You are on page 1of 42

Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CÁM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn thầy hướng dẫn TS. Tạ Ngọc Dũng đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các
thầy cô trong bộ môn Công nghệ vật liệu Silicat,bạn bè và người thân đã tạo điều kiện,
hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian nghiên cứu và làm đồ án.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình nhưng thời gian làm luận văn có hạn nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót và hạn chế về thời gian và kinh nghiệm. Bởi vậy em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo.

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2019

Sinh viên

Trịnh Nam Hoàng

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 1 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mục Lục
LỜI CÁM ƠN ...................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO ................................... 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ ........................................................................... 6
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 8
1.1. Xi măng pooc lăng và xi măng pooc lăng hỗn hợp .................................................. 8
1.2 Quá trình hydrat hóa của xi măng pooc lăng ............................................................. 8
1.2.3 Quá trình hydrat hóa của xi măng Pooc lăng ................................................... 12
1.3 Ảnh hưởng của độ mịn và phân bố kích thước hạt đến một số tính chất của xi măng
pooc lăng........................................................................................................................ 14
1.3.1 Độ sâu hydrat hóa theo thời gian ...................................................................... 14
1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mịn,phân bố kích thước hạt đến
một số tính chất của xi măng ..................................................................................... 16
CHƯƠNG 2 PHẦN THỰC NGHIỆM .................................................................... 25
2.1 Nguyên vật liệu và chuẩn bị mẫu ............................................................................ 26
2.2 Các phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2.1 Phương pháp xác định lượng nước tiêu chuẩn Và thời gian đông kết ............. 28
2.2.2 Phương pháp xác định tỷ diện blaine ............................................................... 28
2.2.3 Phương pháp xác định cường độ xi măng ........................................................ 28
2.2.4 Phương pháp xác định dải hạt .......................................................................... 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 29
Ảnh hưởng của độ mịn và dải cỡ hạt đến một số tính chất cơ lý của xi măng.............. 29
3.1 Kết quả đo tỷ diện blaine và xác định dải hạt sau khi nghiền ............................. 29
3.2 Ảnh hưởng của độ mịn và dải hạt đến lượng nước tiêu chuẩn của xi măng ....... 31
3.3 Ảnh hưởng của độ mịn và dải hạt đến thời gian đông kết ................................... 32
3.4 Ảnh hưởng của độ mịn và thành phần hạt đến cường độ của xi măng ............... 35
3.5 Năng lượng tiêu hao để tạo ra 1kg mẫu.............................................................. 38

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 2 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 40


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 41
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 42

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 3 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU

Nền kinh tế phát triển thúc đẩy yêu cầu xây dựng cơ bản cũng như xây dựng dân dựng,
do đó nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và xi măng nói riêng ngày càng tăng.Vì vậy
lựa chọn được độ mịn thích hợp cho xi măng vừa giúp nâng cao tiến độ xây dựng vừa giúp
tăng hiệu quả kinh tế cho nhà máy xi măng hay các đơn vị xây dựng nói riêng cũng như
giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế nói chung.
Theo kết quả khảo sát nhiều mẫu xi măng tại các cơ sở sản xuất cho thấy,tuy độ mịn xác
định qua sàng 0,08 tương tự nhau và đều phù hợp với quy định của TCVN (≤ 12%) nhưng
tỷ diện của chúng khác nhau khá nhiều (từ 2700-4200 cm2/g),do vậy các tính chất cơ lý
đặc biệt là cường độ xi măng khác nhau đáng kể.Do vậy đề tài đã tiến hành nghiên cứu một
số tính chất cơ lý của xi măng đối với các mẫu xi măng có tỷ diện khác nhau như :độ dẻo
chuẩn,thời gian đông kết,cường độ xi măng.. Để chứng minh tỷ diện xi măng khác nhau có
ảnh hưởng đến các tính chất của xi măng.Từ đó có thể đưa ra được tỷ diện hợp lý nhất để
có thể tăng chất lượng sản phẩm cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Xuất phát từ những ý nghĩa mang lại đó em đã nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Nghiên
cứu ảnh hưởng của độ mịn tới một số tính chất cơ lý của xi măng PCB30 Bút Sơn”.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 4 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO

CaO C

SiO2 S

Al2O3 A

Fe2O3 F

SO3 Ṡ

3CaO.SO2 C3 S

2CaO.SiO C2 S

3CaO.Al2O3 C3 A

4CaO.Al2O3.Fe2O3 C4AF

Xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB

Xi măng poóc lăng PC

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

Lượng nước tiêu chuẩn LNTC

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 5 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ĐỒ THỊ

Hình 1.1 Giá trị độ sâu của phản ứng cho xi măng pooclang thông thường dưới dạng
hàm thời gian[5]………………………………………………………………………….15

Hình 1.2 Đường cong phát triển cường độ của 2 loại xi măng được nghiền trong những
khoảng thời gian khác nhau tại 1 máy nghiền[5]……………………………………….…17

Hình 1.3 Đường cong phát triển cường độ của 2 loại xi măng được nghiền đến cùng độ
mịn blaine trong 2 máy nghiền khác nhau[5]………………………………………….….18

Hình 1.4 Phân phối cỡ hạt của 2 loại xi măng nghiền trong những khoảng thời gian
khác nhau trong cùng 1 máy nghiền [5]…………………………………………….........18

Hình 1.5 Phân phối cỡ hạt của 2 loại xi măng nghiền đến cùng độ mịn blaine bằng 2
máy nghiền khác nhau[5]………………………………………………………………...19

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình thí nghiệm…………………………………………...……25

Hình 3.1 Biểu đồ quan hệ giữa phân bố cỡ hạt và độ mịn blaine……………………...30

Hình 3.2 Ảnh hưởng của độ mịn đến lượng nước tiêu chuẩn…………………..……32

Hình 3.3 Ảnh hưởng của độ mịn đến thời gian đông kết………………………….....33

Hình 3.4 Ảnh hưởng của dải cỡ hạt 0-10μm đến thời gian đông kết…………..…….34

Hình 3.5 Ảnh hưởng của dải cỡ hạt 30-45μm đến thời gian đông kết ………………...34

Hình 3.6 Tương quan giữa độ mịn blaine và cường độ nén của mẫu xi măng…………36

Hình 3.7 Ảnh hưởng của dải hạt 0-10μm đến cường độ mẫu …………………………37

Hình 3.8 Ảnh hưởng của dải hạt 30-45μm đến cường độ mẫu…………………….….37

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 6 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Độ sâu phản ứng dưới dạng hàm thời gian [5]………………………………15

Bảng 1.2 Độ sâu hydrat hóa theo thời gian [4]………………………………………..16

Bảng 1.3 Cường độ xi măng phụ thuộc độ mịn [6]……………………………………21

Bảng 1.4: Hàm lượng phụ gia và cường độ XM theo thành phần hạt [7]…………..….21

Bảng 1.5 Độ mịn xi măng khi nghiền chung và nghiền riêng [3]………………….…..22

Bảng 1.6 Cường độ xi măng [7]………………………………………………………23

Bảng 1.7 Dải cỡ hạt xi măng của các cơ sở sản xuất [7]………………………………23

Bảng 2.1 Thành phần khoáng hóa của clinker………………………………………..26

Bảng 2.2: Cấp phối cỡ hạt cát tiêu chuẩn……………………………………………..26

Bảng 2.3 Ký hiệu mẫu xi măng…………………………………………………….....27

Bảng 3.1 Kết quả độ mịn blaine sau khi nghiền……………….……………..……….29

Bảng 3.2 Phân bố cỡ hạt của mẫu xi măng………………………………………..…..29

Bảng 3.3 Kết quả lượng nước tiêu chuẩn………………………………………….….31

Bảng 3.4 kết quả thời gian đông kết……………………………………………….….33

Bảng 3.5 Cường độ nén mẫu xi măng……………………………………..………….35

Bảng 3.6 Năng lượng tiêu hao khi nghiền mẫu…………………………….…………39

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 7 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Xi măng pooc lăng và xi măng pooc lăng hỗn hợp

