ở các bệnh viện cho nên việc khám chữa bệnh
cho n ơười n^hèo cũng còn nhiều khó khàn. Nếu như thành phố đã cấp
thẻ bào hiểm y tế cho người nghèo thì khi họ măc nhưng benh nan giai

85
cũng không có tiên chạy chữa vì các bệnh viện chỉ giải quvết trong
mức bảo hiểm.

Do vậy, mục tiêu cơ bản là tăng cường các dịch vu y tê cho


người nghèo là ưu tiên phán phối các nguồn lưc công cộng cho những
chương trinh y tế mà người nghèo có khả năng sử dụng nhiều hơn và
phải tạo điều kiện để người nghèo sử dụng được một phần lớn các
chương trinh y tế được trợ cấp. Trong điều kiện hiện nay, việc tăng sự
tiếp cận của người nghèo với các chương trình chăm sóc sức khoẻ cần
thiết phụ thuộc vào việc giải quyết các vấn đề sau:

- Giảm cản trở đối với việc sử dụng các dịch vụ y tế.

- Giảm các chi phí về dịch vụ và thuốc chữa bệnh.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người đã tiếp cận
được với dịch vụ y tế.

Cụ thể ngoài việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hộ


chính sách thành phố cần có chủ trương hỗ trợ thêm kinh phí để nâng
cao chất lượng của các trạm y tế và khi cần các quỹ trợ cấp xã, phường
có thể chi trả toàn bộ chi phí điều trị cho người nghèo.

3.3.23. Chính sách ưu đãi khác

Hộ đói nghèo được miễn giảm các khoản đóng góp xã hội do
địa phương quy định bằng tiền, bằng hiện vật, để xây dựng cơ sở sản
xuất, dịch vụ, được miễn, giảm các khoản thuế, phí và lệ phí như thuế
nông nghiệp, thuế môn bài, thuế thu nhập (đối với những hộ có kinh
doanh). Ngoài ra các hộ nghèo được trợ giúp của chương trình ượ giúp
người nghèo phát triển kinh tế theo thứ tự ưu tiên.

- Các hộ chính sách: liệt sỹ, thương binh, có công với nước

- Các hộ mà chủ hộ là cựu chiến binh.

- Các hộ mà chủ hộ là phụ nữ.

- Các hộ mà chủ hộ là người tần tật.

- Các hộ mà chủ hộ là người chãm chi lam an.

S6
- Các hộ có người nghiện rượu, xì ke ma tuý, cờ bạc, trộm cắp...
đã trở lại làm ăn lương thiện.

Những hộ còn nợ hợp tác xã, xã phường được phân tích xem xét
cụ thể từng trường hợp có thể xoá nợ, giảm nợ, hoãn nợ.

Như vậy để có thể giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo một
cách triệt để và trong thời gian không xa Thành phố cần thực hiện
đồng bộ tất cả các chính sách cũng như giải pháp. Nhưng để có thể
giảm được một cách nhanh chóng số người nghèo đói trên địa bàn
thành phố cần xem xét nguyên nhân cụ thể của từng gia đình, từng hộ
để từ đó chính quyền địa phương chủ động trong việc tìm ra các giải
pháp thích hợp giúp họ vươn lên.

Xoá đói giảm nghèo hiện nay đang là vấn đề được toàn thế giới
quan tâm. Việc giải quyết triệt để vấn đề này không thể thực hiện được
ngay trong một thời gian ngắn và làm một cách phiến diện. Để làm tốt
được công tác này cần phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể và các tổ
chức xã hội. Với Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung việc thực hiện
các giải pháp trong tiến trình giảm nghèo không ihể thực hiện lẻ tẻ mà
phải áp dụng đồng bộ bởi các giải pháp vừa làm tiền đề vừa là động
lực cho nhau đồng thời mới giải quyết được hết các nguyên nhân gây
ra đói nghèo.

S '7
KẾT LUẬN
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, vấn đề xoá đói giảm
nghèo mang tính chất và nội dung mới, đồng thời đòi hỏi phải được
giải quyết một cách cấp bách hơn. Một mặt xoá đói giảm nghèo không
chỉ đơn thuần là vấn đề tạo thu nhập cho con người hay tạo cơ hội
công băng cho họ mà đã trở thành vấn đề đòi hỏi các chính phủ, các cơ
quan chức năng phải có chiến lược và chương trình tổng thể để giải
quyết tất cả những vấn đề và khía cạnh khác liên quan đến hay phục
vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội đúng là
mấu chốt, là chìa khoá, nhưng không phải là vấn đề duy nhất cần được
giải quyết để xoá đói giảm nghèo.

Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp
lạc hậu, lại phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bị chiến
tranh tàn phá nặng nề với những hậu quả láu dài đối với con người và
môi trường, nên xoá đói giảm nghèo đem lại một cuộc sống ấm no cho
tất cả mọi người luôn là mục tiêu hàng đâù của Đảng và Nhà nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn hằng mơ ước rằng người Việt Nam "ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Xoá đói giảm nshèo
chính là việc làm cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam đê thực hiện
mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" trong sự
nghiệp đổi mới của Đảng ta. Chính phủ Việt Nam đã đề ra và thực
hiện chương ưình quốc gia về xoá đói giảm nghèo và đã thành lập
Ngân hàng cho người nghèo. Việt Nam là một trong sô' 38 nước trên
thế giới có chương trình quốc gia riêng về xoá đói giảm nghèo. Chính
sách của Đảnp và Nhà nước ta về vấn đề này hoàn toàn phù hợp với xu
thế chung của thế giới.
Xuất phát từ thực tế đó Thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều giải
pháp trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của thành phố và đã đạt
được những kết quà đáng kể. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn manh rằng
trona khi chúns ta đã giảm được một số lượng đáng kể người nghèo thì
lại cũng có một số người khác lâm vào tình cảnh như vậy va điều đáng
quan tâm là giải pháp để xoá bỏ được tình trạng này khỏng đơn giản

88
chút nào. Viộc vực dậy những gia đình đã qua được ngưỡng nghèo đói
và một lần nữa lại lâm vào tình cảnh này càng khó khăn hơn nhiều lần.
Có thể nói cùng với nỗ lực của chính những người nghèo và được sự
giúp đỡ của các ban, ngành đoàn thể và các cơ quan ưong và ngoài
nước thì công cuộc xoá đói giảm nghèo sẽ diễn ra nhanh chóng và triệt
để hơn. Và cũng phải nhận thức rằng, xoá đói giảm nghèo là công việc
hết sức khó khăn, phức tạp, cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Tuy mới chỉ là những nghiên cứu ban đầu về thực trạng cũng
như những việc mà Thành phố đã thực hiện để góp phần đẩy nhanh
công tác xoá đói giảm nghèo, tác giả luận văn mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Thủ đô.

89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. PHẦN TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở thủ đô Hà Nội
trong 3 năm 1996 - 1998.

2. Báo cáo thực hiện chương trình trợ giúp người nghèo trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 1999.

3. Báo cáo của oxfam về tình ưạng nghèo khổ trên thế giới - Học viện
chính trị quốc gia 1997.

4. Báo cáo tóm tắt hỗ trợ phát triển nông thôn Việt Nam. Chương trình
phát triển của Liên hợp quốc - Hà Nội tháng 1 năm 2000.

5. Báo cáo phát triển con người 1999 UNDP - Nxb Chính trị quốc gia -
Hà Nội 2.000.

6. Bước vào thế kỷ 21. Báo cáo về tình hình phát triển thế giới
1999/2000 - Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1999.

7. Chương trình trợ giúp người nghèo phát triển kinh tế từ 1994 - 2000
của Ưỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.

8. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo ( Dự án đào tạo
cán bộ làm công lác xoá đói giảm nghèo) - Tài liệu tập huấn cán bộ
xoá đói giảm nghèo cấp xã - Nxb Lao động xã hội - Hà Nội 3/2000.

9. Hà Chi - "Cuộc chiến" trong hoà bình - Báo đầu tư 1999 Số 70.

10. Hà Đăng - Cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô lác động đến quá trình
xoá đói giảm nghèo - Tạp chí Cộng sản 1999 Số 20.

11 Nouyễn Côn^ Đồn - Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo ờ huyên
Lục Ngạn, Bắc Giang - Tap chí Cộng sản 1999 sỏ' 21.

12 Trần Đức - Mấy ciải pháp về xoá đói giảm nghèo ờ Việt Nam -
Tạp chí Cộng sản 1999 Sô 15.
13. Nguyễn Thị Hằng. Những giải pháp vĩ mò xó đỏi giảm nghèo -
Tạp chí Cộng sản 1993 Sô' 8.

