You are on page 1of 26

Contents

1. Thiên Can...........................................................................................................................................................2
2. Lời thề HIPPOCRATES và Biểu tượng ngành Y.......................................................................................3
3. Vòng Nguyệt Quế.............................................................................................................................................3
4. Con Sứa..............................................................................................................................................................3
5. Phật Giáo Việt Nam..........................................................................................................................................4
6. Hiện tượng “tán cây nhút nhát” - crown shyness...................................................................................8
7. Biên giới Mỹ - Canada, nơi cây K thể mọc.................................................................................................8
8. Đền chùa lớn ở Việt Nam (Từ Bắc vào Nam: Thờ ai và câu chuyện xung quanh)...........................9
9. Văn hóa, tập tục ở Việt Nam..........................................................................................................................9
10. Khái quát Lịch sử Việt Nam.......................................................................................................................9
11. Khái quát Mỹ Thuật Việt Nam....................................................................................................................9
12. Ngôn ngữ Việt Nam......................................................................................................................................9
13. Du lịch Việt Nam (Vùng miền->tên địa danh->câu chuyện xung quanh)........................................9
14. Âm nhạc (nhạc cụ, nhạc lý cơ bản).........................................................................................................9
15. Nỗi ám ảnh chân to......................................................................................................................................9
16. Tàu Titanic....................................................................................................................................................10
17. VINTAGE và RETRO là gì?.......................................................................................................................10
18. 5 kiểu mũ bảo hiểm cơ bản......................................................................................................................11
19. NGHỀ MARKETING....................................................................................................................................12
20. Tàu Titanic....................................................................................................................................................15
21. Tàu Titanic....................................................................................................................................................15
22. Tàu Titanic....................................................................................................................................................15
1. Thiên Can
THIÊN CAN gồm 10 yếu tố: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh Mậu và Kỷ
ĐỊA CHI gồm 12 yếu tố: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi
Hướng Dẫn Cách Tính Can Chi Theo Tuổi
Cách tính hàng Can: Bạn lấy số cuối của năm sinh dương lịch đối chiếu với Thiên can.
Cách tính hàng Chi: Bạn chia 2 số cuối của năm sinh cho 12 được số dư bao nhiêu là chi
đó
Ghi chú: Đối với những năm sinh từ 2000 trở đi, năm 2000 được tính là 100, 2011 tính là
111
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Thiên
Canh Tân Nhâm Quý Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ
Can
Địa
Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Chi
Chuột Trâu Hổ Mèo Rồng Rắn Ngựa Dê Khỉ Gà Chó Lợn

Hướng Dẫn Cách Tính Cung Mệnh Theo Tuổi


Ngũ hành bao gồm 5 mệnh là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Can+Chi=Mệnh nhưng nếu kết
quả lớn hơn 5 thì trừ đi 5 một lần nữa để ra mệnh
Ngũ hành: Kim là 1, Thủy là 2, Hỏa là 3, Thổ là 4, Mộc là 5
Ví dụ: 1992 - Nhâm Thân, Can+chi=5+1=6, 6-5=1~Kim
0 1 2 3 4 5
Thiên Can Giáp, Ất Bính, Đinh Mậu, Kỷ Canh, Tân Nhâm, Quý
Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ,
Địa Chi
Ngọ, Mùi Thân, Dậu Tuất, Hợi
Cha 1958: Mậu Tuất – Mệnh Mộc
Mẹ 1962: Nhâm Dần – Mệnh Kim
Soa 1987: Đinh Mão – Mệnh Hỏa
Trang 1989: Kỷ Tỵ - Mệnh Mộc
Thanh 1992: Nhâm Thân – Mệnh Kim
Hoa 1995: Ất Hợi – Mệnh Hỏa
2. Lời thề HIPPOCRATES và Biểu tượng ngành Y
Hippocrates là ông tổ của ngành y học phương Tây, người sáng tạo ra lời thề Hippocrates
mà sinh viên y khoa phải đọc khi chuẩn bị ra trường.
Bác sĩ Hippocrates sinh ra trên đảo Aegean, Hy Lạp, khoảng giữa thế kỷ thứ 5 trước công
nguyên. Ông được coi là bác sĩ đầu tiên của y học hiện đại. Ở thời đại này, y học vẫn gắn liền
với tôn giáo và bệnh tật, được chữa trị bằng những hiện tượng siêu nhiên thần bí. Tuy nhiên,
Hippocrates bác bỏ những quan niệm này. Ông là người đầu tiên coi y học là ngành khoa học và
cho rằng mỗi bệnh tật đều có nguyên nhân tự nhiên riêng.
Vì vậy, ông dành thời gian nghiên cứu sinh lý học, giải phẫu, tìm hiểu các nguyên nhân có
chứng cớ, trực tiếp, và các nguyên nhân còn chưa rõ của bệnh tật. Hippocrates kết luận bệnh tật
là do mất cân bằng tỷ lệ dịch trong cơ thể gây ra. Khi điều này xảy ra, thầy thuốc có thể can thiệp
giúp cơ thể trở về trạng thái cân bằng. Các tác phẩm của Hippocrates nêu quan điểm "chế độ ăn
uống lành mạnh và tập luyện thể chất là một phương thuốc hữu hiệu cho hầu hết các bệnh"
Nhiều người thắc mắc, tại sao biểu tượng trong ngành Y - dược lại là con rắn mà không
phải là con vật hay thực thể khác? Khi thì thấy hai con, lúc lại một con rắn quấn quanh một cây
gậy(tượng của vị thần này có cây gậy làm từ cây nguyệt quế), có khi thì cái ly hoặc cốc (hay gặp
trong ngành dược). Con rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng
chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Trong biểu tượng của ngành dược cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một
cái ly hoặc cốc có chân cao. Chiếc ly/cốc tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe
Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiết xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng
trưng cho sức khỏe và sự trẻ trung. Biểu tượng của ngành dược nhanh chóng được quốc tế
công nhận giống như biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y.
3. Vòng Nguyệt Quế
Cây Nguyệt quế là loài cây biểu trưng của đất nước Hy Lạp. Cây còn được dùng làm vòng
nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ thời xa xưa.
Trong thần thoại Hy Lạp, thần Mặt trời Apollo là vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật đã
đội vòng nguyệt quế trên đầu. Thời Hy Lạp cổ, vòng nguyệt quế cũng được dùng làm giải
thưởng cho người chiến thắng trong các cuộc thi Pythia và Olympic dưới sự bảo trợ của vị thần
Apollo.
Ở thời cổ đại, vòng nguyệt quế được miêu tả có hình móng ngựa, ngày nay vòng nguyệt
quế có dạng hình tròn. Ngoài ra trong ngôn ngữ, từ để chỉ “người chiến thắng” ở một số nước
như ở Anh là “laureate” (tiếng La tinh “lаureatus”) đều có nghĩa là đội vòng nguyệt quế.
4. Con Sứa
Sứa (Jellyfish) không phải là cá (fish). Nó thực chất là một sinh vật phù du thuộc hệ
Cnidaria. Sứa không có não, tim, tai, đầu, chân hay xương và 95% cơ thể của chúng là nước vì
thế nếu chúng ra khỏi môi trường nước, chúng sẽ bị teo đi và chết. Lớp da của chúng mỏng đến
mức chúng có thể hô hấp qua nó. Khi một con sứa bị lộn ngược, nó không nổi trong nước. Thay
vào đó, nó tự neo chính mình vào đáy đại dương, khi đó trông nó giống như những cây rong
biển. Sứa di chuyển bằng hai cách cơ bản. Chúng dùng nước trong thân hình quả chuông của
mình đẩy về phía sau, tạo ra phản lực để di chuyển về phía trước. Ngoài ra chúng cũng di
chuyển bằng cách trôi theo dòng hải lưu.
Một con sứa đã chết vẫn có khả năng tiêm chất độc thậm chí xúc tu của sứa vẫn có thể
tiêm chất độc ngay cả khi nó bị đứt khỏi cơ thể. Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào
kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương. Khi
con mồi bị mắc kẹt trong những xúc tu thì những chiếc kim xoắn duỗi thẳng ra giống như chiếc
lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi mắc phải những chiếc lưỡi câu này.
Trong bộ phim Bảy số phận (Seven Pounds) năm 2008, nhân vật Ben Smith do Will Smith
thủ vai đã tự tử bẳng cách thả một con sứa độc vào trong bồn tắm của mình. Nọc độc trong một
con sứa hộp có thể giết chết 60 người.
Nhiều nhà giải phẫu thần kinh cho rằng biện pháp đối phó với nọc độc của sứa là dùng
dấm, nước tiểu. Thay vì làm việc đó, điều tốt nhất bạn nên làm khi bị sứa tấn công là nên ra khỏi
vùng nước có loài sinh vật này, rửa vùng da bị sứa tấn công bằng nước muối. Nước mặn sẽ làm
các tế bào chứa nọc độc tạm ngưng hoạt động. Trong khi nước ngọt sẽ làm nó được kích thích
hoạt động trở lại. Và cách tốt nhất để loại bỏ những tế bào độc này trên da là dùng một chiếc thẻ
tín dụng cạo lên vùng da đang bị tổn thương.
Khi bị sứa cắn thì các bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu vết cắn như sau:
Rửa vùng da bị sứa cắn với giấm
Nếu xúc tu của sứa vẫn còn dính trên da, có thể gỡ bằng nhíp hoặc bằng tay đã đeo găng
Ngâm vùng da bị cắn vào trong nước ấm (40-45oC) trong vòng 20-40 phút
Có thể bôi kem chứa corticoid hoặc uống thuốc kháng histamin nếu cảm giác ngứa và sưng
phù nhiều
Tiếp tục theo dõi vết cắn những ngày sau đó, nếu vết cắn không thuyên giảm thì các bạn
nên nhanh chóng đến khám bác sỹ

