You are on page 1of 6

Câu 2: Phương pháp miêu tả, chọn một thủ pháp và phân tích.

- Phương pháp miêu tả là hệ thống những thủ pháp nghiên cứu được vận dụng để thể
hiện đặc tính của các hiện tượng ngôn ngữ trong một giai đoạn phát triển nào đó của nó.
Đây là phương pháp phân tích đồng đại. Phương pháp miêu tả có ý nghĩa to lớn với thực
tiễn học tập và giảng dạy ngôn ngữ
- Bất kì phương pháp phân tích khoa học nào cũng đòi hỏi phải phân xuất đối tượng
thành những mặt, những bộ phận và đơn vị để nghiên cứu riêng, thông qua đó mà nhận
thức những thuộc tính khác nhau của đối tượng được nghiên cứu.
+ Giai đoạn đầu của phân tích miêu tả là chia văn bản ra thành các từ và các câu, tức là
những đơn vị định danh và những đơn vị thông báo của ngôn ngữ
+ Giai đoạn thứ hai của phân tích miêu tả là phân xuất từ những đơn vị định danh và
thông báo (từ và câu) thành những đơn vị cấu trúc: hình vị và từ hình, cụm từ và thành
phần câu
+ Giai đoạn thứ ba của phân tích miêu tả là giải thích những đơn vị định danh, thông báo
và những đơn vị cấu trúc đã được phân xuất ở trên.
- Những thủ pháp của phương pháp miêu tả rất đa dạng, có thể phân chúng thành hai
kiểu cơ bản: những thủ pháp giải thích bên ngoài và những thủ pháp giải thích bên trong.
* Lựa chọn thủ pháp phân loại và hệ thống hóa để phân tích:
- Trong ngôn ngữ học, người ta sử dụng rộng rãi cách phân loại lưỡng phân và cách
phân loại theo chủng loại.
+ Lưỡng phân là thủ pháp phân chia các khái niệm ra hai loại đối lập lẫn nhau, loại này
là sự phủ định những đặc trưng của loài kia
 Bất cứ cặp tối thiểu nào cũng gọi là đối lập: các từ trái nghĩa, chủ ngữ và vị ngữ,
phụ âm và nguyên âm, danh từ và động từ, thể hoàn thành và thể chưa hoàn thành,
các trực tiếp giá tiếp….
 Về mặt logic, các đối lập được chia thành 3 kiểu: đối lập có – không, đối lập đẳng
trị, đối lập thành bậc. Đối lập có – không là cơ sở để xây dựng thủ pháp ngôn ngữ
học – thủ pháp đối lập.
 Thủ pháp đối lập dựa vào sự đối lập của ngôn ngữ và lời nói và thừa nhận tính
chất không bình đẳng của các thành phần của thể đối lập. Các phạm trù của ngôn
ngữ được quan niệm là ý nghĩa chung, được tạo nên bởi tổng thể những đặc trưng
khu biệt. Các đặc trưng khu biệt tạo nên nội dung âm vị học của các âm vị và nội
dung ngữ pháp của các từ hình.
 Nguyên tắc đầu tiên của thủ pháp đối lập là xác định tập hợp các đặc trưng khu
biệt. Chẳng hạn, các hình thức thể động từ trong tiếng Nga và các tiếng Slavơ
khác có những đặc trưng tính hoàn chinh và tính quá trình.
 Nguyên tắc thứ hai của thủ pháp đối lập là xác định tính không bình đẳng của các
thành phần của thể đối lập. Một thành phần của thể đối lập là thành phần mạnh,
còn thành phần kia là thành phần yếu. Thành phần mạnh báo hiệu đặc trưng ngữ
nghĩa và liên hệ phạm trù ngữ pháp với thực tế ngoài hệ thống. Trong hệ thống
đối lập về thể, thể hoàn thành là thành phần mạnh của thế đối lập, biểu thị hành
động với vị từ, tự thân không có đặc trưng tính hoàn chỉnh của hành động.
+ Các phân loại theo chủng: các yếu tố sẽ được quy về một loại trên cơ sở chúng có
cùng một dấu hiệu nhất định nào đó mà những yếu tố của tất cả các loại khác không có.
Với tư cách là cơ sở phân loại, người ta thường chọn dấu hiệu có vài giá trị khác nhau
như độ nâng đối với nguyên âm tiếng Việt có thể có bốn giá trị: cao, hơi cao, hơi thấp,
thấp: /a/, /ă/ có độ nâng thấp; /i/, /u/, /ư/ có độ nâng cao; /ê/, /ô/ có độ nâng hơi cao;
/e/, /o/, /ơ/, /â/ có độ nâng hơi thấp.