Xi măng là chất kết dính thuỷ ở dạng bột mịn, khi trộn với nước thành dạng hồ dẻo có
khả năng đóng rắn tạo thành vật liệu dạng đá nhờ các phản ứng hóa lý [1].
Trong xây dựng, xi măng thông thường được sử dụng phổ biến gồm hai loại: xi măng
pooc lăng và xi măng pooc lăng hỗn hợp. Xi măng pooc lăng (PC,OPC) được nghiền mịn
từ clanhke xi măng pooc lăng và thạch cao [1]; xi măng pooc lăng hỗn hợp (PCB) được
nghiền mịn từ clanhke xi măng pooc lăng, thạch cao và các loại phụ gia khoáng Loại và
lượng phụ gia pha vào theo quy định của tiêu chuẩn riêng.
Clanhke xi măng pooc lăng là Sản phẩm chứa các pha (khoáng) có tính chất kết dính
thủy lực, nhận được bằng cách nung đến kết khối hay nóng chảy hỗn hợp các nguyên liệu
xác định (phối liệu).

1.2 Quá trình hydrat hóa của xi măng pooc lăng

1.2.1. Thành phần hóa học của clinker XMP [2]


Thành phần hóa học của clanhke, biểu thị bằng hàm lượng % các oxit có trong clanhke,
thường giao động trong giới hạn:
CaO = 63 ÷ 67 % SiO2 = 21 ÷ 24 % Fe2O3 = 2,5 ÷ 4 %
MgO < 5 % Al2O3 = 4 ÷ 7 % R2O < 1.5 %
TiO2 < 0.3 % SO3 < 0.5 %
Trong đó CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 là các oxit chính, chiếm từ 95-97 %; còn lại là các
oxit và tạp chất khác nằm trong phối liệu. Tỷ lệ các oxit này ảnh hưởng đến thành phần
khoáng và tính chất sử dụng của xi măng pooc lăng. Vì vậy, trong quá trình sản xuất tại
các nhà máy xi măng, nó thường được kiểm soát một cách chặt chẽ.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 8 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.2.2. Thành phần khoáng của clinker và sự hydrat của các khoáng
Clanhke xi măng poóc lăng gồm 4 khoáng chính: tricanxi silicat (C3S), dicanxi silicat
(C2S), tricanxi aluminat (C3A) và tetracanxi alumoferit (C4AF). Trong thực tế,các khoáng
này không ở dạng tinh khiết mà thường chứa các tạp chất ở dạng dung dịch rắn. Hàm
lượng của 4 khoáng chính trong clanhke xi măng pooclăng:
C3S = 45 ÷ 70%, C2S = 15 ÷ 30%, C3A = 5 ÷ 15% và C4AF = 10 ÷ 18%
Khoáng Alit (3CaO.SO2) [4] viết tắt là C3S, có cấu trúc dạng tấm hình lục giác. Thực
chất Alit là dung dịch rắn của C3S và một lượng nhỏ (2 ÷ 4%) các oxit MgO, Al2O3… và
các tạp chất khác.

Sự hydrat hóa của C3S :

Ở tuổi sớm

Ở tuổi muộn

Kích thước các tinh thể hydro silicat canxi nhỏ hơn 1μm, tổng bề mặt riêng của chúng
bằng 350 đến 450 m2/g.

Mức độ hydrat hóa của C3S ở 25°C theo thời gian (tỉ lệ nước/xi măng = 0.4 ÷ 0.7) như
sau: sau 1 ngày: 25 ÷35%; sau 10 ngày: 55 ÷ 65%; sau 28 ngày : 78 ÷ 80%.Tốc độ hydrat
hóa C3S thay đổi theo nhiệt độ. Sau 12 giờ và với tỉ lệ nước / xi măng = 0.4 ÷ 0.7 thì tại
các nhiệt độ khác nhau, tốc độ hydrat hóa của C3S như sau:Ở 5°C tương ứng là 0%; Ở
25°C tương ứng là 30%; Ở 52°C tương ứng là 60%

Trong điều kiện thường, C3S chỉ hydrat hóa hoàn toàn sau 1 ÷ 1,5 năm.
Hydrat hóa C3S chậm lại khi có mặt CH,C3A; tang nhanh khi có mặt clorit,
bromit,nitrit,sunfat,cacbonat,kim loại kiềm,thạch cao.
Ở vùng nhiệt độ cao hơn, các sản phẩm hydrat hóa là:
80-1200C 120-1750C

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 9 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

C3S + H2O  CSH(B) + CH  C2SH(A) + CH

175-2000C

C2SH(A) + CH  C2SH2, C2SH(A), C2SH(C),CH → C3SH2

Tính chất của alit trong xi măng:


- Làm cho xi măng có cường độ cao nhất sau 28 ngày
- Thời gian đông kết nhanh, đóng rắn nhanh (sau C3A)
- Tỏa nhiệt nhiều khi đóng rắn
- Không bền trong môi trường sunfat.
Khoáng Belit (2CaO.SiO2) viết tắt là C2S, có cấu trúc dạng tròn, nằm phân bố xung
quanh các hạt khoáng Alit.Khoáng này tồn tại ở 4 dạng thù hình α, α’, β và γ Trong đó
dạng thù hình γ C2S trơ về mặt hóa học, dạng α’ cho cường độ rất kém, dạng α không thủy
hóa. Vì vậy dạng β C2S là dạng mong muốn trong clinker xi măng.

Sự hydrat hóa của C2S :

Bề mặt riêng của sản phẩm hydrat hóa ở 25ºC là 250 ÷ 350 m2/g, nhỏ hơn so với sản
phẩm của C3S ở cùng mức độ hydrat hóa.C2S hydrat hóa chậm hơn và sinh ra ít CH hơn so
với C3S hydrat hóa.Tốc độ hydrat hóa C2S phụ thuộc vào cấu tạo tinh thể của khoáng, thành
phần của dung dịch nước và điều kiện xảy ra phản ứng. Do tác động của các yếu tố đã chỉ
ra ở trên, mức độ hydrat hóa của C2S như sau: sau 1 ngày: 5 ÷ 10%; sau 10 ngày: 10 ÷
20%; Sau 28 ngày: 30 ÷ 50%; sau 5 ÷ 6 năm mới đạt 100%.

Tính chất của Belit trong xi măng:


- Làm cho xi măng có cường độ phát triển chậm nhưng trong 28 ngày thì gần bằng
C3S.
- Thời gian đông kết chậm

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 10 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

- Tỏa nhiệt nhỏ khi đóng rắn


- Bền trong môi trường sunfat
TriCanxi aluminat (3CaO.Al2O3) viết tắt là C3A, là khoáng chất trung gian màu trắng,
nằm xen kẽ giữa các hạt Alit và Belit cùng với Canxi alumoferit.
Phản ứng hydrat hóa của C3A diễn ra rất nhanh và sau 1 ngày đã đạt đến 70 ÷ 80%, quá
trình hydrat hóa C3A, tách ra các hydro aluminat canxi khác nhau và tạo ra một lượng nhiệt
lớn.
Nếu trong nước có ion SO42- thì sản phẩm hydrat hóa C3A sẽ tạo thành 2 dạng ettringit
(3CaO.Al2O3.3CaSO4.31H2O) hyđro canxi trisunfo aluminat hay
(3CaO.Al2O3.CaSO4.12H2O) hyđro canxi monosunfo aluminat.

