You are on page 1of 4

1.

Vai trò, ưu, nhược điểm và cách sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy

sản ?

Vai trò

Thảo dược có chức năng kháng mầm bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm);
giảm stress;

kích thích sự thèm ăn, kích thích tăng trưởng; kích thích miễn dịch (tăng cường
sức đề kháng),

kích thích phát triển tuyến sinh dục và giúp chống độc cho động vật thủy sản

Ưu điểm

dễ tìm, an toàn và thân thiện với môi trường

tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận.

xây dựng được mô hình nuôi tôm an toàn không tồn dư lượng kháng sinh

tăng năng suất mà thân thiện với môi trường.

đem lại hiệu quả

hạn chế việc lạm dụng các loại hóa chất, kháng sinh

Nhược điểm

Mặc dù Thảo dược được đánh giá là an toàn nhưng cũng có báo cáo nói về tác
động tiêu cực của chúng đối với động vật ts.

không phải tất cả những chất có trong thảo được đều phù hợp với tôm, có
trường hợp sẽ gây tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng quá nhiều

Cách sử dụng. ( Tự soạn lại)

sử dụng thảo dược trên diện rộng cần có sự thử nghiệm trước trên một bộ phận
nhỏ để có kết quả đánh giá khách quan nhất.
Hiện nay thảo dược sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có 2 dạng, một là thảo
dược tự làm và dạng còn lại là sản phẩm thảo dược của công ty

Thảo dược tự làm: dạng này chủ yếu là do người nuôi tự chế biến, cụ thể là người
nuôi thực hiện bằng cách thủ công như cây thảo dược được xoay (giã) với nước
và lọc lấy dung dịch thảo dược, sau đó dung dịch này được trộn vào thức ăn (tùy
vào loại thực vật mà người nuôi không thực hiện qua bước lọc lấy nước mà dùng
trực tiếp).

Đối với thảo dược tự làm chỉ có thể sử dụng trong 1 thời gian ngắn vì không thể
bảo quản.

Sản phẩm thảo dược của công ty: Phần lớn các sản phẩm thảo dược này được
trộn vào thức ăn để cung cấp cho động vật thủy sản, ngoài ra một số ít dùng tạc
vào trong nước, hay dùng cành lá tươi ngâm trực tiếp vào trong ao nuôi có tác
dụng trong điều trị bệnh ký sinh trùng, loại sản phẩm này thường được bảo quản
1 cách an toàn và có hiệu quả hơn thảo dược tự làm.

2. Theo Anh (Chị) sử dụng thuốc và hóa chất có trách nhiệm trong nuôi trồng

thủy sản như thế nào?

Đối với môi trường xã hội

Hạn chế sử dụng kháng sinh quá liều lượng tạo ra rất nhiều chất độc hại tồn tại
trong lớp bùn ao nuôi làm xáo trộn cân bằng của môi trường nước gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các đối tượng thủy sản.

Phải sử lí kháng sinh ở các trại nuôi tôm có sức sức bền khá cao trong môi trường
và có thể lan ra các vùng nước xung quanh qua đường thoát nước, nước thải.

Ngưng sử dụng thuốc hóa chất 14 ngày trước khi thu hoạch Hạn chế dư lượng
kháng sinh trong thực phẩm
Đối với bản thân ( làm lại)

Sử dụng các loại kháng sinh sạch từ nguồn đáng tin cậy. Thông tin về các loại
thành phần tác dụng cần được ghi rõ trên nhãn.

Tránh sử dụng các loại kháng sinh không phải cho cá.

Cần nắm được các thông tin chi tiết về các loại kháng sinh khi sử dụng.

Tránh sử dụng lặp lại cùng một loại kháng sinh, để tránh làm tăng độ kháng thuốc.

Dùng đúng liều và thời gian chữa trị. Không được dùng nhiều hơn hay ít hơn chỉ
dẫn.

Sử dụng và cất trữ các sản phẩm kháng sinh một cách cẩn thận, tránh rơi vào tay
trẻ em hoặc người lớn tuổi.

Các loại tôm không nên được điều trị bằng kháng sinh trong ít nhất hai tuần trước
khi thu hoạch, tốt nhất là lâu hơn để tránh các dư lượng kháng sinh để lại.

3. Trong bán thuốc thú y thủy sản các nhà sản xuất thường áp dụng hai hình
thức (1) giãm 20% trên tổng tiền hóa đơn và (2) 10 + 2 (mua 10 sản phẩm tặng 2
sản phẩm). Với vai trò là người mua hàng, Anh (chị) chọn phương án nào? Giải
thích?

Theo em sẽ chọn giảm 20% trên tổng tiền hóa đơn vì

mua 10 tặng 2 sản phẩm chỉ giúp tăng sản lượng bán ra cho người bán và nếu quy
ra phần trăm tiền được giảm thì chỉ chiếm 16% trên tổng hóa đơn.

4. Các biện pháp sử dụng thuốc và hóa chất an toàn trong nuôi trồng thủy sản?

* người nuôi cần phải biết các nguyên tắc sử dụng cơ bản để tránh rủi ro, đảm
bảo an toàn thực phẩm

* chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng các loại thuốc, hóa chất.

* nắm bắt kịp thời danh mục các loại hóa chất, kháng sinh cấm hay hạn chế sử
dụng
* người nuôi thủy sản phải tuân theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về thời
gian sử dụng và ngưng sử dụng của từng loại kháng sinh.

* Khi làm việc với thuốc, người sử dụng phải sử dụng phương tiện bảo hộ lao
động (đeo khẩu trang, găng tay…).

* Không nên sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho vật thủy sản nuôi vì dễ làm
cho vi khuẩn “nhờn thuốc” hay kháng thuốc

* Chọn kháng sinh phù hợp với mục đích sử dụng

* Sử dụng, bảo quản thuốc đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

* Không sử dụng thuốc kém chất lượng (hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng
cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ)

* Ngưng sử dụng thuốc hóa chất 14 ngày trước khi thu hoạch

5. Các bài tập tính toán lượng thuốc (hóa chất) sử dụng trong nuôi thủy sản?

You might also like