You are on page 1of 4

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925

I. HOÀN CẢNH QUỐC TẾ SAU CTTGI


- Sau CTTG I, một trật tự thế giới mới được hình thành, trật tự Vecxai – Oasinhtơn.
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công và tác động sâu sắc đến PTCM thế giới.
- Quốc tế Cộng sản được thành lập 3/1919 đã định hướng cho PT đấu tranh của CMTG.
- Hàng loạt ĐCS được thành lập, đặc biệt là ĐCS Pháp (12/1920), ĐCS Trung Quốc (7/1921)…
Những sự kiện trên đã tác động mạnh mẽ đến PTGPDT của Việt Nam
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
SAU CTTGI
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp
a. Nguyên nhân
Sau Chiến tranh thế giới thứ I, là nước thắng trận nhưng nền kinh tế Pháp bị tổn thất nặng nề, để hàn
gắn và khôi phục nền kinh tế, Pháp vừa tìm cách thức đẩy sản xuất, bóc lột nhân dân trong nước vừa đẩy
mạnh khai thác thuộc địa trong đó có Đông Dương.
b. Thời gian: 1919 – 1929 [cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ].
c. Đặc điểm: Đầu tư với số vốn lớn, tốc độ nhanh, quy mô lớn; trọng tâm là nông nghiệp.
d. Nội dung
* Về vốn đầu tư: tăng lên nhanh chóng, với hơn 4 tỉ phơrăng, gấp 6 lần so với trước, chủ yếu đầu tư
vào nông nghiệp [chủ yếu là đồn điền cao su] và khai mỏ [trước hết là mỏ than].
* Các ngành đầu tư:
- Về nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê…
+ Diện tích trồng cao su tăng lên hơn 52 lần từ 1500 ha (1918) lên 78.60 ha (1930).
+ Nhiều công ty cao su lớn được thành lập như Công ti Đất đỏ, công ti Misơlanh…
- Về công nghiệp: Pháp chú trọng đầu tư vào khai mỏ, chủ yếu là khai thác than.
+ Về khai mỏ: Nhiều cty than mới được thành lập: cty than Hạ Long-Đồng Đăng, cty than Đông
Triều…; ngoài ra cũng đẩy mạnh khai thác và chế biến các kim loại màu như thiếc, kẽm, vàng, bạc…
+ Về CN nhẹ: nâng cấp và mở rộng quy mô một số cơ sở CN phục vụ tiêu dùng: bông, vải, sợi (Hải
Phòng, Nam Định), diêm (HN, Bến Thủy), rượu (HN), đường (Tuy Hòa), xay xát (Chợ Lớn)…
- Về thương nghiệp:
+ Ngoại thương: có sự tăng tiến hơn trước, Pháp nắm độc quyền. Hàng hóa Pháp chiếm tỉ trọng cao trên
thị trường Đông Dương: 37% (trước CTTGI) lên 63% (1929-1930).
+ Nội thương: Quan hệ buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
- Về giao thông vận tải:
Đầu tư mở rộng mạng lưới đường bộ, đường thủy, đường sắt. Các cảng Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng…
được mở rộng, xây các cảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy. Các đô thị được mở rộng và dân cư đông hơn…
- Về tài chính:
+ Thành lập ngân hàng Đông Dương để nắm quyền chỉ huy kinh tế ĐD, phát hành tiền giấy và cho vay
lãi.
+ Tăng thuế như thuế ruộng đất, thuế thân, thuế muối, rượu…D
 Do đó, ngân sách Đông Dương đến 1930 đã tăng lên gấp 3 lần năm 1912.

Social and Political change in Vietnam after World War I Page 1/8
2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
a. Những chuyển biến về kinh tế
- Nền kinh tế tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới
- Yếu tố nhân lực, kĩ thuật được đầu tư song còn hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế có chuyển biến ít nhiều (cơ cấu ngành, thành phần, lãnh thổ) song mang tính cục
bộ, mất cân đối; phổ biến vẫn là kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, mất cân đối.
- KT Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào KT Pháp; Pháp độc chiếm thị trường ĐD.
b. Chuyển biến về giai cấp, xã hội
- Giai cấp địa chủ:
+ Tiếp tục bị phân hóa thành 3 bộ phận tiểu địa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ (một số đồng thời là
tư sản).
+ Một bộ phận không ít trung, tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân:
+ Bị tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa.
+ Mâu thuẫn với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai rất gay gắt.
+ Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản:
+ Thành phần: Hs, sv, trí thức, chủ xưởng nhỏ, thợ thủ công…
+ Phát triển nhanh về số lượng.
+ Có tinh thần dân tộc.
+ Bộ phận HS, sinh viên, trí thức nhạy cảm, hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Giai cấp tư sản:
+ Ra đời sau chiến tranh thứ nhất.
+ Chủ yếu là những người trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên, vật liệu, hàng hóa...cho Pháp.
+ Số lượng ít, thế lực kinh tế yếu (5% vốn so với tư bản nước ngoài), bị tư bản Pháp chèn ép…không
thể cạnh tranh với tư bản Pháp.
+ Phân hóa thành 2 bộ phận: TS mại bản (chủ tư bản lớn, mở xí nghiệp để gia công và nhận thầu của
đế quốc, lập các hiệu buôn lớn…) và tư sản DT (có xu hướng đi vài con đường kinh doanh độc lập);
+ TS dân tộc có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân:
+ Bao gồm những người làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, nhà máy, xí nghiệp.
+ Phát triển nhanh về số lượng: 10 vạn (trước Chiến tranh) lên 22 vạn (1929).
+ GC công nhân Việt Nam bị 3 tầng áp bức: thực dân, tư sản, PK.
+ Gắn bó máu thịt với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc.
+ Sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản thế giới => nhanh chóng vươn lên thành động
lực của PTDT theo khuynh hướng CM tiên tiến của thời đại.
Như vậy, sau CTTGI, VN vẫn là nước thuộc địa nửa PK, XH Việt Nam có 2 mâu thuẫn cơ bản là
mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với ĐQ Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK. Trong đó
mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân VN với ĐQ Pháp là chủ yếu nhất.
Vì vậy, nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc, đánh đổ địa chủ phong
kiến đem lại ruộng đất cho nông dân. Hai nhiệm vụ chống đế quốc chống phong kiến (dân tộc và dân chủ) có
mối quan hệ khăng khít nhau, trong đó chống đế quốc (độc lập dân tộc) là hàng đầu.