Việc điều chỉnh thời gian đông kết nhờ thạch cao chính là điều khiển tốc độ hydrat hóa
của C3A.

Tính chất của canxi aluminat:


- Làm cho xi măng có cường độ phát triển nhanh nhưng sau đó bị chậm lại và
không bằng C2S.
- Thời gian đông kết nhanh nhất
- Tỏa nhiệt nhiều khi đóng rắn
- Không bền trong môi trường sunfat
Khoáng ferit canxi C4AF (4CaO.Al2O3.Fe2O3), là khoáng chất trung gian màu đen,
nằm xen kẽ giữa các hạt Alit và Belit cùng với Canxi aluminat,có các thành phần khác
nhau phụ thuộc vào phối liệu và điều kiện nung luyện: C8A3F, C4AF, C2F ở đây chủ yếu là
C4AF.
Tốc độ hydrat hóa của C4AF ở giai đoạn đầu lớn, sau 3 ngày mức độ hydrat hóa của
khoáng đạt đến 50 ÷ 70%. Các hạt C4AF sau vài phút bị bao bọc bởi lớp vỏ từ các hydrat
kết tinh nhỏ và gel hydroxit sắt.

Khi thuỷ phân, thuỷ hoá nhiệt độ không lớn hơn 30-35oC nó tạo ra hydro aluminat
canxi, hydro ferrite canxi:
C4AF + nH2O C3AH6 + CaO.Fe2O3.H2O.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 11 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CaO.Fe2O3.H2O + 2Ca(OH)2 + xH2O C3FH6


Tính chất của C4AF:
- Làm cho xi măng có cường độ thấp nhất
- Thời gian đông kết chậm
- Tỏa nhiệt khi đóng rắn thấp nhất
- Bền trong môi trường sunfat hơn C3A

Ngoài ra, trong clanhke còn chứa một lượng nhỏ CaOtd, MgOtd (tinh thể periclaz) và
các khoáng chứa kiềm v.v..

CaO và MgO bị hydrat hóa thành Ca(OH)2 (portladite) và Mg(OH)2 (bruxit). Sự tương
tác của chúng với nước xảy ra chậm, kèm theo sự tăng thể tích có thể là nguyên nhân
không ổn định thể tích của đá xi măng trong thời gian đóng rắn về sau (khoảng 10 năm
sau). Phản ứng thủy phân như sau:

CaO + H2O = Ca(OH)2 + ΔV MgO + H2O = Mg(OH)2 + ΔV

Tốc độ thủy phân của MgO xảy ra chậm hơn của CaO rất nhiều.Vì vậy, mức độ nguy
hiểm cao hơn. Do đó, cần loại trừ và khống chế hàm lượng MgO trong clanhke và trong
xi măng để đảm bảo chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn quy định.

1.2.3 Quá trình hydrat hóa của xi măng Pooc lăng

Xi măng là tổ hợp của nhiều khoáng.Trong giai đoạn đầu (rất ngắn) cơ chế phản ứng
hydrat hóa của các khoáng trong clanhke diễn ra cơ bản giống như đối với các hệ riêng
lẻ. Nhưng sự có mặt của hàng loạt các ion khác nhau tham gia vào thành phần khoáng
trong hỗ hợp xi măng dẫn đến sự chồng chéo của các phản ứng hydrat hóa ban đầu của
các khoáng và tương tác giữa các sản phẩm tạo thành các hợp chất làm quá trình hydrat
hóa trở nên phức tạp hơn.Vì vậy cơ chế của quá trình hydrat hóa xi măng poóc lăng phản

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 12 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

ánh tất cả các chi tiết chủ yếu của phản ứng hydrat hóa của các khoáng riêng lẻ, đồng thời
cũng có những đặc trưng riêng.[4]

Có thể chia quá trình hydrat hóa xi măng thành 3 giai đoạn, mặc dù ranh giới giữa các
giai đoạn là không rõ ràng.

Giai đoạn đầu: Khi các hạt xi măng tiếp xúc với nước, trên bề mặt tiếp xúc ngay lập
tức xảy ra phản ứng hòa tan các tinh thể khoáng khan nước và kết quả làm nước trở nên
bão hòa bởi các ion Ca2+, SO42-, OH-, K+… Khi đó lại xảy ra quá trình kết tinh ettringit,
Ca(OH)2 làm cho hàm lượng các ion này trong dung dịch nước giảm đi và các khoáng xi
măng lại tiếp tục hòa tan ra.

Giai đoạn hai: Ở giai đoạn này quá trình tách các tinh thể số lượng lớn hơn, đây chính
là giai đoạn kìm hãm quá trình hydrat hóa, sau đó 1h đến 3h thậm chí còn lâu hơn thì các
tinh thể ettringit, Ca(OH)2 lớn lên làm phá hủy lớp vỏ hydrat hóa, do đó quá trình
hydrat hóa lại tăng nhanh. Tùy theo mức độ tích lũy sản phẩm mới mà lớp vỏ liên tục
được hàn rồi lại phá vỡ, quá trình hydrat hóa liên tục bị kìm hãm rồi lại tăng tốc. Nếu sau
đó đã hết SO42- mà vẫn còn dư C3AHx tự do thì trong các không gian hẹp có thể xảy ra
phản ứng tương tác của ettringit với hydro canxi aluminat tạo thành hydro canxi
monosunfo aluminat. Do đó hàm lượng ettringit giảm xuống.

C3A.3CaSO4.31H2O +2 C3AHx = 3(C3A.CaSO4.12H2O) + (2x-5)H2O

Giai đoạn cuối cùng: Đây là giai đoạn kết thúc đóng rắn, ở giai đoạn này tốc độ hydrat
hóa xi măng phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán của các phân tử nước qua lớp vỏ dày đặc
đến các hạt xi măng chưa hydrat hóa, giai đoạn này kéo dài thậm chí đến 10 năm.

1.2.4 Vai trò điều chỉnh thời gian đông kết của thạch cao [2]

Khi C3A và thạch cao cùng xuất hiện trong nước thì sảy ra quá trình hòa tan,khi đó
xung quanh thạch cao xuất hiện nhiều ion sunfat còn xung quanh C3A xuất hiện nhiều ion
aluminat.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 13 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đó là điều kiện phản ứng để trên bề mặt C3A tạo thành khoáng C3A.CaSO4.12H20 còn
trên bề mặt thạch cao nồng độ sunfat cao sẽ tạo thành C3A.3CaSO4.31H2O. Quá trình tổng
hợp có lựa chọn của những hợp chất trên làm cho xung quanh hydro aluminat canxi tạo
nên màng xít đặc của C3A.CaSO4.12H2O ngăn cản không cho ion aluminat thoát ra môi
trường làm giảm nồng độ ion aluminat ở xung quanh.Ngược lại xung quanh hạt thạch cao
tạo nên màng xốp có cấu trúc hình kim của C3A.3CaSO4.31H làm cho xung quanh hạt
thạch cao vẫn bảo đảm ion sunfat thoát ra qua màng xốp tạo cho dung dịch ở vị trí xung
quanh hạt thạch cao luôn luôn bão hòa sunfat. C3A.CaSO4.12H2O bao xung quanh hạt C3A
mau chóng bão hòa sunfat để biến từ trạng thái giả bền C3A.CaSO4.12H2O thành trạng thái
bền C3A.3CaSO4.31H2O cấu trúc xốp bao lấy C3A và lúc này tạo điều kiện cho ion
aluminat đi qua màng xốp ra môi trường xung quanh gặp ion sunfat tạo nên màng xít chặt
C3A.3CaSO4.12H2O bao bên ngoài.Đó gọi là chu kỳ cảm ứng làm giảm tốc độ động kết
khi đóng rắn xi măng.

