You are on page 1of 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021

ĐỀ MINH HỌA Môn thi: Hóa học - Lớp 11


Thời gian làm bài: 45 phút
không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:………………………….


Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; N=14; O =16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cu = 64
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: (B)Dung dịch chất điện li dẫn được điện là do sự dịch chuyển của
A. các electron. B. các cation. C. các anion. D. cả cation và anion.
Câu 2: (B)Chất dẫn điện được là
A. dung dịch HNO3. B. dung dịch glucozơ. C. KCl rắn khan. D. Khí HCl.
Câu 3(H) Có bao nhiêu chất điện ly mạnh trong dãy chất sau: NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, NH4Cl?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Câu 4: (B)Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất khi tan trong nước phân li ra H và gốc axit là
A. axit. B. hidroxit lưỡng tính. C. bazo. D. muối.
Câu 5-B: Muối nào sau đây là muối axit?
A. NH4NO3. B. Na3PO4. C. Ca(HCO3)2. D. CH3COOK.
Câu 6-B: Chất nào dưới đây là hiđroxit lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Al(OH)3. D. CuSO4.
Câu 7-H: Cho các chất: Ba(OH) 2, NH4Cl, Na2SO4 và NaOH. Có bao nhiêu chất là bazơ theo thuyết A-rê-
ni-ut trong các chất trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8-B: Môi trường axit có nồng độ ion H+ thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. [H+] < [OH-]. B. [H+] = 10-7M. C. [H+] > 10-7M. D. [H+] < 10-7M.

K
Câu 9-B: Ở 25C , giá trị tích số ion của nước ( H2 O ) có giá trị là
A. 10-7.B. 10-14. C. 10-10. D. 10-9.
Câu 10-B: Cho phương trình dạng phân tử: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl. Phản ứng trao đổi này xảy ra
được do thỏa mãn điều kiện sản phẩm tạo thành có chất
A. kết tủa B. khí C. điện li D. điện li yếu
Câu 11-H: pH của dung dịch HCl 0,001M là
A. 3. B. 2. C. 11. D. 12.
Câu 12-H: Cho các dung dịch: H2SO4, NH3, KNO3, KOH, Ca(OH)2. Số dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13-H: Phương trình: 3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl có phương trình ion thu gọn là:
A. Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3. B. Na+ + Cl-  NaCl.
C. H+ + OH- H2O. D. Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2.
Câu 14-H: Để trung hòa 0,1 mol H2SO4 cần dùng vừa đủ a mol NaOH. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,05. C. 0,20. D. 0,15.
Câu 15-B: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nito là
A. 2s22p2. B. 2s22p3. C. 2s22p4. D. 2s22p5.
Câu 16-B: Chất khí nào sau đây không màu, không mùi, phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị khá bền nên
tương đối trơ ở điều kiện thường?
A. N2. B. O2. C. Cl2 B. H2.
Câu 17-H: Trong điều kiện thích hợp, nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây?
A. N2 + 3H2  2NH3. B. N2 + 6Li  2Li3N.
C. N2 + 3Mg  Mg3N2. D. N2 + O2  2NO.
Câu 18-B: Amoniac có tính chất hóa học là
A. Tính axit và tính khử. B. Tính bazo yếu và tính khử.
C. Tính bazo yếu và tính oxi hóa. D. Tính axit yếu và tính oxi hóa.
Câu 19-B: Đun nóng muối NH4Cl với Ca(OH)2 để điều chế khí nào sau đây?
A. NH3. B. N2. C. HCl. D. Cl2.
Câu 20-B: Công thức của muối amoni hiđrocacbonat là
A. NH4NO3. B. (NH4)2CO3. C. NH4HCO3. D. NaHCO3.
Câu 21-H: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp
A. đẩy nước. B. Đẩy không khí với miệng bình ngửa.
C. Đẩy không khí với miệng bình úp. D. chưng cất.
Câu 22-H: Tìm phát biểu không đúng
A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước.
B. Các muối amoni khi tan đều phân li hoàn toàn thành ion.
C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac.
D. Các muối amoni dễ bị nhiệt phân.
Câu 23-H: NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây ?
A. Dd AlCl3. B. O2 (t0). C. NaOH. D. Dd HCl.
Câu 24-B: Trong phân tử HNO3, số oxi hóa của nito là
A. +3 B. + 4 C. + 5 D. + 2
Câu 25-B: Khi tác dụng với chất nào sau đây HNO3 chỉ thể hiện tính chất axit mạnh?
A.Fe2O3 B. Cu C. S D. Fe3O4
Câu 26-B: Khi nhiệt phân muối nitrat của kim loại luôn thu được chất nào sau đây?
A. NO2 B. Oxit kim loại C. Kim loại D. O2
Câu 27-H: Phương trình nào sau đây chứng minh HNO3 là chất oxi hóa mạnh?
A.CuO + 2HNO3  Cu(NO3)2 + H2O
B. 3FeO + 10HNO3  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
C. CaCO3 + 2HNO3  Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
D.NH3 + HNO3  NH4NO3
Câu 28-H: Lấy m(g) Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy
nhất). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 28,2g B. 18,8g C. 22,56g D. 14,1g
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm). ̣(Vận dụng)
Cho từ từ đến hết 100ml dung dịch Na2CO3 2M vào 100ml dung dịch CaCl2 0,5M.
a.Nêu hiện tượng của thí nghiệm? Giải thích hiện tượng bằng phương trình ion thu gọn nhất?
b.Tính nồng độ của các ion trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 30 (1,0 điểm). (Vận dụng)
Viết phương trình hóa học chứng minh NH3 có tính khử và tính bazơ?
Câu 31 (0,5 điểm). (Vận dụng cao)
Trộn 200ml dung dịch A(HCl 0,2M và H2SO4 0,1M) với 200ml dung dịch NaOH 0,38M thu được
dung dịch B. Tính pH của dung dịch B? ( Giả sử H2SO4 phân li hoàn toàn)
Câu 32 (0,5 điểm). (Vận dụng cao)
Lấy 25,8g hỗn hợp X (gồm Mg và Al) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,96 lít (đktc)
hỗn hợp khí Y gồm NO và N2 có tỉ khối của hỗn hợp so với H2 bằng 14,5. Tính phần trăm khối lượng từng
kim loại trong hỗn hợp X?( Biết dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không
có khí thoát ra)
------------------- HẾT -------------------

You might also like