You are on page 1of 5

Câu hỏi ôn thi giữa kì

18 Tháng Mười Hai 2020 8:31 AM

1. Giải thích nhận định: “Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm
nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp”. Nêu ví dụ để
chứng minh.
· Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù. Các đặc thù của hoạt động du lịch:
+ Tính đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch:
Nhu cầu du lịch là tổng hợp của nhiều nhu cầu:
VD: đi lại, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, và các nhu cầu bổ sung khác.
+ Tính tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch: để tạo ra một sản phẩm du lịch, không thể do một
đơn vị kinh doanh mà đó là sự tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng.
Theo định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: "du lịch là một ngành kinh doanh bao
gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa những doanh
nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu
khác của du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm
du lịch và cho bản thân doanh nghiệp"
· Gồm nhiều thành phần tham gia vì du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, và chỉ có thể phát triển
được khi có sự phối hợp các ngành khác nhau:
VD: giao thông vận tải, hải quan, tài chính, ngân hàng, xây dựng, bưu chính viễn thông,… bên cạnh đó
còn sử dụng các dịch vụ như: thủ tục visa, gọi điện, đi bằng phương tiện giao thông công cộng,…
· Từ đó du lịch tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp cả về nhu cầu của khách du lịch lẫn hoạt động cung
cấp của các doanh nghiệp và đất nước làm du lịch.

2. Chứng minh: “Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại
vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội”.
Chứng minh:
· Du lịch có đặc điểm của ngành kinh tế vì:
+ Du lịch chứa đựng quy luật cung - cầu
Cầu là nhu cầu du lịch bao gồm: nhu cầu vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí, tham quan,.. Và cung là việc cung
cấp các sản phẩm du lịch: vô hình và hữu hình, sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng các yêu cầu của
khách du lịch.
+ Có xảy ra hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp như vận chuyển hành khách, có hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa như nội thất ở các nơi lưu trú, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày và cả các sản phẩm ăn
uống,…
+ Hoạt động du lịch đem lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn từ trước đến nay, trở thành nền kinh tế mũi nhọn trong nền
kinh tế quốc dân, nguồn thu nhập của ngành du lịch chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm xã hội.
+ Hoạt động kinh doanh du lịch cũng có thị trường riêng và khách hàng tiềm năng của mình: khi tạo ra được một sản
phẩm du lịch (vd : một tour du lịch giá rẻ hay một tour du lịch thượng hạng đến Phú Yên ) thì các doanh nghiệp, công
ty du lịch sẽ tìm kiếm khách hàng tiềm năng: những người có mức thu nhập trung bình, hay những người làm việc
trong môi trường văn phòng, hay du khách nước ngoài đến từ Mỹ, Pháp, Trung, Hàn Quốc,… khi đó doanh nghiệp du
lịch sẽ xác định thị trường và khách hàng tiềm năng giống như các ngành kinh tế khác.
· Du lịch có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội vì:
+ Khi đi du lịch ngoài nhu cầu ăn uống, tham quan thì nhu cầu tìm hiểu về văn hóa cũng là nhu cầu thiết yếu và cũng là
động cơ du lịch của khách du lịch.
+ Du lịch góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết,...
VD: khi đi đến địa đạo Củ Chi ngoài việc tham quan, đặt chân đến một địa điểm du lịch thì du khách cũng được
nghe và tìm hiểu về văn hóa, di tích lịch sử, công trình văn hóa ở đó.

