You are on page 1of 27

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 5
Chương 1. PHƯƠNG THỨC TIẾP CẬN NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN 5
1.1. Khái niệm về sự phát triển 5
1.2. Tính chất của sự phát triển 5
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận 6
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ 8
PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa 8
2.2. Những thành tựu và hạn chế 11
2.3. Những vấn đề đặt ra 15
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH THÁI BÌNH 16
3.1. Tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương 16
3.2. Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất trong nhân dân 17
3.3. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển nghề và làng nghề, ưu tiên các xã nội 21
đồng, các vùng xa trung tâm kinh tế-xã hội, văn hóa, các vùng ven biển
3.4. Tích cực, chủ động đẩy mạnh liên doanh, liên kết 5 nhà: “Nhà 22
nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng”
3.5. Quan tâm chăm no đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân 25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BCH : Ban chấp hành

CT : Chỉ thị

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

ĐCS : Đảng Cộng sản

LHPN : Liên hiệp phụ nữ

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

NQ : Nghị quyết

QLNN : Quản lý Nhà nước

QĐ : Quyết định

UBND : Ủy ban nhân dân

TT : Thông tư

TW : Trung ương

2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Xây
dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị là nhiệm vụ then chốt, văn hóa là động lực
để phát triển đất nước”. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với quốc gia dân tộc Việt Nam hiện
nay nói chung và ở địa phương tỉnh Thái Bình nói riêng là phải tích cực, chủ động hội
nhập quốc tế và có những cơ chế, giải pháp thích hợp để nâng cao năng suất lao động,
cải thiện đời sống nhân dân, tránh bị tụt hậu xa về kinh tế hoặc rơi vào bẫy những nước
có thu nhập trung bình thấp.
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng không có núi, có nền nông nghiệp trù phú. Tuy
nhiên, về mặt địa lý tự nhiên cách xa trung tâm Hà Nội, khó khăn trong việc giao thương
về kinh tế. Do đó, tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập GDP so với các tỉnh lân cận như
Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên … là thấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra phải có những cơ
chế, chính sách và giải pháp thích hợp để tạo ra bước đột phát cho sự phát triển kinh tế,
chính trị - xã hội, văn hóa ở tỉnh Thái Bình. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu vận dụng nguyên lý về sự phát triển vào việc xây dựng những giải pháp
để phát triển kinh tế ở địa phương tỉnh Thái Bình hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Về mặt lý luận: Làm rõ nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ
đó, rút ra ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
Về mặt thực tiễn:
Làm rõ thực trạng kinh tế - xã hội ở địa phương tỉnh Thái Bình hiện nay
Đề xuất những giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương tỉnh
3
Thái Bình hiện nay
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương Thái Bình trong
những năm đổi mới vừa qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dung nghiên cứu: Gồm hai phần lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương
Thái Bình trong những năm đổi mới vừa qua
Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2001 đến nay
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm khách quan, quan
điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Về lý luận: Làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự phát triển và
tác dụng của việc nghiên cứu
5.2. Về thực tiễn: Thực trạng kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp
góp phần xây dựng và phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài ghiên cứu gồm: 3 chương, 10 tiết
4
NỘI DUNG
Chƣơng 1. PHƢƠNG THỨC TIẾP CẬN NGUYÊN LÝ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
1.1. Khái niệm về sự phát triển
Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng
giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời, nó cũng
xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co
phức tạp.
Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển
dùng để chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn. Như vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái
niệm vận động nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn
thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về
chất theo hướng hoàn thiện của sự vật.
Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có
của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định những nhân tố tiêu cực và kế thừa,
nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật.
1.2. Tính chất của sự phát triển
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng,
phong phú.
Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và
phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là quá trình giải
quyết mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu,
khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.
Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra
trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả moi sự vật, hiện tượng và
trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó; trong mỗi quá trình biến

5
đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái mới, phù hợp với qui luật khách quan.
Ăngghen cho rằng phát triển là: “Mối liên hệ nhân quả có sự vận động tiến lên từ thấp đến
cao quan tất cả sự vận động chữ chi và những bước thụt lùi tạm thời…” [7, tr.429].
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện tượng,
mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Tồn tại
ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật sẽ phát triển khác nhau. Đồng thời
trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật,
hiện tượng hay quá trình khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác
động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí có thể làm
cho sự vật thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt
khác…Đó đều là những biểu hiện của tính phong phú, đa dạng của các quá trình phát triển.
1.3. Ý nghĩa phƣơng pháp luận
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận
thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực
tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo Lênin: “Logic biện chứng đòi hỏi phải xét
sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động…trong sự biến đổi của nó”
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến,
đối lập với sự phát triển.
Quan điểm phát triển luôn đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên. Phát
triển là một quá trình biện chứng, bao hàm tính thuận nghịch, đầy mâu thuẫn, vì vậy
đòi hỏi chúng ta phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp của sự vật, hiện tượng
trong quá trình phát triển.
Xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển cần phải đặt quá trình đó
trong nhiều giai đoạn khác nhau, trong mối quan hệ biện chứng giữa quá khứ, hiện tại
và tương lai trên cơ sở khuynh hướng phát triển đi lên. Đồng thời, phải phát huy vai