Nếu quá nhiều thạch cao quá trình tạo hydrosulfo aluminat canxi nhanh, làm cho xung
quanh hạt C3A đồng thời có cả C3A.3CaSO4.12H2O giả bền mà có cả C3A.3CaSO4.31H2O
nữa. Nếu quá ít thạch cao xảy ra quá trình làm chậm sự hydrat hóa C 3A nhưng
C3A3CaSO4.12H2O theo thời gian sẽ chuyển thành C3A.3CaSO4.31H2O thì hết ion sunfat
trong môi trường làm cho ion aluminat tiếp tục thoát ra môi trường.

1.3 Ảnh hưởng của độ mịn và phân bố kích thước hạt đến một số tính chất của xi
măng pooc lăng

1.3.1 Độ sâu hydrat hóa theo thời gian

Mối quan hệ dạng hàm cuối cùng cần thiết lập là giữa độ sâu của phản ứng và thời
gian.Có thể thấy điều này thông qua việc xác định các giá trị mô tả hiệu quả nhất mức độ
phản ứng (thủy hóa) dưới dạng một hàm thời gian.Người ta phát hiện mức độ của độ sâu
phản ứng cho trước trong bảng 1.1 phug hợp cho các thành phần xi măng pooc lăng thông
thường.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 14 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.1 Độ sâu phản ứng dưới dạng hàm thời gian [5]

Thời gian(ngày) Độ sâu phản ứng (μm)

1 0.4 - 0.6

3 0.8 - 1.2

7 1.5 – 2.0

28 3–4

91 5-7

Giá trị được nêu dựa trên kết quả xác định phân bố cỡ hạt bằng nhiễu xạ laze.

Đồng thời độ sâu phản ứng sẽ phụ thuộc vào các đặc điểm hóa học và khoáng vật học
của clinker cũng như các yếu tố hóa học khác (thạch cao,phụ gia).

Hình 1.1 Giá trị độ sâu của phản ứng cho xi măng pooclang thông thường dưới
dạng hàm thời gian [5]

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 15 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Người ta thấy rằng mô hình rất hữu ích trong việc dự đoán hoặc giải thích sự khác biệt
trong hoạt động phát triển cường độ tiêu chuẩn của xi măng có cùng tính chất hóa học
nhưng với phân bố cỡ hạt khác nhau thu được do các phương pháp nghiền hoặc tách khác
nhau.
Giá trị độ sâu mà người ta thấy hữu ích để dự đoán độ bền tỷ lệ với căn bậc hai của
thời gian (hình 1.1) và phù hợp với cảm nhận rằng sau một mức độ thủy hóa nhất định,quá
trình thủy hóa được kiểm soát bởi sự khuếch tán thông qua lớp hydrat bao phủ của hạt đang
thủy hóa.
Bảng 1.2 Độ sâu hydrat hóa theo thời gian [4]
Khoáng 3 ngày 7 ngày 28 ngày 90 ngày 180 ngày
(μm) (μm) (μm) (μm) (μm)

C3S 3.5 4.7 7.9 14.5 15

C2S 0.6 0.9 1.0 2.6 2.7

C3A 10.4 10.4 11.2 13.5 14.5

C4AF 7.7 8.0 8.4 12.2 13.2

Trong thực tế sự hydrat hóa của xi măng chỉ sảy ra đến một độ sâu nhất định,trong khi
đó phần chủ yếu của xi măng là các hạt kích thước 40-60 (μm) do vậy có thể nghiền mịn
xi măng hơn để tăng cường một số tính chất mong muốn.

1.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mịn,phân bố kích thước hạt
đến một số tính chất của xi măng

1.3.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới


a. Tác giả Bjarne Osbaeck và Vagn Johansen [5] nghiên cứu ảnh hưởng của phân bố
cỡ hạt đến tốc độ phát triển cường độ của xi măng. Nếu xi măng được nghiền trong thời
gian dài bằng một máy nghiền, đường cong phát triển cường độ thu được thường kết thúc

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 16 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

như hình 1.2, thường càng nghiền nhiều sẽ dẫn đến dịch chuyển song song đường cong
phát triển cường độ dọc theo trục x. Đồng thời, các tham số về độ mịn như phần không lọt
sàng hoặc diện tích bề mặt riêng Blaine sẽ dần thay đổi theo thời gian nghiền và đối với độ
mịn có ý nghĩa thiết thực, sẽ tồn tại một mối quan hệ tương đối đơn giản giữa tham số độ
mịn và cường độ tại một thời điểm cho trước. Tuy nhiên, nếu so sánh các loại xi măng
được sản xuất trong các loại máy nghiền khác nhau thì có thể không còn mối quan hệ đơn
giản giữa tỷ diện Blaine và cường độ nữa. Hình 1.3 cho thấy đường cong phát triển cường
độ của xi măng được chế tạo cùng nguyên liệu giống nhau và được nghiền đến cùng độ
mịn Blaine nhưng bằng hai hệ thống nghiền khác nhau: một máy nghiền BM trong mạch
hở và một máy nghiền RM trong mạch kín được chỉ ra trong hình 1.3, xi măng được nghiền
trong mạch kín có tốc độ phát triển cường độ sau này cao hơn.Nguyên nhân sự khác biệt
này là do phân bố cỡ hạt của xi măng được thể hiện trong hình 1.4 và hình 1.5

Hình 1.2 Đường cong phát triển cường độ của 2 loại xi măng được nghiền trong
những khoảng thời gian khác nhau tại 1 máy nghiền [5]

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 17 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.3 Đường cong phát triển cường độ của 2 loại xi măng được nghiền đến
cùng độ mịn blaine trong 2 máy nghiền khác nhau [5]

Hình 1.4 Phân phối cỡ hạt của 2 loại xi măng nghiền trong những khoảng thời
gian khác nhau trong cùng 1 máy nghiền [5]

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 18 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.5 Phân phối cỡ hạt của 2 loại xi măng nghiền đến cùng độ mịn blaine bằng 2
máy nghiền khác nhau [5]

b.Các tác giả B.E.Iuđôvich và G.G.Kuznhexoxva thuộc Viện nghiên cứu khoa học xi
măng Liên Xô đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hạt xi măng đến một số tính chất
của xi măng cho thấy [6]:
Dải cỡ hạt <5 µm làm giảm thời gian bắt đầu đông kết, tăng độ bền nén cuả xi măng
đóng rắn trong điều kiện thường cũng như chưng hấp, tăng độ xốp chung và hệ số thẩm
thấu, tăng biến dạng co xi măng đóng rắn trong điều kiện thường cũng như chưng hấp. Nói
chung thì dải cỡ hạt này có vai trò tích cực là chủ yếu: tăng độ bền nén và tăng độ bền nứt.
Dải cỡ hạt 5-30 µm chủ yếu tăng hoạt tính thủy và độ bền nén của xi măng.
Dải cỡ hạt 30-60 µm có tác dụng kéo dài thời gian đông kết của xi măng ngoài ra còn
làm tăng độ xốp và độ co của mẫu giống như dải hạt mịn (<5 µm).
Dải cỡ hạt lớn (>60 µm) làm tăng đáng kể độ xốp của đá xi măng bên cạnh đó lại có xu
hướng làm tăng độ bền nứt, điều này có thể được coi là kết quả cho 2 hình thành khung
trong đá xi măng với sự có mặt của dải cỡ hạt này.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 19 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ các kết quả nghiên cứu trên thấy rằng khi tăng độ mịn của xi măng tới khả năng tối
đa kỹ thuật cho phép giúp tăng hoạt tính xi măng, tăng hàm lượng phụ gia sử dụng, giảm
hàm lượng clanhke, nâng sản lượng xi măng.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở trên, dải cỡ hạt xi măng tối ưu về cường độ khi xi
măng có thành phần hạt (theo % khối lượng) như sau:
- Các hạt < 5 μm chiếm < 20%
- Các hạt 5 – 20 μm chiếm 40 – 45%
- Các hạt 20 – 40 μm chiếm 20 – 25%
- Các hạt >40 μm chiếm 15 – 5%
Xi măng kích thước nhỏ hơn 40 μm đóng vai trò chủ yếu đến cường độ đá xi măng.
Đồng thời xi măng đa dải hạt cho cấu trúc “vi bê tông” tối ưu của đá xi măng.

