You are on page 1of 8

BÁO CÁO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

VINAMILK

Môn: Quản trị tài chính

Giảng viên: Nguyễn Phạm Hải Hà

Tên thành viên:

Nguyễn Nguyên Đình Khải

Phan Hữu Tuấn Công

Vũ Quang Hưng

Nguyễn Thị Xuân Thy

Nguyễn Huỳnh Gia Thịnh


Mục lục
1. Giới thiệu ....................................................................................................... 3

2. Bối cảnh chung .............................................................................................. 3

3. Lợi nhuận ....................................................................................................... 4

4. Phân tích biên lợi nhuận và cơ cấu chi phí .................................................... 5

5. Về quản lý vốn lưu động ............................................................................... 6

5.1. Vốn bằng tiền .......................................................................................... 6

5.2. Nợ phải thu khách hàng .......................................................................... 6

5.3. Hàng tồn kho ........................................................................................... 6

5.4. Nợ phải trả người bán ngắn hạn.............................................................. 6

6. Về quản lý tài sản dài hạn .............................................................................. 6


1. Giới thiệu

Vinamilk là một trong những công ty dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Nam và hiện
nằm trong nhóm 50 Công ty sữa lớn nhất thế giới. Với sứ mệnh trở thành thương hiệu
quốc tế trong lĩnh vực thực phẩm và là biểu tượng niềm tin cho người tiêu dùng Việt về
sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe, chúng tôi cam kết mang đến cho cộng đồng các sản
phẩm chất lượng cao cấp bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của
mình với cuộc sống con người và xã hội.

2. Bối cảnh chung

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có tiền lệ với
cả nền kinh tế cũng như tất cả doanh nghiệp và ngành sữa không phải là ngoại lệ.

Sữa là thực phẩm thiết yếu trong rổ hàng hóa của người tiêu dùng Việt Nam, tuy
nhiên, ngành sữa đã tăng trưởng âm 6% trong năm 2020 (AC Nielsen) khi mà cả nước
có 32,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 và thu nhập bình quân của
người lao động giảm 2,3% so với năm 2019 (GSO).

Trong bối cảnh mới đầy thách thức đó, Vinamilk đã có những ứng phó kịp thời để
đạt mục tiêu kép là đảm bảo tăng trưởng đồng thời ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh trong điều kiện tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

Với những nỗ lực của Ban Điều hành và tập thể nhân viên Công ty, kết quả kinh
doanh của Vinamilk ghi nhận tăng trưởng ở cả doanh thu lẫn lợi nhuận, với doanh thu
thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 đạt lần lượt 59.723 tỷ đồng và 11.236
tỷ đồng, tăng trưởng 6% và 6,5% so với năm 2019. Riêng Sữa Mộc Châu sau một năm
về với Vinamilk đã ghi nhận sự bứt phá với doanh thu thuần năm 2020 đạt 2.823 tỷ
đồng, tăng trưởng 10,3% và lợi nhuận sau thuế đạt 281 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng
68,2% so với năm 2019. Vào tháng 12/2020, Cổ phiếu Sữa Mộc Châu (MCM) đã chính
thức niêm yết trên sàn UPCoM, đánh dấu sự trưởng thành về kinh doanh và quản trị
công ty.

Duy trì tăng trưởng trong điều kiện thị trường khắc nghiệt là kết quả của quá trình
kiên định theo đuổi các GIÁ TRỊ BỀN VỮNG, với trọng tâm là tiếp tục phát triển vùng
nguyên liệu sữa, chuyển đổi số và cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững cùng
trách nhiệm xã hội. Trong một năm đầy biến động với chuỗi cung ứng, nhờ tự chủ được
vùng nguyên liệu sữa tươi trong nước, kết hợp với mạng lưới nhà cung cấp nguyên liệu
nhập khẩu từ nhiều quốc gia, Vinamilk đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và cả xuất khẩu.