Câu 4: Phân tích đặc điểm loại hình tiếng Việt
* Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một hệ thống
những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
* Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
* Tiếng Việt có 3 đặc điểm cơ bản:
- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
+ Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết
+ Về mặt sử dụng, tiếng là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
Ví dụ: Trong câu: “Chúng điểu cao phi tận, cô vân độc khứ nhàn” có 10 tiếng, cũng là
10 âm tiết. Các tiếng đọc và viết đều tách rời nhau. Hơn nữa, chúng đều có khả năng cấu
tạo nên từ như: chúng ta, nhàn hạ, độc ác,…
- Từ không biến đổi hình thái
Có thể thấy rõ đặc điểm này qua ví dụ sau đây:
Cười người(1) chớ vội cười lâu
Cười người(2) hôm trước, hôm sau người(3) cười.
Người(1) và người(2) là phụ ngữ (bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười. Người (3) là
chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười.
Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác
biệt nào giữa người(3) – chủ ngữ và người(1), người(2) – phụ ngữ. 
Có thể nêu thêm một số ví dụ khác. 
Tôi(1) tặng anh ấy(1) một cuốn sách, anh ấy(2) cho tôi(2) một quyển vở.
Tôi(1) là chủ ngữ. Tôi(2) là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho. 
Xét về mặt ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự khác biệt nào
giữa tôi(1) và tôi (2). 
So sánh anh ấy(1) (phụ ngữ) và anh ấy(2) (chủ ngữ), chúng a cũng thấy như vậy.
Các cặp từ ngữ đó chỉ khác nhau về vị trí so với động từ (vị ngữ). 
Tuy nhiên, nếu đem câu trên dịch ra tiếng Anh, chúng ta sẽ thấy tôi(1) phải dịch thành I
(vì là chủ ngữ), tôi(2) phải dịch thành me (vì là phụ ngữ); anh ấy(1) phải dịch thành him
(vì là phụ ngữ) và anh ấy(2) phải dịch thành he (vì là chủ ngữ). 
Qua sự phân tích trên, chúng ta thấy từ trong tiếng Việt không biến đổi hình thái khi cần
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. 
Còn ở tiếng Anh, để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi
hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết). Tiếng Anh thuộc loại hình
ngôn ngữ hoà kết (hoặc ngôn ngữ biến đổi hình thái).
 - Biện pháp chủ yếu để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước
sau và sử dụng các hư từ
Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của
câu sẽ đổi khác (hoặc trở thành vô nghĩa).
Hãy quan sát các ví dụ sau:
Tôi ăn cơm.
 Ăn cơm với tôi! /Ăn cơm cùng tôi! / Ăn phần cơm của tôi nhé! (với cùng, của là hư từ) 
- Tôi đang ăn cơm. /Tôi đã ăn cơm rồi. /Tôi vừa ăn cơm xong. (đang, đã, vừa là hư từ).
Câu 5: Phân biệt phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình, đối chiếu
Phương pháp so sánh lịch sử là một hệ thống các thủ pháp phân tích được dùng
trong việc nghiên cứu các ngôn ngữ thân thuộc nhằm phát hiện quy luật phát triển kết
cấu của chúng kể từ các âm và các dạng thức cổ nhất đã được phục nguyên.
Mục đích của phương pháp so sánh lịch sử:
+ So sánh các ngôn ngữ và các hiện tượng của chúng
+ Phát hiện sự phát triển của các ngôn ngữ thân thuộc
- Phương pháp so sánh lịch sử khác với phép đối chiếu đơn giản ở chỗ:
+ Trong nghiên cứu so sánh – lịch sử, các hiện tượng được quan sát, được rút ra từ tất cả
các ngôn ngữ thân thuộc, các sinh ngữ và các từ ngữ, các ngôn ngữ avwn học có văn tự
và các ngôn ngữ chưa có văn tự.
+ Trong nghiên cứu so sánh – lịch sử, bắt buộc phải chú ý đến mức độ thân thuộc của
các ngôn ngữ. Trong so sánh, phải chú ý đến mức độ thân thuộc của các ngôn ngữ.
Trong so sánh, phải đi từ các ngôn ngữ thân thuộc gần đến các nhóm ngôn ngữ
thân thuộc khác. Những hình thức chung đối với nhiều ngôn ngữ ở mỗi giai đoạn so
sánh được thừa nhận là cổ hơn và do đó dần dần người ta khôi phục lại chuỗi lịch sử các
ngôn ngữ thân thuộc. Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học lịch sử.