Kích thước hạt xi măng nhỏ hơn 40 μm được khẳng định qua tiêu chuẩn của Mỹ ASTM
quy định độ mịn của xi măng và phụ gia theo kích thước sàng 45 μm (ASTM 430 – 96,
ASTM C 150 – 99, ASTM C 595 – 00, C 1157 – 00). Trong ASTM C 959 – 00 cũng quy
định độ mịn - lượng sót trên sàng 45 μm đối với phụ gia cho xi măng là < 20%

c. Các nhà nghiên cứu E.I Ved, E. F Zarôv, V.K Bôtrarôv và A. V Gôlupnitri khi nghiên
cứu độ mịn tối ưu của xi măng đã tiến hành thí nghiệm cường độ đá xi măng từ các loại xi
măng có tỷ diện 5500 và 1500 cm2/g với các thời gian đóng rắn ở tuổi 7, 28 và 90 ngày
trên các mẫu 2 x 2 x 2 cm có thành phần 1: 0.kết quả bảng 1.2 với thời gian đóng rắn
muộn(90 ngày) cường độ của đá xi măng độ mịn 5500 tăng không đáng kể so với ở tuổi
7,28 ngày.Còn ở tuổi 7 và 28 ngày thì mẫu độ mịn 5500 có cường độ tăng đáng kể.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 20 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.3 Cường độ xi măng phụ thuộc độ mịn [6]

1.3.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

a. Trong nghiên cứu sử dụng calnhke Hoàng Thạch, thạch cao, phụ gia cao silic hiện
đang được sử dụng tại Công ty xi măng Hoàng thạch và mẫu nghiền công nghiệp tại nhà
máy với try lệ phụ gia silic là 20% (Ký hiệu HT1 và HT2).

Mẫu nghiên cứu được tạo phòng thí nghiệm sử dụng thiết bị nghiền bị gián đoạn 2
ngăn, mỗi ngăn 5 kg liệu bao gồm clanke Hoàng Thạch + thạch cao 4% + phụ gia khoáng
cao silic với các tỷ lệ 0, 20, 25, 30 và 35%. Hỗn hợp được nghiền trong 100 phút với các
ký hiệu mẫu tương ứng là M0, M1 – 20, M2 – 25, M3 – 30, M4 – 35. Kiểm tra dải cỡ hạt
xi măng trên máy phân tích cỡ hạt laze và xác định cường độ nén của xi măng thể hiện
trong bảng 1.3.

Bảng 1.4: Hàm lượng phụ gia và cường độ XM theo thành phần hạt [7]

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 21 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 1.3 cho thấy:

- Mẫu xi măng pha 35% phụ gia (M4 – 35) có cường độ tương đương với mẫu HT
1 (tỷ lệ phụ gia 20%) ứng với hàm lượng hạt mịn của M4- 35 nhiều hơn.

- Mẫu xi măng pha 20% phụ gia (M1 – 20) có cường độ đạt xi măng mác PCB 40.
Nhưng mâuc HT1 (tỷ lệ phụ gia 20%) đạt mác xi măng PCB 30.

b. Trong nghiên cứu của Liêu Thị Ngọc Bích về độ mịn của xi măng khi nghiền chung
và nghiền riêng khi sử dụng 3 mẫu xi măng OPC, PCB40 và PCB50 nghiền 28 phút và thử
nghiệm sót sàng trên sàng R45,R90 và tỷ diện blaine có bảng kết quả

Bảng 1.5 Độ mịn xi măng khi nghiền chung và nghiền riêng [3]

Mẫu OPC-C OPC-R PCB50-C PCB50-R PCB40-C PCB40-R

R90(%) 4.4 5.0 4.7 5.9 5.5 7.3

R45(%) 26.2 28.4 24.9 31.4 26.8 35.9

Blaine 3090 3105 3570 3417 4100 3846

(cm2/g)

Từ bảng 1.4 cho thấy sự chênh lệch độ mịn giữa nghiền chung và nghiền riêng.

Điều này được lý giải theo lý thuyết về sự tương tác trong một hệ thống 2 cấu tử trong
quá trình nghiền lẫn (L.Oploczky) [8].Trong giai đoạn đầu của quá trình nghiền, nghĩa là
ở độ mịn thấp hơn thì thành phần cứng hơn sẽ giàu trong phần hạt thô còn thành phần mịn
hơn sẽ chiếm ưu thế trong phần mịn hơn của phân bố cỡ hạt.Thành phần cứng hơn sẽ mài
mòn phần mịn hơn.Thành phần mềm hơn sẽ có phân bố cỡ hạt rộng hơn và thành phần
cứng hơn sẽ có phân bố cỡ hạt hẹp hơn.Điều đấy tạo ra một phân bố cỡ hạt mịn hơn cho xi
măng được nghiền lẫn.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 22 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

c. Nhóm nghiên cứu của viện VLXD đã tiến hành lấy mẫu nghiền tại nhà máy chia làm
hai phần: Phần 1 đem phân tích cỡ hạt và thử cưỡng độ. Phần 2 được nghiền mịn đến giải
cỡ hạt khuyến cáo của các nhà nghiên cứu. Kết quả xác định cường độ thể hiện trong bảng
1.7, 1.6. [7]

Bảng 1.7 Dải cỡ hạt xi măng của các cơ sở sản xuất [7]

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 23 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ kết quả nghiên cứu bảng 1.6,1.7 một lần nữa khẳng định khi tăng dải hạt mịn trong
xi măng tăng cường độ của xi măng. Mẫu xi măng có tỷ lệ hạt thô đạt mác xi măng PCB
30 nhưng khi tăng tỷ lệ hạt mịn các mẫu xi măng đạt mác PCB 40.

1.4 Kết luận tổng quan và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Kết luận tổng quan

Bên cạch chỉ tiêu tỷ diện để đánh giá độ mịn xi măng cần phải biết hàm lượng các dải
hạt để có thể đánh giá đầy đủ về kết quả nghiền và tính chất của xi măng.Dải cõ hạt hợp lý

-Các hạt < 5 μm chiếm < 20%


- Các hạt 5 – 20 μm chiếm 40 – 45%
- Các hạt 20 – 40 μm chiếm 20 – 25%
- Các hạt >40 μm chiếm 15 – 5%
Xi măng hỗn hợp nghiền chung sẽ có phân bố cỡ hạt mịn hơn so với xi măng được
nghiền riêng.

Nghiền mịn xi măng sẽ cho phép tang cường độ của mẫu xi măng,có thể tang mác xi
măng hoặc cho phép tang phụ gia sử dụng đồng thời giảm hàm lượng clinker.

1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung khảo sát ảnh hưởng của độ mịn (tỷ diện) đến một số tính chất cơ lý
của xi măng công nghiệp.

Kiểm tra sự ảnh hưởng của thành phần hạt đến tính chất cơ lý của xi măng.

