You are on page 1of 72

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
I. GIỚI THIỆU............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.....................................4
4. Tổng quan tài liệu.................................................................................................................4
5. Giới hạn nghiên cứu............................................................................................................. 7
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.................................................................................7
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................9
1. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................... 9
2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................19
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...........................................................................................19
2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.........................................................................................20
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 21
I. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU..........................................................................................................21
1. Biến 1................................................................................................................................. 21
a. Bảng 1................................................................................................................ 21
b. Biểu đồ 1............................................................................................................ 21
c. Kết luận.............................................................................................................. 22
2. Biến 2................................................................................................................................. 22
a. Bảng 2................................................................................................................ 22
b. Biểu đồ 2:...........................................................................................................22
3. Biến 3................................................................................................................................. 23
a. Bảng 3................................................................................................................ 23
b. Kết luận:.............................................................................................................25
4. Biến 4................................................................................................................................. 26
a. Bảng 4 ............................................................................................................... 26
b. Biểu đồ 4............................................................................................................ 27
c. Kết luận.............................................................................................................. 27
6. Biến 6................................................................................................................................. 29
a. Bảng 6................................................................................................................ 29
b. Biểu đồ 6............................................................................................................ 30
c. Kết luận.............................................................................................................. 30
7. Biến 7................................................................................................................................. 31
a. Bảng .................................................................................................................. 31
b. Biểu đồ 7............................................................................................................ 31
c. Kết luận.............................................................................................................. 32
8. Biến 8................................................................................................................................. 32
a. Bảng 8................................................................................................................ 32
b. Biểu đồ 8............................................................................................................ 33
c. Kết luận.............................................................................................................. 33
9. Biến 9................................................................................................................................. 33
a. Bảng 9................................................................................................................ 34
b. Biểu đồ 9............................................................................................................ 34
c. Kết luận.............................................................................................................. 35
10. Biến 10............................................................................................................................. 35
a. Bảng 10.............................................................................................................. 35
b. Biểu đồ 10.......................................................................................................... 36
c. Kết luận.............................................................................................................. 36
11. Biến 11............................................................................................................................. 37
a. Bảng 11.............................................................................................................. 37
b. Biểu đồ 11.......................................................................................................... 37
c. Kết luận.............................................................................................................. 38
12. Biến 12............................................................................................................................. 38
a. Bảng 12.............................................................................................................. 38
b. Biểu đồ 12.......................................................................................................... 39
c. Kết luận.............................................................................................................. 39
13. Biến 13............................................................................................................................. 40
a. Bảng 13.............................................................................................................. 40
b. Biểu đồ 13.......................................................................................................... 41
c. Kết luận.............................................................................................................. 41
14. Biến 14............................................................................................................................. 42
a. Bảng 14.............................................................................................................. 42
b. Biểu đồ 14.......................................................................................................... 42
c. Kết luận.............................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 48
PHẦN MỞ ĐẦU

I. GIỚI THIỆU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xã hội phát triển với nhịp độ hối hả như hiện nay, khi con người bị cuốn vào dòng

chảy xô bồ vội vã, những lo toan cuộc sống khiến họ áp lực phải có công việc để ổn định cuộc

sống. Hiểu được điều này một bộ phận lớn sinh viên đã quyết định tham gia vào lực lượng lao

động bán thời gian (part-time).

Kế thừa những đề tài nghiên cứu đã có, đề tài sẽ góp phần làm rõ nét hơn các yếu tố tác

động đến việc làm thêm của sinh viên trường Nhân văn.

Với đa số các bạn sinh viên thì việc làm thêm là một điều tích cực. Bởi lẽ việc làm thêm

giúp các bạn sinh viên đạt được nhiều mục tiêu khác nhau, không chỉ có được nhiều sự trải

nghiệm mà còn có thể tự chủ và độc lập hơn về kinh tế. Việc làm thêm không chỉ đem lại nguồn

thu nhập cho sinh viên để trang trải cuộc sống mà còn giúp sinh viên cọ xát được với thực tế,

chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước các công ty, doanh nghiệp sau khi ra trường.

Đồng thời tạo cho mình những mối quan hệ tốt, tạo cơ hội cho bản thân phát triển không ngừng.

Bên cạnh có được kinh nghiệm làm việc, các bạn còn học được những kinh nghiệm mà trên sách

vở không thể truyền tải hết được đó là: kinh nghiệm giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ giữa

sếp và nhân viên, quan hệ giữa nhân viên và khách hàng…Khi sống trong xã hội với mức sống

cao và cạnh tranh như hiện nay, kiến thức xã hội và kiến thức thực tế ảnh hưởng rất lớn đến khả

năng làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Tại Việt Nam, loại hình này vẫn còn hạn chế chưa được nghiên cứu một cách sâu rộng.

1
Điển hình như một số bài viết tiêu biểu của tác giả có thể điểm qua: Theo tác giả Nguyễn Thị

Như Ý (2012) trong nghiên cứu về khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên của Trường Đại học

Cần Thơ. Sử dụng phân tích phân biệt, kết quả điều tra cho thấy có 10 nhân tố ảnh hưởng đến

nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. Sau khi phân tích yếu tố tác giả gom nhóm lại được 3 nhóm

yếu tố đó là kinh nghiệm - kỹ năng, chi tiêu của sinh viên và kênh thông tin tìm việc. Bên cạnh

đó, Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hoài Thi (2009) trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cho thấy 8 nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước như: cơ hội đào tạo và thăng tiến, thương hiệu và uy

tín tổ chức, sự phù hợp giữa cá nhân - tổ chức, mức trả công, hình thức trả công, chính sách và

môi trường tổ chức, chính sách và thông tin tuyển dụng, gia đình và bạn bè.

Thông qua nghiên cứu tìm kiếm, phân tích các yếu tố chủ quan, khách quan giữ vai trò

quyết định như thế nào đến hành vi đi làm thêm của sinh viên. Từ đó đề xuất một số kiến nghị

giúp sinh viên lựa chọn việc làm phù hợp, lấy nền tảng kinh nghiệm tích lũy ngay khi còn đang

ngồi trên giảng đường. Vì vậy đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh

viên Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP.HCM hiện nay” được chọn

nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu cụ thể:

+ Mô tả, tìm hiểu, nhận dạng các yếu tố hưởng đến việc quyết định đi làm của sinh viên trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM.

2
+ Phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc quyết định đi làm của sinh

viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM.Tìm kiếm

+ Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu để giúp các bạn sinh viên nói chung và sinh viên

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM nói riêng có thể làm cơ sở để

lựa chọn việc làm, xác định được mục tiêu sau khi ra trường từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

-Nội dung nghiên cứu

a. Mô tả những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn việc làm của sinh viên trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn- ĐHQG TP HCM:

- Mô tả được thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

- Đưa ra các lý do và mục đích tham gia hoạt động làm thêm của sinh viên.

b. Mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của từng yếu tố ảnh hưởng tới việc quyết định lựa

chọn việc làm của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP HCM:

- Phân tích tầm quan trọng của từng mức độ ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm:

+ Yếu tố khách quan: Kỹ năng sống; Giao tiếp; Kinh nghiệm,...

+Yếu tố chủ quan: Năm đang học; Thu nhập; Thời gian rảnh; Kết quả học tập,...

- Xem xét và đánh giá yếu tố nào tác động nhiều nhất đến việc quyết định đi làm thêm của

sinh viên.

c. Tìm kiếm, đề xuất một số kiến nghị rút ra từ nghiên cứu:

3
- Đề xuất các kiến nghị để tiếp tục phát huy những mặt tích cực, đưa ra những biện pháp để khắc

phục và hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đi làm thêm của sinh

viên như sau: Đối với nhà trường; Đối với khoa; Đối với tổ chức đoàn thể; Đối với doanh nghiệp;

Đối với gia đình.

3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

a. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh

viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM 2021.

b. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG

TP HCM.

c. Thời gian nghiên cứu: 12/10/2021 - 27/12/2021

d. Thời gian khảo sát: Từ ngày 01/12/2021- 07/12/2021

e. Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP

HCM.

4. Tổng quan tài liệu

a. Ngoài nước

- Tên đề tài: “Nhận thức mới của sinh viên về việc làm bán thời gian” của các tác giả tác

giả: Howieson, Cathy; McKechnie, Jim; Hobbs, Sandy; Semple, Sheila. Đối tượng: Công

4
việc bán thời gian; Công việc học của học sinh. Nội dung: Hầu hết các học sinh trung học

người Anh hiện đang làm việc bán thời gian nhưng một phần thời gian làm việc vẫn còn

là một vấn đề tranh cãi, đặc biệt là liên quan đến tác động của nó trên kết quả học. Bài

viết này cho thấy rằng các cuộc tranh luận cần phải được mở rộng và có nhiều phần thảo

luận xuất hiện để xem xét việc bán thời gian của sinh viên tác động đến hoạt động ngoài

giờ học mà có thể cạnh tranh với việc học ở trường. Các nghiên cứu cho thấy công việc

bán thời gian ảnh hưởng như thế nào đối với việc học tập cũng như là đời sống sinh hoạt

của họ.

