You are on page 1of 7

Dàn ý: Hai đứa trẻ

I Mở bài
1 Tác giả
- Nhà văn Thạch Lam là một tay bút truyện ngắn tài nghệ trong nền văn học Việt Nam
hiện đại. Ô xuất thân từ một gia đình công chức gốc quan lại ở huyện Cẩm Gìang, tỉnh Hải
Dương.
- Ông vừa là nhà văn vừa là là nhà báo, ông đóng vai trò chủ chốt của cả 2 tờ báo “Phong
hóa”, “Ngày nay”.
2 Tác phẩm
- Những tuyệt tác của ông thường hướng tới cuộc sống cơ cực của người dân ở nông thôn
và những nét đẹp làm nên chất bình dị qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
- “Hai đứa trẻ” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông khi khắc họa về cuộc
sống cơ cực, quẩn quanh của người huyện nghèo và những mong ước về một cuộc sống tươi đẹp.
3 Vấn đề NL: Trong đó, khung cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên là sự kết tinh của
những cung bậc cảm xúc và hồi kí ức.
II Thân bài
1. TP
- Bài đọc “Hai đứa trẻ” thuộc thể loại truyện ngắn và được in trong tập “Nắng trong
vườn”.
- Xuất xứ: tác phẩm là hồi quang kí ức tuổi thơ, khung cảnh phố huyện là nguyên mẫu từ
phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Tác phẩm là sự hòa quyện giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn đậm trữ tình.
- Giá trị nhân đạo trong bài thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả đối với những
người sống ở phố huyện nghèo, ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của
những người lao động nghèo, ở sự trân trọng của nhà văn với những ước mơ của người dân
nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2. TH truyện
a) Nhân vật chị em Liên:
- Do bố bị mất việc nên gia đình Liên chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sống.
- Liên là một người con gái đảm đang khi phải trông coi gian hàng nhỏ giúp mẹ, lo lắng
cho em.
An còn quá nhỏ nên chưa hiểu thế nào là buồn.
b) Lý do đợi tàu của hai chị em:
- Liên được mẹ dặn “phải thức đến khi tàu xuống” “để bán hàng, may ra còn có một vài
người mua.”
- Liên và An cùng mong đợi và khao khát “mô ̣t cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ
hằng ngày”.
=> Hai chị em như đang muốn thoát khỏi sự ứ đọng trong công việc mà tìm đến khát khao.
c) Tâm trạng đợi tàu của hai chị em Liên:
- Lúc tàu chưa đến:
+ Sự chuyển cảnh độc đáo từ bức tranh lúc chiều về tới lúc đêm xuống đã làm khắc họa
tâm trạng buồn thương man mác trở thành tâm trạng buồn thấm thía.
+ “Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô than, không vang động ra
xa, rồi chìm vào bóng tối.”. Dường như bóng tối đã ngự trị gần như tuyệt đối và sự tĩnh lặng đến
đáng sợ.
+ Hai chị em Liên và An buồn ngủ “ríu cả mắt” nhưng vẫn cố gượng thêm chút nữa.
+ An mí mắt sắp rơi xuống nhưng vẫn cố dặn chị “Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.”
+ Liên chăm chú nhìn từng “ngọn lửa xanh biếc”, đợi những “tiếng còi xe lửa ở đâu vang
lại”.
+ Liên vội vàng gọi em dậy như sợ chậm từng giây mà lỡ luôn cả khoảnh khắc.
=> Sự dồn tụ của niềm mong mỏi suốt một ngày dài làm việc vất vả.
=> Sự mong ngóng đoàn tàu đi qua dường như là niềm vui, khát khao của An và Liên.
- Khi tàu đến:
+ Trong thoáng chốc, những ánh đèn từ “những toa hạng sang trên sang trọng lố nhố
những người, đồng và kền lấp lánh, và những cửa kính sáng” hiện lên như sự đầy đủ, sang trọng.
 Chuyến tàu mở ra một thế giới sáng rực, nơi hạnh phúc và giàu sang đối lập hoàn toàn
với bức tranh phố huyện trong hiện thực.
+ “ Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ”. Câu hỏi của An hiện lên với sự ngây ngô, hồn
nhiên. Qua đó thấy được cảnh đợi chuyến tàu đêm như hành động thường ngày của hai chị em.