Kiểm tra ảnh hưởng của việc nghiền mịn đến chỉ tiêu kinh tế.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 24 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 2 PHẦN THỰC NGHIỆM

Sơ đồ quy trình thực nghiệm

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình thí nghiệm

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 25 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.1 Nguyên vật liệu và chuẩn bị mẫu

2.1.1 Nguyên vật liệu

Xi măng sử dụng trong đề tài là xi măng PCB 30 của công ty xi măng Bút Sơn đóng
trong các bao trọng lượng ~ 50kg bán ngoài thị trường có thành phần khoáng hóa của
clinker như trong bảng

Bảng 2.1 Thành phần khoáng hóa của clinker

Thành phần SiO2 Al2O3 Fe2O3 CaO MgO SO3 R2 O CKT


hóa (%)
21.23 5.40 3.27 64.91 2.02 0.30 0.82 0.21

Thành Phần C3S C2S C3A C4AF


khoáng (%)
53.69 20.66 8.78 9.94

Cát sử dụng trong đề tài là cát tiêu chuẩn được quy định theo TCVN 6227 : 1996
Mua tại viện vật liệu xây dựng,địa chỉ Ngõ 235 Nguyễn Trãi-Thanh Xuân-Hà Nội.
Bảng 2.2: Cấp phối cỡ hạt cát tiêu chuẩn

Cấp phối cỡ hạt cát tiêu chuẩn

Kích thước sàng (mm) Lượng sót trên sàng (%)

2 0

1.6 7±5

1 33 ± 5

0.5 67 ± 5

0.16 87 ± 5

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 26 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

0.08 99 ± 1

Nước sử dụng trong thí nghiệm lấy tại phòng thí nghiệm của bộ môn CNVL silicat Viện
kỹ thuật hóa học-Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

Máy và các thiết bị sử dụng tại phòng thí nghiệm của bộ môn CNVL silicat Viện kỹ
thuật hóa học-Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

2.1.2 Chuẩn bị mẫu


Xi măng mua về được đem đi xác định lại tỷ diện blaine theo TCVN 4003:2003 để
kiểm tra độ mịn của xi ( xi măng PCB 30 Bút Sơn có tỷ diện 3500 cm 2/g).Sử dụng xi đã
mua để làm 1 mẫu.Lấy khoảng 2kg xi sử dụng tráng máy nghiền bi,sau đấy cho vào mỗi
mẻ nghiền 5kg xi măng với các thời gian khác nhau và đem thử tỷ diện thu được 2 mẫu xi
măng (có tỷ diện là 4900 cm2/g và 6400 cm2/g). Mẫu được đóng gói và bảo quản bằng cách
đổ vào túi nylon khoảng 5kg,dùng tay ép không khí ra khỏi túi buộc lại thật chặt và cho
vào trong một túi khác và làm tương tự.

Các mẫu thí nghiệm được mã hóa trong bảng 2.2

Ký hiệu mẫu Loại xi măng

P30-35 Xi măng PCB 30 Bút Sơn tỷ diện ~3500 cm2/g

P30-49 Xi măng PCB 30 Bút Sơn nghiền 14 phút tỷ diện


~4900 cm2/g

P30-64 Xi măng PCB 30 Bút Sơn nghiền 30 phút tỷ diện


~6400 cm2/g

Bảng 2.3 Ký hiệu mẫu xi măng

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 27 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

2.2 Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp xác định lượng nước tiêu chuẩn Và thời gian đông kết

Lượng nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết của hồ xi măng được thực hiện theo
TCVN 6017:2015 ISO 9597 – 2008 Tại phòng thí nghiệm bộ môn CNVL silicat

2.2.2 Phương pháp xác định tỷ diện blaine

Xác định độ mịn theo bề mặt riêng theo TCVN 4030:2003.Độ mịn cửa xi măng được
tính theo bề mặt riêng bằng cách xác định thời gian cần thiết để một lƣợng không khí nhất
định thấm qua một mẫu xi măng lèn, có kích thước và độ xốp nhất định.

2.2.3 Phương pháp xác định cường độ xi măng

Cường độ nén của mẫu vữa xi măng được xác định theo TCVN 6016:2011 ISO 679 –
2009 tại phòng thí nghiệm bộ môn CNVL Silicat.

2.2.4 Phương pháp xác định dải hạt

Phân tích dải hạt bằng tán xạ laze TCVN 10825:2015 tại phòng thí nghiệm bộ môn
công nghệ hữu cơ-hóa dầu tại Trường đại học bách khoa Hà Nội.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 28 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của độ mịn và dải cỡ hạt đến một số tính chất cơ lý của xi măng

3.1 Kết quả đo tỷ diện blaine và xác định dải hạt sau khi nghiền

Kết quả độ mịn nghiền thực tế của các mẫu từ xi măng PCB 30 thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1 Kết quả độ mịn blaine sau khi nghiền

STT Ký hiệu mẫu Blaine kỳ vọng (cm2/g) Blaine nghiền thực tế Thời gian
(cm2/g) nghiền (phút)

1 P35 3500 3505 0

2 P49 4900 4855 14

3 P64 6400 6410 30

Từ kết quả phân tích phân bố cỡ hạt của xi măng mẫu bằng nhiễu xạ laze ta có bảng
3.2 phân bố cỡ hạt của các mẫu xi măng và hình 3.1 thể hiện mối quan hệ giữa dải hạt và
độ mịn blaine.

Bảng 3.2 Phân bố cỡ hạt của mẫu xi măng

Thành phần hạt xi măng

STT Mẫu 0–10μm 10–30μm 30–45μm >45 μm %


% % %

1 P35 24 44 10 22

2 P49 29 42 9 20

3 P64 33 44 8 15

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 29 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

p35 p49 p64


8

6
PHẦN THỂ TÍCH(%)

0
0.1 1 10 100 1000
-1
kích thước hạt (μm)

Hình 3.1 Biểu đồ quan hệ giữa phân bố cỡ hạt và độ mịn blaine

Từ bảng 3.1 ta thấy: Khi tăng thời gian nghiền từ 0-14-30 phút thì tỷ diện của xi măng
cũng tăng dần từ 3500 đến 6400 cm2/g.

Hình 3.1 là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa phân bố cỡ hạt và độ mịn blaine từ 3500
cm2/g đến 6400 cm2/g của xi măng PCB 30 Bút Sơn .Ta thấy rằng khi nghiền tăng tỷ diện
blaine thì dải cỡ hạt mịn sẽ tăng lên cũng như là dải cỡ hạt thô sẽ giảm xuống.Cụ thể khi
tăng blaine từ 3500 cm2/g đến 6400 cm2/g thì kích thước hạt từ 0 μm đến 10 μm tăng từ
24.11% lên 32.87%, trong khi kích thước các hạt 30μm đến 45μm giảm từ 10.22% xuống
8.27% và kích thước hạt trên 45μm giảm từ 21.57% xuống 14.78%.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 30 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

3.2 Ảnh hưởng của độ mịn và dải hạt đến lượng nước tiêu chuẩn của xi măng

Lượng nước tiêu chuẩn hay còn gọi là hồ dẻo chuẩn là lượng nước cần thiết cho vào xi
măng tính theo phần trăm trọng lượng xi măng để thực hiện quá trình ban đầu của sự đóng
rắn, bao gồm quá trình hòa tan,thủy phân,thủy hóa các khoáng tạo cho hồ,vữa xi măng có
độ linh động,dễ dàng tạo khuôn.

Nước tiêu chuẩn gồm nước vật lý và nước hóa học do đó phụ thuộc vào tỷ diện,thành
phần khoáng (C3A và C3S nhiều thì nước tiêu chuẩn nhiều ),loại phụ gia hoạt tính và hình
dạng hạt.