3. Lợi nhuận

Năm 2020 – ngành sữa đã tăng trưởng âm 6% (AC Nielsen) khi mà cả nước có
32,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 và thu nhập bình quân của
người lao động giảm 2,3% so với năm 2019 (GSO). Kết quả kinh doanh của Vinamilk
ghi nhận sự tăng trưởng ở cả doanh thu lẫn lợi nhuận, với doanh thu thuần và lợi nhuận
sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 59.723 tỷ đồng và 11.235 tỷ đồng, tăng trưởng 6% và
6,5% so với năm 2019 và hoàn thành 100% kế hoạch cả năm. Trong đó, doanh thu thuần
nội địa đạt 50.842 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9% so với 2019; tính riêng MCM doanh thu
thuần đạt 2.823 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2019 và hoàn thành 97% kế hoạch năm.
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk đạt 5.561 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2019;
doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài đạt 3.234 tỷ đồng
4. Phân tích biên lợi nhuận và cơ cấu chi phí

Biên lợi nhuận gộp (“LNG”) hợp nhất trong năm 2020 đạt 46,4%, giảm 79 điểm
cơ bản so với năm trước do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 khiến sản lượng sản xuất không
ổn định, lô nhỏ, lẻ tăng cao. Giá sữa tươi nguyên liệu được giữ ổn định và sản lượng
ngày càng tăng là các yếu tố quan trọng giúp ổn định biên LNG của Công ty.

Biên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp hợp nhất trong năm 2020 đạt 25,8%
trên doanh thu thuần, duy trì ổn định so với mức 25,5% của năm 2019.

Biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay trong năm 2020 đạt 26,6%, tăng 20
điểm cơ bản so với năm trước nhờ cân đối đi ều tiết các chi phí phát sinh.

Lợi nhuận ròng đạt 11.235 tỷ đồng trong cả năm, tăng 6,5% so với năm trước và
hoàn thành 105% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận ròng hợp nhất năm 2020 đạt 18,8%,
tăng 10 điểm cơ bản so với năm trước do tối ưu hóa sử dụng dòng tiền, chi phí và các
mức ưu đãi thuế. Mức thuế TNDN hiệu lực trong năm 2020 là 16,9%, giảm 63 điểm cơ
bản so với năm trước. Đối với GTN và MCM, lợi nhuận ròng đạt lần lượt 251 tỷ đồng
và 281 tỷ đồng, hoàn thành 254% và 179% kế hoạch năm. Với mức lợi nhuận này, GTN
đã ghi nhận mức tăng trưởng 37 lần so với năm 2019 trong khi MCM cũng tăng trưởng
ấn tượng 68%.
5. Về quản lý vốn lưu động

5.1. Vốn bằng tiền

Từ kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh khả quan liên tục trong nhiều năm,
Công ty đã duy trì được giá trị vốn bằng tiền ở mức cao, đồng thời quản lý dòng tiền có
hiệu quả, linh hoạt và an toàn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
doanh cũng như các dự án đầu tư theo kế hoạch.

5.2. Nợ phải thu khách hàng

Chiếm 14% tổng tài sản ngắn hạn. Trong năm, không phát sinh thêm các khoản
nợ khó đòi trọng yếu, tiếp tục duy trì chính sách quản lý nợ phải thu, chính sách tín
dụng khách hàng theo hướng tạo điều kiện để khách hàng mở rộng quy mô kinh doanh
và an toàn

5.3. Hàng tồn kho

Chiếm 17% tài sản ngắn hạn. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho được điều tiết ở mức
ổn định 6,4 lần (2019: 5,6 lần). Năm 2020, không phát sinh mới hàng tồn kho chậm lưu.
Chính sách quản lý hàng tồn kho được duy trì.

5.4. Nợ phải trả người bán ngắn hạn

Chiếm 10% tổng nguồn vốn. Vòng quay nợ phải trả ở mức 9,3 lần (2019: 7,6 lần).
Công ty duy trì chính sách thanh toán với nhà cung cấp hợp lý và chặt chẽ, phù hợp với
tình hình hoạt động của Công ty

6. Về quản lý tài sản dài hạn

Tài sản cố định hữu hình giảm 7,5%, từ 13.743 tỉ đồng xuống 12.717 tỉ đồng.
Công ty đang duy trì chính sách quản lý tài sản dài hạn và đầu tư mới được thiết lập để
đảm bảo việc quản lý tài sản đạt hiệu quả cao, phù hợp với sự tăng trưởng trong tương
lai, không để xảy ra lãng phí và thất thoát tài sản.

You might also like