- Đề tài “Ảnh hưởng của việc làm thêm đối với học sinh, sinh viên”. Bài nghiên cứu của

Longitudinal Surveys of Australian Youth (LSAY), Hội đồng Úc. Báo cáo này nghiên

cứu tính chất và hậu quả của việc làm thêm của sinh viên. Ước tính cho thấy khoảng 1/3

cho đến 1/4 sinh viên đi làm thêm và dành 6 tiếng mỗi ngày để làm việc. Những công

việc thường được các sinh viên lựa chọn là bán hàng, nhân công, tiếp thị…Bên cạnh đó,

báo cáo còn nêu ra những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc quyết định đi làm

thêm của sinh viên. Dữ liệu này được tham khảo từ các nhóm nghiên cứu ra đời năm

1975 của dự án Youth in Transition, là một phần của chương trình LSAY.

- Tên đề tài: “Làm việc toàn thời gian và bán thời gian ảnh hưởng như thế nào đến sinh

viên?” của tác giả: Sinclair, Robert R.; Martin, James E.; Michel, Robert P. Đối tượng:

người lao động bán thời gian (người lao động, sinh viên). Mô tả: phân tích các yếu tố tác

động đến việc lựa chọn hình thức công việc làm thêm của sinh viên.

- Đề tài: "Những ảnh hưởng của công việc bán thời gian đến học sinh trung học” vào

năm 1999 của hai sinh viên người Úc là Lyn và Robinson thực hiện nghiên cứu. Tuy đối

tượng của nghiên cứu là học sinh trung học chứ không phải sinh viên đại học, nhưng đề

5
tài này đã chỉ ra một cách chi tiết những ảnh hưởng (chủ yếu là tiêu cực) của công việc

làm thêm đến việc học và cuộc sống của người trẻ.

b. Trong nước

- Tiểu luận của tác giả Phạm Hoài Tự nghiên cứu về vấn đề “Làm thêm của sinh viên hiện

nay” đã hướng đến tìm hiểu mục đích của việc đi làm thêm của sinh viên Việt Nam hiện

nay, thông qua đó nói lên tác động của việc làm thêm đối với thế hệ sinh viên Việt Nam.

- Nghiên cứu “Báo các về vân đề sinh viên và việc làm thêm” của nguyễn Trí Dũng cũng

là một ví dụ điển hình để làm rõ hơn các câu hỏi được đặt ra cho vấn đề này. Bên cạnh

việc sử dụng các biểu đồ cho thấy 60% sinh viên nên đi làm và hơn 38% sinh viên nghĩ

ngược lại. Ngoài ra các công việc làm thêm như phát tờ rơi, dạy thêm,phục vụ bàn cũng

chiếm hơn 50% trong số các ngành nghề được sinh viên hiện nay lựa chọn. Bản báo cáo

cũng sự dụng phương pháp dùng bản hỏi để có được các thông tin chính xác về mục đích,

lợi ích, khó khăn cũng như tác động của việc làm thêm đối với sinh viên hiện nay.

- Nghiên cứu báo cáo của trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh về

“Việc làm bán thời gian của sinh viên” của PGS.TS Đặng Đức Trọng cộng tác với

nhóm sinh viên. Bài nghiên cứu đề cập đến yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh

hưởng đến hành vi chọn việc làm cũng như loại hình việc làm thêm của sinh viên. Tuy

vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian

vì nhiều mục đích, trong số đó phần lớn là muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế. Bài báo

cáo nêu rõ các tác động ảnh hưởng đến quyết định làm thêm và thực trạng nổi bật của

sinh viên hiện nay khi đi làm thêm.

- Nghiên cứu “Tiểu luận khảo sát thực trạng làm thêm của sinh viên đại học Tây

Nguyên” do một nhóm học sinh đại học ở Tây Nguyên thực hiện. Trong tiểu luận này,

6
các bạn đã khảo sát và đưa ra nhận xét, kiến nghị về vấn đề làm thêm của sinh viên Đại

học Tây Nguyên cụ thể là nghiên cứu ở địa bàn phường Eatam, thành phố Buôn Ma

Thuột

❖ Kết luận: Chưa có đề tài nghiên cứu nào làm ở phạm vi tương tự như trường Đại

học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM. Kết quả của nghiên cứu

giúp cho các bạn sinh viên có thêm cái nhìn tổng quan về các yếu tố tác động đến

việc đi làm thêm từ đó sinh viên sẽ có những giải pháp tối ưu, hợp lý nhất cho bản

thân đưa ra đề xuất và kiến nghị phù hợp cho sinh viên.

5. Giới hạn nghiên cứu

- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên, cụ thể là sinh

viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM.

- Chỉ nghiên cứu về các tác nhân, nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của

sinh viên từ đó có những đề xuất, kiến nghị phù hợp.

- Thời gian thực hiện nghiên cứu vào giai đoạn dịch bệnh Covid-19 nên chỉ khảo sát và

nghiên cứu trên nền tảng online.

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

a. Ý nghĩa khoa học

Đưa ra những yếu tố chủ quan, khách quan, những con số cụ thể, từ đó rút ra được cường độ tác

động của từng yếu tố đến quyết định đi làm thêm của sinh viên.

7
Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên cũng đang

là vấn đề được quan tâm. Đề tài của nhóm phân tích được tầm quan trọng của từng mức độ ảnh

hưởng tới quyết định đi làm thêm; xem xét và đánh giá yếu tố nào tác động nhiều nhất đến việc

quyết định đi làm thêm của sinh viên từ đó tạo ra cơ sở đóng góp về mặt lý thuyết.

Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đi làm thêm của sinh viên :

Đối với nhà trường; Đối với khoa; Đối với tổ chức đoàn thể; Đối với doanh nghiệp; Đối với gia

đình.

b. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nhóm nghiên cứu cung cấp cho các bạn sinh viên có những cơ sở khoa học đáng tin cậy để

hiểu biết thêm về việc đi làm thêm của sinh viên cũng như là nguồn tài liệu để trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân Văn nắm bắt được tình hình đi làm thêm của sinh viên, đưa ra các giải

pháp giúp đỡ sinh viên vừa có thể đi học vừa có thể đi làm. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ có định

hướng đúng đắn để sinh viên vừa làm thêm đạt hiệu quả công việc vừa không ảnh hưởng đến kết

quả học tập.

Kết quả của nghiên cứu giúp cho các bạn sinh viên có thêm cái nhìn tổng quan về các yếu tố tác

động đến việc đi làm thêm từ đó sinh viên sẽ có những giải pháp tối ưu, hợp lý nhất cho bản thân

để quyết định đi làm thêm.

Bài nghiên cứu sẽ đề xuất các kiến nghị để tiếp tục phát huy những mặt tích cực, đưa ra những

biện pháp để khắc phục và hạn chế mặt tiêu cực của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm

thêm của sinh viên. Từ đó sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về các yếu tố này và có những

kế hoạch để nâng cao hiệu quả đi làm thêm; trau dồi , học tập kinh nghiệm cho bản thân.

8
II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Cơ sở lý thuyết

1.1. Khái niệm

a. Khái niệm hành vi

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu

hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định”. Như vậy, hành vi

là tất cả mọi phản ứng của của con người (cả phản ứng vô thức và phản ứng có ý thức) mà người

khác có thể quan sát được, trong những hoàn cảnh, điều kiện không giống nhau, mỗi cá nhân sẽ

lựa chọn cách xử sự khác nhau.

Từ điển Tâm lý học Mỹ (1999) “Hành vi là hoạt động, phản ứng, những tương tác đáp lại

kích thích bên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ quan sát được một cách khách quan,

những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức". Theo khái niệm trên, hành vi bộc lộ

ra bên ngoài là những hành động mà người khác có thể quan sát được, hành vi diễn ra bên trong

là những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được nhưng có thể nhận

biết thông qua suy luận. Như vậy, khái niệm chỉ quan tâm đến hành vi bộc lộ ra bên ngoài mà bỏ

qua những gì diễn ra bên trong đầu thuộc bình diện nhận thức.

Theo Phạm Minh Hạc (1983), trong Tâm lý học có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi

xuất phát từ các trường phái khác nhau. Có thể kể đến như: quan niệm về hành vi của tâm lý học

hành vi cổ điển (J.Watson,1913); quan niệm về hành vi của các nhà tâm lý hành vi mới

9
(C.Tolman và L.Hull, 1922); quan niệm về hành vi trong tâm lý học hành vi tạo tác B.F, Skinner

(1904 - 1990); quan niệm về hành vi theo phân tâm học (Sigmund Freud (1856- 1939); quan

niệm về hành vi của tâm lý học nhân văn (Maslow (1908 – 1970): quan niệm về hành vi trong

tâm lý học hoạt động (L.X.Vurgotxki, X.L.Rubinsteinn, A.N.Leonchev, đầu thế kỷ XX).

