You are on page 1of 4

1.

Các vấn đề về đạo đức đối với cuộc sống trực tuyến
a. Bạo lực mạng
Bạo lực mạng/bắt nạt mạng (cyber bullying) hay quấy rối mạng (cyber harassment) là
một hình thức bắt nạt, quấy rối thông qua phương tiện điện tử. Khi lĩnh vực kỹ thuật số
ngày càng phát triển, tình trạng bạo lực mạng xảy ra ở đối tượng thanh thiếu niên ngày
càng tăng. Hành vi bắt nạt này bao gồm đăng tin đồn, đe dọa công kích cá nhân, quấy rối,
tung thông tin cá nhân và cả dùng từ ngữ thù ghét dán nhãn cho đối tượng. Những hành
vi bắt nạt này được lặp đi lặp lại, gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của nạn
nhân, khiến nạn nhân gia tăng cảm xúc tiêu cực, lo lắng bất an và có thể dẫn đến trầm
cảm, thậm chí tự tử.

Điều đáng sợ của hành vi bắt nạt qua mạng so với bắt nạt trực tiếp là trong hầu hết trường
hợp nạn nhân bị nhiều người tấn công hơn và không biết ai là người tấn công mình.
Trước đây, người ta cho rằng đối tượng bị bắt nạt qua mạng là thanh thiếu niên, nhưng
ngày nay thực tế cho thấy người trưởng thành cũng bị bắt nạt qua mạng rất nhiều.

Mặc dù trên thế giới và Việt Nam đã có những nỗ lực để hạn chế việc bắt nạt qua mạng,
nhưng qua khảo sát của Microsoft công bố ngày 14-9 tình hình vẫn còn rất đáng ngại.

Theo kết quả nghiên cứu, 38% người dân ở 32 quốc gia nói rằng họ đã từng liên quan đến
một vụ bắt nạt, với tư cách là nạn nhân, người có hành vi bắt nạt hoặc là người chứng
kiến. Tại Việt Nam, 51% người dùng mạng, bao gồm 48% người trưởng thành và 54%
thanh thiếu niên, cho biết họ từng có liên quan đến một “vụ bắt nạt”, 21% cho biết họ
từng là nạn nhân và 38% là người đứng ngoài hoặc chứng kiến hành vi bắt nạt hoặc quấy
rối.

Nghiên cứu cũng khảo sát người trưởng thành về hành vi “bắt nạt”, hay còn được gọi là
“quấy rối”, cả trong và ngoài nơi làm việc. Tại Việt Nam, 15% cho biết đã thấy hành vi
bắt nạt tại nơi làm việc của họ và 44% gặp ở bên ngoài. Đặc biệt trong tình hình đại dịch
hiện nay, khi người ta phải làm việc online rất nhiều thì ranh giới giữa cuộc sống và công
việc đã không còn rõ ràng, tình trạng bắt nạt lại càng trở nên trầm trọng hơn nữa.