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 - 1925
4. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc
Social and Political change in Vietnam after World War I Page 2/8
a. Thân thế, gia đình, quê hương, hành trang cứu nước
- Nguyễn Ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung (sau đổi thành Nguyễn Tất Thành) sinh ngày
19/5/1890 tại Nam Đàn – Nghệ An trong một nhà nho yêu nước.
- Đây là quê hương giàu truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
- Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, nhân dân cơ cực bần hàn dưới ách thống trị của thực dân phong
kiến. Các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại, NTT rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền
bối nhưng không tán thành cách làm của họ. Với tấm lòng yêu nước thương dân hết mực, Người quyết chí ra
đi tìm đường cứu nước mới.
b. Hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1925)
- Ngày 05/6/1911, Nguyễn Ái Quốc đã rời cảng Nhà Rồng (Sài gòn) ra đi tìm đường cứu nước mới.
NAQ muốn đến nước Pháp – kẻ thù của dân tộc mình để tìm hiểu kẻ thù, rồi về cứu giúp đồng bào ta.
- 1911 – 1916, Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba nhiều nước trên thế giới từ châu Á, Âu, Phi, Mỹ. Người
nhận thấy chủ nghĩa đế quốc, thực dân ở đâu cũng bạo tàn, nhân dân lao động ở đâu cũng cực khổ. Người rút
ra nhận xét đầu tiên “Chủ nghĩa TB, CNĐQ đâu đâu cũng là thù, nhân dân lao động và vô sản trên thế
giới đâu đâu cũng là bạn”. Đó là cách phân biệt bạn, thù đơn giản, chính xác, dễ hiểu.
- 1917, Nguyễn Ái Quốc về Pari và gia nhập Đảng Xã hội Pháp, tổ chức chính trị duy nhất ở Pháp đấu
tranh vì lý tưởng: Bình đẳng, Tự do, Bác ái và đấu tranh vì quyền lợi của các nước thuộc địa.
- 18/6/1919, các nước thắng trận họp tại Véc xay để chia lại thế giới. Thay mặt nhóm những người Việt
Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đòi các
quyền tự do, dân chủ, bình đẳng và tự quyết cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận,
Người nhận ra: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân
mình”.
- 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất các luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lê nin đăng trên báo Nhân đạo-cơ quan ngôn luận của Đảng XH Pháp. Người thấy Lê Nin và
Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước phương Đông. Nghiên cứu Luận cương của
Lê nin, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô
sản.
Như vậy, con đường cứu nước đúng đắn mà Nguyễn Ái Quốc tìm ra cho dân tộc Việt Nam là con đường
CMVS.
- 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng XH Pháp tại Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành gia
nhập Quốc tế Cộng sản và sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên đảng CS và
là người tham gia sáng lập Đảng CS Pháp.
- Từ đây, Người tích cực học tập, hoạt động nghiên cứu lý luận cách mạng dân tộc ở thuộc địa theo con
đường CMVS để truyền bá vào VN.
- 1921 – 1923 ở Pháp
Năm 1921, Người cùng các nhà yêu nước Maroc, Tuynidy... thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc
địa ở Pari. Ra báo Người cùng khổ làm cơ quan ngôn luận. Người là chủ nhiệm và là chủ bút.
Viết bài cho các báo: Nhân đạo – cơ quan ngôn luận của Đảng CS Pháp, Đời sống công nhân của
Tổng Liên đoàn lao động Pháp... Đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm 1925.
Các tác phẩm của NAQ đã nêu lên nổi thống khổ của nhân dân lao động đồng thời lên án mạnh mẽ sự
bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc. Thức tỉnh con đường đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc.
- 1923 – 1924: Ở Liên Xô
+ 6/1923, NAQ bí mật rời Pháp đi Liên Xô.
+ 10/1923, tham dự ĐH Quốc tế nông dân và được bầu vào BCH Hội.

Social and Political change in Vietnam after World War I Page 3/8
+ 1924, tham gia ĐH V Quốc tế cộng sản, Người trình bày quan điểm của mình về vai trò, vị trí của
cách mạng thuộc địas; mối quan hệ của PT CN ở các nước đế quốc với PTCM ở các nước thuộc địa; Vai trò
và sức mạnh của nông dân ở các nước thuộc địa.
Trên quê hương của Lê Nin, quê hương của CM tháng 10, Người đã tích cực nghiên cứu lý luận chủ
nghĩa Mac – Lê nin, nghiên cứu về CM tháng 10. Tham gia viết bài cho các báo Sự thật – cơ quan ngôn luận
của Đảng cộng sản LX, Tạp chí Thư tín Quốc tế - cơ quan ngôn luận của Quốc tế cộng sản.
Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đã hình thành hệ thống quan điểm lý luận về CMGPDT và phát
triển XH theo xu hướng tiến hóa của thời đại được bí mật truyền bá về VN, thúc đẩy PTDT phát triển.

Social and Political change in Vietnam after World War I Page 4/8

You might also like