Trên cơ sở phân tích lý luận về hành vi của các trường phái tâm lý học, nhóm nghiên cứu

nhận thấy rằng: Hành vi của con người là hành động có ý thức của chủ thể với thế giới xung

quanh và với chính mình, do tâm lý định hướng, điều khiển.

b. Khái niệm ra quyết định hành vi

Ra quyết định là hoạt động để chọn hành động làm gì, hoặc không làm gì để thực hiện

được các yêu cầu đã đề ra (Yates & Zukowski, 1976). Cũng có thể nói, quyết định là các cam kết

hành động, sự phân bổ các nguồn tài nguyên.(Mintzberg & các cộng sự, 1976).

Theo Simon (1986), ra quyết định là một quá trình gồm các bước mà cá thể nhận thức vấn

đề từ đó lựa chọn niềm tin cá nhân hoặc lựa chọn các khả năng được chọn lọc khác. Mỗi một quá

trình để ra quyết định sẽ tiến đến một lựa chọn duy nhất và điều ấy có thể hoặc là không thể đưa

đến lợi ích cho hành động. Ra quyết định là một quá trình tìm hiểu các phương án và chọn ra

được các phương án thay thế dựa trên nền tảng là các sự hiểu biết, mong muốn và sự tin tưởng

của người ra quyết định.

Ra quyết định là việc thực hiện một quá trình các bước cơ bản như xác định vấn đề, hình

thành các lựa chọn tối ưu, lựa chọn một phương án tối ưu nhất để thông qua và cuối cùng là văn

bản hoá quyết định (Nguyễn Loan, 2019).

10
Tóm lại: Ra quyết định là một quá trình gồm các bước cơ bản mà người quyết định cân

nhắc, xác định vấn đề và phân tích, lựa chọn phương án tối ưu nhất được thông qua để giải quyết

vấn đề đó. Ra quyết định là một kỹ năng quan trọng.

c. Việc làm thêm:

Theo ông Đinh Văn Hường, chủ nhiệm Khoa Báo chí ở một trường tại Hà Nội “Việc làm

thêm đối với sinh viên theo quan niệm của tôi có nghĩa là sự tham gia làm việc ngay khi vẫn

đang học ở trường tại các công ty, các tổ chức, các đơn vị, hộ gia đình với mục đích có thêm thu

nhập hoặc với mục tiêu học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, cọ sát với thực tế cuộc sống…”.

Theo anh Quách Minh Cường, Quản lý Nhân sự công ty TV Plus lại cho rằng: “Việc làm

thêm theo quan điểm của tôi đơn giản chính là các bạn sinh viên chủ động tham gia các hoạt

động xã hội ở các tổ chức trong và ngoài trường để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân”.

Công việc làm thêm là công việc có số thời gian làm việc ít hơn thời gian làm việc bình

thường (Thurman & Trah, 1990) [18]. Theo Arne (2000) [18], việc làm bán thời gian và việc làm

toàn thời gian được quy định dựa trên tổng số thời gian trung bình của mỗi tuần làm việc trên các

nước khác nhau. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, tổng số lượng của những người làm việc bán

thời gian đã tăng từ 1/4 lên 1/2 trong vòng 20 năm qua ở đa số các nước phát triển, ngoại trừ Hoa

Kỳ. Có nhiều lý do khiến bạn phải làm việc bán thời gian, bao gồm cả mong muốn được làm như

vậy, bị chủ lao động cắt giảm giờ làm và nguồn việc làm toàn thời gian là hạn chế.

Từ những quan niệm trên mà nhóm đã rút ra khái niệm chung về đi làm thêm của sinh viên,

việc làm thêm đối với sinh viên là những công việc bán thời gian mà sinh viên có thể vừa học

11
vừa làm để đạt được những mục tiêu khác nhau, đó có thể là kiếm thêm thu nhập, học hỏi kinh

nghiệm hay trau dồi các kỹ năng ứng xử giao tiếp.

d. Động cơ:

Theo thuyết phân tâm học: Động lực thúc đẩy hoạt động của con người là vô thức. Nguồn

gốc vô thức là những bản năng nguyên thủy mang tính sinh vật và nhấn mạnh vai trò của các

xung năng tính dục.

Theo thuyết hành vi: Với mô hình “kích thích – phản ứng”, coi kích thích là nguồn gốc tạo

ra phản ứng hay gọi là động cơ.

Theo J. Piaget: “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu

cầu và định hướng cho hoạt động đó.” (Alderfer, C. P. (1972))

Theo thuyết tâm lý hoạt động: Những đối tượng nào được phản ánh vào óc ta mà có tác

dụng thúc đẩy hoạt động, xác định phương hướng hoạt động để thỏa mãn nhu cầu nhất định thì

được gọi là động cơ hoạt động.

Các nhà tâm lý học Xô Viết quan niệm: “Động cơ là sự phản ánh nhu cầu”. Những đối

tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện thực khách quan, một khi chúng

bộc lộ ra và được chủ thể nhận biết thì sẽ thúc đẩy, hướng dẫn con người hoạt động. Nói khác đi,

khi nhu cầu gặp đối tượng có khả năng thỏa mãn thì trở thành động cơ. Động cơ là sự biểu hiện

chủ quan có nhu cầu.

12
Động cơ theo nghĩa rộng nhất được hiểu là cái thúc đẩy con người hoạt động làm thỏa mãn

nhu cầu, là cái làm nảy sinh tính tích cực và xu hướng của tính tích cực đó. Động cơ là nguyên

nhân trực tiếp của hành vi. Theo từ điển Tiếng Việt, động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy

con người ta suy nghĩ và hành động.

e. Sinh viên:

Theo TS. Phạm Minh Hạc: “Sinh viên là người đại biểu cho nhóm xã hội đặc biệt là thanh

niên đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội”.

V.I Lênin khi phân tích tình hình và hoạt động của giới sinh viên cũng đã nói về sinh viên

như sau: “Sinh viên là bộ phận nhạy cảm nhất trong giới tri thức, mà sở dĩ tri thức được gọi là tri

thức chính vì nó phản ánh và thể hiện sự phát triển của các lợi ích giai cấp và của các nhóm chính

trị trong toàn bộ xã hội một cách có ý thức hơn cả, kiên quyết hơn cả, chính xác hơn cả”

Có thể nêu ra một số số đặc điểm để phân biệt sinh viên với các nhóm xã hội khác như:

− Sinh viên là nhóm xã hội có khả năng di động cao, do có tính chất hoạt động nghề

nghiệp, họ có nhiều cơ hội hơn trong việc chiếm lĩnh những địa vị cao trong xã hội.

− Có lối sống và định hướng giá trị đặc thù, năng động, khả năng thích ứng cao và tiếp

thu nhanh những giá trị mới của xã hội.

− Có những đặc thù về lứa tuổi và giai đoạn xã hội hóa khác nhau với các nhóm thiếu

niên, nhi đồng, nhóm trung niên và người cao tuổi.

13
1.2 Lý thuyết tiếp cận

Nhóm sẽ dựa theo mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch - Theory of Reasoned Action

(TRA) do Ajzen và Fishbein (1975). Tác giả cho rằng nhân tố trung tâm là ý định của cá

nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh

hưởng bởi ba biến số là: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ thể và nhận thức về kiểm

soát hành vi.

(1) Theo tâm lý học, thái độ là một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một

đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó. Thái độ thường là kết quả của quá

trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng, và có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên hành vi. Mặc dù thái độ

thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể thay đổi được.

Thái độ đối với hành vi (Tiếng Anh: Attitude toward the Behavior) là đánh giá của một cá nhân

về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể, ám chỉ mức độ đánh giá thuận lợi hay

bất lợi về một hành vi của một cá nhân.

14
(2) Niềm tin theo chuẩn mực chung (Tiếng Anh: Normative belief): nhận thức của một cá

nhân về áp lực quy phạm xã hội, hoặc niềm tin của một người về những gì người khác nghĩ anh

ta/ cô ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi đó.

Quy chuẩn chủ quan (Tiếng Anh: Subjective norm): nhận thức của một cá nhân, với những

người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện;

bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác (ví dụ: cha mẹ, vợ / chồng, bạn

bè, giáo viên).

(3) Nhận thức kiểm soát hành vi (Tiếng Anh: Perceived behavioural control): nhận thức

của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ

thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng

nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu

cá nhân nhận thức chính xác về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả

hành vi. Khái niệm nhận thức kiểm soát hành vi có liên quan về mặt khái niệm với sự tự chủ

(Tiếng Anh: self-efficacy).

(4) Ý định hành vi (Tiếng Anh: Behavioural intention): một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng

của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Nó được coi là tiền đề của việc thực hiện

hành vi. Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi.

Hành vi (Tiếng Anh: Behaviour): là phản ứng có thể quan sát được của một cá nhân trong một

tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định. Ajzen cho biết một hành vi là một chức

năng của các ý định tương thích với nhận thức kiểm soát hành vi trong đó kiểm soát hành vi

15
được nhận thức sẽ làm giảm bớt tác động của ý định đối với hành vi, do đó một dự định có lợi

chỉ tạo ra hành vi khi nhận thức kiểm soát hành vi là mạnh.