5. Phật Giáo Việt Nam


5.1. Đạo phật
Đạo Phật trên thế giới hiện có hai truyền thống lớn, đó là Phật giáo Nam tông (Nguyên
thủy) và Phật giáo Bắc tông (Phát triển). Trong mỗi truyền thống lại có nhiều tông phái khác
nhau. Về căn bản lịch sử và giáo lý, các truyền thống và tông phái Phật giáo đều giống nhau,
song bên cạnh đó cũng có một số khác biệt. Đặc điểm của Phật giáo VN là dung hội cả hai
truyền thống Phật giáo lớn của thế giới với nhiều tông phái, hệ phái khác nhau.
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI TCN; người sáng lập là Đức Phật: Tên
thật là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Thích Ca, là thái tử Sidharta. Ông sinh năm 624 TCN, vào lúc
ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong
XH. Nỗi bất bình của thái tử với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình
thành một tôn giáo mới.
Sidharta rời nhà năm 29 tuổi, được gọi là Sakia Muni (Thích Ca Mầu Ni = hiển nhân dòng
họ Thích Ca). Sakia Muni tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng những điều
thu được K làm ông thỏa mãn. Ông rủ 5 người bạn đến vùng Uruvela (gần thị trấn Gaya – sau
này các sách thường ghi là ông đến núi Tuyết Sơn), tu khổ hạnh suốt 6 năm ròng mà chẳng ích
lợi gì. Thấy mình đã tu sai đường, ngài liền ăn uống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây pipal
lớn, lấy cỏ làm nệm ngồi tập trung suy nghĩ. Sau một thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm), tư
tưởng ngài liền trở nên sáng rõ, ngài đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sinh,
thấy được điều mà bấy lâu nay tìm kiếm.
Ngài liền đi tìm 5 người bạn đã cùng tu khổ hạnh trước đây để giác ngộ cho họ, rồi cùng
với họ trong suốt 40 năm còn lại của cuộc đời đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá
những tư tưởng của mình. Từ đó, người đời gọi Ngài là Buddha (= Bậc Giác Ngộ, phiên âm
tiếng Việt là Bụt, Phật). Cây pipal, nơi Ngài đã ngồi tu luyện, được gọi là cây bodhi (bố đề) và trở
thành biểu tượng cho sự giác ngộ Đức Phật qua đời năm 544 trCN), thọ 80 tuổi.
Ngài sinh ra k phải là thần thánh, Ngài là một con người, rời khỏi gia đình đi tìm con đường
thoát khỏi đau khổ thế gian, sau đó Ngài lại hướng dẫn lại cho mọi người con đường đó. Phật là
một quả vị, hay có thể nói là một danh hiệu dành cho các vị giác ngộ tuyệt đối, vì vậy nên có
nhiều vị được gọi là Phật. Có vị tồn tại trong lịch sử như Phật Thích Ca, có vị được biết đến chỉ
trong kinh điển như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc... và chưa ai gặp ngoài đời cả.
Một số quan niệm:
Đi lễ chùa: được xem là truyền thống văn hóa từ lâu đời của người dân VN. Tuy nhiên lại
có rất nhiều người đến chùa Lễ Phật với mong ước Đức Phật sẽ mang lại nhiều may mắn, tiền
tài, nhà cửa hoặc con cái... Nhưng thực ra đây là một quan niệm K đúng với lời dạy của Phật.
Đức Phật chỉ hướng dẫn con người tự thoát khổ chứ K hề ban phát sự sung sướng. Muốn được
hạnh phúc, các tốt nhất là nghiên cứu con đường Phật để lại rành rành qua Tứ Diệu Đế, K nên
mang xôi gà, hoa quả đến cầu Phật ban phước làm chi.
Mục tiêu của đạo Phật: K phải là cõi thiên đường hay Cực Lạc, mà là thoát hết đau khổ,
phiền muộn. Tất nhiên đó là một công trình vĩ đại trải qua thời gian vô cùng lâu dài, chứ K thể
trong một kiếp người vài chục năm đã đạt được ngay. Ngay cả Đức Phật cũng phải trải qua
nhiều kiếp sống thực hành liên tiếp chứ chưa nói đến người bình thường.
Ăn chay: chỉ là một việc làm được khuyến khích chứ K phải là một loại quy định cấm kỵ
trong đạo Phật, khi còn sống, Đức Phật cũng ăn mặn chứ K ăn chay. Trong đạo Phật chỉ cấm
người tu hành sát sinh hại vật, còn việc ăn chay nếu có điều kiện thuận lợi thì mới thực hiện.
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi ốm bệnh, các nhà sư cũng cần
ăn mặn để có sức khỏe chứ K thể miễn cưỡng ăn chay.
Tụng kinh, niệm Phật: là phương pháp tu hành phổ biến ở các chùa, nhất là ở miền quê.
Trong đó mọi người cố gắng để tụng các bài kinh cho thuộc nằm lòng, đọc lên cho hay mà có khi
chẳng tìm hiểu nghĩa. Bên cạnh đó, việc liên tục đọc “Nam mô Ai Di Đà Phật” cũng được coi là
một công đức, điều này khiến giới trẻ cảm thấy hồ nghi và K hứng thú với đạo Phật. Thực ra,
chữ “niệm” ở đây có nghĩa là nhớ, giống như trong chữ tưởng niệm, hoài niệm. Niệm Phật hay
thường xuyên nhớ đến Phật là phương pháp hiệu quả giúp tâm trí chúng ta bình an và sáng
suốt. Do vậy, niệm Phật thực ra chú trọng ở nội tâm chứ K phải ở hình thức như nhiều người
vẫn nghĩ.
Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ K hề nói đến định
mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác thì gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt thì gặt quả an vui - chứ
K phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4
giai cấp của Bà-la-môn giáo.
Những đặc điểm của Phật giáo VN
Tính tổng hợp, đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp
Khi vào VN, hệ thống chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ các
vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến của chùa VN là “tiền Phật
hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh, các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ
trong chùa. Có những chùa có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như K chùa nào là K để
bia hậu, bát nhang cho các linh hồn, vong hồn đã khuất.
Chùa phía bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy chục pho tượng Phật,
bồ-tát, la-hán của các tông phái khác nhau. Riêng tượng Phật Thích Ca cũng đã có tới 5 dạng. Ở
phía nam, Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình thức tiểu
thừa (thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lí Đại thừa, bên cạnh tượng Phật
Thích Ca lớn thì vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
Phật giáo VN tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo: Phật giáo
VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng vào VN, Phật
giáo trở nên rất nhập thế. Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong
những việc hệ trọng. Năm 971, vua Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng
thống. Thời Trấn, các sư Đa Bảo, Viên Thông… đều tham gia chính sự. Sự gắn bó đạo-đời K chỉ
thể hiện ở việc các nhà sư tham gia chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc
đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người là vua quan đương nhiệm.
K phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn
(một trong “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
Vẫn với truyền thống gắn bó đạo với đời, đầu thế kỉ XX, Phật tử VN hăng hái tham gia vào
các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan Bội Châu và đám tang Phan Châu
Trinh). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử miền Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi
hòa bình và độc lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản đối nền độc
tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè
năm 1963.
Khuynh hướng thiên về nữ tính – đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp.
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang VN biến thành Phật Ông – Phật Bà. Bồ
tát Quan Thế âm đã được biến thành Phật Bà Quan âm với nghìn mắt nghìn tay (hình 6.15) – vị
thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan âm Nam
Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là
“Mẹ Pựt Xích Ca”)! Người VN còn tạo ra những “Phật Bà” riêng của mình: Đứa Con gái nàng
Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là phật Tổ VN, bản thân bà Man trở thành Phật
Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính (tượng bà trong các chùa
thường gọi là “Quan âm tống tử” – bị người ta gán con cho), Phật bà chùa Hương (= Bà chúa ta
= Quan Âm Diệu Thiện). Lại còn rất nhiều các bà bồ-tát như bà Trắng chùa Dâu (hình 6.18), các
thánh mẫu…VN có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu, chùa Bà
Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà:
Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
Chùa hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi vậy mới có
cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội chùa vui, cửa chùa rộng mở, cho
nên cũng là nơi chở che cho bao đôi gái trai tình tự như trong truyện thơ nôm Phan Trần hay
trong câu ca dao: Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
Tính linh hoạt
Ngay từ đầu, người VN đã tạo ra một lịch sử Phật giáo riêng cho mình: Nàng Man, cô gái
làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật Mẫu; đứa con
gái của nàng hóa thân vào đá mà trở thành Phật Tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn có đầu óc thiết thực, người VN coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi
chùa: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù-đồ, K bằng làm
phúc cứu cho một người. Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu cho
bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu (ca dao); đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật: Phật
trong nhà K thờ đi thờ Thích Ca ngoài đường (tục ngữ).
Vào VN, đức Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống có khả
năng cứu giúp mọi người (K chỉ Phật tử!) thoát mọi tai họa: Nghiêng vai ngửa vái Phật, Trời,
Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi
(hệ thống chùa Tứ Pháp); ban cho người hiếm muốn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả
nếp vô chùa, thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh năm
làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ Phật và hái lộc vào lúc giao thừa); cứu độ cho người chết và giúp
họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và làm lễ tiễn đưa người chết). Muốn giữ cho Phật ở
mãi bên mình, người VN có khi phá cả giới luật Phật giáo. Có nơi, do muốn buộc ông sư gắn bó
với làng mình để giữ chùa, cúng lễ, dân làng đã tổ chức cưới vợ cho sư, khiến cho ngôi chùa
gần như trở thành một gia đình! (Thích Thanh Từ, 1966).
Tượng Phật VN mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà
mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to béo, hình 6.19), ông Bụt Ốc (Thích Ca
tóc quăn)… Nhiều pho tượng Phật được tạc theo lối ngồi K phải trên tòa sen mà là chân co chân
duỗi rất thoải mái, giản dị (Tuyết Sơn, Phật Bà chùa Hương). Trên đầu Phật Bà chùa Hương
(xem hình 6.17 ở trên) còn lấp ló cả lọn tóc đuôi gà truyền thống của phụ nữ VN.
Ngôi chùa VN được thiết kế theo phong cách nhà cổ truyền với mái cong có ba gian hai
chái, năm gian hai chái…Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen thanh
thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực (no đủ và đông
đúc).
Cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ hai ở mỗi làng.
Người dân đi bất kì đâu lỡ độ đường đều có thể ghé chùa xin nghỉ tạm hoặc xin ăn. Thành ngữ
của chùa có nghĩa là “của công”; từ đó mà sinh ra các lối nói: làm chùa (K được trả công), ăn
chùa, học chùa (K trả tiền)…
Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà (thờ cúng tổ tiên) đã tạo
nên Phật giáo Hòa Hảo, còn gọi là Đạo Hòa Hảo, mà giáo chủ là Huỳnh Phú Sổ.
Huỳnh Phú Sổ (1919-1947) quê ở làng Hòa Hảo (nay thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang).
Ông thuở nhỏ thường lên miếu Tà Lơn trên núi học hành tu đạo. Ngày 18-5 năm Kỷ Mão (tức 4-
7-1939) ông đứng ra khai đạo. Tên gọi “Hòa Hảo” vừa chỉ địa danh quê ông, lại vừa nói lên tinh
thần hiếu hòa và giao hảo. Năm 1946 đạo Hòa Hảo có trên 1 triệu tín đồ; đến nhưng năm 70 số
tín đồ lên tới trên 2 triệu người (theo tài liệu của Ban Tôn giáo CP). Đạo Hòa Hảo từng có cơ
quan ngôn luận là tạp chí Đuốc từ bi và xuất bản bộ kinh Sấm giảng thi văn toàn bộ. Hàng trăm
thư viện của trên 30 quốc gia có lưu trữ kinh sách, báo của đạo.
Đạo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản, rồi kết hợp với đạo của dân tộc thờ ông
bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ ân (ơn): Ơn tổ tiên cha mẹ, ơn đất nước, ơn tam bảo, ơn đồng bào
và nhân loại. Trong bốn ơn, ơn tam bảo đứng hàng thứ 3, còn ơn cha mẹ được xếp hàng thứ 1.
Đạo Hòa Hảo rất chú trọng giáo dục tinh thần dân tộc, ý thức chống ngoài xâm (ơn đất
nước): “Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ, sống ta phải nhờ đất nước quê hương. Hưởng
những tấc đất, ăn những ngọn rau… ta có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng
giày đạp. Ráng nâng đỡ xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo và làm cho được trở nên cường
thịnh. Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc
gia mạnh giàu mình ta mới ấm”. Đạo Hòa Hảo K chủ trương nghi lễ rườm rà: Tín đồ Hòa Hảo
cúng Phật K có gì khác ngoài đèn hương, nước lã và hoa; K thờ tượng, K cúng bằng cá thịt,
vàng mã,… người tu tại gia có 3 nơi thờ phụng là bàn Thông Thiên thờ Trời (ngoài sân) với bàn
thờ Ông Bà và bàn thờ Phật (trong nhà). Nhưng ngay cả điều này cũng K nhất thiết.
Với giáo lí và cách hành đạo như trên, đạo Hòa Hảo chủ trương K có hàng giáo phẩm và
hệ thống tổ chức của đạo. Sau này, khi đạo phát triển mạnh, những người đứng đầu mới lập ra
các ban trị sự từ trung ương đến cơ sở; có những thời kì, do có tham vọng chính trị lớn, họ còn
lập ra lực lượng vũ trang và đảng phái chính trì riêng.

