You are on page 1of 21

DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KTDL CUỐI KỲ


CHƯƠNG I: (2 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm của kinh tế du lịch. Lấy VD thực tế để chứng
minh.
1.1. Trình bày khái niệm kinh tế DL
-Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội
liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi; phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong 1 xã hội với 1 nguồn lực có giới hạn.
>6 yếu tố của nguồn lực:
-TNDL
+TNDL tự nhiên: vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, động
vật và thực vật
+TNDL văn hóa : các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, các lễ
hội, các đối tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học ; các đối tượng văn
hóa, thể thao, hđ nhận thức,…
- Nguồn nhân lực DL
- Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, vận chuyển + Cơ sở vật chất phục
vụ DL
- Vốn đầu tư
- Chiến lược phát triển DL
- Nền KT xh
>Định nghĩa đơn giản: Kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và
hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời 3 câu hỏi:
- Sản xuất cho ai?
- Sản xuất cái gì?
- Sản xuất như thế nào?”
“KTDL nghiên cứu hoạt động kinh doanh du lịch và mối liên hệ giữa du lịch với
tăng trưởng kinh tế”
>Hoạt động kinh doanh du lịch:
Về bản chất, hoạt động kinh doanh DL là tổng hòa mối quan hệ giữa các
hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động DL, hình thành trên cơ sở
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và
bán hàng hóa DL trên thị trường.
>Khái niệm về sản phẩm DL:
Theo luật DL VN:
“SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách DL
trong chuyến đi DL”
>Dịch vụ DL bao gồm:
- DV đặc biệt là những dịch vụ cần thiết góp phần tạo điều kiện cho ĐK sử
dụng hiệu quả TNDL
- DV cơ bản là những DV có tác dụng làm thỏa mãn những nhu cầu thiết
yếu hàng ngày của DK.
- DV bổ sung bao gồm bán hàng lưu niệm, cho thuê phương tiện thể thao,
giải trí, phương tiện giao thông.
>Khái niệm về kinh doanh DL:
Về bản chất, hoạt động kinh doanh DL là tổng hòa mối quan hệ giữa các
hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động DL, hình thành trên cơ sở
phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và
bán hàng hóa DL trên thị trường.
>Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng KT là sự gia tăng thu nhập (hay sản lượng) được tính cho toàn
bộ nền KT trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Tăng trưởng kinh
tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương
đối (tỷ lệ tăng trưởng) – là tỷ lệ % của sản lượng tăng thêm trong kỳ
nghiên cứu so với mức sản lượng của kỳ gốc.
1.2. Các nội dung của khái niệm KTDL: (8)
*Thực hiện sự trao đổi SPDL giữa các vùng trong nước và quốc tế
-Trong trao đổi SPDL, cầu phải đến cung (DK phải đến nơi có SPDL – điểm DL,
Khu DL, nơi tham quan nghỉ dưỡng,…) Ngày nay với cuộc CM công nghệ số, kinh
doanh DL trực tuyến trên nền tảng ứng dụng di động; thanh toán trực tuyến trên
nền tảng ứng dụng di động; mạng xã hội, kinh tế chia sẻ các ứng dụng di động gắn
với địa điểm => tăng chất lượng trải nghiệm của DK + cơ hội lớn cho các doanh
nghiệp nắm bắt xu hướng.
-Thanh toán trực tuyến cũng có sự thay đổi mau lẹ VD: công nghệ di động và mã
vùng (QR) => việc thanh toán trực tuyến của DK trong và ngoài nước trở nên
thuận tiện chưa từng có
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

Tăng trưởng của du lịch trực tuyến lên tới 50% gấp đôi tốc độ tăng trưởng của
thương mại điện tử 25%
-Trong năm 2020, đã chứng kiến nỗ lực vượt bậc của cả ngành du lịch Việt Nam
nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động và phát
triển sản phẩm mới.
VD: Hầu hết công ty du lịch lớn như Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist,
Vietrantour, Goldentour… đều áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong
công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách
hàng thông qua các ứng dụng.
Không chỉ có các công ty lữ hành áp dụng công nghệ, các điểm đến du lịch
trên khắp đất nước cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch
thông minh, quảng bá du lịch. Có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập,
Bưu điện TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Hang Múa, vườn
chim Thung Nham (Ninh Bình),... đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh
tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.
-Khó khăn lớn nhất trong kinh doanh du lịch trong thời đại cuộc CM công nghệ
số: “trăm nghe không bằng mắt thấy”, nhiều du khách không quá tin tưởng và
truyền thông và các bài review sản phẩm du lịch trên mạng xã hội.
*Cân bằng thu chi quốc tế
>3 TH
+TH1: thu>chi (Bội thu)
+TH2: thu<chi (Bội chi)
+TH3: thu=chi (cân bằng thu chi)
*Tăng nguồn thu ngoại tệ
Thống kê số lượng du khách quốc tế và nguồn thu ngoại tệ:
Năm 2000: 2.1401 triệu DKQT : 1 tỷ USD
Năm 2010: 5.0498 triệu DKQT: 4,45 tỷ USD
Năm 2020: 20 triệu DKQT : 34 tỷ USD (dự báo)
Giai đoạn 2015 - 2019, khách quốc tế lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
tăng từ 7,9 triệu lên 18 triệu (tăng gần 2,3 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân
khách quốc tế đạt 22,7%/năm
-Nâng cao chất lượng sp DL:
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