1.3 Lý thuyết đề xuất

Dựa vào mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch của Theory of Reasoned Action (TRA) do Ajzen

và Fishbein (1975) là mô hình dự đoán ý định hành vi của con người. Nhóm quyết định đề xuất

mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định làm thêm của sinh viên Trường Đại Học

Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn - ĐHQG TP HCM như sau:

Tiếp cận lý thuyết: Năm đang học – Thu nhập – Chi tiêu – Thời gian rảnh – Kinh nghiệm-Kỹ

năng sống – Kết quả học tập.

16
Sử dụng phương pháp tiếp cận lý thuyết, để tiếp cận gần hơn với đối tượng sinh viên Trường Đại

học Khoa Học xã Hội và Nhân văn . Mục đích của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu, nhận dạng

những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc quyết định đi làm của sinh viên.

1.4 Khung nghiên cứu

1.5 Giả thuyết nghiên cứu

● Câu hỏi nghiên cứu

1. Nhu cầu về hoạt động làm thêm của sinh viên hiện nay như thế nào?

2. Các yếu tố nào tác động đến hoạt động làm thêm của sinh viên?

17
3. Làm thế nào để giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp?

Từ cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đặt ra các giả thuyết sau:

- Giả thuyết 1: Nhu cầu về việc làm thêm ngày càng tăng cao đối với sinh viên nói chung và

Trường Đại Học Khoa Học Và Xã Hội Nhân Văn nói riêng.

Thực tế, sinh viên vẫn là đối tượng còn đi học, các bạn vẫn cần sự trợ cấp của gia đình, nhưng

không phải ai cũng có đủ tiền để trang trải cho các khoản, đa số những sinh viên thuộc hoàn cảnh

này sẽ quyết định đi làm thêm. Với nhu cầu làm thêm cao nhưng sẽ không phải tất cả sinh viên

đều tìm được công việc làm thêm cho mình. Một số sinh viên có nhu cầu nhưng không tìm thấy

việc, một số khác muốn có công việc trong tương lai nhưng lại phải tập trung cho việc học hoặc

kì thi sắp tới. Ngoài ra, với tính chất công việc đa dạng cùng nhiều đòi hỏi kĩ năng khác nhau,

không phải tất cả các bạn sinh viên cũng như người tuyển dụng đều tìm được đối tượng phù hợp.

- Giả thuyết 2: Các yếu tố tác động đến hoạt động đi làm thêm của sinh viên Trường Đại Học

Khoa Học Và Xã Hội Nhân Văn

+ Giả thuyết 2.1: Yếu tố chủ quan tác động trực tiếp đến quyết định đi làm thêm của sinh viên

Yếu tố chủ quan có mức độ tác động cao đến việc quyết định đi làm thêm đó là kiếm thu

nhập. Yếu tố thu nhập là lí do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọn việc làm cũng

như loại hình làm thêm. Các công việc có mức lương cao sẽ thu hút nhiều sinh viên tìm

đến hơn, đặc biệt là các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

18
+ Giả thuyết 2.2: Yếu tố khách quan có tác động gián tiếp đến quyết định đi làm thêm của

sinh viên

Bên cạnh mục đích đi làm thêm vì thu nhập, vẫn có không ít sinh viên khá giả kiếm việc

làm bán thời gian vì các yếu tố khách quan: tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm bản thân,

tạo mối quan hệ…Có rất nhiều lý do riêng để các bạn sinh viên quyết định tìm kiếm một

công việc làm thêm cho mình.

- Giả thuyết 3: Qua nghiên cứu đề xuất những kiến nghị làm cơ sở để sinh viên lựa chọn việc

làm, xác định được mục tiêu sau khi ra trường từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

2. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM hiện nay là một công việc không dễ, đòi hỏi người

nghiên cứu phải thực hiện một cách tỉ mỉ và sâu sắc. Do đó, trong đề tài này, nhóm đã sử dụng

nhiều phương pháp nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả và tối ưu nhất như sau:

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhóm tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Thực hiện khảo sát

thông qua internet đối với sinh viên Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn ĐHQG TP.HCM.

Các dữ liệu sơ cấp thu thập được từ khách thể nghiên cứu, còn được gọi là các dữ liệu gốc, dữ

liệu chưa qua xử lý. Để thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm sử dụng kết hợp các phương pháp cụ thể

sau:

19
− Phương pháp điều tra bảng hỏi: Bảng hỏi sẽ được nhóm gửi tới khách thể nghiên cứu thông qua

link Google Biểu mẫu, link khảo sát sẽ được gửi cho khách thể nghiên cứu qua các trang

mạng xã hội (facebook, zalo,...). Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận

tiện. Kết quả điều tra sẽ được nhập liệu dạng thông tin trên bảng Excel và được kiểm tra, loại

bỏ Nhung kết quả không hợp lệ trước khi xử lí, phân tích dữ liệu.

− Phương pháp phỏng vấn: Nhóm tiến hành phỏng vấn khách thể nghiên cứu bằng cách đặt câu

hỏi trực tiếp thông qua các trang mạng (Facebook, Zalo, Instagram, Messenger,..). Mẫu

điều tra sẽ được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Kết quả điều tra sẽ được ghi lại, tổng

hợp và kiểm tra trước khi xử lý dữ liệu. Những dữ liệu đó sẽ được nhóm tiến hành phân tích

để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM một cách khách quan, tổng hợp các nội dung từ ý

kiến của các bạn sinh viên về lí do và trở ngại cũng như những giải pháp khắc phục một

cách cụ thể.

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Để phân tích bộ dữ liệu đã thu thập được nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả

những đặc tính cơ bản của biến, mô tả định lượng của biến. Trình bày dữ liệu bằng bảng thống kê

và đồ thị để so sánh các biến số, làm rõ hiện trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi làm

thêm của sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQG TP.HCM.

20
PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

1. Biến 1:

a. Bảng 1: Thống kê dữ liệu thể hiện tần số, tần suất của biến giới tính sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Giới tính Tần số Tần suất (%)

Nữ 104 57.78%

Nam 76 42.22%

Tổng 180 100%

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 1:

21
Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của sinh viên tham gia khảo sát của Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

c. Kết luận:

Trong tổng số 180 người tham gia khảo sát có 104 phiếu là nữ (57.78%) và 76 phiếu là

nam (42.22%). Dựa trên kết quả khảo sát có thể thấy tỉ lệ nữ cao hơn tỉ lệ nam, điều này phù

hợp với tỉ lệ giới tính thực tế của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đảm bảo được

sự khách quan, đại diện của mẫu.

2. Biến 2:

a. Bảng 2: Thống kê dữ liệu thể hiện thể hiện tần số, tần suất của biến năm sinh viên học của

Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Sinh viên năm Tần số Tần suất (%)

Năm 1 43 23.89%

Năm 2 54 30%

Năm 3 50 27.78%

Năm 4 trở lên 33 18.33%

Tổng 180 100%

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 2:

22
Biểu đồ thể hiện cơ cấu năm học của sinh viên tham gia khảo sát của Trường ĐHKHXH&NV,

ĐHQG TP.HCM hiện nay.

c. Kết luận:

Theo khảo sát thu được, sinh viên năm 2 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 54 phiếu trên 180

phiếu (30%); sinh viên năm 3 chiếm tỉ lệ thứ hai với 50 phiếu (27.78%); sinh viên năm 1 đứng

thứ ba với 43 phiếu (23.89%); sinh viên năm 4 trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất với 33 phiếu

(18.33%). Điều này cũng đúng với thực tế khi hầu hết các bạn sinh viên đều quyết định đi làm

thêm vào năm 1, năm 2, năm 3. Bởi vì trong giai đoạn này các bạn sinh viên còn có thời gian

để sắp xếp giữa việc làm thêm và việc học. Còn năm 4 trở lên thì hầu như các bạn sinh viên sẽ

đi làm thêm ít hơn vì đây là giai đoạn các bạn sắp ra trường nên cần tập trung vào việc học

nhiều hơn.