+ Đoàn tàu như là hồi chuông kí ước tràn về khi Liên ở Hà Nội. “Liên lặng theo mơ
tưởng” về một Hà Nội xa xăm, sáng rực,vui vẻ và náo nhiệt nơi chan chứa những kí ức tuổi thơ
êm đềm, hạnh phúc.
+ Liên nhớ lại khi được thưởng thức những món ăn ngon ngon, lạ, được đi chơi bờ Hồ.
=> Trong sự khắc khoải ấy, hai chị em đã thể hiện niềm vui, sự háo hức và say mê khi ngước
nhìn đoàn tàu chạy qua.
=> Đoàn tàu tượng trưng cho một thế giới của niềm vui nơi chứa đủ sự sang trọng và giàu có, là
một thế giới nơi chứa sự khát khao và hồi tưởng về một Hà Nội tràn đầy kí ức tuổi thơ.
- Khi tàu đi khuất:
+ Mọi thứ dần trở về với thực tại, một cuộc sống tối tăm, quẩn quanh nơi phố huyện
nghèo.
+ Tàu khuất dần vào trong bóng tối cũng là lúc Liên cảm thấy nuối tiếc và xúc động lặng
theo mơ tưởng, hoài niệm
+ Ngòi bút khắc họa hình ảnh đoàn tàu tinh tế
* Cảm nhận bằng thị giác, thính giác
* Trình tự từ xa đến gần rồi xa
* Sự đối lập tương phản: thực tại - mơ tưởng - hồi ức
=> Ngòi bút khắc họa tâm lí nhân vật: hiện với mong ước và những xúc cảm về một cuộc sống
đầy đủ, tươi sáng của người dân nơi huyện nghèo.
d) Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:
- Ánh sáng của chuyến tàu:
+ Mang lại niềm vui, trí tưởng tượng, chiếu sáng cho cuộc sống mịt mù.
+ Mang sự hồi tưởng về một quá khứ xa xăm.
+ Mang cho ta mùi vị của một quá khứ tươi đẹp.
* Liên hệ: Ngoài ánh sáng của chuyến tàu đêm reo những hi vọng, khao khát về một cuộc sống
tốt đẹp, ta có thể kể đến ánh sáng từ ngọn lửa trong bài “Bếp lửa” của Bằng Việt hiện lên như
nguồn sáng của tình yêu thương gia đình, giữa bà và cháu.
Tác phẩm đã kể lên sự xót thương của những con người nghèo khổ, quần quanh ở nơi
phố huyện. Qua đó mà trân trọng những ước mơ cao đẹp vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Truyện
vừa mang đậm đà yếu tố hiện thực vừa thấm đẫm chất lãng mạn, chất thơ. Truyện đã miêu tả tinh
tế của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách
quan, lời văn bình dị và đầy xót thương, lời kể như thủ thỉ tâm tình.
III Kết bài
- Qua đôi mắt của một đứa trẻ, khung cảnh tàu chuyến đã hiện lên với những cảnh tượng
sáng rực, giàu sang, đầy đủ tiện nghi trong toa tàu, cùng với đó là sự hồi tưởng về một kí ức xa
xăm và dòng liên tưởng về một thế giới tươi đẹp.
- Chính cảnh cảnh đợi tàu mà giọng văn nhỏ nhẹ đã tạo nên sức hút kì lạ. Truyện như
đang ca ngợi khát vọng về một cuộc sống mới mẻ, một tương lai đủ đầy và nhắn nhủ một lời gửi
gắm của tác giả muốn thắp sáng những mong muốn của những người đang chịu khó, lam lũ.
- Dưới bút pháp nghệ thuật độc đáo, nhà văn đã vẽ lên truyện “Hai chị em” trở nên sinh
động và hài hòa qua góc nhìn độc giả như tuổi học sinh chúng em.
Dàn ý: Chữ người tử tù
I Mở bài
1.Tác giả
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong văn học Việt Nam hiện đại, ngòi bút của ông đã
góp phần đưa thể tùy bút và bút kí đạt đến trình độ nghệ thuật uyên hoa.
- Ông sinh ra và lớn lên tại Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông đã sớm đạt được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Ông đã đem đến cho cuộc đời với những nền văn học Việt Nam và những quan niệm
sáng tác lớn lao đầy triết lý.