Phương pháp so sánh – loại hình hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kết cấu
ngôn ngữ.
- Nhiệm vụ: tìm hiểu những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặc
nhiều ngôn ngữ.
- Khi so sánh, người ta có thể xuất phát từ các mặt khác nhau của ngôn ngữ như ngữ âm,
từ vựng và ngữ pháp
- So sánh các cấu trúc ngữ pháp có ý nghĩa to lớn nhất, vì cấu trúc ngữ pháp và vốn từ
cơ bản là cơ sở của các ngôn ngữ, tạo nên tính riêng biệt của chúng.
- So sánh – loại hình giúp cho việc xác định những phổ niệm ngôn ngữ (một nhận định
đúng đối với tất cả các ngôn ngữ)
Phương pháp so sánh – đối chiếu: một ngôn ngữ làm trung tâm chú ý, ngôn ngữ kia là
phương tiện nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu được vận dụng vào trong các bộ môn ngôn ngữ học
ứng dụng – biên soạn các từ điển song ngữ, phiên dịch, dạy và học ngoại ngữ.
*******
Câu 1: Phân loại, dẫn giải, chú thích văn bản. Ví dụ minh họa.
Phân loại, dẫn giải, chú thích văn bản là thao tác của Minh giải văn bản.
Sau khi thực hiện khâu tập hợp, sưu tầm tư liệu văn bản. Tìm tòi, tập hợp tư liệu
văn bản của tác phẩm có một ý nghĩa then chốt để thực hiện minh giải văn bản hiệu quả.
Tiếp theo là Phân tích, giải thích chữ nghĩa của văn bản:
Không thể thâm nhập vào tác phẩm một cách tích cực mà không lý giải cặn kẽ “chất
liệu” ngôn từ của văn bản. Đối với các tác phẩm Hán Nôm cổ, do tính chất đa nghĩa, cô
đọng, hàm súc, sâu sắc của ngôn ngữ, rất dễ nảy sinh những cách cắt nghĩa văn bản tác
phẩm khác nhau. Phân tích cặn kẽ ngữ nghĩa của văn bản sẽ tránh được những bình tán
thiếu căn cứ, không xác thực.
Tìm và xác định nghĩa của từ ngữ trong đoạn mạch văn bản liên quan. Tìm hiểu,
xác định cấu trúc ngữ pháp của từng câu văn / thơ trong mối quan hệ đoạn mạch của văn
bản. Chữ nghĩa của tác phẩm phải được xác định trong hệ thống của nó, theo nhiều cấp
độ. Với đặc trưng loại thể của tác phẩm Hán Nôm, cần chú ý các khía cạnh sau đây
trong việc lý giải ngữ nghĩa văn bản: (a) cấu trúc cú pháp đa nghĩa của câu văn; (b) vấn
đề ngữ pháp đối xứng và cấu trúc đối ngẫu, trong kiến trúc đối, ngữ nghĩa của hai câu,
hai vế câu sẽ xác nhận cho nhau một cách chặt chẽ; (c) hiện tượng tỉnh lược thành phần
câu trong câu văn cổ là đặc điểm quan trọng, đặc biệt sự tỉnh được các từ chỉ quan hệ
giữa các câu và vế câu thường tạo ra sự mơ hồ đa nghĩa; (d) biện pháp đảo ngữ, cấu trúc
sử động... được dùng khá đặc biệt, nhiều khi dễ dẫn đến những nhầm lẫn trong việc xác
định nghĩa cũng như đặc điểm nghệ thuật của câu văn; (e) chuyển loại từ (hoạt dụng của
từ) cũng là đặc trưng ngữ pháp thường được người xưa sử dụng như một biện pháp tu từ
khi biểu đạt...
- Dịch – giảng nghĩa văn bản tác phẩm:
Dịch giải là một công việc bắt buộc khi tiếp cận với văn bản Hán Nôm. Yêu
cầu quan trọng ở đây là đưa ra được một bản dịch chu văn bản học đầy đủ. Bản
dịch chú ấy phải đảm bảo chuyển tải giá trị khách quan của văn bản tác phẩm một cách
cao nhất, đồng thời phải lường trước và dự báo được các khả năng về cách hiểu khác
(hợp lý hay không hợp lý) có thể xảy ra. Ngành Hán Nôm học thường gọi đây là bản
dịch văn bản học để phân biệt với bản dịch văn học vốn chấp nhận sự sáng tạo (hay thay
đổi) của phong cách dịch giả.