6. Hiện tượng “tán cây nhút nhát” - crown shyness


Ở một số khu rừng nhất định, nếu ngước lên cao bạn sẽ thấy một mạng kẽ hở được tạo ra
từ rìa ngoài của các tán cây. Chúng như một trò chơi ghép hình, những cành cây đã phát triển
vừa đủ để gần tiếp xúc nhưng k chạm vào nhau. Hiện tượng này được gọi là "tán cây nhút nhát".
Hiện tượng này không phải lúc nào cũng xảy ra và các nhà khoa học cũng không biết tại
sao nó lại xảy ra. Các bằng chứng cho thấy hiện tượng này xảy ra phổ biến ở các cây cùng tuổi,
đặc biệt ở những cây cùng loài. Tuy nhiên hiện tượng này có thể xảy ra tại bất cứ khu rừng nào.
Một số người cho rằng 'tán cây nhút nhát' xảy ra là để hạn chế sự phát triển của những sâu bọ
có hại. Trong khi đó một số ý kiến cho rằng đây là cách các cây bảo vệ lẫn nhau, giúp các cành
cây không bị gãy trong những trận gió lớn.
Ngoài ra thì hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở bộ rễ nữa.

7. Biên giới Mỹ - Canada, nơi cây K thể mọc


Biên giới Mỹ - Canada dài nhất thế giới. Nó trải dài 8.891 km từ Maine đến Alaska, đi qua
đất liền, biển và những vùng hoang dã còn nguyên sơ. Nếu đọc đến "nguyên sơ", bạn có thể
nghĩ con người sẽ để nó là 1 đường kẻ vô hình trên bản đồ, phó mặc cho tự nhiên. Nhưng bạn
có thể lầm. Hàng năm, 1 người Mỹ đóng thuế trung bình 0,5 cent cho Ủy ban Biên giới Quốc tế
(IBC) vì 1 mục đích duy nhất: phá từng cm rừng mọc lên trên biên giới với Canada. Với 1,4 triệu
USD, IBC đảm bảo rằng đường phân chia lãnh thổ này K bao giờ vô hình.
Còn được biết đến với cái tên "the Slash" (đường cắt), vùng K cây này rộng 6 m, chạy qua
mọi thứ nằm giữa Mỹ và Canada - từ những hòn đảo hẻo lánh nhỏ hẹp cho đến núi đồi. Phần
lớn đường biên giới này xa xôi đến mức K bao giờ có khách ghé thăm, trừ gấu hoang. Tuy nhiên
nó vẫn được đại tu 6 năm 1 lần bằng bàn tay lao động của con người.
Theo IBC, ban đầu cây cối bị chặt đi với 1 mục đích duy nhất là để "người bình thường biết
rằng họ đang đứng trên biên giới". Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1800, khi vùng đất phía
tây của biên giới Mỹ - Canada được đặt ở đường vĩ tuyến 49. Cây cối trên "the Slash" bị chặt đi
để đánh dấu, và hơn 8.000 cột mốc biên giới cũ bị phá dỡ - phần lớn vẫn còn đứng song song
với biên giới hiện tại.
Đáng tiếc là những năm 1840 chưa có hệ thống định vị GPS, vì vậy đường biên giới bị
đánh dấu theo lối zig-zag, lệch về phía bắc hoặc nam so với vĩ tuyến 49 khoảng 90 m.
Dù K phải là 1 đường thẳng hoàn hảo,tận mắt nhìn thấy "the Slash" vẫn là mục tiêu của
hàng nghìn người đam mê địa lý trên thế giới. Cách đơn giản nhất là mở Google Maps, phóng to
về phía biên giới Mỹ-Canada và chuyển sang chế độ vệ tinh. Những ai muốn trải nghiệm chân
thực hơn có thể đến Newport (bang Vermont, Mỹ) và lên 1 du thuyền rong ruổi dọc đường biên
giới.
1 cách khác để ngắm nhìn "the Slash" là ghé thăm công viên Waterton-Glacier International
Peace, đi bộ trên cung đường mòn ngắm cảnh Pacific Crest Trail (PCT) hoặc Continental Divide
National Scenic Trail (CDT) đến Canada.

8. Đền chùa lớn ở Việt Nam (Từ Bắc vào Nam: Thờ ai và câu chuyện xung quanh)

9. Văn hóa, tập tục ở Việt Nam

10. Khái quát Lịch sử Việt Nam

11. Khái quát Mỹ Thuật Việt Nam

12. Ngôn ngữ Việt Nam

13. Du lịch Việt Nam (Vùng miền->tên địa danh->câu chuyện xung quanh)
14. Âm nhạc (nhạc cụ, nhạc lý cơ bản)

15. Nỗi ám ảnh chân to


Mình là một đứa có cơ địa hình quả lê. Thân trên nhỏ, thân dưới to, đặc biệt là chân. Nỗi
ám ảnh về chân với đùi từng khiến mình chỉ dám mặc quần ống rộng. 📷📷📷
Nhưng cơ địa không được xịn như các bạn thì phải phấn đấu. Sau đây là 1 số tips của
mình.
- Tránh đi giày cao gót nếu không cần thiết, nó không chỉ làm hỏng cấu trúc xương mà còn
tạo áp lực lớn khiến bắp chân bị to.
- Chạy bộ không làm to chân, trừ khi bạn nạp thừa mức calo cho phép.
- Giảm cân toàn thân thì sẽ giảm cả chân.
- Tránh tập các bài phải dồn lực vào chân quá nhiều.
- Chú trọng các bài thuộc nhóm cơ khác nhưng lại tác động đến chân, ví dụ như tập mông
với mini band.
- Trước khi đi ngủ hoặc lúc nằm trên giường, gác chân lên tường để máu lưu thông tốt hơn,
lưu ý ép sát mông vào tường, chân dựng thẳng.
- Khi tập, cơ có thể bị sưng lên gây ra cảm giác chân bị to, nhưng đừng sợ, cơ nguội tầm
2.3 ngày là sẽ về trạng thái ban đầu và nhỏ dần.
- Nếu chân không dài, cố gắng tập chân nhỏ và mông cao để kéo dài tỉ lệ cơ thể.
- Nói chung chân tay giảm mỡ thì trông người sẽ cao hơn, nên lựa chọn là ở bạn.

16. Tàu Titanic


Titanic, siêu du thuyền được ngợi ca là "không thể chìm", đã gặp nạn khi đâm phải một
tảng băng trôi, khiến 1.514 người chết vào ngày 14 và 15/4/1912 và chỉ có 700 người được cứu
sống.. Là con tàu lớn nhất thời điểm năm 1912. khi đang trên đường đi từ Anh đến Mỹ, vì tàu va
phải tảng băng trôi dài khoảng 0,52km, nhô cao hơn 30 m so với mặt biển và nặng khoảng 1,5
triệu tấn.
Liệu vụ hỏa hoạn từ trước khi xuất xưởng có thực sự là nguyên nhân khiến “con tàu không
thể chìm” mãi mãi nằm dưới lòng Đại Tây Dương?