2. Tác phẩm
- Tác phẩm “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm tiêu biểu.
- NL: Trong đó nổi bật là cảnh cho chữ có tính chất cởi bỏ nút thắt kịch tính của truyện.
II Thân bài
1. Tác phẩm
- Tác phẩm “Chữ người tử tù” thuộc thể loại truyện ngắn, là sự kết tinh giữa hai nhân
cách cao đẹp tiêu biểu của nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục.
- Bằng tài năng kiệt xuất của mình, ông đã sáng tạo lên tác phẩm “Dòng chữ cuối cùng”
vào năm 1939, in trên tạp chí Tao Đàn. Sau đó được truyền in trong tập truyện “Vang bóng một
thời” và đổi tên thành “Chữ người tử tù”.
2. Tình huống truyện
a) Không gian cho chữ:
- Khung cảnh cho chữ:
+ Khung cảnh cho chữ trong tù ngục tựa như một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
+Thông thường, người nghệ sĩ sẽ sáng tạo nghệ thuật và những đường nét một cách tự
do, uyển chuyển >< bậc thi sĩ tài nghệ đối mặt với “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” khi ở trong
ngục. => Nghệ thuật cũng trở nên mong manh, quý giá để giờ khắc tạo ra cái đẹp lại càng trang
trọng, thiêng liêng.
- Hoàn cảnh và không gian:
+ Thường sáng tác chữ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đạt, cao khiết với bạch lạp
>< Huấn Cao bị ràng buộc bởi “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa
bãi phân chuột, gián”.
=>> Nghệ thuật đối lập tương phản giữa hai bức tranh miêu tả hoàn cảnh phác họa chữ đã làm
nổi bật lên sự khó khăn của người nghệ sĩ
=>> Thể hiện ý chí phi thường của những người yêu cái đẹp, vượt lên chốn tù dày đọa để sáng
tạo, để thưởng thức và lưu giữ cái đẹp.
+ “Trong một không khí khói” tỏa xú uế, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc” xua đi tăm
tối, mịt mù cùng với sự thanh khiết tỏa ra từ tấm lụa và mùi thơm ở chậu mực xua đi những tầm
thường, dơ dáy.
b) Tâm hồn thi sĩ
- Vị thế:
+ Nhân vật viên quản ngục là người nắm giữ vị thế và quyền lực cao hơn so với một thi sĩ
tài cao như Huấn Cao có địa vị thấp hơn trong ngục tù. >< Thực tế “viên quản ngục lại vội khúm
núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.” => Viên quản ngục lại
tự đặt mình vào một vị thế thấp hơn chỗ đứng của Huấn Cao trong hoàn cảnh cho chữ.
=> Mọi trật tự thông thường bị đảo ngược, không còn người tù và người coi tù, chỉ có hoàn cảnh
người cho chữ ban phát cái đẹp và người xin chữ thưởng thức, lĩnh hội cái đẹp.
=> Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối lập nhằm làm sáng tỏ ca ngợi vẻ đẹp con người
phẩm chất của viên quản ngục với tâm hồn say mê cái đẹp và thiên lương vốn có đối với Huấn
Cao.
- Ánh sáng của ngọn lửa:
+ “ánh sáng đỏ rực” và “lửa đóm cháy rừng rực” là ngọn lửa xua tan, đẩy lùi cái bóng tối
dầy đặc trong phòng và cũng là hình ảnh biểu hiện cho ánh sáng cảu lương tri, cảu thiên lương đã
khai tâm, cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện vốn có.
+ Huấn Cao gửi một lời khuyên chân thành đến quản ngục viên rằng “nên tìm về nhà quê
mà ở”, “hãy thoát khỏi cái nghề này” để rồi “hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.”.
=> Cái đẹp và cái thiện không thể lẫn lội với cái xấu, cái ác.
=> Chỉ khi giữ được tâm hồn trong sáng, cốt cách thanh cao, con người mới có thể thưởng thức
được cái đẹp thuần túy.
+ Trước những lời khuyên đáng giá ấy, “Ngục quan cảm động, vái người tử tù một vái,
chắp tay nói một câu” trong sự nghẹn ngào.
=> Sự tôn thờ, tôn trọng và ngưỡng mộ trước cái đẹp, trước tâm hồn cao quý của đại thi hào.