3. Biến 3:

a. Bảng 3: Thống kê dữ liệu thể hiện tần số, tần suất của biến khoa sinh viên theo học của

Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

23
Khoa Tần số Tần suất (%)

Báo chí và truyền thông 5 2.78%

Ngữ văn Anh 8 4.44%

Ngữ văn Nga 3 1.67%

Ngữ văn Pháp 4 2.22%

Ngữ văn Trung Quốc 6 3.33%

Ngữ văn Đức 3 1.67%

Hàn Quốc học 6 3.33%

Nhật Bản học 7

3.89%

Văn hóa học 0 0%

Nhân học 9 5%

Triết học 6 3.33%

Lịch sử 10 5.56%

Văn học 8 4.44%

Giáo dục 14 7.78%

Xã hội học 10 5.56%

Quan hệ Quốc tế 13 7.22%

24
Thư viện-Thông tin học 4 2.22%

Ngôn ngữ học 5 2.78%

Việt Nam học 4 2.22%

Đông phương học 6 3.33%

Công tác xã hội 6 3.33%

Ngữ văn Tây Ban Nha 4 2.22%

Tâm lý học 2 1.11%

Du lịch 27 15%

Địa lý 4 2.22%

Lưu trữ học và quản trị văn 4 2.22%

phòng

Đô thị học 1 0.56%

Bộ môn ngữ văn Ý 1 0.56%

Tổng 180 100%

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Kết luận:

Theo khảo sát thu được, sinh viên khoa Du lịch chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 27 phiếu trên

180 phiếu (15%). Bên cạnh đó, sinh viên đến từ khoa Giáo dục đứng thứ hai với 14 phiếu

(chiếm7.78%); sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế đứng thứ ba với 13 phiếu ( chiếm 7.22%); sinh

25
viên khoa Lịch sử và xã hội học đứng thứ tư với 10 phiếu (chiếm 5.56%); sinh viên khoa Nhân

học đứng thứ năm với 9 phiếu ( chiếm 5%); sinh viên khoa ngữ văn Anh và văn học đứng thứ

sáu với 8 phiếu (chiếm 4.44%); sinh viên khoa Nhật Bản học đứng thứ bảy với 7 phiếu (chiếm

3.89%); sinh viên khoa ngữ văn Trung Quốc, Hàn quốc học và Triết học đều đứng thứ tám với

6 phiếu ( chiếm 3.33%); sinh viên khoa báo chí và truyền thông, ngôn ngữ học đều đứng thứ

chín với 5 phiếu ( chiếm 2.78%); sinh viên các khoa ngữ văn Pháp, thư viện-thông tin học, Việt

Nam học, ngữ văn Tây Ban Nha, Địa lý, lưu trữ học và quản trị văn phòng đều có số phiếu

khảo sát là 4 (chiếm 2.22%); sinh viên khoa ngữ văn Nga và ngữ văn Đức có số phiếu khảo sát

là 3 (chiếm 1.67%); sinh viên khoa Tâm lý học có 2 phiếu khảo sát (chiếm 1.11%); sinh viên

khoa đô thị học và bộ môn ngữ văn Ý đều có 1 phiếu khảo sát (chiếm 0,56%). Riêng khoa văn

hóa học không có sinh viên tham gia khảo sát chiếm 0%.

Đa số các khoa đều có sinh viên tham gia khảo sát đạt 27/28 khoa ( không có sinh viên

khoa Văn hóa học tham gia khảo sát). Tuy nhiên, do nguồn lực cũng như điều kiện tiếp cận có

hạn nên có nhiều khoa chỉ có 1 đến 6 sinh viên tham gia khảo sát đã làm giảm đi tính đại diện

cho các khoa

4. Biến 4

a. Bảng 4: Thống kê dữ liệu thể hiện tần số, tần suất của biến nơi ở sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Nơi ở Tần số Tần suất (%)

Kí túc xã 104 57.78%

Ở nhà cùng gia đình 36 20%

26
Ở trọ 31 17.22%

Ở nhà người thân 9 5%

Tổng 180 100

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 4:

Biểu đồ thể hiện nơi ở của sinh viên trong quá trình học đại học

c. Kết luận:

Trong tổng số 180 phiếu khảo sát, số lượng sinh viên ở ký túc xá là nhiều nhất chiếm tỉ

lệ 104 phiếu (58.78%), vì đa số sinh viên đến từ rất nhiều tỉnh thành, nên việc lựa chọn ký túc

xá là nơi ở trong quá trình học đại học là một điều tất nhiên. Kí túc xá, được rất nhiều sinh viên

lựa chọn tại giá cả hợp lý, tiện nghi đầy đủ, đông vui, thông tin cập nhập nhanh, vấn đề an ninh

27
được đảm bảo, thuận tiện cho việc học tập và khoảng cách đến trường.. Số phiếu khảo sát đối

với ở nhà cùng gia đình chiếm 36 phiếu (20%), vì số lượng sinh viên đến từ nhiều tỉnh khác

nên việc ở nhà cùng gia đình tương đối ít. Đối với sinh viên ở trọ chiếm 31 phiếu (17.22%), có

lẽ một trong những sinh viên này không muốn ai khác quản lý quyền riêng tư của bản thân. Và

số lượng sinh viên chiếm 9 phiếu (5%) là ở nhà người thân, vì sinh viên không muốn ảnh

hưởng hoặc phiền phức đến người thân của mình.

5. Biến 5:

a. Bảng 5: Thống kê dữ liệu thể hiện tần số, tần suất của biến sinh viên đã từng đi làm bao giờ

chưa.

Đi làm thêm Tần số Tần suất (%)

Đã từng 103 57.22%

Chưa 77 42.77%

Tổng 180 100

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 5:

28
Biểu đồ thể hiện sinh viên đã từng đi làm thêm của Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM

hiện nay.

c. Kết luận:

Trong tổng số 180 phiếu khảo sát, số lượng sinh viên đã từng đi làm thêm chiếm tỉ lệ cao

nhất là 103 phiếu (57.22%). Và sinh viên chưa từng đi làm thêm chiếm tỉ lệ ít nhất là 77 phiếu

(43.77%), qua cuộc khảo sát này cho chúng ta thấy việc tham gia vào quá trình đi làm thêm của

sinh viên là khá cao. Hầu hết, sinh viên đi làm thêm là muốn kiếm thêm thu nhập, muốn mở

rộng thêm các mối quan hệ, tự nâng cao khả năng giao tiếp và quản lí thời gian của mình.

6. Biến 6:

a. Bảng 6: Thống kê dữ liệu thể hiện tần số, tần suất của biến lý do chưa đi làm thêm của sinh

viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Lý do Tần số Tần suất (%)

Không có thời gian 44 57.10%

29
Gia đình phản đối 46 59.70%

Không muốn ảnh hưởng đến kết quả học tập 41 53.20%

Khác 1 1.29%

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 6:

Biểu đồ thể hiện lý do chưa đi làm thêm của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM

hiện nay.

c. Kết luận:

Thông qua cuộc khảo sát, ta thấy sinh viên không có thời gian chiếm 44 lượt chọn

(59.74%) chưa từng đi làm thêm với lý do nhiều nhất là gia đình phản đối, vì họ chỉ muốn con

cái tập trung cao độ vào việc học. Đối với sinh viên không có thời gian chiếm 46 lượt chọn

(57.14%) tương đối cao, có lẽ sinh viên dành thời gian cho việc học. Điểm khác, sinh viên

chiếm 41 lượt chọn (53.24%) là không muốn ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong tổng số

khảo sát được nêu trên thì sinh viên chiếm 1 phiếu (1%) sinh viên với lý do là không có

phương tiện di chuyển.

30
7. Biến 7

a. Bảng 7: Lý do ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên ĐHKHXH&NV, ĐHQG

TP.HCM hiện nay.

Lý do Tần số Tần suất (%)

Kiếm thêm thu nhập 152 84.44

Tích lũy kinh nghiệm 137 76.11

Học được kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả 86 47.78

Làm đẹp CV 52 28.89

Mở rộng mối quan hệ 74 41.11

Khác 0 0

(Nguồn: Thống kê từ bộ dữ liệu của nhóm nghiên cứu)

b. Biểu đồ 7:

31
Biểu đồ thể hiện lý do ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay

c. Kết luận:

Theo biểu đồ trên ta thấy lý do kiếm thêm thu nhập chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 152 lượt chọn

(84.44%). Tiếp theo là tích lũy kinh nghiệm chiếm 137 lượt chọn (76.11%); học được kĩ năng

quản lí thời gian hiệu quả chiếm 86 lượt chọn (47.78%); mở rộng mối quan hệ chiếm 74 lượt

chọn (41.11%) và làm đẹp CV chiếm 52 lượt chọn (28.89%). Cuối cùng chiếm tỷ lệ thấp nhất là

lý do khác chiếm 0 lượt chọn (0%). Qua phân tích trên có thể thấy lý do kiếm thêm thu nhập được

sinh viên lựa chọn nhiều nhất, có lẽ vì sinh viên muốn đi làm thêm trang trải chí phí học tập, ăn ở

phụ giúp một phần cho gia đình, người thân. Đây cũng là lý do chính để thúc đẩy quyết định đi

làm thêm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

8. Biến 8

a. Bảng 8: Thống kê dữ liệu thể hiện khoảng thời gian đi làm thêm của sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay

Thời gian đi làm thêm Tần số Tần suất (%)

Vào các ngày nghỉ 29 27.18

Ngoài giờ học 33 32.18

Tranh thủ, không cố định 43 40.78

Khác 0 0

Tổng 103 100

32
b. Biểu đồ 8:

Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian đi làm thêm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG

TP.HCM hiện nay

c. Kết luận:

Biểu đồ thể hiện khoảng thời gian sinh viên đi làm thêm. Sinh viên chọn đi làm thêm tranh

thủ, không cố định chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 43 phiếu (40.78%), tiếp theo sinh viên chọn làm

thêm ngoài giờ học với 33 phiếu (32.18%), sinh viên chọn chọn đi làm vào các ngày nghỉ chiếm

29 phiếu (27.18%). Thấp nhất là sinh viên chọn đi làm thêm với những khoảng thời gian khác

chiếm 0 phiếu (0%). Với chương trình học theo thể chế tín chỉ, thời gian lên lớp của sinh viên

được rút ngắn và không cố định. Do đó, sinh viên sẽ có nhiều thời gian rãnh để nghiên cứu và tự

học. Vì vậy, những lúc sinh viên có nhiều thời gian rãnh sẽ tranh thủ đi làm thêm nhiều hơn chứ

không cố định là một giờ cụ thể.

