You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

A. VĂN BẢN
1. Lão Hạc
- Tác giả: Nam Cao.
- Xuất xứ: Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao, đăng báo
lần đầu năm 1943.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sư kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Cốt truyện:
+ Lão Hạc là một nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai phẫn chí bỏ đi phu đồn
điền cao su để lại lão sống một mình với một chú chó tên là cậu Vàng.
+ Sau một trận ốm, lão trở nên khánh kiệt và ốm yếu, buộc phải bán cậu Vàng.
+ Tiền bán chó và tiền dành dụm còn lại được 30 đồng, lão đem gửi ông giáo để
lo ma chay phòng khi nằm xuống.
+ Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão nhất quyết không chịu đụng đến mảnh
vườn cùng như từ chối sự giúp đỡ từ người khác.
+ Lão Hạc xin Binh Tư ít bả chó và tự kết liễu cuộc đời mình bằng 1 cái chết rất
đau đớn, vật vã.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (xưng tôi), ông giáo là người kể chuyện.
- Vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc:
+ Người cha hết mực giàu tình yêu thương và đức hi sinh.
+ Người nông dân nghèo nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng.
- Giá trị nội dung:
+ Thể hiện một cách chân thực, cảm động về số phận đau thương của người
nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý, tiềm tàng của họ.
+ Cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của tác giả.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, hấp dẫn.
+ Cách kể chuyện lôi cuốn bằng tất cả những lời thương yêu , sự trân trọng nhất
dành cho nhân vật của mình.
2. Cô bé bán diêm
- Tác giả: An-đéc-xen.
- Thể loại: Truyện ngắn.
- PTBĐ: Tự sự.
- Cốt truyện:
+ Em bé mồ côi mẹ, bà mất khiến gia sản tiêu tán, em phải sống cùng người
bố nghiện ngập, thường xuyên đánh đập, chửi rủa và bắt em đi bán diêm để
kiếm tiền.
+ Đêm giao thừa rét mướt, em vẫn lang thang ở ngoài đường mà không dám
trở về nhà vì chưa bán được bao diêm nào.
+ Em ngồi nép trong một góc tường, đánh liều quẹt diêm để sưởi ấm. Mỗi
một que diêm cháy sáng là một lần em được sống trong mộng tưởng đẹp đẽ:
lò sưởi, bàn ăn, cây thông và bà.
+ Em quẹt toàn bộ số diêm còn lại trong bao và cùng bà bay lên trời.
+ Sáng hôm sau người qua đường thấy một cô bé bị chết rét giữa những que
diêm với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
- Giá trị nội dung:
+ Tác giả đã truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với một cô
bé bất hạnh.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các
tình tiết hợp lí.

3. Chiếc lá cuối cùng


- Tác giả: O Hen-ri
- Xuất xứ: Là phần cuối của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
- Thể loại: Truyện ngắn
- PTBĐ: Tự sự kết hợp với Miêu tả.
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
- Nhân vật: Giôn-xi, Xiu, cụ Bơ-men
- Cốt truyện:
+ Xiu và Giôn-xi là 2 họa sĩ trẻ nghèo, có chung đam mê hội họa, sống trong
căn hộ thuê gần công viên Oa-sinh-tơn. Tầng dưới là cụ Bơ-men, một họa sĩ
nghèo ngoài 60 tuổi, cũng sống nghèo khổ.
+ Mùa đông năm ấy, Giôn-xi phát hiện mình bị mắc bệnh sưng phổi. Bệnh tật
và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc và giao tính mạng của mình
phụ thuộc vào chiếc lá thường xuân cuối cùng trên cây.
- Nhưng ngày qua ngày, chiếc lá không rụng, thậm chí sau 1 đêm mưa gió chiếc
lá vẫn còn trên cây. Điều đó đã khiến Giôn-xi từ bỏ ý nghĩ về cái chết.
- Khi Giôn-xi hồi phục, Xiu tiết lộ với Giôn-xi rằng cụ Bơ-men đã qua đời vì
bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng trên cây kia chính là kiệt tác cụ đã âm
thầm vẽ trong đêm mưa gió.
- Vẻ đẹp của các nhân vật:
+ Nhân vật Xiu: là một người chị, một người bạn thân thiết, gần gũi với Giôn-
xi, có một tấm lòng nhân hậu, bao dung, thấu hiểu và yêu thương Giôn-xi.
+ Nhân vật cụ Bơ-men: Là người tạo nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng; yêu
thương và có tấm lòng cao cả, vĩ đại đã cứu sống Giôn-xi.
- Nội dung: Câu chuyện về tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người
nghèo khổ, đồng thời là thông điệp về nghệ thuật, về hành trình đi tìm kiếm kiệt
tác của người nghệ sĩ.
- Nghệ thuật:
+ Truyện xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo
léo.
+ Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú và ấn tượng.
4. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
- Xuất xứ: Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội
- Thể loại: Văn bản nhật dụng
- PTBĐ: Thuyết minh
- Nội dung: Giải thích đơn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông,
về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những việc có
thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung
của chúng ta.
- Nghệ thuật:
+ Đưa ra những ví dụ cụ thể, sinh động và phổ biến.
+ Có cách diễn đạt ấn tượng.
+ Cách vào đề gián tiếp, gây tò mò, hứng thú cho người đọc.
5. Ôn dịch, thuốc lá
- Tác giả: Nguyễn Khắc Viện
- Xuất xứ: Trích từ Thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện
- Nội dung: Thuốc lá giống như ôn dịch, rất dễ lây lan và gây tổn thất lớn cho
sức khỏe, tính mạng của con người. Song, nạn thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả
ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe của con người, gây tác hại nhiều mặt với cuộc
sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn
và biện pháp triệt để hơn.
- Nghệ thuật:
+ Cách đặt nhan đề gây ấn tượng và cảm xúc mạnh.
+ Sử dụng nhiều lí lẽ giàu hình ảnh với các phép tu từ so sánh, ẩn dụ đầy sinh
động để nhấn mạnh vào tác hại của thuốc lá.
B. TIẾNG VIỆT