+Nguồn thu ngoại tệ góp phần cải thiện cán cân thanh toán của đất nước và
thường được sử dụng để mua sắm thiết bị máy móc cho quá trình tái sản xuất xã
hội. Do vậy tăng nguồn thu ngoại tệ sẽ góp phần xây dựng cơ sở vật chất du lịch
và tăng thu nhập quốc dân.
+Du khách quốc tế góp phần thúc đẩy các quốc gia bảo tồn các di sản văn
hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên xã hội, kích thích các
ngành nghề khác phát triển như: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn,
y tế,…
- Tăng cường hoạt động Marketing du lịch đối với thị trường Inbound: khi khách
tới khu du lịch, khách có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó, khi trở về
khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập khẩu mặt hàng đó về quốc gia
mình. Theo cách này, du khách quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền thị trường
Inbound. Hơn nữa hình ảnh của nước chủ nhà sẽ được du khách quốc tế sau khi
về giới thiệu lại cho những người khác làm tăng hình ảnh của đất nước chủ nhà
cho các đơn vị quốc tế và làm tăng xuất nhập khẩu của đất nước chủ nhà.
*Tích lũy vốn xây dựng
- Tăng doanh thu DL
- Tăng lợi nhuận
*Cải thiện cơ cấu KT vùng và quốc gia
Cơ cấu KT bao gồm:
+ Cơ cấu KT ngành:
Được hiểu là cách thức kết cấu của các ngành tạo nền hệ thống KT quốc
dân
Các ngành được xem xét phân tích bao gồm: nông nghiệp; công nghiệp –
xây dựng; dịch vụ.
Cơ cấu KT của VN
+ Cơ cấu KT lãnh thổ
Được hiểu là cách thức kết cấu của các lãnh thổ tạo nên hệ thống KT quốc
dân
Nội dung phân tích bao gồm cơ cấu giữa các vùng KT – XH với nhau; giữa
các vùng KT trọng điểm với các vùng còn lại; giữa thành thị và nông thôn.
+ Cơ cấu thành phần KT
Được hiểu là cách thức kết cấu các thành phần tạo nên HT kinh tế quốc
dân.
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

. KT NN
. KT ngoài/phi NN
. KT tập thể
. KT cá thể
. KT hộ gia đình
. KT tư bản NN và KT có vốn đầu tư nước ngoài
+ Cơ cấu lao động xã hội
Được hiểu là là quan hệ tỉ lệ lao động được phân chia theo một tiêu thức
kinh tế nào đó. (Theo Từ điển tiếng Việt – NXB Khoa học Xã hội 1994)
Hai góc độ khác nhau của khái niệm cơ cấu lao động
- Thứ nhất, cơ cấu lao động xét về mặt nguồn lực tức là mặt cơ cấu cung
lao động đươc phân chia theo các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu (tỉ lệ) số lượng và chất
lượng nguồn lao động. Bao gồm:
+Cơ cấu số lượng lao động:
Dân số trong độ tuổi lao động
Dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên
Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên (lực lượng lao động)
+ Cơ cấu chất lượng lực lượng lao động:
Lao động chia theo trình độ văn hoá
Lao động chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Lao động chia theo độ tuổi
-Thứ hai, cơ cấu lao động xét về mặt phân công lao động xã hội tức là cơ
cấu cầu lao động, phản ánh tình trạng việc làm và nhu cầu sử dụng lao động trong
các ngành, các thành phần kinh tế.
Cơ cấu cầu lao động được biểu thị qua các tiêu thức sau:
+ Lao động phân chia theo ngành/ hoặc khu vực kinh tế (nông/ lâm/
ngư nghiệp; công nghiệp/ xây dựng; thương mại/ dịch vụ)
+ Lao động phân chia theo địa phương, vùng lãnh thổ (nông thôn và
thành thị, 8 vùng kinh tế, tỉnh/ thành phố)
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

+ Lao động phân chia theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước,
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, và các thành phần kinh tế
khác)
+ Lao động phân chia theo dạng việc làm (tự làm việc, làm công ăn
lương)…
Như vậy cơ cấu lao động dù xét theo mặt nào cũng được xác định bằng tỉ lệ lao
động được phân chia theo một tiêu thức nhất định nào đó.
Tuy nhiên lực lượng lao động luôn biến đổi theo những biến đổi của xã hội cả về
số lượng, chất lượng cũng như tình trạng việc làm.
*Tạo cơ hội giải quyết việc làm
ĐVT: nghìn người
Năm Lao động trực tiếp Lao động gián tiếp Tổng số lao động
2000 170,9 375.9 546.8
2005 286,4 630,1 916.5
2010 480 920 1400
2015 620 1580 2200
2020 (dự báo) 870 2130 3000

Trên thế giới, du lịch đem lại hàng triệu việc làm, thúc đẩy kinh tế phát triển cả ở
cấp địa phương và quốc gia. Hiện, Việt Nam có khoảng 1,3 triệu lao động phục vụ
trong ngành du lịch (chiếm 2,5% tổng số lao động cả nước). Việc làm trong ngành
du lịch tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư,
đặc biệt là thành niên mới lập nghiệp và phụ nữ và các cá nhân ở nông thôn cơ
hội hỗ trợ bản thân, gia đình, hòa nhập sâu rộng hơn vào xã hội.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, mỗi năm toàn ngành cần khoảng 40.000 lao
động. Đến năm 2020, cả nước cần trên 870 nghìn lao động trực tiếp làm việc
trong các cơ sở dịch vụ du lịch, đó là chưa kể đến số lượng lớn lao động cung cấp
cho loại hình du lịch tàu biển.
*Thúc đẩy sự phát triển nền KT
+ Làm thay đổi cơ cấu KT:
.Thông qua du lịch, các ngành kinh tế - xã hội khác cũng phát triển; mở
thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt
động thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông
qua du lịch. Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng,
viễn thông... nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát
triển, góp phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế - xã hội.
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

