You are on page 1of 3

1, MỞ BÀI

“Đau đớn thay phận đàn bà


Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đã bao lần ta xúc động nghẹn ngào trước những tâm sự cay đắng của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến? Đã
bao lần ta đã từng xót thương cho một nàng Kiều gian truân, cho một Vũ Nương bất hạnh? Và đến với 4 câu
đầu/cuối bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương thì nỗi xót xa ấy lại càng thêm phần xót xa, sự phẫn uất ấy lại
càng thêm phần phẫn uất bởi lẽ số phận nhà thơ sao mà éo le, ngang trái đến vậy,
–tâm trạng, buồn tủi xót xa của người phụ nữ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” thơ sao có thể khiến người ta
day dứt đến thế, rằng
“ Đêm khuya.. chưa tròn”
–nỗi đau thân phận và duyên phận của người phụ nữ được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm” sao có thể khiến người
ta day dứt đến thế, rằng
“ Xiên ngang…con con
2, THÂN BÀI
a,Khát quát
- Được đánh giá là một hiện tượng rất độc đáo của lịch sử văn học Việt Nam.
- Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm
hứng ngôn từ và hình tượng.
- Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành công ở chữ Nôm.
- Phong cách thơ vừa thanh vừa tục.
- Thi phẩm “Tự tình II” nằm trong chùm thơ “Tự tình” gồm ba bài được viết bằng chữ Nôm theo thể thất ngôn bát
cú Đường luật.
- Nhan đề bài thơ đã giúp ta phần nào hiểu được nỗi niềm của Hồ Xuân Hương, tự tình là tự bộc lộ, giãi bày tâm
trạng hay chính là sự hé mở những nỗi lòng khó nói và dường như bà không chỉ nói cho riêng mình mà còn nói cho
cả biết bao số phận hẩm hiu người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn khát vọng được sống, được hạnh phúc và
yêu thương.
b,Thân bài
1. Hai câu đề
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
- Thời gian: đêm khuya
+ Thời gian tự nhiên: khoảng thời gian yên tĩnh, vắng lặng về đêm.
+ Thời gian tâm lí: khoảng thời gian con người thường đối diện với chính mình trong suy tư, trăn trở.
- Âm thanh: tiếng trống canh dồn
+ Từ láy “văng vẳng”: âm thanh từ xa vọng lại.
+ “trống canh dồn”: âm thanh nghe dồn dập, thúc giục
→ Gợi không gian vắng vẻ với bước đi dồn dập của thời gian → Tâm trạng cô đơn, rối bời.
- Động từ: “Trơ”
+ Trơ lì → sự từng trải → do cuộc đời nhiều éo le, ngang trái, duyên phận hẩm hiu, kiếp “hồng nhan bạc phận).
+ Sự trơ trọi, lẻ bóng, cô đơn
→ “Trơ cái hồng nhan” là nỗi đau của Hồ Xuân Hương - sự tủi hổ, bẽ bàng khi duyên tình không đến, duyên phận
không thành.
+ “Trơ cái hồng nhan với nước non”: Kết hợp từ “cái” + “hồng nhan”: “hồng nhan” là một khái niệm mỹ miều, chỉ
người phụ nữ tài sắc mà lại đi với “cái” nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. (hồng nhan trong câu thơ đã bị đồ vật hóa, rẻ
rúng hóa). Nhưng “cái hồng nhan” “trơ” với “nước non” lại là bản lĩnh của Hồ Xuân Hương. Biện pháp đối lập: Cái
hồng nhan >< nước non (cái nhỏ bé bên cạnh cái rộng lớn, mênh mông) đây không chỉ là sự dãi dầu, là cay đắng mà
còn là cả sự thách đố, cho thấy sự bền gan, bản lĩnh của người phụ nữ trước cuộc đời.
=> Hai câu thơ đề tạc vào không gian, thời gian hình tượng một người đàn bà trầm uất, đang đối diện với chính
mình.
2. Hai câu thực
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
Nghệ thuật đối:
Chén rượu –hương đưa –say lại tỉnh
Vầng trăng – bóng xế – khuyết chưa tròn
→ các từ ngữ đăng đối, hô ứng với nhau làm rõ thêm thân phận của một người đàn bà dang dở
+ Rượu không vơi cạn nỗi niềm mà khiến nỗi niểm trở nên thấm thía, đau xót hơn bởi “say lại tỉnh”, chữ “lại” gợi
lên cái vòng luẩn quẩn, trở đi trở lại trong bế tắc, xót xa, chán nản, thất vọng…
+ Thi sĩ tìm đến với trăng nhưng trăng lại trở thành hình ảnh soi chiếu thân phận “Vầng trăng – bóng xế - khuyết
chưa tròn”: Tuổi xuân qua đi mà duyên phận chưa trọn vẹn
=> Nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng của một người phụ nữ tài hoa, ý thức sâu sắc về tình cảnh
của bản thân.
3. Hai câu luận (LINKING VÀ DIỄN GIẢI SIÊU HAY TRONG SGK CÔ NOTE)
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”
- Nghệ thuật đảo ngữ + động từ mạnh: hình ảnh thiên nhiên vận động mạnh mẽ, dữ dội.
- Sinh vật nhỏ bé, hèn mọn – không chịu yếu mềm; đá rắn chắc phải rắn chắc hơn lại phải nhọn hoắt để: xiên ngang
mặt đất, đâm toạc chân mây. → thiên nhiên mang nỗi niềm của con người: sự phẫn uất của thân phân đất đá, cỏ cây.
- xiên ngang, đâm toạc: cách dùng từ độc đáo, táo bạo thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh → tinh thần phản
kháng
Động từ xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc → cá tính riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ → Phong
cách cá nhân
Nhỏ bé, mong manh như đám rêu, vô tri như hòn đá cũng mang nỗi phẫn uất của lòng người mà vươn lên,
vùng vẫy, quẫy đạp.
Mượn sức sống mãnh liệt của thiên nhiên thể hiện bản lĩnh, phản kháng vươn lên không cam chịu cho thấy
nét độc đáo táo bạo thơ nữ thi sĩ.
→ Hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đập phá, khát vọng giải thoát khỏi sự cô đơn,
chán chường.
=> Cá tính mạnh mẽ, táo bạo của Xuân Hương.
4. Hai câu kết (LINKING VÀ DIỄN GIẢI SIÊU HAY TRONG SGK CÔ NOTE)