=> Quản ngục giữ được lòng tin rằng Huấn Cao sẽ mỉm cười mãn nguyện trước khi lĩnh án phạt
còn quản ngục sẽ tìm về quê hương sống một cuộc sống thuần hậu, giữ gìn “thiên lương cho lành
vững”.
c) Ý nghĩa của cảnh cho chữ
+ Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi cái ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể nào chung sống
với cái xấu, cái ác vì thiên lương sẽ bị tha hóa theo cái xấu.
+ Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp, cái thiện chiến thắng cái ác, cái xấu.
+ Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người.
d) Liên hệ: So với biểu tượng cho sự khát khao sống một cuộc sống tươi đẹp, cảnh cho chữ là
khung cảnh cái đẹp đưa con người đến gần nhau còn cảnh đợi tàu trong bài “Hai chị em” của tác
giả Thạch Lam lại hiện lên về một kí ức tươi đẹp.
e) Nội dung, nghệ thuật
- Nội dung:
+ Ca ngợi con người tài hoa, có khí phách.
+ Khẳng định sức mạnh của cái đẹp, cái thiện đã lấn áp lên cái xấu của bản chất xã hội
phong kiến lúc bấy giờ.
+ Truyện ngắn “Chữ người tử tù” cũng hàn gắn một thông điệp gửi gắm đến độc giả và
những con người thời phong kiến rằng hãy giữ thiên lương dù hoàn cảnh có nghiệt ngã hay dòng
đời xô đẩy đến đâu.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo, xây dựng hình tượng nhân vật.
+ Dựng cảnh cho chữ một cách chân thật cùng với đó là không khí cổ kính mang âm
hưởng của thời kì phong kiến xưa.
III Kết bài
+ Hình tượng Huấn Cao hiện lên như một nhân tài có chí khí anh hùng, tài hoa cùng với
đó là hình ảnh đáng ngưỡng mộ của viên quản ngục với tâm hồn nghệ sĩ không bị tha hóa bởi
những cái xấu từ tầng lớp phong kiến.
+ Ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, chính nghĩa đã vượt trên cái ác qua cảnh cho chữ.
+ Bức tranh “Chữ người tử tù” là sự đúc kết giữa cái tài và tâm, cái đẹp và cái thiện thống
nhất hòa làm một.
+ Cảm nhận: Phải chăng, bằng ngòi bút tài hoa ấy mà nhà văn Nguyễn Tuân lại một lần
nữa thành công trong việc khắc họa những vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của Huấn Cao và viên
quản ngục qua cảnh cho chữ sâu vào tâm trí nhạy bén như tuổi học sinh chúng em.
Dàn ý: Chí Phèo
I Mở bài
1 Tác giả
+ Nhắc đến bút danh Nam Cao là nhắc đến nhà văn hiện thực nhân đạo sâu sắc, là người
có trí thức “trung thực vô ngần”
+ Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân, làng Đại Hoàng, huyện Nam Cao,
tỉnh Hà Nam.
+ Ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương gắn bó ân tình với quê hương và
đồng cảm những số phận nghèo khổ bị áp bức trong xã hội cũ.
2 Tác phẩm
+ Tác phẩm “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm tiêu biểu với đề tài về số phận của
người nông dân bị rơi vào đường cùng và con đường trở nên tha hóa.
3 Vấn đề NL:
+ Trong đó, bức tranh tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo được khắc
họa rõ nét một cách tỉ mỉ, chân chu mà không kém phần thương cảm.
II Thân bài
1 Tác phẩm:
+ Truyện ngắn “Chí Phèo” được Nam Cao sáng tác năm 1941 dựa trên cơ sở “người thật,
việc thật” ở làng Đại Hoàng.
+ Ông đã hư cấu, sáng tạo nên một bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến đầy bi
kịch, tăm tối để khắc họa sâu vào trong tác phẩm.
2. TH truyện
- Bi kịch cự tuyệt làm người:
+ Bà cô Thị: không chấp nhận cho cháu lấy một thằng không cha
+ Thái độ của bà cô cũng như là thái độ chung của chế độ với những định kiến nghiệt
ngã, kiên quyết không thừa nhận Chí.
->Ngoài thị Nở, cả làng Vũ Đại không ai nhận ra phần nhân tính đã trở về trong hình hài quỷ dữ.
