You are on page 1of 18

TỔNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LÓP 10

ĐỀ ÔN SỐ 1
Câu 1. Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm đã tạo ra công cụ lao động bằng cách nào?
A. Lấy những mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên để làm công cụ.
B. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá hay hòn cuội.
C. Ghè đẽo, mài một mặt mảnh đá hay hòn cuội. D. Ghè đẽo, mài cẩn thận hai mặt mảnh đá.
Câu 2. Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
Câu 3. Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?
A. Nhu cầu trao đổi.         B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị.
C. Ghi chép và lưu giữ thông tin. D. Phục vụ giới quý tộc.
Câu 4. Quyền lực trong xã hội cổ đại Địa Trung Hải thuộc về
A. Quý tộc. B. Chủ nô, chủ xưởng. C. Nhà vua. D. Đại hội nông dân.
Câu 5. Trong lĩnh vực tư tưởng, người đầu tiên đă ̣t nền móng cho tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc là
A. Mạnh Tử.       B. Khổng Tử.      C. Lão Tử. D. Tuân Tử.
Câu 6. Thời Vương triều Đêli, tôn giáo được ưu tiên và phát triển ở Ấn Độ là
A. Phật giáo. B. Ấn Độ giáo. C. Hồi giáo. D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 7. Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ được lập ra bởi người Hồi giáo gốc
A. Thổ B. Mông Cổ C. Iran. D. Lưỡng Hà.
Câu 8. Cư dân Đông Nam Á trồng chủ yếu loại cây lương thực nào?
A. Lúa nước B. Lúa mì, lúa mạch C. Ngô D. Ngô, kê
Câu 9. Các vương quốc cổ Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa chủ yếu từ nước nào?
A. Ấn Độ B. Trung Quốc C. Nhật Bản D. Lưỡng Hà
Câu 10. Năm 1353, Pha Ngừm đã thống nhất các mường Lào và đặt tên nước là gì?
A. Phù Nam B. Chân Lạp. C. Champa. D. Lan Xang.
Câu 11. Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Campuchia thời phong kiến là
A. Thạt Luổng. B. Bôrôbuđua. C. Ăngcovát và Ăngcothom. D. Chùa hang.
Câu 12. Khi kéo vào Rôma, người Giécman đã từ bỏ tôn giáo nguyên thuỷ và tiếp thu tôn giáo nào?
A. Kitô giáo. B. Hồi giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Phật giáo.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa Tây Âu thời kì trung đại là
A. đơn vị kinh tế đóng kín, phát triển mạnh mẽ.
B. một cơ sở kinh tế khép kín, mang tính chất tự cung, tự cấp.
C. lấy công thương nghiệp làm chính. D. người nông dân sản xuất ra mọi hàng hoá.
Câu 14. Nhà thám hiểm nào đã vòng qua cực Nam của châu Phi, cập bến Ấn Độ vào năm 1497?
A. C. Cô-lôm-bô. B. Va-xcô Đờ Ga-ma. C. Ph. Ma-gien-lan. D. Đi-a-xơ.
Câu 15. Đất nước nào được xem là quê hương của các cuộc phát kiến địa lý?
A. Tây Ban Nha. B. Pháp. C. Anh. D. Hà Lan
Câu 16. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về đặc điểm của giai cấp tư sản phương Tây ở giai đoạn
hậu kì trung đại?
A. Đã tỏ rõ sức mạnh về kinh tế và tinh thần của nó.
B. Trở thành giai cấp giàu có nhất trong xã hội.
C. Có thế lực về chính trị nhưng không mạnh về kinh tế.
D. Tích cực đấu tranh chống tôn giáo trên lĩnh vực văn hóa.
Câu 17. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của nô lệ ở phương Đông cổ đại?
A. Là tù binh chiến tranh hay những nông dân công xã không trả được nợ hoặc bị phạm tội.
B. Chuyên làm việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc. C. Được coi là “công cụ biết nói”.
D. Không phải là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Câu 18. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì về
sự phát triển kinh tế của hai quốc gia này?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển. B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính.
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt. D. Đô thị rất phát triển.
Câu 19. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh dưới thời Tần ở Trung Quốc?
A. Tài sản nói chung  B. Ruộng đất C. Vàng bạc       D. Công cụ sở hữu
Câu 20. Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li (Ấn Độ) trong hơn 300 năm tồn tại
(1206 – 1526)?
A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo.
B. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo.
C. tự dành cho người Hồi giáo ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
D. thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân.
Câu 21. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?
A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển, tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc.
B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện giúp tăng năng suất lao động và cải thiện đời sống con người.
C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa, đặc biệt là nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc
Câu 22. Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là
A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài.
Câu 23. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là
A. Mâu thuẫn trong hoàng tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch
B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào
D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát
Câu 24. Các vua Cam-pu-chia thời kì Ăng – co không ngừng mở rộng quyền lực của mình ra bên ngoài dựa trên
nhân tố nào?
A. Sự ổn định vững chắc về kinh tế - xã hội. B. Tiềm lực quân sự và tài chính lớn mạnh.
C. Có trình độ khoa học – kĩ thuật vượt bậc. D. Được sự giúp đỡ của các quốc gia kề cận.
Câu 25. Ý nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?
A. Cư dân chủ yếu trong lãnh địa là thợ thủ công và thương nhân.
B. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.
C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh
D. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế
Câu 26. Thành thị trung đại Tây Âu chủ yếu được hình thành tại
A. Những nơi đông dân cư B. Những nơi có đông người qua lại
C. Những lãnh địa của lãnh chúa có tư tưởng tiến bộ D. Thành thị cổ đại
Câu 27. Đâu không phải là biểu hiện cho sự nảy sinh của CNTB ở Tây Âu ở đầu thế kỉ XVI?
A. Quá trình tích lũy tư bản diễn ra trong sản xuất
B. Sự xuất hiện của các hình thức kinh doanh TBCN
C. Hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản
D. Xây dựng nền văn hóa mới của giai cấp tư sản
Câu 28. Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
ĐỀ ÔN SỐ 2
Câu 1. Di tích tiêu biểu nào minh chứng cho sự sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam?
A. Di tích Sơn Vi (Phú Thọ). B. Di tích văn hóa Ngườm (Thái Nguyên).
C. Di tích Núi Đọ (Thanh Hóa). D. Di tích văn hóa Sa Huỳnh.
Câu 2. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí trên đất nước ta là
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên
B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai
Câu 3. Các lực lượng chính trong xã hội cổ đại phương Đông bao gồm:
A. Nông dân, công nhân, địa chủ. B. Vua, quý tộc, nô lệ.
C. Chủ nô, nông dân tự do, nô lệ. D. Quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
Câu 4. Hệ chữ cái A, B, C và hệ chữ số La Mã (I, II, III, ….) là thành tựu của cư dân
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Ba Tư. D. Hi Lạp – Rôma.
Câu 5. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc bao gồm
A. Phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng
B. Phương pháp luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, làm men gốm
C. Giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
D. Giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng
Câu 6. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì nào?
A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Mô-gôn.