9. Biến 9

33
a. Bảng 9: Thống kê dữ liệu thể hiện công việc từng đi làm thêm của sinh viên trường

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Công việc từng đi làm thêm của sinh viên Tần số Tần suất(%)

Gia sư 38 21.11

Nhân viên phục vụ 105 58.33

Cộng tác viên nghiên cứu thị trường 41 22.78

Phát tờ rơi, catalog 26 14.44

Nhân viên bán hàng 78 43.33

Làm MC, PG, PB cho các hoạt động Promotion của doanh nghiệp 15 8.33

Tự kinh doanh: trực tiếp, online,.. 22 12.22

Khác 5 2.78

b. Biểu đồ 9:

34
Biểu đồ thể hiện công việc từng đi làm thêm của sinh viên trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG

TP.HCM hiện nay.

c. Kết luận:

Biểu đồ thể hiện thứ tự công việc làm thêm mà sinh viên Trường ĐHKHXH&NV,

ĐHQG TP.HCM hiện nay ưa thích. Sinh viên lựa chọn nhiều nhất là nhân viên phục vụ với

105 lượt chọn (58.33%), công việc tiếp theo mà sinh viên yêu thích tương đương nhau đó là

nhân viên bán hàng với 78 lượt chọn (43.33%), cộng tác viên thị trường với 41 lượt chọn

(22.78%) và gia sư với 38 lượt chọn (21.11%). Bên cạnh đó, có một số công việc ít được các

bạn sinh viên lựa chọn như phát tờ rơi, catalog với 26 lượt chọn (14.44%); tự kinh doanh: trực

tiếp, online chiếm 22 lượt chọn (12.22%); làm MC, PG, PB cho các hoạt động Promotion của

doanh nghiệp với 15 lượt chọn (8.33%) và các công việc khác chỉ với 5 lượt chọn (2.78%)

như trợ giảng; cộng tác viên cho sự kiện, các chương trình; cơ khí,… Qua phân tích trên ta thấy

công việc sinh viên lựa chọn đi làm thêm nhiều nhất là nhân viên phục vụ vì công việc không

đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, thời gian linh hoạt, phù hợp hầu hết với các bạn sinh viên.

10. Biến 10

a. Bảng 10: Thống kê dữ liệu thể hiện thu nhập mỗi tháng của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV,

ĐHQG TP.HCM qua việc làm thêm

Thu nhập mỗi tháng của sinh viên qua Tần

việc làm thêm số Tần suất

< 1 triệu/tháng 47 32.40%

1-3 triệu/tháng 66 45.50%

35
3-5 triệu/tháng 26 17.90%

> 5 triệu/tháng 6 4.20%

b. Biểu đồ 10:

Biểu đồ thể hiện thu nhập mỗi tháng của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM qua

việc làm thêm.

c. Kết luận:

Theo biểu đồ trên ta thấy sinh viên có thu nhập từ 1- 3 triệu/ tháng chiếm tỷ lệ cao nhất
là 66 phiếu (45.52%). Có lẽ vì sinh viên thường tranh thủ để đi làm thêm vào những lúc rảnh,
không làm toàn thời gian nên thường sẽ có mức thu nhập ổn. Tiếp đến là sinh viên có thu
nhập < 1 triệu tháng chiếm tỷ lệ 47 phiếu (32.41%). Sinh viên có thu nhập từ 3- 5 triệu/ 1
tháng chiếm 26 phiếu (17.93%). Cuối cùng là sinh viên có thu nhập thấp nhất là 6 phiếu
(4.14%), có thể còn là sinh viên nên mức thu nhập khi đi làm thêm cũng rất ít người có mức
thu nhập khá cao. Nhìn chung khi đi làm thêm thì sinh viên đều có được một mức thu nhập
nhất định, chỉ là phụ thuộc làm công việc gì, thời gian ra sao, mức lương sẽ có sự khác nhau
nhưng đều giúp đỡ được một phần lo cho học tập, cuộc sống khi còn là sinh viên.

36
11. Biến 11

a. Bảng 11: Thống kê dữ liệu thể hiện mức độ quan trọng của việc đi làm thêm trong quá trình

học đại học của sinh viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

Mức độ Tần số Tấn suất

Rất không quan trọng 0 0

Không quan trọng 11 6.20%

Bình thường 67 37.20%

Quan trọng 69 38.30%

Rất quan trọng 33 18.30%

Tổng 180 100%

b. Biểu đồ 11:

Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của việc đi làm thêm trong quá trình học Đại học của sinh

viên Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM hiện nay.

37
c. Kết luận:

Qua biểu đồ và bản thống kê dữ liệu cho thấy, chiếm tỷ lệ cao nhất là mức độ “quan

trọng” với 69 số phiếu (38,3%). Tiếp đến là mức độ “không ý kiến” chiếm tỷ lệ thứ nhì với 67

số phiếu (37,2%). Thứ ba là mức độ “rất quan trọng” chiếm 33 số phiếu (18,3%). Mức độ

“không quan trọng” và “không rất quan trọng” chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lược là 11 số phiếu

(6,1%) và 0 phiếu (0%). Kết quả nghiên cứu này khẳng định, các bạn sinh viên khi tham gia

làm thêm thực sự có nhu cầu làm thêm, đồng thời xác định cho mình động cơ, mục đích rõ

rang đối với việc làm thêm.

12. Biến 12

a. Bảng 12: Thống kê dữ liệu thể hiện phương tiện tìm kiếm việc làm của sinh viên Trường

ĐHKHXH&NV-ĐHQG TPHCM hiện nay.

Phương tiện tìm kiếm Tần số Tần suất(%)

Qua trung tâm giới thiệu việc làm 42 17,26

Qua bạn bè 123 50,54

Qua gia đình 51 20,95

Tự mình tìm kiếm 127 52,19

Qua thông tin quảng cáo 56 23

Qua các tổ chức đoàn thể 25 10,27

38
Qua hình thức khác 14 5,75

Tổng 438 180

b. Biểu đồ 12:

Biểu đồ thể hiện các phương tiện tìm kiếm việc làm thêm của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV-

ĐHQG TPHCM

c. Kết luận:

Tự mình tìm kiếm là phương tiện được chọn nhiều nhất với 127 sinh viên (52,19%).

Đứng thứ 2 là phương tiện qua bạn bè với 123 sinh viên (50,54%). Đứng thứ 3 là phương tiện

qua thông tin quảng cáo với 56 sinh viên (23%). Đứng thứ 4 là qua trung tâm giới thiệu việc

làm với 51 sinh viên (20,95%). Đứng thứ 5 là với 42 sinh viên (17,26%). Và 2 vị trí đứng cuối

cùng lần lượt là phương tiện qua các tổ chức đoàn thể và qua hình thức khác với 25 sinh viên

(10,27%) và qua hình thức khác với 14 sinh viên (5,75%). Giữa các phương tiện có sự lựa chọn

không đồng đều. So với phương tiện đứng vị trí thứ 2 là qua bạn bè thì phương tiện tự mình

39
tìm kiếm có sự lựa chọn cao gấp 1 lần (127 và 123). Cùng với đó, phương tiện tự mình tìm

kiếm cũng có sự lựa chọn cao gấp 9 lần so với phương tiện thấp nhất là qua các hình thức khác

(127 và 14).

Theo kết quả khảo sát, sinh viên tự mình tìm kiếm công việc chiếm tỷ lệ cao nhất điều đó

chứng tỏ được sinh viên Đại học KHXH&NV có tinh thần tự lập cao, tự mình đi tìm các công

việc phù hợp với khả năng, sức lực và thời gian rảnh của bản thân. Bên cạnh đó, tìm công việc

qua bạn bè cũng là phương tiện mà sinh viên khai thác khá cao, thể hiện được tính chủ động, linh

hoạt tìm đến công việc, có tinh thần cộng đồng cao.

13. Biến 13

a. Bảng 13: Thống kê dữ liệu thể hiện yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm

của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TPHCM hiện nay.