17. VINTAGE và RETRO là gì?


Ngày nay, bạn dễ dàng bắt gặp tên những cửa hàng quần áo, những quán cà phê, những
cửa hàng nội thất... gắn liền với hai từ này. Điểm chung của những thương hiệu này là đều
mang hơi thở cổ điển và đầy hoài niệm.
VINTAGE
Vintage được dùng lần đầu vào thế kỷ 15, bắt nguồn từ từ “vendage” Pháp, được dùng để
chỉ những bình rượu lâu năm. Sau đó người ta sử dụng nó để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít
nhất 50 năm – vintage car, và ngày nay thì khái niệm "Vintage" thường được gắn với những bộ
quần áo đã qua sử dụng, những mặt hàng nội thất, trang trí nhà cửa lâu năm mang hơi thở cổ
điển. Một số người sử dụng định nghĩa "Vintage" cho đồ cổ và đồ dùng đã được sử dụng dù
chúng mới 5 năm tuổi hay đã 500 năm tuổi, nhưng thực ra để gọi là Vintage, thì những đồ dùng
này phải được tạo ra cách đây 20 - 100 năm (hơn 100 năm thì gọi là antique).
Vintage đề cập đến độ tuổi của mặt hàng. Một chiếc váy sẽ chỉ thuộc phong cách Vintage
nếu năm sản xuất của nó là từ 20 năm trước (hoặc sớm hơn). Bởi vậy một món đồ có được gọi
là Vintage hay không phụ thuộc vào thời gian nó được tạo ra chứ không phải kiểu dáng.
RETRO
Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20 để mô tả những xu
hướng, những phong cách xuất hiện trong quá khứ. Đồ dùng theo phong cách Retro sẽ “tái hiện”
giống kiểu dáng thời kỳ cổ xưa kết hợp với phong cách mới mẻ hiện thời. Nó là từ rút gọn của
"retrospective" (hồi tưởng quá khứ) hoặc "retrospection" hay có nguồn gốc từ tiếng Latin
"retrospectus" có nghĩa là "ngược trở lại." Không hẳn dập khuôn toàn bộ hơi thở quá khứ, phong
cách Retro hòa trộn giữa những điều mới mẻ của hiện tại và hoài cổ của giai đoạn trước kia.
Tóm lại, Retro và Vintage có phải là một hay không? Câu trả lời là: Không.
Khác với phong cách Vintage là phong cách mà người ta đam mê và sử dụng những trang
phục cũ còn lưu giữ từ quá khứ, phong cách Retro không đề cập đến thời gian quần áo được
sản xuất. Thay vào đó, trào lưu Retro nhấn mạnh đến kiểu dáng thiết kế theo hơi hướng cổ điển
của các thời kì trước đây, là những thiết kế mới được “tái hiện” giống kiểu dáng thời kỳ cổ xưa
kết hợp với phong cách mới mẻ hiện thời. Một chiếc váy Vintage sẽ có chất liệu cũ xưa và mang
dấu ấn thời gian, trong khi đó, một chiếc váy Retro mang theo sự trở lại của thời trang thập niên
70 là sự xuất hiện của họa tiết hoa, bao gồm cả họa tiết hoa li ti nhã nhặn, nhẹ nhàng cho tới
họa tiết hoa to, màu sắc nổi bật.
Trên thực tế, hai khái niệm này được nhiều người sử dụng lẫn lộn, chỉ cần mang phong
cách cổ xưa, hoài niệm, thì đều có thể gọi là Vintage hoặc Retro. Tuy có những đặc điểm giống
nhau như vậy, nhưng cả Vintage lẫn Retro đều có đặc trưng và dấu ấn riêng của mình, đồng thời
là niềm cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế nổi tiếng.

18. Mũ bảo hiểm cơ bản


Nón nửa đầu (còn gọi là nón 1/2, Half-Face)
Là loại nón chỉ che một nửa đầu phía trên, chúng rất phổ biến trên đường phố Việt Nam.
Đây là loại nón có tính chất bảo vệ thấp nhất do nó chỉ che chở được nửa phần đầu phía trên
của chúng ta. Các vùng khác như sau ót, vùng mặt, tai và cằm đều có thể bị tổn thương nặng nề
khi gặp tai nạn. Tuy nhiên loại nón này lại rất được ưa chuộng bởi trọng lượng nhẹ, thông
thoáng và có kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để mang theo.
Nón nửa đầu chỉ thích hợp để đi trong thành phố với tốc độ chạy xe chậm. Không thích hợp
để đi xa hay chạy xe với tốc độ quá nhanh. Loại nón này còn có ưu điểm là có thể dùng với tai
nghe có dây, tai nghe Bluetooth vì vùng tai của người đội không bị che kín.
Nón 3/4 đầu (Open-Face)
Nón 3/4 có nghĩa là nó che chở được 3/4 cái đầu của chúng ta, bao gồm đỉnh đầu, sau ót
và 2 tai của người đội. Với tỷ lệ bao phủ lớn hơn nón 1/2 nên tất nhiên là nó sẽ bảo vệ đầu
chúng ta được tốt hơn. Đa số các nón 3/4 đều có kính chắn gió lớn ở phía trước nên nó cũng có
tác dụng ngăn không cho gió táp vào mặt của người lái. Tuy nhiên khi chẳng may gặp tai nạn thì
nó sẽ không bảo vệ vùng cằm của mem được.
Loại nón này thích hợp cho người hay đi xa nhưng vẫn thường đi lại trong thành phố,
chúng không quá cồng kềnh như loại nón trùm kín đầu và cũng khá thông thoáng như loại nón
1/2. Do loại nón này trùm kín tai của người đội nên có thể bạn sẽ rất khó khăn nếu có ý định
dùng chung với các loại tai nghe có dây hoặc không dây.
Nón trùm kín đầu (Full-Face)
Đây là loại nón bảo vệ tốt nhất cho người đội vì nó sẽ phủ kín đầu của chúng ta, bao gồm
cả vùng mặt và cằm. Chính vì vậy mà nó khá bất tiện khi đội trong thành phố vì kích thước to,
nặng, cồng kềnh và kém thông thoáng. Việc bổ sung phần bảo vệ cằm là rất quan trọng bởi vì
theo nghiên cứu cho biết, 35% số vụ tai nạn xe máy làm cho vùng cằm của người lái bị tổn
thương rất nặng nề.
Nhiều người cho rằng đội nón này nóng và hầm, tuy nhiên đa số các nón Full-Face (FF)
hiện nay đều được thiết kế hệ thống lưu thông khí khá tốt nên không còn cảnh vừa đội nón vừa
đổ mồ hôi nữa (trừ khi bạn chạy xe quá chậm giữa trời nắng chang chang). Hiện nay, để đáp
ứng nhu cầu đi phượt, đi tour của anh em mô tô, các hãng sản xuất MBH cũng cho ra đời nhiều
loại nón FF có chất lượng tốt đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, trọng lượng nhẹ
(khoảng 1kg) chứ không đến nỗi quá to và cồng kềnh.
Phía trước nón FF luôn có một cái kính to dùng để che chắn (visor). Kính này có thể chống
nắng hay chống tia cực tím, tùy loại. Một số nón còn ưu ái trang bị thêm một kính Visor nhỏ thứ
hai nằm phía trong nón, ngay trước mắt người đội, có thể kéo lên hạ xuống dễ dàng để tăng
cường khả năng chống chói của nón.
Nón Modular (Flip-up)
Đây là loại nón kết hợp giữa nón FF và nón 3/4. Về cơ bản thì nó là một chiếc nón FF có
phần bảo vệ cằm đầy đủ. Tuy nhiên nó đặc biệt ở chỗ phần bảo vệ cằm có thể được kéo lên qua
khỏi đầu, biến chiếc nón lại thành 3/4 khá tiện lợi.
Nón "cào cào" (Off-road, Motocross)
Là loại nón dùng trong các cuộc đua xe địa hình trên những chiếc xe cào cào (Motocross).
Chúng rất giống nón FF nhưng có vành lưỡi trai và phần bảo vệ cằm dài hơn nhiều dùng để che
nắng tốt hơn và chống đất đá bay vào mặt hay miệng của người lái. Do tính chất của đua xe địa
hình là chạy trên các đoạn đường sình lầy, đất xấu, nhiều sỏi đá nên người ta phải thiết kế như
vậy để bảo vệ tối đa vùng mặt của người đội nón.

