You are on page 1of 2

Câu 1 khái niệm tư tưởng hcm

Câu 2 các tiền đề hình thành tư tưởng hcm


3 tiền đề

Câu 3 tại sao hcm lại chọn con đường vô sản cho vn

Bt
Đọc mẫu chuyện sau:
a. cho biết bài học rút ra từ mẫu chuyện.
b. b. Anh/chị đã thực hiện những bài học đó như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại
rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc
khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà
có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Áo Bác rách,
có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà
bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá
lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với
ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý.
Người vẫn dùng chiếc áo gối vá. Những năm tháng giúp việc ở văn
phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên. Bà còn kể
rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn
phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng,
bảo vệ của Bác nói với bà: - Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu
cho Bác bát cháo. Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà: -
Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết
kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa. Câu chuyện bà kể khiến
chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và
tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như
cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu
bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ
của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong
cách Hồ Chí Minh”.

Bt2
Đọc mẫu chuyện sau:
a. cho biết bài học rút ra từ nó.
b. b. Anh/chị đã thực hiện những bài học đó như thế nào?

Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp, đối với Bác, kể từ thời
điểm đó mọi việc từ sinh hoạt hàng ngày, tới công việc, nhằm tìm ra
con đường cứu nước, cứu dân đều phải sử dụng tiếng Pháp. Vì thế,
nếu không biết tiếng Pháp thì thật là “trở ngại lớn nhất trên con
đường tìm đường cứu nước, cứu dân”. Bác đã đặt ra quyết tâm
“Nhất định phải học nói, học học viết cho kỳ được” và Bác đã tìm ra
được phương pháp học cho riêng mình dù trong hoàn cảnh thiếu
thốn, khó khăn. Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp mỗi lúc
rảnh rổi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu
để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách
nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó
viết bằng tiếng Pháp như thế nào, Bác đều chỉ tay hỏi. Tối tối sau khi
đi làm về, Bác ghi lại những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác
ghép chúng lại thành câu thực hành ngay. Ban đầu, Bác tập ghép
một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng
bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin
được viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi
người trong Tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của
tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng
Pháp cho tôi”. Sau mỗi lần bài viết của Bác được đăng báo, Bác vui
mừng khôn xiết, và theo chỉ dẫn của những chủ bút Bác vẫn không
quên xem lại từng câu từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ
nào, Toàn soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết di viết
lại, khi thì viết diễn giải ra cho dài, lúc là những đoạn ngắn cho súc
tích. Cứ sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận bịu tới đâu, Bác
vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa để giải trí, thư giãn đầu
óc lại vừa để trao dồi kiến thức. Bác tập viết những bài phóng sự.
Sáng nào Bác cũng viết từ 5 giờ đến 6 giờ rưỡi, tới 7 giờ Bác lại bắt
tay vào công việc. Dù trời nóng hay rét Bác cũng không nản chí.
Thấm thoắt thời gian trôi đi, cho đến năm 1922, Bác đã trở thành
chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo
bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, chữ Ả Rập bên trái và bên phải là chữ
Hán, tất cả đều do Bác viết. Do Tòa soạn báo không có Ban biên tập
thường xuyên, nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu
sửa chữa, biên tập bài vở, tới khâu bán báo.

You might also like