6
trò nhân tố chủ quan của con nguời để thúc đẩy quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng theo đúng quy luật.
Như vậy, với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mac-Lênin giữ một vai trò đặc biệt quan trọng
trong nhận thức và thưc tiễn. Khẳng định vai trò đó của phép biện chứng duy vật,
Ăngghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét
những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại
lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của
chúng”. Lênin cũng cho rằng: “Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả
các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó,
chứ không phải lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia”

7
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng không có núi; phía Bắc giáp Hải
Phòng, phía Nam giáp Nam Định, phía Tây giáp Hưng Yên và Hải Dương, phía Đông
giáp Vịnh Bắc Bộ (biển Đông) có hơn 54 km bờ biển; diện tích tự nhiên là 1.535 km2.
Ngoài ra, tỉnh được bao bọc bởi các con sông lớn là: sông Hồng, sông Hóa, sông Luộc tạo
ra đất đai màu mỡ, phì nhiêu rất thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Trước đây, tỉnh Thái Bình được ví như “một ốc
đảo” ngăn cách bởi những con sông lớn và biển, nằm tách biệt với các tỉnh lân cận rất khó
khăn cho người dân Thái Bình khi ra tỉnh ngoài và ngược lại người ngoài tỉnh vào Thái
Bình. Cho nên, các tôn giáo do có lịch sử hình thành và phát triển muộn muốn vào tỉnh
Thái Bình đã gặp rất nhiều khó khăn, cần phải nhờ đến các thế lực lớn đằng sau trợ giúp
về cả vật chất và tinh thần.
Từ năm 2000 đến nay, sau khi dự án quốc lộ 10 và quốc lộ 39 được nâng cấp thì
Thái Bình trở thành tỉnh có mạng lưới giao thông thủy bộ khá phát triển. Tuyến quốc lộ 10
đã nối Thái Bình với Nam Định - Ninh Bình, Hải Phòng - Quảng Ninh; tuyến quốc lộ 39
đã nối Thái Bình với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; với Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; các con
sông lớn bao quanh tỉnh đã tạo điều kiện cho giao thông đường sông phát triển; cảng
Diêm Điền được đầu tư trở thành một trong những cảng lớn của quốc gia là điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế biển ở Thái Bình hiện nay.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ điều kiện tự nhiên như trên đã chi phối đến đặc điểm kinh tế - xã hội và mật độ
dân cư ở tỉnh Thái Bình, với đặc điểm là một tỉnh đồng bằng Bắc bộ bị ngăn cách bởi
những con sông lớn và được phù sa châu thổ sông Hồng bồi đắp đã tạo ra nguồn tài

8
nguyên đất đai mầu mỡ thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp trù phú. Vì vậy,
Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có nền nông nghiệp lâu đời phát triển mạnh, gắn
kết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn tạo ra sự ổn định, tập trung của cư dân địa
phương. Chính việc ổn định về mặt kinh tế dựa trên cơ sở “tự cung, tự cấp” và bị ngăn
cách bởi những con sông lớn như trên, đã làm cho khả năng giao lưu về chính trị, kinh tế -
xã hội, văn hoá, tôn giáo của người dân Thái Bình diễn ra không thuận lợi.
Từ năm 2000 đến nay, sau khi có những dự án nâng cấp đường thuỷ bộ thì kinh tế
tỉnh Thái Bình có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng (GDP) liên tục tăng lên
qua các năm. Theo báo cáo Đại hội lần thứ XVIII năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân 5 năm (2006-2010) đạt là 12,02%, GDP bình quân đầu người đạt 16,1 triệu đồng
(850USD).
Dân số tỉnh Thái Bình hiện nay, khoảng 1.920.000 người với 285 xã, phường, thị
trấn, trong đó có 7 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh Thái Bình bao gồm: (huyện Kiến
Xương, huyện Tiền Hải, huyện Hưng Hà, huyện Quỳnh Phụ, huyện Thái Thuỵ, huyện
Đông Hưng, huyện Vũ Thư và thành phố Thái Bình). Dân số nông thôn là 1.720.000
người, chiếm 94,2%, dân số thành thị là 200.000 người, chiếm 5,8%; mật độ dân số 1.203
người/ km², bình quân nhân khẩu là 3,75 người/hộ, mật độ dân số 1.183 người/km2; tỷ lệ
phát triển dân số tự nhiên hiện nay là 1,02%. Số người trong độ tuổi lao động khoảng
1.621.000 người.
2.2.3. Văn hoá và con người Thái Bình
Từ điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội đã hình thành nên truyền
thống, bản sắc văn hóa riêng của người dân Thái Bình:
* Truyền thống đoàn kết vượt khó, cần cù lao động sản xuất của người dân Thái Bình
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, thường
xuyên phải chống chọi với thiên tai, địch họa như: bão biển, giặc ngoại xâm đánh chiếm...
Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển người dân Thái Bình buộc phải gắn bó, đoàn kết với