Tiến hành thử nghiệm lượng nước tiêu chuẩn đối với các mẫu đã chuẩn bị thu được kết
quả lượng nước tiêu chuẩn như trong bảng 3.3 và hình 3.2

Bảng 3.3 Kết quả lượng nước tiêu chuẩn

Mẫu Lượng nước tiêu chuẩn (%)

P35 28.2

P49 28.4

P64 28.6

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 31 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

28.7

28.6

28.5
NƯỚC TIÊU CHUẨN (%)

28.4

28.3

28.2

28.1

28
35 49 64 B L A I N E 1 0 2 ( C M 2/ G )

Hình 3.2 Ảnh hưởng của độ mịn đến lượng nước tiêu chuẩn

Hình 3.2 là biểu đồ quan hệ của độ mịn blaine với lượng nước tiêu chuẩn của xi măng
PCB 30.Từ bảng số liệu và đồ thị ta thấy khi tỷ diện tăng từ 3500 cm2/g lên 6400 cm2/g thì
lượng nước tiêu chuẩn đo được cũng tăng từ 28.2 lên 28.6 %.

Từ bảng 3.2 và bảng 3.3 ta thấy khi tăng dải hạt mịn 0-10 μm, hay giảm lượng hạt thô
30-45μm, >45 μm thì lượng nước tiêu chuẩn của xi măng tăng nhẹ.

.Điều này được giải thích như sau : Khi nghiền mịn xi măng thì diện tích bề mặt riêng
(tỷ diện) tăng dẫn tới diện tích bề mặt phản ứng giữa xi măng và nước tăng,lượng nước
liên kết hóa học và vật lý tăng thấm ướt bề mặt hạt xi măng càng nhiều giúp cho các phản
ứng hóa học với nước sảy ra trên bề mặt dễ dàng hơn.Làm cho lượng nước tiêu chuẩn tăng.

3.3 Ảnh hưởng của độ mịn và dải hạt đến thời gian đông kết

Thời gian bắt đầu đông kết là dấu hiệu nhận biết thời điểm vữa xi măng bắt đầu mất
dần tính dẻo và định hình được khung cấu trúc ổn định.Tốc độ đông kết của xi măng phụ
thuộc vào thành phần khoáng clinker ( nhiều khoáng C3A đông kết nhanh ),hàm lượng
thạch cao,độ mịn của xi măng.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 32 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tiến hành thử nghiệm thời gian đông kết của các mẫu xi măng,kết quả thể hiện trong
bảng 3.3 và hình 3.2

Bảng 3.4 kết quả thời gian đông kết

Mẫu Tbđđk (phút) Tktđk (phút)

P35 115 180

P49 105 175

P64 90 170

200 180 175 170


180
160
Thời gian đông kết (phút)

140
115
120 105
100 90 TBDĐK
80 TKTĐK
60
40
20
0
P35 P49 P64 mẫu

Hình 3.3 Ảnh hưởng của độ mịn đến thời gian đông kết

Hình 3.3 là biểu đồ quan hệ giữa độ mịn blaine và thời gian đông kết của xi măng
mẫu.Ta thấy khi tỷ diện blaine tăng từ 3500 cm2/g lên 6400 cm2/g thì thời gian bắt đầu
dông kết giảm từ 115 phút xuống còn 90 phút, thời gian kết thúc đông kết giảm từ 180 phút
xuống 170 phút.Ta thấy khi tăng tỷ diện blaine lên 2900 cm2/g thì thời gian bắt đầu đông
kết giảm 25 phút và thời gian kết thúc đông kết giam 10 phút.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 33 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

200
180

thời gian đông kết (phút)


160
140
120
100
80
60
40
20
0
24 29 33
phần trăm cỡ hạt 0-10μm (%)
TGBDDK TGKTDK

Hình 3.4 Ảnh hưởng của dải cỡ hạt 0-10μm đến thời gian đông kết

200 175 180


170
180
thời gian đông kết (phút)

160
140 115
120 105
90
100
80
60
40
20
0
8 9 10
phần trăm cỡ hạt 30-45μm (%)
TGBDDK TGKTDK

Hình 3.5 Ảnh hưởng của dải cỡ hạt 30-45μm đến thời gian đông kết

Từ hình 3.4 và hình 3.5 ta thấy khi tăng lượng hạt mịn 0-10μm (từ 24-33%) thì thời
gian bắt đầu và kết thúc đông kết giảm dần.Khi tăng lượng hạt thô 30-45μm (từ 8-10%) thì
thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết tăng dần.

Điều này được giải thích như sau: Khi hàm lượng xi măng mịn cao lên thì tốc độ hydrat
hóa sẽ tăng lên,lượng tinh thể hydrat sẽ tạo ra nhiều hơn,thúc đẩy quá trình tạo khung cấu

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 34 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

trúc của hồ xi măng.Do vậy thời gian bắt đầu và kết thúc đông kết có xu hướng giảm và
ngược lại đối với xi măng thô.

3.4 Ảnh hưởng của độ mịn và thành phần hạt đến cường độ của xi măng

Xi măng mẫu được tiến hành thử cưởng độ xi măng 1,3,7 và 28 ngày để đánh giá tương
quan ảnh hưởng của độ mịn đến cường độ xi măng.Kết quả thử nghiệm được thể hiện trong
bảng 3.5 và hình 3.6

Bảng 3.5 Cường độ nén mẫu xi măng

Cường độ nén
Mẫu 1 Ngày (R1) 3 Ngày (R3) 7 Ngày (R7) 28 Ngày (R28)

MPa Δ, % MPa Δ, % MPa Δ, % MPa Δ, %

P35 6.87 0 18.98 0 27.28 0 34.57 0

P49 10.27 49.49 24.68 30.03 32.03 17.41 38.85 12.38

P64 12.77 85.88 26.76 40.99 33.93 24.37 40.38 16.81

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 35 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

45
40.38
38.85
40
34.57 33.93
35 32.03
cường độ (MPa)

30 27.28 26.76
24.68
25
18.98
20
15 12.77
10.27
10 6.87
5
0
P35 P49 P64 mẫu

R1 R3 R7 R28

Hình 3.6 Tương quan giữa độ mịn blaine và cường độ nén của mẫu xi măng

Hình 3.6 là biểu đồ quan hệ giữa độ mịn blaine với cường độ nén của xi măng PCB30
Bút Sơn.Từ biểu đồ trên ta thấy rằng khi tăng độ mịn blaine từ 3500 cm2/g lên 6400 cm2/g
thì cường độ 1 ngày tăng 5.9 MPa (tăng 85.88%), 3 ngày tăng 7.78 MPa (tăng 40.99%), 7
ngày tăng 6.65 MPa (tăng 24.37%), 28 ngày tăng 5.81 MPa (tăng 16.81%).Nhận thấy rằng
sự ảnh hưởng của độ mịn đến cường độ mẫu xi măng là rất lớn ở các mẫu ít ngày tuổi (mẫu
1 ngày tuổi tăng 85.88% và 3 ngày tuổi tăng 40.99%) tuy nhiên ít ảnh hưởng hơn đối với
các mẫu dài ngày tuổi (mẫu 7 ngày tăng 24.37% và mẫu 28 ngày chỉ tăng 16.81%) .

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 36 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

45
40

cường độ mẫu (MPa)


35
30
25
20
15
10
5
0
22 24 26 28 30 32 34
phần trăm cỡ hạt 0-10μm(%)

R1 ngày R3 ngày R7 ngày R28 ngày

Hình 3.7 Ảnh hưởng của dải hạt 0-10μm đến cường độ mẫu

45
40
cường độ mẫu (MPa)

35
30
25
20
15
10
5
0
7 8 9 10 11
phần trăm cỡ hạt 30-45μm(%)

R1 ngày R3 ngày R7 ngày R28 ngày

Hình 3.8 Ảnh hưởng của dải hạt 30-45μm đến cường độ mẫu

Từ hình 3.7 và hình 3.8 ta thấy khi tăng dải cỡ hạt từ 0-10μm (từ 24-33% ) thì cường
độ các mẫu đều tăng,đặc biệt ở các mẫu sớm (R1,R3) đạt cực đại ở mẫu chứa 33%.Khi

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 37 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

tăng dải cỡ hạt 30-45μm (8-10%) thì cường độ các mẫu đều có xu hướng giảm,đạt cực đại
ở mẫu chứa 8%.