Các yếu tố chủ quan Tần số Tần suất

Thời gian rảnh 48 26.65%

Thu nhập 84 46.7%

Hoàn cảnh gia đình 48 26.65%

Tổng 180 100%

40
b. Biểu đồ 13:

Biểu đồ cơ cấu các yếu tố chủ quan quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh

viên Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TPHCM hiện nay.

c. Kết luận:

Thông qua khảo sát đối với các bạn sinh viên của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân

văn, chúng tôi thu được 180 phiếu, đối với vấn đề “Các yếu tố chủ quan quan trọng ảnh hưởng tới

quyết định đi làm thêm của sinh viên”. Trong đó, 84 phiếu (tương đương 46.7%) đã chọn yếu tố

“Thu nhập”, 48 phiếu chọn “Thời gian rảnh” (tương đương 26.65%), 48 phiếu còn lại nhận kết

quả “Hoàn cảnh gia đình” (tương đương 26.65%) Như vậy, chúng ta có thể thấy hầu hết các bạn

sinh viên của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn chọn “Thu nhập” là yếu tố quan trọng

nhất trong các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quyết định đi làm thêm của sinh viên.

41
14. Biến 14

a. Bảng 14: Thống kê dữ liệu thể hiện yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng tới quyết định đi

làm thêm của sinh viên Trường ĐH KHXH&NV-ĐHQG TPHCM hiện nay.

Các yếu tố khách quan Tần số Tần suất

Kinh nghiệm - Kỹ năng sống 124 68.90%

Có thêm mối quan hệ 41 23.75%

Làm đẹp CV 15 8.25%

Tổng 180 100%

b. Biểu đồ 14:

42
Biểu đồ cơ cấu các yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm của sinh

viên

c. Kết luận:

Khảo sát tổng nguồn thu tài chính mỗi tháng của sinh viên trường ĐH KHXH&NV (khảo

sát trên 180 đối tượng) đối với vấn đề “Các yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng tới quyết

định đi làm thêm của sinh viên”. Qua đó cho thấy đa số sinh viên chọn yếu tố “Kinh nghiệm - Kỹ

năng sống” chiếm 124 phiếu (tương đương 68.90%), 41 phiếu chọn “Có thêm mối quan hệ”

(tương đương 23.75%), 15 phiếu còn lại nhận kết quả “Làm đẹp CV” (tương đương 8.25%).

II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

43
1. Kiến nghị

1.1 Đối với sinh viên đang làm thêm

- Theo kết quả khảo sát thì đa số các bạn sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

đều cho rằng yếu tố khách quan quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi làm thêm là kinh

nghiệm – kĩ năng sống. Chính vì vậy các bạn sinh viên đang đi làm thêm cần phải biết được tầm

quan trọng của yếu tố này để có thể trau dồi cho bản thân những kinh nghiệm- kỹ năng sống.

- Cũng theo kết quả khảo sát đa số các bạn sinh viên cho rằng lý do ảnh hưởng đến quyết định đi

làm thêm là để kiếm thêm thu nhập. Do đó, các bạn sinh viên cần phải có kế hoạch đi làm thêm

hiệu quả; cân bằng giữa việc làm thêm và việc học không để bị cuốn vào việc kiếm tiền quá nhiều;

không nên làm quá nhiều công việc, dành thời gian nhiều cho việc làm thêm dẫn đến ảnh hưởng

đến kết quả học tập phải học lại, thi lại và tệ hơn nữa là nghỉ học. Một hiện tượng phổ biến là khi

các bạn sinh viên không cân đối được thời gian và sức khỏe dẫn đến đi học trên lớp thiếu sự tỉnh

táo, ngủ gục trong giờ học. Đi làm thêm nhưng không bao giờ quên nhiệm vụ chính của bạn là

việc học.

-Khi các bạn đã quyết định đi làm thêm thì cần thiết phải lên kế hoạch học tập, đặt ra mục tiêu cụ

thể trong việc học tập của mình và phấn đấu cố gắng đạt được mục tiêu đó ví dụ là lên kế hoạch

học bao nhiêu tín chỉ trong một học kỳ như vậy phù hợp với năng lực của bạn chưa vì khi đăng

ký học quá nhiều thì không thể đi làm thêm còn học quá ít thì sẽ chậm tiến độ ra trường.

- Khi đi làm thêm bạn đừng nên suy nghĩ rằng đi làm nhân viên phục vụ, người giúp việc là xấu

hổ không dám cho ai biết, sợ người khác khinh thường, không việc gì phải xấu hổ vì bạn làm từ

chính công sức, đôi tay của bạn cho nên khi đi làm cần thông báo cho gia đình, người thân biết rõ

việc mình đang làm thêm để gia đình quan tâm, chia sẻ và thấu hiểu. Không nên che giấu, nói dối

44
về công việc làm thêm của mình. Cần chịu khó, không chán nản khi thấy mệt mỏi; chăm chỉ học

hỏi nhiều sẽ mang lại cho bản thân các bạn nhiều thứ.

- Chủ động trong việc học nhóm vì nếu bạn học theo nhóm sẽ giúp bạn được nhiều lợi ích như

được chia sẻ kiến thức tiếp nhận của các thành viên trong nhóm đối với môn học khi bạn bận việc

không đến được lớp; khi không có sách vở, tài liệu môn học thì có thể dễ dàng mượn. Bên cạnh

đó, bạn có thể nhờ các bạn trong nhóm hướng dẫn lại bài học cho các bạn nếu bạn nghỉ học hoặc

tiếp thu bài không kịp.

1.2 Đối với sinh viên có nhu cầu làm thêm

Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, cần xem mục đích đi làm thêm của

mình là gì để có thể lựa chọn công việc phù hợp và tốt nhất cho mình. Nếu sinh viên muốn tích

lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng giao tiếp và không quan tâm nhiều đến mức lương thì

nên chọn các công việc nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian, thời gian linh hoạt như gia sư,

cộng tác viên nghiên cứu thị trường, thông dịch viên, phát tờ rơi.

Khi các bạn có ý định đi làm thêm trước tiên cần cân nhắc kỹ càng môi trường làm việc mà mình

sắp sửa đi làm. Không nên làm những công việc trong môi trường phức tạp hay môi trường mập

mờ đen tối, không phù hợp với lứa tuổi sinh viên. Cần tìm hiểu rõ địa chỉ, nguồn

gốc, nguồn gốc của công ty trước khi quyết định làm công việc đó. Sinh viên cần tỉnh táo

khi lựa chọn công việc làm thêm vì có rất nhiều đường dây lừa đảo, đa cấp nhắm vào sinh viên

đặc biệt là sinh viên năm nhất.

Khi lựa chọn công việc đi làm thêm thì các bạn nên lựa chọn các công việc làm theo ca hay công

việc linh hoạt thời gian để dễ dàng phân bổ và thu xếp thời gian. Ngoài ra, công việc bán thời

gian giúp sinh viên chủ động hơn trong việc làm và việc.

45
2. Đề xuất

2.1 Đối với nhà trường

- Nhà trường nên thành lập trung tâm tư vấn và hỗ trợ việc làm bán thời gian cho sinh viên có nhu

cầu đi làm thêm ngay trong trường để sinh viên yên tâm về việc làm và nhà tuyển dụng vì không

phải lo lắng, bị lợi dụng hoặc bị lừa dối. Nhà trường cần quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình

hình đi làm thêm của sinh viên.

- Quy định rõ ràng về tính chất của công việc kiêm nhiệm, những công việc được phép làm và

những công việc không được phép làm; thời gian được phép làm thêm/tuần; điều kiện về kết quả

học tập để được đi làm thêm…

2.2 Đối với khoa

Đối với giảng viên Cán bộ quản lý sinh viên cần tăng cường liên hệ, hợp tác với các doanh

nghiệp để cung cấp thông tin tuyển dụng, yêu cầu công việc giúp sinh viên nắm rõ thông tin và

tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành. Ngoài ra, việc đánh giá năng lực sinh viên thông

qua học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội cũng cần có quy định khuyến khích, hỗ trợ

sinh viên đi làm thêm, có thể bằng hình thức cộng điểm, thưởng điểm rèn luyện nếu có những

công trình mang tính thực tiễn cao và các dự án, v.v.

2.3 Đối với tổ chức đoàn thể

- Liên kết với các trung tâm xúc tiến việc làm hoặc các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, tổ chức các

buổi thảo luận, trao đổi với sinh viên về các hành vi lừa đảo của các công ty, nhà tuyển dụng “ma”

để các bạn biết và không vấp phải, tổ chức các lớp học miễn phí cho sinh viên về kỹ năng xin

việc và làm việc sau khi tốt nghiệp.

- Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu sinh viên-

doanh nghiệp, giao lưu cựu sinh viên thành đạt, ... giúp sinh viên rút kinh nghiệm làm việc, hiểu

46
rõ yêu cầu, tiêu chí của nhà tuyển dụng để tự điều chỉnh về kiến ​ ​ thức và kinh nghiệm thực tế

trước đây. bắt đầu hành trình tìm kiếm việc làm.

2.4. Đối với Doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp, cơ sở cần chủ động liên hệ, phối hợp với các trường, sở, hiệp hội, ... để cung

cấp thông tin tuyển dụng và yêu cầu công việc, giúp sinh viên nắm bắt thông tin, làm rõ thông tin

và tìm được vị trí phù hợp với chuyên ngành của mình.

