You are on page 1of 6

Beginner: ( thời gian triển khai 1 tuần/ 1 lần)

Video từ 2-3 phút nói về các chủ đề thường nhật và phổ biến ở đời sống.
Các nhóm gồm 3-4 người sẽ được chia chủ đề ( ngoại trừ tuần 1 vì tuần 1 là giới thiệu
bản thân nên các nhóm sẽ cùng chủ đề)
Phần Beginner này giúp cho người tham gia tập luyện và cải thiện phản xạ nói, giúp cho
người tham gia tạo được một tính cách khi nói với bộ topic có sẵn.
Example:
- The favorite food, places
- Living in a smaller or bigger family.
- Do you know … ?
-Yêu cầu:
+Ngữ pháp
Phần Beginner không đòi hỏi người tham gia phải sử dụng đa dạng các thì trong tiếng
Anh. Tuy vậy, người tham gia nên chuẩn bị để có thể sử dụng thành thạo thì hiện tại đơn,
quá khứ đơn, tương lai đơn và thì hiện tại hoàn thành vì đây là 4 thì cơ bản người nước
ngoài thường dùng trong hội thoại. 
+Từ vựng
Trong phần Beginner này, người tham gia sẽ cần sử dụng từ vựng hàng ngày và chưa cần
dùng đến từ vựng học thuật. Điểm mấu chốt chính là dùng từ phù hợp với chủ đề. Chủ đề
trong phần một mang tính thân mật, vậy nên từ ngữ người tham gia sử dụng cũng cần phù
hợp.
-Hướng dẫn thực hiện giai đoạn Beginner:
Dạng Video thực hiện ở giai đoạn này sẽ là video vlog bình thường để phù hợp với chủ
đề được giao.
Phần luyện nói này sẽ được chia ra ít nhất 3 giai đoạn tùy vào giai đoạn người tham gia
muốn học tập trong bao lâu.
Hai mốc giai đoạn đó bao gồm:
1. Giới thiệu bản thân
2. Nói về những chủ đề ngoài bản thân
Việc chia mốc chủ đề như trên làm các mốc nhỏ hơn để nâng cấp kỹ năng và cải thiện kỹ
năng nói vì khi bắt đầu tập nói những chủ đề về cá nhân người tham gia sẽ là mốc cơ bản
để người học bắt đầu học và làm quen.
Khi người tham gia hoàn thành mốc một thì có thể chọn tiếp tục luyện tập tiếp hoặc bước
tiếp tới mốc thứ tiếp theo. Các mốc tiếp theo là để người học phát triển hơn khi nói về
những chủ đề có mức độ khó hơn.
Vì mức Beginner không chú trọng vào các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng rộng, vậy nên
việc chấm điểm cho mốc này sẽ dựa vào tính sáng tạo của các nhóm.
Sự đồng bộ, tính logic giữa các video của các thành viên trong nhóm là một điểm cộng
lớn.

Intermidiate (dự kiến thời gian triển khai >3 tuần 1 lần)
Video ít nhất 6-7 phút nói về các chủ đề mang tính học thuật về các vấn đề nổi bật của xã
hội hiện nay.
Các nhóm gồm 3-4 người sẽ được làm một dự án nhỏ xuyên suốt 4 tuần tham gia này.
Phần Intermidiate này giúp cho người tham gia tập luyện và cải thiện vốn từ vựng, ngữ
pháp được kèm vào trong những chủ đề khó. Những chủ đề này có thể vừa gần gũi
với người tham gia vừa là những chủ đề không phổ biến, nhưng vì tính chất là một video
Essay mang hơi hướng học thuật nên khối lượng công việc và công sức sẽ lớn hơn so với
phần Beginner. Từ đó giúp người tham gia tạo được thói quen nghiên cứu các vấn đề nổi
bật của xã hội hiện nay.
Yêu cầu
+Ngữ pháp
Phần Intermidiate đòi hỏi người tham gia phải sử dụng đa dạng các thì trong tiếng Anh.
