You are on page 1of 4

HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN ĐĂK HÀ ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH.

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS ĐĂK HRING


***
BÀI THAM DỰ CUỘC THI
Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm Cuộc đấu tranh Lưu huyết
tại Ngục Kon Tum (12/12/1931-12/12/2021)”

HỌ VÀ TÊN: LÊ THIÊN HÀO


NĂM SINH: 11/07/2007
DÂN TỘC: KINH
GIỚI TÍNH: NAM
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS ĐĂKHRING - ĐĂK HÀ - KON TUM
SỐ ĐIỆN THOẠI: 0935972700.

CÂU HỎI:
Bạn hãy trình bày sự hiểu biết của mình về cuộc đấu tranh của những người tù
chính trị tại ngục Kon Tum vào tháng 12 năm 1931. Cảm nghĩ của bạn về tinh thần hy
sinh, anh dũng, bất khuất của những người tù chính trị trong Cuộc đấu tranh này?
Theo bạn, tinh thần hy sinh anh dũng ấy cần được phát huy như thế nào trong cuộc
chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay?

TRẢ LỜI:
Ngục Kon tum được xây dựng từ những năm 1915 - 1917 dùng để thực dân Pháp
giam giữ những người thường phạm, Sau thất bại của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
1930-1931, thực dân Pháp đã bắt hàng loạt chiến sỹ Cộng sản đem lên giam giữ ở
Kon Tum. Một trong những mục đích của chúng là lợi dụng nơi rừng thiêng nước
độc, vùng xa xôi hẻo lánh để cách ly tư tưởng cộng sản; Giết dần, giết mòn những
người tù chính trị mà không sợ mang tai tiếng, dư luận. Với mục đích ác độc đó,
chúng giam giữ những người tù với chế độ cai trị hết sức tàn bạo. Tù nhân phải lao
động nặng nhọc trên 10 giờ đồng hồ mỗi ngày, dưới mọi thời tiết, đầu không có nón
đội, mình không có mãnh che mưa. Ngày đã không có thời gian nghỉ ngơi, tối đến,
giấc ngủ cũng chẳng đầy bởi sự hành hạ của binh lính và tiếng rên la thảm thiết của
những người tù đau ốm. Điều kiện sống khắc nghiệt, thiếu thốn đã đẩy những người
tù đến dưới hạn tận cùng của sức chịu đựng. Số lượng tù nhân chết vì đau ốm ngày
càng nhiều, có đợt phải chứng kiến 19 tù nhân bỏ mạng cùng một lúc. Không chịu cúi
đầu nhìn anh em bị đẩy vào con đường chết, những người tù chính trị đã liên kết lại
để tìm cho nhau con đường sống. Với sự giúp sức của hai Chi bộ Cộng sản đầu tiên
ở Kon Tum lúc bấy giờ là Chi bộ Binh và Chi bộ Đường phố, các đội cảm tử, quyết tử
của tù chính trị lần lượt ra đời, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh “quyết tử”. Một trong
những trận chiến phản ánh tinh thần đấu tranh kiên cường của người tù cộng sản
trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp đó là cuộc đấu tranh Lưu huyết diễn ra
vào tháng 12-1931. Sáng ngày 12/12/1931, thực dân Pháp cho lính đem danh sách
những người tù chính trị có tên gọi trập trung riêng ra để chuẩn bị quần áo lên Đăk
Pét, Đăk Pao làm đường lần thứ 2, thì 40 người tù có tên trong danh sách ấy, các cụ
bảo nhau chạy hết vào nhà lao ngoài, đóng cửa chặt cứng lại hô vang khẩu hiệu: “Đả
đảo Thực dân Pháp, đả đảo đi Đăk Pét, Đăk Pao”. Lúc đó thằng lính Mulet của Pháp
nó hỏi rằng: “Tại sao chúng mày lại chống đối, tại sao chúng mày lại không đi làm
đường”. Thì lúc đó có một đồng chí tên là Nguyễn Huy Lung ở Can Lộc - Hà Tĩnh đã
đứng ra trả lời rằng: “Chúng tao mới đi có 6 tháng mà chúng tao đã chết mất 2/3 số
