You are on page 1of 2

Câu 1: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Trao duyên” (phần này sẽ được trả bài

khi vào học)


Câu 2: Qua hai câu thơ: “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ
thưa”, hãy lí giải tại sao Nguyễn Du dùng “cậy” mà không dùng “nhờ”, dùng
“chịu” mà không dùng “nhận”? (phần này các em nghe trong lời giảng của
giáo viên và trả lời thành các ý gạch đầu dòng)
Câu 3: Tìm những câu thơ trong đoạn trích cho thấy Kiều nhớ về các kỉ
niệm tình yêu? (Ghi lại đầy đủ câu thơ)
Câu 4: Chỉ ra những cung bậc cảm xúc của Kiều khi trao duyên trong nỗi
đau tình yêu tan vỡ? (phần nào các em tìm trong bài giảng và trả lời bằng
những gạch đầu dòng)

BÀI LÀM
CÂU 2:

* Nguyễn Du dùng từ “cậy” mà không dùng “nhờ” vì:

- Xét về ý nghĩa thì “cậy” cũng chính là “nhờ”, những xét về sắc thái biểu cảm thì “cậy” là nhờ với tất
cả sự tin cậy, tha thiết hi vọng, và có cả kí thác của người ra đi không hẹn ngày về.

- Từ “cậy” được sử dụng trong một trường hợp là mối quan hệ giữ người với người nhờ cậy và người
được nhờ cậy rất thân thiết, gắn bó, khắng khít; mà Thúy Kiều và Thúy Vân là chị em ruột, vì vậy Kiều
rất tin tưởng, tin cậy và đặt trọn niềm tin vào Thúy Vân.

- Từ “cậy” còn ẩn chứa hi vọng, nỗi niềm tha thiết của Kiều, là mong muốn Thúy Vân sẽ nhận lời
mình, gửi gắm tâm tư của một người ra đi không hẹn ngày về, vì đây là đêm cuối trước ngày Kiều theo
Mã Giám Sinh về làm vợ lẻ, tương lai không biết trước nhưng chắc rằng sẽ chẳng mấy tốt đẹp, đường
về nhà có lẽ mờ mịt xa xôi. Vì thế Vân là người duy nhất Kiều có thể nhờ cậy, nên từ “cậy” vang lên
như gửi gắm bao tâm tư của Kiều, như được chắt lọc từ tâm hồn tinh tế và nhạy cảm của Thúy Kiều.

* Nguyễn Du dùng “chịu” mà không dùng “nhận” vì:

“Chịu lời” cũng chính là nhận lời, nhưng nhận lời một cách miễn cưỡng, và người nhận lời nhận lời sẽ
chịu thiệt thòi. Ở đây Thúy Kiều đã đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của em mà cảm nhận cho sự thiệt
thòi của em mình, và đây cũng là sự nhân bản, là sự vị tha trong tâm hồn của Kiều. Trong hoàn cảnh
hiện tại, Thúy Kiều đã đau khổ, chịu thiệt thòi, hi sinh quá lớn cho gia đình nhưng nàng vẫn đặt mình
vào vị trí Thúy Vân để nghĩ đến sự thiệt thòi của em. Đây chính là nét đẹp trong nhân cách của Kiều.

CÂU 3: Những câu thơ trong đoạn trích cho thấy Kiều nhớ về kỉ niệm tình yêu:

- “Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

- “Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ, vật này của chung.”

- “Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”

CÂU 4: Những cung bậc cảm xúc của Kiều khi trao duyên trong nỗi đau tình yêu tan vỡ:

- Khi Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, Kiều dùng lí trí kiềm nén tình
cảm, cảm xúc -> lời nói chân thành, dứt khoát, khẩn thiết.

- Khi Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân: Kiều mâu thẫu giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm
-> Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình -> dùng dằng, luyến tiếc, đau đớn -> không còn bình tĩnh
dùng lí trí nữa mà nói ra lời tận đáy lòng.

- Sau khi trao duyên: lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn -> hướng về người yêu với tất cả tình yêu
thương và mong nhớ.

HỌ VÀ TÊN: Bùi Minh Thư.

LỚP: 10A1.

You might also like