- Công việc đa dạng, không chỉ toàn thời gian mà còn có thêm nhiều công việc bán thời gian cho

sinh viên tham gia, làm cơ sở cho công việc sau này sau khi tốt nghiệp.

- Nên đơn giản hóa thủ tục xin việc cho sinh viên bán thời gian, miễn là có chứng minh thư hoặc

thẻ sinh viên.

2.5 Đối với gia đình

- Không nên ngăn cấm sinh viên đi làm thêm. Ngược lại, gia đình nên ủng hộ, khuyến khích các

em đi làm thêm, học hỏi kinh nghiệm thực tế, rèn luyện tính tự lập, giúp học sinh chủ động, tự tin

hơn trong giao tiếp. Ngoài ra, sinh viên không phải giấu người nhà đi làm thêm vì áp lực tâm lý.

- Hỗ trợ và tư vấn cho các em lựa chọn công việc làm thêm phù hợp. Ngoài ra, khi con cái gặp

khó khăn trong công việc, hãy giám sát, quan tâm và giúp đỡ chúng.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khái niệm hành vi (Phạm Minh Hạc).(1983). Được trích từ Hành vi và hoạt động, Viện khoa

học giáo dục.

2. Jacqueline and Colette Fagan (1998). Part-time prospects: an international comparison of

part-time work in Europe, North America and the Pacific Rim. London, New York:

Routledge. ISBN: 987-041515669.

3. Arne L. Kalleberg (2000). Nonstandard Employment Relations: Part-time, Temporary and

Contract Work, Department of Sociology. Annual Review of Sociology, 16(26), 341-65. doi:

10.1146/annurev.soc.26.1.341.

4. Buddelmeyer, Hielke and Mourre, Gilles and Ward-Warmedinger (2004). Melanie E. The

Determinants of PartTime Work in EU Countries: Empirical Investigations with Macro-

Panel Data. Institute for the Study of Labor (IZA), số 1361.

5. Học thuyết ra quyết định (Decision Theory). (2019). Được truy xuất từ

https://hocthuyetdoanhnghiep.edu.vn/hocthuyet-ra-quyet-dinh

6. Quốc, D. V., Lê Long, H., Hồng, D. N., Văn, T. N., Quốc, C. O., & Thúy, H. T. T. (2015).

XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (40), 105-

113.

48
7. Hiền, Đ. T. T., Long, N. T., & Khánh, P. N. K (2021). CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH THAM GIA CHẠY GRABBIKE CỦA SINH VIÊN TẠI TP. HCM. Journal

of Science and Technology-IUH, 50(02). Hiền, H. T. T., Cầm, N. D., & Thủy, P. T. T.

(2021). THỰC TRẠNG ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ

THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG NĂM 2019. Tạp chí Y học Việt Nam, 503(2).

8. Quốc, D. V., Lê Long, H., Hồng, D. N., Văn, T. N., Quốc, C. O., & Thúy, H. T. T. (2015).

9. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐI LÀM THÊM CỦA

SINH VIÊN ĐẠI HỌC CẦN THƠ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (40), 105-

113.

49
BẢNG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHÉO CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHẦN TRĂM XẾP LOẠI CHỨC VỤ

ĐIỂM

1 Vi Thị Tươi 2056180090 % Xuất sắc Thành viên

2 Hà Thúy Vân 2056180091 % Xuất sắc Thành viên

3 Ngô Tuấn Tú 2056180194 % Xuất sắc Thành viên

4 Hoàng Thị Tuyết 2056180195 % Xuất sắc Thành viên

5 Lê Thị Cẩm Vân 2056180215 % Xuất sắc Nhóm trưởng

50
BIÊN BẢN CUỘC HỌP

TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 02/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Thảo luận, đưa ra ý kiến về bảng hỏi.

- Tiến hành đề xuất câu hỏi trong bảng hỏi.

- Phân công công việc về câu hỏi trong bảng hỏi

● Phân công công việc

51
STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Câu hỏi về thông tin cá nhân

2 Cẩm Vân Câu hỏi về nội dung chủ đề

3 Thị Tuyết Câu hỏi về nội dung chủ đề

4 Thúy Vân Câu hỏi về nội dung chủ đề

5 Thị Tươi Câu hỏi về thông tin cá nhân

=> Hạn chót nộp câu hỏi: 00h00 ngày 05/12/2021

Ngày 02 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

52
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h30 ngày 06/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Góp ý và sửa đổi bảng hỏi

- Phân công công việc

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Sửa đổi và bổ sung bộ câu hỏi

2 Cẩm Vân Tổng hợp bảng hỏi

53
3 Thị Tuyết Sửa đổi và bổ sung bộ câu hỏi

4 Thúy Vân Sửa đổi và bổ sung bộ câu hỏi

5 Thị Tươi Sửa đổi và bổ sung bộ câu hỏi

=> Hạn chót hoàn thành bảng hỏi: 00h00 ngày 08/12/2021:

Ngày 06 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

54
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 3

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 09/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Hoàn thành form khảo sát

- Phân công công việc về form khảo sát

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Thiết kế form khảo sát

2 Cẩm Vân Đưa câu hỏi vào form khảo sát

55
3 Thị Tuyết Nhận xét và chỉnh sửa form khảo sát

4 Thúy Vân Đưa câu hỏi vào form khảo sát

5 Thị Tươi Nhận xét và chỉnh sửa form khảo sát

=> Hạn chót hoàn thành form khảo sát: 00h00 ngày 12/12/2021:

Ngày 09 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

56
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 4

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 13/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Phân công việc đăng form khảo sát

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Đăng trên trang cá nhân Facebook và các group sinh viên Nhân Văn

2 Cẩm Vân Đăng trên trang cá nhân Facebook và các group sinh viên Nhân Văn

3 Thị Tuyết Đăng trên trang cá nhân Facebook và các group sinh viên Nhân Văn

57
4 Thúy Vân Đăng trên trang cá nhân Facebook và các group sinh viên Nhân Văn

5 Thị Tươi Đăng trên trang cá nhân Facebook và các group sinh viên Nhân Văn

=> Hạn chót hoàn thành việc khảo sát: 00h00 ngày 15/12/2021:

Ngày 13 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

58
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 5

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 15/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Phân công công việc lọc form khảo sát và việc phân tích các câu hỏi

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Lọc lại form khảo sát

Phân tích câu hỏi 13 + 14

2 Cẩm Vân Phân tích câu hỏi 11 + 12

59
3 Thị Tuyết Phân tích câu hỏi 1 + 2 + 3 + 4

4 Thúy Vân Phân tích câu hỏi 5 + 6 + 7

5 Phân tích câu hỏi 8 + 9 + 10

Thị Tươi

=> Hạn chót hoàn thành phân tích câu hỏi khảo sát: 00h00 ngày 20/12/2021:

Ngày 15 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

60
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 6

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 20/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa phần phân tích

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

2 Cẩm Vân Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

3 Thị Tuyết Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

61
4 Thúy Vân Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

5 Thị Tươi Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

=> Hạn chót hoàn thành bổ sung, chỉnh sửa: 00h00 ngày 22/12/2021:

Ngày 20 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

62
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 7

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 22/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Hoàn thành các phần còn lại của bài nghiên cứu khoa học

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Vẽ lại các biểu đồ

Hoàn thành bảng dữ liệu

2 Cẩm Vân Tổng hợp

63
3 Thị Tuyết Phần lời cam đoan

4 Thúy Vân Phần trang ghi ơn

5 Thị Tươi Phần lời giới thiệu

=> Hạn chót hoàn thành bổ sung, chỉnh sửa: 00h00 ngày 25/12/2021:

Ngày 22 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

64
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 8

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 26/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Xem lại, nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa toàn bộ bài nghiên cứu

● Phân công công việc

STT Tên Công việc

1 Tuấn Tú Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

2 Cẩm Vân Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

3 Thị Tuyết Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

65
4 Thúy Vân Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

5 Thị Tươi Bổ sung, chỉnh sửa lại phần được nhận xét

=> Hạn chót hoàn thành bổ sung, chỉnh sửa: 00h00 ngày 28/12/2021:

Ngày 26 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

---------------------------------------------------------------------------------------------------

66
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÓM 23 Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

***

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 9

1. Thời gian, địa điểm:

- Thời gian: 19h00 ngày 28/12/2021.

- Địa điểm: Nền tảng Google Meet.

2. Thành phần tham dự: 5/5 thành viên.

3. Nội dung cuộc họp:

- Xem lại toàn bộ bài nghiên cứu lần cuối

- Tiến hành chấm điểm chéo các thành viên

- Lên lịch nộp bài ngày 31/12/2021

=> Hạn chót hoàn thành bảng chấm chéo: 00h00 ngày 29/12/2021:

Ngày 28 tháng 12 năm 2021

Thư ký Nhóm trưởng

67
Ngô Tuấn Tú Lê Thị Cẩm Vân

68

You might also like