You are on page 1of 3

Ở Việt Nam hiện nay, vị trí cũng như vai trò mối quan hệ của pháp luật

và đạo đức ngày càng được nhìn nhận đúng đắn, tích cực. 

Thứ nhất, do được nhà nước xây dựng dựa trên các quan diểm đạo đức
của nhân dân, pháp luật không những thể hiện được tư tưởng cách mạng,
đạo đức truyền thống dân tộc, đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý
chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động. Cụ thể là
được thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001, Điều 2
quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

Hệ thống pháp luật Việt nam hiện hành được xây dựng trên cơ sở tôn
trọng và bảo vệ phẩm giá con người, coi việc phục vụ con người là mục
đích cao nhất của nó. Hiến pháp 1992 quy định: “Ở nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và
được quy định trong Hiến pháp và luật” (Điều 50).

Thứ hai, hệ thống pháp luật Việt Nam phản ảnh khá rõ nét tư tưởng nhân
đạo, một tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta. Tính nhân đạo trong
hệ thống pháp luật Việt Nam được thể hiện rất rõ trong các quy định về
các chính sách xã hội của nhà nước. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
chính sách ưu đãi, quan tâm đặc biệt tới các thương binh, liệt sĩ, người có
công với cách mạng, người già, trẻ em không nơi nương tựa, người tàn
tật…

Tính nhân đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn được thể hiện ngay
cả trong các quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật.
Chẳng hạn các quy định của Bộ luật hình sự, quy định về các tình tiết
giảm nhẹ hình sự; quyết định hình phạt nhẹ hơn quyết định của bộ luật
(Điều 46, điều 47); miễn hình phạt (điều 54); miễn chấp hành hình phạt
(điều 57); giảm mức hình phạt đã tuyên (điều 58,59); các quy định đối
với người chưa thành niên phạm tội (chương 10); các quy định về tạm
hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai hoặc mới sinh đẻ,
người bị mắc bệnh hiểm nghèo, người bị kết án là người lao động duy
nhất trong gia đình nếu ở tù sẽ làm cho gia đình đặc biệt khó khăn (điều
231 Bộ luật tố tụng hình sự)… 

Thứ ba, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho
pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong
đời sống. Khi pháp luật chưa được ban hành kịp thời, không đầy đủ, đạo
đức giữ vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật. Nhà nước ta thừa nhận
tập quán có thể thay thế pháp luật trong những trường hợp pháp luật chưa
quy định và nội dung tập quán không trái với quy định của pháp luật.

Đạo đức còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm minh
trong đời sống xã hội. Gia đình, nhà trường, các thiết chế xã hội đã thực
sự phát huy vai trò tích cực của mình trong vấn đề giáo dục nhân cách, lối
sống. Chính vì vậy, về cơ bản, tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hội
đều có ý thức đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, tôn trọng mọi người,
tôn trọng các quy tắc sống chung của cộng đồng. 

Thứ tư, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy
các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến
bộ, ngăn chặn sự thoái hoá xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư
tưởng đạo đức cũ, lạc hậu. Để giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức
của dân tộc, Hiến pháp 1992 quy định:

“Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn
hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong
nhân dân” (điều 30). Để giữ gìn và phát huy các quan điểm đạo đức tiến
bộ, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức, pháp luật quy định
các xử sự bắt buộc đối với các chủ thể khi họ ở trong các điều kiện hoàn
cảnh xác định. C

hẳng hạn, Hiến pháp quy định công dân có nghĩa vụ chấp hành những
quy tắc sinh hoạt cộng đồng (điều 79); Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích
cho xã hội; con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ…”
(điều 2);…Bên cạnh đó, pháp luật cấm chỉ các hành vi trái với đạo đức xã
hội. Hiến pháp 1992 quy định: “Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn
hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục” (điều 30); “Nghiêm cấm
những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại
nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam” (điều 33).
Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết
hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả, lừa dối để kết
hôn, ly hôn…”.

Pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần loại bỏ những
tư tưởng đạo đức phong kiến khác, chẳng hạn tư tưởng “sống lâu lên lão
làng”, pháp luật quy định về các chính sách trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công
chức, các quy định về bố trí, sắp xếp cán bộ…
Bên cạnh những mặt tích cực trong mối quan hệ giữa pháp luật với đạo
đức, thực tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Một là trong một số trường hợp thì ranh giới điều chỉnh giữa đạo đức và
pháp luật chưa rõ ràng hay sự pháp luật hoá các quy tắc các quan niệm
đạo đức không cụ thể dẫn đến khó ứng dụng vào cuộc sống. Chẳng hạn,
Bộ luật dân sự quy định, các giao dịch dân sự không được trái với đạo
đức xã hội. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay không
với đạo đức xã hội, không phải là vấn đề đơn giản, cùng một hành vi
nhưng có thể có các đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau.

Hai là trong xã hội nhiều quan niệm, tư tưởng đạo đức cổ hủ, lạc hậu vẫn
còn tồn tại mà chưa bị ngăn chặn đúng mức cần thiết. Ví dụ như tư tưởng
gia trưởng, thói cá nhân chủ nghĩa, tư tưởng địa vị, đẳng cấp, trọng nam
khinh nữ,…vẫn có ảnh hưởng không nhỏ trong đại bộ phận dân cư.

Cuối cùng, đạo đức trong xã hội xuống cấp là nguyên nhân chính làm gia
tăng các vi phạm pháp luật. Nguyên nhân cơ bản là sự nhận thức không
đúng đắn về vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức truyền thống.

Để khắc phục được những hạn chế nói trên, nhà nước ta cần phải nâng
cao ý thức đạo đức nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ – tương lại của đất
nước, nâng cao giáo dục, giữ gìn và phát huy những truyền thống đạo đức
tốt đẹp của dân tộc.

You might also like