b. Đăng tải những nội dung không phù hợp

Trên MXH, không thiếu những lời nói tục, chửi thề, những phát ngôn gây sốc; những
hành động trả thù cá nhân bằng nói xấu, quay clip, những lời bình luận miệt thị; xuất hiện
những “thánh chửi”, những “anh hùng bàn phím”. Hiện tượng a dua, “ném đá’ tập thể
trên mạng ngày càng tăng. Có khi người dùng thể hiện cảm xúc, thái độ như thích (like),
yêu thích (love), chia sẻ (share)... một cách vô thức hay theo thói quen mà không xem
xét, cân nhắc hậu quả, thậm trí không đọc, không xem.
Kết quả khảo sát của chương trình Nghiên cứu internet và xã hội (VPIS) (2018) cho thấy,
các trường hợp phát ngôn gây thù ghét của người sử dụng MXH tại Việt Nam là: nói xấu,
phỉ báng (61,7%); vu khống, bịa đặt thông tin (46,6%); kỳ thị dân tộc (37,01%); kỳ thị
giới tính (29,03%); kỳ thị khuyết tật (21,76%); kỳ thị tôn giáo (15,09%)(4).
Lối sống ảo trên MXH khá phổ biến, đặc biệt trong giới trẻ. Họ có những suy nghĩ, ý
tưởng dựa vào những gì xa vời mà MXH mang lại, muốn trở thành Hotgirl facebook,
hoặc thích đăng những hình ảnh gợi cảm thu hút sự chú ý để câu like, comment ảo. Tất cả
hoạt động, cảm xúc, diễn biến tâm trạng... đều được phơi bày trên Facebook cá nhân, bất
chấp những rào cản về thuần phong mỹ tục. Nhiều người xa rời cuộc sống thực, phí phạm
quá nhiều thời gian, tinh thần vào mạng xã hội online, thậm chí có trường hợp mắc bệnh
ảo giác, cô đơn, trầm cảm, bất mãn.
c. Dùng từ ngữ tục tĩu hoặc từ lạ không có trong từ điển tiếng Việt trên mạng xã hội
Ngôn ngữ sử dụng trên MXH hiện nay rất lai căng, đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng
Việt. Việc dùng tiếng Việt kết hợp với ngôn ngữ khác (phổ biến là tiếng Anh) có xu
hướng tăng lên đáng báo động. Tiếng Việt được dùng theo cách riêng với sự kết hợp “lạ
hóa” và khó hiểu. Hiện tượng dùng tiếng lóng, thêm, bớt, thay thế chữ cái, viết chữ hoa
tùy tiện, viết sai chính tả rất nhiều trên MXH. Có nhiều trường hợp lệch lạc cả tư tưởng
và đạo đức, văn hóa truyền thống. Các biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, văn hóa trên
MXH hiện nay diễn ra phổ biến và đã đến mức đáng báo động. Nếu không có các thiết
chế hoặc chế tài phù hợp để ngăn chặn thì rất có thể những hiện tượng đó sẽ tiếp tục lan
rộng và phát triển thành những hành vi nguy hiểm cho xã hội.
d. Vi phạm bản quyền
− Ngay khi sản phẩm của bạn đã hình thành nên dạng sản phẩm, nó đã được bảo vệ bởi
quyền tác giả
− Nói chung, bản quyền bảo vệ sản phẩm làm việc của bạn ngay từ khi bạn bắt đầu thực
hiện công việc, bản quyền được áp dụng cho cả quãng thời gian sống của tác giả, và kéo
dài năm mươi năm sau khi tác giả qua đời
− Khi bạn đã tạo ra một sản phẩm, đặt một thông báo về bản quyền ở phía bên dưới
− thông báo này bao gồm một ký hiệu bản quyền ©, tiếp đến là ngày tạo ra sản phẩm, và
sau đó là tên bạn
− Điều này là đủ để khẳng định bạn có thể yêu cầu bồi thường nếu ai đó xâm phạm quyền
của bạn − nếu bạn muốn kiện một bên nào đó phải bồi thường thiệt hại vì vi phạm bản
quyền, bạn cần phải đăng ký bản quyền với văn phòng bản quyền ở khu vực sở tại
− Thường liên quan đến việc vi phạm quyền tác giả hoặc đạo văn khi sao chép lại sản
phẩm gốc hoặc chỉnh sửa lại để phù hợp với mục đích nào đó mà không có quyền hạn từ
chủ sở hữu
− Cũng xảy ra khi một mục nào đó bị chia sẻ mà không trả bất kỳ phí nào cho chủ sở
hữu, gây ra những thiệt hại cho chủ sở hữu bản quyền
− Nếu bạn tải về các tài liệu đã mua bản quyền, có thể sử dụng
− Vi phạm bản quyền được coi là tội phạm liên bang nếu tòa án xác định bạn cố tính vi
phạm bản quyền với mục đích lợi nhuận
◦ Hình phạt cho án hình sự có thể bị phạt tù lên đến 10 năm tùy thuộc vào mức độ vi
phạm
− Để bảo vệ bạn trước những khả năng phạm luật về vi phạm bản quyền không có chủ
đích, bạn nên luôn mua phần mềm từ các đại lý bán lẻ có uy tín
• Hậu quả pháp lý của vi phạm bản quyền
− Sẽ nhận được một bức thư từ những nguồn hợp pháp yêu cầu bạn xóa nội dung từ Web
site của bạn, hoặc xóa bất kỳ tệp tin nào đã được tải
− ISP của bạn có thể ngắt tất cả các dịch vụ liên quan đến tài khoản của bạn
− có thể bị kiện vì bất kỳ tổn thất nào và phải thanh toán tiền bồi thường thiệt hại cho chủ
sở hữu bản quyền.
e. Đạo văn
− khi bạn sử dụng thông tin được tạo ra bởi người khác và biểu diễn nó như là sở hữu của
mình với những thay đổi rất nhỏ hoặc không có sự thay đổi nào.
− Cho dù đó chỉ là một đoạn văn bản hoặc một hình ảnh đơn lẻ; nó đều được coi là hành
vi trộm cắp sở hữu trí tuệ hoặc sản phẩm gốc của người khác
− Khi sử dụng thông tin từ Internet, bạn luôn phải sử dụng thông tin đó ở dạng gốc và
trích dẫn nguồn tham khảo để đảm bảo bạn đang tuân theo nguyên lý sử dụng hợp lý
− Bằng cách xác nhận rằng bạn đang mượn nội dung và cung cấp thông tin để tìm nội
dung đó, trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ tránh được các cáo buộc đạo văn

2. Những giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội
Một là, nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, làm cơ sở cho xác định thái độ, hành
vi ứng xử văn hóa trên MXH
Ứng xử trên MXH luôn cần có thái độ tôn trọng người khác, biết quan tâm, lắng nghe,
chia sẻ, thông cảm. Mọi lời nhận xét, bình luận phải khách quan và tế nhị, tỏ thái độ, cảm
xúc phù hợp, không nói xấu, kéo bè cánh nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người
khác. Biết cách chọn bạn và quản lý danh sách bạn bè, không nên quá nhiều bạn khiến
cho việc kiểm soát thông tin khó khăn. Trước khi kết bạn với những người mới, cần tìm
hiểu một cách kỹ lưỡng.
Suy nghĩ kỹ về những gì nói và đăng trên mạng, có trách nhiệm với lời nói, hành vi. Tìm
hiểu kỹ các nguồn thông tin để kiểm chứng, không nên “tay nhanh hơn não” đưa ra
những nhận xét, bình luận vội vàng, không đúng hoặc ác ý. Đưa hình ảnh phù hợp lên
mạng, không đưa những hình ảnh hở hang, mang tính khiêu dâm hoặc bạo lực, ảnh selfie
diễn ra ở những nơi không phù hợp (đám tang, tai nạn giao thông...). Đề phòng kẻ xấu có
thể sử dụng những bức ảnh cho những mục đích không tốt đẹp. Trước khi đăng tải những
bức ảnh và các câu chuyện của bạn bè cần có lời xin phép và được sự đồng ý của họ.
Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa ứng xử của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt khi giao tiếp trên MXH. Không nên dùng từ ngữ tục tĩu hoặc từ lạ không có trong từ
điển tiếng Việt, không nên dùng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc ngôn ngữ pha tạp. Phản ứng
thận trọng trước các vấn đề nảy sinh trên MXH.
Hai là, tuyên truyền, phổ biến Luật An ninh mạng, giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá
trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn
hóa ứng xử khi tham gia MXH

You might also like