You are on page 1of 3

Dòng Dòng Nhận Bản chất dòng điện trong kim loại:

điện điện biết Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các
trong trong eletron tự do bên trong kim loại khi có sự chênh lệch điện thế giữa
các kim hai đầu dây kim loại. ... Các electron lớp ngoài cùng có thể tách
môi loại khỏi nguyên tử đồng để tạo thành các electron tự do có thể di
trường chuyển tự do bên trong kim loại đồng

Sự phụ thuộc của điện trở suất kim loại vào nhiệt độ:
ρ=ρ0[1+α(t-t0)]
Phát biểu: Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các ion trong
mạng tinh thể tăng, làm cho điện trở của kim loại tăng. Do đó điện
trở suất ρ của kim loại cũng tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm
bậc nhất.

Thôn Điện trở suất ρ của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo
g hiểu hàm bậc nhất :
ρ=ρ0[1+α(t−t0)]
Trong đó: ρ0: là điện trở suất ở nhiệt độ t0C ( thường ở 200C)
ρ : là điện trở suất ở nhiêt độ t0C
α : Hệ số nhiệt điện trở, đơn vị K-1 phụ thuộc: Hệ số nhiệt điện trở
không những phụ thuộc vào nhiệt độ, mà vào cả độ sạch và chế độ
gia công của vật liệu đó.

Suất điện động nhiệt điện


E=aT(T1−−T2)
Trong đó: T1 : nhiệt độ ở đầu có nhiệt độ cao hơn (K)
T2 : nhiệt độ ở đầu có nhiệt độ thấp hơn (K)
αT: hệ số nhiệt điện động (V/K)

Sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở dây dẫn kim loại:
R = R0 [1 + α (T – T0)]
Trong đó: R0 và T0 lần lượt là điện trở và nhiệt độ ban đầu.
R và T lần lượt là điện trở và nhiệt độ tương ứng.
α là hằng số.

Dòng Nhận Bản chất của dòng điện trong chất điện phân:
điện biết Bản chất của dòng điện trong chất điện phân Là dòng điện chuyển
trong dời có hướng của các ion ở trong điện trường. So với kim loại thì
chất chất điện phân không dẫn điện tốt bằng. Dòng điện trong chất điện
điện phân không chỉ có nhiệm vụ tải điện lượng mà còn tải cả vật chất
phân đi theo. Tới điện cực thì chỉ có các electron có thể đi tiếp. Còn đối
với lượng vật chất đọng lại ở điện cực sẽ gây ra hiện tượng điện
phân. Ion dương chạy về phía catot được gọi là cation. Ion âm chạy
về phía anot được gọi là anion.
1. Phát biểu định luật Faraday:
Khối lượng chất giải phóng ở mỗi điện cực tỉ lệ với điện lượng đi
qua dung dịch và đương lượng của chất.
2. Công thức định luật Faraday

Trong đó:
m: khối lượng chất giải phóng ở điện cực (gam)
A: khối lượng mol nguyên tử của chất thu được ở điện cực
n: số electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận
I: cường độ dòng điện (A)
t: thời gian điện phân (s)
F: hằng số Faraday là điện tích của 1 mol electron hay điện lượng
cần thiết để 1 mol electron chuyển dời trong mạch ở catot hoặc ở
anot (F = 1,602.10-19.6,022.1023 ≈ 96500 C.mol-1)

3. Biểu thức liên hệ


Q = I.t = 96500.ne => (ne là số mol electron trao đổi ở điện cực)

Vận Dạng 1. Vận dụng trực tiếp định luật Fa-ra-đây


dụng Dạng 2. Bài toán về bình điện phân trong mạch điện.
Khi xảy ra hiện tượng dương cực tan, bình điện phân có điện
trở xác định, do đó được áp dụng định luật Ôm  cho bình. Có 2 loại
bài toán xuôi - ngược thường gặp:
Bài toán xuôi: Cho các thông số của mạch điện, tìm các thông số
của điện phân.
Cách giải: Từ mạch điện, phân tích mạch ta tìm được cường độ
dòng điện qua bình điện phân, sau đó dùng công thức Fa-ra-đây sẽ
tìm được các thông số của điện phân
Bài toán ngược: Cho các thông số của điện phân, tìm các thông số
của mạch điện.
Cách giải: Từ công thức Fa-ra-đây với các thông số của điện
phân, ta tìm được cường độ dòng điện qua bình điện phân, phân
tích mạch điện, ta tìm được các thông số của mạch điện.

Bài tập vận dụng


BÀI 1: Người ta muốn bọc một lớp đồng dày d = 10 μm trên một bản đồng điện tích S = 1 cm2
bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,010 A. Tính thời gian cần thiết để bọc
được lớp đồng. Cho biết đồng có khối lượng riêng là ρ = 8900 kg/m3.
Bài 2: Hai bình điện phân: (CuSO4/Cu và AgNO3/Ag) mắc nối tiếp trong một mạch điện. Sau
một thời gian điện phân, khối lượng catôt của hai bình tăng lên 2,8 g. Biết nguyên tử lượng của
đồng và bạc là 64 và 108, hóa trị của đồng và bạc là 2 và 1.
a) Tính điện lượng qua các bình điện phân và khối lượng Cu và Ag được giải phóng ở catôt.
b) Nếu cường độ dòng điện bằng 0,5 A. Tính thời gian điện phân.
BÀI 3: Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc
song song; mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω. Một bình điện phân đựng
dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω được mắc vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Anôt của bình
điện phân bằng đồng. Tính khối lượng đồng bám vào catôt của bình trong thời gian 50 phút. Biết
Cu có A=64; n=2.
BÀI 4: Khi điện phân dung dịch muối ăn trong nước, người ta thu được khí hydro tại catốt. Khí
thu được có thể tích 1lít ở 27oC và 1atm. hỏi điện lượng đã dịch chuyển qua bình điện phân bằng
bao nhiêu?
BÀI 5: Điện phân dung dịch H2SO4 với các cực làm bằng platin, ta thu được khí hydro và oxi ở
các cực. Tìm thể tích khí hydro thu được ở catốt nếu dòng điện là 5A, thời gian điện phân là
32phút 10giây.
a/ ở điều kiện tiêu chuẩn
b/ ở điều kiện 1,5at ; 27°C.

You might also like