9
nhau thành một khối thống nhất, nhờ đó đã hình thành nên truyền thống đoàn kết, cần cù
trong lao động sản xuất của người dân Thái Bình. Trong lao động sản xuất, thể hiện ở tinh
thần khai hoang lấn biển, đắp đập ngăn sông trị thủy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đời sống sinh hoạt vật chất của nhân dân. Chính vì vậy, diện tích đất canh tác ngày càng
được mở rộng, trong những năm “kháng chiến, kiến quốc”, Thái Bình là hậu phương lớn
của cả nước, cung cấp nhân lực, vật lực góp phần thực hiện thắng lợi 2 cuộc kháng chiến
của dân tộc Việt Nam; đồng thời là một trong những tỉnh đi đầu trong các phong trào:
“Thóc vượt cân, quân vượt mức”; “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”;
“Vì miền Nam ruột thịt, vì Vĩnh Trà kết nghĩa”... “Trung bình hàng năm địa phương Thái
Bình cung cấp cho tiền tuyến 80.000 tấn lương thực, năm cao nhất 116.180 tấn (1972);
thực phẩm giao nộp từ 5000-7000 tấn/năm” [6, tr. 765]. Địa phương Thái Bình là tỉnh đầu
tiên của cả nước đạt 5 tấn/ha được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên, khen ngợi.
* Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm
Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trải qua nhiều thế hệ, người dân tỉnh Thái Bình đã
gắn chặt với văn minh nông nghiệp, với đất, nước, quê hương, gia đình, làng xã. Do đó,
tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa nhà - làng - nước, hình thành nên truyền thống yêu nước
sâu sắc của người dân Thái Bình. Vì vậy, khi thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ
xâm lược, đô hộ dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều phong trào cách mạng và tấm
gương yêu nước tiêu biểu như: Phong trào“Thanh niên xung phong”; “Thi đua giết giặc,
lập công”, “vững tay súng, đảm tay cày”, “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”.
Trên biển, ngư dân Thái Bình xác định “Biển cả là chiến trường, thuyền lưới là vũ khí,
ngư dân là chiến sĩ”... Tổng kết lịch sử sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
toàn tỉnh Thái Bình có “34.403 con em nhân dân Thái Bình đã hy sinh, 32.000 người
mang thương tật. Tại nghĩa trang Trường Sơn có 10.600 liệt sĩ yên nghỉ, Thái Bình có 683
người. Tại nghĩa trang Đông Hà (Quảng Trị). Thái Bình có tới 269 người nằm lại. Đánh
giá sự cống hiến của Thái Bình, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang

10
cho Đảng bộ và nhân dân Thái Bình, phong tặng 1817 danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh
hùng, 47 con em Thái Bình được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang..” [6, tr.
766]. Qua nghiên cứu cho thấy, Thái Bình là một trong những tỉnh giàu truyền thống cách
mạng, đoàn kết, anh hùng trong lao động sản xuất và trong chiến đấu. Thắng lợi của
đường lối cách mạng Việt Nam có sự đóng góp to lớn về nhân lực, vật lực, trí lực của
nhân dân Thái Bình như lời nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Khiêu nhân dịp kỷ niệm 200
năm ngày mất của Lê Quý Đôn: “Thái Bình Quê hương của Lê Quý Đôn, mảnh đất thiêng
liêng của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, quê hương của cách mạng và khoa
học, quê hương của những khó khăn hôm nay và thành tựu rực rỡ của ngày mai...quê
hương của những con người bất diệt... nơi đã bùng lên bao nhiêu ngọn lửa của phong
trào cách mạng, nơi đã giương cao ngọn cờ đầu của năng suất lúa, nơi đã cống hiến bao
người con cho sự nghiệp chúng ta ngày nay” [6, tr. 772]
2.2. Những thành tựu và hạn chế
2.2.1. Những thành tựu
Từ năm 2001 đến nay, địa phương Thái Bình ổn định môi trường chính trị, tạo
đà cho việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa. Tính đến năm 2016 cho thấy, tổng
sản phẩm trong tỉnh (GRNP) đạt 38.341 tỷ đồng (tăng 7,83% so năm 2013), là năm
có mức tăng trưởng cao nhất trong 04 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng
chung của cả nước (5,8%). Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,82%[6]. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.840 tỷ đồng,
tăng 11,4% so với năm 2013[7]. Ðã có 126/144 dự án trong các KCN đi vào hoạt động
đem lại giá trị sản xuất là 12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2013.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước đạt
25.639 tỷ đồng, tăng 13.48% so 2013.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 (không kể ghi thu) ước đạt 12.115 tỷ

11
đồng (bằng 155% dự toán, tăng 8,3% so với năm 2013). Trong đó thu nội địa 4.053,6
tỷ đồng (tăng 32,4% so với cùng kỳ).
Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2014 ước đạt 12.085 tỷ đồng (bằng 160% dự
toán, tăng 6,8% so với năm 2013). Trong đó chi phát triển kinh tế đạt 5.022,6 tỷ đồng
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.168 triệu USD, tăng 17% so với 2013.
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 1.190 triệu USD, tăng 27% so với 2013.
Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 32.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn
3,32%.
* Các khu Công nghiệp của Tỉnh Thái Bình
KCN Phúc Khánh 120ha; KCN Nguyễn Đức Cảnh 64ha; KCN Tiền Phong
77ha, KCN Tiền Hải 400ha; KCN Cầu Nghìn 214ha; KCN Gia Lễ 85ha; KCN Diêm
Điền 100ha; KCN Sông Trà 250ha. Ngoài các khu Công nghiệp trên, tương lai sẽ
thành lập một số Khu Công nghiệp: KCN An Hòa 400ha; KCN Minh Hòa 390ha;
KCN Đồng Tu 50ha; KCN Thanh Nê 50ha; KCN Sơn Hải 450ha
* Xây dựng nông thôn mới
Thái Bình là tỉnh điểm về xây dựng nông thôn mới, Thái Bình đã và đang đạt
được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tính đến hết năm 2016 Thái Bình đã có: 14 xã
được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới - vượt 6 xã so với mục tiêu đề ra (trong
đó nhiều xã không phải là xã điểm được chọn đầu tư của huyện), 34 xã đạt từ 15 - 17
tiêu chí, 163 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 52 xã đạt dưới 10 tiêu chí.
* Về làng nghề truyền thống
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc
xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 300
năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý
về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời
kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển. Sau khi ông mất, để tưởng

