You are on page 1of 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021 – 2022


Môn: Hóa học – Lớp 10
------------------------
(Học sinh các lớp ban D không phải làm các câu: 12 (ý 10), câu 15, 16, 17, 18.
A. LÍ THUYẾT
- Thành phần nguyên tử, hạt nhân, nguyên tố hóa học, đồng vị.
- Cấu tạo vỏ nguyên tử, cấu hình electron nguyên tử.
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Sự biển đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học.
- Ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị
- Hóa trị và số oxi hóa, cách xác định số oxi hóa.
- Phản ứng oxi hóa khử, cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
B. BÀI TẬP TỰ LUẬN
1. Cấu tạo nguyên tử
Câu 1. Biết tổng số hạt p, n, e trong một nguyên tử X là 155. Số hạt mang điện gấp 1,541 lần số hạt
không mang điện. Tính số khối của nguyên tử X và viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
Câu 2. Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố có Z bằng: 11, 17, 18, 20. Cho biết chúng là
kim loại, phi kim hay khí hiếm?
1. Bảng tuần hoàn
Câu 3. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, nguyên tố Y có Z = 15.
a) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
b) Cho biết hóa trị trong oxit cao nhất, trong hợp chất với hiđro (nếu có), công thức oxit cao nhất, công
thức hợp chất với hiđro, công thức hiđroxit tương ứng với mỗi nguyên tố.
Câu 4. Một nguyên tố có hợp chất khí với hiđro là RH 3. Oxit của nó chứa 43,66% R về khối lượng. Hãy
xác định tên nguyên tố.
2. Liên kết hóa học
Câu 5. Viết phương trình dịch chuyển electron (hay sơ đồ) hình thành các hợp chất ion sau: CaO, NaF,
MgCl2, KBr. (số hiệu nguyên tử của các nguyên tố tra trong bảng tuần hoàn)
Câu 6. Viết công thức cấu tạo của: Cl2, NH3, C2H6, C2H4, C2H2, H2S, CH4, CO2, C2H6Cl2. (số hiệu
nguyên tử của các nguyên tố tra trong bảng tuần hoàn). Xác định hóa trị của các nguyên tố trong các
chất đó.
3. Số oxi hóa:
Câu 7. Xác định số oxi hóa của:
a) Fe trong: FeO, Fe(OH)3, FeCl2, Fe3O4, Fe2(SO4)3
b) S trong: H2S, S, SO2, SO3, H2SO3, H2SO4, SO32-, SO42-
c) N trong: N2, NH3, NO2, N2O5, NO, HNO2, HNO3, NO2-, NO3-, NH4+
4. Xác định nguyên tố
Câu 8. M là nguyên tố thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Cho 4,8 gam M tác dụng hoàn toàn với
khí clo dư thu được 19 gam muối. Xác định kim loại.
Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 16,3 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì liên tiếp vào dung
dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí ở đktc.
a) Xác định tên hai kim loại kiềm.
trang - 1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10
b) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 10. M là kim loại thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Cho 7,2 gam M tác dụng vừa đủ với m
gam dung dịch HCl 10% thu được 6,72 lít H2 (đktc).
a) Xác định kim loại M.
b) Tính m.
Câu 11. Để hòa tan hoàn toàn 14,2g hai muối cacbonat của hai kim loại A, B liên tiếp nhau trong nhóm
IIA bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch H 2SO4 20% (D = 1,025 gam/ml). Sau phản ứng thu được 3,36 lít
khí ở đktc.
a) Xác định CTPT của hai muối
b) Tính % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp?
c) Tính V.
6. Phản ứng oxi hóa-khử
Câu 12. Lập phương trình của phản ứng oxi hóa khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của
từng chất trong mỗi phản ứng:
1) Mg + HNO3 
 Mg(NO3)2 + NO + H2O
2) Fe + HNO3 
 Fe(NO3)3 + NO2 + H2O

3) Fe3O4 + HNO3 
 Fe(NO3)3 + NO + H2O
4) Al + HNO3 
 Al(NO3)3 + N2O + H2O

5) FeCO3 + HNO3 
 Fe(NO3)3 + NO + CO2 + H2O

6) Fe + H2SO4 đặc 
 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
7) Mg + HNO3 
 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

8) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 


 Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

9) K2Cr2O7 + HCl 
 KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O

10) FeS + HNO3   Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O


Câu 13. Cho 5,6 g Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V (lít) khí ở đktc. Tính giá trị của V.
Câu 14. Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO 2 (ở
đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.
Câu 15. Hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg
và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % về thể tích
của O2 và Cl2 trong hỗn hợp X lần lượt là bao nhiêu?
Câu 16. Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 10,08 lít
H2. Mặt khác 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl 2. Các khí đo ở đktc. Thành phần phần
trăm về khối lượng của Al trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
Câu 17. Nung nóng hỗn hợp X gồm FeS và FeS 2 trong bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O 2
và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được Fe 2O3 duy nhất và hỗn hợp khí Y gồm
N2, SO2 và O2 có tỉ lệ mol tương ứng là 16: 2: 1. Tính phần trăm khối lượng của FeS trong X.
Câu 18. Hoà tan 2,94 gam hh X gồm hai kim loại kiềm vào 400 ml dd HCl 0,1 M. Cô cạn dd sau phản
ứng thu được 5,38 gam hỗn hợp chất rắn khan Y.
a) Trong Y có mấy hợp chất ?
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) sinh ra.

trang - 2
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10
C. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
81
Câu 1. Số hạt nơtron có trong 1 nguyên tử 35
Br là
A. 46. B. 35. C. 11. D. 81.
Câu 2. Oxit cao nhất của nguyên tố R có công thức là RO 3. Nguyên tử R có 3 lớp electron. Vậy R là
nguyên tố nào sau đây?
A. Selen (Z = 34). B. Nhôm (Z = 13). C. Clo (Z = 17). D. Lưu huỳnh (Z =
16).
Câu 3. Cấu hình electron của anion X2- là 1s22s22p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s12p6. B. 1s22s22p4. C. 1s22s22p3. D. 1s22s22p63s2.
Câu 4. Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 116, trong đó số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 24. Số khối của hạt nhân nguyên tử X là
A. 35. B. 46. C. 81. D. 79.
Câu 5. Nói về cấu tạo lớp vỏ electron của nguyên tử, phát biểu nào sau đây sai?
A. Lớp thứ hai chứa tối đa 8 electron. B. Phân lớp d chứa tối đa 5 electron.
C. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron. D. Lớp thứ ba chứa tối đa 18 electron.
Câu 6. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. HCl. B. Br2. C. NH3. D. NaCl.
Câu 7. Công thức oxit cao nhất của một nguyên tố là X 2O5. Trong hợp chất khí của X với hiđro có
17,65% (về khối lượng) là hiđro. Nguyên tử khối của X là
A. 7. B. 10. C. 14. D. 31.
Câu 8. Một loại nguyên tử clo có 17 proton, 17 electron và 20 nơtron. Cấu hình eletron của nguyên tử
clo là
A. 1s22s22p63s13p6. B. 1s22s22p63s23p6. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p64s2.
Câu 9. Li là kim loại nhẹ nhất. Hợp kim Li-Al siêu nhẹ, được dùng trong kỹ thuật hàng không. Trong
bảng tuần hoàn, nguyên tố liti ở chu kỳ 2, nhóm IA. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Li là
A. 3. B. 4. C. 7. D. 5.
Câu 10. Trong hợp chất NaCl, điện hóa trị của nguyên tố Na (nhóm IA) là
A. 1+. B. 7-. C. 1-. D. 7+.
2 2 6 2 3
Câu 11. Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron là 1s 2s 2p 3s 3p . Công thức oxit cao nhất và
công thức hợp chất với hiđro của R lần lượt là
A. R2O5 và RH3. B. RO2 và RH4. C. RO3 và RH2. D. RO2 và RH2.
Câu 12. Cho 0,897 gam một kim loại kiềm R tác dụng hoàn toàn với nước, thu được 436,8 ml khí H 2
(đktc). Kim loại R là (Cho: H = 1; Li = 7; O = 16; Na = 23; K = 39; Rb = 85)