Khái niệm Tác dụng Đặc điểm


- Thường có những
từ: những, có,
Là những từ chuyên - Để nhấn mạnh chính, đích, ngay.
đi kèm với một từ - Biểu thị thái độ - Không có khả
Trợ từ ngữ trong câu đánh giá sự vật, sự năng đứng độc lập
việc được nói đến ở một mình và tách
từ ngữ đó. thành câu riêng.
+ Thán từ bộc lộ
tình cảm, cảm xúc:
trời ơi, than ôi, a, ái,
Là những từ dùng + Bộc lộ tình cảm, ơ, ôi…
để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người + Thán từ gọi đáp:
Thán từ cảm xúc của người nói này, ơi, vâng, dạ, ừ,
nói / dùng để gọi + Gọi đáp …
đáp. + Thán từ có khả
năng tách thành câu
riêng và đứng độc
lập 1 mình.
Là những từ được + Tạo nên câu: + TTT nghi vấn: à,
thêm vào câu để tạo - Nghi vấn ư, hả, hử, chứ,
Tình thái từ nên câu: nghi vấn, - Cảm thán chăng
cảm thán, cầu khiến - Cầu khiến + TTT cầu khiến:
/ biểu thị sắc thái + Biểu thị các sắc đi, nào, với
tình cảm thái tình cảm + TTT cảm thán
+ TTT biểu thị sắc
thái tình cảm: ạ,
nhé, cơ, mà.
Là tập hợp những
Trường từ vựng từ có ít nhất 1 nét
chung về nghĩa.
Là BPTT phóng đại + Nhấn mạnh
Nói quá mức độ, quy mô, + Gây ấn tượng
tính chất của sự vật, + Tăng sức biểu
hiện tượng cảm
+ Tránh gây cảm + Có thể nêu lên sự
Là BPTT dùng cách giác quá đau buồn, tinh tế trong nét
Nói giảm, nói diễn đạt tế nhị, uyển ghê sợ, nặng nề. miêu tả sự vật, hình
tránh chuyển + Tránh thô tục, tượng của tác giả
thiếu lịch sự.
+ Đánh dấu từ ngữ,
câu, đoạn dẫn trực
tiếp
+ Đánh dấu từ ngữ
được hiểu theo
Dấu ngoặc kép nghĩa đặc biệt hay
có hàm ý mỉa mai
+ Đánh dấu tên tác
phẩm, tờ báo, tập
san, …được dẫn.

C. TẬP LÀM VĂN


I. Công thức chung của bài văn nghị luận xã hội
1. Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề
2. Thân bài
 Giải thích vấn đề (khái niệm)
 Biểu hiện (+ lý lẽ, dẫn chứng)
 Giá trị, ý nghĩa vấn đề mang lại (vai trò) + lý lẽ, dẫn chứng
 Bàn luận nâng cao
+ Liên hệ, mở rộng vấn đề
+ Phản đề
 Bài học nhận thức và hành động
3. Kết bài
Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề
II. Công thức chung của đoạn văn nghị luận xã hội
 Giới thiệu vấn đề
 Giải thích vấn đề (khái niệm)
 Biểu hiện (có thể thêm lý lẽ, dẫn chứng, ví dụ)
 Giá trị, ý nghĩa vấn đề mang lại (+ lý lẽ, dẫn chứng, ví dụ)
 Bàn luận nâng cao (2 cách)
 Bài học nhận thức và hành động
 Khẳng định lại vấn đề (có khi không cần thiết)

You might also like