12
nhớ đến công lao của ông nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là Đền
Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1- 5/4 âm lịch với
nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì và mở rộng nên đã thu
hút được nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩm chạm
bạc của làng được trưng bầy và bán hàng lưu niệm. nguồn Thaibinh.gov.vn
Làng Nguyễn là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh
Thái Bình. Nói tới Thái Bình là mọi người nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là
Bánh Cáy Làng Nguyễn. Cũng không biết nghề làm Bánh Cáy có từ bao giờ nhưng
tương truyền ngày xửa ngày xưa (mình cũng không nhớ là vào đời vua nào nữa)
hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng
cũng chẳng chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả
nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian
chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được
hoàng tử để ý đến, tất cả triều đình đều lo cho sức khỏe của người. Một hôm, có một
người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm
một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích. Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt
khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho
làm thử xem sao.Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn
một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết
định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho
triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả j
chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua
quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy. Đó là sự tích mà mọi người được
biết về món Bánh Cáy, chẳng biết thục hư ra sao nhưng Bánh Cáy ngày nay đã trở
thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra
món đặc sản đó.

13
Làng Chiếu Tân Lễ nay thuộc Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và
nổi tiếng ở làng Hải Triều xã Tân Lễ Thái Bình (tên tỉnh). Chưa có ai biết nghề chiếu
xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào
thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh
vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công
lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?), Ông người làng Hải Triều, huyện
Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu
Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng
Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi
nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế
Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt
chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm
cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh
nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy,
chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi
ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng nguyên.
Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm
tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn
nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.
Làng vườn Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu
Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là
bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh.
Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm,
nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hòe, táo. Thiên nhiên ưu đãi
cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn
mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là

14
những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với
những tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó. Bách Thuận còn là
một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa
Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là
một điểm du lịch để du khách đến tham quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài
nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này.
Những kết quả nêu trên phần nào phản ánh, sự đoàn kết thống nhất trong hệ thống
chính trị và trong nhân dân là một quy luật phát triển tất yếu tỉnh Thái Bình.
2.2.2. Những mặt hạn chế
Tỉnh Thái Bình do vị trí địa lý nằm xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, không
thuận lợi cho việc giao thương về kinh tế. Vì vậy, khó khăn cho việc thu hút nguồn lực
cho đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Dân số và mật độ dân số đông ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP ở tỉnh Thái
Bình hiện nay.
Công nghiệp chậm phát triển ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân Thái Bình.
Nông nghiệp chậm phát triển, thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định.
Làng nghề truyền thống có phần bị mai một, thị trường đầu ra chưa ổn định.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tại tỉnh Thái Bình còn yếu kém.
Môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ bệnh ung thư có chiều hướng gia tăng nhanh.
2.3. Những vấn đề đặt ra
Trong quá trình xây dựng phát triển, tỉnh Thái Bình cần:
Phải đảm bảo ổn định môi trường chính trị để tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Phải đảm bảo an sinh xã hội, an toàn năng lượng và bền vững môi trường.
Phải đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu và hoạt động ”diễn biến hòa bình”.
Phải thực hiện tốt quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tình
thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
15
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH THÁI BÌNH
3.1. Tổ chức, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng
Thực tế cho thấy, Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, đông dân với hơn 70% dân số
làm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển. Đây chính là điểm khác biệt so
với nhiều tỉnh lân cận như: Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương...
Cho nên, đời sống của những người lao động làm nông nghiệp; nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng tập trung đông đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành sinh sống còn gặp nhiều
khó khăn cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy, yêu cần đặt ra cho hệ thống chính
trị tỉnh Thái Bình, phải làm thế nào để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng
đầy đủ cho nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo ở địa phương. Trước tình hình thực tế
trên, Đảng bộ tỉnh Thái Bình cần tiếp tục quán triệt, vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về tổ chức, xây dựng và phát triển đời sống kinh tế - xã hội trong nhân
dân, phải đẩy mạnh: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là hai việc cần thiết nhất để
phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.
Để đẩy mạnh tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, mỗi người chúng ta phải
nhận rõ: lao động là một nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người công dân đối với Tổ quốc.
Ai cũng phải tuỳ khả năng mình mà tự nguyện tự giác tham gia lao động, góp phần xây
dựng nước nhà” [8, tr. 545]. Không chỉ dừng lại ở đó, địa phương cần phải huy động được
sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, tinh thần hăng say lao động và sức sáng tạo của mọi
người dân trong lao động sản xuất. Làm được như trên, phải đảm bảo công bằng, bình
đẳng trong lưu thông và phân phối các nguồn lực của địa phương như Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói:
- “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng;
- Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên" [10, tr. 224].
Quan điểm trên vẫn còn nguyên ý nghĩa giá trị về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy,

