You are on page 1of 7

Chương 1: Lý luận Mác-Lênin về nhà nước và pháp luật

1. Tính đến nay, VN có mấy Hiến Pháp => 5


- Kể tên Hiến Pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Hiến pháp năm 2013

2. Hiệu lực pháp lí của Hiến pháp: Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp có vị trí đặc
biệt quan trọng và được quy định tại Khoản 1 Điều 116 Hiến pháp năm 2013: “Hiến pháp là
luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. ...
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”
- So với bộ luật chuyên ngành thì bên nào có hiệu lực cao hơn ? => Chính trong quy định
của Hiến pháp đã khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý
cao nhất

3. Khái niệm văn bản quy phạm: Văn bản quy phạm pháp luật hay còn gọi là Văn bản pháp quy
là một hình thức pháp luật thành văn (Văn bản pháp) được thể hiện qua các văn bản chứa
được các quy phạm pháp luật do cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
- Phân loại văn bản quy phạm pháp luật:
Theo điều 4 Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật bao gồm 26 loại văn bản:

1. Hiến pháp.
2.  Bộ luật của Quốc hội
3.  Luật của Quốc hội
4. Nghị quyết của Quốc hội 
5.  Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
6. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội
7. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
8.  Lệnh của Chủ tịch nước.
9. Nghị quyết của Chủ tịch nước
10.  Nghị định của Chính phủ
11. Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
14. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
15. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
16. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
17. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
18. Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
19. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
20. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
21. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
22. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc
biệt.
23. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
24. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
25. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.
26. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

- Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật:
+ Giống nhau:
 Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật đều là những văn
bản có vai trò quan trọng trong nhà nước ta, đều được ban hành bởi những tổ
chức cá nhân có thẩm quyền.
 Được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng bằng các biện pháp mang tính quyền
lực nhà nước
 Được ban hành theo những trình tự thủ tục do pháp luật quy định
 Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật đều có hiệu
lực bắt buộc đối với các các nhân hoặc tổ chức liên quan
 Được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội
+ Khác nhau:

Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

1. Khái Văn bản quy phạm pháp luật là văn Văn bản áp dụng pháp luật là văn
niệm bản có chứa quy phạm pháp luật, bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá
được ban hành theo đúng thẩm biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quyền ban hành, được áp dụng một
quy định trong Luật này. lần trong đời sống và bảo đảm thực
hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước
Văn bản có chứa quy phạm pháp
luật nhưng được ban hành không
đúng thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục quy định trong Luật này
thì không phải là văn bản quy
phạm pháp luật.
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015)

2. Thẩm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban ban hành (Chương II Luật ban quyền hoặc các tổ chức, cá nhân
hành hành văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước trao quyền ban
2015) hành, dựa trên các quy phạm pháp
luật cụ thể để giải quyết một vấn đề
pháp lý cụ thể.
Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các
quy định của Bộ luật dân sự và Bộ
luật tố tụng dân sự để tuyên án đối
với cá nhân tổ chức liên quan thông
qua bản án.

3. Nội Chứa đựng các quy tắc xử sự Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
dung ban chung được Nhà nước bảo đảm một lần đối với một tổ chức cá nhân
hành thực hiện và được áp dụng nhiều là đối tượng tác động của văn bản,
lần trong thực tế cuộc sống, được nội dung của văn bản áp dụng pháp
áp dụng trong tất cả các trường hợp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ
khi có các sự kiện pháp lý tương chức nào phải thực hiện hành vi gì.
ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ
lực. đúng các văn bản quy phạm pháp
luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo
Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng việc thi hành). Mang tính cưỡng chế
mua bán đất thì dựa trên tình huống nhà nước cao.
thực tế áp dụng Luật đất đai
2014 và Bộ luật dân sự 2015. Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào
phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn
Văn A phải bồi thường cho Lê Văn
B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là
cụ thể A và B không áp dụng cho
bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác. 

4. Hình Các hình thức quy định tại điều 4 Chưa được pháp luật hóa tập trung
thức tên Luật ban hành VBQPPL 2015 về tên gọi và hình thức thể hiện.
gọi (Hiến pháp, Bộ luật, Luật…)
(Thường được thể hiện dưới hình
thức: Quyết định, bản án…)

5. Phạm Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả Đối tượng nhất định được nêu trong
vi áp các đối tượng thuộc phạm vi điều văn bản
dụng chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhất định.

6. Cơ sở Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn Thường dựa vào một văn bản quy
ban hành bản quy phạm pháp luật cao hơn phạm pháp luật hoặc dựa vào văn
với văn bản quy phạm pháp luật là bản áp dụng pháp luật của chủ thể
nguồn của luật. có thẩm quyền. Văn bản áp dụng
pháp luật hiện tại không là nguồn
của luật

7. Trình Theo quy định Luật Ban hành văn Luật không có quy định trình tự
tự ban bản quy phạm pháp luật 2015
hành

8. Thời Lâu dài. Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ


gian có việc.
hiệu lực Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ 2005 vẫn
có hiệu lực cho đến nay  
 