.Hoạt động du lịch phát triển làm gia tăng khả năng tiêu thụ tại chỗ cho
hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội
và nghề thủ công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả
nước và từng địa phương
+ Tăng trưởng KT:
Năm 2018, Du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ
80 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 637.000 tỷ đồng
(tương đương 28,1 tỷ usd), đóng góp trực tiếp vào GDP 8,39%.
Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên
9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc
làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc
độ tăng trưởng cao 22,7%
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm
2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và
năm 2019: 9,2%. Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017
của Bộ Chính trị.
Kết quả đạt được đã ngày càng khả ng định vai trò củ a ngà nh Du lịch trong
nè n kinh té quó c dân với những đó ng gó p quan trọ ng và o tăng trưởng kinh
té , xóa đói giảm nghèo đả m bả o an sinh xã họ i, bả o tò n và phá t huy giá trị
văn hoá , bả o vẹ môi trường và giữ vững quó c phò ng, an ninh…
+ Tăng trưởng thu nhập bq/người
*Hội nhập KTQT và phân công lao động quốc tế
a) Hội nhập KTQT: quá trình chủ động thực hiện đồng thời 2 việc:
+Một mặt: Gắn nền KT và thị trường và thị trường từng nước với thị trường khu
vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền
KT quốc dân
+Mặt khác: Gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn
cầu.
b) Phân công lao động quốc tế:
Phân công lao động quốc tế trên phạm vi thế giới, được hình thành khi sự phân
công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự phát triển của lực
lượng sản xuất. PCLĐQT ngày càng phát triển và bao trùm toàn bộ nền KT thế
giới.
Điều kiện để phát triển PCLĐQT:
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

+Sự khác biệt giữa các quốc gia và điều kiện TN => các quốc gia phải dựa
vào những ưu thế về TNTN để chuyên môn hóa sản xuất, phát huy lợi thế so sánh
và đk địa lí của mình.
+Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, trình độ phát triển của KH-KT và công nghệ, truyền thống sản xuất, lực
lượng sản xuất.
-Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế độ KT-XH
của đất nước
-Các tổ chức KT khu vực và tổ chức KT chuyên ngành: EEC, ASEAN, G7, OPEC,…
-Các tổ chức liên kết DL: PATA, ASEANTA,…
Câu 2: Đặc điểm của KTDL:
*Vị trí, vai trò của KTDL trong nền KT thế giới:
- Tỷ trọng đóng góp của DL trong GDP của Thế giới năm 2000 là 6%; năm 2011 là
9% (6000 tỷ USD) và dự báo đến năm 2020 đạt 10% (10000 tỷ USD)
- DL là 1 trong 5 ngành KT lớn nhất hành tinh, có vị trí hết sức quan trọng trong
nền KT thế giới:
+Theo Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2016, du lịch và lữ hành toàn cầu đóng
góp trực tiếp vào GDP hơn 2,3 nghìn tỷ USD (tương đương 3,1%) và trực tiếp tạo
ra gần 109 triệu việc làm (chiếm 3,6% tổng việc làm trên toàn thế giới). Tính cả
tác động gián tiếp và lan tỏa, năm 2016, tổng đóng góp của du lịch và lữ hành cho
nền kinh tế toàn cầu lên đến hơn 7,6 nghìn tỷ USD (10,2%) và tổng đóng góp vào
việc làm là hơn 292 triệu việc làm (chiếm 9,6%). Như vậy, cứ 10 việc làm (cả trực
tiếp và gián tiếp) trên toàn cầu thì có một việc làm trong ngành du lịch.
+Năm 2016, giá trị xuất khẩu du lịch toàn cầu đạt hơn 1,4 nghìn tỷ USD,
chiếm 6,6% tổng giá trị xuất khẩu và gần 30% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của
thế giới. Đầu tư du lịch và lữ hành là 806,5 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng đầu tư của
toàn bộ nền kinh tế thế giới.
+Năm 2016, đóng góp trực tiếp của du lịch và lữ hành vào GDP đạt hơn 2,3
nghìn tỷ USD, tăng trưởng 3,1% so với năm 2015. Mức tăng này cao hơn so với
mức tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu (2,5%); và cũng cao hơn mức tăng trưởng
của các ngành như xây dựng, dịch vụ tài chính, sản xuất, bán buôn bán lẻ; chỉ thấp
hơn mức tăng trưởng của ngành thông tin và truyền thông.
*Vị trí vai trò của DL trong nền KT quốc gia
- Năm 2017 thu nhập ngoại tệ từ DL đạt 23 tỷ USD; DL chiếm 6,5% trong GDP
quốc gia. DL góp phần giải quyết nguồn lao động cho quốc gia, năm 2015 có 2,25
triệu lao động, chiếm 4% trong tổng số lao động của cả nước.
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

- Năm 2018, Du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80
triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 637.000 tỷ đồng (tương
đương 28,1 tỷ usd), đóng góp trực tiếp vào GDP 8,39%.
- Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào
GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp.
Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao
22,7%
- Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt
6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.
Du lịch đang từng bước hướng tới trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo
mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
- DL là 1 trong 4 ngành KT mũi nhọn của VN.
- Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng của ngành du lịch trong khu vực
dịch vụ. Ở đâu du lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh
trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt như Sa Pa (Lào Cai),
Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ
An), Huế (Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh
Hòa), Mũi Né (Phan Thiết), khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều địa
phương khác.
- Hoạt động du lịch phát triển làm gia tăng khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa
và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ
công truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng
địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, tạo ra hàng
triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều tầng lớp dân cư, đặc biệt là thành
niên mới lập nghiệp và phụ nữ; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước
và với nước ngoài.
- Thông qua du lịch, các ngành kinh tế - xã hội khác cũng phát triển; mở thêm thị
trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương
mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch.
Các ngành thương mại, nông nghiệp, thuỷ sản, giao thông, xây dựng, viễn thông...
nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, góp
phần thay đổi diện mạo của nền kinh tế - xã hội.
- Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản
và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến
các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du
lịch. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá
giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến
thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

- Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư.


