You are on page 1of 24

Câu 1 : Trình bày nội dung khái niệm triết học và nguyên nhân ra

đời của triết học?


Khái niệm: Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần
như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước
Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại
như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc . Ngay từ thời cổ đại
đã hình thành các quan niệm khác nhau về triết học. Ở phương Đông
,người Trung Quốc coi triết học là sự truy tìm bản chất của đối
tương, là sự thấu hiểu căn nguyên của sự vật , sự việc . Người Ấn Độ
hiểu triết học là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với
lẽ phải ( Dar’sana ) . Ở phương Tây , người Hy Lạp quan niệm triết
học là philosophia ( yêu mến sự thông thái ) . Với người Hy Lạp cổ đại
, triết học vừa mang nghĩa là giải thích vũ trụ , định hướng nhận thức
và hành vi , vừa nhấn mạnh khác vọng tìm kiếm chân lý của con
người .
Những quan niệm trên đây đều giống nhau ở chỗ : thứ nhất , coi triết
học là phương thức hoạt động của lý trí tồn tại với tính cách là một
hình thái ý thức xã hội , thứ hai coi triết học là 1 khoa học , 1 loại
hình nhận thức có trình độ trừu tượng hoá và khái quát hoá cao ,
giúp con người tiếp cận bản chất của vạn vật , tìm ra quy luật phổ
biến nhất chi phối mọi sự sinh thành ,thay đổi của vạn vật trong thế
giới .Như vậy triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới , về bản thân con người và về vị trí , vai trò của con
người trong thế giới .
Nguyên nhân: Triết học ra đời do hoạt động nhận thức của con người
phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận
chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất
định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả
năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện
tượng riêng lẻ.
Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc.
Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại
thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời.
Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu
cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

Câu 2: Thế giới quan và các thành phần cơ bản cấu thành thế giới
quan, vì sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan ?
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người
về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con
người trong thế giới đó.Trong thế giới quan , tri thức và niềm tin hoà
nhập vào nhau . Tri thức là cơ sở trực tiếp hình thành thế giới quan
nhưng nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin . Thế
giới quan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực , thiếu
thế giới quan , con người không có phương hướng hành động
Các thành phần cơ bản : thế giới quan có 3 loại hình có bản là thế
giới quan huyền thoại , thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết
học
Nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan: vì
+ Thứ nhất , triết học là hệ thống các quan điểm, quan niệm chung
nhất về thế giới nên bản thân triết học chính là thế giới quan được
trình bày ở dạng lý luận.
+ Thứ hai, trong thế giới quan của các dân tộc ,hay các thời đại… triết
học bao giờ cũng là thành phần quan trọng, đóng vai trò là nhân tố
cốt lõi .
+ Thứ ba ,thế giới quan triết học có quy định nội dung và hình thức
biểu hiện của các dạng thế giới quan khác .

Câu 3: phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?
+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan
tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động.
+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc
sai lệch trong hoạt động. + Việc nghiên cứu triết học giúp ta
định hướng hoàn thiện thế giới quan.
Câu 4: Nội dung chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ
nghĩa duy vật trong lịch sử triết học ?
Chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học học coi vật chất, tự nhiên
có trước và quyết định ý thức tinh thần của con người.
Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất
phát, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

Câu 5:  Nội dung Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức 
cơ bản của chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học ?
- Nội dung : Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định
rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là
một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm
thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc
lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa
nguyên.
- Có 2 hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm :
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức con
người là cái có trước, cái quyết định sự tồn tại của mọi sự vật, hiện
tượng ở bên ngoài. Các sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp của những
cảm giác”.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng, ý thức, ý niệm là cái có
trước thế giới vật chất. Cái thực thể tinh thần tồn tại một cách “khách
quan”, không phụ thuộc vào con người và loài người, nó quyết định
sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Mọi sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội đều là hiện thân của ý niệm. 
Câu 6: Phân tích Thuyết khả tri, bất khả tri và hoài nghi luận?
- Thuyết bất khả tri : là quan điểm triết học cho rằng tính đúng hay
sai của một số tuyên bố nhất định - đặc biệt là các tuyên bố thần
học về sự tồn tại của Chúa Trời hay các vị thần - là chưa biết và
không thể biết được hay không mạch lạc. Một số người theo thuyết
bất khả tri suy diễn từ đó rằng các tuyên bố đó không liên quan đến ý
nghĩa của cuộc sống.
+ Thuyết bất khả tri, khi tập trung vào những gì có thể biết, là một
luận điểm nhận thức luận về bản chất và giới hạn của kiến thức con
người; trong khi thuyết vô thần và thuyết hữu thần là các quan
điểm bản thể học (một nhánh của siêu hình học nghiên cứu về các loại
thực thể tồn tại). Không nên lẫn lộn thuyết bất khả tri với một cách
nhìn đối lập với học thuyết về sự ngộ đạo và thuyết ngộ đạo - đây là
các khái niệm tôn giáo nói chung không liên quan đến thuyết bất khả
tri.
+ Những người theo thuyết bất khả tri có thể tuyên bố rằng không thể
có tri thức tinh thần "tuyệt đối" hay "chắc chắn" hay, nói cách khác,
rằng tuy những sự chắc chắn đó là có thể có nhưng cá nhân họ không
có tri thức đó. Trong cả hai trường hợp, thuyết bất khả tri bao hàm
một hình thức của chủ nghĩa hoài nghi đối với các khẳng định tôn
giáo. Điều này khác với sự phi tín ngưỡng (irreligion) đơn giản của
những người không suy nghĩ về chủ đề này.
+ Hoài nghi luận xuất hiện từ thời Cổ đại (từ Hy Lạp xiên và bỏ qua
có nghĩa là tôi thẩm tra) mà đại biểu là Pirôn (nhà triết học Hy Lạp cổ
đại). Họ là những người cố gắng hoài nghi lên thành nguyên tắc trong
công việc kiểm tra đã đạt được và cho rằng con người không thể đạt
tới chân khách hàng. Hoài nghi luận thời phục hưng trở lại có tác
dụng quan trọng trong cuộc tranh chống hệ thống tư tưởng Trung cổ
và uy tín của Giáo hội thời trung cổ vì nó thừa nhận sự nghi ngờ đối
với cả Kinh thánh và tín ngưỡng tôn giáo.
 
+ Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy
vật và duy tâm trả lời một cách khẳng định: Con người có khả năng
nhận thức được thế giới .
Câu 7: Nội dung Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của
phép biện chứng ?
- Nội dung : Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện
chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học
nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận
thức và thực tiễn.
Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.
Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình - phương pháp tư duy về
sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách
rời.
- Các hình thức cơ bản của phép biện chứng : phép biện chứng chất
phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.
+ Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của phép
biện chứng trong lịch sử triết học, là nội dung cơ bản trong nhiều hệ
thống triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Tiêu biểu
như. Tư tưởng biện chứng của triết học Trung Quốc là “biến dịch
luận” (học thuyết về những nguyên lý, quy luật biến đổi phổ biến
trong vũ trụ); “ngũ hành luận” (học thuyết về những nguyên tắc tương
tác, biến đổi của các tố chất bản thể trong vũ trụ) của Âm dương gia.
Trong triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét nhất của tư tưởng biện chứng
là triết học Phật giáo với các phạm trù như: “vô ngã”, “vô thường”,
“nhân duyên”
Thời cổ đại Hy Lạp, một số nhà triết học duy tâm (Platon) coi phép
biện chứng là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý. Arixtôt đồng
nhất phép biện chứng với lôgíc học. Một số nhà triết học duy vật có tư
tưởng biện chứng về sự vật (biện chứng khách quan). Hêraclit coi sự
biến đổi của thế giới như một dòng chảy. Ông nói: “Mọi vật đều trôi
đi, mọi vật đều biến đổi”. “Người ta không thể tắm được hai lần trong
cùng một dòng sông”.
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại có đặc điểm là: Nhận thức
đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng không phải dựa trên thành
tựu của khoa học mà bằng trực kiến thiên tài, bằng trực quan chất
phác, là kết quả của sự quan sát trực tiếp. Do đó, chưa đạt tới trình độ
phân tích giới tự nhiên, chưa chứng minh được mối liên hệ phổ biến
nội tại của giới tự nhiên.
Từ nửa cuối thế kỷ XV, khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển mạnh, đi
vào nghiên cứu từng yếu tố riêng biệt của giới tự nhiên dẫn đến sự ra
đời của phương pháp siêu hình và phương pháp này trở thành thống
trị trong tư duy triết học và nghiên cứu khoa học vào thế kỷ XVIII.
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Cantơ và
hoàn thiện ở hệ thốngtriết học của G.Hêghen.
Triết học cổ điển Đức đã trình bày những tư tưởng cơ bản nhất của
phép biện chứng duy tâm. Tính duy tâm trong triết học của G.Hêghen
được biểu hiện ở chỗ, ông coi phép biện chứng là quá trình phát triển
khởi đầu của “ý niệm tuyệt đối”, coi biện chứng chủ quan là cơ sở của
biện chứng khách quan.
Ông cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha
hóa” thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh
thần. Tinh thần, tư tưởng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, thế giới
hiện thực chỉ là bản sao chép của ý niệm.
Như vậy, Hêghen, là người xây dựng phép biện chứng tương đối hoàn
chỉnh với một hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật. Tuy nhiên,
phép biện chứng Hêghen là phép biện chứng duy tâm, là phép biện
chứng ngược đầu; ông coi biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng
của sự vật, chứ không phải ngược lại. Ph.Ăngghen nhận xét rằng:
“Tính chất thần bí mà phép biện chứng đã mắc phải ở trong tay
Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên
trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái vận động
chung của phép biện chứng. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược
đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái hạt nhân
hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó”
+ Phép biện chứng duy tâm khách quan
Phép biện chứng duy tâm xuất hiện trong triết học cổ điển Đức cuối
thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX. Thời kì này, khoa học đã đạt được
những thành tựu xuất sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những thành
tựu khoa học đó là cơ sở để đi tới những khái quát mới về nội dung
phép biện chứng.
Đại diện tiêu biểu cho phép biện chứng duy tâm là Hêghen. Ông là
người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm với một
hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật cơ bản. Tính chất duy tâm
trong phép biện chứng của Hêghen thể hiện ở chỗ : Ông coi “ý niệm
tuyệt đối” là cái có trước, và trong quá trình vận động phát triển, “ý
niệm tuyệt đối” tha hóa thành giới tự nhiên và xã hội; cuối cùng lại
trở về với chính mình trong tinh thần tuyệt đối. Sai lầm của phép biện
chứng duy tâm khách quan của Hêghen là ở chỗ ông cho rằng biện
chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vật. Đó là phép biện
chứng duy tâm khách quan, thiếu triệt để, thiếu khoa học.
+ Phép biện chứng duy vật
Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các nhà khoa học trước đó,
dựa trên cơ sở khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học thời
ấy và thực tiễn lịch sử loài cũng như thực tiễn xã hội, vào giữa thế kỉ
XIX, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng lập chủ nghĩa duy vật biện
chứng và phép biện chứng duy vật, về sau được V.I.Lênin phát triển
vào đầu thế kỉ XX, đem lại cho phép biện chứng một hình thức mới
về chất. Đó là phép biện chứng duy vật.
Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan
duy vật và phương pháp luận biện chứng. Chính vì vậy, nó đã khắc
phục được những hạn chế của phép biện chứng chất phác thời cổ đại
và những thiếu sót của phép biện chứng duy tâm khách quan thời cận
đại. Nó đã khái quát đúng đắn những quy luật cơ bản chung nhất của
sự vận động và phát triển của thế giới. Phép biện chứng duy vật trở
thành một khoa học.
Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống
những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến
phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó, nguyên lý về mối
liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là hai nguyên lý khái
quát nhất. Vì thế Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng chẳng
qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động
và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
Câu 8: Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời triết học Mác –
Lênin?
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định
được vị thế của mình và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự ra
đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này
thể hiện ở chỗ:
• Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra điều
kiện thực tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không
tưởng xã hội chủ nghĩa cho chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác
nói riêng, bởi lẽ, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới
tạo ra cơ cở vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện những nguyên lý
của chủ nghĩa cộng sản.
• Thứ hai, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đặt ra nhiều vấn
đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã hội... đòi hỏi các nhà lý luận phải
giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các trào lưu tư tưởng triết học ra
đời trong đó có triết học Mác.
• Thứ ba, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai
cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự
phát lên tự giác. Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển
hình như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông (Pháp – 1831),
khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức – 1844), Phong trào Hiến
chương ở Anh (Từ năm 1836 đến năm 1847). Cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn
đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học
tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân. Điều này đã thúc đẩy cho
sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công
nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là
điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của chủ
nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
- Tiền đề về khoa học tự nhiên
Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt
bậc, đã chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt
xuất hiện nhiều phát minh khoa học vạch thời đại, có ảnh hưởng to
lớn đến sự ra đời của triết học Mác:
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail
Vasilyevich Lomonosov (8/11/1711 – 4/4/1765) và Antoine Lavoisier
(26/8/1743 – 8/5/1794).
• Thuyết tế bào của Theodor Schwann (sinh ngày 7/12/1810, Neuss,
Đức; mất ngày 11/1/1882, Köln, Đức) và Matthias Schleiden (1804-
1881). Chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới
hữu sinh.
• Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) là
học thuyết cho rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp
lực gay gắt gọi là chọn lọc tự nhiên. Chứng tỏ có sự phát triển từ thế
giới vô cơ. Giữa các loài sinh vật với giới tự nhiên có mối quan hệ
chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên. Bác bỏ quan điểm
tôn giáo, thần học về loài người, nguồn gốc loài người.
Ý nghĩa của các định luật và học thuyết đối với sự hình thành và phát
triển triết học Mác: Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa
những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau
trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng
của sự vận động và phát triển của nó.
- Tiền đề lý luận
• Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh với những lý luận kinh tế
quan trọng của A.X-mít (1723-1790) và Đ.Ri-các-đô (1772 – 1823).
Hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho lý luận về kinh tế. Đặc
biệt, đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị. Tuy nhiên, hai ông chưa chỉ ra
được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Mác – Ăngghen trên cơ sở kế
thừa những giá trị trong học thuyết của hai ông đã chỉ ra được nguồn
gốc của giá trị thăng dư – một cơ sở khoa học để phân tích, giải thích
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội tư bản chủ
nghĩa, làm cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật về lịch sử của Mác.
• Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng
như Xanh Ximông (1760 - 1825) và Sáclơ Phuriê (1772 –1837). Hai
ông đã có nhiều đóng góp cho lý luận về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt
hai ông đã chứng minh được hai điểm quan trọng:
- Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;
- Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, hai ông cũng còn nhiều hạn chế, nhưng hạn chế cơ bản
nhất là tính không tưởng trong lý luận của các ông. Mác – Ăngghen
trên cơ sở tiếp thu những giá trị tích cực, khắc phục tính không tưởng,
tổng kết phong trào công nhân, tổng kết thực tiễn lịch sử, đã chỉ ra
rằng muốn xóa bỏ nhà nước tư sản phải bằng con đường cách mạng
vô sản và thay thế nó bằng nhà nước vô sản kiểu mới.
• Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hê-
ghen (1770-1831) và Phoiơbắc (1804-1872), là nguồn gốc lý luận trực
tiếp.
- Với triết học Hêghen thì giá trị hạt nhân hợp lý là phép biện chứng,
nhưng hạn chế lớn nhất ở Hêghen là thế giới quan duy tâm khách
quan.
- Với Phoiơbắc, giá trị lớn nhất trong tư tưởng của ông là thế giới
quan duy vật nhân bản. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là tính chưa
triệt để, máy móc, siêu hình.
Mác – Ăngghen kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo nó,
khắc phục tính chất duy tâm, thần bí và đặt nó trên nền tảng thế giới
quan duy vật. Đồng thời Mác – Ăngghen kế thừa thế giới quan duy
vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, tính không
triệt để của nó và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phép biện
chứng. Trên cơ sở đó, Mác – Ănghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật
biện chứng.