90
14. Mạnh Hùng - Sẽ giảm lãi suất cho vay hộ nghèo - Báo đầu tư 1999
SỐ 70.

15. Nguyễn Khôi. Khoa học công nghệ giúp dân xoá đói giảm nghèo -
Báo nhân dân 2.000 Số 26/6.

16. Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và
miền núi phía bắc nước ta hiện nay. Đại học kinh tế quốc dân - Viện
nghiên cứu kinh tế và phát triển - Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1999.

17. Khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng - Báo đầu tư
1999 SỐ 71.

18. Mục Nghiên cứu - Trao đổi - Hội thảo khoa học và thực tiễn "
Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xoá đói
giảm nghèo". Tạp chí cộng sản 1999 Sổ' 20.

19. Niên giám thống kê Hà Nội 1999 - cục thống kê Hà Nội.

20. Nguyễn Dy Niên - Xoá đói giảm nghèo - Mối quan tám toàn cầu
và vai trò của liên hợp quốc. Tạp chí Cộng sản 1999 sỏ 16.

21. Phân hoá giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường Nhật Bản từ 1945
đến nay. Trung tâm khao học xã hội và nhân văn quốc gia - Trung tám
nghiên cứu Nhật Bản - Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội 1999.

22. Phát triển con người từ quan niệm đến chiến lược và hành động -
NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1999.

23. Phân hoá giàu nghèo ở Nhật Bản - Đề tài cấp bộ.

24. GS. PTS. Vũ Thị Ngọc Phùng. Tăng trưởng kinh tế công bằng xã
hội và vấn đề xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam - Nxb Chính trị quốc gia
Hà Nội 1999.
25. Quyết định số 133/1998/QĐ - TTg ngày 23/07/1998 vể việc phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo trong giai
đoạn 1998 - 2000. Công báo 1998 sỏ' 26.

26. Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975 - 2000. Nhà xuất
bản thống kê.

91
27. Sự phân hoá giàu nghèo ở Hoa Kỳ - Đề tài KHXH 06.07.

28. Tăng trưòng kinh tế và công bang xã hội ở một sô' nước châu Á -
Đề tài nghiên cứu cấp bộ - Chủ nhiệm đề tài PTS Lê Bộ Lĩnh - Hà Nội
1997.

29. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Một số vẫn đề lý luận và
thực tiễn ở một số tỉnh miền trung. Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội
2000 .
30. Nguyễn Văn Thanh - Năm 2000 xoá nợ cho các nước nghèo. Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội 1999.

31. Hồ Tất Thắng phát triển nhanh kinh tế hộ tự chủ và hợp tác liên gia
một số giải phát góp phần xoá đói giảm nghèo - Báo nhân dãn 1993 Số
13/5.

32. Thực ưạng của viện trợ. Một sự đánh giá độc lập về giảm nghèo và
hỗ trợ phát triển - Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1999.

33. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội lý thuyết và thực tiễn ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tê
của Đặng Thanh Vân - Hà Nội 2000.

34. Xoá đói giảm nghèo. Văn phòng chính phủ. Chương trình phát
triển liên hợp quốc - Viện phát triển kinh tế - Ngân hàng thế giới - Nxb
Hà Nội 1997.

35. Võ Tòng Xuân . Khuyên nông và công cuộc xoá đói giảm nghèo ở
nông thôn - Tạp chí Cộng sản 1994 Số 6.

36. An Yên - Nhiều cách lo nhà cho người nghèo - Thời báo Kinh tế
Việt Nam 1999.

II. PHẨN TIẾNG NƯỚC NGOÀI

37. David Woodward. Gender and poverty - Niliifer Cagatay - May


1998 UNDP. 18. Globalization, uneven development and poverty -
Recent trends and policy implications -.February 1998 - UNDP.
38. Development in the time of globalization. J. Mohan Rao February
1998 - UNDP.

39. Engendeing Macroeconomics and Macro economic Policies -


Niliifer Cagatay - October 1998 - UNDP.

40. The distribution of wealth and the pace of development. Keith


Griffin and Amy Ickowitz - November 1997 - UNDP.

41. Vietnam development report 2.000 - Attacking poverty, December


14- 15, 1999.

42. Voices of the poor. Synthesis of Participatory Poverty Assessments


the World bank and DFID in Partnership with ActionAid Vietnam.
Oxfam (GB), Save the Children (UK) and Vietnam - Sweden MRDP -
Ha Noi Viet Nam, November 1999.

9?

You might also like