- Du lịch phát triển sẽ mở ra khả năng thu hút, sử dụng sức lao động nhàn rỗi.
- Du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của các địa phương.
- Hiệu quả số nhân trong du lịch.
*Sự vận hành DL lấy tiền tệ làm môi giới
Hoạt động trao đổi sản phẩm dl giữa du khách với nhà cung ứng. Mâu thuẫn chủ
yếu xảy ra theo 3 tình huống sau:
>3 tình huống trao đổi SPDL giữa nhà cung ứng với du khách
+TH1: Cung > cầu => Giá giảm
VD: 1000 chỗ > 800 khách
+TH2: Cung <cầu => giá tăng
VD: 1000 chỗ < 1200 khách
+TH3: cung=cầu => ổn định
VD: 1000 chỗ = 1000 khách
*5 quốc gia có thu nhập ngoại tệ từ du lịch lớn nhất năm 2013:
+Hoa Kỳ: 139,6 tỷ USD (69,8 triệu DK quốc tế)
+ TBN: 60,4 tỷ USD (60,7 triệu Dk quốc tế)
+Pháp: 56,1 tỷ USD (76,8 triệu dk quốc tế)
+Ý: 44 tỷ USD (47,7 triệu dk)
+TQ: 41,9 tỷ USD (55,4 triệu dk quốc tế)
*5 quốc gia dự trữ ngoại tệ lớn của thế giới
(31/12/2013)
+TQ: 3820 tỷ usd
+NB: 1268 tỷ usd
+LM Châu âu: 863,8 tỷ usd
+ả rập xê út: 739,5 tỷ usd
+thụy si4L 531,1 tỷ usd
>Quá trình vận hành kinh tế du lịch bao gồm 2 khâu cơ bản:
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

a) Mua sản phẩm DL: là quá trình du khách chuyển hóa tiền thành SPDL
(chủ thể là du khách)
Khâu mua SPDL được chia làm 2 khâu nhỏ:
1)Sự phát sinh nhu cầu mua SPDL là sự hình thành điều kiện mua
SPDL của du khách.
Du khách phải thỏa mãn các điều kiện sau:
-Có thu nhập đảm bảo sự chi tiêu cho DL
-Có thời gian rỗi
-Có trình độ văn hóa nhất định
2)Hướng mua SPDL chỉ chủng loại SPDL mà du khách chọn mua. DK
mua tour DL nội địa hoặc tour DL quốc tế (Inbound hoặc Outbound)
b)Bán SPDL
-Giới thiệu thị trường DL thông qua công tác tuyên truyền quảng cáo DL
+Công tác tuyên truyền quảng cáo DL như:
1.Thứ nhất, tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong
quảng bá du lịch: Trong thời đại công nghệ số, việc nâng cấp các
công cụ công nghệ thông tin và đổi mới hình thức quảng bá là việc
làm thường xuyên liên tục, tuy nhiên để áp dụng được các công cụ
công nghệ cao đòi hỏi phải có đầy đủ các nguồn lực.
VD cụ thể: Với Du lịch Phú Thọ, có các trang Thông tin điện
tử: dulichphutho.com.vn- dulichtaybac.vn - phuthotourism.vn,
cải tiến giao diện và nội dung quảng bá, bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh
nhằm thu hút du khách trong nước, quốc tế.
Ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả các công cụ tiện ích của
mạng xã hội để quảng bá du lịch, tiếp cận với du khách nhanh
và hiệu quả thiết thực hơn VD: Kênh Youtube cần xây dựng
thêm nhiều video hấp dẫn về điểm du lịch, các Fanpage đẩy
mạnh lượt like và bạn bè, bổ sung ngôn ngữ tiếng Anh trong
quảng bá Du lịch.
VD cụ thể ở Phú Thọ: Fanpage Du lịch Phú Thọ - Về miền
Đất Tổ Hùng Vương và các trang Du lịch Phú Thọ, Hát Xoan
Phú Thọ, Sản phẩm Du lịch Phú Thọ...
Ứng dụng du lịch thông minh ứng dụng trên thiết bị di động
với tên miền Myphutho.vn và phuthotourism.vn bước đầu
đã hoàn thiện cập nhật và được du khách đón nhận tích cực,
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