Nhận xét :.Trong quá trình thủy hóa của xi măng các hạt mịn 0-10μm đóng vai trò chủ
yếu tạo ra cường độ sớm,các hạt thô 30-45μm thì sẽ tạo ra cường độ muộn hơn. Khi xi
măng nghiền mịn thì diện tích bề mặt phản ứng sẽ tăng lên dẫn tới tốc độ hydrat hóa cũng
tăng làm tăng cường độ sớm,nhưng cường độ muộn lại không phát triển,có xu hướng
giảm.còn nếu xi măng nhiều hạt thô thì giảm cường độ ở tuổi sớm vì còn khoáng trong lõi
chưa phản ứng,phát triển ở tuổi muộn.Do đó khi tăng thời gian nghiền dẫn tới lượng hạt
mịn tăng,lượng hạt thô giảm vì vậy cường độ sớm sẽ tăng và ít ảnh hưởng hơn ở cường độ
muộn.

Tuy nhiên nếu xi măng toàn hạt mịn thì các hạt phản ứng sảy ra gần như đồng thời bắt
đầu phản ứng với nước,tạo gel,kết tinh và tái kết tinh đồng thời nên sẽ tạo ra ứng suất do
đó giảm cường độ.

Nếu xi măng có cả hạt mịn hạt thô thì các hạt phản ứng sẽ sảy ra không đồng thời,khi
có hạt kết tinh sẽ có hạt tạo gel nên triệt tiêu ứng suấ.

Hơn nữa,nếu thành phần cấp phối cỡ hạt hợp lý thì cách xắp xếp các hợp chất hydrat
xít đặc hơn, tạo khung cấu trúc bền vững,nâng cao cường độ cho xi măng.Vì vậy cần có
thành phần hạt hợp lý để nâng cao cường độ cho xi măng.

3.5 Năng lượng tiêu hao để tạo ra 1kg mẫu

Máy nghiền bi của bộ môn CNVL silicat có công suất 1.5 Kw.

Ta có bảng 3.6 về hoạt động của máy nghiền như sau

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 38 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 3.6 Năng lượng tiêu hao khi nghiền mẫu

Thời gian Thời gian Tổng Thời Năng lượng Khối Năng
Mẫu nghiền xả mẫu gian hoạt tiêu tốn lượng lượng tiêu
mẫu động mẫu ra hao cho
(phút) (Kw)
(phút) 1kg mẫu
(phút) (Kg)
(Kw)

P49 14 3 17 0.425 4.8 0.088

P64 30 3 33 0.825 4.8 0.172

Khi nghiền xi măng đạt đên tỷ diện 4900 cm2/g và 6400 cm2/g thì sẽ tiêu tốn năng
lượng trên 1kg mẫu lần lượt là 0.088Kw và 0.172Kw.Để nghiền đến tỷ diện 6400 cm 2/g
thì năng lượng tiêu tốn tang lên 1.9 lần so với việc nghiền đến tỷ diện 4900 cm2/g trong
khi cường độ mẫu sớm của mẫu P64 so với mẫu P49 lại chênh lệch không quá nhiều (mẫu
1 ngày tăng 24.34%,mẫu 3 ngày chỉ tăng 8.43%),đến cường độ muộn thì chênh lệch càng
ít (mẫu 28 ngày chỉ tăng 3.94%).

Nhận xét: như vậy việc nghiền mẫu đến tỷ diện 6400 cm2/g làm giảm đáng kể công
suất của máy nghiền cũng như là tăng tiêu hao điện năng trên 1kg mẫu nhưng hiệu quả
trong cường độ của mẫu lại tăng không đáng kể.Vì vậy không nên áp dụng cho quy mô
công nghiệp.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 39 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu tổng hợp và phân tích các số liệu thực nghiệm,đề tài đi đến
kết quả :

Độ mịn có ảnh hưởng tới lượng nước tiêu chuẩn, thời gian đông kết và cường độ đá xi
măng.Khi tăng độ mịn của xi măng PCB 30 Bút Sơn từ 3500 cm2/g tới 6400 cm2/g thì
lượng nước tiêu chuẩn tăng không nhiều nhưng lại rút ngắn thời gian đông kết của mẫu xi
măng, tăng cường độ đá xi măng ở các ngày tuổi,ảnh hưởng nhất là cường độ ngắn ngày
của đá xi măng.

Bên cạch chỉ tiêu tỷ diện đánh giá độ mịn trong xi măng thì cũng cần phải biết đến
thành phần các dải cỡ hạt có trong xi măng để có thể đánh giá đầy đủ được ảnh hưởng của
quá trình nghiền đến các tính chất cơ lý của xi măng.

Dải cỡ hạt 0-10μm có ảnh hưởng lớn trong việc quyết định cường độ sớm của mẫu xi
măng.

Ảnh hưởng của dải cỡ hạt đến lượng nước tiêu chuẩn và thời gian đông kết của mẫu :

-Lượng nước tiêu chuẩn có xu hướng tăng nhẹ khi tăng dải hạt mịn và giảm nhẹ
khi tăng dải hạt thô.
-Thời gian đông kết có xu hướng giảm khi tăng dải hạt mịn và xu hướng tăng khi
tăng dải hạt thô.

Xi măng nghiền mịn tới tỷ diện 6400 cm2/g tuy có thể tăng mác xi măng nhưng lại tốn
kém nhiều về mặt năng lượng,vì vậy không nên áp dụng cho sản xuất quy mô công nghiệp.

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 40 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các TCVN 2682:2009 Xi măng pooc lăng-yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6260:2009 Xi măng pooc lăng hỗn hợp-yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5438:2004 Xi măng thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 4030:2003 Xi măng-phương pháp xác định độ mịn.

TCVN 10825:2015 Gốm mịn (gốm cao cấp,gốm kỹ thuật cao cấp)-xác định
phân bố cỡ hạt bằng phương pháp nhiễu xạ laze.

TCVN 6017:2015 Xi măng-phương pháp xác định thời gian đông kết và độ ổn
định thể tích.

2. Bùi Văn Chén(1984),Kỹ thuật sản xuất xi măng pooc lăng và các chất kết dính.

3. Liêu Thị Ngọc Bích(2017),Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mịn đến một số tính chất
cơ lý của xi măng pooclang hỗn hợp PCB50 và PCB40 sử dụng clinker FICO

4.Tạ Ngọc Dũng(2018),Bài giảng công nghệ chất kết dính vô cơ

5. Bjarne OsBacck và Vagn Johansen (1989), “Particle size distribution and rate of
strength development of Portland cement”,Journal of the American Ceramic Society,
72(2), tr. 197-201

6. https://ximang.vn/Home/Default.aspx?tabid=19&distid=2476
7. Ths.Lưu Thị Hồng TS.Tạ Minh Hoàng,Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần cỡ
hạt đến hoạt tính xi măng,số 4/2006 (viện VLXD).
8. So sánh nghiền riêng với nghiền lẫn (2013), (viện VLXD), tập san TTKHKTXM
số 1,2/2013

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 41 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58
Đồ án tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

PHỤ LỤC

GVHD: PGS.TS Tạ Ngọc Dũng 42 SVTH: Trịnh Nam Hoàng


Lớp: CNVL Silicat K58

You might also like