C. Vương triều Ma-ga-đa. D. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
Câu 7. Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng dưới thời vua Sa Gia-han (Vương triều Môgôn)
A. Chùa hang A-gian-ta. B. Lăng Ta-giơ Ma-han.
C. Lăng mộ vua A-cơ-ba. D. Cột chỉ dụ A-sô-ca.
Câu 8. Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố
nào làm nòng cốt?
A. một bộ tộc đông và phát triển nhất. B. một liên minh các bộ lạc.
C. một liên minh các thị tộc. D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.
Câu 9. Ngành sản xuất chính của cư dân Đông Nam Á là
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thủ công nghiệp. D. Thương nghiệp.
Câu 10. Tộc người nào chiếm đa số ở vương quốc Cam-pu-chia?
A. người Chàm. B. người Thượng. C. người Khơ-me. D. người Cam-pu-chia gốc Hoa.
Câu 11. Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là
A. mường cổ. B. thị tộc. C. bộ lạc. D. nôm
Câu 12. Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là
A. lãnh địa phong kiến. B. thành thị trung đại.
C. trang trại của quý tộc. D. xưởng thủ công của lãnh chúa.
Câu 13. Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại Tây Âu là
A. Thợ thủ công, thương nhân B. Thợ thủ công, nông dân
C. Lãnh chúa, quý tộc D. Lãnh chúa, thợ thủ công
Câu 14. Ma-gien-lan nổi tiếng thế giới với chuyến thám hiểm
A. lênh đênh trên Đại Tây Dương. B. đi vòng quanh thế giới.
C. đi vòng qua cực Nam của châu Phi. D. đến bờ Tây Nam của Ấn Độ.
Câu 15. Đâu không phải là tiền đề của phát kiến địa lý
A. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật
B. Sự tăng nhanh của nhu cầu về hương liệu, vàng bạc
C. Con đường buôn bán Đông Tây bị người Ả - rập chiếm
D. Nền văn hóa Đông - Tây phát triển mạnh mẽ.
Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không thuộc giai đoạn phát triển của xã hội phong kiến phương Đông?
A. Hình thành quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.
B. Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực, trở thành hoàng đế
C. Các vương quốc được thống nhất rộng hơn, chặt chẽ hơn.
D. Sự hình thành các lãnh địa với quyền lực to lớn của lãnh chúa.
Câu 17. Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường ra đời sớm?
A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
B. Do nhu cầu sinh sống và phát triển thương nghiệp.
C. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hòa.
D. Do nhu cầu phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.
Câu 18. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rôma hình thành và phát triển không dựa trên cở sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển. B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.
C. Hoạt động thương mại rất phát đạt. D. Thể chế dân chủ tiến bộ.
Câu 19. Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh là
A. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồ thịnh
C. Xuất hiện mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền
Câu 20. Nét nổi bật của tình hình văn hóa Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáo Đê - li là
A. Vương triều Đêli là vương triều ngoại tộc nhưng đã nhanh chóng tự biến thành vương triều của người Ấn Độ
B. Diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông (văn hóa Ấn Độ) – Tây (văn hóa Hi Lạp – La Mã)
C. Hồi giáo từ Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng đến nhiều nơi ở Đông Nam Á
D. Diễn ra sự giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa Hồi giáo; Hồi giáo được truyền bá sang vùng Đông Nam Á.
Câu 21. Một trong những biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XVIII là
A. kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đạt trình độ cao.
B. bắt đầu tìm thấy và sử dụng đồ sắt trong sản xuất nông nghiệp.
C. kinh tế phát triển thịnh đạt (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu).
D. nhiều quốc gia thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa.
Câu 22. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực
Câu 23. Nội dung nào sau đây không chứng minh cho sự phát triển thịnh vượng của vương quốc Lan Xang ở
các thế kỉ XV đến XVII?
A. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị và nhà vua chỉ huy quân đội.
B. Cuộc sống thanh binh và trù phú với nhiều loại sản vật quý.
C. Có quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng và giữ vững độc lập trước sự tấn công của Mi-an-ma.
D. Trở thành vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á.
Câu 24. Nét đặc sắc của văn hóa Lào và văn hóa Campuchia thể hiện như thế nào?
A. Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là chữ viết và nghệ thuật kiến trúc.
B. Đều có hệ thống chữ viết riêng, xây dựng nhiều công trình kiến trúc Ấn Độ giáo và Hinđu giáo.
C. Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn hóa từ bên ngoài, kết hợp văn hóa bản địa
D. Có nhiều công trình kiến trúc đền, tháp rất nổi tiếng còn giá trị đến ngày nay.
Câu 25. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa
A. lãnh chúa – nông nô. B. chủ nô – nô lệ.
C. địa chủ - nông dân. D. tư bản – công nhân.
Câu 26. Thành thị trung đại Tây Âu có điểm gì khác so với lãnh địa phong kiến về mặt kinh tế?
A. Hình thức sản xuất chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
B. Hình thức sản xuất chủ yếu là nông nghiệp mang tính tự cấp, tự túc.
C. Thành phần trong thành thị chủ yếu là thương nhân và thợ thủ công.
D. Hình thành chế độ bóc lột của lãnh chúa với nông nô.
Câu 27. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là gì?
A. Con đường giao thương từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người A-rập độc chiếm
B. Khoa học – kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải, có những tiến bộ đáng kể,
C. Thương nhân châu Âu có đủ kinh nghiệm cho các chuyến đi xa
D. Do quyết định của các triều đình phong kiến Tây Âu
Câu 28. Ý nào sau đây phản ánh không đúng hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý?
A. Tìm ra những vùng đất mới, những con đường mới, các dân tộc mới
B. Thị trường thế giới mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển
C. Mở ra quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ
D. Là sự mở đầu cho các cuộc đấu tranh của tư sản chống phong kiến
ĐỀ ÔN SỐ 3
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp khi nói về loài vượn cổ trong quá trình tiến hóa thành người?
A. Sống cách đây 6 triệu năm. B. Có thể đứng và đi bằng 2 chân.
C. Tay được dùng để cầm nắm. D. Chia thành các chủng tộc lớn.
Câu 2. Bộ lạc trong xã hội nguyên thủy được hiểu là
A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Câu 3. Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở
A. trên các hòn đảo. B. lưu vực các dòng sông lớn.
C. trên các vùng núi cao. D. ở các thung lũng.
Câu 4. Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải thời kì cổ đại là
A. Nô lệ. B. Sắt. C. Lương thực.  D. Hàng thủ công.
Câu 5. “Con đường tơ lụa” ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?
A. Tần - Hán.                         B. Đường.                          C. Minh.                          D. Thanh.
Câu 6. Nét đặc sắc nổi bật của vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là đã
A. định hình và phát triển kinh tế- văn hóa truyền thống Ấn Độ.
B. định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
C. định hình và phát triển kinh tế, văn hóa Ấn Độ
D. định hình và phát triển kinh tế Ấn Độ.
Câu 7. Vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ là
A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đêli.
C. Vương triều Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa.
Câu 8. Thiên nhiên ưu đãi điều kiện thuận lợi gì cho việc trồng lúa ở Đông Nam Á?