Chương 2: 1 số Vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự VN
1. Pháp luật dân sự:
- Đối tượng điều chỉnh của PLDS: Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân
thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình
đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ
dân sự) (Điều 1 Bộ luật dân sự - BLDS năm 2015).
- Chủ thể tham gia vào quan hệ của PLDS: Bộ luật dân sự năm 2005 quy định chủ thể của
quan hệ pháp luật dân sự bao gồm: cá nhân, pháp nhân, và các chủ thể khác như:
hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, các cơ quan, tổ chức…
- Điều kiện của các chủ thể tham gia vào quan hệ PLDS:
a. Cá nhân
+ Để có tư cách chủ thể thì cá nhân phải có các điều kiện đầy đủ năng lực pháp luật dân
sự (Điều 14) 
 1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết”.
 và năng lực hành vi dân sự (Điều 17) “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng
của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Năng lực
hành vi dân sự của cá nhân chỉ có được khi đạt độ tuổi nhất định:
– Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Theo quy định tại Điều 19 người có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên nhưng không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh khác (Điều
22) hoặc người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác (Điều 23).
– Năng lực hành vi một phần: Điều 20 quy định Năng lực hành vi dân sự của người chưa
thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân
sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác, trường hợp có
tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
– Không có năng lực hành vi dân sự: là người chưa đủ 6 tuổi theo quy định Điều 21
– Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định Điều 22
và Điều 23

b. Pháp nhân

– Thứ nhất, là được thành lập hợp pháp: thành lập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định;

– Thứ hai, là có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

– Thứ ba, là có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản đó: pháp nhân phải có tài sản riêng không phụ thuộc và bị chi phối bởi bất kì chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật nào khác, trên cơ sở tài sản riêng đó pháp nhân phải chịu trách
nhiệm, thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình

– Thứ tư, là nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: vì
tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập nên pháp nhân sẽ được hưởng các quyền và
gánh vác các nghĩa vụ dân sự phù hợp với pháp nhân nên pháp nhân phải nhân danh chính
mình.

c. Hộ gia đình, tổ hợp tác

Chủ thể quan hệ hợp tác là hộ gia đình

Điều 106 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để
hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”

Để có tư cách chủ thể hộ gia đinh phải xác định được các thành viên của hộ. Chỉ những hô ̣ gia đình
đáp ứng đủ các điều kiê ̣n sau mới trở thành chủ thể của quan hê ̣ dân sự:

– Các thành viên trong hô ̣ gia đình có tài sản chung;

– Cùng đóng góp công sức hoạt đô ̣ng kinh tế chung;

– Phạm vi những loại việc dân sự mà hộ gia đình tham gia chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực do pháp
luâ ̣t quy định.

Thời điểm phát sinh và chấm dứt tư cách chủ thể của hô ̣ gia đình là không xác định. Tư cách chủ thể
của hô ̣ gia đình được xác định thông qua mục đích của giao dịch và lĩnh vực giao dịch.

Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự là Tổ hợp tác

Quy định tại Điều 111: “1. Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực
của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức
để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong
các quan hệ dân sự.”

Tư cách tổ hợp tác được hình thành khi có hợp đồng hợp tác và tiến hành đăng ký tại UBND cấp xã.

Trên đây là các loại chủ thế trong quan hệ pháp luật dân sự theo quy định mới nhất của bộ luật dân sự
2015. Việc xác định chủ thể vô cùng quan trọng bởi nó sẽ tác động đến việc vấn đề đó có thuộc phạm
vi điều chỉnh của pháp luật dân sự hay không? Từ đó xác định được rõ văn bản pháp luật điều chỉnh
vấn đề đó.

2. Chế định về hợp đồng


- Hợp đồng là gì: là một cam kết giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không
làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án,
trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự án cho
mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh doanh,
hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội. Hợp
đồng có thể được thể hiện bằng văn bản hay bằng lời nói có thể có người làm chứng, nếu
vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên sẽ cùng nhau ra tòa và bên thua sẽ
chịu mọi phí tổn.
- Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
 Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hợp pháp. Thông thường các bên giao
kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
 Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ
ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng đó.
 Thứ ba, nội dung của hợp đồng không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng
của hợp đồng không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện. Bên
cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải cụ thể, bởi vì việc xác lập nghĩa vụ
trong hợp đồng phải cụ thể và có tính khả thi. Những nghĩa vụ trong hợp đồng mà
không thể thực hiện được thì hợp đồng cũng không được coi là có hiệu lực pháp
lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ.
 Thứ tư, thủ tục và hình thức của hợp đồng phải tuân theo những thể thức nhất
định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu:


 Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 129 – Bộ Luật dân sự);
 Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 130 –
Bộ Luật dân sự);
 Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn (Điều 131 – Bộ Luật dân sự);
 Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa (Điều 132 – Bộ Luật dân sự);
 Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình (Điều 133 – Bộ Luật dân sự);
- Trình tự giao kết hợp đồng:
1. Đề nghị giao kết hợp đồng
2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

CT Huada Furniture khởi kiện Pjico về hợp đồng bảo hiểm


Nghĩa vụ
Đối tượng của nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Chương 3: Công pháp quốc tế
Chủ thể công pháp quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của CPQT
Điều ước quốc tế. Cho VD về điều ước quốc tế
Chương 4: Tư pháp quốc tế
VN có luật tư pháp quốc tế riêng không?
Các quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Hiện tượng xung đột pháp luật trong tư pháp QT và cách giải quyết.
ĐỌC TRƯỚC BÀI

i Quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

i Quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

You might also like