Câu 9:
Phân tích nội dung vật chất vàphương thức tồn tại của vật chất th
eo quanđiểm triết học Mác – Leenin.
* Phân tích khái niệm của Lê nin.
- Thứ 1, vật chất là cái có thật, hiện thực và tồntại bên ngoài ý thức. v
ật chất không phải là cáitha hóa từ ý niệm tuyệt đối, cũng không phải 
vậttự nó mà ta không biết được. Vật chất luôn cókhả năng tác động tớ
i giác quan của con ngườitừ đó trong nhận thức của con người mới hiể
uđược, mới nắm bắt được đối tượng vật chất đó. Bên cạnh đó, cùng 1 
lúc Lê nin đã giải quyếtđược 2 mặt cơ bản của vấn đề triết học.
- Thứ 2,
Lê nin muốn nhấn mạnh mặt thứ nhấtcủa triết học và Lê nin khẳng đị
nh con người cókhả năng nhận thức được thế giới thông qua phản ảnh 
thế giới đó.
Lê nin không chỉ khắcphục được những hạn chế về quan điểm vật chấ
tcủa chủ nghĩa duy vật trước Mác và chủ nghĩaduy tâm với chủ nghĩa 
bất khả tri, mà còn khắcphục được  quan điểm của trường phái nhịngu
yên.
* Phương thức tồn tại của vật chất.
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Chủ nghĩa duy vật biệ
n chứng cho rằng:
  + Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất tứcđược hiểu như là phương 
thức tồn tại của vậtchất, là 1 thuộc tính cổ hữu của vật chất, thì bao gồ
m tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễnra trong vũ trụ, kể từ sự 
thay đổi vị trí đơn giảncho đến tư duy.
  + Có 5 hình thức vận động cơ bản của vật chất: vận động cơ học-sự 
di chuyển vị trí của cácvaath thể trong không gian; vận động vật lý-
sựvận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vậnđộng điện tử, các quá 
trình nhiệt, điện…; vậnđộng hóa học- sự vận động của các nguyên tử, 
các quá trình hóa hợp và phân giải các chất; vậnđộng sinh vật-sự trao 
đổi chất giữa cơ thể sốngvà môi trường; vận động xã hội-sự thay thến
hau giữa các hình thái kinh tế-xã hội.
  + 5 dạng vận động này quan hệ chặt chẽ với nhau .
1 hình thức vận động nào đó được thựchiện là do có tác động qua lại v
ới nhiều hìnhthức vận động khác.
1 hình thức vận động nàyluôn có khả năng chuyển hóa thành hình thứ
cvận động khác, nhưng không thể quy định hìnhthức vận động này th
ành hình thức vận độngkhác. Moioc 1 sự vật hiện tượng có thể gắn liề
nvới nhiều hình thức vận động nhưng bao giờcũng được đặc trưng bằ
ng 1 hình thức vận độngcơ bản.
  + Vận động và đứng im. Thế giới vật chất bao giờ cũng ở trong quá t
rình vận động khôngngừng, trong sự vận động không ngừng đó có sự
đứng im tương đối. Nên hiểu hiện tượng đứngim chỉ xảy ra đối với 1 
hình thức vận động nàođó của vật chất trong 1 lúc nào đó và trong 1 q
uan hệ nhất định nào đó, còn xét đến cùng vậtchất luôn luôn vận động
. Nếu vận động là sự tồntại trong sự biến đổi của các sự vật, hiện tượn
g, thì đứng im tương đối là sự ổn định, là sự bảotoàn quáng tính của c
ác sự vật hiện tượng.
- Không gian và thời gian là hình thức tồn tạicủa vật chất. Mọi sự vật 
hiện tượng tồn tạikhách quan đều có vị trí, hình thức kết cấu, độdài ng
ắn, cao thấp của nó-tất cả các thuộc tínhđó gọi là không gian biểu hiện 
sự cùng tồn tạivà cách biệt giữa các sự vật hiện tượng vớinhau, biểu h
iện quáng tính, trật tự phân bố củachúng. Mọi sự vật hiện tượng tồn tạ
i trong trạngthái không ngừng biến đổi, nhanh, chậm, kế tiếpnhau và c
huyển hóa lẫn nhau-tất cả thuộc tínhđó gọi là thời gian và thời gian là 
hình thức tồntại của vật chất thể hiện ở độ lâu của sự biếnđổi, trình tự 
xuất hiện và mất đi của các sự vật, các trạng thái khác nhau trong thế 
giới vật chất, thời gian còn đặc trưng cho trình tự diễn biếncủa các qu
á trình vật chất, tính tách biệt giữacác giai đoạn khác nhau của quá trì
nh đó. Tuyđều là hình thức tồn tại của vật chất, nhưngkhông gian và t
hời gian có sự khác nhau. Sựkhác nhau đó nằm ở chỗ khôn gian có 3 
chiềurộng, cao, dài còn thời gian có 1 chiều trôi từquá khứ đến tương 
lai.
Câu 10: Phân tích nguồn gốc của ý thức
- Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
* Nguồn gốc tự nhiên:  
- Óc người là  một dạng vật chất có tổ chức caonhất, và khi vật chất sả
n sinh ra
ý thức, hoạtđộng của ý thức chỉ xảy ra trên cơ sở hoạt độngcủa bộ óc 
người. Nên bộ óc bị tổn thương từngphần hay toàn bộ thì hoạt động c
ủa ý thức cũngbị rối loạn từng phần hay toàn bộ chỉ có con người mới 
có ý thức động vật bậc cao cũngkhông có ý thức được.
- Sự phản ánh thế giới khách quan bằng ý thứccon người là hình thức 
phản ánh cao nhất. Hìnhthức đặc biệt chỉ có ở
con người trên cơ sở phảnánh tâm lý ngày càng phát triễn và hoàn thiệ
n. Các sự vật hiện tượng tác động lên các giácquan của con người  và 
chyển các tác độngđó lên trung ương thần kinh đó là bộ óc ngườido đ
ó con người được hình thành ảnh về sự vậtđó. Những hình ành sự vật 
được ghi lại bằngngôn ngữ.
- Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên của ý thức là phảicó bộ óc của con ngư
ời và sự vật tác động củathế giới khách quan nếu thiếu một trong hai y
ếutố này thì không thể có ý thức. 