A. Gió mùa kèm theo mưa B. Gió mùa khô hanh
C. Gió mùa mùa Hạ D. Gió mùa mùa Đông
Câu 9. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á lấy một bộ tộc đông và phát triển nhất làm nòng cốt nên thường
được gọi là
A. quốc gia phong kiến bộ tộc B. quốc gia phong kiến dân tộc
C. quốc gia phong kiến D. quốc gia dân tộc
Câu 10. Thời kì Ăng – co được coi đóng vị trí như thế nào trong lịch sử vương quốc Campuchia?
A. thời kì phát triển B. thời kì khủng hoảng. C. thời kì suy yếu. D. thời kì ngắn nhất.
Câu 11. Người Lào Thơng đóng vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của Lào?
A. Sáng tạo ra số 0 và hệ chữ A, B, C B. Mang văn hóa Ấn Độ đến Lào.
C. Chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá. D. Xây dựng các công trình kiến trúc Hinđu giáo.
Câu 12. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình
A. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.
B. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. chia tách đế quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ.
D. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn.
Câu 13. Loại hình nào sau đây không phải là thành thị ở Tây Âu thời trung đại?
A. Thành thị do thợ thủ công và thương nhân lập nên
B. Thành thị do lãnh chúa lập ra
C. Thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại
D. Thành thị gắn liền với các trung tâm công thương nghiệp
Câu 14. Những quốc gia nào đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý thời hậu kì trung đại?
A. Pháp và Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. Mĩ và Anh. D. Philippin và Malaixia
Câu 15. Cư dân của nền văn hóa nào ở Viết Nam dưới đây, đã biết chế tác và sử dụng công cụ bằng sắt?
A. Văn hóa Phùng Nguyên. B. Văn hóa Sa Huỳnh.
C. Văn hóa Đồng Nai . D. Văn hóa Bắc Sơn
Câu 16. Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là
A. Chế độ phong kiến tập quyền B. Chế độ thần quyền
C. Chế độ quân chủ chuyên chế D. Chế độ phong kiến phân quyền
Câu 17. Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông là “nông lịch”?
A. Do nông dân sáng tạo ra.         B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng. D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 18. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất. B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống.
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình.
D. Có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người.
Câu 19. Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?
A. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
B. Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.
C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình
Câu 20. Điểm khác của vương triều Mô - gôn so với vương triều Đê - li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ là gì?
A. Là vương triều ngoại tộc C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”
B. Là vương triều theo Hồi giáo D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ
Câu 21. Nhân tố nào sau đây không gắn với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến?
A. Sự phát triển của các ngành kinh tế. B. Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn.
C. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ. D. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán.
Câu 22. Nguyên nhân nào làm cho văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét từ văn hóa Ấn Độ?
A. Do thương nhân Ấn Độ truyền văn hóa Ấn vào Đông Nam Á từ rất sớm
B. Do nguời Đông Nam Á sang Ấn Độ học hỏi từ trước công nguyên
C. Do văn hóa Ấn Độ có sức thu hút lớn nhất thế giới lúc đó
D. Do người phương Tây xâm lược Ấn Độ rồi truyền vào Đông Nam Á
Câu 23. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: thời kì Ăng – co là thời kì huy hoàng của
vương quốc Cam-pu-chia?
A. Các ngành kinh tế Nông – lâm – ngư và thủ công nghiệp phát triển.
B. Mở rộng lãnh thổ về phía Đông, trở thành vương quốc mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Xây dựng nhiều công trinh kiến trúc đền tháp như Ăng – co Vát và Ăng – co Thom.
D. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
Câu 24. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và Campuchia thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Câu 25. Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các thành thị
trung đại ở Tây Âu?
A. Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
B. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa.
C. Đời sống vật chất của nông nô trong lãnh địa được cải thiện.
D. Nông nô được giải phóng, họ đến thành thị để sản xuất nông nghiệp.
Câu 27. Vua A-cơ-ba được nhân dân Ấn Độ tôn sùng là “ Đấng chí tôn” và được đánh giá là một trong những vị
hoàng đế vĩ đại của Ấn Độ vì?
A. Ông đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
B. Ông tạo điều kiện thuận lợi cho Hồi giáo phát triển mạnh mẽ tại Ấn Độ
C. Ông khuyến khích các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật.
D. Ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực đưa xã hội Ấn Độ phát triển thịnh vượng
Câu 28. Ý nào sau đây thuộc tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí mang lại?
A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
D. Chứng minh Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
ĐỀ ÔN SỐ 4
Câu 1. Dấu tích Người tối cổ đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Nghệ An.. B. Đồng Nai. C. Cao Bằng. D. Lạng Sơn.
Câu 2. Tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu đươc gọi là gì?
A. Bầy người nguyên thủy. B. Thị tộc. C. Bộ lạc. D. Công xã.
Câu 3. Đâu là nguyên liệu dùng để viết của cư dân Lưỡng Hà thời cổ đại?
A. Đất sét. B. Xương thú. C. Thẻ tre. D. Vỏ cây papirút.
Câu 4. Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN B. Khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN
C. Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN D. Khoảng đầu thiên niên kỉ IV TCN
Câu 5. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là
A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.
C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.
Câu 6. Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng?
A. Vương triều Hồi giáo Đê-li B. Vương triều Mô-gôn
C. Vương triều Hác-sa D. Vương triều Gúp-ta
Câu 7. Nét đặc săc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?
A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao.
B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền.
C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
D. Đạo Phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta.
Câu 8. Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại nào sau đây?
A. Đầu TK X đến đầu TK XVIII B. Giữa TK X đến đầu TK XVIII
C. Nửa sau TK X đến đầu TK XVIII D. Cuối TK X đến đầu TK XVIII
Câu 9. Cuối TK XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ
A. Việt Nam B. Phi – líp – pin C. Lào D. Xiêm
Câu 10. Đâu là công trình kiến trúc nổi tiếng của vương quốc Cam – pu – chia thời phong kiến?
A. Đền tháp Bô-rô-bu-đua. B. Chùa Vàng. C. Thạt Luổng. D. Ăng-co Vát.
Câu 11. Năm 1353, vua Pha Ngừm đã thống nhất các Mường Lào lập ra nhà nước với tên gọi?
A. Lan Xang. B. Chân Lạp. C. Lào. D. Chămpa..
Câu 12. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Nô lệ B. Nông nô C. Nông dân tự do D. Nông dân lĩnh canh
Câu 13. Trong xã hội phong kiến Tây Âu có những giai cấp cơ bản nào?
A. Lãnh chúa và nông dân tự do. B. Chủ nô và nô lệ.
C. Địa chủ và nông dân. D. Lãnh chúa và nông nô.
Câu 14. Nhà thám hiểm nào được coi là người phát hiện ra châu Mĩ?
A. Đi-a-xơ. B. Cô-lôm-bô. C. Va-xcô đơ Ga-ma. D. Ma-gien-lan.
Câu 15. Đâu không phải là tên các tác giả tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Lê – ô - na đơ - Vanh – xi B. Sếch – xpia C. Can – vanh D. Đê – các - tơ
Câu 16. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là gì?