16
yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Bình khi nghiên cứu, ban
hành và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước phải đảm bảo công bằng, bình đẳng tới mọi người dân và mọi người dân
đều được thụ hưởng các chính sách như nhau; nghĩa là không có sự phân biệt, đối xử đối
với những người theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; không có sự phân biệt đối xử
đối với các tôn giáo, giai cấp, tầng lớp trong nhân dân.
Về phía đội ngũ cán bộ địa phương, cần quán triệt học tập, vận dụng và làm theo
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, phải thực
hiện tốt đạo đức công chức, đạo đức nghề nghiệp; phải “vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ trung thành của nhân dân”; phải đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí ở mọi cấp, mọi ngành từ địa phương đến cơ sở.
Về phía người dân, nhất là đồng bào tôn giáo phải nhận thức và hiểu biết rõ về
quyền và nghĩa vụ công dân; tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Ngoài ra, không được phép làm những điều sai trái mà pháp luật ngăn cấm. Tích cực
đấu tranh ngăn chặn và phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém
chất lượng, hàng cấm nhằm bảo vệ niềm tin của người tiêu dùng và thương hiệu địa
phương; đặc biệt phê phán việc “buôn thần”, “bán thánh” của một bộ phận người dân
nhằm đầu cơ, trục lợi. Qua đó, góp phần xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
3.2. Tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất trong nhân dân
Đảng bộ tỉnh Thái Bình cần quán triệt vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định: “xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm” nhằm từng bước đáp
ứng nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại cho nhân dân; trong đó có vùng đồng bào tôn giáo. Qua
đó, giúp nhân dân có điều kiện tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Hướng dẫn
nhân dân lên kế hoạch cụ thể cho việc sản xuất và việc thực hành tín ngưỡng, lễ hội tôn
giáo hàng năm. Tránh tối đa tình trạng việc người dân mải tham gia cầu cúng, lễ hội, sinh
hoạt tôn giáo dẫn đến bỏ hoang đất đai, ruộng vườn, nhà cửa. Tuyên truyền để giúp người

17
dân hiểu được rằng, muốn có đời sống tinh thần vui tươi, lành mạnh thì trước hết đời sống
vật chất phải no đủ và dư giả. Thực hiện tốt cuộc vận động toàn dân đoàn kết chăm lo xây
dựng và phát triển kinh tế ở địa phương và mô hình xây dựng nông thôn mới gắn với
những tiêu chí cụ thể, coi đó là chiến lược nhất quán và lâu dài, là tiền đề để củng cố và
phát triển các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt khác, MTTQ
và các đoàn thể chính trị-xã hội cần tích cực vận động nhân dân; đặc biệt là các doanh
nghiệp tư nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh cần gắn với các hoạt động từ
thiện, nhân đạo, coi đây là việc làm“ích nước, lợi dân”. Qua đó, góp phần thực hiện tốt
chiến dịch “xoá đói giảm nghèo”, “lá lành đùm lá rách”, “đền ơn đáp nghĩa”, “xóa nạn
mù chữ”.
- Ưu tiên xây dựng và phát triển lực lượng sản xuất ở những vùng khó khăn trên
địa bàn tỉnh Thái Bình
Trong quá trình đổi mới, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,
Đảng bộ tỉnh Thái Bình cần tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh
về chiến lược trồng người:“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì
phải trồng người” [9, tr. 528]. Vận dụng đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam
về giáo dục và đào tạo coi: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem
là quốc sách hàng đầu” [2, tr. 13]. Đảng bộ, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai các
chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, tránh
tình trạng công nghiệp địa phương phát triển nhưng người dân vẫn không có “công ăn,
việc làm” do không có trình độ tay nghề bậc thợ. Ngoài ra, Đảng bộ và chính quyền địa
phương cần tiếp tục quán triệt tới các cấp, các ngành; nhất là các doanh nghiệp tư nhân
phải thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, luật lao động, luật công
đoàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Đối với
những người có hoàn cảnh khó khăn, đó là những nạn nhân bị nhiễm chất độc điôxin,

18
những người khuyết tật, những người neo đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình
thương binh, bệnh binh, những người mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo, các hộ nghèo...
trong nhân dân. Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội địa phương
cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, triển khai các chính sách an sinh xã hội trên tinh thần
không phân biệt, đối xử đồng bào theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo thông qua
các chương trình như: cấp miễn phí hoặc hỗ trợ một phần bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
trợ cấp xã hội, chính sách hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề; đặc biệt sử dụng lao
động là người khuyết tật với phương châm “người khuyết tật vẫn có ích cho xã hội”;
thương bệnh binh “tàn nhưng không phế” nhằm động viên các đối tượng trên khắc phục
hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Ưu tiên đầu tư khoa học-kỹ thuật , xuất phát từ thực tế địa phương hiện nay là một
tỉnh nông nghiệp chiếm 70% dân số làm nông nghiệp, trong những năm đổi mới vừa qua
nhiều hộ nông dân; đặc biệt là vùng đồng bào giáo dân nhận thấy hiệu quả cấy lúa đem lại
không cao, nên đã chán nản bỏ ruộng hoặc giao khoán lại cho hộ khác làm. Sau đó, tìm
kiếm việc làm khác có thu nhập cao hơn, đỡ vất vả hơn. Nhiều người dân bỏ ruộng, vườn
đi ra thành thị kiếm sống bằng nhiều nghề tự do, hoặc đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài
với mong muốn có thu nhập cao; nhưng mặt khác đi làm ăn xa dễ dẫn đến nhiều tệ nạn xã
hội đưa về địa phương. Đây là vấn đề nan giải, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền các cấp ở
Thái Bình cần nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo ổn định đời sống sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân; đồng thời hạn chế các tai tệ nạn xã hội xảy ra ngoài ý
muốn. Từ vấn đề thực tế nêu trên, đặc biệt là yếu tố vị trí địa lý, thổ nhưỡng ở tỉnh Thái
Bình hiện nay, cần phải phát huy thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp hơn bất cứ nơi nào,
nếu không có một nền tảng kinh tế nông nghiệp vững chắc, Thái Bình sẽ khó có thể phát
triển tốt được các ngành kinh tế khác. Kinh tế chậm phát triển sẽ làm cho đời sống nhân
dân khó khăn, nghèo đói, tư tưởng bất an và lại đặt niềm tin mù quáng vào thánh thần
cũng như các thế lực siêu nhiên khác. Do đó, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần tiếp