Tìm hiểu về tác giả, mối liên hệ giữa văn bản với bối cảnh lịch sử - văn hoá
thời đại của nó. Đây là một khâu đoạn, cũng là một nguyên tắc quan trọng nhằm
tìm hướng xác định văn bản, gợi mở con đường tiếp nhận tác phẩm. Tác giả và niên đại
của tác phẩm (cũng như niên đại của văn bản bản sao được sử dụng như một văn bản
quy phạm có một mối liên hệ nội tại. Mặt khác, trong việc phân
tích, lý giải văn bản tác phẩm, vì không theo nguyên tắc đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch
sử – tư tưởng - văn hoá... mà ở đó văn bản đã được sản sinh nên đã xuất hiện khá nhiều
quan điểm / kiến giải ngược chiều nhau đối với những vấn đề đơn giản. Chẳng hạn như
việc xuất phát từ tư tưởng văn hoá nhà Nho để lý giải, đánh giá tác phẩm nhà Phật hoặc
ngược lại chẳng hạn. Vì thế cần phải đặt văn bản tác phẩm trong bối cảnh lịch sử văn
hoá mà nó từng tồn tại.
- So sánh, đối chiếu với các bản dịch nghĩa đã có:
Bản dịch nghĩa văn bản tác phẩm thể hiện cách hiểu / cách tiếp nhận văn bản
của người dịch.
Với các tác phẩm nổi tiếng (và quen thuộc) được lựa chọn đưa vào chương trình
Ngữ văn các cấp, thường có nhiều bản dịch nghĩa khác nhau. Giữa các bản dịch ấy có
thể xuất hiện rất nhiều “xuất nhập” trong cách hiểu nguyên tác, theo đó có nhiều cách
hiểu làm biến đổi nghĩa của nguyên tác. Đối với các tác phẩm Hán Nôm trong nhà
trường, hiện tượng tồn tại nhiều bản dịch nghĩa mâu thuẫn nhau (hoặc khác biệt nhau
quá lớn) về nội dung là khá phổ biến.
Minh giải văn bản có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học đọc hiểu các tác
phẩm văn học cổ viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Ví dụ 1:
Nguyệt dạ 月夜 (Đỗ Phủ ) * Phiên âm
今夜鄜州月 Kim dạ Phu Châu nguyệt,
鄜中只獨 看 Khuê trung chỉ độc khan.
遙憐小兒女
未解憶長安 Dao liên tiểu nhi nữ,
香霧雲鬟濕 Vị giải tức Trường An.
清輝玉臂寒 Hương vụ vân hoàn thấp,
何時 倚 虚幌
雙照 淚痕乾 Thanh huy ngọc tý hàn.
Hà thời ỷ hư hoảng,
Song chiếu lệ ngấn can.
* Giải nghĩa từ ngữ:
- Phu Châu: tên đất, nay là huyện Phú, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung
Quốc. Bấy giờ, gia đình Đỗ Phủ đang ở Phu Châu, còn bản thân Đỗ Phủbị lính của An
Lộc Sơn bắt giam ở Trường An.
- Khuê trung: trong chốn phòng khuê, ở trong bài hàm ý chỉ người vợ của Đỗ Phủ.
- Giải: cởi ra, cởi bỏ, tiêu tan, hiểu biết, nhận thức được. Vị giải: chưa thể hiểu được,
- ức : nhớ, nhớ nhung.
- Trường An: Kinh đô Tràng An, ở trong bài hàm ý chỉ chính Đỗ Phủ.
- hương vụ: sương mù thơm tho. Sương mù vốn không có mùi thơm, nhưng tác giả
muốn nói tới hương thơm từ mái tóc người vợ toả ra quyện vào làn sương.
- Vẫn hoàn : quấn tóc vòng lên như dám mây, một cách làm đẹp của nữ giới,
- Thấp : ướt, ẩm ướt.
- Thanh huy: ánh sáng của vầng trăng trong trẻo.
- Ngọc tỷ : cánh tay ngọc ngà, tả cánh tay đẹp của người nữ.
- hà thời: khi nào, lúc nào.
- Ỷ đồ: dựa vào, tựa vào.
- Hư hoảng: bức màn che mỏng, thường được dùng trong phòng
- Can : khô, khô ráo.
* Dịch nghĩa
Đêm trăng
Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay,
Trong phòng khuê chỉ một mình (nàng nhìn (vầng trăng ấy).
Con gái bé bỏng (mà ta chỉ có thể) yêu thương trong xa cách,
Chưa thể hiểu được nỗi nhớ (của cha mình) ở Trường An.
Sương thơm làm ướt mái tóc quấn lên (của nàng),
Ánh sáng của vầng trăng trong trẻo làm giá lạnh cánh tay ngọc (của nàng).