cần tiếp tục triển khai trên diện rộng đến nhiều doanh nghiệp
sử dụng trở thành thành viên chủ động cập nhật, bổ sung
thêm thông tin - hình ảnh chất lượng hơn, bổ sung dịch song
ngữ Tiếng Anh giúp du khách trong nước và quốc tế tra cứu
hiệu quả hơn.
.Quảng bá rộng rãi thông tin, hình ảnh Du lịch địa bàn trên cá
phương tiện truyền thông trong và ngoài tỉnh: Liên kết chặt chẽ với
các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh như Đài PTTH tỉnh,
Báo Phú Thọ, Đài TH Việt Nam, Truyền hình Nhân dân, VTC 10, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, Cổng Thông tin Du lịch Việt Nam... mở chuyên
mục giới thiệu du lịch định kỳ, sản xuất video clip phát sóng theo
chuyên đề trên các phương tiện truyền thông...
Phối hợp với các Cơ sở đào tạo Du lịch trong và ngoài tỉnh
như: Khoa KHXH&NV - Đại Học Hùng Vương, Cao Đẳng Nghề
Phú Thọ, Cao Đẳng Du lịch Hà Nội..., tuyên truyền rộng rãi
thông tin về các khóa, lớp đào tạo du lịch.
Đặc biệt hiện nay mạng công nghệ 4.0 phát triển mạnh, tại
các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang,
Thủ đô Hà Nội..., dịch vụ bán tour, bán phòng khách sạn và
các homestay trên các trang trực tuyến phát triển mạnh như
các trang Booking.com, Travel loka, Agoda, Trippi, Gotadi, Air
B&B, Luxstay...
- Cung cấp hàng hóa và dịch vụ DL
Hàng hóa và dịch vụ DL bao gồm:
+ Hàng hóa và dịch vụ tham quan: Nhằm để thỏa mãn nhu cầu đi
xem phong cảnh đẹp của đất nước, phong tục tập quán, con người, tài nguyên
thiên nhiên nơi tham quan. Loại hình này được thực hiện theo chuyến đi, qua
nhiều địa phương, vùng,…
Việt Nam là nước có điều kiện khí hậu và địa hình được mẹ thiên
nhiên ưu đãi du khách có thể đến tham quan các địa điểm như:
- Du lịch nghỉ biển
- Du lịch nghỉ núi
- Du lịch nông thôn
- Du lịch thành phố
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

.Ở Việt Nam có hệ sinh thái, hệ động thực vật phong phú thậm
chí có nhiều động vật có tên trong sách đỏ (Cầy Gấm, Hạc Cổ Trắng,
Voọc mông trắng,… thực vật có Sưa, Lim xanh, Thông đỏ, Chò,…)
.Chưa kể, Việt Nam còn sở hữu hệ sinh thái đặc trưng như:
rừng ngập mặn, san hô, rừng nhiệt đới,…
.Việc tham quan, ngắm cảnh hoặc nghỉ dưỡng ở những điểm
nổi bật như Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt,… Ngày nay đã xuất hiện thêm
một số địa điểm mới (Hang Én, Pù Luông, Đồng Văn, Fansipan,…)
.Tham quan văn hóa phong tục, tập quán bản địa. Khách du
lịch có cơ hội ăn, ngủ, sinh hoạt, lao động,… cùng chủ nhà, tham gia
các hoạt động truyền thống (lễ hội cồng chiêng, hát đồng dao, nhảy
sạp,…)
+ Hàng hóa và dịch vụ vận chuyển: Bao gồm các phương tiện đưa
đón khách đến thăm quan các điểm du lịch bằng phươn tiện giao thông hiện nay
(ô tô, xe máy, máy bay, thuyền, xe đạp,…) thể hiện qua tuyến du lịch và tần xuất.
• Ngành vận chuyển hàng không
• Ngành vận chuyển đường bộ
• Ngành vận chuyển đường sắt
• Ngành vận chuyển đường thủy
+ Hàng hóa và dịch vụ lưu trú: bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng
các nhu cầu của người đi du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, resort, spa, motel, camping,
…)
+ Hàng hóa và dịch vụ ăn uống: bao gồm các dịch vụ nhằm đáp ứng
các nhu cầu của người đi du lịch (tiệc BBQ ngoài trời và trong nhà, nhà hàng,…
Những trải nghiệm như thưởng thức trà cung đình Huế, tham gia các tour chợ tại
Hà Nội và được đầu bếp hướng dẫn nấu ăn,….
+ Hàng hóa và dịch vụ vui chơi giải trí: bao gồm du lịch nghỉ ngơi, du
lịch thể thao, du lịch chữa bệnh,…
• du lịch nghỉ ngơi: Chuyến đi thư giãn, xả hơi, bức ra
khỏi công việc thường nhật. Nhằm giúp thư giản tinh
thần và thân thể trong một thời gian để lấy lại sức
khỏe, trong loại hình nghỉ ngơi có các hoạt động như
tham quan nhưng việc đó không phải là chính.
• du lịch thể thao: vừa thỏa mãn nhu cầu du lịch vừa thỏa
sự đam mê thể theo. Có 2 dạng :
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

.Dạng chủ động : du khách trực tiếp tham gia các hoạt
động thể thao như vận động viên các thế vận hội, đại hội thể thao, tham gia leo
núi, câu cá, bơi lội,…
.Dạng bị động : du lịch để xem các cuộc thi đấu
thể thao (các cổ động viên)
• Nhu cầu vui chơi giải trí thỏa mãn tinh thần: xem hòa
nhạc cung đình Huế, triễn lãm tranh, các khu bảo tàng
mỹ thuật ở TP HCM, tham gia vào các chợ tình chợ
phiên ở vùng Tây Bắc vd: chợ tình Khâu Vai,…
• Nhu cầu vui chơi giải trí thỏa mãn sự say mê và sở
thích: du lịch thể thao ở bãi biển như lướt ván, bơi lội,
bóng chuyền,… Hoạt động leo núi,…
+ Hàng hóa và dịch vụ mua sắm: mua các đồ tưởng niệm ở khu du
lịch: quần áo, vật trang trí, đặc sản địa phương,…
+ Hàng hóa và dịch vụ thông tin: Khi đi đến một địa phương mới lạ,
du khách sẽ có thêm những kiến thức về các phong tục tập quán mới mà mình
chưa từng biết: các món ăn đặc sản như chẩm chéo của dân tộc Thái, thắng cố của
người H’mông, các phiên chợ tình ở Sapa,…
-Khách du lịch đi họp đến nơi khác với tư cách là đại biểu của
các hội nghị khoa học, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thể thao, tôn giáo
-Khách du lịch đi vì mục đích kinh doanh, công vụ (tìm hiểu
thị trường, ký kết hợp đồng,…)
>Khó khăn trong định giá SPDL
- Một số SPDL định lượng trực tiếp được giá bán (SP hữu hình)
+Hđ kinh doanh khách sạn, nhà hàng
+Hđ mua sắm hàng tiêu dùng, quà lưu niệm
+Hđ kinh doanh vận chuyển
-Các sản phẩm DL khó định lượng được giá bán (SP vô hình)
+Thưởng thức biểu diễn nghệ thuật
+Hoạt động tham quan các điểm, tuyến du lịch
+Dịch vụ của Cán bộ - nhân viên DL
CHƯƠNG II:
Câu 3: Khái niệm và chức năng của thị trường du lịch:
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