19
tục xây dựng và triển khai các mô hình kinh tế điểm về trang trại, gia trại, nông trại;
chương trình nhà nông giúp đỡ nhau làm giàu; chương trình bao tiêu sản phẩm; chương
trình đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-kỹ thuật nhằm tạo ra những con giống,
cây giống mới cho tăng năng suất, chất lượng cao; chương trình tập huấn, chuyển giao
khoa học-kỹ thuật cho nông dân, trong đó có vùng đồng bào tôn giáo. Bên cạnh đó, Đảng
bộ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội cần tích cực tuyên truyền, vận
động nhân dân chủ động áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa, hoa
màu và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây
trồng, con vật nuôi. Nỗ lực tìm cách ngăn chặn, phòng ngừa thiên tai, dịch bệnh gây thiệt
hại trong hoạt động sản xuất. Ngoài ra, cần tích cực tuyên truyền và vận động nhân dân,
trong đó có vùng đồng bào tôn giáo trên tinh thần„„ly nông bất ly hương”, „„phi nông bất
ổn”, động viên và hướng dẫn nhân dân tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh mô hình các hợp tác xã nông nghiệp để mở rộng quy
mô sản xuất, khắc phục lối làm ăn manh mún, nhỏ lẻ trước đây; đồng thời cần có chính
sách hỗ trợ nhằm hạ giá thành vật tư nông nghiệp như: con giống, cây giống, phân bón,
thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi... khắc phục tình trạng làm nông nghiệp lam lũ, vất vả mà
thu nhập vẫn thấp kém dễ dẫn đến nảy sinh tư tưởng tiêu cực, bi quan trước hiện thực
cuộc sống mà tìm đến tôn giáo để giải thoát.
Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Bình cần
tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng như:
cầu, đường, trường, trạm.., cho các xã nội đồng, các vùng xa trung tâm kinh tế- văn hóa,
các vùng ven biển. Thực tế, đây là những địa bàn mà phần lớn người dân gặp khó khăn,
thiếu thốn về vật chất và tinh thần, cũng là nơi mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi
dụng các âm mưu “Diễn biến hòa bình” trong nhân dân; đặc biệt là vùng đồng bào giáo
dân nhằm phá vỡ thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân. Vì vậy, để tránh việc các
lực lượng phản động dùng tiền của, vật chất tạo áp lực cản trở, kiềm chế hoặc can thiệp

20
thô bạo vào tín ngưỡng, tôn giáo trong nhân dân. Đảng bộ, chính quyền địa phương cần
tiếp tục xây dựng và triển khai các các chính sách ưu tiên hỗ trợ đầu tư xây dựng và phát
triển kết cấu hạ tầng gắn với phương châm“nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế, chính trị- xã hội, văn hóa cho các vùng trên; đồng thời góp phần
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Qua đó, góp phần tích
cực vào việc đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù
địch, chống đối muốn lợi dụng những kẽ hở trong việc thực hiện cơ chế, chính sách ở địa
phương, làm phương hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi, Đảng bộ và chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính
trị-xã hội địa phương cần có các chính sách ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi với lãi xuất thấp
cho các hộ nghèo, các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cho các xã nội đồng, các vùng
xa trung tâm kinh tế- văn hóa, các vùng ven biển trên tinh thần không phân biệt đồng bào
theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Bên
cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh
Thái Bình phải có các chương trình hướng dẫn người dân vay vốn, sử dụng có mục đích,
có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm “xóa đói, giảm nghèo” trong nhân dân; trong
đó có vùng đồng bào tôn giáo. Ngoài ra hàng tháng, quý, năm phải tổng kết, đánh giá các
chương trình, chính sách ưu tiên nguồn vốn vay ưu đãi nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn;
đồng thời khắc phục rủi ro trong việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi.
3.3. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển nghề và làng nghề, ƣu tiên các xã nội
đồng, các vùng xa trung tâm kinh tế-xã hội, văn hóa, các vùng ven biển
Trong những năm vừa qua, nhìn chung làng nghề ở tỉnh Thái Bình chủ yếu diễn ra
tự phát, chưa có định hướng chiến lược rõ ràng. Cho nên, hiệu quả kinh tế của làng nghề
đem lại cho địa phương chưa cao, vẫn chưa giải quyết tốt việc làm cho ở nông thôn. Vì
vậy, Đảng bộ, chính quyền địa phương cần có định hướng chiến lược cho làng nghề, cần
xây dựng và triển khai các chương trình, nghị quyết, chính sách về quy hoạch làng nghề,