A. Chủ nô – nô lệ B. Lãnh chúa – nông nô
C. Địa chủ - nông dân tự canh D. Địa chủ - nông dân lĩnh canh.
Câu 17. Do đâu cư dân phương Đông thời cổ đại sống quần tụ với nhau thành các liên minh công xã?
A. Do nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi. B. Do nhu cầu chống thú dữ.
C. Do nhu cầu xây dựng. D. Do nhu cầu chống ngoại xâm
Câu 18. Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải?
A. Chủ nô. B. Nô lệ. C. Nông dân. D. Quý tộc.
Câu 19. Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của thời Đường?
A. Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh. B. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.
C. Kinh tế phát triển toàn diện. D. Lãnh thổ được mở rộng.
Câu 20. Yếu tố nào sau đây không nằm trong văn hóa truyền thống Ấn Độ?
A. Phật giáo. B. Hinđu giáo. C. Hồi giáo. D. Chữ Phạn.
Câu 21. Một trong những biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ X đến nửa đầu thế
kỉ XVIII là
A. kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đạt trình độ cao.
B. bắt đầu tìm thấy và sử dụng đồ sắt trong sản xuất nông nghiệp.
C. kinh tế phát triển thịnh đạt (lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu).
D. nhiều quốc gia thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng thuộc địa.
Câu 22. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm
B. Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước
C. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á.
D. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước
Câu 23. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn gọi là thời kì gì?
A. Thời kì thịnh đạt. B. Thời kì Ăng-co. C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Bay-on.
Câu 24. Đâu là tên một công trình kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của Lào?
A. Ăng-co Vát. B. Ăng-co Thom. C. Thạt Luổng. D. Bay-on.
Câu 25. Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến Tây Âu là gì?
A. Nghề nông trồng lúa nước.
B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến.
D. Nghề nông trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc.
Câu 26. Thành thị trung đại Tây Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Thương nghiệp. D. Thủ công nghiệp.
Câu 27. Nội dung nào không phải là hệ quả của những cuộc phát kiến địa lí?
A. Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, dân tộc mới.
B. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
C. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
D. Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ.
Câu 28: Đặc điểm nào bao trùm về văn hóa dân tộc của các nước Đông Nam Á?
A. Thống nhất và đa dạng B. Thống nhất trong đa dạng
C. Đa dạng và thiếu thống nhất D. Đa phương, phong phú
ĐỀ ÔN SỐ 5
Câu 1. Con người bắt đầu tạo ra sản phẩm thừa khi
A. đồ đá ra đời. B. xã hội có giai cấp hình thành.
C. đồ kim khí xuất hiện. D. tư hữu xuất hiện.
Câu 2. Săn bắt và hái lượm là phương thức kiếm sống chủ yếu của con người thời kì
A. người tối cổ. B. người tinh khôn.
C. người hiện đại. D. xã hội nguyên thủy tan rã.
Câu 3. Các quốc gia phương đông cổ đại được hình thành chủ yếu trên
A. lưu vực những dòng sông lớn. B. sa mạc mênh mông.
C. vùng đồi núi trùng điệp. D. điều kiện tự nhiên bất lợi.
Câu 4. Dựa trên cơ sở nào người phương Tây có kiến thức chính xác về lịch và thiên văn?
A. Đúc rút kinh nghiệm. B. Kế thừa những hiểu biết của phương Đông cổ đại.
C. Nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp. D. Nhờ việc đi biển.
Câu 5. Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là
A. Buôn bán đường biển B. Thủ công nghiệp C. Nông nghiệp D. Chăn nuôi gia súc lớn
Câu 6. Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á gắn liền với sự ảnh hưởng của
A. văn hóa Trung Quốc. B. tư tưởng Đại Hãn (Mông Cổ).
C. văn hóa Ấn Độ. D. quá trình tập trung quyền lực.
Câu 7. Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường có điểm tiến bộ hơn các triều đại trước là
A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc
B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử
C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử
D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng
Câu 8. Loại hình văn học nổi bật nhất dưới thời Đường là
A. thơ.     B. kinh kịch. C. tiểu thuyết.      D. sử thi.
Câu 9. Hin đu giáo là tôn giáo
A. đa thần. B. nhất thần C. Thờ thành Alla. D. từ bên ngoài truyền vào Ấn Độ.
Câu 10. Cổng vòm, mái tròn, có tháp nhọn là kiểu kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Bà la môn giáo.
Câu 11. Lực lượng sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến Tây Âu là
A. nô lệ. B. nông dân công xã. C. nông nô. D. nông dân lĩnh canh.
Câu 12. Quan hệ xã hội chủ yếu trong lãnh địa phong kiến Tây Âu
A. lãnh chúa bóc lột nông dân. B. lãnh chúa bóc lột thợ thủ công
C. địa chủ bóc lột nông dân. D. lãnh chúa bóc lột nông nô.
Câu 13. Ăng-Co vát là công trình kiến trúc ảnh hưởng bởi
A. đạo Phật. B. đạo Hinđu. C. đạo Hồi. C. đạo Thiên Chúa.
Câu 14. Chữ viết Lào được sáng tạo trên cơ sở vận dụng
A. chữ Phạn. B. chữ Campuchia và Mianma. C. chữ Hán. C. Nchữ Brami
Câu 15. Những nước đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lý ở Tây Âu là
A. Mĩ. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Anh và Pháp. D. Italia.
Câu 16. Các ông vua ở các quốc gia phương Đông cổ đại nắm quyền gì?
A. Chỉ đứng đầu quân đội. B. Chỉ đứng đầu về tôn giáo.
C. Nắm cả vương quyền và thần quyền. D. không đại diện cho thần thánh.
Câu 17. Những hiểu biết của người phương Đông cổ đại về lịch và thiên văn là do
A. đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. B. đúc rút kinh nghiệm trong đi biển.
C. do kế thừa thành tựu của các quốc gia phương Tây cổ đại.
D. có những nhà khoa học nổi tiếng.
Câu 18. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của phương Tây cổ đại mang đặc điểm gì nổi bật?
A. To lớn, đồ sộ. B. hướng tới các vị vua chuyên chế.
C. mang tính hiện thực và nhân văn. D. chịu sự chi phối của chế độ chính trị.
Câu 19. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại chứng tỏ điều gì?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển. B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt. D. Đô thị rất phát triển
Câu 20. Nội dung nào phản ánh chính sách cai trị tiêu biểu của nhà Minh ở Trung Quốc?
A. Chia đất nước thành các tỉnh.
B. Bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy, chia thành các bộ, đứng đầu là quan thượng thư.
C. Ban hành chế độ thi cử chặt chẽ, quy củ để tuyển chọn quan lại
D. Hoàng đế tập trung quyền hành, trực tiếp nắm quân đội
Câu 21. Nét đặc sắc của thời kì Gúp ta là
A. Thống nhất toàn lãnh thổ Ấn Độ. B. Định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.
C. Thời kì suy thoái, chia rẽ. D. Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ.
Câu 22. Yếu tố tự nhiên nào tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển ở Đông Nam Á?