3.1: Khái niệm thị trường du lịch:


Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, phản ánh toàn bộ quan hệ
trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu cùng các mối quan hệ,
thông tin kinh tế, kĩ thuật gắn với quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
3.2. 3 khía cạnh của thị trường du lịch:
- Thị trường du lịch là bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa nói chung, nó
chịu sự chi phối của các qui luật kinh tế:
+Quy luật cung cầu
+Quy luật giá trị
+Quy luật cạnh tranh
+Quy luật lưu thông tiền tệ
+Quy luật tối đa hóa lợi nhuận
- Thị trường du lịch là nơi thực hiện sự trao đổi hàng hóa (dưới dạng vật chất và
dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương
đối với thị trường hàng hóa
- Toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều liên hệ với
không gian, thời gian, điều kiện và phạm vi thực hiện hàng hóa.
3.3 3 chức năng của Thị trường du lịch:
*Chức năng thực hiện và công nhận
Thực hiện giá trị hàng hóa thông qua giá cả
Chi phí SX của SPDL chỉ được công nhận là chi phí XH cần thiết khi hành vi mua
và bán được tiến hàng và kết thúc trên thị trường du lịch
Đối với DN du lịch, SPDL ko được tiêu thụ sẽ dẫn đến thất thu, thua lỗ và phá sản
Đối với 1 quốc gia, SPDL ko dc công nhận, ko dc thực hiện sẽ dẫn đến sự tụt dốc
của ngành DL
*Chức năng thông tin
Thị trường du lịch cung cấp các thông tin về số lượng, chất lượng của cung-cầu
DL
Đối với người bán: Thị trường du lịch cung cấp những thông tin về cầu DL,
cung DL của các đối thủ cạnh tranh để quyết định chiến lược kinh doanh phù hợp.
Đối với người mua: (du khách) Thông tin của Thị trường du lịch cung cấp
có giá trị quyết định trong việc lựa chọn chuyến đi (đặc biệt là du lịch quốc tế)
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

*Chức năng điều tiết, kích thích


Thị trường du lịch tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng
Nhìn từ góc độ người sản xuất: Thông qua các quy luật kinh tế, thị trường
tác động trực tiếp đến người sản xuất, nhà sản xuất phải liên tục đổi mới SPDL để
phù hợp với nhu cầu của du khách
Nhìn từ góc độ người tiêu dùng: Thông qua sự thay đổi về sở thích, thị hiếu
và nhu cầu của DK trên thị trường mà các doanh nghiệp sẽ có biện pháp, phương
hướng kinh doanh thích hợp đạt lợi nhuận tối đa.

CHƯƠNG III:
CÂU 4: Các yếu tố tác động đến cầu DL
1. Yếu tố tự nhiên (TNDL TN & TNDLVH)
Vì sao yếu tố tự nhiên lại đứng đầu?
<1>. Khí hậu
Nhiều người cho rằng khí hậu là yếu tố mang tính quyết định đối với hoạt động
du lịch. Khi đề cập đến khí hậu người ta quan tâm đến 3 yếu tố: Ánh nắng mặt
trời; mưa; Nhiệt độ - vận tốc gió và độ ẩm.
<2>. Cảnh quan
Cảnh quan không chỉ là một bức tranh mà đó còn là một nơi, một môi trường
trong đó diễn ra cuộc sống xã hội của một nhóm người và họ không ngừng góp
phần tạo nên phong cảnh.
Để hiểu rõ về cảnh quan cần phải nắm vững tất cả các khía cạnh địa lý của chúng:
cấu trúc địa chất, địa hình, các dòng nước, thảm động thực vật,…
<3>. Những vùng địa hình có khả năng tổ chức các hoạt động giải trí
Một khía cạnh khác của tài nguyên thiên nhiên trong du lịch là điều kiện mặt bằng
và địa hình thuận tiện để tổ chức các hoạt động giải trí: tắm biển, lướt ván, leo
núi,… Vấn đề ở đây là điều kiện về sức chứa, yêu cầu về địa hình, cấu tạo địa chất.
Đối với chúng, mọt yếu tố rất quan trọng là khoản cách đến các nơi gởi khách lớn.
Một hoạt động giải trí càng mang tính độc đáo thì yêu cầu này càng gay gắt.
Đưa ra VD thực tế, VD đi du lịch ở điểm du lịch là Đà Lạt
➢ TNDL Tự nhiên: vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, động vật và thực
vật
VD: Thăm quan Langbiang
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