21
dạy nghề, đào tạo nghề, truyền nghề và sử dụng lao động theo hướng chuyên môn hóa.
Mặt khác, phải có các chính sách hỗ trợ nhằm đảm bảo thị trường đầu ra cho sản phẩm,
chính sách bao tiêu sản phẩm, chính sách kích thích sản xuất, chính sách tái đầu tư, chính
sách phòng ngừa rủi ro trong sản xuất kinh doanh... ưu tiên các xã nội đồng, các vùng xa
trung tâm kinh tế-xã hội, văn hóa, các vùng ven biển trên tinh thần không phân biệt đồng
bào theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nhằm giúp người dân yên tâm, ổn định và
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, khuyến khích và động viên các Linh
mục, Giám mục, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tổ chức mở các lớp dạy nghề, đào tạo
nghề cho các tín đồ tôn giáo và nhân dân địa phương. Tích cực vận động các tín đồ tham
gia học nghề nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong gia
đình. Ngoài ra, hệ thống chính trị địa phương cần tập trung chỉ đạo, quán triệt tới mọi
người dân phát triển nghề và làng nghề phải gắn với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh
– sạch - đẹp. Vận động các Linh mục, Giám mục, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham
gia vào công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ tôn giáo bảo vệ môi trường gắn với các
chương trình xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng xứ họ đạo bốn gương mẫu, xây dựng
Chùa cảnh bốn gương mẫu, xây dựng nếp sống văn minh, lịch sự trong nhân dân. Xử lý
nghiêm với các trường hợp tham gia sản xuất, kinh doanh cố tình vi phạm gây ô nhiễm
trường. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày
càng đầy đủ trong nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.
3.4. Tích cực, chủ động đẩy mạnh liên doanh, liên kết 5 nhà: “Nhà nƣớc, nhà
nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân hàng”
Hệ thống chính trị địa phương cần xác định rõ là chủ thể xây dựng khối liên doanh,
liên kết giữa năm nhà “Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà ngân
hàng”. Vì vậy, phải có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức, xây dựng và thực hiện tốt chương
trình lên doanh, liên kết bốn nhà nhằm tạo ra năng suất, hiệu quả trong lao động, sản xuất
và kinh doanh. Làm được như trên, yêu cầu đặt ra cho Đảng bộ địa phương phải ban hành

22
các nghị quyết, chương trình hành động về xây dựng khối liên doanh, liên kết giữa 4 bốn
nhà. Chính quyền phải có các văn bản về xây dựng, tổ chức và triển khai thực hiện liên
doanh, liên kết giữa bốn nhà nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. MTTQ và
các đoàn thể chính trị - xã hội phải tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia thực
hiện xây dựng khối liên doanh, liên kết giữa bốn nhà gắn với phương châm “tích cực, chủ
động, tự giác, tin tưởng lẫn nhau, các bên cùng có lợi”. Hàng năm, địa phương cần chủ
động tổng kết, đánh giá, đề ra phương hướng nhằm xây dựng tốt mô hình liên doanh, liên
kết bốn nhà; đồng thời động viên, khen thưởng đối với các cá nhân và tập thể tham gia xây
dựng khối liên doanh, liên kết, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất
lượng và hiệu quả cao. Qua đó, góp phần củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn dân,
đoàn kết tôn giáo.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với du lịch biển theo hướng bền vững
Địa phương Thái Bình có 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy giáp biển, nhìn chung
điều kiện kinh tế, xã hội-văn hóa và trình độ dân trí còn thấp kém, là nơi chiếm mật độ dân
số cao so với toàn tỉnh, trong đó đặc biệt là đồng bào Công giáo. Đây cũng là nơi các thế
lực thù địch, phản động thường xuyên sử dụng âm mưu “Diễn biến hòa bình” nhằm chia
rẽ khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân, làm suy yếu hệ thống chính trị tại địa phương.
Vì vậy, lãnh đạo địa phương cần ưu tiên đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế biển cho 2
huyện Tiền Hải và Thái Thụy trên tinh thần không phân biệt đồng bào theo hoặc không
theo tín ngưỡng, tôn giáo. Một mặt, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới quốc
gia biển đảo hiện nay; đồng thời ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu “Diễn biến hòa bình”
của các thế lực địch hiện nay. Mặt khác, tăng GDP cho địa phương từ nguồn lợi thủy hải
sản đem lại gắn với phương châm “ngư dân bám biển”, “biển đảo là quê hương”. Làm
được như trên, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh Thái Bình
cần đẩy mạnh các chương trình, dự án đầu tư khai thác, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến
thủy hải sản có chất lượng, hiệu quả cao. Ngoài ra, lãnh đạo địa phương cần tiếp tục xây

