You are on page 1of 7

Kiến thức cơ bản Công nghệ

KHÁNH:
Xin chào cô và tất cả các bạn, em là Khánh. Hôm nay em và bạn
Trọng sẽ đại diện nhóm 4 thuyết trình về chủ đề Phân VSV cố định
đạm. 
Nhóm của em gồm có 7 thành viên:
1. Đặng Thanh Mai
2, Nguyễn Ngọc Khánh
3, Nguyễn Minh Nhật
4. Nguyễn Như Trọng
5, Lê Đức Long
6, Vũ An Bình
7, Nguyễn Mạnh Hùng
 
Trước khi đi vào bài tt Cta sẽ cùng xem qua bố cục bài tt.
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu những nội dung sau: 1,Khái niệm; 2, Các
loại cây thích hợp; 3, Thành phần phân bón; 4, Kỹ thuật sử dụng
phân bón; 5, Công dụng; 6,Những hạn chế của phân VSV cố đđ;
7, Liên hệ, mở rộng tìm hiểu; 8, Củng cố bài học
Giờ chúng ta hãy cùng vào tìm hiểu bài ngày hôm nay nhé !
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu khái niệm về phân VSV cố
định đạm.
 
Phân VSV cđd là loại phân bón có chứa các nhóm vi sinh vật cố định
Nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây
lúa và một số cây trồng khác.

Vậy các loại cây thích hợp với phân bón VSV cdd là
- Các loại cây họ Đậu
- Cây lúa
Trên màn hình đang là hình ảnh của 1 số giống cây họ đậu như: đậu
săng, đậu lấy quả xanh (đậu đũa, đậu Hà Lan,….)
( Hình ảnh )
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về thành phần cấu tạo
của phân VSV cdd qua phần 3 thành phần:

III, Thành phần gồm có:

-  Than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ Đậu, các chất khoáng và
nguyên tố vi lượng

- Mở rộng nhỏ: Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều loại vi khuẩn,
tảo lam có khả năng cố định đạm. Điển hình như các vi sinh vật :
Azotobacter (A zo to bac tơ) , Bradyrhizobium (B-ra dy hi zo bium),
Rhizobium (Rhy zo bi um), Actinomyces (ac ti no my ces). Đặc tính
chung của các vi sinh vật này thường sống cộng sinh thuộc cây họ
đậu.
- sau đây là thành phần 2 loại phân VSV cố định đám phù hợp với Lúa
và cây họ Đậu là phần mở rộng mà bọn e muốn làm rõ cho các bạn 
+phân nitragin : bùn khô , vi khuẩn cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu ,
các nguyên tố vi lượng và chất khoáng
+ phân azogin :bùn khô , vi khuẩn sống hội sinh ở cay lúa , các
nguyên tố vi lượng và chất khoáng .
Và sau dây trên màn hình là bảng SO SÁNH giữa 2 loại phân nitragin
và azogin : có thể thấy sự khác nhau….( bảng trên mhinh)
- Sau khi đã tìm hiểu về thành phần của các loại phân ở trên
thì theo bạn có thể dùng nitragin bón cho các loại cây trồng không
phải cây họ đậu được không????? ( gọi tl)
-  Không bón được vì vi sinh vật nốt sần cây họ đậu có khả năng
biến đổi nitơ tự do thành NH3 khi có sắc tố màu hồng ở nốt sần
cây họ đậu mà ở các cây khác ko có. Do đó bón phân Nitragin cho
cây trồng khác không hề hiệu quả
 
TRỌNG:

Vậy sử dụng phân VSV sao cho đúng cách ? Thì chúng ta cùng
đến phần 4 kỹ thuật sử dụng phân bón:

IV, Kỹ thuật sử dụng: ( có 2 cách sử dụng phổ biến hiện nay)