3. Hiểu như thế nào về vấn đề “xuất khẩu tại chỗ” trong ngành du lịch.
Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch là quá trình bán hàng hóa, vật chất và dịch vụ cho du khách
quốc tế vào, thu ngoại tệ trực tiếp hoặc thu đồng nội tệ được quy đổi, trong phạm vi lãnh thổ của
nước mà khách đến du lịch.
Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch là một hình thức xuất khẩu có nhiều ưu thế nổi trội như xuất
khẩu được nhiều hàng hóa để khách du lịch mua và sử dụng tại chỗ mà không qua nhiều khâu phức
tạp như hải quan, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển,… Điều này giúp tiết kiệm được nhiều chí phí, hạ
giá thành sản phẩm. Xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch cũng có thể xuất khẩu những hàng hóa tươi,
sống, khó bảo quản như hoa, quả, thực phẩm,… nên giảm thiểu nhiều rủi ro.
4. Phân tích các xu hướng phát triển về cầu du lịch.
Xu hướng 1: Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến; khối
lượng cầu ngày tăng nhanh.
- Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn mang lại lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội... và du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
-

Xu hướng 2: Trình độ của chủ thể có nhu cầu du lịch ngày càng cao; mục đích, động cơ, thị hiếu của
khách du lịch ngày càng phong phú, đa dạng; có sự hình thành nhóm khách theo độ tuổi.

Xu hướng 3: Sự thay đổi của hướng và luồng phân bố của khách du lịch theo độ du lịch quốc tế; cơ
cấu của luồng khách nhu lịch thay đổi không ngừng.

Xu hướng 4: Chuyến đi của du khách được trang trải bằng nhiều nguồn kinh phí; có sự thay đổi
trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch; có sự đòi hỏi ngày càng cao và toàn diện của cầu du lịch

Xu hướng 5: Sự thay đổi trong hình thức chuyến đi của khách du lịch

Xu hướng 6: Sự gia tang các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch; du lịch tìm hiểu văn hóa
và tự nhiên (du lịch văn hóa và du lịch sinh thái) là hai loại hình du lịch phát triển với tốc độ nhanh.

5. Phân tích các xu hướng phát triển về cung du lịch.

Xu hướng 1: đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Xu hướng 2: Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch

Xu hướng 3: Các nhà cung cấp sản phẩm du lịch thường xuyên thay đổi cách tiếp thị; tang cường
hoạt động truyền thông trong du lịch

Xu hướng 4: cung du lịch được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn giữ bản sắc để có nét hấp
dẫn riêng

Xu hướng 5: Khu vực hóa, quốc tế hóa trong hoạt động tạo cung du lịch ngày càng trở nên tất yếu;
cung du lịch phát triển mạnh với một xu thế liên kết trong cạnh tranh

Xu hướng 6: Cung du lịch đạt mức độ dư thừa nhanh hơn; có sự thay đổi mùa vụ du lịch trong thời
kì tạo cung du lịch (hạn chế tính mùa vụ trong du lịch)

6.Phân tích các nhân tố hình thành động cơ du lịch.


Theo cơ sở lý thuyết về bậc thang nhu cầu của Maslow, có 4 nhân tố hình thành động cơ du lịch:
- Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên như nghỉ ngơi, thể thao, và các nhu cầu có liên quan đến sức
khỏe con người. Động cơ này có tính chất phổ biến.
- Các động cơ văn hóa được thể hiện qua nguyện vọng của khách muốn tìm hiểu, học hỏi về đất
nước đến du lịch, về thiên nhiên, nghệ thuật, tôn giáo truyền thống,…
- Động cơ giao tiếp trong đó có cả nhu cầu làm quen, thăm người quen hoặc trốn tránh môi trường
thường nhật
- Động cơ phô bày vị thế thể hiện thông qua nhu cầu muốn được mọi người xung quanh đề cao,
quan tâm, thể hiện quyền lực v.v…

Theo Kinh tế du lịch và du lịch học (Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi), Nhân tố hình thành động
cơ du lịch có thể phân ra hai mặt: nhân tố tâm lý và nhân tố cụ thể.

Nhân tố tâm lý: Nhân tố tâm lý tác động, thôi thúc con người tìm cái mới, tìm kiếm cảm giác mới lạ,
tức thay đổi môi trường sống và lối sống quen thuộc hàng ngày, tìm kiếm niềm vui đa dạng, tìm kiến
thức, tìm cách thể hiện chính minh. Theo nhà tâm lý của Mỹ và phương Tây, có 5 loại hình tâm lý:
kiểu tự mình là trung tâm, kiểu tự mình gần là như trung tâm, kiểu trung gian, kiểu gần nhiều trung
tâm và kiểu nhiểu trung tâm.