A. Đất đai rộng lớn. B. Giáp biển C. Bị chia cắt. D. Gió mùa
Câu 23. Quá trình xác lập các quốc gia dân tộc Đông Nam Á được đánh dấu bằng sự hình thành
A. kinh tế nông nghiệp lúa nước. B. văn hóa dân tộc.
C.quan hệ buôn bán với Ấn Độ. D. sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương tây
Câu 24. Chính sách hiếu chiến của vương quốc Campuchia thời kì Ăng- Co là dựa trên
A. sự ổn định về kinh tế- xã hội. B. sự suy yếu của các quốc gia Đông Nam Á khác.
C. đất đai rộng lớn. D. tài nguyên thiên nhiên giàu có.
Câu 25. Tổ chức chủ yếu của thợ thủ công trong các thành thị trung đại là
A. phường hội. B. thương hội. C. hội chợ. D. lãnh địa.
Câu 26. Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại ?
A. Vua là người nắm quyền tối cao.
B. Vua không có quyền can thiệp vào một số lãnh địa của lãnh chúa lớn.
C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lơn. D. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
Câu 27. Sự xuất hiện của thành thị tác động như thế nào đến kinh tế các nước Tây Âu thời trung đại ?
A. hình thành nên nền kinh tế tự cấp tự túc. B. phá vỡ nền kinh tế tự nhiên.
C. diễn ra sự chuyên môn hóa trong thủ công nghiệp.
D. các thợ thủ công bắt đầu trốn khỏi lãnh địa.
Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu đưa tới sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa ở Tây Âu thời trung đai là
A. sự phát triển của sản xuất. B. chế độ phong kiến tập quyền hình thành.
C. cuộc đấu tranh của giai cấp nô lệ. D. chủ trương của giai cấp thống trị.
ĐỀ ÔN SỐ 6
Câu 1. Người tối cổ có bước tiến hóa hơn về cấu tạo cơ thể so với loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã đi, đứng bằng hai chân, đôi bàn tay được giải phóng.
B. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Hộp sọ lớn hơn, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
D. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
Câu 2. Cư dân nào trên thế giới là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?
A. Tây Á và Nam Âu B. Trung Quốc, Việt Nam.
C. Đông Phi và Bắc Á D. Đông Nam Á.
Câu 3. Thành tựu kiến trúc nào của văn hóa Ai Cập cổ đại còn lại đến ngày nay?
A.Vường treo Babilon. B. Đền Pác-tê-Nông. C. Vạn lí trường thành. D. Kim tự tháp.
Câu 4. Thể chế chính trị đă ̣c trưng của Nhà nước phương Tây cổ đại là
A. chiếm hữu nô lê.̣ B. chuyên chế trung ương tâ ̣p quyền.
C. chuyên chế cổ đại. D. dân chủ chủ nô.
Câu 5. Ở Trung Quốc thời phong kiến mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện thời nào?
A. Hán. B. Đường. C. Minh. D. Thanh.
Câu 6. Đến vương triều nào, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất trở lại bước vào một thời kì mới, thời kì phát triển cao
và rất đặt sắc của lịch sử Ấn Độ?
A. Vương triều hồi giáo Đê-Li. B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều A-sô-ca. D. Vương triều Hác-sa.
Câu 7. Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc Vương triều Mô – gôn đã
A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
B. cải cách bộ máy nhà nước tập trung quyền lực trong tay vua.
C. xây dựng luật phát chặt chẽ và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng.
D. hiện thiện bộ máy nhà nước ở địa phương, chấm dứt tình trạng cát cứ.
Câu 8. Công trình kiến trúc biểu tượng của nước Lào là
A. Ăngcovat. B. Chùa vàng. C. Chùa Một cột. D. Thạt Luổng.
Câu 9. Các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X lấy nhân tố nào làm
nòng cốt?
A. một bộ tộc đông và phát triển nhất. B. một liên minh các bộ lạc.
C. một liên minh các thị tộc. D. một bộ tộc hiếu chiến nhất.
Câu 10. Người Lào Thơng đóng vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của Lào?
A. Chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá. B. Mang văn hóa Ấn Độ đến Lào.
C. Sáng tạo ra số 0 và hệ chữ A, B, C. D. Xây dựng các công trình kiến trúc Hinđu giáo.
Câu 11. Hệ thống chữ viết của người Lào được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ chữ của người:
A. Ấn Độ. B. Cam-pu-chia và Mi-an-ma. C. Trung Quốc. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 12. Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến Tây Âu là:
A. lãnh chúa và nông dân tự do. B. chủ nô và nô lệ
C. địa chủ và nông dân. D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 13. Ý nào sau đây phản ánh đúng về kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa phong kiến?
A. có những tiến bộ đáng kể. B. vẫn duy trì phương thức cũ.
C. vẫn trong thời kì mông muội. D. áp dụng nhiều máy móc vào sản xuất.
Câu 14. Những quốc gia nào sau đây đóng vai trò tiên phong trong các cuộc phát kiến?
A. Pháp và Bồ Đào Nha. B. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. C. Mĩ và Anh. D. Philippin và Malaixia
Câu 15. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ
A. Phường hội B. Công trường thủ công
C. Công ti thương mại D. Đồn điền, trang trại
Câu 16. Khi nào con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh?
A. Khi biết tạo ra lửa. B. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc.
C. Tạo ra lao và cung tên. D. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước.
Câu 17. Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất?
A. Nhà Tần. B. Nhà Đường. C. Nhà Minh. D. Nhà Thanh.
Câu 18. Đọc đoạn tư liệu sau về nội dung trong luật Hammurabi (Lưỡng Hà): “Trâm, một vị vua quang minh và ngoan
đạo, phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo pháp luật, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ
yếu, làm cho Trẫm giống như thần Samat, soi đến dân đen, tỏa ánh sáng khắp mặt đất”. Hãy cho biết đoạn tư liệu trên
nói lên điều gì?
A. Nhà nước hình thành để cai quản xã hội theo luật pháp.
B. Nhà nước hình thành trên cơ sở nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi.
C. Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền. D. Nhà vua cai trị đất nước theo luật pháp tiến bộ.
Câu 19. Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì?
A. Nghề đúc tiền đã rất phát triển. B. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính.
C. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt. D. Đô thị rất phát triển.
Câu 20. Ý nào sau đây không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ ở thời kì định hình và phát triển?
A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo).
B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ.
C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo.
D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây.
Câu 21. Nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á có nét nổi bật là:
A. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc. B. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. D. Tiếp thu có chọn lọc ảnh hưởng văn hóa bên ngoài.
Câu 22. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự suy thoái của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á?
A. Vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu, lỗi thời.
B. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân.
C. Sự xâm lược của thực dân phương Tây.
D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực.
Câu 23. Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu trưng của tôn giáo nào?
A. Tất cả các tôn giáo trên hòa quyện lẫn nhau. B. Phật giáo. C. Ấn Độ giáo. D. Nho giáo.
Câu 24. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể
hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài.