Tính chất của một video tiểu luận là một video dài về nghiên cứu và mang tính chất học
thuật rất cao. Vậy nên lỗi sử dụng ngữ pháp sai sẽ là một điểm trừ lớn.
+Từ vựng
Trong phần Intermidiate này, người tham gia sẽ cần sử dụng từ vựng học thuật để giải
thích về các luận điểm của mình. Xuyên suốt video sẽ là những luận điểm để bổ trợ cho
chủ đề chính của video nên từ ngữ cũng cần phải phù hợp. Việc sử dụng từ ngữ phổ
thông sẽ là một điểm trừ.
-Hướng dẫn thực hiện giai đoạn Intermidiate:
Dạng video ở giai đoạn này sẽ là video essay. Tham khảo them ở phần dưới để biết thêm
chi tiết.
Phần luyện nói này sẽ được chia ra 3 giai đoạn bao gồm:
I. Viết kịch bản cho video essay:
Trước hết để viết một kịch bản cho bất cứ video nào là cần một ý tưởng cho video đó.
Video essay có thể có một tính chất học thuật khô khan, nhưng việc dựng ý tưởng cho
video essay nên được đầu tư từ những suy nghĩ hay sở thích của người tham gia. Vấn đề
phù hợp với tính cách mỗi người sẽ dễ dàng trong việc luyện tập nói hơn. Con gái có thể
chọn các chủ đề về mỹ phẩm, thời trang, … Con trai có thể chọn về công nghệ, thể thao,
game,…
Sau khi chọn được một chủ đề ưng ý, người tham gia có thể chọn một trong ba hướng đi
sau:
1. Narrative ( dịch nôm na là văn tự sự): phù hợp với chủ đề về phim và truyện. Chủ
đề này thường được làm dưới dạng của một người đọc kịch bản và diễn theo phim/
truyện hoặc là tóm tắt lại phim/ truyện đó.
Người tham gia có thể triển khai ý tưởng này với các kịch bản có sẵn, hoặc có thể viết
tiếp dựa vào các kịch bản có sẵn đó
Nếu là các kịch bản phim/ truyện có sẵn, người tham gia cần viết lại kịch bản đó theo
phong cách của mình.
Nguồn tham khảo: Kênh Youtube: Ducizreal
2. Aesthetic ( dịch nôm na là văn miêu tả): phù hợp trong hầu hết mọi chủ đề miêu tả
bề ngoài. Chủ đề này có thể giúp cho người tham gia có một khái quát tổng quát
hơn về thứ được miêu tả (mặt lịch sử. khoa học, …)
Người tham gia có thể thấy sự tương đồng của thể loại này với các video đánh giá sản
phẩm. Chủ đề này thường khà kén người chọn lựa hơn vì mức độ tìm hiểu về sản phẩm
cần chuyên sâu
Nguồn tham khảo: Kênh Youtube: Tân một cú
3. Thematic ( dịch nôm na là văn nghị luận): phù hợp với chủ đề đánh giá hoặc nêu
cảm nghĩ. Chủ đề này hầu hết là về việc nêu đánh giá nhưng không chỉ là của
người tham gia không, mà còn là của những người khác nữa. Những luận điểm bổ
sung nên được so sánh với những đối tượng khác để làm phong phú hơn cho
video.
Chủ đề dạng Thematic người tham gia có lẽ sẽ nhầm tưởng đây là chủ đề dễ nhất để làm
với những người tham gia vì hầu hết dữ liệu của video xuất phát từ quan điểm cá nhân.
Nhưng vì là chủ đề cá nhân, ngôn từ và tính logic của dạng chủ đề này rất khó để triển
khai.
Nguồn tham khảo: Kênh Youtube: Mista GG, Giang ơi
Nếu vẫn có vấn đề lựa chọn chủ đề ở phần này hãy theo 3 bước đơn giản sau để phác
thảo kịch bản:
- Chọn ra chủ đề bạn thích.