Cách 1: + Tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng (Lưu ý: Tẩm
hạt giống cần được tiến hành ở nơi râm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp
của ánh nắng mặt trời có thể làm chết vi sinh vật). Sau khi tẩm hạt
giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay không được để quá
lâu. Nếu để lâu sẽ làm mất các VSV có lợi sẽ mất đi. (Có thể sử
dụng theo liều lượng 1kg phân trộn lẫn 100kg hạt giống. Nếu số
lượng hạt giống ít hơn bạn cần chia theo tỉ lệ thích hợp. Không cần
thiết phải sử dụng quá nhiều, như vậy sẽ gây phản tác dụng.)
Cách 2: + Bón trực tiếp vào đất sau khi phát hiện cây thiếu Nitơ. Nếu
khi trồng bạn không thể sử dụng phân vi sinh thì bạn vẫn có thể bổ
sung loại phân vi sinh này trực tiếp vào đất sau khi cây đã mọc rễ.
KHÁNH:
Sau khi tìm hiểu về thành phần phân bón thì, ta hãy cùng đi tìm hiểu
về công dụng của phân VSV cdd
V, Công dụng: 
Từ vi sinh vật cố định đạm (Nitow) sẽ sản xuất ra phân bón vi sinh
vật cố định đạm . Sản phẩm này chứa 1 hoặc nhiều vi sinh vật cố định
đạm, có tác dụng
+ Cố định đạm (N) từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa
N cho đất và cây trồng, bổ sung hàm lượng đạm cho rễ cây.
+ Kết hợp với phân bón giúp lá xanh tốt hơn, cây phát triển nhanh
hơn
+ Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng
+ Ngoài ra vc sd phân VSV cố đđ còn giúp Giảm 30 – 50% chi phí so
với vc sd phân đạm hóa học.
+ Hơn thế còn làm Giảm tỷ lệ sâu bệnh 25 – 50% so với phân bón
truyền thống
+Thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe vật nuôi và con
người.
+ Nó còn giúp Cải tạo đất, cân bằng dinh dưỡng hữu cơ, tăng độ phì
nhiêu cho đất
Vậy việc sử dụng phân bón này liệu có hạn chế hay không? Thì cta
hãy đến phần tiếp theo:
VI, Hạn chế của phân VSV cố định đạm:
+ Phân bón VSV cố định Nitơ tốt phải có chủng VSV  có cường độ cố
định Nitơ cao, sức cạnh tranh lớn, thích ứng với PH mở rộng, phát
huy được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
+ Chất lượng của phân bón VSV khó đảm bảo do hàm lượng VSV
không ổng định
+ Hiệu quả của phân bón VSV cố định Nitơ còn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của các VSV có trong
phân. (Phân vi sinh là một vật liệu sống, do đó cần được bảo quản hợp
lý. Không nên để ở những nơi có điều kiện nhiệt độ cao hơn 30 hoặc
những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ở những điều kiện này thì
một số vi sinh sẽ bị chết. Dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân bị giảm
sút.)
+ Phân bón VSV cố định đạm dễ bị bay hơi, dễ hoa tan và bị rửa trôi
khi gặp mưa dầm. Vì vậy không thích hợp sử dụng với mùa mưa.
+ Phân vi sinh thường chỉ phát huy tác dụng khi có những điều kiện
đất đai và khí hậu thích hợp. Chúng được khuyến khích sử dụng ở
những vùng đất cao và đối với các loại cây trồng cạn.
⇨Cần lưu ý để việc sử dụng phân bón đem lại năng suất tốt nhất cho
cây.

TRỌNG:
Sau khi đi tìm hiểu về bài thì chúng e cx sẽ có mở rộng ngoài lề 1
chút: đó là tìm hiểu về 1 loại phân vsv cố dd đây là phân
azotobacterin được sx từ vi khuẩn Azotobacter vinelandii
Thành phần:
Vi khuẩn Azotobacter vinelandii (A zo to bac tơ vi ne lan di)cố định
đạm (>10^8 CFU/g phân bón)
Vi khuẩn Bacillus subtilis (Ba ci lus sub ti lis) đối kháng, giải độc đất
(> 10^8 CFU/g phân bón)
Chất mang (than bùn đã được xử lý) cải tạo, gia tăng khoáng tự nhiên
trong đất
Công dụng:

Cải tạo tính chất vật lý cho đất (độ ẩm, độ tơi xốp)
Gia tăng hàm lượng acid amin và vitamin giúp tăng chất lượng nông
sản
Hòa tan lân khó tiêu giúp tăng cường sức khỏe cây
Loại trừ kim loại nặng, khử nitrat tạo ra nông sản an toàn
⇨Sử dụng phân vi sinh Azotobacterin giúp gia tăng ít nhất 30% năng
suất cho cây trồng. Giúp giảm 50% ô nhiễm môi trường do các phân
bón hoá học gây nên
⇨Phân vi sinh Azotobacterin có tác dụng cố định nitơ trong không
khí tạo ra đạm sinh học thay thế cho urê, NPK, giúp giảm hàm
lượng nitrat độc hại trong nông sản tạo ra nông sản an toàn, làm
tăng hàm lượng protein và vitamin trong nông sản tạo ra nông
sản chất lượng cao. Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất, khử
kim loại nặng trong đất chống được nghẹt rễ, thối rễ,…n toàn
phân hóa học. 
- Azotobacterin là loại phân duy nhất có chứa vi khuẩn
Azotobacter vinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ), là loại phân
bón duy nhất trên thị trường Việt Nam có khả năng cố định
đạm sinh học.
- Phân bón Azotobacterin là loại phân có khả năng giúp cho cây
trồng phát triển tốt ở mùa mưa, có khả năng khử được các kim
loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu nhiễm trong đất và nước tưới
nông nghiệp.
KHÁNH:
 