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị.
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực.
Câu 25. Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là gì?
A. Là đơn vị chính trị cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
B. Là vùng đất đai do nhà vua ban cấp cho quý tộc và nông dân công xã.
C. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa và là một cơ sở kinh tế, đơn vị chính trị độc lập.
D. Thuộc quyền sở hữu của lãnh chúa, song nhà vua có quyền can thiệp vào các công việc trong lãnh địa.
Câu 26. Thân phận của nông nô so với nô lệ có điểm gì khác?
A. Không có gì khác nhau, bị bóc lột cùng cực, bị đối xử tàn nhẫn.
B. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào chủ.
C. Tự do hơn trong sản xuất, có nông cụ, gia súc, gia đình và túp lều để ở.
D. Đều được coi như những công cụ biết nói.
Câu 27. Ý nào sau đây thuộc tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí mang lại?
A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
D. Chứng minh Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
Câu 28. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại
A. Lãnh chúa , nông nô B. Tư sản và vô sản C. Chủ nô và nô lệ D. Tư sản và chủ ruộng đất
ĐỀ ÔN SỐ 7
Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng những biến đổi trong đời sống con người thời kì Cách mạng đá mới?
A. Biết trồng trọt. B. Biết các tạo ra lửa
C.Biết sử dụng công cụ lao động . D. Biết sử dụng ngôn ngữ.
Câu 2. Cư dân đầu tiên trến thế giới biết sử dụng công lao động bằng đồng là ở
A. Đông nam Á. B. Trung Quốc. C. Tây Á và Ai Cập D. Hi Lạp.
Câu 3. Lịch pháp của người phương Đông cổ đại gọi là
A. Phật lịch. B. Dương lịch. C. Âm lịch. D. Nông lịch.
Câu 4. Xã hội chiếm nô ở Hi-lạp và Rô-ma có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ và nông dân. B. Quý tộc và nông dân.
C. Chủ nô và nô lệ. D. Chủ nô và nông dân công xã.
Câu 5. Trong các triều đại sau đâu là triều đại ngoại tộc cai trị Trung Quốc?
A. Triều Tần. B. Triều Đường. C. Triều Hán. D. Triều Nguyên
Câu 6. Ý phản ánh đúng vai trò của vương triều Gup-ta trong lịch sử Ấn độ là
A. tổ chức chống xâm lược của quân Mông Nguyên . B. mở rộng lãnh thổ sang miền Trung Á.
C. thống nhất miền bắc và trung Ấn D. hòa giải giữa đạo Hin đu và đạo Hồi.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526) ở Ấn Độ?
A. Áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
B. Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị chính trị.
C. Những người không theo đạo Hồi, phải nộp “thuế ngoại đạo”.
D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Câu 8. Khoảng thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X gắn với giai đoạn nào trong lịch sử Đông nam Á ?
A. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến. B. Thời kì hình thành của các quốc gia phong kiến.
C. Thời kì suy tàn của các quốc gia phong kiến. D. Thời kì hình thành những quốc gia cổ.
Câu 9. Đến thế kỉ XIII, sự kiện nào tác động mạnh mẽ đến khu vực Đông nam Á?
A. Sư thành lập vương triều Đê-li ở Ấn Độ. B. Sự xuất hiện các cuộc phát kiến địa lí.
C. Sự sụp đổ của nhà Tống ở Trung Quốc. D. Sự tấn công của người Mông- cổ.
Câu 10. Lan Xang là tên gọi cũ của đất nước nào sau đây?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Lào. D. Mi-an-ma.
Câu 11. Bô-rô-b-đua là công trình kiến trúc tiêu biểu của?
A. Lào. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 12. Sau khi vào lãnh thổ của đế chế Rô-ma người Giec-man đã tiếp thu tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Ki-tô giáo. C. Hồi giáo. D. Nho giáo.
Câu 13. Những quy chế riêng của phường hội trong các thành thị trung đại ở Tây Âu được gọi là
A. luật phường. B. phường quy. C. phường chế. D. tác phường.
Câu 14. Nhà thám hiểm Đi-a-xơ là người nước nào sau đây?
A. Anh. B. I-ta-li-a. C. Tây-ban-nha. D. Bồ-đào-nha.
Câu 15. Quốc gia nào sau đây không thực hiện các cuộc phát kiến địa lí?
A. Anh. B. Bồ-đào-nha. C.Liên bang Nga D. Tây –ban-nha
Câu 16. Giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến phương Đông gọi là gì?
A. Chủ nô. B. Lãnh chúa. C. Tư sản. D. Địa chủ.
Câu 17. Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông là “nông lịch”?
A. Do nông dân sáng tạo ra.         B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng. D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.
Câu 18. Ý nào không phải là đặc điểm của nô lệ trong xã hội cổ đại phương Tây?
A. Giữ vai trò trọng yếu trong sản xuất. B. Phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của đời sống.
C. Hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình. D. Có một quyền duy nhất - quyền được coi là con người.
Câu 19. Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?
A. Đề cao quyền bình đẳng của phụ nữ
B. Quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, vợ - chồng.
C. Đề xướng con người phải tu nhân, rèn luyện đạo đức
D. Giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận với quốc gia, với gia đình
Câu 20. Điểm khác của vương triều Mô - gôn so với vương triều Hồi giáo Đê - li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ là gì?
A. Là vương triều ngoại tộc B. Là vương triều theo Hồi giáo
C. Được xây dựng và củng cố theo hướng “Ấn Độ hóa”
D. Không xoa dịu được mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo ở Ấn Độ
Câu 21. Nhân tố nào sau đây không gắn liền với sự hình thành các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á thời kì phong kiến?
A. Sự phát triển của các ngành kinh tế. B. Tác động về kinh tế của các thương nhân Ấn.
C. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Ấn Độ. D. Sự chinh phục các bộ lạc của tộc người Hán.
Câu 22. Nguyên nhân nào làm cho văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng rõ nét từ văn hóa Ấn Độ?
A. Do thương nhân Ấn Độ truyền văn hóa Ấn vào Đông Nam Á từ rất sớm
B. Do nguời Đông Nam Á sang Ấn Độ học hỏi từ trước công nguyên
C. Do văn hóa Ấn Độ có sức thu hút lớn nhất thế giới lúc đó
D. Do người phương Tây xâm lược Ấn Độ rồi truyền vào Đông Nam Á
Câu 23. Nội dung nào sau đây không minh chứng cho luận điểm: thời kì Ăng – co là thời kì huy hoàng của vương quốc
Cam-pu-chia?
A. Các ngành kinh tế Nông – lâm – ngư và thủ công nghiệp phát triển.
B. Mở rộng lãnh thổ về phía Đông, trở thành vương quốc mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Xây dựng nhiều công trinh kiến trúc đền tháp như Ăng – co Vát và Ăng – co Thom.
D. Đất nước được chia thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
Câu 24. Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và Campuchia thể hiện ở điểm nào?
A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài
B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược
C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị
D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực
Câu 25. Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?
A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.
B. thành lập vương quốc Phơ – răng, Ăng – glô Xắc-xông.
C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.