- Chọn ra một lý do tại sao bạn nghĩ chủ đề khác biệt đó làm bạn có hứng thú.
- Hãy phân tích tại sao chủ đề đó lại tốt đến vậy bằng cách bổ sung những luận điểm nhỏ.
Tuần đầu tiên sẽ là tuần các nhóm tham gia bàn bạc và chốt chủ đề cho leader
Sau khi tìm được chủ đề ưng ý, sẽ đến công cuộc tìm dữ liệu. Dữ liệu cho phần kịch bản
với chủ đề bạn thích hoàn toàn có thể tìm trên mạng. Người tham gia cần đào sâu hơn về
các vấn đề cốt lõi của chủ đề. Với đa dạng các loại chủ đề, sẽ không có một khuôn mẫu
chung nào để hướng dẫn người tham gia. Nhưng sẽ có một cách sau đây để giúp cho
người tham gia có thể dễ dàng tìm những thông tin mình cần là trả lời bộ câu hỏi WH
(What, when, why, where, how)
Việc sắp xếp các ý trong kịch bản cũng sẽ được đánh giá theo hướng khoa học, vậy nên
muốn có một điểm số cao, người học nên sắp xếp các ý sao cho nó có trình tự đúng nhất.
Cùng lúc với việc tìm dữ liệu, đó chính là việc tìm những hình ảnh, video để bổ trợ cho
video essay của chúng ta thêm phần linh hoạt
Bước tiếp theo là viết lời thoại cho video. Dựa vào kịch bản nêu trên, ta sẽ viết lời thoại
cho mình đọc theo. Trong lúc viết lời thoại như vậy, ta nên ghi chú vào từng keyword để
ta có thể xác định chỗ chuyển cảnh, chỗ thêm hiệu ứng.
Các leader sẽ là người đánh giá kịch bản của người tham gia cũng như là giúp sửa chữa
những kịch bản này nếu có đang đi lệch hướng khỏi chủ đề bạn chọn hoặc là từ ngữ/ ngữ
pháp vẫn còn lủng củng.
Các leader sẽ giúp người tham gia công việc viết kịch bản ở tuần thứ 2 với các tiêu chí
sau:
+ Độ dài của kịch bản
+ Từ ngữ sử dụng trong kịch bản
+ Tính logic của kịch bản
+ Phân chia giữa các thành viên
Tác dụng: việc đi tìm dữ liệu cộng thêm với việc làm ở chủ đề mình thích thú và tự chọn
sẽ khiến người tham gia có hứng thú trong việc nói ra những dữ liệu mình tìm được. Việc
kiểm tra và rà xoát các thông tin này còn có thể giúp vốn từ vựng, ngữ pháp của người
tham gia được trau dồi hơn, đặc biệt là khi làm việc nhóm, nơi có thể chia sẻ và trao đổi
các kiến thức với nhau.
II. Tạo dựng cảnh quay và lồng tiếng
1. Tạo dựng cảnh quay là một mốc cực kỳ quan trọng trong video essay vì nó sẽ
quyết định tính logic của video. Tùy thuộc vào loại hình video essay người tham
gia chọn như ở mục 1, cảnh quay sẽ có những biến tấu khác nhau.
Với chủ đề Narrative: thường chủ đề này nhắm vào phim và truyện, nên những cảnh quay
khác nhau sẽ hầu hết là những cảnh quay có sẵn ở trong phim và truyện có thể tìm thấy ở
trên mạng.
Với chủ đề Aesthetic: thường chủ đề này nhắm đến việc miêu tả bề ngoài của sự vật nào
đó. Hướng đi cảnh quay của các chủ đề dạng Aesthetic hoàn toàn có thể lấy từ trên mạng,
thấm chí là từ chính những vật dụng xung quanh mình.
Với chủ đề Thematic: thường chủ đề này nhắm đến việc đánh giá hoặc nêu cảm nghĩ của
người tham gia. Các cảnh quay này sẽ tập trung chủ yếu vào sắc thái của người tham gia.