Khách du lịch thuộc năm loại hình này thể hiện các đặc điểm tâm lý khác nhau:

+ Khách du lịch thuộc kiểu tự mình là trung tâm thì thường có tính cả lo, khổng dám mạo hiểm, thích
hoạt động nhẹ nhàng thích đến nơi quen thuộc, thích chọn thắng cảnh du lịch nổi tiếng và phương
tiện giao thông thích hợp.
+ Khách đu lịch thuộc kiểu nhiều trung tâm và kiểu tự mình là trung tâm thì ngược lại, tư tưỏng
phóng khoáng, thích thay đổi, thích cái mới, mạo hiểm, thích tiếp xúc với những người có đặc trưng
văn hoá khác. Khả năng đi du lịch cùa loại người này là rất lớn. Họ là người đi khám phá, phát hiện
và khai phá nơi du lịch mới.
+ Khách đu lịch thuộc kiểu trung gian thể hiện đặc điểm không rõ rang, thuộc kiểu hỗn hợp, vừa
thích đi du lịch nhưng không thích mạo hiểm, nhưng nếu được tác động hoặc được kích thích, có thể
sẽ thích đi du lịch.
+ Khách du lịch thuộc kiểu gần như mình là trung tâm và kiểu gần nhiều trung tâm lần lượt thuộc
loại quá độ hơi nghiêng về đặc điểm các tận cùng giữa hai kiểu tận cùng với kiểu trung gian.

Ngoài các nhân tố tâm lý hình thành nên động cơ du lịch còn có các nhân tố cụ thể như sau:

- Yếu tố về tuổi tác:


Đối với người trẻ tuổi, họ thường ham thích cái mới, ham muốn tìm tòi cái mới, tìm tòi tri thức. Họ
có điều kiện sức khoẻ tốt, thích du lịch, nhưng thu nhập thấp. Do vậy, chỉ có thể thực hiện các chuyến
du lịch cấp thấp như du lịch ba lô, du lịch du học.

Đối vói người ở độ tuổi trung niên, là thời kỳ thành đạt trong sự nghiệp, đủ điều kiện kinh tế và thể
lực tốt, thường có địa vị xã hội khá cao. Do vậy, họ chọn các chương trình du lịch ở cấp tương đối
cao, giao thông tiện lợi, khoảng cách tương đối gần.

Đối với người già, đặc biệt là người già sống xa quê hương thường có nhiều tình cảm hoài cổ, dễ sinh
ra động cớ đu lịch về nguồn, thăm viếng hoài niệm người xưa cảnh cũ.

- Yếu tố về giới tính:

Sự chênh lệch về địa vị cùa hai phái trong xã hội và gia đình sẽ dẫn tới sự khác nhau về tâm lý hành
vi của động cơ du lịch. Chẳng hạn như đàn ông Nhật Bẳn đi du lịch phần lớn vì mục đích thương mại,
còn nữ giới đi du lịch phần lớn để mua sắm hoặc thể hiện địa vị xã hội mà họ đạt đươc.

- Yếu tố về trình độ giáo dục và văn hoá:

Người có mức độ giáo dục cao, dễ khắc phục trở ngại tâm lý như: cảm giác xa lạ về môi trường sống,
phong tục tập quán, ăn uống và ngôn ngữ ồ vùng đất khách mới lạ. Họ dễ tìm hiểu và tiếp thu cái
mới, thích tìm tòi, thưởng thức cái đẹp, có sự hưởng thụ tinh thần phong phú. Ngược lại, người có
mức độ giáo dục và trình độ văn hoá tương đối thấp sẽ thiếu sự hiểu biết đối với sự vật bên ngoài,
khả năng thích ứng với môi trường lạ tương đối kém, dễ sinh ra cảm giác sợ sệt, ngại đi du lịch.

7.Phân tích các nhân tố quyết định nhu cầu du lịch.


-Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch
Công nghệ là công cụ không thể thiếu trong việc thu hút sự chú ý của khách du lịch trong cuộc sống
hiện đại ngày nay. Nó giúp cho việc

· Di chuyển từ nơi này đến nơi khác trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn

· Nâng cao tốc độ truyền thông sự kiện tour du lịch đến với những khách hàng có nhu cầu

· Giúp họ tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông tin

Qua 3 lợi ích trên, có thể giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch. Qua đó, chúng ta có thể nhận định
rằng, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc gia tăng mong muốn đi
du lịch.

-Yếu tố ngẫu nhiên


Nhóm nhân tố này bao gồm những yếu tố mang tính chất biến đổi, không dự đoán trước được
và mức độ xảy ra chỉ là thỉnh thoảng không nhiều. Tuy nhiên yếu tố thời tiết, sự kiện đặc biệt,
thời gian rảnh là những yếu tố có khả năng diễn đạt tính chất của nhóm yếu tố ngẫu nhiên trên.
Vấn đề thời tiết hay xu hướng du lịch thay đổi bất ngờ cũng có thể gây nên sự thay đổi về mong
muốn đi du lịch của con người.

Ví dụ: Nếu như trước đây, con người thường hướng đến những nơi sang trọng thì hiện nay
khám phá thiên nhiên, cảnh đẹp mà còn hoang sơ lại trở thành xu hướng phổ biến và thúc đẩy
nhu cầu du lịch .

Ngoài ra, khí hậu trở nên quá nóng hay quá lạnh thì người ta cũng sẽ có nhu cầu đến những nơi
mát mẻ dễ chịu hơn.

Tóm lại, những yếu tố này được cho là có thể gây tác động thuận chiều đến nhu cầu du lịch

-Chi phí
Du lịch luôn đòi hỏi chúng ta cần có sự tính toán kỹ càng về nhiều việc. Trong đó, chi phí
thường là vấn đề được chú ý quan tâm lên hàng đâu tiên vì mỗi người sẽ có mức thu nhập và
khả năng chi trả khác nhau.

Chi phí bao gồm hai yếu tố:

· Chi phí đi đến địa điểm du lịch

· Chi phí sinh hoạt tại điểm du lịch

Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa thay đổi cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nhu cầu
du lịch của con người.

Chi phí có sự tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là một trong những nguyên nhân
làm giảm mong muốn đi du lịch của con người. Điều này cũng hợp lý vì du lịch có nét tương
đồng như một món hàng hóa.

Giả sử, khi chi phí mua hàng tăng lên thì chắc hẳn nhu cầu mua sẽ giảm xuống và ngược lại. Từ
đây cho thấy, chi phí là một yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.
-Điểm du lịch
Đặc trưng riêng biệt, độ nổi tiếng của một địa điểm được cho rằng sẽ thúc đẩy việc hình thành
nhu cầu đi du lịch của du khách. Điều này được lý giải vì con người luôn có tinh thần học hỏi,
tìm hiểu những điều mới lạ thông qua du lịch.

Một số yếu tố liên quan đến điểm du lịch ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch như:

· Mức độ thu hút của nền văn hóa

· Mức độ thu hút của thiên nhiên

· Khu vực lân cận về địa lý và an ninh

Là những yếu tố có sự tác đọng mạnh mẽ đến nhu cầu đi du lịch hiện nay.

-Yếu tố văn hóa – xã hội


Thông thường, con người sẽ bị chi phối bởi nhiều tác nhân làm ảnh hưởng đến nhu cầu. Trong
đó yếu tố văn hóa – xã hội là yếu tố bị ảnh hưởng khá nhiều. Đây được xem là yếu tố có sức ảnh
hưởng trong suốt cả quá trình trưởng thành của con người.

Trên thực tế, người Việt Nam thường coi trọng các yếu tố trên vì chúng ta bị ảnh hưởng rõ rệt từ nền
văn hóa phương đông. Qua đó, văn hóa – du lịch có sức ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch.

You might also like