D. thành lập nên các thành thị trung đại.
Câu 26. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung
đại ở Tây Âu?
A. Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
B. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa.
C. Đời sống vật chất của nông nô trong lãnh địa được cải thiện.
D. Nông nô được giải phóng, họ đến thành thị để sản xuất nông nghiệp.
Câu 27. Nền văn hóa trên đất nước Việt Nam không thuộc thời đá mới là
A. Văn hóa Hòa Bình B. Văn hóa Sơn Vi C. Văn hóa Phùng Nguyên D. Văn hóa Bắc Sơn
Câu 28. Ý nào sau đây thuộc tác động tiêu cực mà các cuộc phát kiến địa lí mang lại?
A. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến.
C. Thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa tư bản châu Âu.
D. Chứng minh Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới.
ĐỀ ÔN SỐ 8
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những biến đổi trong đời sống của Người tối cổ?
A. Biết mặc quần áo. B. Biết các tạo ra lửa. .
C. Biết sử dụng công cụ đá. D. Biết sử dụng ngôn ngữ.
Câu 2. Công việc thường xuyên và hang đầu của thị tộc là
A. đắp đê trị thủy. B. bảo vệ lãnh thổ. C. kiếm thức ăn D. mở rộng lãnh thổ
Câu 3. Chữ viết của người Ai Cập và Trung Quốc cổ đại gọi là
A. chữ La-tinh. B. chữ hình đinh. C. chữ quốc ngữ. D. chữ tượng hình.
Câu 4. Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN. B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN. D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
Câu 5. Trung Quốc lần đầu tiên được thống nhất vào triều đại nào?
A. Nhà Thanh . B. Nhà Đường. C. Nhà Hán. D. Nhà Tần.
Câu 6. Sid-đác-ta - Gô-ta-ma là người sáng lập tôn giáo nào ở Ấn Độ?
A. Đạo Sich. B. Đạo Hin-đu. C. Đạo Phật D. Đạo Jai-na.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chính sách của vương triều Hồi giáo Mô-gôn (1526-1707) ?
A. Xây dựng chính quyền dựa trên sự lien kết các tầng lớp quý tộc.
B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc.
C. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sang tạo văn hóa, nghệ thuật.
D. Những người không theo đạo Hồi phải đóng thuế ngoại đạo.
Câu 8. Khoảng thời gian từ nửa sau thế kỉ XVIII gắn với giai đoạn nào trong lịch sử Đông nam Á ?
A. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến. B. Thời kì suy tàn của các quốc gia phong kiến.
C. Thời kì hình thành của các quốc gia phong kiến. D. Thời kì hình thành những quốc gia cổ.
Câu 9. Trong khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở khu vực Đông nam Á đã hình thành các quốc gia lấy một bộ tộc
đông và phát triển nhất làm nòng cốt thường được gọi là
A. các thị quốc Đông nam Á. B. các đế chế phong kiến phương đông.
C. các quốc gia dân tộc dân chủ. D. các quốc gia phong kiến dân tộc.
Câu 10. Chân Lạp là tên gọi cũ của đất nước nào sau đây?
A. Lào. B. Thái Lan. C. Cam-pu-chia. D. Mi-an-ma.
Câu 11. Ăng-co-vat là công trình kiến trúc tiêu biểu của?
A. Lào. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Cam-pu-chia.
Câu 12. Sau khi vào lãnh thổ của đế chế Rô-ma người Giec-man không có hoạt động nào sau đây?
A. Theo đạo Ki-tô. B. Thiết lập chế độ chiếm hữu nô lệ
C. Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma. D. Thành lập những vương quốc của người Giec-man.
Câu 13. Những quy chế riêng của phường hội trong các thành thị trung đại ở Tây Âu được gọi là
A. luật phường. B. phường quy. C. phường chế. D. tác phường.
Câu 14. Nhà thám hiểm đầu tiên tìm ra tuyến đường biển sang châu Á là
A. Đi-a-xơ. B. Ma-gien-lan. C. Cô-lôm-bô. D. Va-xcô đơ Ga-ma.
Câu 15. Ý không phản ánh đúng tiền đề về khoa học kĩ thuật dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí là
A. Chế tạo được tàu Ca-ra-ven. B. Vẽ được nhiều bản đồ và hải đồ .
C. Phát minh ra máy hơi nước. D. Sử dụng thành thạo la bàn.
Câu 16. Trong xã hội phong kiến phương Đông, bộ phận nông dân không có ruộng đất được gọi là
A. nông dân tự do. B. nông nô. C. nông dân tự canh. D. nông dân lĩnh canh.
Câu 17. Một trong những nguyên nhân khiến Nhà nước cổ đại phương đông ra đời sớm nhất trên thế giới là do
A. nhu cầu chống ngoại xâm. B. nhu cầu thống nhất thị trường để trao đổi buôn bán.
C. nhu cầu chống áp bức bóc lột. D. nhu cầu trị thủy và xây dựng công trình thủy lợi.
Câu 18. Đâu không phải là sản phẩm thủ công truyền thống của các quốc gia cổ đại phương tây?
A. đồ sắt. B. Tơ lụa. C. Rượu nho. D. Dầu ô-liu.
Câu 19. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, quan hệ bóc lột chủ yếu ở trong xã hội là
A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
D. quan hệ bóc lột của lãnh chúa phong kiến với bình dân thành thị.
Câu 20.Văn hóa Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực
A. Văn học. B. Sử học. C. Kiến trúc D. Toán học
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ
khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII?
A. Xây dựng được một nền văn hóa riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại.
B. Gây chiến tranh xâm lược Trung Quốc và Ấn Độ.
C. Kinh tế phát triển thịnh vượng, buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
D. Xuất hiện nhiều quốc gia hùng mạnh ở In-đô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương.
Câu 22. Nhận xét nào sau đây đúng về đặc điểm của nền văn hóa Đông Nam Á?
A. Nền văn hóa có sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại lai.
B. Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa.
C. Tiếp thu hoàn toàn các yếu tố văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc.
D. Nền văn hóa mang nền tảng của nền kinh tế thương nghiệp.
Câu 23. Ý không phản ánh đúng sự phát triển của vương quốc Lan Xang từ thế kỉ XV-XVII là
A. chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị. B. xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.
C. gây chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ. D. thắng lợi trong cuộc chiến chống Mi-an-ma xâm lược.
Câu 24. Cam-pu-chia thời kì Ăng-co không có đặc điểm nào sau đây
A. đất nước bị chia cắt. B. xây dựng nhiều công trình kiến trúc quy mô lớn.
C. chế độ phong kiến phát triển . D. ham chiến trận nhất Đông nam Á.
Câu 25.Ý không phải đặc điểm nổi bật về chính trị của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
A. mỗi lãnh địa là một dơn vị chính trị độc lập.
B. mỗi lãnh chúa như một ông vua trong lãnh địa của mình.
C. mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp riêng.
D. Chế độ dân chủ phát triển ở một trình độ cao.
Câu 26. Ý phản ánh đúng một trong những vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu là
A. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa. .