23
dựng và triển khai các chương trình, chính sách hành động cụ thể đến với nhân dân vùng
biển như: cho ngư dân nghèo được vay vốn với lãi xuất thấp để mua sắm tàu, thuyền phục
vụ đánh bắt xa bờ; phát triển phong trào“tấm lưới nghĩa tình”; đầu tư, chuyển giao khoa
học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phục vụ cho nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản;
đầu tư công nghệ thông tin liên lạc nhằm đảm bảo an toàn khi đánh bắt xa bờ và tránh rủi
ro xảy ra trên biển, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm thủy hải sản thông qua con đường
xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch nhằm tránh tình trạng ngư dân nuôi trồng, đánh bắt
được nhiều nhưng lợi nhuận thu về lại thấp. Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế biển,
cần tiếp tục khai thác có hiệu quả tiền năng du lịch biển theo hướng bền vững, bằng việc
xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ chất lượng cao nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu
của khách du lịch biển; đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái biển ngày càng
xanh-sạch-đẹp. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần nhân dân, trong đó có vùng đồng bào tôn giáo.
- Chủ động lập kế hoạch, quy hoạch các cụm công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa
trong nhân dân
Hệ thống chính trị địa phương trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng và
phát triển các cụm công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa phải quan tâm đến vấn đề an sinh
xã hội, an toàn năng lượng, bền vững môi trường. Cần chú ý quy hoạch động, quy hoạch
mở, tránh quy hoạch treo; đồng thời phải tính đến các yếu tố đầu ra của kinh tế thị trường
đòi hỏi: Sản xuất ở nơi nào? Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?.
Trong quá trình lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp,
vùng sản xuất hàng hóa phải tận dụng được nguồn lao động của địa phương, cần ưu tiên
các xã nội đồng, các vùng xa trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa, vùng ven biển
là những nơi tập trung đông dân, đang gặp khó khăn về công việc và thu nhập. Ngoài ra,
trong quá trình xây dựng các cụm công nghiệp địa phương cần có kế hoạch dạy nghề, đào
tạo nghề và sử dụng lao động tại chỗ, nhằm tránh tình trạng người dân bán đất nông

24
nghiệp, nhưng vẫn không có việc hoặc bị thất nghiệp dẫn đến nảy sinh tư tưởng tiêu cực
và dễ bị kích động, xúi dục vào những việc làm sai trái... Vì vậy, lãnh đạo địa phương cần
chủ động kết hợp với các doanh nghiệp, các trung tâm tư vấn và tuyển dụng lao động cần
có các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, dạy nghề, truyền nghề cho công nhân như: “vừa
học, vừa làm”, “đào tạo gắn với sử dụng”, “dạy nghề gắn với hướng nghiệp”. Bên cạnh
đó, yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình hoạt động phải tuân thủ theo
đúng quy định pháp luật Việt Nam và những quy định của địa phương, thực hiện đúng
luật lao động như: đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, ngày làm việc
8h; đặc biệt tôn trọng và đảm bảo quyền tự do sinh hoạt tín ngưỡng và không tín ngưỡng,
tôn giáo của mọi người dân.
3.5. Quan tâm chăm no đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân
Hệ thống chính trị địa phương hàng năm cần trích một khoản ngân sách dành riêng
cho việc mua sắm các thiết bị truyền thông, bố trí lắp đặt cho từng xã, phường, thị trấn, tổ
dân phố, thôn xóm; đặc biệt là ở các xã nội đồng, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển nơi có
đông đồng bào giáo dân sinh sống. Đồng thời, tổ chức truyền thông rộng rãi nhằm giúp
nhân dân nâng cao nhận thức, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.
Cán bộ, đảng viên cấp cơ sở; nhất là cán bộ Văn hóa cần tận dụng các không
gian văn hóa như: Hội trường xã, phường, thị trấn, Hội trường thôn, hay đình, chùa...
tiến hành tổ chức sinh hoạt văn hóa, nồng ghép văn hóa tâm linh theo định kỳ tháng,
quý, năm nhằm xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm đổi mới vừa qua, địa phương Thái Bình có sự đoàn kết, thống nhất
giữa hệ thống chính trị địa phương với nhân dân trên tinh thần “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”. Vì vậy, đã có những bước phát triển nhanh, kết cấu hạ tầng được nâng cấp. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ.
Lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã có những bước đột phá tư duy trên tình thần dám nói,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Quyền là chủ và làm chủ của người dân đã được nâng lên, quy chế dân chủ được tôn
trọng và đảm bảo thực hiện hiệu quả trên tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra. Qua đó, tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày
càng được nâng cao.
2. Kiến nghị
Đảng bộ tỉnh Thái Bình, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, đề ra đường lối đúng
để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Ngoài ra, phải thực hiện tốt công tác thanh tra,
kiểm tra đối với toàn bộ hệ thống chính trị để giữ làm cho Đảng ngày càng trong sạch,
vững mạnh.
Đối với Nhà nước, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính. Tăng cường quản lý Nhà
nước trên các lĩnh vực, thực hiện hiệu quả đường lối của Đảng bộ tỉnh đưa ra.
Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, xây dựng thành công khối đại đoàn kết
toàn dân, thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội. Hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực
hiện quyền là chủ và làm chủ trên mọi lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế hiện nay.

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2014): Giáo trình Triết học, NXB Chính trị quốc gia.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng bộ tỉnh Thái Bình (2015), Văn kiện Đảng bộ tỉnh Thái Bình
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, NXB
Chính trị quốc gia.
5. Đại học quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình triết học (Dành cho học viên cao học
và nghiên cứu sinh không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn), NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
6. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (đồng chủ biên) (2003), Đất và Người Thái Bình,
Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử-Văn hóa Việt Nam.
7. C. Mác và Ph. Ăng ghen (1995): Toàn tập, t.21. NXB Tiến bộ Mácxítcơva
8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Http://thaibinh.gov.vn, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình.

27

You might also like