lượng người, cho nên hôm nay chúng tao cương quyết không đi, thà chúng tao chết
trên cái đất Kon Tum này”. Và khi thằng lính Mulet thấy tù chính trị có một thái độ
rất là cương quyết nên nó không dám làm gì hết. Nó nhìn mặt đồng chí Nguyễn Huy
Lung và số tù của đồng chí quay về báo cáo với Công sứ của chúng. 30 phút sau thì
bọn Công sứ và binh lính nó kéo nhau ồ ạt đến, súng đạn sẵn sàng chĩa vào nhà lao
ngoài. Và thằng lính Mulet của Pháp nó lại hỏi rằng: “299 đâu?” Tức là số tù của
đồng chí Nguyễn Huy Lung, thì cả nhà tù lúc bây giờ đồng thanh hô vang khẩu hiệu:
“Không có 299. Đả đảo đi Đăk Pét, Đăk Pao. Đả đảo thực dân Pháp”. Và lúc đó có
một đồng chí đứng đầu tiên cánh cửa của nhà tù, đó là đồng chí Trương Quang
Trọng, quê ở Sơn Tịnh- Quảng Ngãi, đã phanh áo ra và chỉ vào ngực mình và nói
rằng: “Le voice 299”. Tức là Tao là 299 đây, thì thằng lính lập tức nổ súng bắn đồng
chí Trương Quang Trọng chết ngay tại chỗ. Và khi đồng chí Trương Quang Trọng chết
thì đồng chí Nguyễn Huy Lung xông lên. Khi đồng chí Nguyễn Huy Lung vừa bước tới
cánh cửa của nhà tù, thì thằng lính Mulet lại lập tức nổ súng bắn đồng chí chết. Khi
đồng chí Trương Quang Trọng và đồng chí Nguyễn Huy Lung chết thì anh em ở phía
sau rất là bức xúc xông lên, cứ mỗi người xông lên lại nhận một viên đạn của bọn kẻ
thù. Chỉ trong có 10 phút đồng hồ, thực dân Pháp đã xả súng bắn 8 đồng chí chết và
rất nhiều đồng chí bị thương, máu chảy lênh láng khắp nhà tù, cho nên tù chính trị
chúng ta lúc bây giờ đã đặt tên cho cuộc đấu tranh đó là Lưu huyết. Trong niềm đau
thương vô hạn, nỗi uất hận khôn cùng, tù nhân ngục Kon Tum càng siết chặt đội ngũ,
sát cánh bên nhau, đấu tranh quyết liệt. Nhận thấy không thể lay chuyển được tinh
thần, ý chí sắt đá của tù chính trị, sáng ngày 16-12-1931, thực dân Pháp một lần nữa
nã súng tàn sát cuộc đấu tranh tuyệt thực làm cho 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị
thương, đồng thời lập tức áp giải, phân tán số tù nhân còn lại.
Cuộc đấu tranh đã khép lại, nhưng còn mãi trong trong chúng ta lòng tự hào to
lớn về một tinh thần chiến đầu kiên cường bất khuất của những người anh hùng nơi
quê Kon Tum. Dũng cảm hi sinh quên mình vì lý tưởng sống cao đẹp, họ không sợ
chết khi phải giáp mặt với kẻ thù, một lòng hướng đất nước. Dù phải sống trong một
môi trường bị áp bức bóc lột nặng nề, nhưng họ vẫn giữ một tinh thần chiến đấu sắt
thép, đấu tranh vươn lên để dành lại nền quyền tự do độc lập.
Ngày nay, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới và đất nước ta
cũng không phải ngoại lệ. Đây cũng chính là lúc mà tinh thần đấu tranh của các người
tù chính trị ngày trước cần được phát huy hơn hết. Chúng ta có thể cùng nhau góp
sức có thể chỉ là chút mì tôm, cơm gạo để giúp đỡ những người lang thang không có
việc làm, những người lao động khó khăn bị mất việc,... Đồng lòng vì cộng đồng, bớt
đi một chút lợi ích cá nhân, chịu khó ở nhà, làm theo các chỉ dẫn của đảng và nhà
nước… Không tiêu cực, bi quan hay làm trái lại các yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
Chúng ta mỗi người một sức, chung tay góp sức chiến đấu để cùng vượt qua đại
dịch.

Đăk Hring, ngày 08 tháng 10 năm 2021.


NGƯỜI LÀM

Lê Thiên Hào

You might also like