* Nguồn gốc xã hội ý thức:
- Khi vượn người sử dụng những vật có sẵntrong tự nhiên cho mục đí
ch kiếm ăn có kết quảthì có nhiều lần lặp lại hành động ấy và trởthành 
phản xạ có điều kiện trở thành thói quensử dụng công cụ. Tuy nhiên c
ông cụ ấy cũng lúcnào co sẵn.
Do đó đoài hỏi loài vượn phải có ý thức chế tạo công cụ mới. Việc ch
ế tạo công cụmới đã làm cho hoạt động kiếm ăn của vượnngười là hoạ
t động lao động. Đó là cái dấu đánhmốc sự khác biệt giữa con người v
ới con vật. Vì:  
- Ý thức là một trong những vấn đề cơ bản của triết  học.
Khi tìm hiểu về vấn đề này thì chúngta nên bắt đầu từ nguồn gốc của 
ý thức.
Ý thứccó 2 nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồngốc xã hội. Có 
quan điểm cho rằng nguồn gốcxã hội có vai trò quyết định đối với việ
c hìnhthành và phát triển của ý thức. Chúng ta sẽ cùngnhau làm sáng t
ỏ nhận định trên.       
- Để ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tựnhiên là rất cần thiết nh
ưng chưa đủ. Điều kiệnquyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồng
ốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngônngữ và các quan hệ xã 
hội. 
-
Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳngđứng, giải phóng 2 tay. 
Điều này cùng với chếđộ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết địnhđ
ối với quá trình chuyển hoá từ vượn thànhngười, từ tâm lý động vật th
ành ý thức. Việc chếtạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con n
gười đã có ý thức về mục đích của hoạt độngbiến đổi thế giới 
- Qua
lao động và nhớ kết quả lao động cơ thểcủa con người, đặc biệt là bộ 
óc và các giácquan biến đổi, hoàn thiện cả về cấu tạo và chứcnăng để 
thích nghi với điều kiện thay đổi. Chếđộ ăn thuần túy thực vật chuyển 
sang chế độ ăncó thịt có ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhchuyển biế
n bộ não loài vượn trở thành bộ nàongười. 
- Tóm lại, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xãhội  là hai điều kiện cầ
n và đủ cho sự ra đời củaý thức. nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy t
hìkhông thể hình hành ý thức.
Câu 11: Phân tích bản chất của ý thức
- Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ óc con người.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
- Ý thức có bản tính linh hoạt, sáng tạo. 
- Ý thức phản ánh thế giớiquan nhưng đó là sựphản ánh có chọn lọc, t
ùy thuộc vào mục đíchcủa chủ thể. 
- Vì vậy khi nhận xét, đánh giá những vấn đềcủa cuộcsống, mỗi người 
có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.Phản ánh của ý thức là cáiphản 
ánh có thể vượt trước, khôngchỉ phản ánhcái đang có mà còn có thể p
hản ánh cái sẽcóPhản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lạivà phản 
ánh dướidạng mô hình hóa.
(ví dụ vềnhà ở) Ý thức còn là bản chất xã hội vì ý thứcbao giờ cũng là 
ý thức của con người. Nhưngmỗi con người đều sống trong một xã hộ
i, bịquy định bởi điều kiện vật chất và tinh thần vìvậy ý thức bao giờ c
ũng mang tính xã hội. Ví dụcon người sống ở những thời đại khác nha
u, ý thức xã hội cũng sẽ khác nhau.Trong cùng một thời đại,
con người có hoàn cảnh sống khác nhau thì ý thức cũng khác nhau
Câu 12: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ vật chất và ý thức 
* Vật chất quyết định ý thức:
– Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất sinh ra ý thức,
ý thức là chức năng của óc con người– dạng vật chất có tổ chức cao n
hất của thế giớivật chất
- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào óccon người. Thế giới vậ
t chất là nguồn gốc kháchquan của ý thức.
- Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trở lại vật chất:
- Ý thức có thể thức đẩy hoặc kìm hãm với mộtmức độ nhất định sự bi
ến đổi của những điềukiện vật chất.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phảithông qua hoạt động của 
con người.
Con ngườidựa trên các tri thức về những quy luật kháchquan mà đề ra 
mục tiêu, phương hướng thựchiện; xác định các phương pháp và bằng 
ý chíthực hiện mục tiêu ấy.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất dù cóđến mức độ nào đi chă
ng nữa thì nó vẫn phảidựa trên sự phản ánh thế giới vật chất.
- Biểu hiện của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã 
hội là quan hệ giữa tồntại xã hội và ý thức xã hội, trong đó tồn tại xãh
ội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội cótính độc lập tương đối t
ác động trở lại tồn tại xãhội. Ngoài ra, mối quan hệ giữa vật chất và ý 
thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệkhác nhau như: chủ thể 
và khách thể, lý luận vàthực tiễn, điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan v.v..
* Ý nghĩa phương pháp luận
-  Vật chất quyết định ý thức,
ý thức là sự phảnánh vật chất, cho nên trong nhận thức phải bảođảm n
guyên tắc “tính khách quan của sự xemxét” và trong hoạt động thực ti
ễn phải luôn luônxuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theocác 
quy luật khách quan.