19. NGHỀ MARKETING


Vẫn bắt đầu từ 1 câu hỏi: "EM MỚI RA TRƯỜNG MUỐN THEO ĐUỔI NGHỀ MARKETING
NHƯNG KHÔNG BIẾT BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?".
Và thường sẽ nhận được những câu trả lời như:
- Em nên ra đời trải nghiệm nhiều vào rồi sẽ có kinh nghiệm.
- Đọc sách đi em ơi
- Tham gia khoá học bên trung tâm ABC có thầy XYZ dạy thực chiến rất tốt.
- Về với đội anh không cần kinh nghiệm, chỉ cần thái độ anh sẽ đào tạo từ đầu hết, nhưng
cam kết làm cho anh tối thiểu 2 năm.
- Học chạy ads đi bạn ơi, inb mình nhé.
Đấy là những câu trả lời điển hình mà mình thường thấy khi các em sinh viên hỏi trong các
group Marketing/Kinh Doanh/Khởi nghiệp.
Thật ra mà nói những câu trả lời trên cũng đã rất quý cho các em, vì chí ít người ta cũng
dành vài s cuộc đời mình để comment vào status của các em. Nhiều anh/chị nhiệt tình còn trả lời
chuyên sâu hơn khi các em ấy cần.
Mình sẽ đi theo từng từ khoá nhé.
ĐỌC - TẬP - HỌC - ĐI - NGHE
PHẦN 1: ĐỌC
#1 ĐỌC SÁCH
Thường thì tâm lý sinh viên mới ra trường làm gì có tiền mà tham gia những khoá học chục
triệu phải không? Nên đọc là phương pháp ít tốn kém nhất để theo đuổi sự nghiệp nghề Mar.
Vậy bạn sẽ đọc những gì? ĐỌC SÁCH (mình đề xuất bên dưới lun để các bạn dễ hình dung, tuy
nhiên đây chỉ là ngụ ý của riêng mình nên có thể không phù hợp với bạn, vì vậy hãy loại nó ngay
trong não nếu cảm thấy không cần thiết nhé nhé).
Chuyên đề: Marketing
Nguyên lý tiếp thị - Philip Kotler
Thấu hiểu tiếp thị từ A - Z - Philip Kotler
Tiếp thị 4.0 - Philip Kotler
22 Quy luật bất biến trong Marketing - Al Ries và Jack Trout
Marketing giỏi phải kiếm được tiền - Sergio Zyman
Chuyên đề: Branding (Thương hiệu)
Định Vị - Cuộc Chiến Giành Tâm Trí Khách Hàng - Al Ries và Jack Trout
How Brands Grow - Byron Sharp
Chuyên đề: Content (làm Marketing thì nên có kỹ năng viết)
Content hay nói thay nước bọt
Làm bạn với hình làm tình với chữ - Bút Chì
Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo - David Ogilvy
Thôi Miên bằng ngôn từ - Joe Vitale
Chuyên đề: Graphic Design (Marketing biết chút thiết kế như hổ mọc thêm cánh)
Xấu thế nào - Đẹp ra sao - RiO Book
Nhận diện thương hiệu - RiO Book
Chuyên đề: tâm lý ứng dụng trong Mar.
Những đòn tâm lý trong thuyết phục - Robert B. Cialdini
Hiệu ứng chim mồi - Hạo nhiên, quốc khánh
Tư duy nhanh chậm - Daniel Kahneman
Chuyên đề: Khác
Đọc thêm truyện ngắn, sách phật giáo, tiểu thuyết để có thêm nhiều góc nhìn khác hơn
trong cuộc sống giúp ít cho việc tạo ý tưởng đồng thời văn vẽ tốt hơn.
Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Ngọc Tư
Murakami Haruki
Jack London
Nguyên Duy Nhiên
Thích Minh Niệm
Thích Nhất Hạnh
#2 ĐỌC TIN TỨC
Một trong đặc điểm dễ nhận dạng nhất của người làm marketing là rất nhaỵ thông tin và
tính cách con người thường là hướng ngoại. Nên điều này giúp cho cái marketer nắm bắt các
thông tin thị trường cực tốt như Cafebiz,...
Những bài viết dưới dạng tin chia sẻ của một số người trong ngành trên Group Facebook:
Group Tâm Sự iSocial
Group Digital Marketing
Group Content Marketing.
PHẦN 2: TẬP
#1 THỰC TẬP: Giai đoạn này chưa có kinh nghiệm nên khó xin được việc đúng ý, nên tốt
nhất là nên đi THỰC TẬP. Về vụ thực tập này thì mình có một số lưu ý nho nhỏ thôi:
Công ty lớn hay nhỏ không quan trọng, đừng nghe những anh lớn đi trước bảo rằng chỉ
nên vào những công ty nhỏ. Thật ra thì ở đâu cũng có cái hay để cho ta học. (Tips: tốt nhất là
vào Agency về Marketing, Branding mà học hỏi, lớn nhỏ đều ổn nếu được nhận).
Mục đích là đi thực tập nghĩa là phải trên tinh thần mình cần ngươi ta nên công ty có chính
sách tốt thì có lương cho sinh viên, ko có chính sách thì cũng đừng phàn nàn lương lậu. Miễn
sao truy bám được mục đích cuối cùng của việc vào đó.
Để xin được một vị trí thực tập thì ánh nhìn đầu tiên là rất quan trọng, nhưng có lẽ thời nay
việc gặp nhau chắc là những bước sau. “Ánh nhìn” ở đây có thể được hiểu là chiếc mail đầu tiên
cho nhà tuyển dụng, vì vậy nhớ viết cho chỉn chu nhất có thể. Xin đừng To nhà tuyển dụng từ
From cobenhutnhat@yahoo.com.vn, hoặc không viết tiêu đề email thậm chí không gõ chữ nào
thưa gửi trong body mail để người tuyển dụng biết được một “chút xíu” về ứng viên. Làm vậy thì
bạn rớt từ vòng cảm quan rồi nhé đừng hi vọng được tới vòng giữ xe.
Rồi mà nếu được hẹn phỏng vấn thì ngày đi PV nhớ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chỉn chu tí
nha. Tới trước ít nhất 15p để ngồi đợi nhé.
#2 TẬP NÓI:
Ủa? Nói mà cũng tập nữa hả? Vâng, khi mới bắt đầu vào nghề khi bạn chỉ là một con sếu
nhỏ thì tốt nhất bạn luôn mang theo bên mình 2 cụm chữ “CẢM ƠN”, & “XIN LỖI” khi đối mặt với
mọi sự việc.
Ai giúp mình, thương mình, giao việc cho mình thì nên cảm ơn họ một cách chân thành.
Bản thân làm sai, hoặc đôi khi không sai nhưng vẫn nên “Xin Lỗi” ( vì tuổi trẻ đôi khi bồng
bột lại có một cái tôi lớn nên thường khiến các bạn mắc sai lầm rất nhiều).
# 3 TẬP LUYỆN
Luyện viết: Nãy có nói ở trên mà phải không, làm marketing nên biết viết. Cái bạn viết ra có
thể là ý tưởng, có thể là câu chuyện, Status trên FB bất kể đó là gì xin hãy viết ra. Tin tôi đi sẽ có
lúc bạn rất cần kỹ năng này trong nghề Mar.
Gợi ý: 2 ngày viết 1 bài (bất kỳ chủ đề gì “chia sẻ quan điểm cá nhân”, “cách nói chuyện
của cô tám bán bún bò hay qua làm quán lúc nào cũng đông” “trà sữa quán A dở ẹc, về viết
review cho bà con ngay”).
Luyện đọc:
Nếu là mọt sách thì bỏ qua, còn nếu là người thường thì mỗi ngày đọc từ 10 - 30 trang thôi
(đừng chê ít nhé, quan trọng là đều - đúng - đủ).
Luyện thuyết trình:
Cái này thì chắc phải tập rồi vì làm Mar bắt buộc phải trình bày Plan, Idea của bản thân với
Ban Giám Đốc, Khách hàng v.v…
Gợi ý: Bật live stream lên nói bất kỳ chủ đề gì mình thích cho bạn bè nghe hoặc đứng trước
gương làm diễn giả vô địch thanh lịch nhất vũ trụ để diễn thuyết. Đôi khi tập phản biện hoặc nêu
ý tưởng trong các cuộc họp nội bộ v.v…
Luyện bắt Trend (xu hướng):
“Làm marketing là phải hợp thời, phải Real Time” để đi trước đối thủ.
Gợi ý: Xem báo thì biết thôi, còn không thì sử dụng Google Trend nhiều vào. Còn nhiều
cách nhưng trước mắt cứ tạm vậy đã.

20. BẠN ĐANG BÁN HÀNG CẤP ĐỘ NÀO?


Chúng ta thường nghĩ rằng bán hàng thì ai cũng bán được, kinh doanh buôn bán thì phải
bán thôi, đi xin một việc làm cũng là "bán mình" đó thôi. Vậy mà có người bán được giá cao, có
người bán giá thấp và có khi không bán được dẫn đến thất bại.
Bán hàng cũng có nhiều cấp độ, hãy thử xem bạn ở cấp độ mấy của khả năng bán hàng?
1. Cấp độ 1. Năn nỉ bán
Không cần phương pháp, kỹ năng gì cả, cứ gặp khách hàng thì năn nỉ bán thôi. Chị mua
dùm em, cô mua dùm con....cấp độ này người ta bán sự thương hại, làm cho khách hàng mủi
lòng giúp đỡ, miễn sao đạt chỉ tiêu là được.
2. Cấp độ 2. Ép bán:
Có người mạnh mẽ hơn thì không năn nỉ bán mà là ép mua, áp lực người ta mua. Ăn vạ để
sản phẩm đó bắt người ta mua, hoặc hù dọa người mua chứ sắp hết hàng, hết khuyến mãi,
hàng hiếm, vé số sắp xổ rồi, balabala.....cách này cũng có hiệu quả nhất định của nó dành cho
những khách hàng yếu bóng vía cũng mua.
3. Cấp độ 3. Dụ dỗ gạ gẫm để bán:
Ở cấp độ này là người bán hàng có khoa ăn nói hơn để dụ dỗ người mua. Anh mua đi, chị
mua đi, tôi làm việc này là vì lợi ích của xã hội tốt đẹp hơn, vì giá trị lợi ích của anh chị, vì muốn
giúp đỡ bạn bè vv và vv.
Khi khơi gợi cảm xúc nhất thời của người mua cũng làm cho khách hàng quyết định bằng
cảm tính hoàn toàn để mua hàng. Khách hàng mua vì những lời ngọt ngào và có khi là giả dối
của người bán. Và người bán hàng cũng đạt được mục tiêu.
4. Cấp độ 4. Bán đặc tính sản phẩm:
Cấu trúc của một sản phẩm là FAB (Feature, Advantage,Benefit) hay FFB (Feature,
Function, Benefit) có nghĩa là đặc điểm thành phần cấu tạo nên sản phẩm, sự thuận tiện của sản
phẩm hoặc là công dụng của sản phẩm và cuối cùng là lợi ích sản phẩm. Đa số các quảng cáo,
tờ rơi hay nhãn sản phẩm đều viết về đặc tính sản phẩm, thành phần, hoạt chất hay nguyên liệu
sản phẩm.
Ví dụ: Laptop màn hình 13", ram 4G, ổ cứng 500G. Hay là chiếc xe này có thắng ABS, nội
thất abc, hay là cái bánh này nó có bột, đường, balabala.....
Cũng chính vì vậy mà nhiều người bán nói rất rành về các tính năng sản phẩm, thành phần
cấu tạo nên sản phẩm mà không bán được lợi ích của những tính năng đó.
5. Cấp độ 5: Bán lợi ích sản phẩm:
Người bán hàng có nghề là người am hiểu "linh hồn" của sản phẩm mình bán. Thực ra
khách hàng chỉ mua lợi ích của sản phẩm chứ ít biết nhiều về đặc tính sản phẩm.
Ví dụ: Chiếc xe có hệ thống thắng ABS thì công dụng của nó là chống bó cứng phanh,
không làm xe bị quay đầu, bị lật đổ ngã khi thắng gấp và quan trọng nhất là nó an toàn cho
người sử dụng, bảo vệ tính mạng của người trên xe. Hay là cao hơn nữa cái sản phẩm này nó
làm cho người sử dụng an tâm, sang trọng, đẳng cấp hơn....
Sản phẩm giá thành cao thì tập trung vào các lợi ích mang tính cảm xúc hơn như: cái áo
này, cái túi xách này thương hiệu nó làm cho người dùng sẽ sang trọng, đẳng cấp, thể hiện
được vị thế của người thành đạt....Cây viết Montblance giá 10 triệu thì bán sự đẳng cấp của nó
chứ không cần phải nói nó bền hay công dụng viết tốt.
Sản phẩm giá thấp hơn, phân khúc thấp thì tập trung vào lợi ích lý tính, hữu hình thấy được
như cái áo này bền hơn, mẫu mã đẹp, dễ mặc, giá rất mềm, dễ giặt mà có khuyến mãi nữa. Cây
viết bút bi Thiên Long 2000 đồng thì rẻ và viết rất tốt, công dụng vẫn là viết mà chỉ có 2.000
đồng.
6. Cấp độ 6. Không bán:
Cấp độ đỉnh cao nhất của bán hàng là bán như không bán, quảng cáo như không quảng
cáo, sản phẩm nó "tự chảy" vào thị trường mà ai nghe đến nó cũng thèm khát muốn được mua.
Ví dụ: Iphone là một sản phẩm mà biết bao người muốn có, từ người có thu nhập 3 triệu/
tháng cho đến đại gia. Hay bia Heineken cho dù ở quán cóc cho đến nhà hàng sang trọng đều
có mặt mà không cần phải tiếp thị, ai cũng muốn uống nó, để chai Ken trước mặt cho hoành
tráng...
Con người cũng vậy, có nhiều người phải đi xin việc là "bán mình" cho người sử dụng lao
động, nhưng cũng có người mà việc làm không hết vì người ta phải tìm, phải mời đến để làm
việc với mức lương rất cao. Nhiều người vẫn hay nói rằng giữa ông chủ và nhân viên là sự hợp
tác, điều đó đúng. Nhưng có người được mời đến hợp tác còn có người thì xin hợp tác mà
người ta không nhận.
21. 4 ĐIỀU KIỆN THEN CHỐT TẠO NÊN LỢI THẾ CẠNH TRANH BỀN VỮNG
Ngày hôm nay doanh nghiệp của bạn có thể dẫn đầu thị trường với sản phẩm "ngon", ngày
mai bạn vẫn có thể bị thay thế, vì đối thủ có tốc độ sao chép quá nhanh, năng lực thực thi quá
tốt. Vậy 4 điều kiện cần và đủ để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững là gì?
1. Tạo ra giá trị cho khách hàng
2. Hiếm
3. Khó sao chép
4. Doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thực thi