A. Rb. B. Na. C. K. D. Li.
Câu 13. Nguyên tố Si ở nhóm IVA trong bảng tuần hoàn. Trong phân tử oxit cao nhất của Si, phần trăm
khối lượng của oxi là (Cho: O = 16; Si = 28)
A. 63,64%. B. 36,36%. C. 46,67%. D. 53,33%.
Câu 14. Dãy gồm các nguyên tố S (Z = 16), O (Z = 8), F (Z = 9), sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm
điện từ trái sang phải là
A. S, F, O. B. F, O, S. C. O, S, F. D. S, O, F.
Câu 15. Cho phương trình hóa học: aCu + bHNO 3   cCu(NO3)2 + dNO2 + eH2O (a, b, c, d, e là hệ
số của các chất trong phương trình hóa học). Tỉ lệ a: b là
trang - 3
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10
A. 4: 1. B. 2: 1. C. 1: 2. D. 1: 4.
Câu 16. Trong các loại protein của cơ thể sống đều chứa nguyên tố nitơ. Số hiệu nguyên tử của nguyên
tố nitơ là 7. Trong bảng tuần hoàn, nitơ ở vị trí
A. số thứ tự 14, chu kì 3, nhóm IVA. B. số thứ tự 14, chu kì 2, nhóm VIIA.
C. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm VA. D. số thứ tự 7, chu kì 2, nhóm IIIA.
Câu 17. Công thức oxit cao nhất của nguyên tố R là R 2O5. Nguyên tử R có 2 lớp electron. Vậy R là
nguyên tố nào sau đây?
A. Nitơ (Z=7). B. Photpho (Z= 15). C. Clo (Z=17). D. Lưu huỳnh
(Z=16).
Câu 18. Nguyên tố Rb ở nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Trong phân tử oxit cao nhất của Rb, phần trăm
khối lượng của oxi là (Cho: O = 16; Rb = 85)
A. 18,54%. B. 8,60%. C. 15,84%. D. 27,35%.
Câu 19. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực?
A. HCl. B. Cl2. C. NH3. D. NaCl.
Câu 20. Cấu hình electron của anion X2- là 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s13p6. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s23p64s2.
Câu 21. Dãy gồm các nguyên tố P (Z = 15), N (Z = 7), F (Z = 9), sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm
điện từ trái sang phải là
A. F, N, P. B. P, F, N. C. N, P, F. D. P, N, F.
Câu 22. Oxi có vai trò quyết định với sự sống của người và động vật. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố
oxi là 8. Trong bảng tuần hoàn, oxi ở vị trí
A. số thứ tự 8, chu kì 2, nhóm IVA. B. số thứ tự 18, chu kì 4, nhóm IIA.
C. số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA. D. số thứ tự 8, chu kì 2, nhóm VIA.
Câu 23. Trong hợp chất NaF, điện hóa trị của nguyên tố flo (nhóm VIIA) là
A. 7+. B. 1-. C. 7-. D. 1+.
Câu 24. Kim loại magie dùng chế tạo những hợp kim nhẹ, bền, để chế tạo tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ…
nên magie còn được gọi là “kim loại có cánh”. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố magie ở chu kỳ 3,
nhóm IIA. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố magie là
A. 11. B. 24. C. 10. D. 12.
Câu 25. Trong hạt nhân một nguyên tử nguyên tố X có 9 hạt proton, 10 hạt nơtron. Trong BTH, X ở
nhóm
A. VIA. B. VIIA. C. VA. D. VIIIA.
Câu 26. Cấu hình electron nguyên tử nhôm là 1s22s22p6 3s23p1. Trong BTH, photpho ở chu kỳ
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 27. Tổng số hạt proton, notron, electron trong một loại nguyên tử của nguyên tố X là 28, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. Vị trí của X trong BTH là
A. chu kỳ 4, nhóm IIA. B. chu kỳ 2, nhóm VA.
C. chu kỳ 3, nhóm VA. D. chu kỳ 2, nhóm VIIA.
Câu 28. Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 37 và có số khối là
25. Công thức hiđroxit (ứng với hóa trị cao nhất) của X là
A. H2XO4. B. XOH. C. X(OH)2. D. XH2.
Câu 29. Trong BTH, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. điện tích hạt nhân nguyên tử. B. số electron hóa trị.
trang - 4
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10
C. số electron lớp ngoài cùng nguyên tử. D. số nơtron trong nguyên tử.
Câu 30. Trong BTH, chu kỳ 2 có
A. 8 nguyên tố. B. 6 nguyên tố. C. 10 nguyên tố. D. 18 nguyên tố.