B. góp phần hỗ trợ sự tồn tại độc lập của các lãnh địa phong kiến
C. góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến dẫn tới sự ra đời của chế độ tư bản.
D. góp phần thúc đẩy giao lưu buôn bán với phương Đông.
Câu 27.Một trong những hệ quả tiêu cực của các cuộc phát kiến địa lí là
A. sự tiến bộ về khoa học và tri thức của nhân loại. B..sự xuất hiện của việc buôn bán nô lệ da đen.
C. sự mở rộng của thị trường thế giới. D. sự tăng cường giao lưu văn hóa Đông- Tây.
Câu 28. Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
ĐỀ ÔN SỐ 9
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biến đổi trong đời sống con người thời kì Cách mạng đá mới?
A. Biết các tạo ra lửa. B. Biết trồng trọt. C. Biết chăn nuôi. D. Biết mặc quần áo.
Câu 2. Từng nhóm người đông đúc hơn từ 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu được gọi là gì?
A. Bầy người nguyên thủy. B. Bộ lạc. C. Thị tộc D. Công xã.
Câu 3. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại gọi là
A. chữ La-tinh. B. chữ hình đinh. C. chữ quốc ngữ. D. chữ tượng hình.
Câu 4. Lãnh thổ của các quốc gia cổ đại phương Tây phần lớn là
A. đồng bằng. B. cao nguyên. C. núi và cao nguyên. D. núi.
Câu 5. Con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ đất nước nào sau đây?
A. Ai Cập. B. Lưỡng Hà. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.
Câu 6. Ý không phản ánh đúng vai trò của vương triều Gup-ta trong lịch sử Ấn độ là
A. tổ chức chống xâm lược . B. thống nhất miền bắc và trung Ấn.
C. mở rộng lãnh thổ sang miền Trung Á. D. xây dựng phát triển văn hóa.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526) ở Ấn Độ?
A. Áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.
B. Tự dành cho mình những ưu tiên về ruộng đất, địa vị chính trị.
C. Những người không theo đạo Hồi, phải nộp “thuế ngoại đạo”.
D. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
Câu 8. Khoảng thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X gắn với giai đoạn nào trong lịch sử Đông nam Á ?
A. Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến. B. Thời kì hình thành của các quốc gia phong kiến.
C. Thời kì suy tàn của các quốc gia phong kiến. D. Thời kì hình thành những quốc gia cổ.
Câu 9. Đến thế kỉ XIII, sự kiện nào tác động mạnh mẽ đến khu vực Đông nam Á?
A. Sư thành lập vương triều Đê-li ở Ấn Độ. B. Sự xuất hiện các cuộc phát kiến địa lí.
C. Sự sụp đổ của nhà Tống ở Trung Quốc. D. Sự tấn công của người Mông- cổ.
Câu 10. Lan Xang là tên gọi cũ của đất nước nào sau đây?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Lào. D. Mi-an-ma.
Câu 11. Bô- rô-bu-đua là công trình kiến trúc tiêu biểu của?
A. Lào. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. In – đô – nê – xi- a
Câu 12. Sau khi vào lãnh thổ của đế chế Rô-ma người Giec-man đã tiếp thu tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo. B. Ki-tô giáo. C. Hồi giáo. D. Nho giáo.
Câu 13. Những quy chế riêng của phường hội trong các thành thị trung đại ở Tây Âu được gọi là
A. luật phường. B. phường quy. C. phường chế. D. tác phường.
Câu 14. Nhà thám hiểm nào đã tìm ra châu Mĩ?
A. Đi-a-xơ. B. Ma-gien-lan. C. Va-xcô đơ Ga-ma. D. Cô-lôm-bô.
Câu 15. Quốc gia nào sau đây thực hiện các cuộc phát kiến địa lí đầu tiên?
A. Pháp và Anh. B. I-ta-li-a và Hi-lạp.
C. Tây –ban-nha và Bồ-đào-nha. D. Đức và Hà-lan
Câu 16. Giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến phương Đông gọi là gì?
A. Chủ nô. B. Lãnh chúa. C. Tư sản. D. Địa chủ.
Câu 17. Nguyên nhân chủ yếu khiến những người nông dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông sống gắn bó và ràng
buộc với nhau trong các công xã nông thôn là do
A. nhu cầu chống ngoại xâm. B. nhu cầu trao đổi buôn bán.
C. nhu cầu chống áp bức bóc lột. D. nhu cầu trị thủy .
Câu 18. Trong nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất là?
A. đồ sắt. B. nô lệ. C. nông sản. D. thuyền bè.
Câu 19. Từ thời Tần, quan hệ sản xuất phong kiến đã được hình thành ở Trung Quốc, quan hệ sản xuất phong kiến
được hiểu là
A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.
B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.
C. quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.
D. quan hệ bóc lột của lãnh chúa phong kiến với bình dân thành thị.
Câu 20. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của Văn hóa Ấn Độ là
A. Đông nam Á. B. Tây Á. C. Trung Á D. Địa trung hải
Câu 21. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ
khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII?
A. Xây dựng được một nền văn hóa riêng và đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại.
B. Đánh bại cuộc xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
C. Kinh tế phát triển thịnh vượng, buôn bán với nhiều nước trên thế giới.
D. Xuất hiện nhiều quốc gia hùng mạnh ở In-đô-nê-xi-a, bán đảo Đông Dương.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là một trong những nét nổi bật của văn hóa các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á?
A. Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa. B. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc.
C. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ D. Nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Lan Xang suy yếu từ thế kỉ XVIII là do
A. sự xâm lược của phương Tây. B. sự xâm lược của phong kiến Mãn Thanh.
C. những cuộc tranh chấp ngôi báu trong hoàng tộc. D. sự tàn phá của thiên tai.
Câu 24. Thời kì Ăng-co trong lịch sử Cam-pu-chia là thời kì
A. phát triển của chế độ phong kiến. B. hình thành các quốc gia đầu tiên.
C. hình thành của chế độ phong kiến. D. suy yếu của chế độ phong kiến.
Câu 25. Đặc điểm nổi bật về chính trị của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là gì?
A. Chế độ dân chủ phát triển ở một trình độ cao.
B. Các lãnh địa đều tồn tại chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Mỗi lãnh địa như một nước cộng hòa độc lập.
D. Mỗi lãnh địa là một dơn vị chính trị độc lập.
Câu 26. Ý không phản ánh đúng một trong những vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu là
A. dẫn tới sự hình thành của chế độ phong kiến ở Tây Âu.
B. góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
C. góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
D. góp phần mở mang trí thức, phát triển văn hóa.
Câu 27. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI?
A. Sự trưởng thành của giai cấp tư sản ở châu Âu.
B..Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.
D. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng.
Câu 28. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên
B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai
D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai
Câu 29. Đến nền văn hóa nào trên đất nước ta, người nguyên thủy bắt đầu biết làm gốm
A. Văn hóa Hòa Bình B. Văn hóa Bắc Sơn
C. Văn hóa Phùng Nguyên D. Văn hóa Sơn Vi

You might also like