22. MẸO NHỎ GIÚP TĂNG HIỆU SUẤT CHO BẢN THÂN VÀ DOANH NGHIỆP
Bước 1: Tăng năng suất làm việc cho bản thân
1. Bắt đầu với chính bản thân mình
Nếu bạn muốn tăng hiệu suất doanh nghiệp, trước tiên hãy bắt đầu với chính ngày làm việc
của bản thân bạn. Nỗ lực khiến bản thân mình làm việc hiệu quả không chỉ góp phần thúc đẩy
năng suất công ty, mà còn giúp bạn biết đâu là phương pháp phù hợp để bạn áp dụng cho nhân
viên của mình.
2. Đặt deadline và nói với mọi người về thời hạn đó
Với những nhiệm vụ hoặc dự án mở không có thời hạn kết thúc rõ ràng, hãy tự mình đặt
một deadline để có động lực làm việc chăm chỉ hơn. Khi thông báo với người khác về deadline
tự đặt ra, bạn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn thành đúng deadline.
3. Làm việc trong khoảng 90 phút
Con người khác với máy móc: Máy móc hoạt động theo tuyến tính, còn con người hoạt
động theo chu kỳ. Để có một ngày làm việc hiệu quả và vận hành theo bản chất tự nhiên của con
người, bạn cần để tâm đến các chu kỳ Ultradian.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Bộ não con người có thể tập trung vào một công việc bất kỳ
trong khoảng 90 - 120 phút. Sau 90 phút, năng suất làm việc sẽ bắt đầu giảm xuống, chúng ta
cần một quãng giải lao khoảng 20 phút để phục hồi năng lượng và đảm bảo hiệu suất cao trong
phiên làm việc tiếp theo. Để tối ưu hóa năng suất, hãy chia ngày làm việc của bạn ra thành 4 - 5
phiên 90 phút, mỗi phiên hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định.
4. Nghỉ ngơi thường xuyên hơn
Các nghiên cứu cho thấy rằng: nghỉ ngơi trong quãng thời gian ngắn giúp duy trì sự tập
trung tốt hơn và ngăn cản sự suy giảm hiệu quả làm việc. Hãy tạm ngưng tập trung vào một
nhiệm vụ trong vòng 1 - 2 phút, khoảng 2 - 3 lần 1h, giúp bạn tập trung tốt hơn trong cả ngày dài
làm việc.
Bên cạnh đó, hãy tập thể dục ít nhất 1 lần trong ngày, dù đó chỉ là một vài cái chống đẩy
hay tập thể dục tại chỗ, chúng cũng giúp năng suất làm việc tốt hơn.
5. Tuân theo quy tắc 2 phút
Nếu một công việc hoặc nhiệm vụ chỉ mất 2 phút để hoàn thành, hãy làm nó ngay lập tức.
Bạn sẽ mất ít thời gian cho nó hơn, so với việc quay lại hoàn thành nó sau. Hầu hết công việc
mà bạn trì hoãn không khó để làm, bạn có đủ khả năng để thực hiện chúng, bạn chỉ đang né
tránh bắt đầu thực hiện vì một vài lý do nào đó. Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn,
lười biếng, với 2 nguyên tắc:
- Nếu công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút, hãy làm ngay: Có nhiều việc chưa tới 2
phút để làm nhưng vì thói quen trì hoãn nên công việc của bạn cứ dần chồng chất. Hãy tập thói
quen làm việc nhỏ ngay lập tức, nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút.
- Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút. Bạn không thể hoàn thành
mọi việc trong vòng 2 phút, nhưng để bắt đầu - chỉ cần 2 phút.
6. Tranh thủ các khoảng thời gian trống trong lúc chờ đợi
Trả lời email, xem lại danh sách việc cần làm, brainstorming, đọc lại tài liệu trước cuộc họp
là những công việc có thể tranh thủ khi bạn tận dụng thời gian chờ đợi, ví dụ như khi bạn ngồi
trên taxi di chuyển tới chỗ làm, hoặc đợi trong phòng chờ của bác sĩ.
7. Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo
Tất cả công việc bạn làm đều nên được hoàn thành càng nhanh càng tốt, sau đó tiếp nhận
feedback để chỉnh sửa, hơn là lãng phí thời gian cố gắng khiến nó hoàn hảo. Bạn sẽ thấy bạn có
thể hoàn thành các dự án nhanh hơn nhiều nếu bạn thực hiện chúng trong bốn hoặc năm "bản
nháp" thay vì cố gắng hoàn thành dự án ngay từ lần đầu tiên.
Bước 2: Tăng năng suất làm việc của nhân viên
8. Áp dụng những phương pháp tăng năng suất mà bạn sử dụng cho bản thân
Khi bạn đã áp dụng thành công những phương pháp tăng năng suất cho bản thân, bạn có
thể chọn những phương pháp phù hợp với mình và áp dụng nó cho bộ máy nhân sự.
- Có những giờ nghỉ ngắn trong ngày làm việc: bạn có thể tạo ra các hoạt động như chúc
mừng sinh nhật, tổ chức hoạt động nhóm hàng tuần, cùng ăn trưa hàng tuần…
- Ra quy định làm việc với email. Nếu nhân viên muốn có phản hồi ngay lập tức, họ nên gọi
cho nhau hoặc đến văn phòng của nhau. Mong đợi email được đọc ngay lập tức dẫn đến thói
quen kiểm tra email liên tục, làm lãng phí thời gian.
- Đặt deadline. Dù là dự án dài hạn hay dự án mở (không thời hạn), nhân viên của bạn sẽ
có nhiều động lực làm việc hơn nếu bạn đặt ra mục tiêu và deadline rõ ràng để họ đạt được
trong quá trình thực hiện.
- Cấp cho nhân viên quyền sử dụng phòng gym: Có một phòng gym ở văn phòng hoặc cho
nhân viên một thẻ thành viên tại phòng gym gần đó, có thể tăng năng suất làm việc của họ.
9. Cho phép nhân viên làm việc từ xa và giờ giấc linh hoạt
Việc hoàn thành công việc ở đâu và vào lúc nào, không quan trọng bằng việc hoàn thành
công việc trong bao lâu. Một nghiên cứu của Gallup đã chỉ ra rằng: những nhân viên được phép
làm việc từ xa gắn kết với công ty và làm việc trong thời lượng lâu hơn. Hãy cho phép nhân viên
của bạn làm việc linh hoạt tại thời điểm và nơi họ cảm thấy làm việc tốt nhất.
Tuy nhiên, hình thức làm việc từ xa phù hợp nhất nếu công ty của bạn đã có quy trình rõ
ràng, nhân viên biết rõ nhiệm vụ và mục tiêu cần đạt được của mình. Đối với các công ty start-up
đang trong quá trình xây dựng hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức, thì làm việc tập trung cùng
nhau sẽ là hình thức tốt hơn, giúp hạn chế sự xao nhãng, phân tâm, đảm bảo tính kỷ luật để đạt
hiệu quả cao hơn trong công việc.
10. Thể hiện sự trân trọng, ghi nhận thành quả của nhân viên
Hãy khen ngợi họ trong cuộc họp, trao thưởng nếu họ có kết quả làm việc tốt. Nếu nhân
viên của bạn làm thêm giờ, hãy ghi nhận công sức của họ. Nếu bạn thất bại trong việc tưởng
thưởng sự chăm chỉ của nhân viên, thì họ cũng không làm việc chăm chỉ như bạn mong muốn.
11. Tạo ra một văn hoá làm việc có trách nhiệm
Khi nhân viên được trao quyền tự chủ trong công việc và biết rằng họ sẽ nhận được
feedback để cải thiện, họ sẽ làm việc một cách tỉ mỉ hơn. Trao trách nhiệm cũng có nghĩa là đưa
cho nhân viên một định hướng rõ ràng về lộ trình phát triển của công ty, công việc của họ đóng
góp như thế nào vào sự phát triển đó. Nếu nhân viên hiểu được công việc của họ có ý nghĩa như
thế nào, thay vì chỉ là một con ốc nhỏ trong bộ máy khổng lồ, họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Gợi ý: Đưa ra phần thưởng về tài chính xứng đáng, tương ứng với mục tiêu rõ ràng là một
cách tuyệt vời để tăng sự gắn kết của nhân viên với công ty, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
12. Làm việc theo nhóm
Làm việc nhóm có thể cải thiện kết quả công việc, bởi một công việc được xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp này sẽ khiến nhân viên làm việc cẩn thận hơn, họ không
muốn cả team bị ảnh hưởng hoặc họ bị lép vế hơn so với những người trong nhóm. Ngoài ra,
làm việc nhóm cũng ngăn cản cảm giác cô lập khi nhân viên cảm thấy bị phớt lờ và không quan
trọng.
13. Tạo điều kiện cho nhân viên được làm những công việc đa dạng
Làm một công việc lặp đi lặp lại có thể khiến nhân viên của bạn nhàm chán. Đa dạng hoá
loại công việc, cách làm việc (ví dụ như làm việc độc lập/ làm việc nhóm) có thể khiến công việc
trở nên mới mẻ hơn, giúp nâng cao kỹ năng của nhân sự, đồng thời cho họ có cái nhìn toàn diện
về công ty khi được luân chuyển nhiều vị trí khác nhau.
14. Đầu tư vào việc đào tạo nhân viên
Đào tạo nội bộ vừa giúp chất lượng bộ máy nhân sự tốt hơn, vừa tạo cho nhân viên cảm
giác mong muốn “trả ơn” cho công ty. Hãy chú ý thường xuyên hơn tới những quản lý tầm trung,
họ là những nhân sự chủ chốt dẫn dắt team thực thi tầm nhìn doanh nghiệp thành hiện thực, vì
vậy những buổi huấn luyện về lãnh đạo cho đội ngũ quản lý sẽ trực tiếp cải thiện năng suất công
ty.
15. Cam kết với những cải tiến trong tổ chức
Để cải thiện năng suất làm việc, nhà lãnh đạo cần cam kết với sự thay đổi trong quy trình tổ
chức. Các bước cho việc cải tiến này như sau:
- Đặt ra một mức cơ bản: Nếu bạn là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thì tổng doanh
thu mỗi giờ làm việc là bao nhiêu? Các dịch vụ cơ bản mà bạn cung cấp là gì và chúng thường
mất bao nhiêu thời gian? Nếu bạn là doanh nghiệp sản xuất, mất bao lâu để sản xuất sản phẩm?
Nguyên liệu đầu vào của bạn có đang dư thừa, bạn có hàng tồn kho hay không? Số phần trăm
sản phẩm bị lỗi khi sản xuất lần đầu tiên là bao nhiêu?
- Xác định các mảng cần cải thiện: Ví dụ, bạn muốn giảm bớt số lượng sản phẩm bị lỗi
bằng cách tăng số lượng nhân viên, hoặc làm tinh gọn lại quy trình sản xuất. Bạn muốn tăng quy
mô doanh nghiệp, bắt đầu từ việc thay đổi cơ cấu phòng ban... Hãy xác định các mảng cụ thể
cần cải thiện, để từng bước đạt được mục tiêu dài hạn.
- Thiết lập quy trình thay đổi và xác định các chỉ số thành công: Quá trình này có thể mất
hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Bạn sẽ cần thử nghiệm các quy trình mới để xem chúng
có đang cải thiện các chỉ số đặt ra hay không.
- Đào tạo đội ngũ quản lý: Để một quy trình hoạt động, trước tiên bạn sẽ cần đào tạo người
quản lý của mình, bởi họ là người trực tiếp quản lý nhân viên triển khai nó.
23. Tàu Titanic