Câu 31. Số hiệu nguyên tử nguyên tố X là 17. Hợp chất với hiđro của X có công thức là
A. H2X. B. HX. C. HXO4. D. XH3.
Câu 32. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một chu kỳ có điểm gì sau đây bằng nhau?
A. Số electron hóa trị. B. Số lớp electron.
C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số phân lớp electron.
Câu 33. Trong BTH, các nguyên tố khí hiếm ở nhóm
A. VIB. B. VIIIA. C. VIIIB. D. IIIA.
Câu 34. Nguyên tố As ở chu kỳ 4, nhóm VA. Hóa trị cao nhất với oxi của As là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
2 2 6 2 6 3 2
Câu 35. Nguyên tố X có cấu hình electron như sau: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s . Nhận xét đúng là
A. X thuộc chu kì 4, nhóm VB, X là phi kim.
B. X thuộc chu kì 4, nhóm VB, X là kim loại.
C. X thuộc chu kì 4, nhóm VIB, X là phi kim.
D. X thuộc chu kì 4, nhóm IIA, X là kim loại.
Câu 36. Nguyên tử nguyên tố X có Z = 19, khẳng định nào sau đây đúng?
A. X có 1 electron hóa trị B. X là khí hiếm
C. X thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn D. X là phi kim
Câu 37. Chỉ ra phát biểu sai:
A. Trong 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
B. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA thì hợp chất khí của R với hiđro có công thức là RH6.
C. Trong 1 nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố tăng
dần.
D. Các nguyên tố nhóm IA, IIA đều là các nguyên tố s.
Câu 38. Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử các nguyên tố khi hình thành liên
kết hoá học là
A. Độ âm điện. B. Điện tích hạt nhân.
C. Tính phi kim. D. Tính kim loại.
Câu 39. Xét các nguyên tố thuộc chu kì 3: 17Cl, 12Mg, 13Al, 15P. Thứ tự tăng dần độ âm điện nguyên tử
của các nguyên tố là
A. Cl < P < Mg < Al. B. Al < Mg < Cl < P C. Mg < Al < P < Cl D. Cl < P < Al < Mg.
Câu 40. Cho 0,184 gam một kim loại kiềm X tan hoàn toàn vào nước thu được một dung dịch có khối
lượng lớn hơn so với khối lượng nước đã dùng là 0,176 gam. Kim loại X là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 41. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HCl thấy thoát ra V lít khí H 2 (đktc), giá trị của
V là
A. 2,80 B. 2,24 C. 1,12 D. 3,36
Câu 42. Hòa tan hoàn toàn 0,31g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu
được 0,112 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là (biết Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85, Cs =
133)
A. Rb và Cs B. K và Rb C. Na và K D. Li và Na
trang - 5
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH Nội dung ôn tập Hóa học 10
Câu 43. Ion nào sau đây là ion đơn nguyên tử?
A. Cl- B. NH4+ C. OH- D. NO3-
Câu 44. Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron
của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy
nhất. Công thức XY là
A. MgO. B. AlN. C. LiF. D. NaF.
Câu 45. Hoà tan hết 21,6 gam kim loại M vào dung dịch H 2SO4 loãng thu được 26,88 lít khí H 2 (đktc).
Kim loại M là
A. Fe B. Cu C. Al D. Mg
Câu 46. Trong phân tử CaCl2, Ca có
A. điện hóa trị 2+. B. cộng hóa trị 2. C. điện hóa trị 2-. D. điện hóa trị +2.
Câu 47. Số oxi hóa của nguyên tử S trong hợp chất H2SO4 là
A. -2. B. +4. C. -6. D. +6.
Câu 48. Trong các hợp chất sau, hợp chất nào Cr có số oxi hóa thấp nhất?
A. Cr2(SO4)3. B. CrCl2. C. K2CrO4. D. K2Cr2O7.
Câu 49. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa khử?
A. Ca(NO3)2 → Ca(NO2)2 + O2. B. N2 + 3H2 → 2 NH3.
C. NH3 + CO2 + H2O → NH4HCO3. D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4 HNO3.
Câu 50. Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
(c) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
(d) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
(e) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

trang - 6

You might also like