Ý thức có tính độc lập tương đối, tác động trởlại vật chất thông qua ho
ạt động của con người, cho nên cần phải phát huy tính tích cực của ý t
hức đối với vật chất bằng cách nâng cao nănglực nhận thức các quy lu
ật khách quan và vậndụng chung trong hoạt động thực tiễn của con ng
ười.
– Cần phải chống lại bệnh chủ quan duy ý chícũng như thái độ thụ độ
ng , chờ đợi vào điều kiện vật chất, hoàn cảnh khách quan…

Câu 13: Khái niệm Biện chứng, phân biệt giữa biện chứng khách
quan và biện chứng chủ quan ?

- Khái niệm biến chứng dùng để chỉ những mối liên hệ tương tác,
chuyển hóa và vận động phát triển của các sự vật hiện tượng quá
trình trong thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy biện chứng bao gồm
biện chứng khách quan và biện chứng vốn có của thế giới vật chất và
biện chứng chủ quan biện chứng của quá trình nhận thức nghĩa là sự
phản ánh sáng tạo biện chứng khách quan vào ý thức con người.

- Giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan có mối quan
hệ thống nhất với nhau, tạo nên cơ sở phương pháp luận của hoạt
động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Sự khác nhau giữa chúng được
Ph.Angghen chỉ ra, "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong
toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy
biện chứng, thì chỉ có phản ánh sự chi phối,..., của sự vận động thông
qua những mặt đối lập,..., thông qua sự đấu tranh thường xuyên... và
sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối lập này thành mặt đối
lập kia,.. Trong mối quan hệ này ,biện chứng khách quan quy định
biện chứng chủ quan, tức bản thân sự vật, hiện tượng trong thế giới
tồn tại biện chứng như thế nào thì tư duy, nhận thức của con người
về chúng cũng phải phản ánh đúng như thế ấy.

Câu 14: Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến, ý nghĩa phương
pháp luận ?

a) Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến :


+ Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến :
- Mối liên hệ là Khái niệm dùng để chỉ sự quy định sự tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng, hay giữa các mặt,
các yếu tố trong một sự vật hiện tượng.
- Mối liên hệ phổ biến là Khái niệm dùng để chỉ tính phổ biến của mối
liên hệ trong thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật hiện tượng, do vậy mối liên hệ phổ biến mang tính
khách quan và đa dạng, phép biện chứng chỉ nghiên cứu mối liên hệ
phổ biến nhất.

+ Tính chất của các mối liên hệ :


- Tính khách quan thể hiện ở chỗ, các mối liên hệ là cái vốn của mỗi
sự vật, hiện tượng, quá trình; chúng tồn tại độc lập không phụ thuộc
vào ý thức của con người và loài người.
- Tính phổ biến thể hiện ở chỗ, mối liên hệ bao hàm toàn bộ thế giới
cũng như trong các lĩnh vực và các sự vật, hiện tượng của thế giới cụ
thể là trong thế giới không có bất cứ sự vật, hiện tượng, quá trình
nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác.
- Tính đa dạng phong phú thể hiện ở chỗ, các sự vật, quá trình khác
nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, chúng giữ vị trí, vai
trò và biểu hiện khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của các sự
vật quá trình đó.

b)Ý nghĩa phương pháp luận :


- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải quán triệt và
thực hiện quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phiến diện một
chiều; tức là, khi phân tích sự vật, phải đặt nó trong mối quan hệ với
sự vật hiện tượng khác, phải xem xét tất cả các mặt các yếu tố kể cả
các khung trung gian gián tiếp của chúng.
- Quan điểm toàn diện cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử- cụ
thể, theo đó trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt
động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối
tượng nhận thức và tình huống nhằm đưa ra những cách thức giải
quyết khác nhau. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối
liên hệ cụ thể để đưa ra những giải pháp đúng đắn, hiệu quả.

Câu 15: Nội dung nguyên lý sự phát triển, ý nghĩa phương pháp
luận ?

a) Nội dung nguyên lý sự phát triển :


+ Khái niệm phát triển:
- Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình tự vận động của sự vật
theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn trong đó cái mới ra đời thay thế cái
cũ .
- nguồn gốc của sự phát triển là do giải quyết mâu thuẫn của các mặt
đối lập cách thức của sự phát triển là từ thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất...; xu hướng của sự phát triển là phủ định của
phủ định tiến lên theo đường xoáy ốc.

+Tính chất của sự phát triển:


- Tính khách quan: của sự phát triển bắt nguồn từ bản thân sự vật,
hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật hiện tượng,
không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Tính phổ biến: sự phát triển xảy ra khắp nơi (trong tự nhiên trong
xã hội và trong tư duy);ở mọi sự vật, hiện tượng; trong mỗi giai đoạn
của tồn tại của chúng.
- Tính chất đa dạng và phong phú: dù theo khuynh hướng vận động
chung của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng mỗi sự vật, mỗi hiện tượng
khác nhau có khách có quá trình phát triển không giống nhau.

b) Ý nghĩa phương pháp luận:


- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, chúng ta phải quán triệt và
thực hiện quan điểm sáng phát triển; khắc phục tư tưởng bảo thủ trì
trệ định kiến tóc lạ: Muốn thật sự nắm được bản chất của sự vật hiện
tượng chúng ta phải có phải xem xét sự vật trong quá trình tự vận
động phát triển không ngừng của chúng của chính nó, nắm được dẫn
giai đoạn tồn tại, những khuynh hướng thay đổi của nó.
- Quan điểm phát triển cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể
và quan điểm toàn diện.

Câu 16: Phân tích nội dung quy luật từ sự thay đổi về chất dẫn đến
sự thay đổi về lượng và ngược lại, ý nghĩa phương pháp luận ?

a) Nội dung:
Quy luật này làm sáng tỏ phương thức chung của mọi quá trình vận
động phát triển diễn ra trong thế giới. Đó là: sự thay đổi về chất của
sự vật có cơ sở tất yếu từ những thay đổi về lượng của sự vật và
ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật lại tạo ra những biến
đổi mới về lượng của sự vật trên các phương diện khác nhau.

+Khái niệm chất,lượng,độ :


- Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính yếu tố
cấu thành nó, làm cho sự vật là nó, chứ không phải là cái khác.
- Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành quy mô
của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát
triển của sự vật.

+Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:


-Khái niệm độ dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng,
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay
đổi chất của sự vật, hiện tượng
-Khi muốn thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Giới hạn đó chính là điểm
nút.
- Sự vận động và phát triển của sự vật được bắt đầu bằng những thay
đổi về lượng. Sự thay đổi về lượng khi vật đạt tới điểm nước với
những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới.
Khái niệm bước nhảy dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất trong quá
trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Bước nhảy là sự kết thúc một
giai đoạn vận động, phát triển, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu
trong một giai đoạn mới; là sự gián đoạn trong quá trình vận động
phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
- Chắc mới tác động tới lượng làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ,
nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

b) Ý nghĩa phương pháp luận:


Trong nhận thức và thực tiễn cần phải:
+Coi trọng cả hai phương diện chất và lượng của sự vật khắc phục cả
quan điểm tả khuynh lẫn Hữu khuynh trong công việc.
+Biết tích lũy về lượng và tạo điều kiện để có thể làm thay đổi về
chất của sự vật; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật.
+Nâng cao tính tích cực chủ động của chủ thể để thúc đẩy quá trình
chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có hiệu quả nhất.

Câu 17: phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh các
mặt đối lập, ý nghĩa phương pháp luận
Trả lời: a)vị trí vai trò của quy luật: quy luật thể hiện bản chất của
phép biện chứng là hạt nhân của phép biện chứng bởi nó đề cập tới
vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật -vấn
đề nguyên nhân động lực của sự vận động phát triển
      b)nội dung quy luật
Khái niệm màu thuận biện chứng: là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ
tác động theo cách vừa thống nhất vừa đấu tranh vừa đòi hỏi vừa loại
trừ của chị hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập
Khái niệm các mặt đối lập: là khái niệm chỉ các bộ phận, các thuộc
tính có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, nhưng cùng tồn tại
khách quan trong mỗi sự vật hiện tượng
Khái niệm thống nhất giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ
sự liên hệ giữa chúng và được thể hiện: thứ nhất, các mặt đối lập cần
đến nhau nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau tồn tại, không có
mặt này thì không có mặt kia; thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang
nhau, cân bằng nhau. Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương
đồng Đồng nhất do trong các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố
giống nhau
Khái niệm đấu tranh giữa các mặt đối lập: là khái niệm dùng để chỉ sự
tác động qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối, còn không nhất giữa
chúng chỉ có tính tạm thời, tương đối, có điều kiện.
Màu thuận tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô
cùng đa dạng. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào đặc điểm của các mặt đối
lập, vào điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt đối
lập triển khai, vào trình độ tổ chức của sự vật, hiện tượng mà trong đó
màu thuận tồn tại. Mỗi loại mẫu thuẫn có đặc điểm riêng và vai trò
khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Ý nghĩa phương pháp luận :
Thứ nhất, trong hoạt động thực tiễn phải thừa nhận tính khách quan
của màu thuận; từ đó giải quyết bố thuận phải theo quy luật, điều kiện
khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn, cần tìm ra thể thống nhất của
các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, trong quá trình phân tích mẫu thuẫn, cần phải biết phân tích
cụ thể một một vẫn cụ thể để đề ra được phương pháp giải quyết màu
thuận đó cho phù hợp.
Thứ ba, phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu
tranh giữa các mặt đối lập Không điều hòa mâu thuẫn cũng không
nóng vội hay bảo thủ.
 
Câu 18 phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định, ý
nghĩa phương pháp luận.
Trả lời: khái niệm phủ định biện chứng: là khái niệm dùng để chỉ sự
phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện
chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện
tượng cũ và yếu tố liên hệ giữa sự vật hiện tượng cũ với sự vật hiện
tượng mới. Phủ định biện chứng là từ phủ định, tự phát triển của sự
vật, hiện tượng: là mất tích trong sợi dây chuyền dẫn đến sự ra đời sự
vật hiện tượng mới tiến bộ hơn so với sự vật hiện tượng cũ.
Tính chất của phủ định biện chứng bao gồm: tính khách quan, tính kế
thừa, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú.
Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng: sau một số lần phủ định,
sự vật, hiện tượng phát triển có tính chu kỳ theo đường xoáy ốc mà
thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, trong đó giai đoạn sau
vẫn bảo tồn những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.
Ý nghĩa phương pháp luận: 
Thứ nhất, cần tránh tư tưởng lạc quan vô căn cứ, không có cơ sở hiện
thực, mặt khác, tránh tư tưởng bi quan, mất niềm tin vào sự chiến
thắng cuối cùng của cái tiến bộ, cái tốt đẹp trong cuộc sống.
Thứ hai, cần ủng hộ cái mới, tạo điều kiện cho phát triển hợp quy luật,
mặt khác lại phải biết kế thừa có chọn lọc những yếu tố tích cực và
hợp lý của cái cũ làm cho nó phù hợp với xu thế vận động và phát
triển của sự vật hiện tượng.

Câu 19 phân tích nội dung thực tiễn của các hình thức cơ bản của
thực tiễn
Trả lời: theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thực tiễn là toàn bộ
những hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội của con
người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ nhân loại tiến bộ
Đặc trưng của thực tiễn:
Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà
chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử xã
hội của con người.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội phục vụ con người.
Các hình thức cơ bản của thực tiễn :
Hoạt động sản xuất vật chất: đây là hình thức thực tiễn cách sớm nhất,
cơ bản nhất, quan trọng nhất. Không có sản xuất vật chất con người
và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển.
Hoạt động chính trị-xã hội: là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác
cao con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế
xã hội, các quan hệ xã hội.
Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hình thức đặc biệt của hoạt động
thực tiễn. Bởi lẽ, trong hoạt động thực nghiệm khoa học, con người
chủ động tạo ra những điều kiện không có sẵn trong tự nhiên để tiến
hành thực nghiệm theo mục đích mà mình đã đề ra.
Câu 20 vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
Trả lời: thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
+ Bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới khách
quan buộc chúng phải mất luôn những thuộc tính, những quy luật để
con người nhận thức.
+ Thực tiễn luôn để tăng nhu cầu nhiệm vụ và phương hướng phát
triển của nhận thức
Yêu cầu hoạt động thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ
phương tiện máy móc mới hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức: nhằm phục vụ thực tiễn soi
đường dẫn dắt chỉ đạo thực tiễn. Nếu không vì thực tiễn nhận thức sẽ
mất phương hướng bế tắc. Vì vậy mọi trí thức khoa học kết quả của
nhận thức chỉ có ý nghĩa khi nó khi nó được áp dụng vào đời sống
thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
+ Để kiểm tra tính đúng hay sai của trí thức phải thông qua thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý.
+ Có nhiều hình thức thực hiện khác nhau, do vậy cũng nhiều hình
kiểm tra chân lý khác nhau có thể bằng thực nghiệm khoa học, có thể
áp dụng lý luận xã hội và quá trình cải biến xã hội.  