24. Tàu Titanic

25. Tàu Titanic

26. Tàu Titanic


27. Tàu Titanic

NANG THO
[C] Em, ngày em đánh [Em] rơi nụ cười vào [Am] anh
[Gm] Có nghĩ sau [C7] này em sẽ [F] chờ
[Dm] Và vô tư cho đi hết [G] những ngây thơ [Bb] [G]
[C] Anh, một người hát [Em] mãi những điều mong [Am] manh
[Gm] Lang thang tìm [C7] niềm vui đã [F] lỡ
[Dm] Chẳng buồn dặn lòng quên hết
[G] những chơ vơ
T-ĐK:
Ta [Am] yêu nhau bằng nỗi [G] nhớ chưa khô trên [F] những bức thư
Ta [Am] đâu bao giờ có [G] lỗi khi không nghe [F] tim chối từ
Chỉ [G] tiếc rằng
Chorus:
Em không là nàng [C] thơ
Anh [G] cũng không [E7] còn là nhạc [Am]sĩ mộng mơ
Tình này nhẹ như [Dm] gió
Lại trĩu lên tim ta [G] những vết hằn
Tiếng yêu này mỏng [C] manh
Giờ tan [Em] vỡ, thôi [Am] cũng đành
[Gm] Xếp riêng [C] những ngày [F] tháng hồn nhiên [Dm]
Trả [G] lại…
[C] [F] [G] [C]
[F] [C] [Bb] [G]

NEU ANH DI
HỢP ÂM (432) 3 (21) 3 X X XL
1. Một câu [G] nói [D] anh muốn chia [Em] tay
Em đã [C] biết sẽ [D] đau đớn như [G] vậy
Mà nước [C] mắt đó vẫn [D] rơi, không [Bm] thể ngừng [Em] lại
[Am] Tiếc nuối những gì cho cả [D] hai
2. Vì em [G] biết đã [D] có những sai [Em] lầm
Dù em đã [C] cố giữ lấy [D] anh đến vô [G] cùng
Và em đâu [C] muốn chúng [D] ta kết [Bm] thúc như [Em] vậy
Nhưng có [Am] lẽ đã [D] đến lúc buông [G] tay
ĐK: Nếu anh [C] đi trái [D] tim này buồn biết [Em] mấy
Dù biết trong [C] lòng còn [D] yêu còn thương lắm [Em] đấy
Nếu anh [C] đi hãy [D] cho em được [Bm] nói với [Em] anh một [C] lời
Dù tình ta vỡ [D] đôi, em vẫn yêu [Em] anh
3. Ngày chia [G] tay phố [D] quen có mưa [Em] rơi
Từng giọt mưa [C] mang theo những [D] yêu dấu xa [G] vời
Và em sẽ [C] cố bước [D] qua sẽ [Bm] sống tốt [Em] thôi
[Am] Hãy cứ tin [D] em đừng nghi [G] ngờ

THOI THANH XUAN DA QUA


[A] Em nhìn anh, mình [D] bật cười bên nhau
Lắng [E7] nghe đàn chim đã về trên mái [A] nhà
Một mai mình [F#m] già đi
Hàm răng thưa, nụ [D] cười thật nhăn nheo
Chúng [E7] ta sẽ về đâu hỡi [A] anh?

Về quê anh [F#m] đi em à


Vùng ngoại [D] ô cách rất xa
Ba mẹ [E7] anh ngày xưa cũng ở [A] đấy
Đồi xanh thơm [F#m] mát những lá trà
Trong lành [D] hát những khúc ca
Hương chiều [E7] quê nghe lúa thơm tình [A] ta

Anh sẽ xây ta một [F#m] căn nhà


Trước sân trồng [D] thêm rau cà
Ở [E7] đằng sau mình nuôi thêm hồ [A] cá
Em tưới hoa bên bờ [F#m] sông nhà
Đom đóm lung linh màn [D] đêm yên bình
Ta [E7] dạo thuyền quanh đom đóm bay thật [A] nhanh
ĐK:
Rồi khi hoàng [F#m] hôn em và anh, ta ra ngoài hiên [D] nhìn trời mây êm
Cắm [E7] thêm bình hoa và thêm chút bánh [A] trà
Bật lên tình [F#m] ca Ngô Thuỵ Miên đôi ta thường nghe những [D] ngày hè vô tư
Nào [E7] cầm tay anh, mời em nhảy với [A] anh

Nào ta cùng [F#m] xoay la là la


Xoay theo điệu valse, [D] xoay cha cha cha
Ta [E7] ta di ta, ta da da di [A] da

NANG DEM
HỢP ÂM C4 DD 3 – (21) DD C4 DD 3 3 (21) DD
[Gmaj7]Nắng trong veo hàng mi
Khẽ nhắm [F#m] mắt đung đưa tình tang
làn môi [Em] xinh nhẹ nhàng, mang [A7]đến cho tôi lạ [D]kì[Dmaj7 ] [D7]
[Gmaj7]Gió mơn man cỏ cây, và gió có [F#m]thấy tim tôi lẻ [B7]loi
[Em]chờ mội ngày tia [A7]nắng. kia chạm tim [D]tôi
[Gmaj7]Nắng ban mai còn chưa ló, cớ sao tôi vẫn nằm đó nhớ nhung
[F#m]chi nghiêng nghiêng bờ vai kia , đắp chăn bông nằm yên trong
sương [Em]sớm lạnh lùng[A7 ] rồi nhẹ nhàng khép đôi [D]mi mệt nhoài[Dmaj7 ] [D7]
[Gmaj7]Cớ sao tôi lại nhung nhớ, Cớ sao tôi lại ngu ngơ ngóng trông
[F#m]xa bao la màn đêm , Cớ sao tôi lại không nhận [Em]ra một
điều là Mùa [A7]Thu tình cờ đi [D]qua
Và rồi thu [Gmaj7]qua, đông [F#m]đến , lạnh lùng em [B7]bước đi
Để [Em]tôi một mình say [A7]đắm ánh dương [D]kia [Dmaj7 ]
[Gmaj7]Gió mơn man cỏ cây, và gió có [F#m]thấy tim tôi lẻ [B7]loi
[Em]chờ một ngày tia [A7]nắng kia chạm tim [D]tôi