“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại


Mảnh tình san sẻ tí con con”
- Ngán: ngán ngẫm, chán trường, là sự mệt mỏi, buông xuôi trước thân phận, cuộc đời
“Ngán nỗi” thể hiện sự ngán ngẩm trước nỗi đời éo le bạc bẽo. mùa xuân của thiên nhiên qua đi rồi lại đến
vẫn nguyên vẹn tươi mới, còn tuổi xuân đi qua không trở lại để lại đằng sau sự tàn phai
- Quy luật của mùa xuân >< quy luật của đời mùa xuân của trời đất thì tuần hoàn, vĩnh cửu; mùa xuân của đời người
ra đi không trở lại - sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân.
- Mảnh tình vốn đã ít ỏi, bé mọn lại còn phải san sẻ chỉ còn lại tí con con → Từ thuần Việt cực tả nỗi niềm xót xa,
tội nghiệp của thi nhân.
“Mảnh tình – san sẻ - tí – con con” → Thủ pháp tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, tội nghiệp hơn.
→ Mảnh tình càng bé thì nỗi đau càng tăng và đọng lại là dư vị xót xa, cay đăng về thân phận của người phụ nữ
trong xh xưa với phận hẩm, duyên ôi.
→ Tâm trạng chán chường, ngậm ngùi, ấm ức trước thân phận lẽ mọn và hạnh phúc lứa đôi không trọn vẹn → khát
khao tình yêu, hạnh phúc đến khôn cùng.
→ Nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa → ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thấm thía.
c,Đánh giá nội dung nghệ thuật
Việt hóa thơ đường luật: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, nhưng cái đặc sắc ở đây là tác giả
không viết bằng chữ Hán mà là chữ Nôm. Bà đã “Việt hóa” thể thơ của người Hoa để bộc lộ suy nghĩ người Việt,
tâm hồn người Việt. Đúng như giáo sư Lê Trí Viễn từng nói: “Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, Đường luật mất
hẳn cốt cách quý tộc mà ngoan ngoãn cung hiên vần điệu cần xứng của mình cho và sử dụng theo ý muốn”.

Thể hiện tài năng độc đáo trong nghệ thuật Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc (trơ, xiên ngang, đâm toạc, tí con
con…), xây dựng hình tượng và hình ảnh giàu sức gợi cảm (trăng khuyết chưa tròn, rêu xiên ngang, đá đâm toạc…)
để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng.

Đồng thời Bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước duyên
phận, tình cảnh éo le; gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch; vừa cho thấy khát vọng sống, khao khát cháy
bỏng được hạnh phúc
######Giá trị nhân đạo
1. Ca ngợi vẻ đẹp
2. Xót xa, đồng cảm
3. Phê phán, lên án
3, KẾT BÀI
Thơ hay là “thơ chín đỏ trong cảm xúc” (Xuân Diệu), là thứ thơ khi đọc lên, ta như thấy được cả thế giới tâm hồn,
tình cảm của người cầm bút, nhất định phải là thứ thơ mà sau khi gấp lại, ta vẫn bâng khuâng mãi khôn nguôi. Tự
Tình II là một bài thơ như thế. Đọc xong tự tình ta không khỏi trăn trở trước những nỗi niềm của Xuân Hương nói
riêng và cũng của của những người phụ nữ thuở ấy. Ta thấy một xã hội phong kiến bó buộc con người nhưng ta
trong đó cũng thấy nổi bật lên một cốt cách cứng cỏi, một tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ luôn có khát vọng
sống, khát khao được hạnh phúc trong đời. Phải, bài thơ đã truyền tải ý nghĩa nhân văn sâu sắc: dù sống trong
hoàn cảnh cay nghiệt nhưng hãy vẫn cố gắng vươn lên, thay đổi số phận, dù thế nào đi nữa, hãy khát khao hãy
phấn đấu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. .

Tham khảo vế 2 đề: https://toploigiai.vn/nhan-dinh-ve-ho-xuan-huong

You might also like