➢ TNDL văn hóa : các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, các lễ hội, các đối
tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học ; các đối tượng văn hóa, thể thao,
hđ nhận thức,…
VD: tham gia lễ hội cồng chiêng
2. Yếu tố văn hóa – xã hội
- Tâm sinh lý con người: là nhân tố thúc đẩy người có thời gian nhàn rỗi và
có đủ tiền thực hiện chuyến du lịch đến một nơi nào đó. Việc họ thích đi du
lịch hay không, nếu có thì đến vùng nào, thời gian nào, bằng phương tiện gì
lựa chọn loại hình du lịch nào,… hoàn toàn do bản thân các yếu tố nội tại
quyết định.
Có 5 động cơ du lịch khiến tâm sinh lý con người có tác động đến cầu DL:
+Động cơ thể xác và tinh thần
+Động cơ giao tế: ngoại giao
+Động cơ văn hóa
+Động cơ danh tiếng
+Động cơ kinh tế
- Độ tuổi và giới tính
+Độ tuổi: tuổi trẻ&trung niên&cao niên
+Giới tính: nam và nữ
VD: 8/3 các cơ sở kinh doanh du lịch tập trung vào các sản phẩm du
lịch như nhu cầu mua sắm, nghỉ dưỡng, spa,… Sẽ có các phiếu giảm giá
dành riêng cho phái nữ,…
- Thời gian rỗi: Thời gian nhàn rỗi là thời gian mà mỗi người được tự do sử
dụng nó để tham gia các hoạt động hoặc nghỉ ngơi, giải trí...theo đúng ý
thích của người đó. Theo nghĩa đó, thời gian nhàn rỗi còn được gọi là thời
gian tự do chi phối.
• Nói chung, người ta chỉ đặt vấn đề đi du lịch khi có thời gian
rảnh rõ i trong mọ t năm.Đây là một nhân tố quan trọng nhất
cho phép phát triển nhu cầu du lịch hiện đại bởi nó tác động
đến hầu hết dân cư, tạo nên hiện tượng quần chúng hóa trong
du lịch.
• Chúng ta cần xem xét cơ cấu quỹ thời gian của con người,
phát hiện các xu hướng để xác định sự ảnh hưởng của chúng
đến nhu cầu du lịch. Phân tích sự tác động của thời gian rỗi
đến nhu cầu du lịch một cách cụ thể.
• Nhìn chung, do những tiến bộ khoa học công nghê và toàn cầu
hóa, canh tranh kinh tế, nhóm thời gian làm công việc gia đình
ngày càng giảm, thời gian nhàn rỗi ngày càng tăng. Nhờ các
thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, năng xuất lao động ngày
càng cao, kinh tế ngày một phát triển và mức sống của con
ngưòi ngày một cải thiện. Xu hướng chung đối với tất cả các
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

nước là giảm bớt thòi gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi.
Đã có nhiều nước trên thế giới thực hiện chế độ làm việc 36-
40 giờ/1 tuần, cho nên tỷ lệ trên đã thay đổi: (52 tuần X 40
giờ/tuần » 2000 giờ) 2000 giờ - 3000 giờ - 4000 giờ. Như vậy,
hiện nay thời gian nhàn rỗi tăng đáng kể. Thòi gian nhàn rỗi
và hình thức hoạt động gắn với thời gian rỗi của mỗi ngưòi là
một trong các chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng cuộc
sống và là nhân tố quan trọng kích thích đi du lịch.
• Thông thường thời gian rỗi được sử dụng vào một số teong
các hoạt động sau:
(1) Giao tiếp xã hội;
(2) Nâng cao hiểu biết và hoạt động sáng tạo (tự học tập, đọc
(3) Giải trí (xem phim, kịch, nghe hòa nhạc, tham quan bảo tàng, xem
thể thao, ca hát, chơi nhạc cụ, nghe đài, xem vô tuyến, chơi cờ...);
(4) Phát triển thể lực, phục hồi, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp... (chơi thể
thao, đi dạo, xông hơi, mát xa...);
(5) Thực hiện các chuyến đi đến các nơi khác vói nơi ở thường xuyên
của mình để có được một trải nghiệm mới (đi du lịch);
(6) Thời gian nghỉ ngơi khác.
• Mục đích sử dụng thời gian rỗi tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính
cách của từng người, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống...
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối quan hệ tỷ lệ thuận
giữa thòi gian nhàn rỗi và nhu cầu du lịch. Du lịch là hoạt
động sử dụng thời gian nhàn rỗi lý tường nhất vì nó là một
hoạt động tổng hợp, có thể thoả mãn nhiều nhu cầu cùng một
lúc như nghỉ ngơi, thư giãn, vui choi giải trí, nâng cao kiến
thức, mở rộng quan hệ xã hội.
- Bản sắc văn hóa
<1>. Những điểm thu hút trong quá khứ
Tìm về quá khứ, khách du lịch mong làm dịu đi những lo toan và lo lắng
hiện tại và người ta thường bị thu hút bởi quá khứ hơn là tương lai
Về mặt du lịch mà nói, quá khứ ở đây không phải là những truyền thuyết,
những bài học rút ra được mà nó phải là những bằng chứng sờ mó được.
Thăm một ngôi chùa cổ, một chiến trường xưa, một căn phòng nơi đã diến
ra một sự kiện lịch sử, một viện bảo tàng,…
Những điểm thu hút trong quá khứ, chúng ta chia ra:
- Những điểm thu hút của lịch sử
- Nghệ thuật cổ: Những công trình kiến trúc, viện bảo tàng
- Những tập tục, truyền thống dân gian
<2>. Những điểm thu hút của thời hiện đại
- Những sự kiện thời sự
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