FUNNY THINGS
1. -"Sao ngồi ăn cơm một mình thế kia?" -"Chứ nửa mình thì ăn kiểu gì?"
3. -"Cho cậu 100 triệu cậu cũng nhất định không chịu làm gì?" -"Trả tiền lại cho cậu."
4. -"Dạo này cậu b é o hơn đấy." -"Mình b é o chơi vài ngày thôi, còn cậu thì x ấ u cả đời."
5. -"Ngây thơ và giả nai khác nhau ở chỗ nào?"
-"Nhan sắc quyết định, xinh thì là ngây thơ, không xinh thì là giả nai."
8. -"Sao anh lại chen ngang bất lịch sự thế?" -"Vì tôi là người vô văn hoá."
9. -"Cậu có ý đồ gì thế?" -"Cậu đoán xem." -"Mình đoán ra rồi." -"Là gì?" -"Cậu đoán
xem."
16. -"Nếu một ngày anh nghèo túng thảm hại, em có chê anh không?"
-"Nói cứ như thể bây giờ anh không nghèo túng thảm hại ấy."
20. -"Phòng cậu có ai ngáy không?" -"Có chứ."
-"Thế cậu vẫn ngủ ngon à? -"Ừ, người ngáy là mình mà."
21. -"Mày không bằng cầm thú." -"Tao không bằng mày ở điểm nào?"
28. -"Mãi không có bạn gái, chẳng lẽ yêu cầu của mình quá cao sao?"
-"Đừng ngốc nữa, là người ta yêu cầu cao đó."
30. -"Đừng đ ánh nhau nữa, cậu lại lên cơn th ần k inh hả?"
-"Ừ đấy, cậu có thuốc không?"
-"Rất tiếc, tôi không phải bác sĩ thú y."
31. Đi hát karaoke với sếp, lúc sếp hát đang hăng lỡ tay ấn next, sếp lập tức sầm mặt. Tôi
vội vàng nói:" Tại em tưởng ca sĩ đang hát, không ai thích hát bài này nên mới next ạ."
39.-"Yêu điên cuồng là gì?"
-"Cả hai đều xấu đau xấu đớn nhưng lúc nào cũng sợ đối phương bị kẻ khác cướp mất."
53. Vào shop quần áo chê đồ đắt quá, chủ shop dè bỉu:" Không có tiền còn bày đặt đi mua
đồ." Tôi vặc lại:" Chị có tiền sao vẫn phải đứng đây bán đồ?"
chúng tôi chỉ ngủ với cô gái mà chúng tôi yêu thôi còn những cô gái khác có cho chúng tôi
cũng không từ chối
Tuy anh không làm được nhưng anh hứa được
QUOTES
Nếu bạn xuất sắc hơn người khác 1 chút, người khác sẽ ghen tị với bạn. Còn nếu bạn xuất
sắc hơn rất nhiều, người khác sẽ hâm mộ bạn. Đây chính là điểm khác biệt.
Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài
năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn.
Nếu lợi ích mà nó đem lại ít hơn những rắc rối và tiêu cực thì em nên nghỉ. Đôi khi trong
một số thời điểm phải học cách thả lỏng bản thân và cơ hội sẽ đến từ những khoảng thời gian
như thế.
Vì tình trạng bây giờ của tôi không xứng với tham vọng của tôi, vì tôi có người muốn gặp,
có nơi muốn đến, có quần áo trang sức mỹ phẩm muốn có, và còn có cả người mà tôi không
muốn phụ lòng nữa.
There's a saying: "You know you've hit middle age, when your memories become more
important to you than your dreams". And I have such wonderful memories of Mike, and you kids
growing up, all of our friends on the Lane. Oh, do I have one last torrid romance in me? Maybe...
But I know if I am ever cold and lonely. I can wrap myself up in all those memories, and I will be
content.
Cũng có người thì lấy lý do là sống ở thành phố nên có những thứ muốn làm mà không thể
được. Sống ở đâu không phải là vấn đề, mà vấn đề là bạn đang làm gì ở nơi mình sống kìa. Khi
muốn thì người ta tìm cách, còn khi không muốn thì tìm lý do thôi.
“Đàn ông tốt biến phụ nữ thành đứa trẻ, đàn ông tồi biến phụ nữ thành đàn ông”
Mình cũng trải qua rất nhiều công việc khác nhau trước khi tìm được công việc ưng ý. Mình
còn nhớ như in cái thời khắc tự học về ngành mình yêu thích trong khoảng 1.5 năm với 16 tiếng
mỗi ngày. Lúc đó chỉ tập trung học và học, hết tiền, hết gạo, tiền nợ học thì gõ cửa từng ngày.
Mỗi tối nằm ngủ mà người cứ rung cằm cặp, áp lực mọi thứ trên đời nó đè lên mình muốn tắt
thở. Từ một chàng trai đầy kiêu hãnh tốt nghiệp từ trường ĐH hàng đầu và mình vẫn luôn tự tin
vào năng lực của mình trong nhiều hoàn cảnh rất khó khăn trước đây.
Thế mà cuộc đời vùi dập mình tơi bời làm nhiều lúc mình nghi ngờ năng lực của chính bản
thân. Khi cuộc đời nhấn chìm mình đến mức không thể xuống nữa thì mình mới bắt đầu ngôi lên
từ từ. Cuối cùng mình cũng tìm được công việc mình yêu thích trên mức mình mong đợi (sau khi
nộp cả ngàn cái đơn xin việc). Trải qua nhiều việc mình rút ra được một điều: bất cứ ai cũng có
thể tìm được công việc mình yêu thích hết. Nhưng người đó phải chứng minh cho ông trời thấy
được người đó có thực yêu thích và đam mê công việc đó thật không, có dám đeo đuổi nó đến
cùng không. Ai thất bại mà không nản, dám đứng lên, học hỏi, rút khinh nghiệm và làm lại cho
đến khi đạt được điều mình muốn mới thôi thì người đó mới xứng đáng gọi là thành công.

Nếu công ty hiện tại đang gặp nhiều vấn đề, liệu những vấn đề đó em có thể học hỏi được
hay không? Giống như em nói, có thể đó là một cơ hội học hỏi một doanh nghiệp vượt qua
khủng hoảng. Nếu đó phù hợp với định hướng nghề nghiệp của em, tôi nghĩ em nên ở lại và học
hỏi. Em đừng lo sợ sẽ mang tiếng từng thất nghiệp do công ty cũ phá sản. Những bài học em
học được sẽ là những bài học vô giá trên con đường phát triển sự nghiệp của em. Hơn nữa,
những người đồng nghiệp của em sẽ luôn tôn trọng em và đó sẽ là tiền đề cho những mối quan
hệ hỗ trợ nhau về sau, khi họ chuyển giao sang những công ty khác. Tôi nghĩ nếu em làm ngân
hàng, những mối quan hệ tốt là cần thiết, đặc biệt khi người ta nhìn lại quãng thời gian cùng
nhau vượt qua khó khăn đấy em ạ. Dĩ nhiên, nếu em cảm thấy những kinh nghiệm có được đã
quá đủ, việc học hỏi khủng hoảng không cần thiết đối với em, em hoàn toàn có thể ra đi mà
không sợ mọi người nói đến. Quyết định là ở do em và mục tiêu của em. Đừng quan tâm đến
những lời bàn tán của những người ngoài cuộc. Hãy suy nghĩ xem điều gì tốt nhất cho mình và
sự phát triển của bản thân em nhé. Chúc em luôn bình an.

Tình hình là sau mấy tháng chống chọi với khó khăn, công ty em đi tới quyết định cắt giảm
nhân sự. Hôm nay em nhận thông báo làm tới hết tháng. Sếp bảo em chủ động viết đơn xin thôi
việc.
Nếu không vững tinh thần thì em đã nghĩ là mình bất tài vô dụng... Nhưng em cố gắng suy
nghĩ tích cực rằng:
1. Tình huống này cũng xảy đến với nhiều người khác, dù họ giỏi hơn em rất nhiều.
Nguyên nhân khó khăn là do hoàn cảnh khách quan chứ không phải do mình em.
2. Tình trạng nghỉ việc có thể tiếp diễn nhưng chỉ là tạm thời, không phải vô thời hạn.
3. Đây cũng là cơ hội tốt, em có thể bắt đầu suy nghĩ và tìm kiếm công việc mình thực sự
muốn làm.
4. Với em, kinh nghiệm quý giá này nói lên một điều: Cuộc sống luôn vô thường, nhưng
những nguyên tắc đạo đức thì không. Tuân theo những nguyên tắc đó sẽ giúp ta vượt qua
những thay đổi khó khăn.
Có thực sự trải qua mới biết cảm giác thật không dễ chịu. Thấy ngại khi không khí trong
phòng bỗng trở nên yên ắng khi em mở cửa phòng sếp đi ra. Có mấy anh chị hỏi offer công việc
mới cho em. Anh trưởng nhóm bảo em bàn giao mà buồn rượi thấy thương. Nhìn các anh chị đã
có tuổi, có gia đình, tài chính còn khó khăn, thấy lo lắng còn hơn lo cho mình nữa. Rồi nghĩ
không biết tháng sau làm gì, cũng thấy sợ sợ, nhưng cũng thấy nhẹ nhõm.
Em vẫn may mắn khi bị cho thôi việc khi còn trẻ, để hiểu rằng bản thân phải nỗ lực không
ngừng, phải có thêm nhiều lựa chọn, phải thành công. Thấy nhiều người đã làm ổn định 10 năm,
bây giờ mới nhận ra họ chẳng thể làm gì hơn, em cảm thấy mình thực sự rất may mắn.

You might also like