Bao giờ được (cùng nhau) tựa bên bức màn che mỏng,
Để trăng chiếu cả hai ta cho ngấn lệ ráo khô.
Câu 2: Văn bản quy phạm, phân biệt văn bản quy phạm và thiện bản.
Văn bản quy phạm là văn bản được đánh giá có khả năng phản ánh trung thành ý
đồ của tác giả.
Quy phạm: là chuẩn mực, mẫu mực.
Liên quan đến văn bản quy phạm là bản dịch quy phạm. Dựa vào bản dịch trước,
đánh giá bản dịch trước, giảng hết nét nghĩa của văn bản bằng chú giải.
Đánh giá bản dịch: nhận định bản dịch quy phạm hay không quy phạm. So sánh,
đối chiếu các bản dịch nghĩa đã có. So sánh các bản dịch để tìm ra cách hiểu khác nhau,
thêm vào những từ ngữ mà nguyên văn không có.
So sánh các bản dịch nghĩa với nguyên văn để hướng đến cách hiểu đúng.
Phần lớn các tác phẩm Hán Nôm được đưa vào nhà trường được coi là quy phạm.
những không có nghĩa là tuyệt đối. Biết đưa ra tiêu chí để đánh giá văn bản, văn bản nào
đáp ứng được nhiều tiêu chí thì đó là văn bản quy phạm.
Ví dụ:
Văn bản quy phạm của tác phẩm Dụ chư tỳ tướng hịch văn vẫn còn trong ĐVSKTT
và Hoàng Việt văn tuyển. Phần giới thiệu về văn bản ĐVSKTT xem trong phần văn bản
quy phạm của bài soạn tác phẩm Thiên đô chiếu. Văn bản quy phạm của Dụ chư tỳ
tướng hịch văn theo ĐVSKTT (ký hiệu PD,2310), khảo dị với Hoàng Việt văn tuyển
(A.1582, A.203), Dược sơn kỳ tích toàn biên (R.1953). Hoàng Việt thi văn tuyển: Phần
giới thiệu về Hoàng Việt văn tuyển xem trong phần Văn bản quy phạm của bài soạn tác
phẩm Thiên độ chiếu. Trong các văn bản hiện còn, bản khắc in mang ký hiệu A.1582 và
bản viết tay mang ký hiệu A.203 được lựa chọn để khảo dị. Dù chư tỳ tướng hịch văn
thuộc quyền thứ 7 của Hoàng Việt văn tuyển, nhan đề viết: Trần Hưng Đạo Đại Vương
Du chư tỳ tướng hịch văn; cước chú: Quốc Tuấn thường soạn “Binh gia diệu lý yếu lược
thư” dĩ thụ chư tỳ tướng, dụ chi di văn- Tuấn từng soạn Binh gia diệu lý yếu lược thư để
trao cho các tỳ tướng, lấy bàivăn này mà răn bảo họ).
Xác lập, chứng minh tính chân thực của văn bản tác phẩm. Do văn bản Hán Nôm
đã tồn tại lâu đời, trong các điều kiện và tính chất văn hoá – lịch sử - xã hội đặc thù...
nên hiện tượng thật giả, thừa thiếu, sai sót, nhầm lẫn, “tam sao thất bản”, nguỵ tạo... hết
sức phổ biến. Nếu tính chân thực về tác giả, niên đại, chữ nghĩa... chưa được chứng
minh khách quan thì văn bản mất đi giá trị thực tế – thực tiễn của nó. Kết quả của công
tác này là “trình diện” một văn bản đáng tin cậy nhất trong số các bản sao (dị bản).
Các văn bản tác phẩm được giới thiệu vào nhà trường các cấp, được người biên
soạn (SGK, giáo trình) quan niệm là quy phạm (quy phạm: chuẩn xác, mẫu mực).
Nhưng lại có một thực tế là “văn bản quy phạm” có thể chỉ là văn bản giả định, là kết
quả khảo cứu của một người ở một số người, dựa trên những cử liệu văn bản và quan
điểm nhất định. Đến một thời điểm khác, với sự bổ sung dữ liệu văn bản, có khi phải tái
xác lập lại văn bản quy phạm.
Quy phạm có thể mang tính chất giả định. Khác với khái niệm “thiện bản” (là bản
tốt nhất trong số những bản mà mình có, nhưng không có nghĩa là quy phạm)
Thiện bản là bản tổng hợp của các dị bản, là bản tốt nhất, trên cơ sở khảo dị, đối
chiếu, so sánh nhiều văn bản để hoàn thiện một văn bản đầy đủ nhất.

You might also like