Đó là lịch sử đang diễn ra, nó thể hiện qua những nơi chốn đang diễn ra
những sự kiện lịch sử
- Những công trình xây dựng, khoa học, kỹ thuật và công nghệ
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Nghệ thuật nấu nướng và các món ăn truyền thống
- Trình độ văn hóa: Người có trình độ văn hóa càng cao thì cầu càng lớn.
Những người có trình độ cao thường ham hiểu biết, thích khám phá những
điều mới lạ tại các vùng khác, các quốc gia khác và thích mở rộng quan hệ
giao lưu.
Ví dụ: người thành thị đi du lịch nhiều hơn người nông thôn, người có trình
độ văn hóa cao đi nhiều hơn người có trình độ văn hóa thấp,...
- Nghề nghiệp:
-Khách du lịch đi họp đến nơi khác với tư cách là đại biểu của các hội nghị
khoa học, chính trị, ngoại giao, kinh tế, thể thao, tôn giáo
-Khách du lịch đi vì mục đích kinh doanh, công vụ (tìm hiểu thị trường, ký
kết hợp đồng,…)
- Thị hiếu và các kỳ vọng: Đối với nhiều người là đi du lịch để khẳng định
vị trí xã hội của mình và có khi là sự đua đòi, bắt chước theo cách tiêu dùng
của tầng lớp trên. Thực tế này không phải không quyết định đi du lịch của
nhiều người ngày nay
3. Các yếu tố kinh tế:
- Thu nhập của dân cư: khi muốn đi du lịch, con người không chỉ cần có thời
gian mà cần phải có một mức thu nhập đủ lớn. Đó là điều kiện cần thiết để
biến nhu cầu nói chung thành nhu cầu có khả năng thanh toán.
- Giá cả hàng hóa
- Tỷ giá đối hoái: đối với du lịch quốc tế, tỷ giá hối đoái cũng là một nhân tố
quan trọng
VD: tiền Việt Nam, đô la Mĩ, EURO,..
4. CM KH – KT và quá trình đô thị hóa
- Digital Marketing (DK tìm kiếm thông tin đi DL qua mạng…)
VD: dịch vụ bán tour, bán phòng khách sạn và các homestay trên các
trang trực tuyến phát triển mạnh như các trang Booking.com, Travel
loka, Agoda, Trippi, Gotadi, Air B&B, Luxstay...
- Quá trình đô thị hóa
5. Yếu tố chính trị
- An ninh chính trị quốc gia
- Trật tự an toàn xã hội
6. Xúc tiến và quảng cáo, tiếp thị DL
- Xúc tiến: tiềm năng TNDL VN rất lớn (Ví dụ so vs thế giới), lao động nhiều,
nhưng trình độ KHKT thấp => kêu gọi nước ngoài đầu tư
- Tiếp thị: đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút du khách
Câu 5: Các yếu tố tác động đến cung du lịch
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

1. Sự phát triển của CM KH – KT tạo ra hàng hóa và dịch vụ có giá trị sử


dụng với chất lượng cao, làm tăng lợi thế cạnh tranh của SPDL trên
thị trường (CMCN 4.0)
Cho vd trong nhà hàng – khách sạn – lữ hành
VD: các sản phẩm cung DL như thang cuốn, điều hòa, giao thông vận tải, hệ thống
cáp treo hiện đại ở Bà Nà Hill
Trình bày CM công nghiệp 4.0 tác động đến hoạt động kinh doanh DL
(Digital Marketing, bán hàng trực tiếp, quảng cáo online,.. các trang web phổ biến
trong DL)
VD: Áp dụng công nghệ sinh học để bảo tồn loài cây, sếu đầu đỏ ở vườn quốc gia
Cát Tiên
2. Cầu DL ngày càng tăng đã kích thích sự tăng trưởng của cung DL
Vì sao cầu DL ngày càng tăng (tăng về số lượng du lịch, chất lượng tiêu dùng)
+do thu nhập tăng, khả năng thanh toán
+trình độ văn hóa tăng, trình độ dân trí (vì sự nhận thức cái đẹp)
+thời gian rỗi tăng (của công nhân viên chức tăng vì chính sách, tiến bộ KH
công nghệ phát triển => tiến độ năng suất cao hơn)
 Cầu tăng thì cung phải tăng => lao động DL phải tăng: HDV DL phải tăng,
nhà hàng – khách sạn phải tăng

3. Sự gia tăng số lượng và chất lượng LĐ du lịch


*Số lượng:
- Buồng tăng => lao động DL tăng: người phục vụ buồng tăng
- xây dựng thêm khách sạn => tăng người phục vụ, quản lí,…
*Chất lượng:
- Trình độ văn hóa dân trí cao => đòi hỏi cần được chất lượng phục vụ cao
VD: thu nhập cao => muốn ở khách sạn 3,4,5 sao
Tiền bỏ ra nhiều => đòi hỏi lễ tân có trình độ, chuyên môn cao
Cầu DL đòi hỏi dịch vụ DL
- Chất lượng của 1 người làm 10 phòng > 1 người làm 20 phòng
4. Mức độ tập trung của cung DL
- Tập trung hóa theo chiều ngang
DƯƠNG NGỌC TRÂM_2056180209_K11 QTDVDLVLH

Các tập đoàn sản xuất quốc gia liên minh với nhau
VD:
- Tập trung hóa theo chiều dọc
Lữ hành kết hợp hàng không kết hợp lưu trú…
VD: Saigontourist + VietnamAirflight + Vietjet
5. Chính sách thuế
*Tích cực:
*Tiêu cực:
-thuế quá lớn so với doanh thu, thời hạn nộp thuế không kịp xoay sở
- Thuế cao quá => Tăng giá => cầu giảm
6. 6 Chiến lược phát triển du lịch
- Chiến lược sản phẩm du lịch
- Chiến lược đầu tư phát triển du lịch
- Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
- Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển TNDL & MTDL
- Chiến lược thị trường du lịch
- Chiến lược thị trường du lịch bền vững

You might also like