You are on page 1of 3

Công việc của kế toán tổng hợp – 

kế toán sản xuất thì sẽ phải phức tạp


hơn. Vì quy trình hoạt động nhiều hơn và đồng nghĩa với việc là nhiều vấn đề
phát sinh hơn: bạn sẽ phải:
– Đầu tư mua nguyên vật liệu
– Đưa nguyên vật liệu vào quy trình sản xuất để sản xuất ra thành phẩm
– Mang sản phẩm để buôn bán trao đổi.
Và mục đích chính trong công việc của kế toán tổng hợp khi làm kế toán
sản xuất. Chính là phải tính được giá thành của sản phẩm mà doanh nghiệp sản
xuất ra
1. Công việc của kế toán tổng hợp khi làm kế toán sản xuất
1.1. Nguyên vật liệu và công tác quản lý kho
Công việc của kế toán tổng hợp. Khi làm kế toán sản xuất về thống kê và
quản lý kho nguyên vật liệu cụ thể:
– Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật
tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (Chi tiết nhập-xuất-tồn kho). Phát sinh
ngày nào cập nhật ngày đó. Tổ chức công tác sắp đặt kho. Bảo quản. Phân loại
nguyên vật liệu hàng hóa theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
– Theo dõi chi tiết hàng hóa, nguyên vật liệu mua về. Thường xuyên giám
sát. Kiểm tra thủ kho trong việc bảo quản, cấp phát vật tư, thành phẩm, hàng
hóa,
– Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phẩm
so với sổ sách.
– Kết hợp cùng phòng QLSX kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang trên dây
chuyền sản xuất.
– Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức. Và những
quy định đã ban hành. Nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong
quá trình sử dụng.
1.2. Kế toán công nợ
– Công nợ phải thu: Căn cứ vào hóa đơn Giá trị gia tăng để mở sổ chi tiết
theo dõi công nợ phải thu chi tiết của từng khách hàng. Cuối tháng làm biên bản
đối chiếu công nợ với khách hàng để chốt số dư hàng tháng.
– Công nợ phải trả: Căn cứ vào hóa đơn chứng từ mua vào để mở sổ chi tiết
theo dõi công nợ phải trả chi tiết của từng nhà cung cấp. Cuối tháng làm biên
bản đối chiếu công nợ với nhà cung cấp để chốt số dư hàng tháng.
1.3. Kế toán ngân hàng
Căn cứ vào công nợ phải trả nhà cung cấp và lượng tiền của công ty. Để
cân đối viết lệnh chi, ủy nhiệm chi hoặc rút  séc để trả tiền nhà cung cấp. Cuối
tháng, căn cứ vào sổ phụ ngân hàng, sao kê tài khoản ngân hàng để vào sổ chi
tiết TK ngân hàng, và chốt số dư với ngân hàng.
1.4. Kế toán tài sản cố định
Mở sổ theo dõi chi tiết từng loại TSCĐ và hàng tháng khấu hao TSCĐ để
tính vào chi phí.
1.5. Kế toán công cụ dụng cụ
Mở sổ theo dõi Công dụ dụng cụ và hàng tháng phân bổ công cụ dụng cụ
để tính vào chi phí.
1.6. Tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. Quy trình công nghệ
sản xuất. Loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm khả năng hoạch toán. Yêu
cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để kế toán sản xuất lựa chọn. Xác định
đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất. Lựa chọn phương pháp tập hợp
chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu sản xuất: Nguyên vật liệu đưa vào sản xuất
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: Chi phí tiền lương của công
nhân trực tiếp sản xuất
Tập hợp chi phí sản xuất chung: chi phí tiền điện, tiền nước, tiền dịch vụ
mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh
Ghi chú: Trường hơp có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Thì kế toán sản xuất
phải đánh giá kiểm kê sản phẩm dở dang trên dây chuyền để biết được lượng
tồn kho nguyên vật liệu.
1.7. Xác định giá bán thành phẩm
Căn cứ vào Giá vốn xuất kho và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
để xác định giá bán hợp lý.
2. Một số lưu ý khi thực hiện công việc của kế toán sản xuất
Tổ chức bộ máy kế toán 1 cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ
ràng trách nhiệm từng nhân viên.Từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến
bộ phận kế toán các yếu tố chi phí.
Thực hiện tổ chức, chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản sổ kế
toán phù hợp với nguyên tắc phù hợp chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp
ứng được nhu cầu thu nhận – xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành
của doanh nghiệp.
Thường xuyên kiểm tra thông tin về kế toán chi phí. Giá thành sản phẩm.
Cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí. Giá thành sản phẩm giúp cho các
nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định nhanh chóng, phù hợp với
quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

You might also like