Dưới đây là Bảng khảo sát các loại phân bón được sử dụng cho lúa tại
Đông Anh

% người dân sử dụng (trong 10 người được Loại phân được sử


hỏi) dụng
40% NPK
10% Kali
20% Đạm
30% Lân
 
Từ bảng trên có thể thấy là số người dân sử dụng các loại phân
bón hoá học rất cao. Cũng có thể thấy việc người dân ở các vùng
nông thôn đều không rõ hiểu biết nhiều về các loại phân bón vi
sinh vật. => Việc người dân tại các nước đang phát triển vẫn tiếp
tục sử dụng phân bón hoá học với liều lượng cao sẽ gây ra rất
nhiều tác hại cho đất cũng như người trực tiếp bón phân => Nên
khuyến khích sử dụng phân vi sinh vật vì lợi ích của chúng. Tuy
nhiên 1 số trường hợp có thể vx sd các phân bón hoá học kia nếu
cần thiết nhg hãy sd vừa pk.
 
Vừa rồi là toàn bộ kiến thức lý thuyết của ngày hôm nay.
Vậy để các bạn hiểu hơn về loại phân VSV cố định đạm này. Chúng
ta hãy cùng đến với phần câu hỏi ôn tập củng cố kiến thức.
( Thay nhau hỏi nhe )

VIII, Củng cố: 


Câu 1 : Loại phân bón nào dưới đây chứa VSV cố định đạm sống
cộng sinh với cây họ đậu:
A. Phân lân hữu cơ vi sinh.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Azogin.
Câu 2: VSV cố định đạm hội sinh với cây lúa dùng để sản xuất
phân:
A. Azogin.
B. Nitragin.
C. Photphobacterin.
D. Lân hữu cơ vi sinh.
Câu 3:Phân vi sinh vật cố định đạm là:
A. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
B. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật cố định nitơ tự do sống
cộng sinh hoặc hội sinh.
C. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ
thành vô cơ.
D. loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan
thành dễ tan.
Câu 4: Có thể dùng phân bón Nitragin bón cho các loại cây Khác cây
họ đậu được ko?
A. Có
B. Không
C. Phải pha với phân bón
D.
Câu 5: Thời hạn sử dụng phân vi sinh vật khoảng:
A. Từ 0 đến 1 năm
B. Từ 0 đến 2 năm
C. Từ 0 đến 3 năm
D. Từ 0 đến 4 năm
 Câu 6: Tại sao không thể dùng nitragon bón cho các loại cây khác họ
Đậu??
A. vì có nốt sần cây họ đậu biến đổi nito tự do thành nh3 khi có sắc tố
màu hồng ở nốt sần cây họ đậu mà ở các cây khác ko có
B. vì có nốt sần cây họ đậu biến đổi nito tự do thành nh3po4
C. vì sắc tố màu cam ở nốt sần cây họ đậu
D. vì sắc tố màu xanh tím ở nốt sần cây họ đậu
Câu 7: Đâu là thành phần có trong phân VSV cố định đạm???
A, Than đá
B, Than chì
C, Than hoạt tính
D, Than bùn
Câu 8: Đâu là cách sdung Phân VSV phổ biến hiện nay???
A, Tẩm phân vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng
B, Bón trực tiếp vào đất sau khi phát hiện cây thiếu Nitơ
C, Cả 2 cách trên đều đúng
D, Cả 2 cách trên đều sai
Vừa rồi là bài thuyết trình của nhóm 4 về chủ đề phân VSV cố
định đạm
Xin cảm ơn sự lắng nghe của cô và các bạn. Mong cô và các
bạn đưa ra những góp ý chân thành để bài thuyết trình của
chúng em được tốt hơn.
Em xin cảm ơn !.
 

You might also like