Câu 21: trình bày nội dung sản xuất vật chất và quy luật
sản xuất?
+Sản xuất vật chất :
- Là hoạt động tự nhiên của con người 
- Là hoạt động thực tiễn sử dụng công cụ lao động tác động cải
biến tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người 
Đặc điểm: tính khách quan, xã hội lịch sử và sáng tạo 
Vai trò: 
Sản xuất vật chất là: - Yêu cầu khác quan của sự sinh tồn
xã hội 
- Cơ sở căn bản phân biệt giữa con người và động vật 
- Cơ sở hình thành các mối quan hệ xã hội, quy định tính chất và
kết cấu xã hội 
 
+Phương thức sản xuất: 
- Cách thức tiến hành sản xuất vật chất trong những giai đoạn
lịch sử nhất định 
- Có sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất 
- Gồm 2 phương tiện kỹ thuật và kinh tế 
Vai trò: - quyết định tính chất của chế độ xã hội
- Quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người 
Phương thức sản xuất mới ra đời: 
- Trải qua cách mạng xã hội 
- Gắn liền chế độ chính trị 

Câu 22: phân tích quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ lực lượng sản xuất?
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là 2 mặt của 1 phương
thức sản xuất, vừa đối lập, mâu thuẫn, vừa thống nhất chặt
chẽ, có sự tác động biện chứng với nhau. Trong đó, lực lượng
sản xuất là nội dung vật chất -  kỹ thuật của quá trình sản xuất,
còn quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế - xã hội quá trình đó.
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất: Trong thực tế
quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ phát triển thực tế của
lực lượng sản xuất, sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ
quy định sự tồn tại và biến đổi của quan hệ sản xuất.
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: Trong
thực tế quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng
sản xuất, do đó túy thuộc vào sự phù hợp của quan hệ sản
xuất đối với trình độ và phát triển của lực lượng sản xuất hiện
có mà nó sẽ thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của lực lượng
sản xuất này. Nếu phù hợp sẽ có tác dụng tích cực, thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất.
 
Câu 23: Tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã
hội ? 
Khái niệm: là toàn bộ các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã
hội được đặt trong phạm vi thực tiễn ( hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa
học )
Các yếu tố cơ bản:
- Phương thức sản xuất ra của cải vật chất 
VD: canh nông lúa nước tạo điều kiện sinh hoạt vật chất
truyền thống của người Việt Nam.
- Điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lí 
VD: đất đai, sông hồ là không gian sinh tồn của cộng đồng
xã hội 
- Dân cư 
VD: các thức, mô hình tổ chức dân cư làng, xã 
+Các yếu tố tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn
nhau tạo thành điều kiện sinh tồn, phát triển xã hội. 
 
Câu 24: Ý thức xã hôi và kết cấu của ý thức xã hội?
Khái niệm: là 1 tinh thần của đời sống xã hội bao gồm
những quan điểm tư tưởng cùng những tình cảm, tâm
trạng, truyền thống nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh
xã hội trong những gia đoạn phát triển nhất định.
Kết cấu ý thức xã hội:
+ Theo nội dung và lĩnh vực phản ánh đời sống xã hội: ý thức
chính trị, ý thức pháo quyền, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo, ý
thức thẩm mỹ, ý thức khoa học.
+ Theo trình độ phản ánh cua ý thức xã hội đối với tồn tại xã
hội: 
- Ý thức xã hội: thông thường là những tri thức, quan niệm của
con người được hình thành 1 cách trực tiếp thông qua thực
tiễn hằng ngày chưa được hệ thống hóa 
- Ý thức lí luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống
hóa, khái thoát hóa những học thuyết xã hội, được trình bày
dưới dạng khái niệm, quy luật, phạm trù. 
+ Theo trình độ và 2 phương thức phản ánh đối với tồn tại của
xã hội: 
- Tâm lí xã hội là toàn bộ đời sống tình cảm, khát vọng, ý chí của
những cộng đồng người nhất định là sự phản ánh trực tiếp và
tự phát đối với hoàn cảnh sống của họ
- Hệ tư tưởng xã hội: là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan
điểm xã hội như: chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn
giáo, là sự phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội. 
 
Câu 25: Nội dung quan điểm con người và bản chất con
người theo triết học Mác-Lênin?
  Khái niệm:
+ Con người là 1 thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự
thống nhất biện chứng giữa 2 phương diện tự nhiên và xã hội.
 
Nội dung quan điểm con người theo chủ nghĩa Mác-
Lênin: Các trường phái triết học - tôn giáo phương Đông
như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên
cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận.
Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa
danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người
trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vô. Vì vậy, cuộc đời con
người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống
vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con
người được giải thoát để trở thành bất diệt
 
Bản chất của con người theo chủ nghĩa Mác-Lênin:
+ Con người là một thực thể thống nhất giữa 1 sinh vật và
xã hội. 
+ Con người là sản phẩm lịch sử và của chính bản thân
mình 
+ Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm
của lịch sử

You might also like