Nên 80% sẽ là video quay chính bản than người tham gia để biểu lộ rõ nhất sắc thái, 20%
còn lại sẽ lại là những dữ liệu hình ảnh, video từ trên mạng.
2. Lồng tiêng cũng là một mốc cực kỳ quan trọng khi thực hiện video essay. Người
lồng tiếng trong video sẽ được đọc kịch bản mình tự viết và từ đó có thể chỉnh sửa
giọng của mình bằng cách ghi âm lại nhiều lần. Giai đoạn này là giai đoạn quan
trọng nhất trong phần Intermidiate vì nó sẽ đánh giá bạn đã đi được bao xa trong
quá trình cải thiện kỹ năng nói.
Người tham gia cần để ý vào chỗ cần nhấn mạnh trong câu, và đặc biệt là âm S và các từ
nối để tạo ra bản lồng tiếng có chất lượng tốt nhất.
Tips: Một kỹ thuật lồng tiếng khá phổ biến và dễ thực hiện là việc thu âm bằng chiếc điện
thoại của mình. Nhưng với những người tham gia có vấn đề tạp âm, cách tốt nhất là hãy
đứng bên cạnh cửa sổ có che màn và thu âm ở đó. Nơi đó là nơi tốt nhất cho môi trường
không tạp âm dễ thực hiện nhất.
Người tham gia muốn kiểm tra chất lượng đầu ra của bản lồng tiếng nên kiểm tra dữ liệu
ghi âm qua 2 thiết bị là loa và tai nghe để những người nghe khác có chất lượng nghe tốt
nhất.
Leader trong giai đoạn này (tuần thứ 3) có một vai trò vô cùng quan trọng khi là người
đứng giữa các thành viên và nêu ra quan điểm về chất giọng của mỗi người. Việc có một
góc nhìn đa chiều hơn về chất giọng, tốc độ nói, cách phát âm và các vấn đề về kỹ năng
nói của người tham gia.
Tác dụng: Công cuộc tạo dựng bản ghi âm lồng tiếng là cách tốt nhất để người tham gia
có thể có một trải nghiệm học nói tiếng Anh hoàn toàn do bản thân. Việc được đọc một
kịch bản có sẵn do tay mình viết ra rồi sau đó chỉnh sửa sẽ giúp cho người tham gia có
một cái nhìn bao quát nhất về chất giọng của mình, cả về điểm yếu và điểm mạnh để có
thể phát huy và chỉnh sửa.
III. Chỉnh sửa video
Công cụ kiến nghị được sử dụng trong video theo quan điểm cá nhân của ban tổ chức là
Filmora 9 hoặc X, rất dễ sử dụng cũng như là cấu hình kiến nghị phù hợp với máy tính/
điện thoại của hầu hết các bạn sinh viên hiện nay.
Ngoài ra. Aegisub là công cụ dễ nhất để chỉnh sửa Subtittle.
Ở giai đoạn này, các nhóm đã ở rất gần với việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Việc
chỉnh sửa video ở cuối video là nút thắt cuối cùng để video có tính logic và mạch lạc
nhất.
Chỉnh sửa video sẽ có 3 yếu tố mà người chỉnh sửa cần chú ý làm theo từng bước.
+ Tiếng lời thoại.
+ Các cảnh quay/ dữ liệu.
+ Subtittle/ nhạc nền.
Ở tuần thứ 4, các leader sẽ rà soát công việc được chia khi chỉnh sửa video. Việc chỉnh
sửa video có hiệu quả sẽ góp phần đầu ra của video đạt được hiệu quả tốt nhất. Có thể
chia phần của mỗi người trong nhóm rồi tự chỉnh sửa phần của mình, hoặc mỗi người có
thể chia ra làm mỗi người một công đoạn đã được nêu trên.
Các tiêu chí đánh giá sản phẩm cuối cùng
Các kỹ năng nói: 70%
Kỹ năng hoạt động nhóm: 30%

Advance (dự kiến thời gian triển khai 1 tuần/ 1 lần)

You might also like