=>Con đường hoàn lương của Chí bị cả kẻ ác và người Thiện chặn lại.
=> Ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã cho thấy được tâm trạng bi đát, tuyệt vọng của Chí Phèo khi
lần đầu tiên tỉnh dậy sau một cơn say dài.
+ Chí Phèo sống trong sự tỉnh táo, được yêu thương chỉ vỏn vẹn 5 ngày vì bà cô thị Nở
kiên quyết ngăn cản mối tình này.
=>Con đường hoàn lương vừa mới mở ra đã chặn lại.
+ Bị thị Nở khước từ, Chí rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
=>Chí Phèo - người nông dân bị cự tuyệt quyền làm người
- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi bị thị Nở từ chối:
+ Lúc đầu ngạc nhiên thích Trí trước thái độ giận dữ của tự nhiên
+ Hiểu rõ sự thật thì ngẩn ra sửng sốt ít không nói lên lời. Thị đi thì chạy theo, nắm lấy tay
nhưng lại bị đẩy ngã lăn xuống đất.
+ Uống rượu nhưng càng uống lại càng tỉnh trở nên đau khổ tuyệt vọng - khóc rừng rực
+ Xách dao và đi tới nhà Bà Kiến vừa đi vừa chửi.
+ Chí Phèo giết bá kiến cho thấy sự sống đường bế tắc là hành động trả thù ù tiêu diệt cái ác
=> lấy máu rửa thù
Thất vọng -> Đau đớn -> Phẫn uất -> Tuyệt vọng
-> Bát cháo hành của thị Nở: vừa tô đậm niềm khát khao yêu thương vừa xoáy sâu vào tấn bi
kịch tinh thần của Chí Phèo.
-> Hành động giết Bá Kiến: bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa: Chí Phèo chưa bao giờ quên kẻ đã
làm hại cuộc đời mình.
-> Hành động tự sát của Chí Phèo: là kết quả tất yếu khi Chí Phèo đã hồi sinh, nhận ra cảnh ngộ
cái àm của mình - cái chết là sự giải thoát duy nhất dành cho Chí.
=>Phản ánh xung đột giai cấp quyết liệt ở nông thôn Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám
=> Lời tố cáo đanh thép xã hội thực dân nửa phong kiến, không chỉ đẩy người nông dân vào con
đường bần cùng hóa, lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
- Tiểu kết:
+ Chí Phèo là nhân vật điển hình cho một bộ phận nông dân bị đẩy vào đường cùng hóa,
lưu manh hóa trước Cách Mạng tháng Tám năm 1945.
+ Thông qua nhân vật này, Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ: Phát
hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội thực
dân nửa phong kiến tàn ác biến thành quỷ dữ.
* Đặc sắc nghệ thuật
+ Tác phẩm khái quát nên một hiện tượng xã hội ở nông thôn Việt Nam trước Cách
Mạng với một bộ phận nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
+ Nam Cao kết tội đanh thép xã hội tàn bạo đã tàn phá cả thể xác, hủy diệt cả tâm hồn
của người nông dân.
+ Có thể nói đây tác phẩm giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của
nghệ sĩ tài hoa Nam Cao.
+ Xây dựng thành công những nhân vật điển hình, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật độc
đáo. Ngôn ngữ điêu luyện, giọng văn linh hoạt cùng kết cấu truyện mới mẻ và hấp dẫn đã tạo
nên thành công vang dội cho truyện “Chí Phèo”.
III Kết bài
+ Chí Phèo hiện lên với số phận nghiệt ngã đến cùng cực, khốn khổ, rơi vào đường cùng
để rồi mà bị đẩy vào con đường tha hóa.
+ Phản ánh tầng lớp bóc lột đầy cổ hủ, bảo thủ thời phong kiến đồng thời phê phán xã hội
phi nhân đạo đã tàn phá tâm hồn con người và thể hiện niềm khao khát về một cuộc sống có ích,
tươi đẹp.
+ Cảm nhận: Bằng ngòi bút tài tình của nhà văn Nam Cao, truyện “Chí Phèo” được kết
tinh một cách sống động, chân thực và đã thành công trong việc khắc họa rõ nét tâm lí Chí Phèo
khi bị cự tuyệt làm người qua đôi mắt tuổi học sinh như chúng em.

You might also like